Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

CHUYỆN XƯA NHƯ CHUYỆN TẾT, NHƯNG CHƯA HẲN AI CŨNG BIẾT !

( Trích từ WikipediA - Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt )

.........

Tất niên

Mâm cỗ cúng Tất niên
Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. Để ghi nhận thời khắc này, người ta thuờng làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Một số cộng đồng lấy con hổ là vật thờ thì gọi là cúng Ông Ba Mươi. Một số cộng đồng khác thì có một phần cỗ dành để cúng chúng sinh, cúng những cô hồn lang thang không nơi nương tựa.
Sắp dọn bàn thờ 
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau tùy theo từng nhà. Biền, bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng và hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng. Phía sau hai cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Có nhà cũng cắm "cành vàng lá ngọc" (một thứ hàng mã) với sự cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc và buôn bán lãi gấp nhiều lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc khủy và vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen hai cái đĩa giữa đèn và hương để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó). Trước bát hương để một bát nước trong để coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu và dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới.

Giao thừa ( Xem chi tiết: Giao thừa )

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Dịp này, người ta thường bắn pháo hoa ở những địa điểm rộng rãi, thoáng mát.[21]
Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.[22]

Cúng Giao thừa ngoài trời

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Mười hai vị Hành khiển và Phán quan (判官) gồm:

.
Mâm cỗ cúng Giáo thừa ngoài trời
  1. 1.Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.
  2. 2.Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.
  3. 3. Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.
  4. 4. Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.
  5. 5. Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.
  6. 6. Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.
  7. 7. Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.
  8. 8. Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.
  9. Năm Thân:Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.
  10. Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.
  11. Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.
  12. Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.
Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính tiễn đưa người Nhà Trời đã cai quản mình năm cũ trở lại Thiên đình và đón người mới xuống sẽ làm nhiệm vụ cai quản Hạ giới năm tới. Vì việc bàn giao, tiếp quản công việc hết sức khẩn trương nên các vị chỉ có thể ăn vội vàng hoặc mang theo, thậm chí chỉ chứng kiến lòng thành của chủ nhà[23]. Trên chiếc hương án có bình hương, hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến.
Lễ vật gồm các chiếc thủ lợn hoặc con , bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu hoặc nướcvàng mã. Các quan mặc dầu phút bàn giao bận rộn khẩn trương nhưng vì là... người nhà trời nên có tài thấu hiểu ngay "Ruột gan" của gia chủ. Nếu có ý cầu lợi, mua chuộc, đút lót, các vị chỉ nhìn dấu hiệu ở khói hương, lửa đèn là biết ngay, và lập tức các vị dông thẳng, không thèm ngó ngàng gì đến vật cúng giao thừa của các nhà cầu lợi ấy. Trái lại, những nhà chân chất, thật thà, sống bằng lao động, ăn ở tử tế thì có khi chỉ cần chén rượu, nén hương (như Thổ công đánh tín hiệu qua hương đèn), các vị có chức trách biết ngay mà vui vẻ thưởng thức, dốc lòng phù hộ.
Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch". Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa nên còn mang tên là lễ giao thừa.[23]

Cúng Giao thừa trong nhà

Bàn thờ Tổ tiên chuẩn bị cho việc cúng giao thừa.
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.
Cỗ mặn gồm có bánh chưng, giò, chả, xôi gấc, thịt gà, xôi các loại, rượu, bia và các loại thức uống khác. Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Cỗ ngọt và chay bao gồm Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, các thành viên trong gia đình thường đứng trang nghiêm trước bàn thờ (không cần tất cả, chỉ cần gia chủ và vài ba người nữa) để khấn tổ tiên và xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới và cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ thường khấn thần Thổ Công để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ông là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái).[23]

Bảy ngày đầu năm

Ba ngày Tân niên

Một bình hoa mai ngày Tết
"Ngày mồng Một tháng Giêng" là ngày Tân niên đầu tiên và được coi là ngày quan trọng nhất trong toàn bộ dịp Tết. Không kể những người tốt số, hợp tuổi được mời đi xông đất, vào sáng sớm ngày này, người Việt cổ thường không ra khỏi nhà, chỉ bày cỗ cúng Tân niên, ăn tiệc và chúc tụng nhau trong nội bộ gia đình. Đối với những gia đình đã tách khỏi cha mẹ và cha mẹ vẫn còn sống, họ đến chúc tết các ông bố theo tục: Mồng Một Tết cha.
"Ngày mồng Hai tháng Giêng" là ngày có những hoạt động cúng lễ tại gia vào sáng sớm. Sau đó, nguời ta chúc tết các bà mẹ theo tục Mồng Hai Tết mẹ. Riêng đàn ông chuẩn bị lập gia đình còn phải đến nhà cha mẹ vợ tương lai (nhạc gia) để chúc Tết theo tục Đi sêu.
"Ngày mồng Ba tháng Giêng" là ngày sau khi cúng cơm tại gia theo lệ cúng ít nhất đủ ba ngày Tết, các học trò thường đến chúc Tết thầy dạy học theo tục Mồng Ba Tết thầy[24]. Trong những ngày này người ta thường đi thăm viếng, hỏi thăm nhau những điều đã làm trong năm cũ và những điều sẽ làm trong năm mới.

Xông đất

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một "khai trương" một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ.[25] Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, hầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.
Cách chọn tuổi xông đất:[23]
  1. Tuổi Giáp hạp với Kỷ mà kỵ với CanhMậu.
  2. Tuổi Ất hạp với Canh mà kỵ với TânKỷ.
  3. Tuổi Bính hạp với Tân mà kỵ với NhâmCanh.
  4. Tuổi Đinh hạp với Nhâm mà kỵ với QuýTân.
  5. Tuổi Mậu hạp với Quý mà kỵ với GiápNhâm.
  6. Tuổi Kỷ hạp với Giáp mà kỵ với ẤtQuý.
  7. Tuổi Canh hạp với Ất mà kỵ với BínhGiáp.
  8. Tuổi Tân hạp với Bính mà kỵ với ĐinhẤt.
  9. Tuổi Nhâm hạp với Đinh mà kỵ với MậuBính.
  10. Tuổi Quý hạp với Mậu mà kỵ với KỷĐinh.
Người đi xông đất xong có niềm vui vì đã làm được việc phước, người được xông đất cũng sung sướng vì tin tưởng gia đạo mình sẽ may mắn trong suốt năm tới.[25] Thời xưa, chỉ có hai cách chọn người tốt vía xông đất ngày đầu năm. Kẻ làm quan, người có học chọn người xông đất có tuổi hợp tuổi với chủ nhà.

Xuất hành và hái lộc

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần... Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.[25]
Tuy nhiên việc hái lộc ngày nay đã có những quan niệm trái chiều so với trước đó là: - Việc hái lộc không nên vì có thể có những cành lộc có "Vong" (linh hồn) bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang "Vong" về theo, nếu "Vong" tốt thì không sao nhưng nếu "Vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn... Đây là vấn đề mang tinh Duy tâm tuy nhiên nó cũng có cái lý của nó. - Tiếp theo việc hái lộc đôi khi làm ảnh hưởng đến cây xanh cảnh quan đô thị vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, do vậy đã không ít trường hợp làm hỏng hết cây cối gây ảnh hưởng đến môi trường... - Cuối cùng việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát do việc tranh cướp hoặc hái "trộm" lộc trong các cơ quan nhạy cảm như Ngân hàng chẳng hạn... Những việc làm này không biết có mang lại may mắn không nhưng nó phản ánh mặt xấu của Văn hóa ứng xử của những người trong cuộc...
Vào những ngày đầu năm, khi mặt trời mọc, người ta đi ra khỏi nhà xem chiều gió thổi và có thể đoán được năm mới hên hay xui chẳng hạn:
  • Gió Nam: chỉ đại hạn;
  • Gió Tây: chỉ cướp bóc loạn lạc;
  • Gió Tây Nam: chỉ bệnh dịch tả;
  • Gió Bắc: chỉ được mùa vừa phải;
  • Gió Tây Bắc: chỉ được mùa đỗ, đậu;
  • Gió Đông: chỉ có lụt lớn.[25] 

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

PHỞ ƠI, TỪ ĐÂU EM TỚI ?


