Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

TT BRAZIL LẠI HỦY CHUYẾN THĂM VIỆT NAM VÌ LÝ DO "KHÓ KHĂN KINH TẾ"

Tổng thống CHLB Brazil Dilma Vana Rousseff
Vừa mới đây, vào ngày 27/11 Báo Điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) đưa tin : Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Dilma Vana Rousseff sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 1-2/12/2015.


Nhưng hôm nay 30/11 BBC Việt ngữ lại đưa tin :"Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hoãn công du tới Việt Nam để tiết kiệm tiền cho ngân sách nhà nước."

Về lý do BBC cho biết như sau : 
Trước đó Tổng thống Dilma Rousseff đã ra lệnh ngưng chi tiêu trong ngân sách 10 tỉ reais (2,60 tỷ USD), nhằm tuân thủ luật trách nhiệm tài chính sau khi khi Quốc hội nước này không thông qua được vào tuần trước nhằm để cắt giảm chi tiêu của chính phủ cho năm nay.
Theo luật, chính phủ phải khống chế chi tiêu để đáp ứng mục tiêu tiết kiệm tài chính đã đưa ra từ ban đầu.
"Đây không phải là vấn đề về tài chính mà là ngân sách," một phát ngôn viên tổng thống nói với các phóng viên. "Bắt đầu từ tháng 12 chính phủ không được chi tiêu tùy ý bất kỳ khoản mới nào ngoại trừ chi cho việc cần thiết cho hoạt động của nhà nước."
Được biết, cũng dịp này lãnh đạo Brazil còn hoãn luôn chuyến công du Nhật Bản vào đầu tháng 12 (Theo Đại sứ quán Nhật Bản tại Brazil được truyền thông Nhật dẫn lời xác nhận - Trong khi VN chưa  có phản ứng gì !) .
Sự cố này, dù lý do gì cũng khiến người ta nhớ lại vụ TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng bị chính bà TT này hủy lời mời ông sang thăm nước Bà , sau khi người đứng đầu Đảng CSVN lên tiếng bảo vệ Chế độ độc Đảng khi ông sang thăm các đồng chí Cu Ba vào tháng 4/2012. Nguyên văn bản tin như sau :
 BBC 16 Tháng 4 2012 · 
TBT NGUYỄN PHÚ TRONG BỊ BRAZIL TỪ CHỐI TIẾP DO "KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT"
Đây là một sự cố hy hữu trong ngành ngoại giao khi chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của VN bị hủy. Có ý kiến cho rằng <<những phát biểu của TBT Trọng tại Cuba đã làm cho phía Brazil đi tới quyết định hủy chuyến công du của ông Trọng đến nước này. Số là Bà Dilma Rousseff nữ tổng thống Brazil đầu tiên vừa đắc cử. Mục tiêu ưu tiên của bà là xóa bỏ tình trạng nghèo đói, thúc đẩy nhân quyền và bình đẳng giới.
Bà Tổng thống Brazil và toàn giới chính trị nước dân chủ hùng mạnh nhất châu Mỹ la tinh rất thông minh, nhạy cảm trong bối cảnh đa đảng . Vì thế chuyện tiếp đón người công kích thể chế đa đảng tại các nước có nền “dân chủ tư sản” sẽ làm cho chính phủ của bà mang tiếng và dễ bị phe đối lập săm soi và chỉ trích>>.


Luật Báo chí VN là ‘vũ khí phe bảo thủ’?

Tiến sỹ Zachary Abuza Gửi cho BBC Tiếng Việt
Kỳ họp thứ 10 Quốc hội Việt Nam đang diễn ra sôi nổi và 18 dự luật được đem ra thảo luận.
Dự luật gây nhiều tranh cãi nhất là dự thảo luật Báo chí (sửa đổi), có nhiều khả năng sẽ gây ra tranh cãi gay gắt và những vận động trước khi diễn ra Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vào sang năm.
Dự luật gồm 6 chương và 59 điều, trong đó có 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành.
Hồi tháng Chín năm 2015, chính phủ tuyên bố các kế hoạch cải tổ sâu rộng ngành truyền thông do nhà nước sở hữu. Kế hoạch đó dẫn tới việc củng cố truyền thông và khoảng 10 ngàn người sẽ mất việc. Dự luật sẽ giới hạn việc các cơ quan nhà nước và cấp tỉnh có cơ quan truyền thông của riêng mình và mọi cơ quan truyền thông sẽ được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các ủy ban của ĐCSVN.
Động lực
Điều gì sẽ thúc đẩy việc thông qua dự luật này?
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn cho biết động lực chính là nhằm có “hiệu quả”. Điều này là vô l‎ý. Nguyên do chính là để kiểm soát.
Bất chấp thực tế là không có truyền thông độc lập tại Việt Nam, con số 1.100 cơ quan truyền thông cho thấy một loạt những quan tâm và cách nhìn khác nhau.
Giới bảo thủ trong Đảng lo ngại rằng số lượng lớn các cơ quan truyền thông đã dẫn tới trình trạng “thương mại hóa”.
Không còn được chính phủ bao cấp, họ cần phải kiếm lợi nhuận. Họ làm việc đó bằng cách thỏa mãn công chúng với những câu chuyện “giật gân, tình dục và bẩn thỉu” hoặc bằng những tường thuật có tính công kích mà thường là vượt quá giới hạn những gì được phép.
Mặc dù Nghị định Chính phủ 159/2013/NĐ-CP, công bố hồi tháng 11/2013, đã chuyển trách nhiệm cho chính các cơ quan truyền thông phải tự kiểm soát mình với ba nội dung nói trên (“giật gân, tình dục và bẩn thỉu”) nhưng động lực của thị trường và tính cạnh tranh đã khiến họ không làm được điều đó. Tờ nhật báo Quân đội nhân dân than vãn rằng nó khiến dẫn đến tình trạng “ảnh hưởng tiêu cực tới ý kiến của công chúng”.

Kiểm soát truyền thông

Chỉ riêng con số các cơ quan truyền thông và sự gia tăng nhanh chóng của các mạng xã hội khiến Bộ Công an và Ban Tuyên giáo của ĐCSVN ngày càng trở nên không thể thực hiện được việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát đầy đủ.
Trên thực tế họ dường như đã bị bất ngờ trước các tường thuật mạnh tay của một tờ báo, tờ Người cao tuổi, và đã dùng tới biện pháp rất cứng rắn, không chỉ đề nghị truy tố Tổng biên tập mà còn thu hồi giấy phép trang thông tin điện tử này.
Một vài biên tập viên và phóng viên khác mới gần đây cũng bị sa thải hoặc tái điều động.
Dự luật gia tăng kiểm soát qua một loạt các áp lực mới đối với các tổng biên tập, kiểm soát nhân sự, và cấp giấy phép hàng năm. Dự luật nêu ra một loạt những biện pháp trừng phạt khi vi phạm về nội dung..
Dự luật cũng phản ánh mối lo ngại của phe bảo thủ về chủ nghĩa vùng miền bằng cách giới hạn quyền của các ban bệ cấp tỉnh và thành phố được phép có cơ quan truyền thông riêng của mình. Và nhiều các tổ chức, ban ngành khác như tôn giáo, sẽ chỉ được phép phát hành tạp chí tháng.
Dự luật hạn chế phạm vi tường thuật đối với các loại truyền thông cụ thể, gia tăng giới hạn về chủ đề nội dung và áp đặt thêm các hạn chế thêm nữa với nội dung nước ngoài.
Đa phần các cơ quan truyền thông đang hoạt động sẽ phải báo cáo tới giới chức cấp cao hơn trong ĐCSVN. Ví dụ, tờ Tuổi trẻ, một trong hai tờ báo cải tổ chính hàng đầu, trên thực tế nó là cánh tay truyền thông của Đoàn thanh niên Cộng sản thành phố Hồ Chí Minh.
Theo dự luật này, tờ báo sẽ được “đặt dưới sự quản lý của cấp cao hơn,” có nghĩa là Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh mà bí thư là thành viên Bộ Chính trị.
Đồng thời các cơ quan truyền thông đã có danh tiếng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương và các tổ chức Đảng. Các cơ quan này bao gồm Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam và các báo Nhân Dân, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân điện tử sẽ được mở rộng sang thành truyền thông đa phương tiện.
Sự cần thiết của truyền thông đa phương tiện là quá rõ ràng khi mà Việt Nam với việc sử dụng 3G (và chẳng bao lâu sẽ là 4G) tăng vọt và thâm nhập internet (48% trên toàn quốc và cao hơn rất nhiều tại các thành phố) đang tìm tới mạng xã hội để đọc tin tức.

