Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

CHUYỆN ÚT TRỌC

Tác giả: theo Fb Lê Hồng Hà
Ông “Út trọc” Đinh Ngọc Hệ (tên khác Đinh Ngọc Út) sinh năm 1971, quê xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Cư trú tại 68/210 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP.HCM.

Sở dĩ Út có “hỗn danh” Út Trọc vì đầu… nhẵn thín, không tìm đâu ra một sợi tóc. Út có một biệt danh “Út bộ trưởng”, lý do là muốn gặp được Bộ trưởng một số Bộ thì tìm đến Út là có đường đi.
Út cũng nổi danh… ngông cuồng. Có lần, ở sân bay Đà nẵng, Út yêu cầu… máy bay phải khoan lăn bánh để chờ vì Út đến trễ.

Với quân hàm thượng tá quân đội, Út có đủ điều kiện để quan hệ với cán bộ cao cấp. Cách đây mấy năm, nhà Út có giỗ, những người có mặt đều “thót tim” khi thấy xuất hiện hai anh BCT.

Út chơi thân và liên kết làm ăn với Phùng Quang Hải 319. Út Trọc là chủ tich HĐQT, Tổng GĐ Công ty Đầu tư Thái Sơn có trụ sở tại số 32 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.

Là doanh nghiệp đa ngành, nhưng Thái Sơn thời Đinh Ngọc Hệ “nổi” lên nhất trên thương trường là các dự án liên quan đến BOT, BT và cả PPP, với nguồn vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng nhưng tiềm ẩn rất nhiều khuất tất về tính chính danh trong liên danh thực hiện dự án. Những dự án Út trúng thầu, tham gia điển hình:
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 2932/QĐ-BGTVT ngày 25/9/2013 và chính thức khởi công xây dựng ngày 30/11/2013. Tổng vốn đầu tư: 1900,55 tỷ đồng.

2. Dự án đầu tư xây dựng công trình khôi phục, cải tạo Quốc lộ 20 đoạn Km123+105,17 – Km268+000 tỉnh Lâm Đồng theo hình thức hợp đồng BOT kết hợp BT , với chiều dài khoảng 134,64km. Tổng vốn đầu tư: 2451,31 tỷ đồng

3. Dự án nâng cấp và cải tạo Quốc lộ 1A đoạn Nha Trang – Khánh Hòa theo hình thức Trái phiếu Chính phủ; Tổng vốn đầu tư: 10.000 tỷ.

4. Dự án kéo dài và nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn và sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Pleiku. Đã hoàn thành 2015. Vốn đầu tư: 944 tỷ.

5. Tháng 2/2016, Công ty Thái Sơn và Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình (Liên danh Thái Sơn – Đức Bình) đã có tờ trình gửi Bộ Quốc phòng, Bộ GTVT, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin tham gia đầu tư dự án cảng hàng không Vũng Tàu theo hình thức PPP. (dự án đã hoãn)

6. Tháng 5/2016, Liên danh nhà đầu tư Công ty Thái Sơn – Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) – Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình – Cái Mép đã đề xuất Thành ủy và UBND TP.HCM xem xét, chấp thuận cho phép được nghiên cứu lập đề xuất dự án đầu tư xây dựng cầu Cát Lái (nối Quận 2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch – Đồng Nai) theo hình thức BOT kết hợp BT. Tổng vốn đầu tư: ~ 5700 tỷ.

7. Tháng 12/2016, UBND TP.HCM còn giao Liên danh Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) – Công ty Thái Sơn – Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc nghiên cứu lập Đề xuất dự án Đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và mở rộng, nâng cấp đường Tôn Đản, quận 4 theo hình thức đối tác công – tư (Hợp đồng BT).

8. Ngoài ra, Liên danh Thái Sơn – Đức Bình còn xin tham gia đầu tư vào khu “đất vàng” 621 Phạm Văn Chí. Khu đất 621 Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, TP.HCM có tổng diện tích hơn 230.000 m2, tầng cao xây dựng từ 2 – 30 tầng đã chứng kiến cuộc đua khốc liệt khi có tới 5 công ty xin tham gia đầu tư.