 Calathau : Cả một đời ăn Phở mà đến nay vẫn chưa biết nguồn gốc của Phở từ đâu mà ra !
Vào Wikipedia tiếng Việt thấy viếtcũng kiểu " nước đôi" :
Một số giả thuyết cho rằng phở xuất hiện đầu tiên ở Nam Định, nhưng Hà Nội lại là nơi làm cho món ăn dân dã này trở nên nổi tiếng như ngày nay. Một số giả thuyết khác nhìn nhận phở như một đặc trưng ẩm thực Hà Thành, có lịch sử từ cuộc giao duyên Việt-Pháp đầu thế kỷ 20.[cần dẫn nguồn].
Cũng có giả thuyết cho rằng phở có gốc là một món ăn Quảng Đông mang tên "ngưu nhục phấn" [1].
Phở bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam, xâm nhập vào miền Trungmiền Nam giữa thập niên 1950, sau sự thất bại của PhápĐông Dương và Việt Nam bị chia thành hai miền. Người Việt Nam ở phía bắc di cư vào miền Nam năm 1954 mang theo món phở và phở đã bắt đầu có những sự khác biệt [2]. Từ lúc này, những ý kiến trái ngược nhau về nguồn gốc của phở đã xuất hiện. Một vài trong số đó đưa ra luận điểm rằng phở bắt nguồn từ phương pháp chế biến món thịt hầm của Pháp (pot-au-feu, đọc như "pô tô phơ"). Sự có mặt của Pháp ở Việt Nam có lẽ củng cố luận điểm này, nhưng việc phở có nhiều gia vị và rau mùi nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt là Việt Nam, đã bác bỏ chúng." ( Xem Wikipedia tiếng Việt ).
Nhưng mình đọc bài dưới đây của Trần Thu Dung từ Paris thấy có vẻ " có lý ". Các cụ cho ý kiến nhé .

Tản mạn bên bát Phở
( Trần Thu Dung )
Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn... bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ - hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở.

Phở là món đặc sản truyền thống của Việt Nam. Truyền thống, theo từ điển Pháp định nghĩa là những vật thể và phi vật thể được truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Bánh chưng, nem là những món ăn truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Phở cũng là món ăn truyền thống, vì nó đã được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913 *. Nếu tính đến năm nay Phở Việt Nam đã có trên 100 năm, truyền từ đầu thế kỷ 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ăn có ghi vào trong từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Phở đã có mặt trong từ điển.

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

CU BI và ÔNG NỘI .

Năm nay thời tiết lạ. Miền Bắc rét tê tái. Miền Nam lạnh bất thường. Dịp Tết này người SG tha hồ diện đồ đẹp đi chơi đường Hoa Nguyễn Huệ ! Nhưng chớ coi thường, buổi sáng chạy xe máy không mặc thêm áo gió là rất dễ cảm lạnh.
Nhà có 2 cháu nội lần lượt bị ốm, kèm theo xổ mũi và ho. Đi khám,  BS nói là " Sốt siêu vi" ! Mà sốt siêu vi thì không thể dùng kháng sinh để điều trị . Chỉ nên cho người bệnh uống thuốc giảm sốt, dần dần sẽ tự khỏi !!! Yên tâm đi ! Thày thuốc nói thế !
Hôm theo họ nhà trai đi Nha Trang dự Lễ Vu Quy cậu cháu gọi ông nội là Bác, cu Bi  đã bị sốt siêu vi. Đêm cháu nằm cạnh ông vật vã thỉnh thoảng nói mê sảng. Ông sờ đầu cháu thấy nóng hôi hổi trong khi ba mẹ cháu thì tỉnh rụi :" Ông ơi, cháu nó bị thế này luôn, cho uống thuốc hạ sốt là khỏi ấy mà !" . Ông  không tin. Thao thức cũng chả ngủ được ngon giấc.
Sáng hôm sau quả nhiên cháu hạ sốt thật. Cu cậu tỉnh như sáo lại còn đòi ông dẫn đi ...tắm biển !
Lúc cả nhà thay trang phục để đến Khách sạn dự tiệc, cu Bi tuyên bố rứt khoát : Bi mặc giống Ba ! Chẳng những ăn mặc bắt chước Ba, cu Bi còn bắt chước Ba nó cả cách đi dáng đứng . Mẹ nó bảo, ông ơi cháu ông bây giờ coi Ba nó là thần tượng rồi ạ !
Đi bộ vào phòng tiệc, ông nội lẳng lặng chạy trước rồi bất ngờ quay lại bấm máy cái "phập"! ....
Kết quả thế này :

Cu Bi đi cùng Ba mẹ đến KS dự tiệc 

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA CỤ NHẬT LỆ :" VÌ SAO MỸ KHÔNG GIÚP VNCH GIỮ HOÀNG SA ?"

Cala., tôi thắc mắc: năm 1974 HS vẫn thuộc quyền kiểm soát của chế độ MN. Tại sao Mỹ mạnh như thế mà để thua TQ ? Sao không thấy chi viện quân sự từ phía Mỹ ? Chẳng nhẽ VNCH đơn phương chiến đấu ?
Vài chục năm về trước, tôi cũng như nhiều người giống như những CON CỪU, cắm đầu cắm cổ đi làm, không hề quan tâm và hiểu biết gì về thời cuộc.Bây giờ thân xác đã rã rời rồi mới muốn nhìn lại những trang lịch sử (thật) để hiểu.

Calathau :
Thưa cụ Nhật Lệ ! Thắc mắc của cụ , thực ra đã có câu trả lời từ lâu . Sau đây là một cách lý giải dưới góc nhìn mới, dựa vào Hồ sơ được giải mật của Mỹ . Mời cụ và cả Làng tham khảo và đóng góp thêm ý kiến .

Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa – Bàn cờ nước lớn

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140106/ho-so-ngoai-giao-my-ve-hai-chien-hoang-sa-ky-1-ban-co-nuoc-lon.aspx
08/01/2014 10:50
 (TNO) Hồ sơ ngoại giao được giải mật của Mỹ cung cấp một góc nhìn mới về Hải chiến Hoàng Sa cách đây tròn 40 năm.

Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai (trái) đãi tiệc Tổng thống Mỹ Richard Nixon (giữa) trong chuyến thăm lịch sử năm 1972 – Ảnh: Corbis

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

40 NĂM HẢI CHIẾN HOÀNG SA - HỌ ĐÃ CHIẾN ĐẤU VÌ ĐẤT MẸ VIỆT NAM

40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc

(TNO) Sau nhiều ngày giằng co, cuối cùng súng đã nổ trên biển Hoàng Sa. Trận hải chiến chỉ diễn ra trong hơn 30 phút (không kể các cuộc đụng độ trên đảo), nhưng thời gian ngắn ngủi đó đã để lại cho tất cả người Việt Nam những mất mát vô cùng.


Nổ súng chống giặc 1
Sơ đồ trận hải chiến theo mô tả trong sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa


Hải chiến Hoàng Sa thực sự đã diễn ra như thế nào thì thật khó có một tường thuật chính xác. Đến nay, nhiều tài liệu quan trọng của Trung Quốc chưa được giải mật, ngoài những tài liệu được tô vẽ để phục vụ mục đích tuyên truyền. Phía chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã công bố nhiều tài liệu ngay sau trận hải chiến với mục đích tố cáo hành vi xâm lược của Trung Quốc, nhưng chỉ lược thuật khái quát trận đánh nên người đọc khó nắm bắt một cách chi tiết.
Nhiều cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa từng tham gia trận đánh cũng đã kể lại diễn biến, nhưng đều giới hạn trong góc nhìn của cá nhân, những quan sát có được từ vị trí người đó đứng trong trận chiến, cộng thêm một số tài liệu mà người đó thu thập được. Các hồi ức cá nhân này đôi khi mâu thuẫn nhau, khiến những người chỉ tìm hiểu trận đánh qua sách vở đôi khi bối rối.
Trong loạt bài này, chúng tôi tổng hợp nhiều nguồn, gồm tài liệu của Bộ Dân vận và Chiêu hồi Việt Nam Cộng Hòa, các sách viết về Hải chiến Hoàng Sa xuất bản ở hải ngoại, các bài viết đăng tải trên mạng, tài liệu lưu trữ tại Việt Nam cũng như phỏng vấn - trực tiếp và gián tiếp - một số nhân chứng là cựu quân nhân từng tham gia trận đánh.