Kiểm soát internet
Việt Nam tiếp tục là nước kiểm soát internet chặt chẽ nhất tại Đông Nam Á với kiểm soát lớn nhất về nội dung và những vi phạm về quyền của người sử dụng internet.
Trong khi chính phủ tìm cách dập tắt việc sử dụng mạng xã hội bất hợp pháp, như việc đóng cửa một kênh tin tức trực tuyến không chính thức hồi tháng Mười và bắt giữ bảy nhân viên của kênh này, thì công nghệ là quá sẵn và có quá nhiều cách để vượt qua những biện pháp này.
Dự luật được dự kiến sẽ gặp phải những kháng cự rộng rãi từ giới truyền thông vốn đã bực dọc với tình trạng kiểm duyệt và kiểm soát. Nhưng điều quan trọng hơn là dường như nó sẽ thất bại. Nó không còn theo kịp với thực tiễn, công nghệ và quan tâm của công chúng.
Có lẽ thú vị hơn các chi tiết của chính dự luật này là các nhân vật và nền chính trị đứng đằng sau dự luật đó.
Năm 2014, phe bảo thủ đã lên tiếng báo động rằng việc ra quá nhiều quyết định chính trị và kinh tế đã phân quyền cho các nhà kỹ trị trong chính phủ, tách rời khỏi các tổ chức của Đảng.
Phe bảo thủ đã tụ hội hậu thuẫn cho ông Đinh Thế Huynh (sinh năm 1953) để trở thành Tổng Bí thư kế tiếp. Là người đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và thành viên của Ban Bí thư ĐCSVN, ông là nhà tư tưởng hàng đầu của ĐCSVN.
Trong số 16 thành viên Bộ Chính trị, ông cũng là một trong số 6 vị có đủ tiêu chuẩn được tái bổ nhiệm vào Bộ Chính trị kỳ tới mà không cần phải được ưu tiên bỏ qua tiêu chuẩn về tuổi tác. Năm 2014 và đầu 2015, ông Huynh đã tích cực vận động trên cả nước với kêu gọi tái khẳng định thẩm quyền của các tổ chức Đảng.

Cuộc chiến tiếp diễn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo
 Tuy nhiên dường như phe bảo thủ đã thất bại trong nhiều cuộc chiến chủ chốt.
Chính trường vẫn mờ ảo và có một số tin rò rỉ liên quan tới việc chọn lựa giới lãnh đạo tại phiên họp lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương vừa kết thúc gần đây, nhưng Dự thảo Báo cáo Chính trị đưa ra một viễn cảnh về những cải cách kinh tế và hội nhập với phương Tây.
Những người ủng hộ một chiến lược như vậy dường như sẽ có cơ nổi trội vào năm 2016.
Như vậy sự kiểm soát của Đảng về truyền thông dường như là cuộc chiến cuối cùng của ông Huynh và các chiến hữu bảo thủ của ông.
Khi mà ông Huynh chỉ nắm giữ các vị trí trong Đảng và dường như không có vị trí trong Quốc hội, dự luật được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Sơn chính thức đề xuất. Ông Sơn hiện đang là phó của ông Huynh trong Ban Tuyên giáo Trung ương và cũng là người quảng bá cho việc kiểm soát chặt chẽ hơn của Đảng.
Tuy nhiên Bộ Thông tin và Truyền thông hiện đang thuộc phạm vi quản lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, một trong những nhà cải cách kinh tế hàng đầu có liên kết với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trẻ, hiểu biết về truyền thông và được giáo dục ở phương Tây, ông được cho là không thể ủng hộ dự luật này.
Thế nhưng trên cương vị Phó Thủ tướng các lĩnh vực ông phụ trách bao gồm văn hóa xã hội. Bắt ông Vũ Đức Đam chuẩn y dự luật này quả là viên thuốc đắng.
Có thể những người ủng hộ cải cách sẽ chỉ đơn giản là chấp nhận dự luật vì các lợi ích chính trị và vì chương trình kinh tế rộng lớn hơn tại Đại hội 12. Nhưng rõ ràng nó là một bước thụt lùi cho các nỗ lực chống tham nhũng, trách nhiệm giải trình của chính phủ và khu vực truyền thông đang phát triển.
Nếu dự luật được thông qua, nó sẽ được thực thi trên cơ sở thử nghiệm trong năm 2016. Toàn bộ quá trình củng cố báo chí sẽ được hoàn tất vào năm 2020, trước khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 13.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, Tiến sĩ Zachary Abuza, Giáo sư tại Trường National War College, tại Washington, DC. Ông tập trung nghiên cứu các vấn đề về an ninh và chính trị Đông Nam Á, trong đó có quản trị, những sự trỗi dậy, dân chủ hóa, nhân quyền và an ninh hàng hải. 
Nguồn: Theo BBC


Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

TẠI SAO BÁO CHÍ KHÔNG ĐĂNG CHUYỆN NÀY ?

Anh Phạm Hồng Phong chia sẻ câu chuyện trên chuyến bay từ Bangkok, Thailand về TP.HCM đêm 27.11, vầy!
.....
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất. Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ. Áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Ảnh của Lê Nguyễn Hương Trà.
Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha.
Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù...
Rổ giá để được tự do:
- Thuyền viên 12 -20 triệu/người,
- Tài công 80 -120 triệu/người tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1.800 Bath - 1,2 triệu.
Được tự do, anh em ai nấy đều phấn khởi, dù về nhà sẽ phải cày cuốc để trả nợ. Thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Anh em kể ở bên đó còn hàng trăm ngư dân VN vẫn đang ngồi tù ở Songkhla, nhiều người không có tiền chạy nên ở tù mấy năm chưa được về. Có ông cụ ở tù lâu, bị đánh đến nỗi mất trí nhớ không biết quê mình ở đâu, gia đình cũng không có ai liên lạc, kể như sẽ ở đó cho đến chết.
Cu Hữu, năm nay 24 tuổi, hào hứng kể, khi đi biển và bị bắt lúc vợ đang mang bầu, sắp sinh, lần này được về gặp con.
Ngồi nghe kể trong tù thì muôn vàn cái khổ, cái anh em bức xúc, không hẳn là sự ngược đãi của cai tù, cảnh sát Thái mà lại chính là các "trưởng buồng" người Việt.
Cũng là ngư dân, cũng bị bắt nhốt, cùng cảnh ngộ, nhưng những người này có vẻ như xã hội đen và đầu gấu, đánh anh em không thương tiếc. Thu tiền vệ sinh, thu phí điện thoại của mọi người, ai không có thì bị bắt làm việc, ác nghiệt hơn cai tù Thái. Nhiều thuyền viên già 60 tuổi chúng cũng bạt tai, đánh đập như con. Theo anh em cho biết, một số tên này dù đã được thả, đã có vé về nhưng vẫn ở lại để "làm ăn" vì chúng biết tiếng Thái nên được cảnh sát Thái tin dùng.
Nhìn hoàn cảnh 14 anh em, ai nấy đều thương. Có 2 cụ xuống hỏi han, mỗi người cho mỗi thằng 10$, một chị Việt kiều Anh lên gom tiền VND của mấy chị em xuống cho cả nhóm gần 3 triệu. Mình mua đồ ăn trên máy bay và cho mấy anh em tiền đi đường về quê.
Xuống máy bay, một anh an ninh chờ cửa cầm danh sách, dẫn cả nhóm về phòng an ninh để làm thủ tục. Mấy thằng chào tạm biệt và hẹn anh khi nào xuống Cà Mau, Sông Đốc thì alo tụi em đánh ghe ra đón./.

Chỉ qua 1 ngày đã có :
34.756 người " like" nội dung này.
Nhiều người nêu yêu cầu được gửi tiền giúp đỡ những ngư dân khốn khổ này .
------------------------------------
Nguồn TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Buồn cười, ông Thay Cây ( Thế Thảo ) ...làm đơn xin nghỉ !



Trưởng thôn Khoai Lang bình loạn như vầy : Tôi thấy chả cần động tác này, mất thời gian và cũng chả hiệu quả gì, hết nhiệm kỳ, đến tuổi hưu, không làm thêm nữa thì tất nhiên là nghỉ, nghỉ hưu, nhẹ nhàng như hàng vạn cán bộ công chức khác, để lại bầu người khác thay, rứa thôi, bày đặt gì viết đơn xin nghỉ, nghe nó khách sáo và không thật, thế chả nhẽ, người ta bầu ông chủ tịch mới thì bác vẫn cương quyết ở lại? Nên đời hơn và giản dị hơn để gần dân, dân thương:
 Calathau hóng hớt : Gớm, cứ làm như ông không viết đơn xin thôi chức Chủ tịch Hà Nội thì người ta cứ bắt ông phải làm không bằng ! Rõ ...không ngửi được !

Trong kỳ họp vào đầu tháng tới (1-5/12), HĐND TP Hà Nội sẽ bầu chức danh Chủ tịch UBND thành phố thay Chủ tịch đương nhiệm Nguyễn Thế Thảo.
Trao đổi với báo chí chiều 27/11, Trưởng ban Pháp chế HĐND Nguyễn Hoài Nam cho biết, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Hà Nội đã có đơn xin thôi giữ chức vụ và được Trung ương chấp thuận. Bộ Chính trị đồng ý để Thành ủy giới thiệu ông Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố, để HĐND bầu làm Chủ tịch Hà Nội.

Bộ GIAO DUC lại gây sốc !

Bộ Giáo dục: Trường ĐH Kinh doanh … mở ngành y, dược là thực hiện xã hội hóa giáo dục!

Dân trí Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, việc cho phép trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành y, dược là để thực hiện đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo. Trong quá trình đào tạo, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp với Bộ Y Tế để kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng.
 >> Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ HN được đào tạo ngành... y khoa, dược

Việc Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cho phép trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được mở ngành Y đa khoa và Dược trình độ đại học đã làm dư luận lo lắng, xôn xao bởi chất lượng đào tạo của ngành này liên quan trực tiếp tới tính mạng con người. Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT để hiểu rõ hơn về quyết định này.

