Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

LÀNG NÓI LÁI ( Chuyện vui Cu-Lờ)

Bây giờ gọi là "làng" có vẻ hơi sớm, nhưng sự thật nó đang thành cái làng của những người Hà Tĩnh rất thích và rất giỏi ...nói lái.
Người Việt mình có nhiều cách nói lái.
Nói lái cũng phải theo 1 quy tắc nhất định, tùy từng vùng, miền. Nhiều khi dân vùng này nghe dân vùng khác nói lái cứ như "vịt nghe sấm". Ngẫm 1 lúc mới hiểu. Hiểu là phá lên cười ! Mà phàm những câu nói lái, quanh quẩn thế nào đều đi theo con đường dẫn đến thành LM- (Thành Rôm-La Mã !)
Đầu bảng nói lái của xóm này bà trưởng xóm Nông Sản Phụ (NSP). Bà này nhiều đất đai nhà cửa lắm. Rải ra từ VN sang tận thành phố Meo Bần xứ Cu Căng Ra (Tức XỨ  CANGAROO= Căng Ga Ru ). Nhưng đi đâu cũng chỉ lấy việc nuôi trồng Nông sản phụ để đãi khách  là chính  !
Có lần, nhóm chúng tôi được vinh hạnh làm khách lên chơi trang trại của NSP để tránh nóng Sà Ghềnh. Tại đây bà chủ có 1 " đội quân tóc dài" toàn các em  Hà Tĩnh, cực kỳ "thiện chiến" trong việc tăng gia tự túc, thấm nhuần chủ trương Nuôi con gì trồng cây gì của TW từ thời cụ Mạnh Đức Nông làm Tổng Bí .
Đến đây phải nhắc lại, một đặc điểm rất đáng yêu của người Hà Tĩnh là cần cù, chăm chỉ,  trung thực, chân tình, mến khách và...nói to, nói nhanh ( tất nhiên là bằng giọng xứ quê choa) và thỉnh thoảng còn sử dụng thế mạnh là : nói lái !
Xe ô tô đưa chúng tôi vào thẳng sân nhà . Nữ chủ nhân NSP. sau mấy tháng xa cố hương giờ về nhà, lấy làm phấn khích mà gọi to " Bớ các em! Mau ra đón khách quý đây !" . Thế là ào ào chị em đổ ra sân tay bắt mặt mừng, nói cười vang cả xóm ! Lúc ấy bà chị NSP mới nói to rằng : Các cụ đây già cả, đường xá xa xôi, vừa  lộn đèo Bảo Lộc mệt lử cò bợ, làm gì mà nhốn nháo RỘN CẢ LÀNG lên vậy !
Trong đoàn khách có cụ Họa sĩ quê ngoại thành Thăng Long vốn trong hàng thức giả , "Nghệ Tĩnh  ngữ" uyên thâm liền hiểu ra, nhịn không được bèn chạy vào WC đóng chặt cửa mà cười, xuýt ...vỡ bọng (bụng) !  
 
 Khách đến từ SG
 2 người sướng, 1 người đau !
Bữa sáng ở nhà Nông Sản Phụ
Bữa tối toàn rau, củ, quả ...và gà leo đồi chè !
Trong phòng Kara Ok .
Nữ chủ nhân " lên đồng" với màn múa "Hái chè bắt bướm"
 Trả tiền công nam ca sĩ hỗ trợ chị em phát âm chuẩn xác!
 Cười từ trong nhà cười ra ngoài sân !
Hỏi : Sao nói nhiều vậy? Sao cười nhiều vậy ?
Trả lời : Tại ngứa mồm !
Hỏi : Tại sao lại ngứa mồm ?
Trả lời: Tại ăn nhiều khoai môn làng trồng !

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

2 tháng đầu năm: 3.618 vụ tai nạn, 1.590 người chết

Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra chiều ngày 21/2 trên quốc lộ 1A (đoạn qua xóm 13, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), khiến 7 người nhập viện cấp cứu. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra chiều ngày 21/2 trên quốc lộ 1A (đoạn qua xóm 13, xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), khiến 7 người nhập viện cấp cứu. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Chỉ trong 2 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 3.618 vụ tai nạn khiến 1.590 người chết, 3.367 người bị thương. Trung bình mỗi ngày, có hơn 26 người chết vì tai nạn giao thông.
Truyền thông trong nước đưa tin, mới đây, Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong 2 tháng đầu năm (từ 16/12/2015 đến 15/2/2016), cả nước xảy ra  3.618 vụ tai nạn giao thông làm chết 1.590 người, bị thương 3.367 người.
So với cùng kỳ năm 2015, tai nạn giao thông giảm 489 vụ, giảm 398 người bị thương nhưng tăng 23 người chết.
Riêng trong tháng 2/2016 (tính từ ngày 16/1 đến 15/2), cả nước xảy ra 1.904 vụ tai nạn khiến 856 người thiệt mạng, 1.817 người bị thương.  So với cùng kỳ năm 2015 giảm 32 vụ, tăng 70 người chết, tăng 99 người bị thương.
tai nan giao thong
Hiện trường vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vào chiều ngày 9/2. Vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại chỗ, 5 người bị thương. (Ảnh: nld.com.vn)
Nguyên nhân chủ yếu là do người tham gia giao thông phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện khi đã uống rượu bia; đi môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở 3, chở 4 người…
Trong 2 tháng đầu năm, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 622.801 trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ; phạt tiền 437,55 tỷ đồng; tạm giữ 4.614 ô tô và 88.492 mô tô; tước 53.187 giấy phép lái xe. Đường sắt xử lý 253 trường hợp vi phạm an toàn giao thông đường sắt, kho bạc Nhà nước thu 59,6 triệu đồng. Đường thủy xử lý 25.469 trường hợp vi phạm đường thủy nội địa, phạt tiền 14,3 tỷ đồng.

Du lịch qua .....màn hình

Những ngôi làng có một không hai trên thế giới

Nhiều ngôi làng nổi tiếng trên thế giới bởi những đặc điểm kỳ lạ của nó, có làng bạn dễ dàng thực hiện chuyến du lịch đến đó, nhưng với một số nơi có lẽ bạn chỉ nên ngắm nhìn qua ảnh.

Ngôi làng không có đường



(Ảnh: Internet)
Nếu bạn thích một cuộc sống đơn giản, hãy nghĩ đến việc chuyển đến sống ở làng Giethoorn, Hà Lan. Được mệnh danh là Venice của Hà Lan, Giethoorn rất thu hút khách du lịch với những cảnh đẹp tuyệt vời. Điểm đặc biệt ở Giethoorn là nơi đây không hề có một con đường nào, người dân đi lại qua kênh đào bằng những chiếc thuyền nhỏ hoặc đi bộ qua nhiều cây cầu gỗ xung quanh thị trấn, còn xe phải để ở ngoài làng. Một con số thú vị là tuy dân số ở đây chỉ khoảng 2.600 người nhưng có đến 180 cây cầu trong ngôi làng nhỏ này.

Ngôi làng nằm trong miệng núi lửa



(Ảnh: Internet)
Cách Tokyo 358km về phía Nam, ngôi làng nhỏ nằm bên trong miệng núi lửa thuộc hòn đảo Aogashima, nằm biệt lập trong quần đảo Izu. Hòn đảo này cũng chính là một miệng núi lửa khổng lồ và vẫn được coi là đang hoạt động ở loại C mặc dù người ta chỉ thấy nó phun trào lần cuối vào những năm 1780. Khi đó, một nửa số dân sinh sống tại hòn đảo này đã thiệt mạng và buộc những cư dân còn sống sót phải rời đi nơi khác. Phải mất 50 năm sau đó, người ta mới lại nhìn thấy sự sinh tồn của loài người trên hòn đảo này. Đến nay, ước tính có khoảng 200 cư dân – những người được cho là dũng cảm nhất đang sinh sống tại đây. Cách duy nhất để khách du lịch có thể tiếp cận Aogashima là bằng phà hoặc trực thăng. Tuy nhiên, lượng khách mỗi năm ít ỏi bởi nơi đây thường bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, rất khó để máy bay tiếp cận đảo.

Ngôi làng người lùn



(Ảnh: Internet)
Làng YangSi nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã làm đau đầu các nhà khoa học trong nhiều thập kỉ bởi 40% người dân nơi đây đều sở hữu chiều cao rất khiêm tốn so với người bình thường. 36 trên 80 cư dân nơi đây đều nhỏ bé, với người cao nhất chỉ vỏn vẹn khoảng 1 mét và người thấp nhất chỉ xấp xỉ hơn nửa mét.


(Ảnh: Internet)
Các nhà khoa học cho rằng chính nồng độ thủy ngân cao trong đất ở nơi đây đã gây ra điều này. Tuy nhiên đến nay, vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác. Theo những người cao tuổi ở ngôi làng, một trận bệnh dịch cách đây vài năm đã khiến trẻ em từ 5 – 7 tuổi không thể cao lên được nữa, làm phá hủy cuộc sống yên bình nơi đây. Ngoài việc bị hạn chế chiều cao, một số người còn bị mắc phải các khuyết tật khác nhau.

Ngôi làng ẩn sau vách đá



(Ảnh: Internet)
Người dân thuộc ngôi làng Monemvasia ở Hy Lạp lại sống núp mình sau vách núi dựng đứng khổng lồ, quay lưng lại với thành phố biển Laconia nhộn nhịp. Ban đầu, Monemvasia và Laconia dính liền nhau, nhưng sau trận động đất diễn ra năm 375 đã tách Monemvasia ra khơi xa. Cư dân trên hòn đảo nhỏ gần như bị lãng quên và được thiên nhiên ban tặng cho khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ hướng ra vịnh Palaia Monemvasia thơ mộng. Ngày nay đã có một con đường nhỏ dẫn ra từ đất liền ra đảo, giúp kết nối người dân làng trên đảo với đất liền được thuận tiện hơn.

Ngôi làng ẩm ướt nhất trên thế giới

Ngôi làng Mawsynram thuộc bang Meghelaya ở Đông Bắc, Ấn Độ có lượng mưa đạt 11.800 mm mỗi năm, và điều này khiến Mawsynram trở thành ngôi làng ẩm ướt nhất trên thế giới. Người dân nơi đây phải thích nghi với khí hậu khó chịu quanh năm. Khi làm việc ngoài trời, họ đều đội những chiếc áo mưa tự chế làm bằng lá chuối và tre.


(Ảnh: Internet)
Một trong những điều độc đáo ở ngôi làng này đó chính là những chiếc cầu bằng rễ cây do người dân tự làm để thay cho các cây cầu cũ không còn an toàn. Nhiều thế kỉ trôi qua, những cây cầu bằng rễ cây của dân làng Mawsynram còn tồn tại lâu hơn cây cầu xi măng khi hệ thống rễ phát triển theo thời gian và trở nên bền bỉ.