Đổ bộ giành lại đảo
Hồi ức của các cựu hạm trưởng Vũ Hữu San và Lê Văn Thự đều cho biết tàu Việt Nam Cộng Hòa chủ động nổ súng vào tàu xâm lược Trung Quốc.
Ông Lê Văn Thự, cựu hạm trưởng HQ-16, nhớ lại: “Chiều ngày 18.1.1974, khoảng 6 giờ, đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hòa...
Đến tối ngày 18.1.1974, máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung Cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ... Vì thế, muốn thi hành lệnh của đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung Cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau”.
Ông Thự kể rằng lúc này phía Trung Quốc điều thêm hai tàu nữa. Ông liền gọi cho thiếu tá Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng HQ-10, để bàn kế hoạch. Theo đó, HQ-10 và HQ-16 sẽ rời xa các đảo trong đêm, tắt hết ánh sáng trên tàu để địch không biết vị trí, vào sáng sớm sẽ tiến vào vùng lòng chảo bên trong cụm Lưỡi Liềm để tấn công chiến hạm Trung Quốc.
Sáng sớm 19.1.1974, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa tiến vào vùng lòng chảo giữa cụm đảo. Theo hồi ức của Hạm trưởng San, lúc bấy giờ bốn tàu chiến của Trung Quốc mang các số hiệu 389, 396, 271 và 274 cũng tiến ra nghênh chiến. Lúc 6 giờ 48 phút, lực lượng đổ bộ bắt đầu được triển khai: toán Biệt hải trên HQ-4 đổ bộ mặt nam đảo Quang Hòa, toán Hải kích trên HQ-5 đổ bộ mặt tây nam đảo. Khi tiến vào đảo, họ đã bị quân Trung Quốc nấp trong công sự bắn ra. Lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đáp trả bằng súng phóng lựu M.79 và tiểu liên M.16. Cuộc cận chiến trên đảo khiến trung úy Lê Văn Đơn và một thành viên tên Long của toán Hải kích tử trận, 2 thành viên khác bị thương. Toán Biệt hải cũng bị lực lượng Trung Quốc đông đảo uy hiếp. Đến khoảng 9 giờ 30, trước tình hình bất lợi, các lực lượng đổ bộ rút về tàu, mang theo những người bị thương và thi thể người tử trận. Như vậy, nỗ lực đổ bộ giành lại quyền kiểm soát tại đảo Quang Hòa của Việt Nam Cộng Hòa đã thất bại.
Cũng theo tường thuật trong sách của cựu Hạm trưởng Vũ Hữu San và tác giả Trần Đỗ Cẩm, từ 10 giờ 17 cho tới 10 giờ 24, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa di chuyển chiến thuật để lập một vòng cung phía tây đảo Quang Hòa. Phân đội bắc gồm HQ-16 và HQ-10 di chuyển tới tây bắc đảo, phân đội nam gồm HQ-5 và HQ-4 di chuyển tới phía tây đảo. Bốn tàu Trung Quốc lập tức bám theo. 

Nổ súng chống giặc 2Cuộc đụng độ giữa tàu Trung Quốc (cận cảnh) và tàu Việt Nam Cộng Hòa (mà theo tài lieu trên mạng của Hạm trưởng Vũ Hữu San là chiếc HQ-4) trong tranh vẽ của Trung Quốc - Ảnh: China.com
Chủ động khai hỏa
Trận hải chiến chính thức khởi sự vào lúc 10 giờ 22 phút sáng 19.1. Theo Hạm trưởng Vũ Hữu San, sau khi mệnh lệnh tác xạ của đại tá Hà Văn Ngạc được truyền đi từ trung tâm chỉ huy đặt trên HQ-5, tất cả các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa đồng loạt nổ súng vào tàu Trung Quốc.
“Lúc bấy giờ, tôi đứng trên đài chỉ huy với Hạm trưởng San, nghe có lệnh bắn truyền xuống, ông hạm trưởng hét ‘bắn!’ đồng thời ổng điều chiếc tàu chạy quanh quanh để tránh đạn. Ngay thời khắc đầu tiên, do bị bất ngờ nên quân Trung Quốc thiệt hại nặng”, 40 năm sau cuộc chiến, ông Lữ Công Bảy, hạ sĩ quan giám lộ tàu HQ-4, kể lại với phóng viên Thanh Niên Online.
Do mục tiêu nằm trong tầm bắn nên các loại súng pháo 20 ly và 40 ly bắn rất hiệu quả, theo sách Tài liệu Hải chiến Hoàng Sa của Vũ Hữu San và Trần Đỗ Cẩm. Tuy nhiên, các khẩu 76 ly của HQ-4 và 127 ly của HQ-5, HQ-16 có tốc độ bắn chậm hơn trong khi tàu Trung Quốc nhỏ bé và di chuyển rất linh hoạt thành ra rất khó ngắm trúng mục tiêu. Trong các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa, chỉ có pháo của HQ-4 là điều khiển bằng điện; còn lại đều là hệ thống quay tay khá cổ điển nên việc “bắt chết mục tiêu” gặp nhiều trở ngại. HQ-10 là chiến hạm nhỏ nhất và chỉ còn một máy chính hoạt động nên xoay trở rất khó, giàn ra đa lại bị hỏng nên nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy nan.
“Lúc đó chính mắt tôi thấy rõ ràng chiếc tàu bên trái của Trung Quốc bị dính đạn. Một cụm lửa bùng lên rất to. Chiếc tàu mất hẳn trên màn hình ra đa. Có lẽ nó chìm tại đó luôn. Chiếc còn lại thì đâm đầu vô đảo chứ không dám rượt theo mình”, ông Bảy kể. Nhưng cùng lúc, phía Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu tổn thất lớn lao. Chỉ khoảng 10 phút sau khi khai hỏa, HQ-10 đã bị loại khỏi vòng chiến. “Qua bộ đàm, bạn tôi là Vương Thương báo cáo HQ-10 trúng hai phát đạn pháo của Trung Quốc, Hạm trưởng Ngụy Văn Thà tử trận và hạm phó bị thương. Anh em trên đài chỉ huy HQ-10 toàn bộ đều bị thương hoặc chết. Sau đó thì không thể liên lạc được, chắc bên đó không còn ai giữ máy bộ đàm”.
Ba chiếc tàu còn lại của Việt Nam Cộng Hòa cũng dính đạn, trong đó nghiêm trọng nhất là HQ-16 bị trúng một quả đại bác vào hầm máy phải, nước tràn vào khiến tàu nghiêng hẳn. Lúc bấy giờ, do Trung Quốc phá sóng truyền tin tầm xa nên việc liên lạc giữa tàu và Đà Nẵng là bất khả thi; các tàu chỉ có thể liên lạc với nhau bằng máy bộ đàm cầm tay PRC-25 khi ở cự ly gần.
Sau khoảng 30 phút kể từ khi tàu Việt Nam Cộng Hòa khai hỏa, tình trạng lúc này là: phía Việt Nam Cộng Hòa có một tàu bị bắn cháy, nhiều người chết và bị thương; HQ-16 và HQ-5 hư hại khá nặng, HQ-4 cũng dính đạn nhưng hoạt động còn tốt. Phía Trung Quốc có một tàu bị bắn cháy, các tàu còn lại hư hại nặng, tổn thất nhân mạng không thể biết.
Theo tài liệu Hoàng Sa - Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa của chính quyền Sài Gòn cũng như hồi ức của cựu Hạm trưởng HQ-4 Vũ Hữu San, đại tá Hà Văn Ngạc - chỉ huy trưởng chiến dịch trên biển - và một số người trong cuộc khác, trận hải chiến kết thúc vào lúc khoảng 11 giờ trưa 19.1.1974. Lúc này, Trung Quốc đang điều thêm tàu đến tiếp viện, trong đó có xuồng cao tốc Komar trang bị tên lửa. Nhận thấy tình hình quá bất lợi, phía Việt Nam Cộng Hòa đã ra lệnh triệt thoái các tàu còn lại về Đà Nẵng.
Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ đó rơi vào tay giặc.
Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa?
Như đã đề cập từ đầu, tường thuật về Hải chiến Hoàng Sa 1974 của người trong cuộc có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Theo bài viết của trung tá Lê Văn Thự (cựu Hạm trưởng HQ-16) được công bố vào năm 2004 tại Mỹ, thì trong suốt trận hải chiến vào sáng 19.1, ông đã không hề biết tàu HQ-4 và HQ-5 ở đâu và cũng không liên lạc được với đại tá Hà Văn Ngạc, là chỉ huy cao nhất tại hiện trường.
Mời các bạn đọc bài viết này tại đây: Một sự thật khác về Hải chiến Hoàng Sa (?)
Châu Minh Linh

