Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

CỰC HOT: DANH SÁCH MÀ AI AI CŨNG TÒ MÒ MUỐN XEM




Danh sách các ông bà trượt Ủy viên trung ương
1.Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (buồn nhất rồi, chưa kể bonus thêm bác Long thứ trưởng)- > kết quả của hàng loạt nguyên nhân trong đó có vụ thiếu Vắc xin, tiêm nhầm, quá tải bv...
Ngoài ra, Bộ Y tế của bà chị này chả có một ai vào trung ương.
2.Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng (thôi, lập thêm Bộ Năng lượng làm gì nữa. Bộ CThg có anh Trần Tuấn Anh là được rồi).
3. Trợ lý Tổng bí thư Hồ Mẫu Ngoạt (cái này mình đau nhất, thua độ thằng Chang hói). Cũng đau, trươt cả ủy viên BCT rồi lại trượt nốt TW
4. Nguyễn Doãn Khánh, nguyên Phó ban nội chính Trung ương, nay là ĐBQH (nói nhiều)
5. Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đoàn Than-khoáng sản (than lậu)
6. Dương Quang Thành, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực VN EVN
7. Phạm Gia Túc, phó bí thư thành ủy Cần Thơ (các anh ở VCCI thường yếu lắm)
8. Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch tỉnh Đăk Lăk (cũng rất đau)
9. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh …(đụng chạm nhiều quá đấy mà)
10. Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Trưởng ban Dân vận TW (hơi bất ngờ tí)
11. Nông Quốc Tuấn, con cựu TBT Nông Đức Mạnh (thế thôi).
12. Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
13. Mai Văn Ninh - Phó ban tuyên giáo trung ương.
14. Nguyễn Thị Quyết Tâm, phó bí thư tp hcm (chắc đb không thích vì chị nói hai lời quá, vụ thu phí xe máy í).
15. Bạch Ngọc Chiến - nguyên trưởng ban VTV4, hiện là Phó chủ tịch tỉnh Nam Định. Ông này là con rể ông Phạm Quang Nghị (cựu Bí thư HN)
16. Nguyễn Sỹ Hiệp - Phó Chủ nhiệm VP Chính phủ. Ông là con trai ông Nguyễn Văn An (cựu chủ tịch Quốc hội).
17. Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN.
Và Tổng liên đoàn lao động VN không có ủy viên TW. Vì ông Trần Thanh Hải cũng trượt.

Tạm thế đã, em xin chia buồn cùng các anh, các chị ạ Chúc các anh, chị ăn tết vui vẻ.

Ngoài ra, cũng nên đọc bài này trên báo Công An TP HCM:
Tất cả các ứng viên đề cử thêm đều trượt Ban Chấp hành Trung ương khoá XII
(CAO) Chiều nay (26-1) Đại hội 12 đã công bố kết quả bầu Ban chấp hành Trung ương khoá mới gồm 180 vị Uỷ viên Chính thức và 20 Uỷ viên dự khuyết. Tất cả các đề cử thêm đều không trúng Ban Chấp hành Trung ương khoá XII.
____________

Những Tư lệnh sắp tới
Theo danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa được công bố tại Đại hội, nhiều Thứ trưởng các Bộ đã trúng cử Ban Chấp hành khóa XII.

1. Bộ NN&PTNT có Thứ trưởng thường trực Nguyễn Xuân Cường,
2. Bộ Thông tin và Truyền thông có Thứ trưởng Trương Minh Tuấn
3. Bộ KH&ĐT có Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng,
4. Bộ KH&CN có Thứ trưởng Chu Ngọc Anh,
5. Bộ TN&MT có Thứ trưởng Trần Hồng Hà,
6. Bộ Xây dựng có Thứ trưởng thường trực Phạm Hồng Hà,
7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện,
8. Thanh tra Chính phủ có Phó Tổng Thanh tra Lê Thị Thủy
9. Bộ Công Thương có Thứ trưởng Trần Tuấn Anh
10. Bộ Nội vụ có Thứ trưởng Lê Vĩnh Tân
11. Ủy Ban Tư pháp có Phó Chủ nhiệm Lê Thị Nga
12. Hội Nông dân có Phó Chủ tịch Lại Xuân Môn…
*Các đoạn in nghiêng là của Tễu Blog bổ sung.
 
Tham khảo từ FB Mạnh Quân
_________


14 Bộ trưởng khác không là ủy viên trung ương khóa XII
và sẽ nghỉ trong thời gian tới, gồm:

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh (1949)
- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh (1952).
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình (1954).
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền (1952).
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường (1953).
- Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (1953)
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận (1955)
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử (1951)
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang (1953)
- Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân (1955)
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (1953)
- Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (1959)
- Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (1955)
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (1953)

Nguồn:  http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/141667/
________

Danh sách phân chia UVTU theo ngành như sau:

1. Các ban đảng ở TƯ có 29 đồng chí.
2. VP Chủ tịch nước có 1 đồng chí (Đào Việt Trung)
3. VP Chính phủ có 33 đồng chí.
4. VP Quốc hội: 13 đồng chí
5. TAND, VKSNDTC: 2 đồng chí Hòa Bình
6. MTTQ & Các đoàn thể chính trị: 6
7. Doanh nghiệp Nhà nước: Nhõn 2 là Vietnam Airlines và Viettel
8. Quân đội: 21 tướng.
9. Công an: 5 tướng
10. Địa phương: 69 đồng chí, chủ yếu là Bí thư hoặc Phó bí thư tỉnh

Theo FB Hoàng Dũng

Danh sách BCH TW ĐẢNG CSVN Khóa XII

Danh sách 200 ủy viên trung ương khóa XII


Trong danh sách Ban chấp hành khóa XII có nhiều ủy viên Bộ Chính trị khóa XI như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Chiều 26/1, Ban kiểm phiếu đã báo cáo kết quả bầu cử và công bố danh sách 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương khóa XII.
7 ủy viên Bộ Chính trị khóa XI có tên trong danh sách Ban chấp hành khóa XII gồm các ông: Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thiện Nhân và các bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Tòng Thị Phóng.
Ủy viên nhiều tuổi nhất là ông Nguyễn Phú Trọng (sinh năm 1944, Tổng bí thư khóa XI). Hai ủy viên chính thức trẻ nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang) và Nguyễn Xuân Anh (sinh năm 1976, Bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng).
4 Phó thủ tướng đương nhiệm trúng cử là các ông Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam.
3 Phó chủ tịch Quốc hội trúng cử là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, bà Tòng Thị Phóng và ông Uông Chu Lưu.
Trong danh sách trúng cử không có một số Ủy viên Trung ương khóa XI được Ban chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu như bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế, ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ...