(Ảnh: Internet)

Ngôi làng ‘người đẹp ngủ mê’



(Ảnh: Internet)

Nằm cách thủ đô Astana 445 km, Kalachi là một trong những thị trấn chứa nhiều bí mật ở Kazakhstan. Kể từ mùa xuân năm 2013, người dân ở đây phải đối mặt với một hiện tượng kỳ lạ: cứ 10 người lại có một người bỗng nhiên ngủ thiếp đi mà không ai đánh thức được, dù trước đó họ đang làm việc hay giữa ban ngày. Thậm chí có người còn ngủ một giấc say đến 6 ngày sau mới tỉnh dậy.
Người dân trong làng cũng thừa nhận, họ luôn trong tình trạng buồn ngủ, có thể ngủ bất thình lình tại bất kỳ nơi đâu. Hơn 20.000 cuộc kiểm tra không khí, nước, thức ăn và người dân ở làng Kachi đã diễn ra nhưng đến nay vẫn chưa có trả lời nào cho trường hợp kì lạ này.
Nhiều người dân địa phương tin rằng mỏ uranium cũ bỏ hoang gần đó thuộc thời Liên Xô cũ đã ảnh hưởng đến họ và là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Làng đại gia giữa hoang mạc cằn cỗi nhất hành tinh



(Ảnh: Internet)
Ngôi làng Huacachina ở đất nước Nam Mỹ Peru là một ốc đảo cây cối tốt tươi giữa hoang mạc khô cằn nhất thế giới. Nơi đây mọc lên tầng lớp những cây cọ chen chúc quanh một hồ nước xanh biếc như ngọc, làm giảm bớt cái nóng ngột ngạt của sa mạc. 96 người dân làng Huacachina sống nhờ vào thương mại du lịch khai thác từ chính nguồn tài nguyên tuyệt vời của làng. Qua đó, khách được tận hưởng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn sang trọng trên một ốc đảo yên tĩnh.

Ngôi làng lạnh giá nhất thế giới

Oymyakon là một ngôi làng thuộc huyện Oymyakonsky, cộng hòa Sakha, Nga. Do chỉ cách vòng Cực Bắc 350km nên nơi đây vô cùng lạnh lẽo. Nhiệt độ kỉ lục được đo là – 71,2 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình từ -40 độ C đến -50 độ C.
Ngoài người Nga còn có nhiều dân tộc thiểu số khác sinh sống nơi đây. Dù có thể bị nguy hiểm tính mạng nếu ra ngoài không mặc đủ quần áo và đồ bảo hộ, ngôi làng vẫn là nơi sinh sống của gần 800 người.


(Ảnh: Internet)

Ngôi làng cứ sinh hai con là đủ ‘nếp – tẻ’ ở Trung Quốc

Zhanli là ngôi làng trong những dãy núi sâu thăm thẳm thuộc huyện Tòng Giang, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.
Theo thống kê của các nhà chức trách, chỉ 1-2% các hộ gia đình ở đây sinh con “một bề”. Còn lại hầu hết họ đều có đủ trai, gái.
Người làng ở đây có một bí mật để sinh con đủ nếp, tẻ, đó là họ chuyên dùng một loại thảo dược có tên là “cỏ đổi hoa”. Người dân tin rằng nhờ có thần dược này mà phụ nữ khi uống vào sẽ sinh ra hai đứa con khác giới tính. Nếu họ sinh đứa đầu là một bé trai, sau khi người mẹ uống thuốc này thì đứa thứ hai sẽ là một bé gái và ngược lại.


(Ảnh: Internet)
Đức Hải tổng hợp/daikynguyen

Căng thẳng biển Đông: Cập nhật các diễn biến về việc Trung Quốc đưa tên lửa đến đảo Phú Lâm

Dao-Phu-Lam-FB-World-International-News-Group
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: Facebook / World International News Group)
Việc báo chí đưa tin Trung Quốc triển khai các tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, nằm trong khu vực tranh chấp chủ quyền của nhiều nước tại biển Đông, đã khiến tình hình biển Đông ngày càng trở nên phức tạp và căng thẳng. Giới chức nhiều nước và các chuyên gia cho rằng động thái này cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh quân sự hóa biển Đông. Dưới đây là các diễn biến mới nhất xung quanh vụ việc.
Mỹ tiếp tục tuần tra biển Đông bất chấp tên lửa Trung Quốc tại đảo Phú Lâm
Theo VOA News, ngày 18/2, các quan chức quốc phòng Mỹ tuyên bố Mỹ vẫn sẽ tiếp tục tuần tra tại biển Đông, bất chấp việc Trung Quốc đưa tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Một quan chức quốc phòng nói với VOA rằng: “Chúng tôi sẽ duy trì trật tự và bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông. Điều đó sẽ không thay đổi.” Một quan chức khác khẳng định: “Chúng tôi có đủ năng lực để đối phó với tên lửa đất đối không loại này.”
 Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc bố trí các tên lửa đất đối không trên đảo Phú Lâm được công bố chưa đầy một tháng sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh sẽ không “quân sự hóa” ở biển Đông. Tuy nhiên, ông Vương nói thêm rằng Trung Quốc có thể cần đến “sự tự vệ.”
Một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên bác bỏ luận điệu dối trá của Trung Quốc khi nói rằng: “Hệ thống tên lửa phòng không có phải là công cụ để bảo vệ an ninh hàng hải không? Rõ ràng là không. Đó là hành vi quân sự hóa không thể chối cãi.”
Mặc dù việc củng cố quân sự đang tiếp diễn, nhưng các quan chức Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi tất cả các bên trong khu vực giải quyết các tranh chấp chủ quyền thông qua ngoại giao. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban nói rằng, “Chúng tôi tiếp tục khuyến khích tất cả các bên đòi chủ quyền xác minh những tuyên bố chủ quyền lãnh địa và lãnh hải theo đúng luật pháp quốc tế và cam kết xử lý hay giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.”
Trung Quốc xác nhận đã triển khai vũ khí đến đảo Phú Lâm
Theo CNN, Thời báo Hoàn Cầu, một công cụ truyền thông của chính quyền Trung Quốc, dẫn lời Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận hôm 18/2 rằng Trung Quốc “từ lâu” đã triển khai nhiều vũ khí đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên, tờ báo này không nói rõ đó là vũ khí gì và phủ nhận việc Trung Quốc đang quân sự hóa hòn đảo, cũng như không thừa nhận thông tin cho rằng Trung Quốc vừa triển khai hệ thống tên lửa phòng không mới tới đảo Phú Lâm. Tờ báo cũng ngang ngược cho rằng, các biện pháp phòng vệ ở đây “không có gì mới” và “Trung Quốc có quyền hợp pháp”.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lớn tiếng cáo buộc rằng truyền thông phương Tây “dựng chuyện”.
Theo tờ Straits Times, Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, khẳng định, trên thực tế, đảo Phú Lâm đã bị quân sự hóa từ trước đó và Trung Quốc gần đây đã mở rộng đường băng phi pháp trên đảo có chiều dài lên đến 3.048 mét, cùng các nhà chứa máy bay và máy bay quân sự được triển khai.
Ông Thayer nhận định việc Trung Quốc triển khai một hệ thống phòng không tinh vi tới đảo Phú Lâm chắc chắn là nhằm đáp trả các hoạt động trên không và cuộc tuần tra tự do hàng hải của Mỹ gần đảo Tri Tôn hồi tháng trước.
Theo trang tin Dân Trí và Thanh Niên, chuyên gia người Úc nhận định việc triển khai hệ thống tên lửa phòng không tại đảo Phú Lâm cho thấy trong tương lai gần Trung Quốc có thể thực hiện điều tương tự ở quần đảo Trường Sa, lấy lý do chống lại mối đe dọa từ phía Mỹ.
Ông Neil Ashdown, Phó tổng biên tập chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, cũng có cùng nhận định với giáo sư Thayer. Ông cho rằng việc Trung Quốc triển khai tên lửa là “hành động làm leo thang căng thẳng quân sự” và “có khả năng là nhằm dằn mặt Mỹ và những quốc gia khác ở biển Đông, sau khi tàu chiến Mỹ tiến hành những chiến dịch tuần tra đảm bảo tự do hàng hải vào tháng 10/2015 và 1/2016”.
Reuters dẫn lời Phó đô đốc Alexander Lopez, Tư lệnh quân đội Philippines phụ trách khu vực biển Đông, nhận định việc triển khai tên lửa phòng không của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm khiến cộng đồng quốc tế lo ngại. Ông cho rằng không có lý do gì để triển khai loại vũ khí này nếu Trung Quốc không có ý định sử dụng chúng. Do đó, ông khẳng định sự ổn định của khu vực đang bị đe dọa bởi việc triển khai các loại vũ khí này vì Trung Quốc rõ ràng có ý đồ sử dụng chúng.
Mỹ và các đồng minh nên phối hợp hành động
Hôm 16/2, Japan Times dẫn lời bà Mira Rapp-Hooper, một chuyên gia về biển Đông của CSIS, nói đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc đưa các vũ khí như vậy tới quần đảo Hoàng Sa. Bà Mira cũng cho rằng rất có thể đây là một động thái mà Trung Quốc đáp lại các chuyến tuần tra tự do hàng hải của Mỹ tại biển Đông, nhưng động thái mới nhất là nghiêm trọng.
Theo tờ The Guardian, vấn đề biển Đông và các quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng quân sự đã trở thành một vấn đề then chốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Marco Rubio nói rằng hải quân Mỹ nên bổ sung thêm 25 tàu vào lực lượng hiện thời “để chúng ta có sự hiện diện thường trực tại khu vực nhằm thách thức cả các vùng phòng không mà họ tuyên bố và các quyền hàng hải mà họ khẳng định là bất hợp pháp”. Ông Rubio nhấn mạnh: “Chúng ta không thể sống trong một thế giới nơi chính phủ Trung Quốc tuyên bố một cách trái phép rằng họ sở hữu và có thể kiểm soát dòng chảy thương mại qua tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.”
Tờ Japan Timers dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, phó giáo sư tại Đại học De La Salle ở Manila, cho rằng Bắc Kinh đang bắt đầu gửi đi một tín hiệu rằng nước này sẽ không cho phép bất kỳ sự hiện quân sự nào của Mỹ gần các thực thể mà Trung Quốc đã chiếm đóng.
Theo ông Heydarian, “Điều này rất đáng báo động, vì quần đảo Trường Sa có thể là mục tiêu tiếp theo, đặc biệt là khi các đường băng ở đây đã được hoàn thành, như trên bãi Đá Chữ Thập, và sớm được hoàn thành như trên bãi Su Bi và Đá Vành Khăn.”
Ông Heydarian cho rằng Mỹ và các đồng minh không còn thời gian và rằng một nỗ lực phối hợp trong khu vực là cần thiết để bảo vệ tự do hàng hải và ngăn chặn việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa trên các thực thể mà nước này chiếm đóng tại biển Đông, trong đó cần có sức ép ngoại giao lớn hơn và các cuộc tuần tra chung thường xuyên hơn giữa Mỹ và các đồng minh như Úc, Nhật và Ấn Độ.
Theo trang tin theaustralian.com.au, khi Washington vẫn tiếp tục tuần tra ở biển Đông và Bắc Kinh vẫn tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực, thì “chúng ta có thể thấy thêm các màn đối đấu giữa hai bên”, William Choong, một chuyên gia an ninh châu Á tại Viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược (IISS), nhận định.
Mỹ và châu Âu yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực về biển Đông
Cũng liên quan đến tình hình biển Đông, theo Reuters, hôm 17/2, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều cảnh báo Bắc Kinh phải tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines nhằm bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên biển Đông.
Bà Amy Searight, Phó trợ lý bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đặc trách khu vực Nam Á và Đông Nam Á, cho biết Mỹ, EU và các đồng minh như Úc, Nhật và Hàn Quốc phải sẵn sàng tuyên bố rõ ràng rằng phán quyết của PCA là mang tính ràng buộc và Trung Quốc sẽ phải trả giá nếu không tôn trọng phán quyết này trong trường hợp bị thua kiện.
Phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington, bà Searight khẳng định: “Chúng ta cần phải sẵn sàng lên tiếng mạnh mẽ và công khai, cùng chung tiếng nói, ủng hộ Philippines và các nước ASEAN để nói rằng đây là luật pháp quốc tế, là một điều vô cùng quan trọng, và mang tính ràng buộc tất cả các bên.”
Bà Searight nói rằng thông điệp gửi đến Trung Quốc, nếu nước này không tôn trọng phán quyết bất lợi của tòa án quốc tế, thì cộng đồng quốc tế sẽ yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm. Bà nhấn mạnh: “Chắc chắn uy tín của Trung Quốc sẽ bị tổn hại, nhưng chúng ta cũng có thể nghĩ đến những phương cách sáng tạo khác để có thể buộc Trung Quốc phải trả giá.”
Quan điểm trên của bà Searight được ông Klaus Botzet, người đứng đầu bộ phận chính trị của phái đoàn EU tại Washington, đồng tình khi cho rằng Trung Quốc sẽ khó có thể phản đối lập trường chung của cộng đồng quốc tế. Ông Botzet nói: “Một lập trường chung của phương Tây và của cả thế giới sẽ là vấn đề lớn đối với Trung Quốc. Nếu chúng ta đồng loạt ủng hộ rằng luật pháp quốc tế được tòa án quốc tế ở The Hague đưa ra … cần phải được tôn trọng, đó sẽ là thông điệp mạnh mẽ mà Trung Quốc không thể phớt lờ.”
Ông Botzet nói rằng Bắc Kinh đang đầu tư quá nhiều vào quân sự, đang ép buộc các quốc gia láng giềng thành lập liên minh để đối phó. Ông cũng đồng thời khẳng định Mỹ có sức mạnh quân sự vượt trội ở châu Á – Thái Bình Dương và EU ủng hộ mạnh mẽ việc Mỹ bảo vệ luật pháp quốc tế tại châu Á.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Bắc Kinh “ghi nhận” các tuyên bố nói trên, và cho rằng “âm mưu” của Philippines sẽ “không bao giờ thành công”.