------------------------------------------------------
Nguồn " Thanh Niên Online CN 19/01/2014 

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

CHUYỆN LÀNG BÁO BÂY GIỜ ( 2 )

 Bà Phạm thị Thanh Ngọc , ( người bị cho là Kiều nữ Hải Dương) tiếp xúc các PV

ta không báo nào dám nhận là báo Lá Cải cả . Nhưng không phải vì thế mà tử tế hơn . Tởm nhất là vụ mới đây tờ báo có tên " Người đưa tin " tung tin người phụ nữ Việt kiều ở Hải Dương tên N " cưỡng dâm" hàng trăm nam tài xế Taxi Mai Linh . Nàng kiều nữ này máu đến mức cứ 2 ngày làm 30 " nhát ", vi chi cứ ngày làm 15 nhát ! Chàng nào bị " Kiều  nữ Hải Dương " lừa gạt dụ vào phòng riêng cũng phải chịu giam qua đêm. Lúc bước ra khỏi nhà nàng thì lực điền cũng lê lết như gà rù tất tần tật ! . Báo này vận dụng rất nhiều ngón nghề  để điều tra, phỏng vấn, ghi hình ...khiến dân mạng ầm ầm kéo vào "Người đưa tin" theo dõi.

 Phóng viên nào dũng cảm liều thân vào hang bắt cọp ?

"Người viết các bài báo về kiều nữ Hải Dương hiếp dâm tài xế taxi 30 lần/ hai ngày là phóng viên Đoàn Tân và Diệu Nam. Tuy nhiên, sau nhiều nỗ lực liên lạc, phóng viên Một Thế Giới vẫn chưa thể tiếp cận được với các tác giả này.
Trong một bản tin trước đó được Một Thế Giới đăng tải, phóng viên Đoàn Tân đã nói ông chỉ bị bà Ngọc “hiếp hụt” mặc dù trước đó, theo những gì thể hiện trên facebook của người này, ông khẳng định đã bị bà Ngọc “hiếp dâm rất cực khổ”. Một phóng viên khác cũng tham gia viết bài về bà Ngọc trên báo Người Đưa Tin có tên là Diệu Nam, chúng tôi đã không thể liên lạc với người này vì ông Đoàn Tân từ chối cho số điện thoại, dù trước đó đã có hứa.
Theo những gì 2 phóng viên Đoàn Tân và Diệu Nam thể hiện trên báo Người Đưa Tin, bà Ngọc đã dụ dỗ nhiều tài xế taxi ở địa bàn Hải Dương, cho uống thuốc rồi cưỡng ép tình dục đến 30 lần/ hai ngày. Kinh khủng hơn, nhiều tài xế của hãng Mai Linh trở nên mệt mỏi vì làm tình quá mức…" ( Trích báo Một thế giới)

Thông tin đồn thổi , hả hê, dâm dật bao trùm không gian mạng cho đến tận hôm nay, khi mà bà Phạm thị Thanh Ngọc từ Mỹ thuê luật sư và về Việt Nam khởi kiện tờ báo này . Bà Ngọc trả lời báo mạng " Một Thế giới " hôm 6/1 như sau ( trích)

( Ảnh bên : bên phải là ảnh Kiều nữ HD do báo Lá cải "sáng tác" . Bên trái là ảnh do bà Phạm thị Thanh Ngọc công bố)
  “Tôi đang chờ vé máy bay để về Việt Nam. Có thể ngày mai, hoặc ngày mốt, tôi sẽ về nước để xúc tiến vụ kiện đối với báo Người Đưa Tin và những ai liên quan.” Từ nước Mỹ, bà Ngọc bắt đầu buổi phóng vấn qua điện thoại với phóng viên Một Thế Giới, trưa ngày 6.1.
Hỏi : Trở lại vụ việc đăng tải trên báo Người Đưa Tin, bà bình luận thế nào về thông tin đã hiếp dâm khoảng 100 tài xế taxi ở Hải Dương?
Tôi khẳng định là không có chuyện hiếp dâm hàng trăm tài xế taxi ở Hải Dương. Tôi cũng không hiểu vì sao và từ đâu báo Người Đưa Tin lại viết như vậy. Họ phết cho tôi màu sơn nhớp nhúa, khiến tôi không biết phải đeo cái gì lên mặt mình để ra đường.
Hàng triệu người Việt trong nước và kiều bào ở khắp nơi trên thế giới bây giờ đều biết đến tôi với câu chuyện hiếp dâm nam tài xế taxi. Họ gán tôi với biệt danh "kiều nữ hiếp dâm" là một sự phỉ báng, nhục mạ, vu khống. Nếu tôi mà hiếp dâm được 100 tài xế taxi thì tôi không phải là một người bình thường nữa, phải phi thường lắm, đúng không?
Hỏi : Báo Người Đưa Tin khẳng định có một đoạn phim quay được bà đã hiếp dâm một trong những phóng viên của báo này, ý kiến của bà việc này thế nào?
Tôi chưa bao giờ gặp phóng viên Người Đưa Tin. Hình ảnh cô gái mà báo này đăng tải cũng không phải là tôi. Tôi chỉ có duy nhất một tấm hình gửi cho luật sư Hoàng Cao Sang mà thôi. Sự đặt điều trắng trợn này làm tôi rất bực tức, khốn khổ và làm bao nhiêu người khác phải mất thời gian. 

Người phụ trách báo "Người đưa tin" nói gì ? :
Chiều 15.1, trong khi 2 Luật sư của bà Ngọc tiếp xúc với ông Nguyễn Thành Lân, Tổng thư ký tòa soạn Báo Người đưa tin ,  “Ông Lân cho rằng 'kiều nữ Hải Dương' trong những bài viết của Báo Người đưa tin không liên quan đến bà Ngọc”, luật sư Sang cho biết.
Tuy nhiên khi luật sư hỏi để xác nhận lại rằng “nghĩa là bà Ngọc không phải là nhân vật trong bài viết”, ông Lân nói "cũng không hẳn như vậy".
“Do đó, ông Lân cho rằng không có lý do để tiếp nhận đơn khiếu nại của bà Ngọc. Không đồng tình, luật sư nói bà Ngọc hay bất cứ công dân nào cũng có quyền gửi đơn và cơ quan báo chí phải tiếp nhận. Còn quá trình giải quyết đơn ra sao thì hậu xét. Vì vậy, ông Lân đã hướng dẫn chúng tôi xuống bộ phận hành chính để gửi đơn. Nhưng do hết giờ làm việc nên chúng tôi phải quay lại vào ngày mai”, luật sư Sang tường thuật.
Báo "Người đưa tin" do cơ quan nào là chủ quản ? 
Xin thưa cùng các cụ Làng LSQL , báo Người đưa tin là báo của Hội Luật Gia Việt Nam !!!