DANH SÁCH
ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII

I. Ủy viên Trung ương chính thức

1 NGUYỄN HOÀNG ANH Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng
2 CHU NGỌC ANH Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ
3 NGUYỄN THÚY ANH Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
4 TRẦN TUẤN ANH Thứ trưởng Bộ Công thương kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương
5 NGUYỄN XUÂN ANH Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng
6 HÀ BAN Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
7 NGUYỄN HÒA BÌNH Viện trưởng VKSND tối cao
8 TRƯƠNG HÒA BÌNH Chánh án TAND tối cao
9 DƯƠNG THANH BÌNH Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
10 NGUYỄN THANH BÌNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
11 PHAN THANH BÌNH Giám đốc ĐHQG TP HCM
12 NGUYỄN VĂN BÌNH Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
13 TẤT THÀNH CANG Phó bí thư Thành uỷ TP HCM
14 BÙI MINH CHÂU Phó bí thư Tỉnh uỷ - Chủ tịch UBND Phú Thọ
15 LÊ CHIÊM Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
16 HÀ NGỌC CHIẾN Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
17 NGUYỄN NHÂN CHIẾN Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh
18 ĐỖ VĂN CHIẾN Phó chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc
19 TRỊNH VĂN CHIẾN Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá
20 HOÀNG XUÂN CHIẾN Thiếu tướng - Tư lệnh Bộ đội biên phòng
21 PHẠM MINH CHÍNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
22 MAI VĂN CHÍNH Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
23 NGUYỄN ĐỨC CHUNG Chủ tịch UBND Hà Nội
24 LÊ VIẾT CHỮ Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi
25 NGUYỄN TÂN CƯƠNG Thiếu tướng, Tư lệnh quân khu 4
26 LƯƠNG CƯỜNG Thượng tướng – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
27 NGUYỄN PHÚ CƯỜNG Bí thư tỉnh Đồng Nai
28 TRẦN QUỐC CƯỜNG Phó bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk
29 BÙI VĂN CƯỜNG Bí thư Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương
30 PHAN VIỆT CƯỜNG Phó bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
31 NGUYỄN XUÂN CƯỜNG Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
32 NGUYỄN VĂN DANH Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang
33 NGUYỄN HỒNG DIÊN Chủ tịch UBND Thái Bình
34 LÊ DIỄN Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông
35 NGUYỄN VĂN DU Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn
36 ĐÀO NGỌC DUNG Bí thư Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương
37 NGUYỄN CHÍ DŨNG Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư
38 TRỊNH ĐÌNH DŨNG Bộ trưởng Xây dựng
39 ĐINH TIẾN DŨNG Bộ trưởng Tài chính
40 MAI TIẾN DŨNG Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam
41 TRẦN TRÍ DŨNG Bí thư Tỉnh uỷ Trà Vinh
42 VÕ VĂN DŨNG Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương
43 PHAN XUÂN DŨNG Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
44 LÊ XUÂN DUY Thiếu tướng, Phó tư lệnh Quân khu 2
45 NGUYỄN QUANG DƯƠNG Phó bí thư thường trực Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Trung ương
46 VŨ ĐỨC ĐAM Phó thủ tướng
47 HUỲNH THÀNH ĐẠT Phó Giám đốc thường trực ĐHQG TP HCM
48 NGUYỄN KHẮC ĐỊNH Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
49 TRẦN ĐƠN Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
50 PHAN VĂN GIANG Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 1
51 NGUYỄN VĂN GIÀU Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội
52 PHẠM HỒNG HÀ Thứ trưởng Bộ Xây dựng
53 TRẦN HỒNG HÀ Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường
54 NGUYỄN THỊ THU HÀ Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ 
55 NGUYỄN ĐỨC HẢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
56 NGUYỄN THANH HẢI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá Giáo dục
57 HOÀNG TRUNG HẢI Phó thủ tướng
58 BÙI VĂN HẢI Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang
59 NGÔ THỊ THANH HẰNG Phó bí thư thường trực Thành uỷ Hà Nội
60 NGUYỄN MẠNH HIỂN Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
61 PHÙNG QUỐC HIỂN Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội
62 BÙI THỊ MINH HOÀI Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương
63 LÊ MINH HOAN Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp
64 VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Trưởng ban Kinh tế Trung ương
65 NGUYỄN MẠNH HÙNG Thiếu tướng - Tổng giám đốc Viettel
66 NGUYỄN MẠNH HÙNG Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
67 LỮ VĂN HÙNG Chủ tịch UBND Hậu Giang
68 NGUYỄN VĂN HÙNG Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị
69 NGUYỄN VĂN HÙNG Bí thư Tỉnh uỷ Kon Tum
70 ĐINH THẾ HUYNH Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
71 LÊ MINH HƯNG Phó chánh Văn phòng Trung ương
72 THUẬN HỮU Tổng biên tập báo Nhân Dân
73 LÊ MINH KHÁI Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu
74 NGUYỄN ĐÌNH KHANG Phó bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang
75 TRẦN VIỆT KHOA Thiếu tướng - Phó giám đốc Học viện Quốc phòng
76 ĐIỂU KRÉ Chủ tịch HĐND Đắk Nông
77 NGUYỄN THẾ KỶ Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
78 HOÀNG THỊ THÚY LAN Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
79 TÔ LÂM Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ Công an
80 CHẨU VĂN LÂM Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang
81 HẦU A LỀNH Phó trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc
82 NGÔ XUÂN LỊCH Đại tướng - Chủ nhiệm Tổng cục chính trị
83 NGUYỄN HỒNG LĨNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
84 LÊ THÀNH LONG Thứ trưởng Tư pháp
85 NGUYỄN ĐỨC LỢI Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam
86 NGUYỄN VĂN LỢI Bí thư tỉnh uỷ Bình Phước
87 VÕ MINH LƯƠNG Trung tướng - Tư lệnh Quân khu 7
88 UÔNG CHU LƯU Phó chủ tịch Quốc hội
89 LÊ TRƯỜNG LƯU Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế
90 TRƯƠNG THỊ MAI Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội
91 PHAN VĂN MÃI Phó bí thư tỉnh Bến Tre
92 TRẦN THANH MẪN Phó chủ tịch Uỷ ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
93 PHẠM BÌNH MINH Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao
94 TRẦN BÌNH MINH TGĐ VTV
95 CHÂU VĂN MINH Chủ tịch Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam
96 LẠI XUÂN MÔN Phó chủ tịch thường trực Hội NDVN
97 GIÀNG PÁO MỶ Phó bí thư thường trực – Chủ tịch HĐND tỉnh Lai Châu
98 PHẠM HOÀI NAM Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân
99 NGUYỄN PHƯƠNG NAM Chuẩn đô đốc - Tư lệnh Quân chủng Hải quân
100 BÙI VĂN NAM Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ CA
101 TRẦN VĂN NAM Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương
102 NGUYỄN VĂN NÊN Bộ trưởng - CN VPCP
103 LÊ THỊ NGA Phó chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH
104 NGUYỄN THỊ KIM NGÂN Phó chủ tịch QH
105 NGUYỄN THANH NGHỊ Bí thư tỉnh Kiên Giang
106 TRƯƠNG QUANG NGHĨA Phó trưởng ban KT T.Ư
107 NGUYỄN TRỌNG NGHĨA Trung tướng - Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐNDVN
108 PHÙNG XUÂN NHẠ Giám đốc ĐHQG Hà Nội
109 NGUYỄN THIỆN NHÂN Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTVN
110 CAO ĐỨC PHÁT Bộ trưởng NNPTNT
111 ĐOÀN HỒNG PHONG Bí thư tỉnh Nam Định
112 NGUYỄN THÀNH PHONG Phó bí thư – Chủ tịch UBND TP.HCM
113 TÒNG THỊ PHÓNG Phó chủ tịch QH
114 HỒ ĐỨC PHỚC Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
115 NGUYỄN HẠNH PHÚC Chủ nhiệm VPQH
116 NGUYỄN XUÂN PHÚC Phó Thủ tướng
117 VÕ VĂN PHUÔNG Phó trưởng ban TG T.Ư
118 TRẦN QUANG PHƯƠNG Trung tướng - Chính uỷ quân khu 5
119 TRẦN ĐẠI QUANG Đại tướng - Bộ trưởng CA
120 HOÀNG ĐĂNG QUANG Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND QUảng Bình
121 LÊ HỒNG QUANG Phó bí thư tỉnh Tiền Giang
122 TRẦN LƯU QUANG Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh
123 LÊ THANH QUANG Bí thư tỉnh-Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà
124 HOÀNG BÌNH QUÂN TB Đối ngoại T.Ư
125 PHẠM VĂN RẠNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Long An
126 TRẦN VĂN RÓN Bí thư tỉnh Vĩnh Long
127 VŨ HẢI SẢN Thiếu tướng - Tư lệnh quân khu 3
128 PHAN VĂN SÁU Phó trưởng ban KT T.Ư
129 LÊ ĐÌNH SƠN Bí thư tỉnh – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
130 BÙI THANH SƠN TT Bộ NG
131 NGUYỄN THANH SƠN Phó chủ nhiệm Uỷ ban KT T.Ư
132 TRẦN VĂN SƠN Bí thư tỉnh Điện Biên
133 THÀO XUÂN SÙNG Phó trưởng ban Dân vận T.Ư
134 ĐỖ TIẾN SỸ Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên
135 LÊ VĨNH TÂN Thứ trưởng Bộ Nội vụ
136 NGUYỄN ĐỨC THANH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận
137 VŨ HỒNG THANH Phó bí thư tỉnh Quảng Ninh
138 LÂM THỊ PHƯƠNG THANH Phó trưởng ban TGT.Ư
139 TRẦN SỸ THANH Bí thư tỉnh Lạng Sơn
140 NGUYỄN THỊ THANH Bí thư tỉnh Ninh Bình
141 PHẠM VIẾT THANH Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty HK VN
142 LÊ VĂN THÀNH Bí thư thành uỷ - Chủ tịch UBND TP.Hải phòng
143 NGUYỄN VĂN THÀNH Thứ trưởng Bộ CA
144 ĐINH LA THĂNG Bộ tưởng GTVT
145 HUỲNH CHIẾN THẮNG Thiếu tướng - Chính uỷ quân khu 9
146 SƠN MINH THẮNG Thứ trưởng - Phó chủ nhiệm ủy ban Dân tộc
147 NGUYỄN XUÂN THẮNG Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXHVN
148 NGUYỄN VĂN THỂ Bí thư Sóc Trăng
149 NGUYỄN NGỌC THIỆN Thứ trưởng Bộ VHTTDL
150 ĐẶNG THỊ NGỌC THỊNH Phó chánh Vp T.Ư Đảng
151 LÊ THỊ THỦY Phó tổng Thanh tra CP
152 VÕ VĂN THƯỞNG Phó bí thư thường trực thành uỷ TP.HCM
153 NGUYỄN XUÂN TIẾN Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng
154 BÙI VĂN TỈNH Bí thư – Chủ tịch HĐND tỉnh Hoà Bình
155 TRẦN QUỐC TỎ Bí thư tỉnh Thái Nguyên
156 PHẠM THỊ THANH TRÀ Phó bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái
157 PHAN ĐÌNH TRẠC Phó trưởng ban thường trực Ban Nội chính T.Ư
158 DƯƠNG VĂN TRANG Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai
159 LÊ MINH TRÍ Phó trưởng ban Nội chính T.Ư
160 NGUYỄN PHÚ TRỌNG TBT Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI
161 LÊ HOÀI TRUNG Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
162 TRẦN QUỐC TRUNG Bí thư thành uỷ Cần Thơ
163 ĐÀO VIỆT TRUNG Chủ nhiệm VPCTN
164 MAI TRỰC Phó chủ nhiệm Uỷ ban KT T.Ư
165 BẾ XUÂN TRƯỜNG Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
166 TRẦN CẨM TÚ Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra T.Ư
167 TRƯƠNG MINH TUẤN Thứ trưởng Bộ TTTT
168 NGUYỄN THANH TÙNG Bí thư tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định
169 TRẦN VĂN TÚY Phó trưởng ban công tác đại biểu của Uỷ ban TVQH kiêm Phó trưởng ban TC T.Ư
170 ĐỖ BÁ TỴ Đại tướng - Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN
171 HUỲNH TẤN VIỆT Bí thư tỉnh – Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên
172 VÕ TRỌNG VIỆT Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
173 NGUYỄN ĐẮC VINH Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
174 TRIỆU TÀI VINH Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang
175 NGUYỄN CHÍ VỊNH Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ QP
176 LÊ HUY VỊNH Trung tướng - Tư lệnh quân chủng phòng không không quân
177 NGUYỄN VĂN VỊNH Bí thư tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai
178 LÊ QUÝ VƯƠNG Thượng tướng - Thứ trưởng Bộ CA
179 TRẦN QUỐC VƯỢNG Chãnh Văn phòng T.Ư Đảng
180 VÕ THỊ ÁNH XUÂN Bí thư Tỉnh ủy An Giang