--------------------------------------------
Ban Mai tổng hợp/daikynguyen

Trung Quốc có thể làm gì ở biển đông ?

Nguyễn Quang Dy /Viet-Studies
“Chính trị là nghệ thuật của điều có thể” (Politics is the art of the possible). (Bismarck)

Biển Đông xa quá!
Sau khi đọc bài của Alexander Vuving (Vũ Hông Lâm), “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016), tiếp theo mấy bài trước cùng nội dung, đã làm tôi mất ngủ. Không phải vì có nội dung gì mới gây sốc, mà vì tác giả khẳng định một kết luận cũ làm độc giả nhức đầu. Nó làm người ta liên tưởng đến một tai họa sắp xẩy ra, như một trận đại hồng thủy (tsunami) “ai kiểm soát Biển Đông sẽ thống trị châu Á, và bất cứ ai thống trị châu Á sẽ thống trị thế giới”. (Còn ai vào đây nữa!)
Kết luận này là một suy diễn, nên độc giả sẽ suy diễn tiếp (hầu như chắc chắn) là Trung Quốc sẽ kiểm soát Biển Đông, sẽ thống trị Châu Á, và thống trị thế giới. Nói cách khác, trong vòng 15 năm nữa (nếu không có cách gì ngăn chặn), thì Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành cái ao nhà của họ (theo báo cáo của CSIS “Asia Pacific Rebalance 2025”). Nếu điều này xảy ra thật thì (lạy Chúa! lậy Phật!) chắc nhiều người không muốn sống lâu, hoặc phải di cư. Nhưng đi đâu? Chẳng lẽ lên mặt trăng hay sao hỏa! Vì Mỹ, Canada, Australia… sẽ đầy người Trung Quốc (Hán Hóa) trong khi Châu Âu sẽ đầy người Arab (Hồi giáo hóa).
Có cách gì thoát không? Rất khó! Không biết sau khi đọc báo cáo của CSIS, tổng thống Obama (hay ông Donald Trump và bà Hillary Clinton) có nghĩ ra cách gì không, hay là họ quá bận rộn tranh cử nên không có thời gian cho những chuyện viển vông. Lyle Goldstein khen phát biểu của Donald Trump (về việc Trung Quốc xây sân bay trên các đảo mới bồi đắp ở Biển Đông) là “hợp tình hợp lý nhất” (most sensible comments), “nó ở xa quá, và chúng ta có rất nhiều vấn đề. Mà nó đã được xây xong rồi.” (It is very far, and we have a lot of problems, OK? And they are already built). Nói cách khác, hãy mặc kệ nó, không phải chuyện của Mỹ. Nếu Donald Trump mà làm tổng thống Mỹ thì nguy quá. (Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths, National Interest, September 29, 2015; “The Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015).
Hay là đến hỏi Henry Kissinger xem ông ấy có cao kiến gì không, vì chính ông ấy (và sếp của ông ấy là tổng thống Nixon) đã có công tạo ra con quái vật Frankenstein của Châu Á. Nếu ông ấy không nghĩ ra được cách gì để ngăn chặn Frankenstein thì hãy cách chức ông ta. (Nhưng ông ấy đã về hưu lâu rồi, làm sao cách chức được nữa). Vậy thì hãy kiện ông ấy ra toàn án quốc tế, vì đã góp phẩn tạo ra hiểm họa này cho thế giới (và nước Mỹ). Chắc nhiều người trên thế giới muốn kiện ông Kissinger (nhất là người Bangladesh).
Binh pháp nào?
Cái chốt trong lập luận của Alexander Vuving về bàn cờ Biển Đông là người Trung Quốc đang ứng dụng binh pháp Tôn Tử (và cờ vây), trong vùng xám (gray zones), để giành chiến thắng mà không cần phải đánh. Trong khi đó, các chiến lược gia Mỹ lại nhìn nhận bàn cờ Biển Đông theo binh pháp Clausewitz (và cờ vua), trong vùng sáng tối rõ ràng (black & white). Có lẽ tư duy chiến lược của họ được điều khiển bởi hai hệ điều hành (hay văn hóa) khác nhau, nên hiểu thực chất vấn đề khác nhau và đề xuất giải pháp khác nhau. Có người khuyên Mỹ không nên ngăn chặn Trung Quốc. Tranh luận giữa Vuving và Goldstein về Biển Đông phản ánh thực trạng đó. (Alexander Vuving, “Think again: Myths and Myopia about the South China sea”, National Interest, October 16, 2015; Lyle Goldstein, “The Main Problem with America’s Abundant South China Sea Hawks”, the National Interest, October 28, 2015).
Trong nhiều trường hợp, việc tranh luận về học thuyết rất khó nhất trí, không ai chịu ai. Nhận ra sai lầm và thừa nhận mình nhầm là một điều rất khó. (nhất là giới academic!) Đó là cảm tưởng của tôi khi theo dõi các học giả lập luận và tranh luận. Đã có thời, các học giả Mỹ đổ xô kết luận Trung Quốc giống Liên Xô, và Việt Nam giống Trung Quốc (vì họ đều là cộng sản). Muốn ngăn chặn Trung Cộng, phải đánh Việt Cộng (thuyết Domino). Gần đây, muốn ngăn chặn khủng bố, phải đánh Iraq. Can thiệp, hay không can thiệp, đều có thể sai lầm, không phải sai về hành động, mà là sai về lý do hành động. Lịch sử có thể lặp lại.
Điều đáng mừng là trong báo cáo của CSIS gần đây, “Asia Pacific Rebalance 2025”, các tác giả khuyến nghị rằng học thuyết ngăn chặn (containment) áp dụng từ thời Chiến tranh lạnh không còn phù hợp nữa. Muốn đối phó hiệu quả với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Trung quốc hiện nay (đặc biệt là tại Biển Đông), Mỹ phải kết hợp cả ba yếu tố là “tham dự” (engagement), “răn đe” (deterrence) và “trấn an” (reassurance). Dù đây có phải là sự thỏa hiệp giữa các trường phái hay không, thì cách đề cập của CSIS là hợp lý, vì nó phản ánh được bản chất phức tạp của bàn cờ Biển Đông và tư duy lắt léo của người Trung Quốc.
Khi ứng dụng “Binh pháp Tôn tử” (hay cờ vây), chắc người Trung Quốc cũng ứng dụng một cách linh hoạt như “Tam chủng Chiến pháp” (three warfares doctrine). Linh hoạt (hay “quyền biến”) theo logic “hư hư thực thực” (vừa thật vừa giả), thiên biến vạn hóa như ma trận, luôn là phương châm chỉ đạo hành động của người Trung Quốc. Có thể hình dung bàn cờ Biển Đông sẽ diễn biến giống như một ma trận (hay “trận đồ bát quái”). Nhìn cách Trung Quốc triển khai bố trí các cơ sở hạ tầng quân sự tại Biển Đông (Trường Sa và Hoàng Sa), cũng như trên đất liền, ta thấy hình dạng một chiến lược tổng thể, như một ma trận.
Cách đánh giá của một số chuyên gia quân sự về giá trị của các hạ tầng quân sự (sân bay, bến cảng, trận địa tên lửa, ra đa, kho tàng…) mà Trung Quốc triển khai trên các đảo mới san lấp tại Trường Sa và Hoàng Sa, có thể sai lạc (misleading). Thoạt nghe thì có vẻ đúng về lý thuyết quân sự nhưng lại không đúng về thực tế, vì không lý giải được bản chất sự việc. Đúng là nếu xung đột quân sự (với Mỹ) xảy ra, thì các hạ tầng quân sự đó (military assets) dễ dàng bị phá hủy trong một trận oanh kích (từ máy bay hay tàu chiến Mỹ). Nhưng tại sao Trung Quốc vẫn đầu tư xây dựng các “lâu đài trên cát”? Không phải họ ngu, mà theo Vuving, họ đang chơi cờ vây, theo binh pháp Tôn Tử (để không đánh mà thắng).
Trung Quốc triển khai trận địa tên lửa HD-9 và ra đa tại đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) không phải chỉ để uy hiếp máy bay B-52, mà còn để nhắn nhủ Obama và lãnh đạo 10 nước ASEAN đang họp tại Sunnylands ai là người quyết định cuộc chơi. Một ví dụ khác, trước chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã cho mấy tàu chiến đến ngoài khơi Alaska, không phải để đe dọa Anchorage, mà để nhắn nhủ Obama (lúc đó đang thăm Alaska) rằng Trung Quốc là một cưòng quốc hải quân không thua kém Mỹ, cần được đối xử bình đẳng theo luật chơi giữa các “nước lớn” (great power relations). Một kiểu gunboat diplomacy.