CHUYỆN LÀNG BÁO BÂY GIỜ ( 1 )

Phiên tòa sơ thẩm thứ 14 xử vụ trộm dê .
( Ảnh đăng trên các báo )
Mấy hôn bận việc gia đình, " nhà" mình tạm đóng cửa . Để cái tin tầu của Tầu tràn sang biển ta , giật tít thật hot trước cửa nhà mà chả thấy cụ nào "bức xúc". Kẻ cướp đã ngang nhiên vào đến sân nhà mà ông chủ vẫn ngủ khì trong chăn ấm bây giờ chả lạ ! Đã có bọn đầy tớ lo cho rồi yên tâm yên tâm ! hihihi . 
Trước đó mình dán cái tin D.C Dũng khai ông Ngọ mật báo cho Dũng "tẩu" để nhận triệu rưởi đô Mỹ, thì có cụ nhắn tin "cảnh báo" : chớ có mà mó dái ..Ngựa - Coi chừng ! Nghĩ : mình là thằng Củ cải ngâm xì dầu, là ếch ngồi đáy giếng , toàn hóng hớt tin trên báo chí ( Lề Đảng nghiêm văn chỉnh nhé ), thì sợ cái gì ! 
Nói vậy chứ báo chí lề nào thời nay cũng rất nhiều chuyện tầm phào, bố láo. Người ta quen phân biệt giữa báo đứng đắn với báo lá cải . Báo "Lá cải" xuất hiện ở các nước Tư bản phát triển đã lâu rồi. Nó sống khỏe vì nó tự nhận một cách "thanh thiên bạch nhật" : Tôi Lá cải ! Và Lá cải một cách "chính ngôn", vì thế nó vẫn có độc giả. Ở xứ mình báo nào nhận mình là LC thì "bỏ mẹ" ngay ! Nhưng tôi đoan chắc nếu có LC thật thì báo ấy cũng sẽ sống "phẻ" ! Xã hội ta bây giờ nhiều chuyện hài hước đếch chịu được .Làm báo nhạy là phải đánh hơi giỏi . Chó cắn người là chuyện thường. Nhưng người cắn chó là TIN LẠ VÀ HOT - RA TIỀN ! 
Thế nên các báo " cành vàng lá ngọc" vẫn phải sài tin " LÁ CẢI" để câu khách (Bán được báo kiếm tiền tiêu Tết !)
Mình thí dụ nhé . Vụ án " trộm dê" ở TAND huyện Bắc Bình , Bình Thuận ....xử 14 phiên sơ thẩm, kéo dài gần 10 năm chưa phân thắng thua . Hồ sơ điều tra ban đầu thì Thư ký tòa ...đánh mất, bên NGUYÊN  bán sạch đàn dê đang là tang vật của vụ án chưa có kết luận của Tòa. Bên BI đổ ngược cho bên nguyên ăn cắp dê của mình. Tòa "ép" như ép mỡ khiến đến phiên thứ 13 bị cáo lăn đùng ra ..tâm thần ! BS khám thấy không phải. Tòa lại tiếp tục xử phiên thứ 14 . Ở phiên này bị cáo ( chị Nguyệt -1 phụ nữ 43 tuổi) bèn nằm lăn xuống đất, không chịu ra tòa ! Quan Tòa lệnh mang chiếc giường bạt cho bị cáo nằm. Khiêng ra giữa pháp đình y thị cứ thế nằm ngửa tô hô hầu Quý Tòa. Sau thấy chướng quá CA Hỗ trợ tư pháp vội lấy chiếc chăn chiên phủ ngang người " hỗ trợ" y thị ! Suốt mấy ngày nay các vị Luật sự tranh cãi với Công tố viên . Chánh án, thẩm phán các loại ngồi nhân danh CHXHCNVN cứ sang sảng phán xét đủ điều to tát. Bị cáo nằm ngủ khì ! Cuối phiên xử, Chánh tòa nói : Tòa cho bị cáo nói . Bị cáo vùng dậy khóc thét . Khóc chán rồi cười , nói " vui vui vui !" Bó tay . cơm luôn ! Thế mà các báo mấy ngày liền thi nhau tường thuật, đăng hình, giật tít . Dân minh vốn vô tư, hay cười . Chả thèm quan tâm đến Thế giới người ta ...cười mình !

Bình về phiên tòa kỳ cục này cựu trưởng thôn Khoai Lang ( nổi tiếng vụ Đoàn văn Vươn ), bảo vầy :
Nói như mạ tôi ngày xưa thì vụ xử án này mạ sẽ nhổ bãi nước trầu rồi nói: xử như ẻ.
Nói như bọn trẻ ngày nay thì nó phun kẹo cao su ra trước mặt chủ tọa phiên tòa mà phán rằng: đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm.
Còn mình, nhẹ nhàng nói thế này: Hỡi các ông tòa, thấy cái cách các ông xử án rất tởm.
Rứa thôi.
(Đọc thêm ở đây:  http://motthegioi.vn/xa-hoi/phap-luat/ky-an-trom-de-bi-cao-da-hoa-dien-38755.html)

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Truyền hình Trung Quốc phô trương thành tích tấn công tàu Việt Nam ở vùng Hoàng Sa

Tàu hải giám Trung Quốc trên Biển Đông.
Reuters (6/1/2014)

Trong một phim tài liệu mới phát hành trên mạng vào hôm qua, 04/01/2014, kênh CCTV 4 thuộc Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã kể lại chi tiết một sự cố nghiêm trọng giữa tàu Hải giám Trung Quốc và tàu Hải quân Việt Nam gần khu vực Hoàng Sa vào cuối tháng 06/2007. 
 
Đây không phải là lần đầu tiên mà truyền hình Trung Quốc tiết lộ các đoạn phim mà hải quân nước này quay được vào lúc diễn ra sự kiện, với mục tiêu quảng bá cho chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Tài liệu dài gần năm phút (4.46), rất đáng chú ý ở những đoạn video quay ngay tại hiện trường cho thấy rõ diễn tiến cuộc chạm trán giữa một đội tàu hải giám Trung Quốc rất hùng hậu, với ít nhất là hai tàu hải quân Việt Nam vào ngày 29/06/2007 tại một khu vực phía tây quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa (Xisha).
Phóng sự nêu rõ bối cảnh vụ chạm trán – dĩ nhiên là theo quan điểm Trung Quốc : Ngày 26/06/2007, một chiếc tàu thăm dò dầu khí của tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNPC được phái đến hoạt động tại một khu vực ở phía tây Hoàng Sa. Nhưng chưa đến được nơi thì chiếc tàu này đã bị « tàu võ trang nước ngoài thô bạo cản đường » và bị buộc phải lùi bước.
Dù không nêu đích danh đó là tàu của Việt Nam, nhưng phóng sự lại nêu bật lời cảnh cáo của đối phương đối với tàu Trung Quốc : « Nếu không rời nơi này, chúng tôi sẽ có biện pháp chiếu theo luật của Việt Nam ». Theo phóng sự thì vào lúc ấy có khoảng 30 tàu lạ trong khu vực, một số đã chiếm lĩnh vùng mà phia Trung Quốc định thăm dò.
Trước tình hình đó, theo bài phóng sự của CCTV, chính quyền Trung Quốc đã quyết định dùng biện pháp mạnh theo tinh thần luật về thực thi luật pháp của Trung Quốc.
Ngày 29 tháng 6, hai chiếc Hải giám 83 và 51 của Trung Quốc đến hiện trường để hộ tống tàu nghiên cứu Trung Quốc trở lại vùng hoạt động. Khi đến nơi, phía Trung Quốc đã phát loa cảnh cáo tàu Việt Nam là phải đình chỉ việc cản trở hoạt động của tàu Trung Quốc trong trong vùng biển của Trung Quốc.
Phía Việt Nam không tuân theo, và được cho là cứ sáp lại gần chiếc tàu nghiên cứu Trung Quốc là cho chiếc này không thể thả cáp thăm dò xuống biển. Đến chiều, khi lực lượng tăng viện đến nơi, tàu Trung Quốc bắt đầu lập vòng tròn bảo vệ tàu nghiên cứu của họ, đồng thời tìm cách đuổi tàu Việt Nam ra khỏi khu vực này.
Tàu Trung Quốc đã được lệnh đâm thẳng vào tàu Việt Nam, và phóng sự nêu cụ thể sự kiện 3 chiếc Hải giám 74, 71 và 72 tấn công vào chiếc DN 35 của Việt Nam, rồi sau đó, khi một chiếc tàu khác của Việt Nam mang ký hiệu DN29 lao đến cứu, thì đã bị chiếc Hải giám 51 ra ngăn chặn.
Đây không phải là lần đầu tiên mà Trung Quốc cho công bố những đoạn video phô trương thành tích của lực lượng hải giám của họ. Gần đây nhất là vào tháng 7/2012, chương trình Anh ngữ của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng cho thấy cảnh một đoàn tàu Hải giám Trung quốc chặn đuổi một tàu Hải quân Việt Nam ở vùng quần đảo Trường Sa.
Mục tiêu tuyên truyền cho chủ quyền Trung Quốc tại Biển Đông được thấy rõ qua việc các đoạn video nói trên, hoặc được phát bằng tiếng Anh, hoặc được phụ đề tiếng Anh như trong tài liệu công bố hôm qua.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