II. Ủy viên Trung ương dự khuyết

1 NGUYỄN HỮU ĐÔNG  Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ
2 NGÔ ĐÔNG HẢI Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định
3 NGUYỄN VĂN HIẾU Bí thư Quận ủy Quận 2, TP.HCM
4 ĐOÀN MINH HUẤN Giám đốc Học viện Chính trị khu vực 1, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
5 Y THANH HÀ NIÊ KDĂM Bí thư Thành ủy Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
6 ĐẶNG QUỐC KHÁNH Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh
7 ĐÀO HỒNG LAN Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH
8 LÂM VĂN MẪN Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng
9 HỒ VĂN NIÊN Phó bí thư Tỉnh ủy Gia Lai
10 NGUYỄN HẢI NINH Phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk
11 LÊ QUỐC PHONG Bí thư T.Ư Đoàn
12 CHÂU THỊ MỸ PHƯƠNG Bí thư Thị ủy Cai Lậy, Tiền Giang
13 BÙI NHẬT QUANG Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận
14 THÁI THANH QUÝ Bí thư Huyện ủy Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
15 BÙI CHÍ THÀNH Bí thư Huyện ủy Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
16 VŨ ĐẠI THẮNG Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
17 NGUYỄN VĂN THẮNG Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương VN
18 NGUYỄN KHẮC TOÀN Bí thư Thành ủy Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà
19 LÊ QUANG TÙNG Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
20 BÙI THỊ QUỲNH VÂN Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Mỹ, Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng với Campuchia