Một số người lập luận rằng còn lâu Trung Quốc mới mạnh bằng Mỹ (về tiềm lực hải quân và không quân), nên hiện nay Mỹ chưa phải lo. Nhưng họ quên rằng sự trỗi dậy một cách hung hăng của Trung quốc hiện nay là hệ quả của những gì Mỹ đã làm (hay không làm) cách đây vài thập kỷ. Nếu Mỹ xoay trục như “tiếng kèn ngập ngừng” (uncertain trumpet), đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời (half-hearted) như hiện nay thì không răn đe được Trung Quốc, mà còn khuyến khích họ hành động quyết đoán hơn. Thái độ do dự của Mỹ trong vụ tranh chấp đảo Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines là một ví dụ. Cho tàu tuần tra FONOP tại Biển Đông theo kiểu “vô hại” (innocent passage) là một ví dụ khác. Đúng là Trung Quốc hiện nay còn yếu hơn Mỹ về tổng thể, nhưng nếu Mỹ không hành động quyết đoán thì Trung Quốc sẽ mạnh hơn Mỹ tại Biển Đông. “Điều duy nhất quan trọng là phải mạnh hơn tại địa điểm quyết định, vào lúc quyết định, để đạt mục đích” (Clausewitz)
Tại sao Trung Quốc không muốn xung đột với Mỹ, nhưng lại gây căng thẳng (brinkmanship)? Thứ nhất, Mỹ là mối lo lớn nhất của Trung Quốc: họ gây căng thẳng để hù dọa Mỹ không can thiệp vào khu vực. Nếu xung đột nhỏ với Việt Nam hay Philippines xảy ra thì họ dễ dàng đè bẹp đối phương, và coi đó là việc nội bộ (song phương), không liên quan đến Mỹ. Trung Quốc sẽ rất mừng nếu có người đề xuất với lãnh đạo Mỹ đừng can thiệp vào Biển Đông. Những người có quan điểm như Goldstein rất dễ rơi vào bẫy của họ (playing into their hands). Thứ hai, Trung Quốc không muốn Nhật, Úc, Ấn Độ can thiệp vào Biển Đông (cùng với Mỹ) vì một liên minh như vậy là mối lo thứ hai của Trung Quốc. Nếu vô hiệu hóa được hai mối lo trên, thì Trung Quốc dễ dàng cô lập, phân hóa ASEAN, có thể dùng cái gậy (vũ lực) để răn đe và củ cà rốt (viện trợ) để mua chuộc các nước này. Vì vậy, cuộc gặp cấp cao Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, và đoàn kết ASEAN là mối lo thứ ba của Trung Quốc.
Lý thuyết cái bẫy chiến tranh “Thucydices trap” có giá trị răn đe vì xung đột tất yếu giữa một cường quốc đang trỗi dậy với một cường quốc đang suy yếu. Nhưng cái bẫy này có thể bị trung hòa và triệt tiêu bằng hai yếu tố khác: Thứ nhât, Mỹ và Trung Quốc bị trói buộc bởi lợi ích kinh tế (economic codependency trap); Thứ hai, Mỹ và Trung Quốc cùng lo bị hủy diệt (Mutual assured destruction). Vì vậy, giá trị thực tiễn của lý thuyết “Thucydices trap” tại Biển Đông không cao. Khả năng xảy ra xung đột Trung-Mỹ rất thấp.
Trên thực tế, răn đe sử dụng vũ lực (threat perception) có giá trị thực tiễn và hiệu quả hơn nhiều so với sử dụng vũ lực (tốn kém và rủi ro cao). Chiến tranh tâm lý thường diễn ra trước khi có xung đột thực sự. Tình trạng “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war no peace) là lý tưởng để Trung Quốc gây khủng hoảng (bên ngoài) nhằm tháo ngòi khủng hoảng (bên trong) bằng cách bành trướng theo chiến thuật cắt lát (salami), và biến thành chuyện đã rồi (fait accompi), đồng thời nắn gân đối phương bằng nước cờ “gambit”.
Nhưng Trung Quốc chỉ có thể làm được điều đó nếu đối phương (Mỹ và đồng minh) tự hạn chế và tự kiểm duyệt mình, để chơi theo cờ vây của Trung Quốc. Nếu người Mỹ lo ngại xung đột có thể leo thang (thành chiến tranh hạt nhân) nên không dám can thiệp vào Biển Đông, là mắc mưu Trung Quốc (dù là vô tình). Mỹ cần chuyển đổi tư duy chiến tranh thông thường sang tư duy phản ứng linh hoạt để đối phó với tình trạng “nửa chiến tranh, nửa hòa bình” (no war no peace). Nhưng quan trọng hơn cả là người Mỹ phải vượt qua “hội chứng Trung Quốc”, cho rằng Mỹ không nên đối đầu và không thể ngăn chặn được Trung Quốc. Nếu nghĩ rằng không nên đối đầu với Trung Quốc chỉ vì mấy cái đảo nhỏ, hay mấy bãi đá trên biển, là nhầm to (misleading). Trung Quốc đang lặng lẽ thay đổi thưc địa, và chỉ vài năm nữa là những bãi đá hoang trở thành các căn cứ quân sự, cơ sở hậu cần, và cứ điểm mạnh, để kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Vì vậy, không thể chơi cờ vây với Trung Quốc bằng tư duy Clausewitz.
Có thể làm gì?
Về căn bản, tôi tán thành cách nhìn nhận vấn đề và lập luận của Vuving (về Biển Đông). Đây là một trong số ít các nhà nghiên cứu có quan điểm thực tế (realist), hiểu biết sâu sắc về tư duy chiến lược lắt léo của người Trung Quốc, và thực trạng Biển Đông (mà nhiều người khác chưa chắc đã hiểu rõ). Vuving đã giải thích “Trung Quốc SẼ làm gì”, và trong một số trường hợp, thực tế đã diễn ra như vậy. Tôi chỉ muốn bổ sung một chút xem “Trung Quốc CÓ THỂ làm gì”, vì điều này phụ thuộc vào những yếu tố mà có lẽ Trung Quốc không kiểm soát được (như một hệ quả không định trước). Hay nói khác đi, Mỹ và đồng minh CÓ THỂ làm gì để kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông, trong bối cảnh hiện nay.
Thứ nhất, Mỹ và đồng minh/đối tác tiềm năng cần liên kết thành một liên minh thực tế (de facto alliance) dựa trên cơ sở hợp tác (TPP) và cơ chế an ninh tập thể (liên khu vực), để ngăn chặn Trung Quốc. Một liên minh như vậy có thể gồm mấy nước nòng cốt như Mỹ, Nhật, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Úc, để cùng tuần tra Biển Đông, bổ sung cho vai trò an ninh tập thể của ASEAN đang yếu kém vì chia rẽ, đồng thời hỗ trợ tam giác Mỹ-Trung-Việt chuyển động theo hướng “thoát Trung”. Điều này là khả thi vì sau sự kiện tranh chấp đảo Điếu Ngư và sự kiện dàn khoan HD 981 là 2 bước ngoặt lớn (tipping point) làm quan hệ Trung-Nhật và Trung-Viêt thay đổi về bản chất, không còn như trước nữa (beyond the point of no return). Điều này là tối cần thiết, vì mối liên kết để lập một liên minh thực tế như vậy còn khá rời rạc, ngay cả sau thỏa thuận TPP và cuộc gặp cấp cao Mỹ-ASEAN tại Sunnylands. Bầu cử tổng thống Mỹ và chuyển giao quyền lực ở một số nước khu vực (như Myanmar, Đài Loan, Việt Nam) có thể ảnh hưởng phần nào tới tiến trình hợp tác với Mỹ (theo lộ trình đó). Thứ hai, những gì đang diễn ra tại Đài Loan, Hong Kong, Myanmar, Việt Nam, Lào…đang theo xu hướng “thoát Trung”. Trung Quốc càng đối phó cực đoan, họ càng bị cô lập và khủng hoảng.
Thứ ba, Trung Quốc có thể mạnh lên về quân sự (tại Biển Đông), nhưng tình hình kinh tế, xã hội, chính trị nội bộ đang xấu đi nghiêm trọng (tới mưc khủng hoảng), có thể đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ. Đây chính là tử huyệt của Trung Quốc. Nó vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của chủ nghĩa bành trướng bá quyền Đại Hán, dựa trên tinh thần dân tộc cực đoan, để thay đổi nguyên trạng (bên ngoài), và tăng cường các biện pháp trấn áp để duy trì nguyên trạng (bên trong). Đó là hai trụ cột chính của Tập Cận Bình để thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”. Nhưng chính điều này có thể phản lại ông ta, dẫn đến “hệ quả không định trước”. Đó là sự sụp đổ của mô hình phát triển độc đáo (authoritarian resilience) mà nhiều người đã từng đánh giá cao như là động lực làm Trung Quốc phát triển thần kỳ.
Nhưng ngày càng nhiều người nhất trí về nguy cơ sụp đổ không tránh khỏi của chế độ Cộng sản Trung Quốc. (Minxin Pei, “The twilight of Communist Party rule in China”, American Interest, Nov 12, 2015). Danh sách ngày càng dài, gồm những tên tuổi như Paul Krugman, David Shambaugh, Minxin Pei… Chẳng ai muốn Trung Quốc sụp đổ, vì điều đó là một thảm họa toàn cầu, do phản ứng dây chuyền. Nhưng một nước Trung Quốc ốm yếu và suy sụp (implosion) có thể làm giảm động lực và năng lực bành trướng bá quyền tại Biển Đông. Nói cách khác, những gì đang diễn ra tại Biển Đông không thể tách rời những gì đang diễn ra tại Bắc Kinh và Thượng Hải. Biển Đông là một canh bạc lớn, và một con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc, mà mối lo chung (mutual fear) là ẩn số trong mọi trò chơi quyền lực (game of thrones). 