ĐỪNG RỠN MẶT TƯỚNG NGỌ !

Anh Phạm Quý Ngọ vô tội !

Trí Giả 
Tôi gọi là anh Ngọ vì có một thời anh rất thân thiết với dân địa phương chúng tôi.

Nghe dân tình bàn tán xôn xao về vụ án tổ chức cho tội phạm Dương Chí Dũng chạy trốn có liên quan đến thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quý Ngọ, tôi bỗng giật mình đánh thót, không thể nào tin rằng lại có chuyện ấy!
Làm gì có chuyện người phụ trách chuyên án mà lại báo cho tội phạm biết sẽ bị bắt, xui hắn trốn đi. Lời khai của ông Dương Chí Dũng tại tòa chẳng có gì làm cơ sở, bởi vì nguyên tắc của các nhà làm án là trọng chứng hơn cung. Vụ chạy án này chỉ có thể được làm sáng tỏ khi và chỉ khi Dương Chí Dũng ghi lại được số sê-ri tập tiền đô la mà ông ta đã đưa cho ông Ngọ và khi khám nhà ông Ngọ thấy còn ít nhất một đồng đô la có cái số sê-ri ấy. Thế thì khác nào mò kim đáy bể!

Cho đến nay, anh Ngọ vẫn là một trong những cán bộ công an khiến nhiều người ngỡ ngàng, không thể nào hiểu nổi. Anh là người rất bí ẩn. Không hẳn vì anh rất điềm đạm, khéo léo và sống khép kín mà bề dày thành tích của anh trong công tác cũng rất ít người biết. Anh tiến bộ lên từ người chiến sĩ công an bình thường. Về huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình làm đội trưởng cảnh sát phòng chống tội phạm, rồi lên huyện trưởng công an. Nhoáng một cái nhanh như tên lửa, anh nhảy lên sở, giữ chức giám đốc rồi lên trung ương, lên thiếu tướng, trung tướng, rồi thượng tướng chỉ trong khoảng hơn chục năm và bây giờ là đương kim thứ trưởng bộ CA. Có thể nói anh là người giỏi nhất trong ngành công an của tỉnh Thái Bình. Vào những năm 1996-1997 ở Thái Bình có loạn. Nông dân Quỳnh Phụ ném đá nát bét trụ sở công an huyện, đánh đập nhiều chiến sĩ công an thành thương tật thì lúc đó anh Ngọ đã lên sở, lực lượng CA với xe vòi rồng, lựu đạn cay, chó nghiệp vụ… về trấn áp không rõ có phải do anh điều động không. Khi ấy, ông Phạm Thế Duyệt làm trưởng ban dân vận trung ương nhận định rằng không có thế lực thù địch nào bên ngoài nước xúi giục đứng ra tổ chức những cuộc khiếu kiện đông người này mà chỉ do chính quyền thu phí quá sức chịu đựng của người dân. Bằng ứng xử mềm dẻo trên cơ sở thượng tôn pháp luật, sửa đổi những thiếu sót từ cơ chế, chính sách, vụ rối loạn đã được dẹp yên, an ninh trật tự được giữ vững . Có lẽ đây cũng là công lao lớn mà anh Ngọ có phần.
Có thể nói anh Ngọ là người vô cùng may mắn, luôn gặp may mắn. Anh lên trung ương thì mắc bệnh hiểm (ung thư gan) liền được một chiến sĩ trong ngành hiến cho một lá gan và cuộc phẫu thuật ghép gan được thực hiện tại nước ngoài thành công tốt đẹp. Anh phục hồi sức khỏe rất nhanh và con đường hoạn lộ vẫn tiếp tục hanh thông. Đúng là ở hiền gặp lành, luôn có quý nhân phù trợ. Người chiến sĩ trẻ kia đã được anh nhận làm con nuôi vì mang ơn cứu mạng.

Còn bây giờ, một tai nạn nghề nghiệp xảy ra đối với anh, có lẽ cũng là sự xui xẻo đầu tiên trong đời. Tin rằng, đằng sau anh còn có Bộ chính trị TƯ đảng, lẽ nào để anh “chết” mà không cứu. Anh Ngọ lên nhanh như vậy, không có các sếp nhớn chống lưng mới là chuyện lạ!

Nhân đây, cũng cần nhắc nhở các tòa báo. Chớ có thấy Dương Chí Dũng khai thế mà đã vội nhảy cẫng lên, chĩa mũi nhọn vào anh Ngọ của tôi, nhá! Các quý vị có còn nhớ vụ PMU18 không?.Các vị cứ chủ quan, cứ tưởng thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến sẽ bị “nốc ao”. Ai dè chính các vị đã phải trả giá quá đắt. Tại báo Thanh niên, Nguyễn Công Khế, TBT bị bật xới, Nguyễn Quốc Phong phó TBT bị cách chức xuống làm nhân viên thường, còn nhà báo kiêm nhà thơ Nguyễn Việt Chiến thì phải đi tù 2 năm. Cái gương bằng liếp sờ sờ đó. Đừng làm con tốt để người ta thí mạng trong những vụ đấu đá tranh giành quyền lực, nghe chửa?
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
-------------------------------------
Nguồn : Blog Quê Choa

Thứ Ba, 7 tháng 1, 2014

Vnexpress.net chọn 10 phát ngôn " đáng suy nghĩ" của các quan chức VN năm 2013


"Không tham nhũng lấy đâu tiền chạy chức"Sáng 18/9, tại cuộc họp thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định: “Không tham nhũng lấy đâu tiền mà chạy chức vụ này chức vụ kia…”.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng cần nói rõ lực lượng đấu tranh phòng chống tham nhũng có tiêu cực, bỏ sót, bao che không? Có tham nhũng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng hay không?”.
"Bên cạnh thanh tra, các ngành kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thì sao, đã làm hết trách nhiệm chưa?", Chủ tịch Quốc hội đặt hàng loạt câu hỏi.