Ngoại trưởng John Kerry vẫy chào các nhà báo sau khi đặt chân tới sân bay quốc tế Phnom Penh hôm 25/1.
Ngoại trưởng John Kerry vẫy chào các nhà báo sau khi đặt chân tới sân bay quốc tế Phnom Penh hôm 25/1.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang chịu sức ép phải bảo đảm rằng cải cách dân chủ và nhân quyền đứng đầu trong nghị trình khi ông gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen, lãnh tụ đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, vào Thứ Ba ở Phnom Penh.
Với việc lãnh tụ đối lập Sam Rainsy tự ý đi lưu vong để tránh điều mà mọi người cho là những cáo buộc có động cơ chính trị, cộng với 17 thành viên đối lập và các nhà hoạt động đang ở trong tù, các tổ chức nhân quyên cho rằng bất cứ sự cải thiện quan hệ ngoại giao nào đều phải đi kèm với việc Campuchia đảm bảo cải cách.
Tuy nhiên, qua việc nước này từ chối lên tiếng cùng các thành viên khác trong ASEAN về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Campuchia đang ở vào vị thế ngày càng có nhiều thế lực chính trị trong cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc để có ảnh hưởng lên khu vực.
Cũng vì Campuchia thân cận với Trung Quốc và lâu nay đóng vai trò con tốt của Trung Quốc nếu xét đến sự đoàn kết của ASEAN, nên giờ đây Campuchia đã trở thành một nước nhỏ chủ chốt đối với sự xoay trục thật sự của Mỹ sang châu Á.
Ông Ou Virak, nhà phân tích chính trị và sáng lập viên nhóm cố vấn Future Forum, nói: “Campuchia thực ra là một trong số những nước nhỏ đáng lẽ không có nhiều ảnh hưởng lên cuộc chơi sức mạnh chính trị kiểu đó, nhưng vì Campuchia là một phần của ASEAN và đó là lý do Campuchia đang trở thành một nước chủ chốt. Cũng vì Campuchia thân cận với Trung Quốc và lâu nay đóng vai trò con tốt của Trung Quốc nếu xét đến sự đoàn kết của ASEAN, nên giờ đây Campuchia đã trở thành một nước nhỏ chủ chốt đối với sự xoay trục thật sự của Mỹ sang châu Á”.
Ông Kerry sẽ thăm Phnom Penh để thảo luận về thương mại song phương và tăng cường quan hệ với chính phủ Campuchia trước cuộc họp thượng đỉnh giữa các lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Obama ở California vào tháng sau.
Kể từ đầu những năm 1990, được hỗ trợ bởi ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ và EU, ngành may mặc của Campuchia đã tăng trưởng từ xấp xỉ 1% GDP lên xấp xỉ 10% GDP hiện nay. Trong 6 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu của lĩnh vực này đạt giá trị hơn 3 tỷ đôla và tuyển dụng hơn 600.000 công nhân.
Đây là đóng góp kinh tế to lớn nhất của Mỹ đối với Campuchia, theo lời phát ngôn viên chính phủ Phay Siphan.
Nhưng ông nói thêm rằng điều đó đi kèm các điều kiện, bao gồm cả thúc đẩy nhân quyền và cải cách dân chủ trong nước.
Theo ông, mặt khác Trung Quốc không áp dụng các điều kiện tương tự đối với các khoản vay của họ dành cho cơ sở hạ tầng rất cần thiết, như đường xá và các đập thủy điện, để theo kịp sự tăng trưởng nhanh chóng của một trong những nước châu Á đang tăng trưởng nhanh nhất.
Ông nói: “Chúng tôi hiểu rằng phương Tây mong sự bền vững và chúng tôi tôn trọng điều đó, và phía Trung Quốc lại không quan tâm đến cách thức cai trị đất nước ra sao, nhưng chúng tôi cần một đối tác tốt cho sự sống còn của nền kinh tế”.
Ông Siphan bênh vực chính phủ trước những cáo buộc cho rằng có việc xâm hại nhân quyền. Ông nói Mỹ cần thay đổi chính sách cứng nhắc áp dụng cho tất cả các nước và nên hiểu biết hơn về sự đang dạng trong ASEAN.
Chúng tôi học hành ở Mỹ và chúng tôi hiểu điều đó, nhưng bạn không thể ép buộc ai cũng ăn hamburger.
“Chúng tôi học hành ở Mỹ và chúng tôi hiểu điều đó, nhưng bạn không thể ép buộc ai cũng ăn hamburger”, ông nói thêm rằng Campuchia về mặt hiến pháp vẫn giữ thế trung dung trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington.
Không có gì lạ khi Đảng đối lập Cứu Quốc Campuchia có quan điểm khác.
Theo nhà lập pháp đối lập Son Chhay, chính phủ Hun Sen coi chính sách đối ngoại Mỹ là xâm phạm chủ quyền Campuchia, dẫn đến việc đảng cầm quyền ngả về phía Trung Quốc là nước mà ông cho là đã không giúp gì nhiều cho sự phát triển kinh tế của Campuchia.
“Mối quan tâm của Trung Quốc là khai thác tài nguyên của đất nước, họ không quan tâm đến dân chủ hay nhân quyền, hay thương mại công bằng, họ coi Campuchia như một nước họ có thể khai thác bất cứ gì họ cần cho kinh tế Trung Quốc”, ông nói.
Ông Chhay đồng ý rằng Campuchia cần giữ thế trung lập, nhưng nói thêm các giá trị của đảng ông liên kết nhiều hơn với các giá trị của Mỹ, và Mỹ có trách nhiệm tôn trọng các giá trị đó ở Campuchia.
Ông nói: “Bạn không thể lợi dụng Campuchia và cố tỏ ra tử tế, rồi lại nhìn đi hướng khác khi nói đến lợi ích của Mỹ đối với vấn đề Trung Quốc này”.
Trong khi đó, sau chiến thắng sít sao của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử cạnh tranh cao năm 2013, các nhà phân tích nói Thủ tướng Hun Sen sẽ tận dụng chuyến thăm đến California tháng tới để đảo ngươc tinh huống ngoại giao.
“Tôi nghĩ mối quan hệ chặt chẽ với Washington mang lại cho ông ấy uy tín và tính chính đáng, và chuyến thăm California tháng sau để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN được nội bộ chính phủ Campuchia diễn dịch là một thành công”, theo nhận định của nhà báo Sebastian Strangio, đang công tác thường trú tại Phnom Penh và là tác giả cuốn Campuchia của Hun Sen.
Nhà phân tích chính trị Ou Virak nói Hoa Kỳ sẽ trông đợi ông Hun Sen nhượng bộ phần nào để đổi lấy tính chính đáng đó, điều mà vị thủ tướng đã lên kế hoạch rất lâu từ trước với việc kết án phe đối lập.
Ông Ou Virak nói, “Câu hỏi đặt ra là liệu ông Kerry có thể nhận được cam kết của ông Hun Sen và đảng CPP một cách cách cụ thể, lâu dài và ý nghĩa đủ cho việc định hình tương lai của an ninh khu vực hay không”.