Tham khảo
Alexander Vuving, “Trung Quốc sẽ làm gì ở Biển Đông?”, Dự án Đại sử ký Biển Đông, 21/2/2016; “Think Again: Myths and Myopia about the south China sea”, National Interst, October 16, 2015; “A Tipping Point in the US-China-Vietnam Triangle”, the Diplomat, July 6, 2015; “China’s Sun Tzu Strategy: Preparing for Winning without Fighting”, Interview by Patrick Renz & Frauke Heidemann, March 27, 2015;
Lyle Goldstein, “The South China Sea Showdown: 5 Dangerous Myths”, Nationa Interest, September 29, 2015; “Main Problem with America’s Abundant South China sea Hawks”, National Interest, October 28, 2015.
Minxin Pei, “The Twilight of Communist Party Rule in China”, American Interest, November 12, 2015
Robert Kapland, “Eurasia’s Coming Anarchy”, Foreign Affairs, March/April, 2016
--------------------------------------
Nguồn : Anle20s'Blog (25/2)

“Hội chứng cổng chào”

Hay các tỉnh huyện chạy đua tiêu tiền của dân
Không chỉ ở tỉnh, thậm chí tại nhiều huyện, xã, thôn, những cổng chào có vốn đầu tư từ vài trăm triệu, vài tỷ đến hàng chục tỷ vẫn liên tiếp được dựng lên.

Sau khu trung tâm hành chính nghìn tỷ, tượng đài nghìn tỷ, “hội chứng cổng chào” tiếp tục khiến dư luận phải đặt ra những dấu hỏi lớn về tư duy lãnh đạo khi tiền của người dân được sử dụng để dựng lên những công trình vô tri, mang tính hình thức, phong trào trong khi người dân của nhiều tỉnh vẫn phải trông chờ vào gạo cứu đói.

Nghệ An: Cổng làng tam quan gần 3 tỷ đồng

Xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An) vừa làm lễ cắt băng khánh thành công trình cổng làng đồ sộ cao tới 14m, rộng 22m, một cổng chính, hai cổng phụ, vòm cửa chính cao 6,9m, rộng 7m, cột cổng rộng 4m… Bên cạnh là những cụm hoa cây cảnh trang trí dài khoảng 100m.
Công trình được xây dựng bê tông cốt thép có lát đá hoa cương vĩnh cửu, khởi công từ tháng 1/2015 và khánh thành sau 8 tháng thi công.
q1.jpg
Cổng làng tam quan bề thế hoàn thiện sau 8 tháng thi công, có tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. 
(Ảnh: vnexpress.net)

Chủ tịch xã Hồ Quang Tuấn cho biết, tên gọi cổng làng nhưng thực chất là cổng xã, do xã Quỳnh Đôi chỉ gồm một làng, nên gọi xã hay làng Quỳnh Đôi đều như nhau, theo báo Vnexpress.
Ông Tuấn ước tính kinh phí xây dựng công trình 3 tỷ đồng, tất cả là tiền công đức, đồng thời bác bỏ ý kiến cho rằng xây cổng làng đồ sộ là hoang phí vì xã Quỳnh Đôi đã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới từ năm 2014.
Theo Báo Nghệ An tháng 3/2015, công trình do ông Hồ Sỹ Tiến (Thiếu tướng) – Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự CP45 Bộ công an đứng ra vận động con em Quỳnh Đôi cả nước và các nhà hảo tâm đóng góp.
Trước đó, một cổng chào của tỉnh vừa mới được khánh thành tại xã Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai vào tháng 10/2015 với tổng mức đầu tư lên tới 4,8 tỷ đồng.
Công trình được xây dựng tại Km382+500, quốc lộ 1A, bằng kết cấu thép, toàn bộ ốp trang trí bằng tấm hợp kim nhôm nhựa, trên cổng gắn bảng điện tử LED 3 màu. Các hạng mục phụ trợ gồm: khuôn viên cổng chào, mương thoát nước, kè đá.
q2
Bề ngang của cổng chào vượt hơn bề rộng của đường quốc lộ 1A, vốn rộng từ 10–12 m.
 (Ảnh: truyenhinhnghean.vn)

Trong 4 năm liên tiếp, từ 2013 tới 2016, Nghệ An luôn đứng đầu trong danh sách các tỉnh xin gạo cứu đói dịp Tết và giáp hạt với số lượng từ hơn 3.000 đến hơn 4.000 tấn.

Quảng Nam: Huyện miền núi nghèo xây cổng chào hơn 1,1 tỷ đồng

Đang trong quá trình thi công, nhưng công trình cổng chào ở một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam đã sửng sốt về quy mô hoành tráng của nó. Công trình có 4 trụ bê-tông rộng hàng chục mét với 3 cửa, đặt chắn trên cửa ngõ vào trung tâm huyện nằm trên QL 14E, đoạn qua địa phận thị trấn Tân An, huyện Hiệp Đức. Tổng số vốn đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng, bao gồm cả phần giải tỏa mặt bằng.
q3.jpg
Cổng chào của huyện Hiệp Đức rộng hàng chục mét, 3 cửa, 4 trụ bê tông. Công trình đã hoàn thành phần kết cấu, đang tiếp tục những phần việc như ốp gạch đá, trang trí các họa tiết trên cổng… (Ảnh: nld.com.vn)
Là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Nam, Hiệp Đức có diện tích 492 km2, dân số trên 40.000 người, 18% trong số đó thuộc hộ nghèo. Tết Bính Thân vừa qua, sự việc một số người thuộc hộ nghèo tại Hiệp Đức bị ngộ độc vì ăn cơm nấu bằng gạo hỗ trợ Tết đã gây nên nhiều chua xót trong cộng đồng.
q4
Nằm ngay điểm rẽ ra hai nhánh của tuyến QL 14E, khiến cổng quá rộng và thiếu tính thẩm mỹ. (Ảnh: nld.com.vn)
Trên báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Đức cho biết huyện Hiệp Đức đã thành lập 30 năm nhưng chưa có cái cổng chào nào trong khi các huyện khác trong tỉnh đều đã có nên người dân “rất có nguyện vọng”. Ông Tỉnh khẳng định dùng tiền làm cổng chào tiền tỷ thay vì hỗ trợ cho dân thoát nghèo là không lãng phí.

Tết Bính Thân 2016 vừa qua, Quảng Nam nhận 3.500 tấn gạo cứu đói. Con số này nhiều gấp 1,3 lần số gạo xin trợ cấp năm 2013.

Long An: Cổng chào gần 1 tỷ đồng trên đường huyện

Tháng 7/2015, huyện Tân Trụ (Long An) làm lễ mừng Cổng chào thị trấn Tân Trụ, gắn liền với lễ thông xe kỹ thuật đường Cao Thị Mai (còn gọi là đường tránh thị trấn Tân Trụ).
Công trình cổng chào có tổng diện tích hơn 84 m2, gồm trụ cổng và mái cổng bằng bê tông cốt thép, chiều rộng giữa hai trụ là 10m, tổng chiều cao cổng so với vỉa hè là 7m, chân trụ cổng được ốp gạch, phần nền xung quanh trụ lát gạch ciment Terazo…Tổng kinh phí xây cổng gần 1 tỷ đồng.
Theo Báo Giao thông, ông Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Huyện uỷ Tân Trụ cho biết, công trình Cổng chào có ‘ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vừa mang biểu tượng văn hoá, truyền thống vừa là niềm tự hào của người dân huyện Tân Trụ’.
Theo ông Hải, hai công trình đường tránh và cổng chào “góp phần tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của huyện, vươn lên ngang tầm với các huyện trong khu vực khi giúp vào việc thị trấn Tân Trụ đủ tiêu chuẩn trở thành đô thị loại IV vào năm 2020”.

Quảng Ninh: Một cổng chào gần 200 tỷ đồng

Được khởi công vào tháng 2/2015, công trình cổng chào tỉnh Quảng Ninh tại khu vực đầu cầu Vàng Chua (thuộc xã Bình Dương, huyện Đông Triều) có diện tích 9 ha, thiết kế khung thép với 8 cột chính có độ cao từ 38-43m.
Công trình có vốn đầu tư 198 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng so với kinh phí dự kiến (118 tỷ đồng), theo thông tin từ Báo Quảng Ninh. Con số này chiếm hơn một nửa tổng số vốn của cụm Công trình cổng tỉnh và điểm dừng chân tỉnh Quảng Ninh.
q5
Phối cảnh cổng tỉnh Quảng Ninh. Số vốn đầu tư 198 tỷ đồng. (Nguồn: qtv.vn)

Công trình điểm dừng chân của tỉnh có vốn đầu tư 170 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích trên 100ha, bao gồm các hạng mục khu công viên, cây xanh cùng với các công trình dịch vụ (nhà hàng dịch vụ tổng hợp, cửa hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe…).

Dự án được đầu tư theo hình thức công – tư (PPP), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (không công bố hình thức hợp đồng BOT, BTO hay BT…).

Hà Nội: Huyện, xã, thôn “tơi tả” vì cổng chào

Không phải từ bây giờ, mà từ năm 2010 với sự kiện kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, phong trào xây cổng chào đã trở nên đặc biệt rầm rộ tại Hà Nội. Từ huyện đến xã, thôn, các lãnh đạo đua nhau phê duyệt dựng cổng chào. Nhiều thì vài tỷ đồng, ít thì vài trăm triệu đồng.
Năm 2010, huyện Phúc Thọ đầu tư khoảng 2,4 tỷ đồng xây hai cổng chào để chào đón 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
q6

Một trong hai cổng chào bề thế của huyện Phúc Thọ (Hà Nội)
 nằm trên Quốc lộ 32. (Ảnh: panoramio.com)

Cuối năm 2012, huyện Đan Phượng chi gần gấp đôi số tiền trên, lên tới 4,2 tỷ đồng để xây hai cổng chào của huyện! Cùng năm, huyện được coi là nhỏ và nghèo của Hà Nội này tiếp tục xây dựng nhà hát đồ sộ với vốn đầu tư gần 120 tỷ đồng lấy từ ngân sách nhà nước.