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT 
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT 

Trường chuẩn bị điều kiện… ở mức cao hơn so với quy định
Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực y, dược là vấn về quan trọng, liên quan đến sức khoẻ con người. Do đó, việc xác định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y tế phải có sự khác biệt cần thiết so với những ngành khác. Vậy, lý do gì Bộ GD-ĐT lại ra quyết định cho trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ đào tạo ngành y đa khoa và dược?
Đúng là đào tạo ngành y, dược rất quan trọng, đặc biệt hơn so với các ngành khác nên cuối năm 2014, Bộ GDĐT đã có Công văn 6975/BGDĐT-GDĐH ngày 03/12/2014 gửi cho các cơ sở đào tạo về việc tạm ngừng mở một số ngành thuộc khối khoa học sức khoẻ để rà soát, quy hoạch lại; trừ những trường hợp đặc biệt hai bộ sẽ xem xét.
Cách đây hơn 2 năm, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đã đề nghị được mở hai ngành này nhưng vào thời điểm đó, Bộ GD&ĐT chưa thể xem xét.
Từ hơn 2 năm trước đến nay, trường đã chuẩn bị trang thiết bị để đào tạo hai ngành này với hơn 80 tỉ đồng và tuyển dụng, trả lương để duy trì đội ngũ giảng viên. Trường vẫn tiếp tục đề nghị cả hai Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo. Lãnh đạo Bộ đã chỉ định các đơn vị thuộc hai Bộ thẩm định trực tiếp theo quy trình đặc biệt.
Kết quả thẩm định của đoàn thẩm định liên bộ cho thấy: Trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành, đáp ứng các yêu cầu chung về mở ngành và các yêu cầu mang tính chuyên ngành của Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã có công văn đồng ý cho Trường mở ngành sau khi hoàn thiện các nội dung theo góp ý của đoàn thẩm định. Thực tế, nhà trường đã có quyết tâm và đã đầu tư lớn để chuẩn bị mở các ngành này. Vì vậy, lãnh đạo Bộ GD-ĐT ra quyết định cho trường mở ngành để thực hiện đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục đào tạo. Trong quá trình đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Y Tế để kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng.
Hầu hết các trường đào tạo ngành y, dược trình độ đại học hiện nay của Việt Nam đều thiếu trang thiết bị giảng dạy, thiếu đội ngũ giáo viên trình độ cao. Liệu cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên 2 ngành này của trường ĐH Kinh doanh & Công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu?
Trước khi cho phép đào tạo, Bộ GD&ĐT đã thành lập Đoàn thẩm định liên ngành của hai Bộ (trong đó có hai thành viên của Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo của Bộ Y tế) theo quy trình riêng để thẩm định các điều kiện mở ngành, trong đó có thẩm định cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên.
Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, Trường đã chuẩn bị đủ theo điều kiện mở ngành và đủ cho những năm học đầu tiên của khoá học, các năm cuối đã có kế hoạch và có hợp đồng nguyên tắc để thực hiện. Vì vậy, Đoàn thẩm định đã Kết luận Trường cần “bổ sung thêm đội ngũ và cơ sở vật chất thiết bị thực hành thí nghiệm theo góp ý của các thành viên đoàn thẩm định để đảm bảo theo lộ trình các năm học và khi tăng quy mô đào tạo”.
Về đội ngũ giảng viên, ngành Y đa khoa của Trường có 47 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó có 6 trưởng bộ môn là TS, PGS, GS y học cơ sở ngành, nội, ngoại, sản, nhi, y học dự phòng và y tế công cộng. Theo trình độ thì có 33 TS, PGS, GS; có 14 ThS và BS chuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khối kiến thức ngành và chuyên ngành.
Ngành Dược của Trường có 31 giảng viên đúng chuyên ngành, trong đó có 7 trưởng bộ môn là TS, PGS, GS có chuyên ngành về bào chế, phân tích kiểm nghiệm thuốc, dược liệu, tổ chức và quản lý dược, dược lý lâm sàng, hoá dược và vật lý hoá. Theo trình độ thì có 5 TS, PGS, GS; có 18 ThS và DS chuyên khoa I, II; đảm nhiệm giảng dạy 80% khối kiến thức của chương trình đào tạo.
Về minh chứng hồ sơ, tất cả số giảng viên đã đủ hồ sơ chuyên môn, trong đó có một số còn thiếu hợp đồng lao động và cam kết chỉ làm việc duy nhất cho trường; nhà trường giải trình đó là những giảng viên sẽ tham gia giảng dạy các năm học sau của chương trình nên sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trong thời gian tới, sau khi được mở ngành.
So với quy định chung về điều kiện mở ngành trình độ đại học (có tối thiểu 1 TS và 3 ThS đúng ngành đăng ký, đảm nhiệm giảng dạy 70% chương trình đào tạo) thì Trường đã chuẩn bị đầy đủ, thậm chí hai bộ còn yêu cầu ở mức cao hơn so với mức được quy định để phù hợp với chủ trương nâng cao điều kiện chất lượng trong mở ngành đối với khối ngành khoa học sức khoẻ trong thời gian tới. Nếu Trường không chuẩn bị đầy đủ điều kiện, hai bộ không thể cho mở ngành.
Nếu trường đại học đa ngành khác như trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam hay trường ĐH Hòa Bình, ĐH Phương Đông … đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện để mở ngành y, dược, liệu Bộ Giáo dục có cho phép?
Đối với các trường ĐH công lập thì khi nhà nước thành lập đã xác định chức năng, nhiệm vụ của trường. Nếu trường công mở ngành không phù hợp với chức năng nhiệm vụ và nhu cầu của nguồn nhân lực thì Bộ GDĐT sẽ không xem xét.
Đối với các trường ngoài công lập thì chức năng, nhiệm vụ, định hướng ngành nghề đào tạo do các nhà đầu tư xác định và những nội dung này có thể thay đổi.
Nếu ở thời điểm này, các trường đa ngành đăng ký mở ngành Y, Dược thì ngoài hai nội dung trên, nếu xem xét, Bộ sẽ thực hiện theo Công văn 6975 nêu trên.
Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ đã đăng ký mở ngành từ hơn 2 năm trước và đã đầu tư cơ sở vật chất, tuyển dụng giảng viên từ trước khi Bộ ra Công văn nhưng việc mở ngành cũng đã được thực hiện theo thủ tục và yêu cầu mới tại Công văn này để nâng cao chất lượng đào tạo.


Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM trong giờ thực hành (Ảnh: Người Lao động)
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP HCM trong giờ thực hành (Ảnh: Người Lao động)

Tiếp tục nâng cao điều kiện mở ngành y, dược
Được biết, năm trước, Bộ GD-ĐT tuyên bố tạm dừng mở một số ngành trong lĩnh vực y tế ở trình độ ĐH và CĐ tại các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành y, dược và khẳng định: “Để nâng cao chất lượng đào tạo”. Nay, sao lại có sự thay đổi này?
Các ngành đào tạo trong lĩnh vực y tế là ngành đặc thù, cần nâng cao chất lượng đào tạo nên Công văn số 6975/BGDĐT-GDĐH của Bộ GD&ĐT đã nêu rõ: Thực hiện chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đại học trong lĩnh vực khoa học sức khỏe nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thầy thuốc phục vụ sức khỏe nhân dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đã thống nhất tạm dừng việc xem xét mở ngành đào tạo trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ truyền và trình độ đại học và cao đẳng đối với ngành Dược học tại các trường đa ngành không thuộc khối chuyên ngành Y Dược.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế sẽ tiến hành rà soát và đánh giá hệ thống cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên toàn quốc về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế.
Trong những trường hợp cần thiết, để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho một số địa phương, vùng miền, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Y tế xem xét nhu cầu nhân lực thực tế, thẩm định các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo, đảm bảo có sự thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi Bộ GDĐT quyết định cho mở ngành tại các cơ sở đào tạo đại học không chuyên ngành Y Dược.
Việc cho Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ mở ngành cũng đã được thực hiện theo tinh thần trên. Tuy nhiên, Quyết định 5758/QĐ-BGDĐT làm theo mẫu có sẵn nên không thể hiện hết nội dung về việc có sự đồng ý của Bộ Y tế.
Vậy kết quả rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực y tế của 2 bộ như thế nào thưa bà?
Cho đến nay, hai bộ đã có một số cuộc họp với nhau và gửi công văn trao đổi với các trường đào tạo Y, Dược về chủ trương trên. Việc đánh giá nhu cầu, quy hoạch mạng lưới là vấn đề cần tính toán kỹ với nhiều điều kiện, dự báo… nên khó có thể làm nhanh.
Vì vậy, chúng tôi đang bàn trước việc nâng cao điều kiện mở ngành của một số ngành thuộc khối ngành khoa học sức khoẻ. Sắp tới, khi văn bản này được ban hành thì điều kiện mở ngành y dược sẽ được quy định theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo hơn so với các ngành khác.
Hiện nay, công tác đào tạo cũng như chất lượng nhân lực ngành y đang là vấn đề gây nhiều bức xúc hiện nay bởi “thừa rất nhiều người có bằng bác sỹ nhưng rất thiếu bác sỹ thực sự”. Chính vì vậy, nay chưa khắc phục được bất cập Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế lại mở rộng thêm trường đào tạo ngành này. Đây có phải là 1 giải pháp không thưa bà?
Như trên đã nói, việc quyết định cho Trường ÐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành là việc tiếp tục giải quyết đề nghị của trường từ 2 năm trước. Từ khi đó, trường đã bắt đầu đầu tư cơ sở, trang thiết bị… theo đúng quy định chung tại Thông tư 08/2011/TT-BGDĐT về điều kiện mở ngành.
Thời gian sau đó, Bộ mới có Công văn 6975/BGDĐT-GDĐH ngày 3/12/2014 về việc tạm dừng mở ngành. Thực tế, khi các nhà đầu tư đã bỏ vốn, thực hiện theo quy định chung thì hai bộ cũng phải xem xét theo đúng quy định, có yêu cầu cao hơn mức chung hiện hành để phù hợp với chủ trương hiện nay và trong thời gian tới là nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đối với khối ngành y dược.
Chúng tôi cho rằng cần đảm bảo quyền chính đáng của các nhà đầu tư thì mới thực hiện được xã hội hoá giáo dục nhưng kiên quyết không thực hiện xã hội hoá giáo dục bằng việc hạ thấp chất lượng đào tạo.
Xin trân trọng cám ơn bà!
Hồng Hạnh (thực hiện)

QUAN CHỨC TÂY....QUAN CHỨC TA

Nguyễn Văn Tuấn
(Cám ơn cụ Khoa Phi cung cấp bài này)
Phải nói là câu chuyện ông chủ tịch tỉnh An Giang “kênh kiệu” làm tôi suy nghĩ hoài. Thái độ của ông (và của nhiều quan chức khác ở VN) khác quá xa so với thái độ và ứng xử của giới chính khách phương Tây. Chiều nay đọc được câu chuyện Tổng thống Obama bị chửi trên Twitter tôi lại liên tưởng đến hành xử của ông chủ tịch tỉnh An Giang và các quan chức VN nói chung.