Các công ty luôn “như hình với bóng” với Thái Sơn trong các liên danh đầu tư:

1. Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh được thành lập từ năm 2005, có trụ sở tại 35-37 Ngô Đức Kế, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh; do Vũ Thị Hoan (sinh năm 1985), có hộ khẩu tại phường Bình An, Quận 2, Tp.HCM, làm Chủ tịch HĐQT. Vốn điều lệ hiện là 1.800 tỷ đồng.
Yên Khánh góp mặt ở loạt các dự án BOT như dự án cầu Hạc Trì, Yên Khánh hợp tác cùng Cienco 1 để đầu tư xây dựng dự án cầu Cổ Chiên có tổng mức đầu tư 2.308 tỷ đồng. Công ty Yên Khánh còn là cổ đông chiến lược của Cienco1 với 28,28% tỷ lệ sở hữu.

2. Công ty cổ phần tập đoàn Đức Bình, thành lập từ năm 2002. Trụ sở Địa chỉ: 20 Lê Lợi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Đinh Ngọc Hùng, sinh năm 1982, có hộ khẩu thường trú tại Yên Khánh – Ninh Bình.
Cơ cấu cổ đông (đến ngày 18/06/2015): Với tỷ lệ nắm giữ: Đinh Ngọc Hùng 26% (57.200 cổ phần); Đinh Ngọc Liên 45% (99.000 cổ phần); Vũ Thị Hoa (em ruột Vũ Thị Hoan TGĐ cty Yên Khánh) 29% (63.800 cổ phần).

3. Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc, thành lập năm 2005. Trụ sở : số 362/14, Đường Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Chủ tịch HĐQT của công ty là Trần Tuấn Lộc, sinh 1983 quên Nam Đàn, Nghệ an. Tháng 7/2017, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
Với Cienco 4, quyền chi phối đã thuộc về Tuấn Lộc. Cuối năm 2014, Bộ Giao thông vận tải đã thoái toàn bộ 35% cổ phần tại Cienco 4 cho CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc. Sau giao dịch này, Công ty Tuấn Lộc sở hữu 51,5% cổ phần của Cienco 4. Tuấn Lộc còn là cổ đông lớn nắm giữ 2,89% CII B&R –một công ty hạ tầng khác.

Tháng 3/2015, liên danh Tuấn Lộc – Yên Khánh – BMT – Thắng Lợi – Hoàng An – CII B&R, trong đó Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc là thành viên đứng đầu liên danh (tất cả các thành viên trong liên danh đều là doanh nghiệp tư nhân) đã trúng chỉ định thầu Dự án cao tốc Trung Lương có tổng vốn đầu tư lên đến gần 15.000 tỷ.

Điều đáng quan tâm là các dự án ngàn tỷ giao thông đường bộ, cầu… trên cả nước đều rơi vào tay các công ty này. Các công ty mà khi thành lập các ông bà chủ tuổi mới ngoài… 20(!)

Trở lại câu chuyện Út Trọc.

Út Trọc và Vũ Nhôm có nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều không măc áo lính, không được đào tạo vả rèn luyện trong LLVT, mà nghiễm nhiên đeo lon… thượng tá. Phía sau họ là “bóng dáng” của các quan chức, cả trung cấp và cao cấp.

Ai bao che, dung túng cho Út và Vũ sẽ dần được “bóc băng”. Cả hai móc nối, hình thành “nhóm lợi ích” hòng chiếm đoạt công sản, tài nguyên quốc gia. Lợi dụng sơ hở trong chính sách để thâu tóm dự án, mua bán trái phép, chia chác đặc quyền đặc lợi có giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng.

Dùng tiền để mua chuộc, câu kết ăn chia với những kẻ có chức quyền. Tiền bạc và tham vọng quyền lực đã gắn “nhóm lợi ích” trở thành công cụ và “chống lưng” nhau. Mượn văn bản và các cú phone của kẻ quyền lực cao cấp để làm “lá bùa” đe doạ và chiếm đoạt. Cả Út Trọc và Vũ Nhôm đều là những tay “mafia”.

Cả hai lợi dụng danh dự, uy tín của quân đội và công an để “làm mưa làm gió” từ nam ra bắc, lấy đó làm “khiên” che chắn cho hoạt động sai trái, lũng đoạn kinh tế, phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của chính sách xây dựng kinh tế, tổ chức cán bộ.