 Một trong hai cổng chào có tổng chi phí 4,2 tỷ đồng đươc đặt ở đầu 
và cuối huyện Đan Phượng. (Ảnh: baodatviet.vn)

Nối gót, cấp xã, thôn của huyện Đan Phượng cũng “hưởng ứng” xây cổng chào. Xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) xây cổng chào 200 triệu đồng. Thôn Đông Khê (xã Đan Phượng) xây cổng chào 800 triệu đồng… Chỉ từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, tổng cộng 106 cổng chào đã được dựng lên tại các xã của huyện này, theo thông tin trên báo Tiền Phong.

Nếu tính trên đường quốc lộ, chỉ 21km đường quốc lộ 32 đoạn từ huyện Hoài Đức, qua Đan Phượng đến Phúc Thọ (Hà Nội) đã có tới 5 cổng chào được xây dựng bề thế, kiên cố, tức trung bình cứ 4km lại có một cổng chào.
Chỉ nói riêng về bộ đôi cổng chào trị giá 4,2 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Hoàng – phó chủ tịch UBND huyện Đan Phượng cho rằng: “Đây là những cổng chào vào cả một khu liên hiệp quy mô lớn, phục vụ các sự kiện quan trọng. Đâu có ai nêu ý kiến lãng phí gì đâu” và đồng thời khẳng định tiền làm cổng chào ở cấp xã và thôn là do người dân đóng góp, chứ ngân sách không cấp, theo báo Tuổi Trẻ.
Cũng nhân dịp đại lễ 1.000 Thăng Long – Hà Nội, UBND thành phố từng chủ trương xây 5 cổng chào trị giá tới 50 tỷ đồng. Sau khi vấp phải sự phản đối từ cộng đồng khi cho rằng chi tiêu trên không hiệu quả, không mang lại lợi ích thiết thực, quá lãng phí, phương án cuối cùng được chấp thuận là chỉ làm những cổng chào bằng hoa, cây xanh.

q8

Một cổng làng truyền thống của văn hóa Bắc Bộ. Trong hình, cổng làng Trung Nha tại Nghĩa Đô, Cầu Giấy trước khi bị giải tỏa để làm đường vành đai. (Ảnh: phapluatplus.vn)
---------------------------------------------------------
Phan A tổng hợp/daikynguyen

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Vài nét về Đinh La Thăng (từ Wiki…???)

( Sưu tầm- Tham khảo )
Đinh La Thăng (sinh ngày 10 tháng 9 năm 1960[1] tại xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Học vấn Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Quá trình công tác . 1983 – 1988: công tác tại Tổng công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà
•Tháng 11 năm 2003 – tháng 12 năm 2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội.
•Được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) vào ngày 5 tháng 10 năm 2005. Từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008, ông là Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam.
•Từ tháng 12 năm 2008: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
•Ngày 3 tháng 8 năm 2011 được phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 71,2%.
Ngày 5 tháng 4 năm 2012, khi Thanh tra Chính phủ công bố báo cáo về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PetroVietnam tới năm 2010 với khá nhiều sai phạm về tài chính (con số lên đến HƠN 18.000 t�%B��� đồng), một số tờ báo đã nêu câu hỏi về vấn đề trách nhiệm của người từng đứng đầu PetroVietnam mà cụ thể là ông Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
Một số việc làm:
Tiêu hủy xe đua
Đầu tháng 10 năm 2011, khi được biết thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị phải tịch thu phương tiện của các đối tượng tham gia đua xe, ông đồng tình với việc phải xử lý nghiêm hành vi trên và bản thân từng kiến nghị không chỉ tịch thu mà phải tiêu hủy phương tiện đua xe. Tuy nhiên, đề xuất này không chấp thuận vì nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng phí.
Cấm nhân viên chơi golf và vận động nhân viên đi xe buýt
Quy định cấm chơi golf thể hiện tại Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do Đinh La Thăng ký ngày 17 tháng 10 năm 2011, trong đó quy định: “các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Đây là một quyết định gây tranh cãi khi có rất nhiều người ủng hộ nhưng cũng nhiều người phản đối. Nó trở thành thông tin nóng trên các trang web. Trước đó, sân golf Hoàng Gia ở Ninh Bình được đầu tư xây dựng quy mô có vốn đầu tư của Tập đoàn dầu khí mà chính ông Thăng là Chủ tịch của Tập đoàn này.[12] Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp Việt Nam – cho rằng văn bản 6630 (yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải không chơi golf) có nội dung sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức,… Tháng 10 năm 2011, Đinh La Thăng ra công văn 6323/BGTVT-VT ghi rõ: “yêu cầu cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, đơn vị sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần. Định kỳ báo cáo (trước ngày 25 hàng tháng) tình hình triển khai thực hiện”. Tuy nhiên, hai tháng sau, khi có thông tin phản ánh rằng có rất ít cán bộ nhân viên Bộ GTVT hưởng ứng, ông Thăng lại cho rằng đây là văn bản khuyến khích, động viên tinh thần cán bộ nhân viên ngành đi xe buýt chứ không bắt buộc và sẽ không phạt nhân viên nếu họ không chấp hành văn bản trên.
Thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học
Từ tháng 10 năm 2011, Đinh La Thăng đã đề xuất lên thủ tướng lịch trình thay đổi giờ làm công sở, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Những sự thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học của các trường phổ thông này đã gây xôn xao dư luận và xáo trộn giờ giấc của nhiều người, mặc dù tình trạng ùn tắc giao thông vẫn xảy ra. Đề xuất này đã dấy lên nỗi bất bình trong đa số người dân có người thân hiện đang là học sinh.
Đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy
Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thâu phí lưu thông xe máy 500.000 đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô từ 20 dến 50 triệu đồng/năm. Theo ông thì “việc thu phí lưu hành để sử dụng vào nhiều mục đích, nên người sử dụng phương tiện cá nhân phải có đóng góp cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, và thực hiện các giải pháp giảm tai nạn giao thông. …Nhiều ý kiến cho rằng việc đề xuất tăng phí lưu hành xe ô tô lên 20–50 triệu đồng/năm của Bộ trưởng Thăng và Chính phủ là “đổ gánh nặng sang dân”, “cào bằng giàu – nghèo”, “phí chồng lên phí…
Thanh tra và giải trình
Trong quý I năm 2012, Thanh tra Chính phủ (Việt Nam) đã có kết luận thanh tra tại một số tập đoàn lớn như Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà; Tập đoàn Viễn thông Quân đội,…Qua công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện sai phạm, thiếu sót về kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam-nơi bộ trưởng Thăng đã từng là ngườiđứng đầu.
Sáng ngày 5 tháng 4 năm 2012, tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I năm 2012 ở Hà Nội thì Phó tổng thanh tra Chính phủ là Ngô Văn Khánh cho biết rằng ô. Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý với các kiến nghị sau thanh tra đối với những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Đinh La Thăng trong những sai phạm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam khi làm lãnh đạo, Ngô Văn Khánh nói: “Trách nhiệm của người đứng đầu là có”.
Ngày 24 tháng 4 năm 2012, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã tổ chức phiên giải trình về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng là “nhân vật” chính của phiên giải trình được truyền hình trực tiếp này và phải báo cáo, giải trình về tình hình vi phạm, nguyên nhân và hậu quả, các giải pháp khắc phục đã và sẽ thực hiện. Tại phiên thảo luận tổ chiều 24 tháng 5 năm 2012 về đề án tái cơ cấu kinh tế lẫn bên hành lang Quốc hội, vụ tiêu cực tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã khiến các đại biểu Quốc hội Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề gấp rút trong điều chỉnh cơ chế chính sách với doanh nghiệp nhà nước. Các đại biểu đã yêu cầu Đinh La Thăng giải trình trách nhiệm khi bổ nhiệm Cục trưởng Cục Hàng hải DƯƠNG CHÍ DŨNG. Giải trình của ông Thăng thiếu sức thuyết phục và không nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu.
Cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (xem lại bài của GDVN ở trên)
Đường sắt trên cao Hà Nội –Hà Đông tăng vốn 400tr$, lùi thời hạn hoàn thành mấy năm liền dưới thời ông Thăng???
Sự cố lễ tưởng niệm 17/2 ở Sài Gòn cho thấy ông Thăng ???
 ---------------------------------
Trần says:
RỜI BỘ GIAO THÔNG, ANH THĂNG VUNG KIẾM TRẢM NHẦM NGƯỜI
Mua tàu cũ Trung Quốc,
người đề xuất chủ trương được thăng chức
MAI ANH tổng hợp/Giáo dục Việt Nam/18/02/16 14:49
Trong vụ việc mua tàu cũ Trung Quốc gây xôn xao dư luận trong thời gian qua, trong khi lãnh đạo đơn vị đưa ra chủ trương (làTổng Công ty Đường sắt Việt Nam) mua toa tàu cũ của Trung Quốc liên tục được thăng chức thì lãnh đạo đơn vị thực hiện( Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội) lại bị miễn nhiệm chức vụ.
Trước đó, như Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, liên quan đến vụ việc đề xuất mua toa tàu chở hàng cũ của Trung Quốc, ngày 3/2/2016, ông Đinh La Thăng – nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có văn bản yêu cầu Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo cách chức ông Nguyễn Viết Hiệp – Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội.
Thực hiện chỉ đạo trên, ………………………
………………………………………….
Ông Thứ trưởng GTVT N.Hồng Trường cho biết thêm , trong quá trình kiểm tra vụ mua tàu cũ của Trung Quốc, nếu không xác định nghi vấn thì sẽ xem xét xử lý LẠI việc cách chức.

Bác ĐINH LA THĂNG : Tiếng lành đồn xa ...