“Bao nhiêu thỏ thành gấu?”
Bắt đầu phiên chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII liên quan vụ án oan 10 năm của ông Nguyễn Thanh Chấn (tỉnh Bắc Giang) gây chấn động dư luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền (tỉnh Lâm Đồng) đặt vấn đề: Hàng năm vẫn còn hàng chục ngàn đơn xin tái thẩm, giám đốc thẩm cho thấy niềm tin của nhân dân chưa cao, đặc biệt là vụ án Nguyễn Thanh Chấn gây bất bình dư luận trong thời gian qua. Vậy Chánh án cho biết trách nhiệm của tòa án trong vụ việc này, trách nhiệm minh oan, xin lỗi thế nào. Liệu rằng, còn bao nhiêu con thỏ tuyên là con gấu?
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Thuyền.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho rằng trường hợp để xảy ra oan sai, nhất là với những người chịu mức án cao nhất là không thể chấp nhận được, nhưng việc xác định có oan hay không phải dựa trên những quy định chặt chẽ. Dư luận chỉ là dư luận.
“Vụ án có oan hay không phải được xem xét kịp thời thấu đáo nhưng phải theo quy định pháp luật. Nếu đúng là để xảy ra oan sai, người liên quan trực tiếp, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm. Việc ép cung nhục hình nếu có là điều không chấp nhận được nhưng nếu có phải được chứng minh”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.
"Ăn của dân không từ một cái gì"
Sáng 11/9, Thường vụ Quốc hội thảo luận, sau khi nghe Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009 - 2012.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói: "Bây giờ người ta ăn của dân không từ một cái gì, từ tiền thương binh liệt sĩ, đến tiền của trẻ em vùng cao, tiền dành cho người nghèo… ăn hết.
Ngay giữa Thủ đô Hà Nội cũng xảy ra chuyện ăn vacxin, đáng lẽ ra tiêm cho một người, giờ tiêm cho hai người. Tôi đi rất nhiều nơi, nhưng càng đi tôi càng thấy buồn".

“Đúng quy trình nên chưa kỷ luật ai”
Sáng 2/12, tại cuộc gặp mặt báo chí, liên quan vụ vận chuyển 600 bánh heroin (nặng 230kg) từ sân bay Tân Sơn Nhất và bị bắt giữ ở Đài Loan, ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM, khẳng định trong vụ việc này hải quan ở sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất làm đúng quy trình kiểm tra.
Ông Trần Mã Thông, Phó cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM.
“Do làm đúng quy trình nên chúng tôi chưa kỷ luật ai. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chờ kết quả điều tra cuối cùng để xem xét việc kỷ luật. Chưa kể vụ này đã được Phó thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm”, ông Thông khẳng định.
“Phóng viên thiểu năng”
Chiều 11/3, tại Hội nghị bàn về các nội dung của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tổ chức tại Bộ Giao thông vận tải, ông Đinh Mạnh Toàn - Phó cục trưởng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) - nói: “Gần đây tôi lên mạng xem báo chí vẫn hướng dư luận vào cái khác, nêu lên thế nào là mũ giả, mũ dỏm. Có lẽ chúng ta nói luôn mấy phóng viên đó là thế nào đó, thiểu năng gì đó, kém gì đó không hiểu thế nào là mũ giả, mũ dỏm mà cứ phải đưa ra bằng lời lẽ, bằng giải thích từ ngữ”.
Ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Sau đó ông Đinh Mạnh Toàn đã có những phát biểu đính chính và xin lỗi giới báo chí công khai trước phát ngôn "phóng viên thiểu năng" của mình.
“Lỗi của vaccine thì xử vaccine”
Khi nói về vụ việc gây chấn động ngành Y là 3 trẻ sơ sinh tử vong tại Quảng Trị sau tiêm vaccine viêm gan B, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra quyết liệt trong việc truy tìm nguyên nhân của vụ việc bằng phát biểu: “Sẽ không có bao che, mà công khai, minh bạch nguyên nhân. Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vaccine; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Sau phát ngôn khó hiểu này, bà Nguyễn Thị Kim Tiến đã gặp phải nhiều sự phản ứng, bức xúc của dư luận.
“Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng”
Sáng 7/11, phát biểu tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, đại biểu Lê Như Tiến lo ngại trước tình trạng lãnh đạo các địa phương “vận động” đại biểu Quốc hội trước mỗi kỳ họp: “Có thể chất vấn, nói về bất cứ vấn đề gì, trừ tham nhũng ra, bởi việc đó chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng”.
Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến.
“Khi có tham nhũng xảy ra, chính người đứng đầu lại chỉ đạo, biến báo, nhào nặn số liệu, làm phép thuật để tham nhũng chỉ còn là khuyết điểm hoặc sơ suất, chỉ xử lý nội bộ ở mức phê bình, nhắc nhở, hoặc chuyển công tác lên cấp cao hơn. Vì thế, nhiều người nói: Xung quanh chúng ta toàn đồng chí tốt, “bộ phận không nhỏ” là ở cơ quan khác, ngành khác, địa phương khác.
Có vị đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội, lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ lưỡng, muốn phát biểu gì cũng được trừ phát biểu về tham nhũng. Vì nếu phát biểu, khi còn cơ chế xin - cho, mình xin... ai cho... Thế là tiếng nói chống tham nhũng có nguy cơ bị triệt tiêu ngay trên diễn đàn Quốc hội”, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nói.

Bộ Công Thương khuyên người dân thay gas bằng củi
Chiều 2/12, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 11 của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, cho biết giá gas thuộc danh mục mặt hàng do Bộ Tài chính quản lý, phụ thuộc rất lớn vào giá thế giới.
“Việc giá gas tăng 70.000 - 80.000 đồng/bình gây ra nhiều bức xúc với người dân. Với giá gas cao như thế này thì người tiêu dùng có thể lựa chọn mặt hàng thay thế như củi, điện”, vị này nói.
Ông Nguyễn Xuân Chiến, Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương.
Theo ông Chiến, để điều hành thị trường gas ổn định, Bộ Công Thương đồng tình với đề xuất Hiệp hội Gas giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 0%, đồng thời, cần kiểm tra các yếu tố hình thành giá của các doanh nghiệp đầu mối để phát hiện vi phạm.

Ra ngõ là gặp kẻ cướp
Ngày 29/10, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng phát biểu tại buổi thảo luận tổ trong khuôn khổ kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII về công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; về công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Bùi Đặng Dũng.
“Tôi băn khoăn khi đọc báo cáo của Chính phủ về tình hình tội phạm và thực tế, chưa bao giờ lòng dân bất an như lúc này. Cử tri nói ra ngõ là gặp kẻ cướp. Thậm chí chúng còn vào từng nhà, sờ từng người để lấy trộm, uy hiếp lột tài sản... Tôi giật mình khi nghe anh ấy nói hiện tượng của Dương Chí Dũng không phải là cá biệt”, ông Bùi Đặng Dũng phát biểu.

“Số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người”
Liên quan việc một bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa Thanh Oai (Hà Nội) với nhiều nghi vấn, khi phóng viên làm việc với lãnh đạo cơ sở này, ông Đỗ Ngọc Vấn, Phó giám đốc bệnh viện trong cuộc trao đổi đã hồn nhiên nói: “Trong cuộc đời làm bác sĩ của tôi, số bệnh nhân chết trong khi tôi điều trị cũng phải đến… vài chục người. Chẳng qua đây là người nhà bệnh nhân không hiểu nên mới nghi ngờ”.
--------------------------------------------------
Nguồn Vnexpress.net

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

CHUỴỆN TIẾP VỀ "VUA MÃN"Ở ĐẤT THẦN KINH .

“Anh hùng khai man” và nỗi buồn huynh đệ!

Thấy có lý cóp về dán đình làng đọc cho nóng người giữa mùa đông giá rét ! )

Bùi Hoàng Tám
Thế là vụ “người anh hùng khai man”, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Hồ Xuân Mãn đã đến hồi… mãn cuộc. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã đồng ý đề nghị Nhà nước hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã trao cho ông Mãn.