Lào kêu gọi ASEAN đoàn kết trước Trung Quốc

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trong cuộc họp tại Văn phòng Thủ tướng ở Vientiane, ngày 25/1/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong trong cuộc họp tại Văn phòng Thủ tướng ở Vientiane, ngày 25/1/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng Lào muốn chứng kiến các quyền tự do hàng hải được tôn trọng cũng như muốn tránh việc quân sự hóa ở biển Đông.
Ông Kerry cho biết như vậy hôm nay, sau cuộc gặp với Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong. Ông Thammavong cũng thúc giục sự đoàn kết trong ASEAN trước các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp này.
Năm nay, Lào đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên, và cuối năm nay, sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.
Ông Kerry nói: “Ông ấy cho thấy rõ rằng ông ấy muốn chứng kiến một ASEAN đoàn kết, và ông ấy muốn các quyền tự do hàng hải được tôn trọng, và ông ấy muốn tránh quân sự hóa và tránh xung đột ở [biển Đông]”.
Ông Kerry trả lời các phóng viên như vậy trước câu hỏi rằng liệu Lào có thể hiện quan điểm cứng rắn về tranh chấp ở biển Đông với tư cách là chủ tịch ASEAN hay không.
Lào có quan hệ kinh tế và chính trị gần gũi với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc, và điều đó khiến chính quyền của Tổng thống Obama lo ngại rằng chính quyền Vientiane sẽ hành xử giống như Campuchia khi nước này làm chủ tịch ASEAN năm 2012.
Campuchia bị cáo buộc cản trở sự đồng thuận của khối đối với các tuyên bố chủ quyền mạnh mẽ của Trung Quốc ở biển Đông. Từ đó tới nay, Trung Quốc đã xây dựng các hòn đảo nhân tạo có thể dùng cho mục đích quân sự.
Ông Kerry nói thêm: “Điều đặc biệt quan trọng là Lào đóng một vai trò sống còn trong ASEAN, cũng như ASEAN đóng vai trò quan trọng nhằm duy trì một hệ thống dựa trên luật lệ ở châu Á – Thái Bình Dương, và đảm bảo rằng mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, có tiếng nói trong việc xử lý các vấn đề cùng quan ngại”.
Ngoại trưởng Mỹ nói thêm rằng Mỹ muốn mọi quốc gia đều có tiếng nói trong khu vực “bất kể diện tích, quyền lực và sự ảnh hưởng” của nước đó.
Sau Lào, ông Kerry sẽ tới Campuchia vào ngày hôm nay trong nỗ lực thúc đẩy đoàn kết của ASEAN trước khi diễn ra một hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Obama chủ trì với sự tham gia của lãnh đạo của khối này tại Sunnylands, California, diễn ra từ ngày 15 tới 16/2.
Sau Campuchia, ông Kerry sẽ tới Bắc Kinh để hội đàm với giỡi lãnh đạo tại đó.
-----------------------------------
Theo Reuters, AP, AFP

Tin thêm :

Đánh bom ở Lào, 

2 người Trung Quốc thiệt mạng

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin, hai công dân nước này đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong một vụ đánh bom ở nước láng giềng Lào.
Vụ việc xảy ra hôm qua khi ba người Trung Quốc này đi trên một chiếc xe ở tỉnh Xaysomboun nằm tại một vùng núi non hẻo lánh.
Theo Tân Hoa Xã, một trong các nạn nhân là nhân công của một công ty khai mỏ.

Các quan chức từ Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Vientiane đã tới thăm các nạn nhân đang được chữa trị trong bệnh viện, và yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng điều tra vụ việc.
Trung Quốc là quốc gia đầu tư cũng như là một đối tác ngoại giao lớn ở Lào, và trong những năm gần đây, đã đổ một lượng tiền lớn vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên của Lào.

Tân Hoa Xã đưa tin rằng một đặc sứ của Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến sẽ tới thăm Lào vào tuần này.
Vụ việc xảy ra hôm qua trong khi Ngoại trưởng Mỹ tới Lào trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến thăm ba quốc gia châu Á.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Thông tin về đại hội đảng XII ( Tin chiều 25/01 )

Thủ tướng Dũng 'được đề cử nhiều nhất', nhưng dư luận còn chia " 2 phe" !

Điều này là tất nhiên. Như ngay trong Làng CuLờ chúng ta cũng có thống nhất được đâu ! Cụ Tú Riếng ngoài HN nằm trong chăn bình loạn ( dẫn câu ):" Bác Hồ nói với Bác Tôn ...". Còn trong SG, trưa nắng và nóng bức, cụ Ngọc Hùng phán xanh rờn :" Tôi không quan tâm đến ồng X ông Y nào trúng cử, bởi nhìn trước sau vẫn được nhất đồng chí Vũ Như Cẩn ! "Nói các cụ bỏ quá: " Đồng thuận bây giờ ở XH Việt Nam khó tìm như mò kim đáy biển ! Cho nên không lạ cái anh chàng Huy Đức Osin hồi này viết rất bạo , toàn công khái "ném đá" Thủ tướng . Vì thế  Trần Kháng Chiến mới hồ hởi chia sẻ, rằng cái quan tâm nhiều nhất, được nhất là qua đây thấy được " tính dân chủ" đã được thể hiện ngay trong chuyện bầu bán ở đại hội đảng ! Nhưng, cụ TS X.Hoài vừa điện cho biết , "Vở kịch đã đóng màn, trò diễn bên ngoài cánh gà chỉ làm khán giả hài lòng trước khi đứng dậy ra vế mà thôi !" Dưới đây là một số ý kiến công luận từ báo chí lề Phải đến phát biểu cá nhân ( Trả lời BBC phỏng vấn ), trong đó có cả ngài Vũ Cao Phan dân CuLờ cánh ta !
Thủ tướng VN ông Nguyễn Tấn Dũng nhận được đề cử bổ sung nhiều nhất tại Đại hội 12, theo truyền thông Việt Nam.
Đương kim Thủ tướng Việt Nam được 'đề cử nhiều nhất' tại Đại hội 12 trong số hàng chục trường hợp được giới thiệu nằm ngoài 'danh sách đã chốt' của Hội nghị Trung ương 14 của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo truyền thông trong nước.
Báo Pháp Luật Việt Nam viết:
"Trong danh sách các đoàn giới thiệu có các đồng chí: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Được biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất. Danh sách được giới thiệu đề cử còn có thêm Thường trực Ban Bí thư TƯ Đảng Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức TƯ Tô Huy Rứa, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị..."
Báo Đất Việt cũng đưa tin:
"Một nguồn tin khác cho biết, Thủ tướng là người được giới thiệu nhiều nhất trong danh sách được đề cử bổ sung."

Giới thiệu ngoài danh sách




  62 người được giới thiệu bổ sung ngoài danh sách Trung ương ĐCSVN đề nghị, theo báo Việt Nam.

Cũng hôm Chủ nhật, tờ Pháp luật TPHCM đưa tin về Đại hội 12 cho hay đã có 62 người được 'giới thiệu thêm' ngoài danh sách Trung ương đề nghị. Dẫn lời ông Vũ Ngọc Hoàng, tờ này khẳng định:
"Nhiều Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI thuộc diện quá tuổi như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa… đều đã được đại biểu ở nhiều đoàn đại biểu dự Đại hội XII tiếp tục giới thiệu tái cử vào Trung ương khóa XII.
"Ngoài ra, nhiều đảng viên không phải là Ủy viên Trung ương khóa XI cũng được đại biểu các đoàn giới thiệu thêm, bổ sung vào danh sách mà Trung ương khóa XI gửi tới Đại hội trước đó."

Theo tờ báo này, công việc giới thiệu bổ sung nhân sự và tiến hành bầu chính thức vẫn tiếp tục còn chờ quyết định thêm của Đại hội.
"Như đã thông tin, thực hiện Quy chế bầu cử 244 của Trung ương khóa XI và Quy chế bầu cử của Đại hội XII, tất cả ủy viên trung ương khóa XI, nếu không được Trung ương giới thiệu tái cử, thì tới Đại hội này, dù được đại biểu các đoàn giới thiệu tiếp, thì cũng phải từ chối," tờ Pháp luật TPHCM cho biết thêm.
"Tuy nhiên, việc họ có được rút khỏi đề cử hay không sẽ phải qua một quy trình để Đại hội biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín để quyết định. Nếu đa số yêu cầu họ ứng cử tiếp, thì những người này sẽ được đưa vào danh sách bổ sung.
"Danh sách bổ sung này sẽ được chọn từ trên xuống dưới, theo tỷ lệ ủng hộ, đảm bảo tổng số ứng viên do Trung ương khóa XI giới thiệu và số giới thiệu bổ sung tại Đại hội không dư quá 30% con số được bầu, tức 200 ủy viên trung ương cả chính thức và dự khuyết của Trung ương khóa XII.
"Sau đó, cuộc bỏ phiếu chính thức để bầu ra Trung ương khóa XII mới được tiến hành."