Calathau : Lượm trên mạng XH, không hiếm ý kiến khen tân Bí thư Thành ủy SG Đinh  La#. 
Đây này :
“Tại nhà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Em, khi bước qua con đường đất nhỏ hẹp vào nhà, Bí thư Đinh La Thăng đã yêu cầu lãnh đạo xã Tân Thông Hội phải tráng bêtông ngay.
Ông Đinh La Thăng nói với lãnh đạo địa phương là con đường chỉ vài chục mét, có thể làm nhanh nên phải giải quyết sớm để mẹ Nguyễn Thị Em và con cháu đi lại thuận tiện hơn.
Tại nhà của bà Lê Thị Kiều Oanh, có chồng và cha là liệt sĩ, Bí thư Đinh La Thăng khi nhìn thấy căn nhà khá xuống cấp đã thăm hỏi và được biết đây là căn nhà xây từ năm 1992. Ông đã chỉ đạo Bí thư huyện ủy Củ Chi Lê Minh Tấn phải cho gia cố sớm.
Sau đó, Bí thư Thành ủy đi ra phía sau bếp và công trình phụ, nhìn sự tuềnh toàng của căn nhà, ông tiếp tục chỉ đạo phải cho sửa sang, xây mới các công trình đã hư hỏng trong căn nhà.
“Đảm bảo điều kiện sống tốt cho gia đình chính sách là việc chúng ta phải làm thường xuyên” – Bí thư Thành ủy căn dặn.” ( nguổn VNExpress).
——————————–
Mình không là fan của a#, hông “3b” ( bưng, bô, bi !), nhưng khách quan và công bằng, đã có mấy LĐ quan tâm tới những người “xấu số, thiệt thòi” trong cuộc sống này ?! khi ở BGTVT, a# đã làm được việc giúp cho 1 chị thương binh hạng nặng, cô đơn, tại Bồ Đê Gia Lâm, có nhà, có đất, có sộ tiết kiêm sau bao năm “chẳng ma nào ngó ngàng tới số phận bi đat” của chị này ! Cứ cho là a# PR ( mà chắc chắn là như thế !), nhưng PR như thê, tốt gấp trăm ngàn lần kiêu đi thăm, bước lên thảm đỏ, tiến vào hội trường, chém gió lăng nhăng “học tập và làm theo…”, rồi xe lớn xe bé ra nhà hàng, ăn-nhậu-phá…rồi đút “phobg thư” vào cặp, mang về…! xin nhắc lại câu nói của người bảo vê cổng BGTVT : “bộ trường nào cũng ăn, còn a#, anh ăn, nhưng cho chúng em tý cháo…” ! câu hiêu triệu của Chí Trung, nên sửa lại là “Hỡi nhưng người còn chút lương tâm, TÌNH NGƯỜI – Hãy LIÊN HIỆP LẠI ” ! và XHVN hiên nay, đang rất cần những người như vây, xin đừng ảo tường, “đừng đốt cháy giai đoạn…” ! 
befaitu says:
Kể cũng tiếc cho anh Thăng. Cơ hội ‘ghi bàn’ sớm trong lòng dân khi trận đấu mới khai mạc được 17 giây 2 (17/2/2016). Giá trước đó anh chỉ đạo cứ để cho họ tưởng niệm trong trật tự như HN đã làm, kết quả cũng không có gì là ồn ào lắm khi dân được tự do như HN, trong khi SG họ réo tên anh. Nói thiệt, nhiều lúc chính quyền nâng mức độ nghiêm trọng vấn đề cũng hơi quá, phòng xa quá. Đơn cử Hồng Kông, Thailand kéo ra đường cả triệu, cả tháng trời rồi đâu lại vào đấy. Mà với dân, thua dân hay chiều theo ý dân đâu thiệt đâu mà sợ.
Thôi, chuyện qua cho qua. Anh vẫn còn 5 năm phía trước để phát huy hết thần công lực của mình. Cứ Đà Nẵng như bác Thanh anh làm: xanh, sạch, an ninh, không ăn xin, đánh giày, vé xố, buôn bán hàng rong, vỉa hè.
1. Dùng bàn tay sắt với vứt rác, làm mất vệ sinh công cộng. Tội trộm cắp sẽ bị nghiêm trị nhất trong cả nước.
2. Luật pháp nghiêm, đề cao đạo đức gia đình, xã hội, nhà trường.
3. Văn hoá kinh doanh uy tín, phục vụ ân cần lấy số nhiều làm lãi, không chặt chém, chụp giựt, nói thách.
4. Xoá toàn bộ nhà ổ chuột trên kênh rạch. Nhà bán cho dân theo 3 phương thức: trả tiền một lần, trả góp 15 năm và trả góp 30 năm.
5. Xây dựng bán đảo Thanh Đa là Singapore trong lòng thành phố.
6. Tốc độ tối đa các tuyến xe điện ngầm. Móc ruột hết thành phố làm xe điện ngầm. Xây thêm cầu vượt, đường trên cao.
7. Thành phố hiện đại là sáng đèn suốt đêm, đất phương Nam thừa nắng nên sống về đêm nó mát. Ngày để khách Tây họ tắm nắng.
8. Du lịch, dịch vụ và ăn uống vui chơi giải trí cứ SG họ chọn là ta đong xèng.
9. SG là thành phố dịch vụ cao về tài chính, ngân hàng, khoa học. Nơi nghệ nhân, tài nhân muốn dừng chân, muốn sống. Các khu dân cư phổ thông sẽ xây xung quanh, đủ môi trường sống chuẩn và giao thông thuận lợi cho người dân vào trung tâm làm việc, chiều về nhà.
10. Phải thu hút được người nước ngoài đến sống và làm việc, tất nhiên họ đem đến tài chính và trình độ.
Thặng dư của thành phố sẽ đầu tư trả lại cho xã hội chứ không thể thành phố là nơi ai cũng kiếm tiền bát nháo, manh mún, nhỏ lẻ, hỗn loạn như vừa qua. Đó không phải là thương nhau, là giúp nhau mà là hại nhau. Quan điểm này cần bộ máy đả thông tư tưởng trước với dân đã.
Thành phố như con tàu hàng lớn. Muốn tiến nhanh, ra khơi, không lãng phí dầu thì phải cạo hà bám vỏ tàu. Không thể thương hà mà để hà bám vào tàu được. Cái này nghe qua có vẻ “ác” nhưng không phải thế.
Quy hoạch điện, đường, trường, trạm giờ thêm công viên, nơi ăn uống, vui chơi nữa mới tạm đủ.
Bài toán khó là SG càng đẹp bao nhiêu, càng thu hút dân bấy nhiêu nhưng không ùn tắc, ngập, lộn xộn và an ninh là nhất, đời sống dân lại cao nhất quả khó phải không anh. Khó anh làm được mới là thánh Thăng có phỏng. Được hay không vấn đề này dân sẽ giúp anh mà. Nếu anh vì dân, do dân và của dân.
Là hô khẩu hiệu thế anh nhỉ!

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2016

Sao lại làm ngơ cuộc chiến 1979 trong sách giáo khoa?

Tác giả: Tuấn Khanh 
Trong một chuyến du ký ở Việt Nam để tìm hiểu về dư âm của cuộc chiến 1979, nhà báo Michael Sullivan có tìm đến một nghĩa trang ở Lạng Sơn. Khi chứng kiến một phụ nữ thắp nhang cho người thân của mình, một binh sĩ đã hy sinh để chống lại quân xâm lược Trung Quốc, Micheal Sullivan đã an ủi bà rằng thôi thì chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng rất dứt khoát, bà Phạm Thị Kỳ – tên của người phụ nữ – đã nói rằng “Không, sẽ không bao giờ chấm dứt. Với Trung Quốc, làm sao mà chấm dứt được?”. 
Khu nghĩa trang nhỏ nơi bà Phạm Thị Kỳ đang viếng người thân, sẽ không bao giờ nói lên đủ nỗi đau của một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng khốc liệt đó. Theo ước tính chủ quan của các sử gia nước ngoài, ước tính có 50.000 người Việt đã thiệt mạng, bao gồm binh sĩ cùng người già và trẻ con bị quân Trung Quốc tàn sát man rợ trên đường rút chạy, để trả thù cho cuộc xâm lăng thất bại, với khoảng  gần 100.000 lính bị thương và chết. 
Ở Việt Nam ngày nay, người ta không dễ tìm thấy một cách trọn vẹn những dữ liệu mang tính chính thống cho cuộc chiến kỳ quặc và đau thương này. Hiếm có bộ phim nào ra rạp với kịch bản về cuộc chiến biên giới phía Bắc – dù đó là nguồn đề tài sử thi dồi dào. Rất ít sách nghiên cứu về hậu quả của cuộc chiến này, đối với đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí, không có dòng nào trong sách giáo khoa lịch sử – so với hàng núi sách về cuộc chiến với người Pháp, người Mỹ và miền Nam Cộng hòa được phổ biến rộng rãi – mà những đứa trẻ như con cháu bà Phạm Thị Kỳ vốn vẫn thắc mắc khi đến viếng mộ người thân của chúng. 

sao lai lam ngo cuoc chien 1979 trong sach giao khoa? hinh anh 1
Hàng vạn thanh niên nhập ngũ và lên biên giới vào năm 1979.    (ảnh tư liệu)