Báo Washington Post hôm tháng 3 có một bài tường thuật về những chỉ trích ông trên mạng xã hội Twitter (1) rất thú vị và … vui.
Xuất hiện trên một chương trình tivi, ông Obama đọc những tin nhắn phê phán ông. Có một người nickname là RWSurferGirl nhắn ông với câu hỏi: “Có cách nào chúng ta chở ông Obama bằng máy bay đến một sân golf ở nửa vòng thế giới, và cứ bỏ mặc ông ta ở đó” (Is there any way we could fly Obama to some golf course halfway around the world and just leave him there?) Ông Obama không hề nóng giận, mà còn hào hứng trả lời rằng: “Đó là một ý tưởng hay”.
Một người khác lấy tên Carol tweet tin nhắn với hàm ý chỉ trích: Dạo này, tóc ông Obama ngày càng bạc đi. Tôi không nghĩ ra lí do tại sao, bởi vì ông ấy có vẻ chẳng quan tâm đến những gì đang xảy ra (“Obama’s hair is looking grayer this days. I can’t imagine why since he doesn’t seem to be one bit worried about all that is going on.”) Không thấy nói ông Obama trả lời cái tin nhắn này.
Dĩ nhiên, ông Obama chẳng ra lệnh hay chỉ thị cho cảnh sát phạt ai. Ngược lại, ông còn rất vui vẻ đọc các tin nhắn chỉ trích, thậm chỉ hàm ý chửi rủa, trên đài truyền hình trước hàng chục triệu khán giả. Chẳng những thế, ông còn tỏ ra vui vẻ và thêm vài câu bình luận hóm hỉnh (2).

Một trong những chuyện ở Úc mà tôi rất thích là chuyện ông cựu thủ tướng John Howard. Ông Howard là người ủng hộ Tổng thống Mĩ George Bush trong cuộc chiến chống khủng bố, nên ông Bush chỉ cần một cú điện thoại là Howard gửi tàu chiến đi yểm trợ Mĩ ngay mà chưa thông qua Quốc hội. Thế là giới báo chí và dân chúng bực mình. Báo Sydney Morning Herald có in một hí hoạ của hoạ sĩ Moir vẽ ông Howard là một con chó xù, còn Bush là cao bồi ngồi trên ngựa, cầm dây kéo con chó xù. Phải nói là bức hí hoạ rất xúc phạm. Sau này, có kí giả hỏi ông Howard nghĩ gì về bức hoạ đó, ông thản nhiên nói đại khái là: Tôi không thích, nhưng việc của anh ấy [chỉ hoạ sĩ] làm thì anh ấy làm, còn tôi tin vào những gì tôi làm là đúng.
Chẳng những hí hoạ như thế, mà giới chống chiến tranh còn cho nặn hình Howard như là con chó, và ông Bush cầm dây kéo con chó theo sau. Hình còn có biểu ngữ “Howard = Bù nhìn của Mĩ”. Cũng như bên Mĩ, ông Howard chẳng làm gì với mấy người phản đối ông ta.
Tôi nhớ lại chuyện của ông Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ bị Vietnam Airlines cho ngồi ghế hạng phổ thông. Chuyện xảy ra vào giữa năm 2008, lúc đó ông Võ Văn Kiệt qua đời. Lúc đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ là Karel De Gucht và các quan chức khác đang thăm chính thức VN, và ông có một chuyến đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, với vé đã mua trước, và dĩ nhiên là hạng thương gia. Nhưng khổ nỗi hôm đó cũng là ngày các uỷ viên trung ương đảng bay vào Sài Gòn dự đám tang ông Kiệt, và họ chiếm hết hàng ghế hạng thương gia. Thế là Vietnam Airlines “tống cổ” vị quốc khách của VN, xuống ngồi ghế hạng phổ thông.
Điều đáng nói là ông Bộ trưởng Bỉ chẳng phản ứng gì. Đến khi về Bỉ thì chẳng hiểu sao báo chí biết được câu chuyện là làm ồn ào. Báo chí trích lời của đoàn doanh nhân Bỉ bay cùng chuyến rằng “Việt Nam đã có nền kinh tế tự do hóa nhanh, nhưng đây vẫn là một chế độ cộng sản.” Vài ý kiến khác thì chỉ ra rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra trong các chế độ độc tài, toàn trị (4).
Việt Nam không phải là chế độ độc tài, nhưng là toàn trị. Trong xã hội toàn trị đó, hệ thống tuyên truyền đã rất thành công dựng nên những hình ảnh lãnh đạo như là những thần tượng bất khả xâm phạm. Từ đó, họ trở nên xa lánh dân chúng là điều dễ hiểu. Chỉ cần đi ra sân bay, đứng xếp hàng chờ làm thủ tục bay, chúng ta sẽ dễ dàng thấy những quan chức này, họ thường xách cặp táp có cái tag “VIP”, và thường ngang nhiên vượt qua những người đang đứng xếp hàng để yêu cầu nhân viên làm thủ tục cho họ trước. Họ quen với phong cách “ăn trên ngồi chốc” đó, đến nỗi chiếm chỗ của quốc khách! Họ cũng quá quen được tâng bốc và người khác khúm núm trước mặt. Do đó, khi thấy có ai đó nói không hay về mình là họ rất khó chịu, thậm chí oán hận. Về mặt tâm lí thì phản ứng của họ cũng dễ hiểu. Nhưng thái độ của họ, mà tiêu biểu là ông chủ tịch An Giang, chỉ chứng tỏ rằng họ thiếu tự tin và thiếu bản lĩnh để đối phó với chỉ trích. Họ chưa trưởng thành./.

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

​Chiêu lừa qua điện thoại đang bùng phát

TTO "Người dân cần hết sức cảnh giác khi nhận các cuộc điện thoại thông báo nợ cước điện thoại, thông báo nhận quà, trúng thưởng và đề nghị nộp tiền..."