Nhiều bloggers hay Facebookers hàng đầu của Việt Nam tiếp thục bình luận, theo dõi chặt chẽ và chia sẻ trên mạng xã hội về kỳ Đại hội 12.

'Giọt nước tràn ly'

Đã và đang có các nhận định, bình luận khác nhau của dư luận và các giới quan sát về bầu chọn nhân sự cao cấp của kỳ Đại hội.
Trên FB của mình hôm 24/01, blogger Osin Huy Đức - Trương Huy San, trong một bình luận, nêu quan điểm:
"Cho dù kết quả thế nào thì Đảng CSVN đã không còn như trước nữa (ít nhất về mặt thông tin, mọi diễn tiến đều được các bên cập nhật)."
Trước đó, vài giờ đồng hồ, cũng blogger này nêu bình luận:
"Khi 75% ủy viên TW quay lưng với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dồn phiếu cho TBT Nguyễn Phú Trọng (trong BCT cũng chỉ duy nhất 1 phiếu giới thiệu ông Dũng vào chức vụ TBT), có nghĩa là "giọt nước đã tràn ly". Đảng đang cầm quyền chứ không phải chỉ một người hay một gia đình chia chác và cầm quyền.
"Tôi nghĩ, nếu ông Dũng ra đi, chính quan chức các tỉnh miền Tây, miền Đông, sẽ là những người mừng nhất. Từ nay, lượng các ông hoàng, bà chúa mà họ phải phục dịch giảm đi rất nhiều.
"Đại hội vẫn còn 3 ngày then chốt. TS. Nguyen Duc Thanh, trên FB của mình, đưa ra một dự đoán rất táo bạo về kết quả phiếu bầu đối với TBT Nguyễn Phú Trọng. Chúng ta cũng nên dự đoán số phận chính trị của cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị. Liệu đại hội đại biểu toàn quốc có được sự "sáng suốt" như đại hội đại biểu Sài Gòn."
Còn trong bài trả lời phỏng vấn BBC hôm Chủ nhật, TS. Vũ Cao Phan, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam từ Đại học Bình Dương, nêu bình luận và dự đoán về nhân sự ở kỳ Đại hội. Ông nói:
"Sự chuẩn bị cho Hội nghị TW 14 cũng như cho Đại hội 12 của Đảng là khá kỹ, hơn hẳn các Hội Nghị TW 6, 7 và 10 trước đây. Các “biện pháp tổ chức” cũng đã được thực thi khá nặng và triệt để để bảo đảm sự thành công của Đại hội như nó được trông đợi. Có thể nhìn thấy kết quả.

Sự ổn định cũng là cần thiết cho thời kỳ phát triển rất quan trọng của Việt Nam sắp tới.Nhưng theo tôi nếu ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được bầu lại làm Tổng Bí thư, ông cũng chỉ nên tái tại vị tối đa nửa nhiệm kỳ. Những người được thấy sẽ kế tục ông cũng đã là các cụ cứng cựa cả, đâu còn cần chăm sóc, chỉ bảo nữa."

Bảo thủ cản đổi mới?

Trong khi đó, từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư của Việt Nam, PGS. TS. Phạm Quý Thọ trong bài viết trên BBC hôm 24/1, bình luận về khía cạnh mà ông cho là cần lưu ý về chủ nghĩa bảo thủ trong đảng và ảnh hưởng của nó tới quá trình cải tổ, đổi mới ở Việt Nam hiện nay và tương lai.
Nhà nghiên cứu viết: "Trong ngày đầu, các diễn văn, báo cáo chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng của lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước được trình bày.
"Sau đó có các tham luận của các đại biểu, trong đó có một số bài được coi là ‘dốc ruột’, mà một số báo trong nước đã đăng tít như ‘Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh’ trên Vietnamnet, ngày 23-01-2016), hay bài 'Ông Đặng Ngọc Tùng: 'Nhân dân cần lãnh đạo khí phách'' trên Vnexpress.net cùng ngày..., đã đang gây được sự chú ý trong công luận.
"Tuy nhiên quan sát từ các văn kiện có điều không thay đổi, mang xu hướng bảo thủ (hiện giờ và sẽ là ít nhất trong nhiệm kỳ đại hội 12) là ‘kiên định chủ nghĩa Mác-Lê Nin, là kinh tế thị trường ‘định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)’.
"Phải chăng mục tiêu của Chủ nghĩa Xã hội, về mặt lý thuyết, được cho là ‘tốt đẹp’ hơn Chủ nghĩa Tư bản cho nên phải hướng tới?
"Chưa có nghiên cứu chỉ ra một cách thuyết phục tính đúng đắn của quan điểm này trong thực tế, song điều hiển nhiên về mặt lý luận là chủ nghĩa Mác – Lê Nin đối nghịch với kinh tế thị trường hiện đại. Mặc dù có nhiều phản biện, quan điểm này hiện vẫn là kim chỉ nam trong đường lối của đảng CSVN," PGS. TS. Phạm Quý Thọ nêu quan điểm với BBC."

Sẽ thắng áp đảo?


Bình luận TS về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa được đề cử bổ sung 'với tỷ lệ cao' vào danh sách Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 12 tại kỳ Đại hội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với BBC hôm 24/1:
"Nếu mà ông Nguyễn Tấn Dũng tận dụng được cơ hội mong manh này để trụ lại..., thì ông sẽ có một quyền lực rất lớn.
"Và điều đó chứng tỏ rằng tất cả những tính toán để loại ông ấy ra là thất bại và trong mọi trường hợp, nó sẽ là một sự cố đánh dấu một sự thay đổi chưa từng có trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
"Có thể nó đánh dấu một giai đoạn mới và nó thể hiện một sự chia rẽ, trước kia nó cũng có, nhưng mà đến bây giờ, nó lộ ra thanh thiên bạch nhật.
"Và như thế thì thực sự nó sẽ dẫn đến những bước phát triển mới của tình hình chính trị Việt Nam.
"Tôi nghĩ rằng bất luận là ông Dũng hay là ông Trọng thắng trong cuộc này, thì Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội này cũng sẽ không còn là cái đảng cộng sản trước Đại hội," nhà quan sát và vận động cho xã hội dân sự và dân chủ hóa của Việt Nam nói với BBC.
Được biết, theo lịch trình làm việc của Đại hội 12, ngày bế mạc Đại hội hôm 28/01 sẽ chính thức ra mắt tân Tổng Bí thư khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trước đó, toàn bộ kết quả bầu các ủy viên mới của Ban chấp hành Trung ương của đảng này sẽ được công bố, cùng với chi tiết về thành phần nhân sự trong các cơ cấu quyền lực tối cao của Đảng như Bộ Chính trị và Ban bí thư v.v..
------------------------------------------------
Nguồn báo viếtvà báo mạng .