Đã đến lúc Bộ GD ĐT đưa câu chuyện chiến tranh này vào sách giáo khoa chưa? Chí ít đó là một chương rất nhỏ và mờ nhạt về cuộc chiến này, để không làm đau tủi hàng chục ngàn người Việt đã ngã xuống, đổ máu trong các cuộc đụng độ biên giới, để chúng ta có thể ngồi yên ở đây, hôm nay? 
Không khác mấy ở Việt Nam. Cuộc chiến biên giới 1979 Việt – Trung cũng được nhắc đến rất mờ nhạt ở Trung Quốc. Ngay trong sách giáo khoa của học sinh trung học đại lục, chỉ có vài dòng ít ỏi mô tả để thế hệ sau không lãng quên quá khứ nhưng lại không quên ghi rằng đó là một cuộc chiến tự vệ và đánh trả để chứng minh “sức mạnh và chính nghĩa” của Trung Quốc. Giải thích về chuyện vì sao quân đội Việt Nam không hề tiến qua biên giới, mà chính quân đội chính quy Trung Quốc lại thọc sâu vào đất Việt Nam, các sử gia nhà nước đã ghi rằng bởi PLA (Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa) chấp nhận đáp trả thách thức của nước Nga, lúc đó đang hậu thuẫn cho Việt Nam, khi đưa ra lời cảnh cáo nếu vượt biên giới thì Nga sẽ pháo kích đánh trả. 
Dù ít, nhưng người Trung Quốc cũng được dạy rằng họ mang “chính nghĩa” đi khắp thế giới, và Hoàng Sa và Trường Sa là của đất mẹ đại lục hiện vẫn chưa thu hồi được. Cuộc chiến 1979 được Trung Quốc mô tả với hơn một tỷ dân của họ rằng Việt Nam “kiêu ngạo và càn quấy” nên cần được dạy dỗ. Ký ức về cuộc “dạy dỗ” đầy man rợ đó vẫn lưu truyền trong dân chúng, và những nấm mồ người dân Việt vô tội im lặng nằm rải rác, dọc khắp biên giới Bắc là bằng chứng không thể chối cãi. 
Vì sao chúng ta cần những sự thật lịch sử? Vì sao phải cần ghi vào sách giáo khoa cho con cháu về sau? Câu hỏi nghe chừng có vẻ ngớ ngẩn – nhưng không phải là không cần đặt ra lúc này. Vì bởi lịch sử làm nên nhân cách và dân tộc tính của mỗi quốc gia. Lịch sử tạo nên những con người có ý thức rằng dân tộc mình đã tồn tại với thất bại và vinh quang như thế nào. Lịch sử dặn dò rằng con người nhỏ nhoi nhất có thể trở nên vĩ đại nhất, nếu vượt qua và sống sót. Tựa lưng vào lịch sử đầy đủ và trung thực, con người có thể tìm thấy cho mình cái nhìn sâu sắc, giá trị giúp cho từng thế hệ đi tới. 
Lịch sử không để dùng nuôi giữ hận thù hay phục vụ cho mục đích nào đó, ngoài việc dâng tặng cho tri thức tử tế và sinh tồn. Lịch sử là kho kinh nghiệm vô giá để loài người soi lại chính mình. Cố tình lãng quên sự thật và lịch sử mới chính là cách dùng súng bắn vào quá khứ. 
Ở Trung Quốc lúc này, việc đòi hỏi minh bạch cuộc chiến 1979, đưa vào sách vở chính thống cũng đang rộ lên trên các diễn đàn tiếng Hoa. Trên tờ New York Times, khi ký giả Howard. W. French hỏi vài cựu chiến binh Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến 1979 rằng họ có biết ý nghĩa của cuộc chiến đó là gì không, họ đã lắc đầu nói “tôi không biết”. Long Chaogang, tên của người cựu binh này, nói rằng khi con cháu hỏi về cuộc chiến này, và vì sao, ông chỉ còn biết gạt phắt đi và nói “không phải việc của tụi mày”. 
Xu Ke, tác giả một cuốn sách tự phát hành mang tên “The Last War”, từng là một cựu pháo binh 1979, thì có những lý giải khác. Ông nói với ký giả Howard rằng cuộc chiến đó là phần ký ức buộc phải xóa đi trong trí nhớ của người Trung Quốc, bởi lý do của cuộc chiến đó không rõ ràng. Thậm chí, còn có lý thuyết rằng Đặng Tiểu Bình dấy lên vụ xung đột biên giới để rảnh tay sắp xếp lại quyền lực của mình trong Bộ Chính trị, vốn đang bị ám ảnh khuôn mẫu từ triều đại của Mao và đầy bất lợi với họ Đặng. 
Trung Quốc làm ngơ và xóa ký ức của người dân Trung Quốc về cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 bởi họ không có chính nghĩa. Cả thế giới nhìn thấy đó là cuộc xâm lăng điên cuồng. Nhưng người Việt thì không thể làm ngơ với lịch sử của mình, đặc biệt khi đó là phần lịch sử bảo vệ tổ quốc, kiêu hãnh và lưu danh trong ký ức nhân loại.

Học sinh Trường THPT An Thới tưởng niệm nhân sự kiện 17-2 – 
Ảnh từ facebook của thầy giáo Nguyễn Duy Khánh.
Lịch sử phải được ghi lại, được giáo dục trong sách giáo khoa để ghi rõ những quân đoàn Trung Quốc trên đường tháo chạy vẫn được tướng Hứa Thế Hữu (*) truyền lệnh “sát cách vô luận” – tức thấy là giết, không cần lý lẽ. Đàn bà bị hãm hiếp rồi giết, trẻ con bị đập chết, người già bị chôn sống… “chính nghĩa” của đạo quân phương Bắc là vậy. Lịch sử phải được nhìn thấy đủ, để dấy động mọi tâm can, cho những cuộc thắp hương tưởng niệm hàng năm phải được là lễ trọng, không bị ngăn trở và vô vàn những bia, chữ tưởng niệm không bị vô-chủ tâm nhổ bỏ, hoặc làm ngơ với phong sương. 
17.2.1979 không phải là cuộc chiến riêng của vài tỉnh miền Bắc Việt Nam, cuộc chiến đó là cuộc chiến của lòng ái quốc và lòng tự trọng của một dân tộc trước thách thức để sinh tồn và độc lập. 17.2 cũng cần được kính trọng không khác ngày 2.9 trên đất nước này. Vậy thì, khi nào sách giáo khoa Việt Nam sẽ ghi vào đó phần máu thịt và đau thương của người Việt đã bị làm ngơ? Khi nào?
Kết thúc bài viết của mình tại Trung Quốc, ký giả Howard hỏi ông Xu Ke rằng ông sẽ làm gì với cuốn sách của mình. Người cựu chiến binh Trung Quốc đó im lặng chốc lát, và trả lời rằng ông muốn nhân dân mình được biết, tường tận về những gì đã xảy ra.
-------------------------------------------------------------
(*) Tháng 9.2008, Tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu từng được nhiều báo Việt Nam đăng bài ca ngợi là tài năng xuất chúng, mà “quên” rằng ông ta chính là người cầm cánh quân tiến công vào Cao Bằng – Lạng Sơn năm 1979, với chủ trương tàn phá mọi nhân lực và vật chất của Việt Nam.
————–
http://danviet.vn/kinh-da-trong/sao-lai-lam-ngo-cuoc-chien-1979-trong-sach-giao-khoa-661397.html

Thứ Tư, 17 tháng 2, 2016

LẠI BÀN VỀ PHONG THỦY

Người phụ nữ chính là phong thủy, vận khí của gia đình

Người đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình. Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chính chắn, đôn hậu thì tất cả những gì gầy dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được.
Một cô gái 18 tuổi bất chấp sự phản đối của gia đình đã kết hôn với một triệu phú 57 tuổi! Sau khi người vợ đầu tiên của người triệu phú qua đời, ông đã kết hôn với một sinh viên đại học 18 tuổi, mỗi tháng đưa cô tiền chi tiêu đến 100 nghìn nhân dân tệ (khoảng 338 triệu vnd). Cô gái lại quen biết một quản lý khách hàng của công ty bảo hiểm, nên đã mua bảo hiểm trị giá hơn 1 triệu NDT (khoảng hơn 3 tỷ vnd).
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Sau một lần đầu tư kinh doanh thất bại, tất cả tài sản của người đàn ông giàu có này đã bị tịch thu để trả nợ, sau khi về nhà ông buồn bã nói với cô gái: “Anh đã bị phá sản rồi, không có sức để nuôi em nữa, thậm chí đến cả xe của em cũng đã bị tịch thu, em hãy đi tìm một người đàn ông khác để kết hôn đi!”. Cô gái nói: “Anh vẫn còn yêu em chứ?”
Người đàn ông trả lời: “Anh đã không đủ điều kiện để yêu em nữa”.
Cô gái nói tiếp: “Em đã mua bảo hiểm 1 triệu NDT, em được biết là khoản tiền này sẽ không thể bị đóng băng, không thể tịch thu, nếu có việc gấp cần dùng vẫn có thể vay khẩn cấp, chúng ta có thể sử dụng số tiền này để bắt đầu lại từ đầu, ngày mai hãy cùng em đi lấy”.

Sau đó, người đàn ông này đã dùng số tiền 1 triệu NDT cho vay biến thành số tiền 50 triệu NDT chỉ trong một vài năm sau. Người đàn ông thành công này sau khi đã trải qua  kinh nghiệm sương gió đã nói: “Tôi có một người vợ ngu ngốc. Tôi vốn có hai giỏ trứng, người vợ ngốc nghếch của tôi đã bí mật lấy ra 2 quả mỗi ngày để giấu ở một nơi khác!
Đột nhiên một ngày, hai giỏ trứng này đều bị vỡ hết, cô vợ đã đưa cho tôi những quả trứng mà mỗi ngày bí mật lấy ra để giúp tôi thu về được hai giỏ trứng gốc như ban đầu…! Vậy bạn có phải là “người vợ ngốc nghếch” không? Bạn có hy vọng muốn có một “người vợ ngốc nghếch” như vậy không?
Trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc, chữ “ 安(an)” là một từ có nhiều ý nghĩa nội hàm
Chữ “安 (an)” bao gồm chữ “女(nữ)” ở dưới và bộ phía trên chữ nữ mang ý nghĩa tượng trưng cho gia đình. Điều đó để nói với phái mày râu rằng: phụ nữ chính là ngôi nhà của họ, như vậy tâm của họ mới có thể an định, mới cảm thấy ấm áp từ trong tâm.
Cổ ngữ có nói: “Thê hiền phu an” ( tạm dịch: có người vợ hiền thì người chồng mới có thể  an tâm lập nghiệp). Câu nói này có vẽ như đã giải thích sâu sắc ý nghĩa của chữ “安 (an)” này.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình
Một gia đình nếu muốn có được hạnh phúc, bình an,  thế hệ tương lai có thể thành tài. Tất cả những thứ này đều có quan hệ mật thiết tới mọi hành vi của người phụ nữ làm chủ trong gia đình. Đối đãi với người chồng và con cái trong gia đình như thế nào, đều liên quan rất lớn.
Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ, tốt bụng, sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, giúp  tránh những điều không tốt hay tai ương cho gia đình.
Nếu như bà chủ trong gia đình có những tư tưởng xấu trong tâm, hành vi sai trái, không có lòng hiếu kính cha mẹ, gian dâm nghịch lý… sẽ làm cho gia đình mất đi sự an định, không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai hoạ cho gia đình.
Vì vậy, người xưa thường nói: “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”.
Người phụ nữ ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề nhà cửa sẽ thường xuyên ngăn nắp, gọn gàng. Ngược lại, người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác, cẩu thả thường sẽ biến căn nhà thành  một mớ hỗn độn, bừa bãi, khiến cho tâm trạng cũng không được thoải mái.
Người phụ nữ hay kì kèo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, hay sinh chuyện thì gia đình sẽ không có ngày nào được bình yên. Ngược lại, người phụ nữ mà tâm tính thoải mái, rộng lượng, thông tình đạt lý, tài vận của gia đình chắc chắn sẽ thịnh vượng, già trẻ lớn bé trong nhà đều có được sức khỏe tốt.
Người phụ nữ tốt, không phải là về sắc đẹp, mà là một trái tim đẹp.
Một người vợ tốt, không phải là về ngoại hình, mà là về nội tâm.
Một người phụ nữ đức hạnh, tuổi càng cao thì trông lại càng phúc tướng.
Người phụ nữ mà không có đức hạnh, càng về già, càng xấu xí hơn.
Một gia đình cần dựa vào người phụ nữ thấu tình đạt lý thì việc kinh doanh của gia đình mới sớm có ngày thành công!
Gia đình mà có người phụ nữ mới được gọi là một gia đình đầy đủ.
Có người phụ nữ, gia đình mới có được tiếng cười và hạnh phúc lâu dài!
Chồng và con, một người cần bàn tay chăm sóc của người vợ, một người cần sự yêu thương ân cần của người mẹ!
Có thể nói:

Người đàn ông như cột trụ của ngôi nhà, là xương sống chính. Còn người phụ nữ, chính là phong thủy, vận khí của gia đình!