   Nhóm đối tượng trong các đường dây lừa đảo qua điện thoại bị Công an TP.HCM bắt giữ gần đây. Ảnh: Gia Minh
Nhóm đối tượng trong các đường dây lừa đảo qua điện thoại bị Công an TP.HCM bắt giữ gần đây. Ảnh: Gia Minh
Trước tình trạng bùng phát chiêu lừa đảo qua điện thoại đang diễn ra, chiều 25-11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị như Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM, một số ngân hàng thương mại cổ phần và Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam lên tiếng cảnh báo người dân về tình trạng lừa đảo qua điện thoại.
Tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia
Theo phòng PC46, trong năm 2014, PC46 phối hợp cùng nhiều đơn vị nghiệp vụ của Công an TP, Công an các tỉnh thành phố khác trên cả nước và bộ Công an bắt giữ, khởi tố và đề nghị truy tố hơn 70 đối tượng, trong đó có 15 người nước ngoài (Đài Loan, Trung Quốc).
Các đối tượng này đều là những thành viên, mắt xích của băng nhóm, tổ chức lừa đảo xuyên quốc gia hầu hết do người Đài Loan, Trung Quốc cầm đầu.
Tuy nhiên, vài tháng trở lại đây, chiêu lừa này lại tái bùng phát, phương thức cũ nhưng thủ đoạn và phương pháp lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì tinh vi hơn, gây nhiều khó khăn cho công tác điều tra hơn.
Chiêu thức lừa đảo được các đối tượng nghiên cứu rất kỹ, áp dụng ở Đài Loan, Trung Quốc nhiều năm trước, lừa được rất nhiều người rồi mới chuyển sang lừa người Việt Nam.
Các đối tượng tuyển chọn người Việt Nam, đưa ra nước ngoài đào tạo về cách khống chế, điều khiển, ức chế tâm lý con người từ xa qua điện thoại. Khi đã đào tạo bài bản, các đối tượng lập các căn cứ ở nước ngoài, sử dụng các thiết bị công nghệ cao để giả đầu số điện thoại hiển thị trên màn hình điện thoại người nhận, hàng ngày gọi hàng trăm cuộc điện thoại về Việt Nam để “săn mồi”.
Trong hàng trăm cuộc gọi đó, hầu hết bị phát hiện, từ chối hành động, nhưng chỉ vài nạn nhân “mắc bẫy” là nhóm này thành công, vì mỗi nạn nhân có thể mất hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng.
Ở trong nước, các băng nhóm lừa đảo sử dụng những người phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, người Việt gốc Trung Quốc, Đài Loan, người từng qua lại Trung Quốc để làm đầu mối. Các đầu mối tại Việt Nam chịu trách nhiệm thiết lập cơ sở cấp dưới, dụ dỗ người lao động nghèo, công nhân hay người dân ở các vùng sâu, vùng xa, thậm chí cả người thân, người quen đi mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thẻ ATM.
Sau khi nhận thẻ ATM, người làm bán nguyên bao thư chứa thẻ ATM cho đầu mối thu gom với giá từ vài trăm tới vài triệu đồng/thẻ. Các tài khoản này sẽ được nhóm gọi điện từ nước ngoài chỉ định cho nạn nhân chuyển vào, sau đó rút tiền mặt hoặc chuyển qua tài khoản khác qua phần mềm internet banking nhằm xóa dấu vết.
Thời gian gần đây, các đối tượng sử dụng người ở các vùng miền khác nhau để gây khó khăn cho công tác truy tìm, bắt giữ. Nạn nhân ở phía Nam thì chúng buộc gửi tiền ra phía Bắc và ngược lại. Hầu hết tài khoản đều dùng CMND giả để mở, rút tiền xong là đóng tài khoản khiến công tác truy tìm gặp rất nhiều khó khăn, chậm trễ - trong lúc đó chúng chiếm đoạt tiền thành công.
Phối hợp nâng cao cảnh giác
Thượng tá Cao Xuân Lợi, phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM khẳng định: "Cơ quan điều tra chỉ mời, triệu tập những người có liên quan tới các vụ án bằng giấy mời, giấy triệu tập gửi qua Công an địa phương, không làm việc qua điện thoại nếu không có sự thống nhất từ trước với người dân.
Không có cơ quan chức năng nào của Việt Nam yêu cầu người dân chuyển tiền của mình vào tài khoản của người khác để điều tra, xác minh hay đóng phí dịch vụ bưu điện, phí hải quan… Vì vậy người dân cần hết sức cảnh giác khi nhận các cuộc điện thoại thông báo nợ cước điện thoại, thông báo nhận quà, trúng thưởng và đề nghị nộp tiền.
Nếu nhận các cuộc gọi như vậy, đề nghị báo ngay cho Công an địa phương hoặc đội 8, phòng PC46 để được giúp đỡ".
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết: "Trong thời gian qua, chiêu thức lừa đảo này diễn ra nhiều, ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM đã yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát lại quy trình lập tài khoản, cấp thẻ ATM, đặc biệt là công tác nhận dạng người mở tài khoản.
Các giao dịch bất thường của người gửi tiền, nhận tiền tại TP.HCM đều được chú ý đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để ngăn chặn lừa đảo. Tại các phòng giao dịch, bàn giao dịch của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng đều niêm yết công khai các phương thức, thủ đoạn của nhóm lừa đảo để người dân đề phòng, cảnh giác".
"Việc nhân viên ngân hàng móc nối, tiếp tay cho các tổ chức lừa đảo mà bị phát hiện sẽ bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định”, ông Minh nói.
GIA MINH

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Vụ chê chủ tịch tỉnh An Giang : Thường vụ đã họp nhưng ...chưa thống nhất cao !

TT - Chiều 24-11, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức cuộc họp khẩn để giải quyết dứt điểm vụ chê chủ tịch tỉnh trên trên facebook trong ngày 25-11.
Ngày 24-11, việc rút lại các quyết định xử phạt, quyết định kỷ luật ba cán bộ “chê” chủ tịch tỉnh An Giang trên Facebook chưa thể thực hiện vì chưa có được sự thống nhất cao của một số cơ quan chức năng liên quan.
Chiều cùng ngày, Ban thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức cuộc họp khẩn để giải quyết dứt điểm vụ việc trong ngày 25-11.
Trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Vương Bình Thạnh cho biết tại cuộc họp, Ban nội chính Tỉnh ủy đã phân tích, đánh giá toàn bộ vụ việc cũng như quy trình, thủ tục, thẩm quyền xử lý rồi đưa ra nhận định việc xử lý có những sai sót, sai luật, sai trình tự thủ tục.
Từ đó đã kiến nghị phải thu hồi ngay các quyết định xử phạt, kỷ luật và chỉ xử lý ba cán bộ vi phạm với hình thức nhẹ nhàng như phê bình, nhắc nhở.
Bà Võ Thị Ánh Xuân, bí thư Tỉnh ủy An Giang, cho biết đã yêu cầu các sở ngành, đơn vị liên quan xem xét giải quyết lại các quyết định kỷ luật đảm bảo đúng luật theo tinh thần cuộc họp đối với ba cán bộ này dứt điểm trong ngày 25-11.
Sau đó tổ chức họp báo công khai cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí trong ngày 
26-11.
Cùng ngày, Sở Thông tin - truyền thông cũng mời cô giáo Lê Thị Thùy Trang đến làm việc.
Ông Trần Thanh Tâm, phó giám đốc sở, cho hay cô Trang có vi phạm và việc xử phạt đối với cô là đúng luật, đúng quy trình nên sở không thu hồi quyết định xử phạt, mà chỉ chiếu cố xem lại hoàn cảnh để có thể cho... khỏi nộp phạt tiền.
Tuy nhiên, cô Trang cho biết đã không đến làm việc. “Nếu họ thấy làm sai thì tự rút quyết định xử phạt, còn nếu cho là làm đúng thì cứ giữ y như vậy, tôi không xin xỏ gì nữa, và sẽ không nộp phạt. Sau đó mới tính đến chuyện có nên khiếu nại, khởi kiện hay không” - cô Trang nói.
Anh Huỳnh Nguyễn Huy Phúc cho biết anh và vợ anh (chị Phan Thị Kim Nga, phó văn phòng Sở Công thương) chưa được thông báo gì về việc rút quyết định 
kỷ luật.

Thu hồi văn bản cấm “like”
Chiều 24-11, Phòng giáo dục - đào tạo TP Châu Đốc (An Giang) cho biết đã quyết định thu hồi văn bản 1192/PGDĐT ngày 2-11 có nội dung nghiêm cấm cán bộ, công chức, giáo viên trên địa bàn like, bình luận một số chuyện “nhạy cảm” trên Facebook.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Hồng Loan, trưởng Phòng giáo dục - đào tạo, ban hành văn bản chỉ đạo: “Khi tham gia mạng xã hội, nghiêm cấm các cá nhân bình luận, thích (like), chia sẻ (share), đăng nội dung các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách, chính trị, tôn giáo, phản động, chống phá chính quyền, làm ảnh hưởng uy tín cá nhân người khác”.

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Rút quyết định xử phạt cán bộ chê chủ tịch tỉnh trên facebook

 Calathau nói leo : Một ngày trước tháng 7/2015, cô giáo Thùy Trang đọc báo thấy nội dung: “Thanh tra Chính phủ đề nghị kiểm điểm chủ tịch UBND tỉnh An Giang”. Cô Trang đã đăng lại nội dung này lên Facebook của mình và bình luận: “Ông chủ tịch này cái mặt kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang”. Ông P. (Nhân viên điện lực) và bà N.(Phó VP Sở Công thương ) vợ ông,  cùng sử dụng Facebook của ông P. để “like” bình luận trên.
Thế là UBND Tỉnh An Giang huy động cả hệ thống chính trị (16 Ban, Ngành) quyết liệt, rầm rộ ra quân truy tìm "thủ phạm nói xấu Chủ tịch Tỉnh". Không khó khăn, họ "bắt quả tang" cả 3 nhân viên Nhà nước này và kết vào tội " lợi dụng mạng xã hội nói xấu, bôi nhọ danh dự người khác" ( Mà đây là Chủ tịch Tỉnh mới to gan ?!). Rất khẩn trương, cô giáo Thùy Trang, ông thợ điện bị cơ quan chủ quản kiểm điểm, ép nhận kỷ luật kèm theo ...nộp phạt mỗi người 5 triệu đồng . Bà Phó văn phòng vợ ông thợ điện do chỉ nhờ Facebook của chồng nhấp "Thích" nên chỉ bị khiển trách về mặt Đảng, chuyển công tác khác!  Mõ cho rằng xung quanh vụ này nó bộc lộ ra những điểm yếu "chết người" ( chính xác là chết dân) của nền cai trị mang mầu sắc cung vua phủ chúa thời phong kiến ngày xưa mà chúng ta đang kiên trì đeo đuổi .

TTO -  Nói về vụ bị chê trên facebook, chủ tịch UBND tỉnh An Giang phát biểu như sau : "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình."
Ông Vương Bình Thạnh nói: "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình"  - Ảnh: Chí Quốc
Rất trịch thượng, kiểu "Vua xứ Mù ", CT tỉnh An Giang  Vương Bình Thạnh nói: "Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình"  - Ảnh: Chí Quốc .Lời bình của Mõ Làng Cu Lờ .