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Đã xác nhận 3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội

Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Uỷ ban T.Ư MTTQVN Vũ Trọng Kim xác nhận 3 chức danh: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội đã được T.Ư khoá XI chuẩn bị giới thiệu cho Đại hội.

Trung ương đã lựa chọn 5 người và 4 người xin rút để còn lại một mình đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, ra Đại hội mà có một vị không phải uỷ viên T.Ư tiếp tục giới thiệu 4 người kia, nếu Đại hội không cho rút thì 4 người kia vẫn có quyền được ứng cử. Ông có thể nói rõ thêm về việc này?
Ông Vũ Trọng Kim: Về vấn đề nhân sự của Ban Chấp hành T.Ư thì đã chuẩn bị kỹ trong ba lần hội nghị: 12, 13 và 14 vừa rồi. Đặc biệt là 14 vừa rồi để chuẩn bị cho 4 vị trí chủ chốt. Trong Bộ Chính trị đã thảo luận rất kỹ. Theo báo cáo của Bộ Chính trị là đã thảo luận trong từng trường hợp một và đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị giới thiệu 100%. Tức là mỗi người giới thiệu cho bác Trọng thì bác Trọng đều có sự tín nhiệm hoàn toàn. Còn một số vị khác được giới thiệu thì tự rút để dồn sự tín nhiệm đó cho đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hôm trước tôi có phát biểu tại Hội nghị T.Ư 14. Tôi nói rất hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác trong Bộ Chính trị đã tự rút tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Đó là trách nhiệm rất cao. Đặc biệt là có sự chia sẻ trách nhiệm lớn lao với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành T.Ư và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn cũng có những khó khăn nhất định. Như thế là nội bộ các đồng chí trong Bộ Chính trị rất ổn. Đó là sự công khai của Bộ Chính trị ra trong Ban Chấp hành T.Ư.
Còn ra Trung ương thì giới thiệu một số đồng chí, tức là ngoài vị trí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn có 4 đồng chí nữa. Phải ba lần bỏ phiếu. Nghĩa là dân chủ quá rồi. Lần thứ nhất là chọn phương nào? Phương án một thì có giữ lại một vị trí là Tổng Bí thư, phương án 2 là giữ lại hai vị trí là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước; phương án 3 là cả 3 vị trí ở lại: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Đa số ý kiến T.Ư đồng ý cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng ở lại để giới thiệu ra cho Đại hội. Tôi thấy là về nhân sự chủ chốt làm như vậy là quá kỹ và cũng không còn ý kiến gì khác nữa, dân chủ tuyệt đối.
Đó là sự biểu thị đoàn kết và thống nhất trong Đảng, còn bên ngoài, người ta có nói thế này thế kia thì là luận điệu của kẻ xấu, kẻ có ý đồ riêng, có thể lợi ích nhóm…
Ông vừa nói Hội nghị T.Ư thống nhất cao giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tái cử, vậy số phiếu cụ thể ra sao?
Tôi nhớ là trên 75%, có số lẻ
Trên mạng họ đã đưa ứng cử viên ba chức danh còn lại gồm có ông Trần Đại Quang là ứng viên chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc là ứng viên Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là ứng viên Chủ tịch Quốc hội có đúng hay không?
Hội nghị T.Ư 14 đã chuẩn bị theo hướng đó, tôi xác nhận là có.
Bảo Cầm (ghi)
----------------------------------------------------
Theo Thanh Niên Online 

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Bài phát biểu đầy tâm huyết của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh tại Đại hội XII

VOV.VN - Trong bài tham luận tại Đại hội XII của Đảng, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT phân tích nguyên nhân của nguy cơ tụt hậu và nhấn mạnh cải cách mạnh mẽ để phát triển đất nước.
Phát biểu tại Hội trường sáng 22/1, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, Đại hội XII đánh dấu 85 năm ngày thành lập Đảng, hơn 40 năm đất nước hòa bình, thống nhất, tròn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành một nước có thu nhập trung bình. Từ 1986 đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã tăng 4 lần, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 95% xuống còn dưới 5%. 
“Những thành tựu của công cuộc đổi mới là không thể phủ nhận, đó là cũng là nguyên nhân giúp Việt Nam vượt qua thách thức trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước nghèo. Chúng ta chưa bằng lòng thỏa mãn với những gì đạt được. Nhất là khi nhìn lại mình trong tương quan nước bên cạnh có cùng điều kiện”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói. 

Theo CTQH Nguyễn Sinh Hùng, có thể nói bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh là "đầy tâm huyết" 

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh phát biểu tại Hội trường ngày 22/1
Đổi mới mạnh mẽ hoặc tụt hậu
Theo ông Bùi Quang Vinh, đầu thế kỷ XIX, vào năm 1820, Việt Nam đã có vị thế rất đáng nể trong khu vực về dân số cũng như quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar gộp lại, gấp hơn 1,5 Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ mức trung bình của thế giới. Hiện nay, theo số liệu 2014, thu nhập bình quân đầu người của nước ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình của thế giới, nghĩa là 2.052 USD/gần 12.000 USD bình quân thế giới, chỉ bằng hơn 1/3 thu nhập bình quân của Thái Lan.
Ông Vinh cho rằng, mọi sự so sánh đều khập khiễng, vì trong lịch sử Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến chống xâm lược, thống nhất đất nước. Nhưng chúng ta đã có 40 năm sống trong hòa bình độc lập, 30 năm đổi mới. Đây là quãng thời gian dài tương tương quốc gia lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản đưa đất nước mình từ nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành quốc gia có kinh tế phát triển.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT nhấn mạnh, hiện nay yêu cầu đổi mới cấp bách hơn bao giờ hết. Bởi, Việt Nam đang trong cơ hội ngắn ngủi còn lại của dân số vàng (theo tính toán cơ hội này chỉ kéo dài đến năm 2020 hoặc 2025). Như vậy chúng ta chỉ còn tối đa 10 năm thời kỳ dân số trong lao dộng độ tuổi cao nhất, sau đó giảm dần.
Thứ hai là động lực từ công cuộc đổi mới trước đây mang lại đang dần ít phát huy tác dụng. Bên cạnh đó dư địa cho tăng trưởng dựa trên tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên khoáng sản cũng không còn nhiều lợi thế.
Bên cạnh đó, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chúng ta chấp nhận hội nhập tức là chấp nhận cạnh tranh. Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế là một đòi hỏi có ý nghĩa sống còn.
“Vì ba những lý do nêu trên, Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nếu không muốn tụt lại phía sau, nếu không muốn nền kinh tế trì trệ kéo dài rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp”, ông Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Đảng cần chủ động nghiêm khắc đánh giá lại mình