 Lý do ông Mãn bị kỉ luật là bởi khai gian có… 15 thành tích trên tổng số 17 thành tích mà ông Mãn khai để nhận danh hiệu anh hùng. Song buồn thay là ngay cả trong số 2 thành tích thực sự đó thì lại có một thành tích gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề mà cụ thể là “diệt địch nhưng diệt nhầm luôn nhiều người của ta”.

Có thể nói, hành động gian dối tới gần 90% thành tích của ông Mãn không chỉ hết sức nghiêm trọng bởi sự việc này đã bộc lộ rất rõ bản chất dối trá của người từng đứng đầu một địa phương lớn của cả nước mà nó còn như một sự “phỉ báng” danh hiệu cao quý mà Tổ quốc chỉ dành cho những người con ưu tú nhất của mình. Đó là những cá nhân có “thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng”.

Từ năm 1946 đến năm 1952, suốt chiều dài 7 năm của cuộc kháng chiến kiến quốc oanh liệt, chỉ có bảy cá nhân đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng, trong đó 4 Anh hùng Quân đội: Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu và Cù Chính Lan và 3 Anh hùng Lao động: Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.

Trong khi đó, nếu xét sòng phẳng, ông Hồ Xuân Mãn chỉ có một thành tích không được đánh giá là xuất sắc lại được phong danh hiệu cao quý này là một điều hổ thẹn.
Tuy nhiên, sự dối trá của ông Mãn thì đã rõ nhưng việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là đơn giản mà phải qua một qui trình rất chặt chẽ, với sự xác nhận của nhiều người, nhiều cấp đặc biệt là cấp cơ sở.
Vì thế, cùng với những hình thức kỉ luật ông Hồ Xuân Mãn, Ban bí thư cũng chỉ đạo kiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan đến việc xét danh hiệu AHLLVTND của ông Mãn.

Về pháp lý, chắc chắn sự việc sẽ được giải quyết triệt để. Song nghĩ về một chữ tình không thể không cảm thấy xót xa.

Để đi đến việc ông Mãn được công nhận là Anh hùng lực lượng vũ trang không phải là một ngày, một tuần mà hàng tháng, hàng năm. Cũng không phải một người biết mà nhiều người biết. Nhất là những người gần gũi với ông Mãn, trực tiếp ký xác nhận cho ông Mãn.

Hình như tất cả trong số họ không ai can ngăn người thủ trưởng, người đồng chí của mình. Thậm chí, chắc chắn trong đó không ít kẻ còn a dua, nịnh nọt đẩy tiếp thủ trưởng của mình vào con đường tội lỗi. Để rồi giờ đây, nhìn thủ trưởng của mình thân bại, danh liệt liệu họ có hả hê, vui thú?

Và có lẽ đó cũng là mất mát lớn nữa trong vụ việc này.
----------------------------------------------
Thấy có lý cóp về dán đình làng đọc cho nóng người giữ mùa đông giá rét !

VUA ĐẤT CỐ ĐÔ BỊ TƯỚC DANH HIỆU ANH HÙNG !


Anh hùng mà làm chi, khi dân không phục !
Minh Tự
Ông tham nhũng danh hiệu anh hùng!
Câu chuyện “Anh hùng khai man” đã đến hồi kết, khi Ủy ban Kiểm tra trung ương đã có kết luận chính thức: ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, nguyên UVTW Đảng đã khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã đồng ý đề nghị Nhà nước hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và thu hồi hiện vật, tiền thưởng đã trao cho ông Mãn (xem Tuổi Trẻ ngày 3-1-2014).

Dư luận ở Thừa Thiên - Huế rất vui mừng khi trung ương đã giải quyết “vụ việc phức tạp và nhạy cảm” một cách rất mạnh mẽ. Và không chỉ ở Huế, bạn đọc báo Tuổi Trẻ ở nhiều địa phương trong nước, qua ý kiến phản hồi của họ, đều bày tỏ sự đồng tình rất cao với cách giải quyết này. Vậy là danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, danh hiệu vinh dự của Nhà nước, đã buộc phải thu hồi vì trao nhầm. Đó là một nỗi đau, nói như một vị lãnh đạo ở tỉnh Thừa Thiên - Huế là “một tổn thất cho Huế”, nhưng chữa lành nó thì tạo ra niềm vui gấp bội. Đó là lý do người dân lại vui khi đón nhận quyết định của Ban Bí thư.
Vui nhưng người dân cũng không quên đặt ra câu hỏi: vì sao cả một hệ thống cơ quan tham gia thẩm định hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng cho ông Mãn, gồm hệ thống của chính quyền, các cấp ủy Đảng và các cấp chỉ huy quân đội từ cấp huyện đến trung ương, quy mô và bài bản như vậy mà lại để bản thành tích giả lọt qua? Người dân phê bình ông Mãn, nhưng bất bình với các cơ quan đó không chỉ để lọt qua mà còn xác nhận đó là thành tích thật.
Đã có người đưa ra câu trả lời: là vì lúc đó ông Mãn đương chức bí thư tỉnh ủy nên các cơ quan của tỉnh không thể không làm theo chỉ đạo. Trong buổi làm việc với các cựu chiến binh đã tố cáo sự khai man này (hôm 2-1), ông Lê Hồng Liêm - phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương - cho biết Văn phòng Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã sai khi xác nhận bản thành tích này, nhưng nhiều cơ quan khi xem xét hồ sơ lại chỉ dựa vào xác nhận của Văn phòng Tỉnh ủy.
Hỏi chuyện một vài vị cán bộ trong các cơ quan này, họ nói nếu quay trở lại thời điểm đó sẽ thấy khó mà không xác nhận, dù cũng đã nghe lời phản đối với đề nghị phong tặng Anh hùng này.
Ngay khi ông Mãn vừa được phong tặng danh hiệu Anh hùng, đã nghe dậy lên dư luận bất bình. Những người tố cáo ông Mãn chính là những người đã từng cùng ông nằm hầm bí mật, đã cùng thoát chết qua những trận đánh ác liệt mà nhiều đồng đội họ đã ngã xuống. Họ rất công bằng khi nói về ông, rằng ông là một du kích rất gan dạ và mưu trí, nhưng nếu nói ông là người chỉ huy hàng trăm trận đánh, tiêu diệt hàng trăm nhân mạng địch thì họ không thể chấp nhận. Chính vì vậy mà ngay cả người anh họ, đồng thời là đồng đội của ông, cũng ký tên vào lá đơn tố cáo đau lòng này. Họ nói nếu ông đừng làm cái việc khai man này thì đồng đội và cả hậu thế sẽ không bao giờ quên những chiến công rất oanh liệt của ông. Như thế ông sẽ thật sự là anh hùng, đúng nghĩa cả lý lẫn tình!
Suy cho cùng, mọi danh hiệu cao quý sẽ được cuộc sống thẩm định một cách chính xác. Anh hùng thật sự là anh hùng chỉ khi được nhân dân công nhận. Anh hùng mà chi khi nhân dân không “tâm phục, khẩu phục”?

 Nhân sự việc này nhiều báo "lề Đảng" và rất nhiều trang mạng "lề dân" đã nhắc lại một sự kiện động trời mà 8 năm trước Báo Lao Động đã phanh phui, liên quan đến "ông Vua ở đất cố đô". Lạ cái, chẳng những không ai dám động đến lông chân "Vua Mãn", mà y còn 3 năm liền được tôn vinh  là Tấm gương điển hình " Học tập và làm theo bác Hồ " ! Thật là 1 sự bôi nhọ Bác Hồ và khôi hài không bút nào tả xiết !!!
Bài báo như sau :
 LAO ĐỘNG số 327 Ngày 26.11.2005 Cập nhật: 10:11:57 – 26.11.2005
Đất cố đô có “vua”!

Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại nếu  “quan” hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”. Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả… các nhà hàng bên cạnh! (Ý tưởng này thật… khó hiểu!).
Theo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan” này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng.  Cái tát vừa rồi thật ra là… “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thoả đáng về hành vi của “quan”. Chẳng lẽ, “quan” cho  rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế? Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
-----------------------------------------