Chiều 23-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vương Bình Thạnh - chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết chiều cùng ngày ông đã chỉ đạo và giao cho một phó chủ tịch UBND tỉnh họp với các sở, ngành của tỉnh xem xét lại việc xử lý kỷ luật ba cán bộ trong vụ bình luận về chủ tịch trên Facebook.
“Quan điểm của tôi trong vụ việc này là sẵn sàng tha thứ cho các cá nhân vì họ đã thấy được lỗi của mình nên tôi đã yêu cầu đồng chí phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tham mưu xem xét theo hướng rút lại các quyết định xử lý đối với ba cán bộ vừa qua và xem xét chỉ xử lý hình thức nhẹ nhất mang tính phê bình nhắc nhở là chính”, ông Thạnh nói.
Ông Thạnh cũng thông tin kết thúc cuộc họp chiều cùng ngày, UBND tỉnh đã thống nhất yêu cầu Sở Thông tin truyền thông, Đảng ủy khối dân chính Đảng tỉnh An Giang, Sở Công thương An Giang rút các quyết định xử lý phạt hành chính và chính quyền, kỷ luật Đảng đối với 3 cán bộ mà các cơ quan này đã ra quyết định xử lý trước đó.
Theo đó, Sở Thông tin truyền thông phải rút quyết định xử phạt hành chính mức 5 triệu đồng đối với bà Lê Thị Thùy Trang (giáo viên Trường THPT Long Xuyên, TP.Long Xuyên) và ông Huỳnh Nguyễn Huy Phúc (nhân viên Điện lực An Giang).
Hai cán bộ này chỉ bị cơ quan đang công tác phê bình nhắc nhở trong toàn cơ quan.
Đảng ủy khối dân chính Đảng tỉnh và Sở Công thương An Giang rút quyết định xử lý kỷ luật cảnh cáo Đảng và chính quyền đối với bà Phan Thị Kim Nga (phó văn phòng Sở Công thương).
Bà Nga chỉ bị cơ quan đang công tác phê bình nhắc nhở trước tập thể cơ quan mình.
Ông Thạnh cũng cho biết chỉ đạo này sẽ được các Sở, ngành thực hiện ngay trong ngày 24-11.
“Ngay sau khi thu hồi các quyết định trong tuần này Thường trực UBND tỉnh sẽ họp kiểm điểm rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với các cơ quan tham mưu đã ra các quyết định chưa chuẩn, thiếu cân nhắc gây ảnh hưởng đến cá nhân tôi và UBND tỉnh như trên và sẽ công khai kết quả xử lý cho cơ quan báo chí”, ông Thạnh cho hay. 
 --------------------------------------------
Trong cả ngàn Comment của cộng đồng mạng tuyệt đại đa số "tổng xỉ vả phe đầy tớ " , Mõ nhặt ra 3 cái Còm hầu quý cụ .

1/.Thu hồi "mặt kênh kiệu"( Của Trưởng thôn Khoai Lang)
Cuối cùng, cái quyết định phạt vì lên facebook chê bai ông chủ tịch tỉnh có cái mặt kênh kiệu cũng phải tới lúc thu hồi. Rút quyết định xử phạt cán bộ chê chủ tịch trên facebook
Trước hết là hoan hô tỉnh An Giang, trong đó có thái độ cầu thị và chỉ đạo cương quyết của Bí thư tỉnh uỷ.
Nhân đây xin có mấy lời: Hoá ra, đọc báo Lao Động mới té ngửa, chỉ mỗi "link" "Comment" và lên Status trên Facebook chê ông chủ tịch không gần dân, kênh kiệu ...rứa thôi mà cả một hệ thống chính trị của một tỉnh tới 16 cơ quan vào cuộc thì giật mình quá. 16 cơ quan ấy hùng hục vào cuộc, cùng nhất trí mạnh mẽ giá phạt 5 triệu và kỳ lạ làm sao, ngần ấy cơ quan, ngần ấy con người mải mê hùng hục ấy không có ai băn khoăn, không có ai đủ tỉnh táo để phản biện xem phạt vậy đã nên chưa, không một ai cho tới khi báo chí, dư luận rộ lên phản đối, họ mới bắt đầu gãi đầu gãi tai theo cái cách nói chung là, tóm lại là, trên cơ sở là...
Cũng đừng nguỵ biện phạt đúng nhưng vẫn thu hồi vì vì vì...Nếu đúng thì dứt khoát không thu hồi được. Ở đây các bác đang vi hiến, các bác đang xâm phạm quyền công dân. 
Vì thế, sau thu hồi còn phải kiểm điểm một lần cho các cơ quan tham mưu bừng tỉnh thói quen cung cúc theo lệnh, cung cúc phục vụ như một cái máy. Giá như xảy ra việc quan nói xấu dân mà cả 16 cơ quan lao vào bảo vệ dân, phạt cho được quan thì câu chuyện lại khác. Khép lại câu chuyện ở đây và chúc mừng lần nữa việc thu hồi "mặt kênh kiệu".

 2/ Ông nhà văn Văn Công Hùng viết :
*Nhưng cũng lạ, là những người bị phạt, bị kỷ luật vô cớ như thế mà chả ai có ý kiến gì, thun thút nộp phạt, thậm chí như cô giáo Trang không có tiền nộp phạt phải đi vay để nộp đúng ngày 20/11. Và cũng xin đính chính, cô giáo Trang không phải là người nhận xét "mặt kênh kiệu" mà chỉ đưa link về việc ông chủ tịch bị thanh tra nhà nước kiến nghị kiểm điểm kèm câu: "Hồi nào vậy tèn. Mà vậy đi cho đẹp lòng dân". Câu này 5 triệu, và cú bình của anh công nhân điện "Ông chủ tịch này kênh kiệu, xa lánh dân nhất trong các thời chủ tịch An Giang" cũng... 5 triệu cộng với hình phạt bổ sung là vợ anh này bị kỷ luật vì... cho chồng dùng tài khoản của mình để comment. ( Văn Công Hùng)

 3/. Ông Trần Đăng Tuấn có thời làm PTGĐ VTV đi xa hơn ...
*...Trong một chương trình talkshow phát định kỳ, có một nữ MC, hai nam tử, thành bè tam ca chê người nổi danh này mặc xấu, mỹ nữ kia nhìn như "bà cô ngoại", MC khác "hèn hèn...", vợ chồng nọ "có thể ly dị rồi" (rồi nghe đâu lại phải xin lỗi) . Tam ca cũng chả buồn tự nhìn, tự nghe bản thân để biết: Trước ống kính, chính họ đang ăn mặc đẹp xấu thế nào và kiểu họ nói về người khác nó có "hèn" không?. Khi những nghệ sỹ bị họ soi mói phản ứng, họ ngạc nhiên. Họ bảo: Giới nghệ sỹ mong manh thế ư, chuyện này ở nước ngoài thì là thường (!).
Thế đấy: Nói người khác có cái mặt kênh kiệu là xúc phạm. Bảo người khác là "hèn hèn.." thì là thẳng thắn thôi chứ có gì đâu. Tóm lại thì qua hai câu chuyện này, những người "mong manh" nhất về tâm lý có lẽ ngồi ở công sở An Giang. Và những người quyền lực hùng dũng nhất ngồi ở studio "Những kẻ lắm...".
Tôi không khái quát lên diện rộng, nhưng trong phạm vi hẹp và cụ thể của những chỗ diễn ra hai câu chuyện trên, tôi thấy toát lên sự khốn cùng. Sự khốn cùng của văn hóa lãnh đạo. Sự khốn cùng của văn hóa truyền thông. (Trần Đăng Tuấn)

BÍ THƯ TỈNH ỦY KỂ CHUYỆN BIÊN CHẾ


Câu chuyện có thật đã được một Bí thư Tỉnh ủy kể lại đã cho thấy sự đáng sợ của bộ máy này. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đến thăm một trường cấp III ở tỉnh. Gặp 4 nhân viên bảo vệ và 4 người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”. 

Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho Hiệu trưởng”. Ngay sau đó, Bí thư Tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, Bí thư Tỉnh ủy giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có 2 học sinh khám nhức đầu trong cả năm học. 

Chính ông đã cung cấp cho báo chí những con số buồn với bộ máy hành chính của tỉnh ông. UBND phường Hồng Hải, TP Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước. Chỉ 1 xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.

Thật ra, quyết tâm tinh giản biên chế đã được đặt ra từ hơn 20 năm trước. Chỉ kỳ lạ, mỗi lần quyết tâm là một lần bộ máy biên chế phình to ra thêm một ít...

Đến năm 2013, sau 10 năm thực hiện tinh giản, số lượng biên chế không những không giảm mà còn tăng thêm 20%. 

Cho đến nay, cả nước có 2,75 triệu công chức viên chức và nếu tính tổng số người hiện đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách Nhà nước, con số thật ấn tượng: 7,5 triệu người. Như vậy, cứ 12 người, kể cả trẻ mới đẻ lẫn các cụ già đã chuẩn bị về với tổ tiên, có một người hưởng lương phụ cấp từ ngân sách. Và chúng ta là một trong những nước hiếm hoi mà chỉ lệ chi thường xuyên chiếm gần 70% số chi ngân sách hàng năm.

Rất nhiều chuyên gia hành chính đã ngạc nhiên: Bộ máy hành chính là gì mà cả hệ thống chính trị xã hội đánh vật với nó hàng chục năm mà vẫn không thể thu gọn lại được?
Theo ANTĐ

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

BÌNH LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG IS .Nguyễn Ngọc Hùng)

   PHẢI DÙNG “CÁ BIỆT” ĐỂ ĐỐI CHỌI VỚI “DỊ BIỆT”!
 ( Bài viết của Nguyễn Ngọc Hùng đã đăng trên TT, nhưng tác giả gửi bản bản gốc cho các cụ Làng ta đọc. Vì đình Làng đang tập trung chủ đề Hội Lớp 2015 nên Mõ chuyển sang đây . Mong thông cảm và Xin cảm ơn !)