Đó là hành vi bất chấp pháp luật, phá vỡ những giá trị đạo đức cơ bản trong thương trường và nền tảng luật pháp. Chúng lũng đoạn chính trị, âm mưu “phe nhóm” hòng can dự chính trường…

Ngày 11/10/2017, bế mạc HNTW 6 khoá 12, Tổng Bí thư nói: “Đề nghị từng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và mọi cán bộ, đảng viên, công chức cần thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, thường xuyên tự soi, tự sửa, tự răn mình, tránh xa những cám dỗ vật chất, tham vọng, tránh đi vào vết xe đổ, để tay nhúng chàm và nếu đã trót ít nhiều nhúng chàm rồi thì sớm tự giác tự gột rửa!”

Đến đây, những ai đã “chống lưng” cho Út Trọc và Vũ Nhôm, chia chác tiền bạc và tham vọng quyền lực, đi ngược với lợi ích của nhà nước và nhân dân nên sớm tự giác “gột rửa” trước khi tổ chức và cơ quan quản lý “gột rửa” giúp mình.

CHUYỆN VŨ NHÔM

KẺ THAO TÚNG BÁO CHÍ & MẠNG XẢ HỘI
Theo FB Hoàng Hải Vân


Tiếng Dân: Nhân dịp nhà báo Hoàng Hải Vân viết về nhân vật Vũ ‘nhôm’ thao túng báo chí và mạng xã hội, xin được giới thiệu lại bài viết của Facebook Võ thiên Thu, đăng trên blog Bùi Văn Bồng, ngày 17/2/2018, có tựa đề: Chuyện Vũ Nhôm – đại gia Phan Văn Anh Vũ bây giờ mới dám kể. Nội dung như sau:

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ. Sinh 1975 tại Đà nẵng, trong một gia đình có 9 anh chị em (5 trai 4 gái). Vũ Nhôm là con áp út.

Bỏ qua thời niên thiếu, lớn lên Vũ lấy vợ. Vợ Vũ là cô Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh 1978. Hiền là con gái ông Nguyễn Lô, cựu giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Vợ ông Lô, tức mẹ của Thu Hiền, lại là chị em bà con xa gần với vợ của một cán bộ cấp cao. Vì vậy, cuộc đời của Vũ đã rẽ sang “đường hoa danh vọng”.

Đầu tiên, qua các mối quan hệ của bố vợ, Vũ “bắc cầu” quan hệ với các “tai to mặt bự” của Đà nẵng. Từ năm 2002 đến 2015, khi tp ĐN thanh lý hàng loạt công sản, vốn là trụ sở các công ty nhà nước thời bao cấp, trụ sở của các cơ quan đơn vị thuê, nhà ở trưng dụng của chế độ VNCH và trong quá trình “cải tạo công thương nghiệp”, Vũ Nhôm đã nhanh chân thành lập hàng chục công ty “quân xanh quân đỏ”, được sự tiếp tay của các quan chức, thâu tóm toàn bộ các công sản là nhà mặt tiền, ngã ba ngã tư, đất vàng trung tâm thành phố.

Có hàng trăm lô đất lớn cả chục ngàn mét vuông, từ ven sông ven biển, lên đến bán đảo Sơn Trà. Vũ là người duy nhất sở hữu 2 “du thuyền” bê tông trên sông Hàn. Từ một gã thợ nhôm, năm 2008 Vũ đã được mệnh danh “người giàu nhất ĐN” và có một thế lực quyền uy vô song.

Ở ĐN, từ một bác xe thồ đến một anh công nhân, từ một cô công chức đến một chị tiểu thương, ai mà không biết Vũ thân với dàn lãnh đạo ĐN, từ thời ông NBT về sau, như anh em ruột trong nhà.

Từ năm 2005, “giang hồ” ĐN đã đồn Vũ là “thiếu tá an ninh”, và sự thật đến 2017 Vũ đã lên lon…thượng tá. Nói nghe khó tin, nhưng là sự thật, tại ĐN Vũ là kẻ “dưới một người trên vạn người”. Tổng tài sản của Vũ, chưa có thống kê chính thức, nhưng được ước đoán không dưới 2 tỷ USD.