bai phat bieu day tam huyet cua bo truong bui quang vinh tai dai hoi xii hinh 1
Ông Bùi Quang Vinh cho biết, Đại hội XI thông qua chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 nêu rõ: phải kiên trì và quyết liệt thực hiện đổi mới, đổi mới chính trị phải đồng bộ đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp... Nghị quyết cũng khẳng định phải lấy việc thực hiện mục tiêu này làm tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.
Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển.
Vì vậy, theo ông Vinh, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách. Đảng là người lãnh đạo cao nhất đất nước, cần chủ động nghiêm khắc đánh giá lại chính mình, thực hiện nghiêm chỉnh những nghị quyết mà Đại hội Đảng toàn quốc quyết định, kiên quyết đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị để hoạt động hiệu quả hơn, thực chất hơn.
“Đây là nhân tố tiên quyết, quan trọng nhất cho quá trình đổi mới tiếp theo. Làm tốt điều này, Đảng sẽ lấy lại niềm tin trong nhân dân bằng tấm gương tự đổi mới và sự lãnh đạo hiệu quả của mình đối với đất nước, dân tộc”, ông Bùi Quang Vinh chia sẻ.
Về thể chế kinh tế, theo Bộ trưởng Bộ KH- ĐT, trọng tâm đổi mới giai đoạn tới dựa trên ba trụ cột chính sau: Thịnh vượng kinh tế phải đi đôi với bền vững môi trường; Phải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước; Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước.
 Phải làm gì để phát triển?
bai phat bieu day tam huyet cua bo truong bui quang vinh tai dai hoi xii hinh 2Việt Nam phải có mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục trong 20 năm tới với mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm 7%, có nghĩa là tương đương mức tăng trưởng GDP hàng năm 8% để đến năm 2035 đạt mức thu nhập bình quân đầu người từ 15.000 – 18.000 USD. Mục tiêu này chỉ đạt được bằng con đường duy nhất là tăng năng suất.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, mức tăng năng suất lao động Việt Nam liên tục sụt giảm từ cuối những năm 1990 đến nay, khiến năng suất lao động Việt Nam ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực. Điều đặc biệt, năng suất lao động của ngay cả khu vực tư nhân Việt Nam cũng đang liên tục sụt giảm và ở mức rất thấp.
Về nguyên nhân, ông Vinh cho rằng, do cơ cấu lao động của Việt Nam rất lạc hậu, lao động trong khu vực phi chính thức cao hơn rất nhiều khu vực chính thức; Nền tảng kinh tế thị trường chậm hoàn thiện gây phương hại gây phương hại đến quyền sở hữu tài sản và làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường hàng hóa; Thị trường các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản được phân bổ chưa theo cơ chế thị trường, chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính.
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cũng nhấn mạnh hải tập trung cao độ, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, mà chủ yếu chính là doanh nghiệp tư nhân, cả chất lượng và số lượng, coi đây là nhiệm vụ của bộ máy nhà nước các cấp, sức khỏe của doanh nghiệp trong nước chính là sức khỏe nền kinh tế.
Cùng với đó phải thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp, Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi, xây dựng những trung tâm hướng dẫn và đào tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, cung cấp kiến thức cũng như nguồn vốn qua quỹ, ngân hàng đầu tư mạo hiểm, nhằm tạo ra làn sóng khởi nghiệp và tinh thần mạnh mẽ trong toàn xã hội, coi vị thế doanh nghiệp là vị thế quốc gia.
Để duy trì tăng trưởng cao trong một thời gian dài bền vững, cần tăng cường cải cách, tích cực đẩy mạnh học hỏi và đổi mới sáng tạo, cả doanh nghiệp lẫn các tổ chức nghiên cứu hiện nay đều chưa có động lực theo đuổi một chương trình tăng năng suất. Do vậy, xây dựng hệ thống đổi mới sang tạo quốc gia là cách thức để cải thiện tình hình về năng suất lao động của Việt Nam.
Bên cạnh phát triển nhanh, vận động theo quy luật thị trường, sự cạnh tranh gay gắt sẽ tạo ra gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tiếp cận phúc lợi xã hội cơ bản. Do vậy, bên cạnh phát triển kinh tế nhanh mạnh mẽ, chúng ta phải xây dựng chính sách đảm bảo công bằng trong phát triển cũng như cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người dân, nhất là những đối tượng yếu thế thiệt thòi trong xã hôi, như dân tộc thiểu số, khuyết tật, người nghèo...
Và một trong những điểm mà ông Bùi Quang Vinh lưu ý là cần nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước. 
 Bởi khuôn khổ pháp lý của Việt Nam đã tạo không gian nhất định cho công dân tham gia vào quá trình quản trị Nhà nước nhưng so với Hiến pháp quy định thì vẫn còn khoảng cách trên thực tế.
 “Nước ta đứng trước bước ngoặt của cải cách và phát triển. Thời cơ và thuận lợi rất lớn, nhưng thách thức và khó khăn không hề nhỏ. Để đạt khát vọng hướng tới một Việt Nam thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ, lựa chọn duy nhất của chúng ta là thực hiện cải cách trên các vấn đề nêu trên. Chúng tôi tin tưởng thế hệ người Việt hôm nay và ngày mai đủ ý chí thực hiện thành công”, ông Bùi Quang Vinh bày tỏ./.

Ngọc Thành/VOV.VN


TIN BUỒN

Thày Nguyễn Đăng Châu 
1924-2016
( Chân dung trên chụp 8/2013 tại HN)

-------------------------------------

Vô cùng thương tiếc báo tin
Thầy Nguyễn Đăng Châu
Nguyên Tổng hiệu trưởng Trường Thiếu nhi Việt Nam
(Lư Sơn - Quế Lâm 1956-1957)
NGUT Chủ nhiệm Bộ môn Mác- Lê Nin Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Đã từ trần ngày hôm nay 20/01/2016 Tại Hà Nội
(Hưởng thọ 93 tuồi )
Tang lễ sẽ được tổ chức vào CN ngày 24/01/2016 .
Tại nhà Tang lễ Phùng Hưng (HN)
Đề nghị các thày, cô giáo và cựu HS Trường TNVN-LSQL
theo dõi thông tin để biết cụ thể giờ và địa điểm tập trung viếng Thày Hiệu trưởng .


----------------------------------------------------

       
Nhớ Thầy Hiệu trưởng đọc thơ Kỷ niệm 60 năm Trường ta.


  Trong buổi mít tinh kỷ niệm 60 năm Trường ta tại Hà Nội (8/2013), nhiều thầy cô, bạn bè phát biểu cảm tưởng, đọc thơ, múa hát ... Cảm động nhất là thầy  Nguyễn Đăng Châu, nguyên hiệu trưởng của trường ( sau cô Phương Hoa ), năm đó đã ở tuổi 90, vẫn gửi gắm đến học trò những lời căn dặn chí tình mà sâu xa qua bài thơ Thầy đặt tên khiêm tốn là "Tự nhủ mình "
TỰ NHỦ MÌNH
              Mỗi ngày bóc tờ lịch
               Lại thấy đời ngắn đi
              Thời gian không trở lại
              Tiếc quá khứ làm gì.

              Mỗi ngày còn được sống
              Hãy tạo ra niềm vui
              Bằng việc làm hữu ích
              Có ý nghĩa cho đời.

              Cuộc sống ta làm chủ
              Không nên nghĩ ngắn dài
              Hãy bằng lòng hiện tại
              Và hy vọng tương lai.

              Mỗi người là hạt cát
              Trong biển cát ngàn trùng
              Hãy là một tiếng hát
              Ngân nga trong không trung.

              Biết tạo ra niềm vui
              Là đời còn đáng sống
              Mình hãy vì mọi người
              Thì cuộc đời không uổng...

 ---------------------------------------------------------