Kể từ khi xuất hiện như một thực tể tự xưng ở Iraq- Syria vào cuối tháng 6/2014 đến nay, tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) đã thể hiện rõ đây là một “dị biệt” của Hồi giáo, một quái thai kỳ quặc trong xã hội loài người ở giai đoạn văn minh đầu thế kỷ XXI. Cũng bị liệt vào loại “khủng bố”, nhưng IS “dị biệt” hơn tất cả các tổ chức khủng bố đã có và đang hiện hữu. Ngay tại thực địa Syria và Iraq, IS đánh cả các nhóm cũng bị coi là khủng bố và nhân danh “thánh chiến”, như Mặt trận Nusra, al-Qa’eda, Hizbullah Liban... và nhiều nhóm khác. Thủ lĩnh của IS- Abu Bakr al-Baghdadi, từ khi mới xưng danh là “Khaleefa” (tức người kế tục của Tiên Tri Mohammed) đã phủ nhận vai trò lãnh đạo al-Qa’eda của Ayman Zawaheri- kẻ kế tục Osama Bin Laden sau khi trùm al-Qa’eda này bị Mỹ tiêu diệt hồi tháng 5/2011. Al-Baghdadi công khai tuyên bố chính y mới là “người kế tục xứng đáng nhất của Bin Laden”, và còn hơn thế, bởi chính y đã biến được “lý tưởng” của Bin Laden về một “nhà nước Hồi giáo” thành hiện thực.
Trên thực tế hoạt động từ hơn một năm nay, IS đã cho thấy tham vọng của chúng ngông cuồng hơn tất cả các nhóm khủng bố hiện hữu. Chúng công khai là kẻ thù của toàn thế giới, không kể đó là người Thiên Chúa giáo, người Do Thái giáo, người thế tục, người Hồi giáo theo dòng Shi’a và cả người Hồi giáo Suna mà không chấp nhận “tôn vinh” thủ lĩnh của chúng là “Khaleefa”! Tất cả loài người không tuân thủ thứ Hồi giáo mà IS tự nhận là “đại diện” đều bị chúng coi là “ngoại đạo” cần phải bị chúng- “nhân danh Thánh Allah” loại bỏ khỏi thế gian này! Những hành động man rợ do IS thực hiện và được chính chúng tung lên truyền thông internet một cách công khai khiến toàn thế giới kinh hoàng, vượt xa mọi điều khủng khiếp nhất mà con người trong thời đại văn minh ngày nay có thể hình dung ra!
Mục đích của các hành động khủng bố do các nhóm “thánh chiến” thực hiện đều mang nặng triết lý của hệ tư tưởng Thánh chiến Hồi giáo. Đó là tiêu diệt “những kẻ ngoại đạo”, buộc những kẻ ấy phải tuân phục “tôn giáo của Allah” (Hồi giáo), nhằm mở mang bờ cõi “nhà nước Hồi giáo” để trở thành “tôn giáo của toàn thể nhân gian” như Kinh Qoraan đã mặc định! Những mục đích này “cao cả” hơn rất nhiều so với các kiểu giết người vì trả thù hay cướp của; bắt cóc người để đòi tiền chuộc hoặc đòi một sự đánh đổi cụ thể nào đó. Với mục đích mang tính thanh lọc tôn giáo như vậy, các chiến dịch khủng bố của al-Qa’eda và IS đều nhằm giết người càng nhiều càng tốt. Phá hủy càng kinh hoàng càng tốt. Không cần phân biệt dân sự hay quân sự; không cần biết đó là thường dân hay chính quyền đối phương; bởi tất cả, đối với bọn khủng bố nhân danh “thánh chiến” này, đều là kẻ thù của “tôn giáo Allah” (Hồi giáo). Vụ khùng bố do al-Qa’eda thực hiện nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ ngày 11/9/2001 là một ví dụ điển hình. Khi thực hiện các vụ tấn công khủng bố, IS và al-Qa’eda không gọi mục tiêu của chúng bằng danh xưng các quốc gia cụ thể hiện thời, mà đều dùng các ngôn từ có trong Qorran từ thế kỷ thứ VII sau công nguyên. Ví dụ: “Mulhed” (kẻ vô thần) như khi nói đến Liên Xô hồi ở Afghanistan, “Musharikeen” hay “Masihy” hoặc “quân thập tự” để chỉ Thiên Chúa giáo, gồm tất cả các quốc gia theo tôn giáo của Chúa Giê- su, như Mỹ, Anh, Pháp, Nga..., “Kafi’r” (kẻ phản đạo) để chỉ những người Hồi giáo không tuân thủ các tiêu chuẩn của IS. Riêng “Israel” thì đã có ghi danh trong Qorran rồi. Theo triết lý của Hồi giáo nguyên gốc, đã được mặc định trong Qorran, thì “vô thần” bị coi là kinh tởm nhất. Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo (Israel) được Qoraan xếp vào loại “Đạo của Trời” như Hồi giáo. Bởi thế, khi Liên Xô vào Afghanistan hồi thập niên 80 của thế kỷ trước, al-Qa’eda và thánh chiến Hồi giáo nói chung hợp tác với Thiên Chúa giáo để đánh Mulhed, chứ không phải chủ đích là hợp tác với Mỹ để đánh Liên Xô. Nhưng sau “Mulhed” thì “quân thập tự” phải bị loại bỏ. Bởi Mỹ khi ấy cứ tưởng al-Qa’eda và Taliban cùng chí hướng chống cộng, nên sau khi Liên Xô bật khỏi Afghanistan, Mỹ không thể hiều nổi vì sao Bin Laden lại tấn công nước Mỹ bằng “đòn” khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001?
Bây giờ, nếu không hiểu triết lý của khủng bố nhân danh thánh chiến mang đậm bản chất thanh lọc tôn giáo như thế, rồi xếp chúng “đồng hạng” với các loại khủng bố khác, thì nhân loại sẽ không khỏi bàng hoàng, không thể lý giải nổi khi chứng kiến mức độ tàn độc của các chiến dịch khủng bố mà IS và al-Qa’eda thực hiện như đã xảy ra!
Để duy trì và phát triển “nhà nước Hồi giáo”, IS thực thi những kế hoạch dài hơi rất bài bản và khủng khiếp.
Chúng tận dụng thời đại internet để truyền bá hệ tư tưởng “thánh chiến” kì dị của chúng, đánh vào tâm lý bất mãn và sự hiếu kỳ của một bộ phận giới trẻ hiện nay; nuôi cho số này kỳ vọng viển vông về một thế giới “công bằng như trên thiên đàng”, mà muốn đạt được như thế thì phải phá bỏ tất cả những thứ hiện hữu trái với các tiêu chuẩn của “nhà nước Hồi giáo”. Chúng truyền bá trên internet những triết lý thánh chiến và tận dụng hệ thống trường dòng của Hồi giáo để truyền bá hệ tư tưởng này trong cộng đồng tín đồ ngoan đạo. Bằng những phương sách này, chúng duy trì nhận thức “Hồi giáo nguyên gốc” (những triết lý Hồi giáo có từ thế kỷ thứ VII- VIII sau công nguyên) cổ hủ và o bế đông đảo tín đồ làm nền tảng quần chúng rộng rãi cho chúng trong thế giới Hồi giáo nói chung và Arab nói riêng.
IS “xây dựng lực lượng” bằng những phương sách cũng thật là “dị biệt”, quái thai! Ngoài việc thu nạp hàng ngàn người từ bốn phương trời kéo về Syria, IS đã hình thành hệ thống trại huấn luyện tại những khu vực mà chúng đang kiểm soát ở Syria và Iraq. Tại đây, chúng thu nạp những thanh niên mới “tự nguyện” đến với chúng để nhồi nhét tư tưởng thánh chiến cực đoan và huấn luyện “lính mới” thực hành giết người! Chúng có những trại riêng huấn luyện trẻ mồ côi. Những đứa trẻ này chủ yếu là con của những người đã bị chúng tàn sát. Chúng thực hiện các biện pháp “huấn luyện” man rợ nhất để gột sạch tính người trong đầu óc trẻ thơ, biến những đứa trẻ này thành những kẻ giết người máu lạnh! Tất cả những ai đã vô tình hay bị ép buộc vào các trại này, chỉ có một con đường là phải trở thành sát thủ không ghê tay, không biết gì khác hơn là sẵn sàng chết “vì sự nghiệp của Thánh Allah”! Bất cứ ai trong môi trường “huấn luyện” này mà tỏ ra bất tuân hoặc không thể trở thành “sát thủ” thì đều bị triệt hạ hết! Không thiếu gì thanh niên châu Âu hết sức ngỡ ngàng và tuyệt vọng khi đã lọt vào các “trại huấn luyện” này. Nhưng hầu như đã quá muộn! Chính IS tung lên internet những video clip ghi cảnh hành hình hàng chục trẻ em một cách rất man rợ vì đám trẻ này không “tiếp thu” nổi “giáo trình huấn luyện” của chúng!
Khi đã trở thành chiến binh “thánh chiến” của IS, các tay súng này không biết gì hơn là sẵn sàng xả thân “vì sự nghiệp của thánh Allah”. Những kẻ đã “thấm nhuần” triết lý thánh chiến thì không còn biết sợ chết là gì, nếu cái chết đó là “vì Thánh”! Chết cho sự nghiệp của Thánh đều được tôn vinh là “Shaheed” (liệt sĩ) và mặc nhiên “được lên Thiên đàng”. IS cũng như các tổ chức Thánh chiến Hồi giáo khác có “luật” phụng dưỡng suốt đời tất cả những người ruột thịt của “Shaheed”. Bởi thế, thường thấy các chiến binh IS xung trận như những con thiêu thân và nhân lực cho đạo quân đánh bom tự sát hầu như vô tận!
Về tính “dị biệt” trong các hành vi tàn bạo thì IS thực sự là ác quỷ, không còn tính người! Hàng loạt video clip do chính IS tung lên internet “quảng bá” cho những vụ giết người man di mọi rợ  của chúng mà ai xem cũng phải rùng rợn! Truyền thông thường dùng từ “chặt đầu” để mô tả các vụ IS hành quyết con tin và tù binh trong tay chúng. Nhưng từ “chặt đầu” này không đúng với nghĩa đen của hành động hành hình. Đúng nghĩa phải là “cắt cổ”, như chúng ta gọi là “cắt tiết” khi giết mổ gia súc vậy. Đao phủ dùng con dao, chứ không phải là kiếm hay đao, cứa vào yết hầu của nạn nhân, chứ không phải là chém một nhát. Sau đó, thả nạn nhân vật vã trên đất cho đến khi hết máu, tắt thở mà chết. Rồi đao phủ lại dùng con dao đó để cất thủ cấp cùa nạn nhân lìa khỏi thân xác! Hành động này man rợ và khủng khiếp hơn nhiều lần so với việc chém một nhát đứt đầu nạn nhân! Còn nhiều cách “hành hình” quái đản khác mà IS đã “diễn” trên internet. Như nhốt viên phi công người Jordani bị chúng bắt vào lồng sắt, đổ xăng thành dòng vẽ hình chữ nhân kéo từ lồng sắt ra xa. Rồi châm lửa để cháy lan từ xa vào đến lồng sắt mà thiêu sống nạn nhân. Hoặc chúng nhốt mấy người vào một lồng sắt, rồi dùng cần cẩu “nhúng” lồng sắt ấy xuống hồ nước. Cứ nhúng xuống, kéo lên như thế cho đến khi tất cả trong lồng đều chết ngạt! Có vụ, chúng nhốt nạn nhân vào một xe hơi nhỏ, rồi bắn bạn RBJ xé nạn nhân thành tro bụi! Hoặc tương tự khi đặt khối thuốc nổ phá tung chiếc xe nhốt nạn nhân trong đó. Nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo bị chúng hành hình bằng cách đóng đinh lên thánh giá phơi nắng giữa nơi công cộng cho đến chết. Còn những vụ hành hình “theo luật Shariya” (như ném đá cho đến chết, chặt tay kẻ trộm...) thì “quá bình thường”. Những vụ tàn sát tập thể không phải là hiếm, nhất là trong thời gian đầu IS đánh chiếm các địa phương ở Iraq hồi tháng 6/2014. Điển hình nhất là vụ chỉ trong một ngày, chúng giết chết 1.700 quân nhân Iraq tại một trại huấn luyện ở tỉnh SalahuDeen! Sau khi IS bị đánh đuổi khỏi tỉnh này hồi tháng 4 năm nay, chính quyền Iraq đã khai quật các khu chôn tập thể và xác thực số lượng bị giết khủng khiếp như thế!!!
Với một thực thể dị biệt tới mức quái thai như vậy trong xã hội loài người hiện nay, mà cả thế giới đang ứng xử với chúng một cách văn minh, nhân đạo, thượng tôn pháp luật như với các tội phạm phổ biến khác, thì thật là quá bất cập!
Tổng thống Barack Obama vẫn đòi giải tán nhà tù Guantanamo được thiết lập từ 2001 đến nay để nhốt các nghi can khủng bố khi Mỹ xóa sổ chế độ Taliban ở Afghanistan và phá tan tổ chức al-Qa’eda. Đúng là rất nhiều “nghi can” bị giam ở đó “không đúng với các quy định của pháp luật”. Nghĩa là không có lệnh của thẩm phán, không có kết luận điều tra, không có truy tố, không được xét xử tại tòa án và không có bản án có hiệu lực của tòa án... Nhưng tất cả các tù nhân này đều không hề “cải tà quy chính” sau thời gian nhiều năm bị giam tại Guantanamo. Mỹ đã thả nhiều “nghi can” loại này và chuyển giao cho các quốc gia mà các nghi can này mang quốc tịch. Nhưng sau khi “xổng chuồng”, phần lớn số này lại trở về với al-Qa’eda và các nhóm thánh chiến khác. Vương quốc Saudi Arabia- một quốc gia nhận nhiều nhất các tù nhân được phóng thích từ Guantanamo trở về. Vương quốc này có cả một chương trình “cấp quốc gia” rất tốn kém để giúp các đối tượng này “hòa nhập cộng đồng” trước khi cho họ trở về với gia đình. Nhưng cuối cùng, kết luận rằng 85% số này đã trở lại với các nhóm thánh chiến và hầu như đều trở thành “thủ lĩnh” các loại! Chả thế mà Saudi Arabia hiện nay là quốc gia bị IS và al-Qa’eda coi là “thù địch nhất” trong khối Arab!
Đã đến lúc cả loài người, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, chính kiến phải cùng nhau quyết loại bỏ cái quái thai IS ra khỏi cộng đồng thế giới văn minh. Loại trừ IS phải được nâng lên thành một “vấn đề toàn cầu”, tương tự như chống biến đổi khí hậu, chống vũ khí hủy diệt, chống ma túy và bệnh AID vậy! Không nên tiếp tục xếp IS “ngang hàng” với các loại khủng bố khác như al-Qa’eda, Hizbullah để ứng xử theo các tiêu chuẩn văn minh với chúng. Đối với “tính đị biệt” quái đản của thực thể khủng bố này, cộng đồng quốc tế cần phải có loại “luật pháp cá biệt” dành riêng cho chúng!
15/11/2015
NGUYỄN NGỌC HÙNG