Quan chức cũng ngán Vũ, công chức còn sợ Vũ, huống gì dân thường. Chuyện khôi hài là khối anh muốn được đề bạt, cấc nhắc lên phó giám đốc các sở ban ngành, không tìm đến nhà giám đốc sở, PCT, CT tp mà lại gõ cửa nhà… Vũ Nhôm!!!

Tại ĐN, Vũ xây một căn biệt thự, hiện đại đến nỗi, người lạ hoặc kẻ trộm nếu đột nhập vào được, nhưng sẽ mãi đừng hòng tìm lối ra.

Không dừng lại tại ĐN, Vũ “vươn vòi” vào tp HCM. Vũ “thâu tóm” cty lừng lẫy Seaprodex, tham gia ngân hàng Đông Á, mở dự án ngàn tỷ.

Cách đây mấy năm, mẹ của Vũ Nhôm đi chữa bệnh, mất tại tp HCM. Vũ, với thế lực của mình, đưa bà ra sân bay trong vai hành khách bệnh tật đi xe lăn đang ngon giấc, lên máy bay về ĐN, toàn bộ hành khách và phi hành đoàn đi cùng với một “hành khách” đã chết mà không hề hay biết.

Tang lễ mẹ mình, Vũ đặt mua quan tài là một thân gỗ quý nguyên cây, khoét ruột và làm nắp, đường kính lên đến 1,2m, đặt từ Campuchia, xe container chở từ đó qua ngả Tây Ninh chạy suốt về ĐN.

Lúc tẩm liệm, Vũ cho rắc xung quanh mẹ nằm 100 triệu VNĐ, gồm toàn tiền mệnh giá 500.000 mới toanh, hầu mẹ xài lúc về địa phủ. Đám tang mẹ Vũ to nhất ĐN từ trước đến giờ.

Quan chức ĐN không thiếu mặt. Máy bay đưa các quan chức khắp nơi đổ về ĐN, đông đến nỗi phải có cả xe dẫn đường. Có đoàn quan chức cao cấp, sau khi phúng viếng xong, mỗi vị (thông qua tài xế) sẽ được giao cho một túi quà bằng vải nhung, trong mỗi một túi có 2 chai Chivas 38. Sau đó sẽ có người đưa ra nhà hàng ngoài phía biển Sơn Trà để tiếp thân mật.

Vũ ngồi ở Memory, ở vũ trường, bar cafe hay bất kỳ nhà hàng nào, đố ai dám xấc láo nhìn vào mặt Vũ hay tỏ thái độ bất nhã, thì xem như kẻ đó đã “chán sống” rồi.

Ngoài cái tên cha mẹ đặt Phan Văn Anh Vũ (thường gọi Vũ ‘nhôm’, SN 2/11/1975, có CMND số 201243660 cấp ngày 11/8/2009 và CMTND số 201293660 cấp ngày 31/01/2000). Vũ còn có tên Lê Văn Sáu (SN 05/11/1975, số CMTND 201700179), Trần Đại Vũ (SN 19/05/1975, CMTND số 201700779) .

Tại nhà riêng ông Trần Thọ, bí thư thành uỷ ĐN năm ấy, chỉ vì bác bỏ dự án xây “du thuyền” trên sông của Vũ, Vũ đến nhà “tay đôi” ăn thua đủ với ông. Bực mình vì không thuyết phục được ông Thọ, Vũ đứng dậy lật bàn trà dằn mặt, bỏ ra về.

Thời Nguyễn Xuân Anh làm bí thư, Vũ đã dẫn cả 4 công an súng ống đầy đủ, đến nhà một sĩ quan biên phòng để “lên mặt”, chỉ vì vị sĩ quan chỉ trích dự án Vầng Trăng có vốn lên đến 10 ngàn tỷ của Vũ gây ô nhiễm môi trường.

Đầu năm 2017, trong cuộc gặp của UBND tp với giới doanh nhân. Giờ giải lao bên hành lang,có nhiều người, Vũ chỉ xấp tài liệu đang cầm vào mặt, doạ đánh chủ tịch tp Huỳnh Đức Thơ. Vũ xẵng: “Ông có tin, tôi sẽ bứng cái chức chủ tịch tp ĐN của ông không?“.

———-

Nguồn: Tiếng Dân