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Xuất hiện virus ăn cắp tài khoản Facebook cực kỳ nguy hiểm

(PLO) Thứ 2. 16/11- Cộng đồng người dùng Facebook đã vô cùng lo lắng khi vừa qua lại xuất hiện thêm một loại virus mới, có thể đánh cắp tài khoản và các thông tin cá nhân chỉ trong vòng vài nốt nhạc.
Theo đó, mọi việc sẽ bắt đầu bởi một thông báo trên Facebook rằng có ai đó đang nhắc đến (mentioned) bạn trong một bài viết hoặc một bình luận. Khi nhấp vào xem, nó sẽ chuyển bạn sang một trang mới có giao diện tương tự như Facebook (nhưng địa chỉ trang là giả), đồng thời thông báo rằng trình duyệt đang sử dụng bị thiếu một thành phần cần thiết, yêu cầu người dùng nhấn OK để cài đặt.

 Thông báo do virus tạo ra, nhấp vào mà không để ý sẽ rất nguy hiểm. Ảnh: MH
Lúc này, bạn sẽ thấy xuất hiện một cửa sổ cài đặt nhỏ yêu cầu bạn Thêm tiện ích Buz vào trình duyệt. Nếu làm theo thì các thông tin cá nhân như tên đăng nhập, mật khẩu Facebook, các tài khoản lưu trên trình duyệt đơn cử như tài khoản Gmail, tài khoản ngân hàng… cũng sẽ bị đánh cắp âm thầm mà người dùng không hề hay biết.

 Yêu cầu người dùng cài thêm tiện ích Buz. Ảnh: MH
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy ngay lập tức gỡ bỏ tiện ích Buz ra khỏi trình duyệt bằng cách truy cập vào địa chỉ coccoc://extensions/ hoặc chrome://extensions, rồi bấm vào biểu tượng thùng rác để gỡ bỏ.
Sau đó, tiến hành bật tính năng mật khẩu 2 lớp cho Facebook thông qua các số điện thoại thường dùng để nó gửi mã bảo mật. Nghĩa là khi bạn đăng nhập Facebook trên các thiết bị lạ, thì ngoài mật khẩu của tài khoản, bạn còn sẽ nhận được một dãy số bảo mật gồm sáu con số để xác minh thêm lần nữa.

Kích hoạt tính năng xác minh 2 bước cho Facebook. Ảnh: MH 
Để làm được việc này, bạn chỉ cần truy cập vào địa chỉ https://www.facebook.com/settings?tab=security&section=approvals&view, sau đó nhập vào số điện thoại đang xài và làm theo các bước hướng dẫn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đổi lại mật khẩu Facebook đang xài để an toàn hơn.
Tương tự như vậy, nếu bạn muốn Facebook gửi thông báo qua SMS hoặc email khi tài khoản của bạn được đăng nhập trên một thiết bị lạ thì kích vào mục Security > Login Notifications rồi đánh dấu chọn vào các mục tương ứng.
MINH HOÀNG
--------------------------------------------
Blogger Lê Tiến Hoàn đã viết thông báo trên tường fecebook của mình  như sau :
Cảnh báo Nguy hiểm: Tôi bị Hacker xâm nhập vào mục Yahoo! Mail, lấy hết địa chỉ E-Mail trong Danh bạ (Địa chỉ bạn bè ở Yahoo!Mail) của tôi và dùng account letienhoan trong Yahoo của tôi để gửi mail cho những địa chỉ đó với nội dung xin giúp đỡ - vay tiền 2500 USD. Bạn nào nhận được xin đừng trả lời.Thành thật xin lỗi mọi người vì sự phiền toái này. Xin cảm ơn nhiều. Hiện giờ tôi không còn d/c email của bạn nào cả nên muốn gửi mail thông báo và tạ lỗi với ai cũng không được vì không nhớ đ/c. Mong mọi người thông cảm.