Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

MỘT LỜI GỬI BẠN ĐẦU NĂM 2016


Thư ngỏ về tập " Hồi ký K5" chưa hoàn thành

Vũ Quang Trung
(Người Biên tập chính)

Thư ngỏ viết ngày tận cùng của năm 2015  gửi các anh chị đã có bài được chọn in sách .

Thưa các anh chị ! 
Blog lusonquelam ra đời từ năm 2008. Ngay từ ngày còn sử dụng Blog yahoo! 360plus, tôi  ( Quang Trung- Calathau Vũ) cùng 1 số anh chị nòng cốt, đã nhiệt tình động viên cổ vũ cho phong trào viết hồi ký trong cộng đồng K5 tham gia chơi Blog và lấy Blog lusonquelam làm địa chỉ giao lưu,  chia sẻ tâm tình, thông báo tin tức vui buồn trong cộng đồng bạn LSQL K5 trong và ngoài nước.  Chúng tôi cũng cổ vũ cho phong trào viết hồi ký theo các chủ đề như “ Tuổi thơ tôi” , “ Những ngày gian khổ những ngày hào hùng”, “ Bạn tốt quanh ta”v.v…Qua thời gian, nhiều bài viết sâu sắc, xúc động, nhiều bài thơ hay đã xuất hiện trên Blog cá nhân góp phần thắt chặt “tình Quế Lâm” trong chúng ta. Chắc không ai phủ nhận tác dụng này !  Từ kết quả này tôi đã bàn với 1 vài anh chị ý tưởng của mình là tập hợp các bài viết này để in thành tập sách mang tính văn học , thay cho ý định trước đây là xây dựng 1 quyển “kỷ yếu K5”. được khuyến khích, tôi tự tuyển chọn, sửa chữa, trao đổi góp ý với nhiều tác giả để hoàn chỉnh bài, đăng trên Blog lusonquelam . (Trước mỗi bài tôi đều soạn lời giới thiệu trân trọng về tác giả ). 
Mõ tự chụp trình Làng
(1g10 ngày 31/12/2015)
Giữa năm 2012 việc tuyển chọn bài vở cho in sách đã đi được quá  nửa chặng đường. Việc còn lại là tiếp tục “tinh chỉnh” về tính chính xác của nội dung và về các lỗi kỹ thuật vi tính, in ấn . Về sau, do mối quan hệ giữa ta và nước Bạn nẩy sinh thêm những vấn đề phức tạp nhậy cảm chúng tôi thấy cần thiết phải có ý kiến của các tác giả để , nếu cần thì điều chỉnh lại. Tôi đã lập ra Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC (Tại đây )để đưa lên mạng toàn bộ các bài vở của các anh chị . Chúng tôi còn in ra giấy 3 tập bản thảo để gửi tới 1 số anh chị đọc và cho ý kiến. Rất tiếc, cho đến ngày hôm nay 31/12/2015 chúng tôi chưa nhận được 1 ý kiến hồi âm xây dựng nào từ các tác giả và những ai quan tâm . 
Cũng xin nói rõ, việc tham gia gửi bài in sách là hoàn toàn tự nguyện. Có nhiều anh chị rất nhiệt tình nhưng cũng không ít anh chị không tham gia. Thậm chí khuyến cáo sẽ gặp rủi ro ! Chúng tôi đã mở rộng thành phần tác giả, không chỉ thuộc K5 mà là cộng đồng các Bloggers lusonquelam ( Nói vui là dân Làng Cu Lờ !). Do đó sách có tác phẩm của một số anh chị Internat, của một số cựu HS các khối từ Vỡ lòng đến Lớp 4 và của 2 giáo viên !
Kết quả, chúng tôi ( Nhóm “thiện nguyện” gồm : Quang Trung, Trung Hải, Tiến Hoàn, Nguyệt ánh, Công Kỳ ) đã đưa lên mạng (Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC ) tổng cộng 70 bài viết (văn xuôi và thơ ) của  42 tác  giả  ( Không kể nhiểu trang comment nhận xét chia sẻ, trao đổi của nhiều anh chị khác ). Chúng tôi đưa tất cả các tác phẩm (đã được sửa chữa gần hoàn tất ) lên Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC không ngoài mục đích chuyển tới các tác giả có tác phẩm xem lại lần cuối cùng và cho chúng tôi biết ý kiến đã đồng ý hay chưa ? Nếu thấy cần chỉnh sửa thì tự tác giả chỉnh sửa. Nếu khó khăn chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ ( Ngoài HN là nhóm Trung Hải, Tiến Hoàn, Nguyệt Ánh …, trong SG là Calathau, Công Kỳ ). Cuối cùng sẽ chuyển cho anh Hà Đăng Tín ( Nick Name noilieuhaha ) xử lý về mặt kỹ thuật trước khi đưa nhà in in ấn . Thông tin này chúng tôi đã đưa lên Blog Làng và trong 1 số cuộc Họp Lớp có phổ biến rõ ràng. Thế nhưng – như nói ờ trên, suốt từ khi có Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC  đến nay, chưa có 1 tác giả nào có ý kiến phản hồi.  Nói chính xác, là gần đây có 1 số ý kiến phàn nàn về sự chậm chễ ra sách. Các anh chị ấy cho rằng lỗi là do tôi ( Quang Trung) vô trách nhiệm  “ Hô hào viết, nhận bài về rồi không làm gì cả !”. Trước hết xin tiếp thu tất cả các ý kiến phải/trái của quý anh chị.  Không biết trả lời sao. Không biết làm gì hơn…Nhưng điều này đã khiến tôi bừng tỉnh, liền  bỏ ra 2 ngày thống kê, tổng hợp lại các số liệu bài vở trên blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC  trình quý anh chị ngay sau đây.
Thưa quý anh chị !
Gần 4 năm rồi, tuổi cao, sức yếu đã không làm nổi thì giờ đây làm sao có thể đủ sức lực và sự hưng phấn để tiếp tục công việc !  Vậy xin trao lại cho các anh chị phần tôi và mấy bạn tâm huyết cộng sự , đã thực hiện nhưng còn dở dang và mong đây là lần cuối cùng không còn phải nghe lời ta thán “trời ơi đất hỡi nữa !”.
Calathau tôi xin chân thành cảm ơn các bạn chí cốt đã cộng tác nhiệt tình, có hiệu quả và cũng xin đội ơn quý anh chị đã quan tâm !
Năm mới 2016 xin chúc quý anh chị Sức khỏe và Hạnh phúc .
Tp.HCM 31/12/2015
Vũ Quang Trung
(Mõ Calathau)
Giao diện chinh của Blog "Ngược dòng ký ức" ( Tồn tại từ 2013)
( Bài số 01. Vũ đăng Sinh)

Bây giờ mời anh chị vào Blog “NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC ” theo hướng dẫn sau đây.

Xin lưu ý :
  1. Tất cả các bài viết này ( văn xuôi, văn vần và comment …) đều đã được xuất bản trên Blog lusonquelam sau đó được chỉnh sửa rồi chuyển vào Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
  2.  Các anh chị có thể vào dễ dàng theo địa chỉ : http://songdaohoa.blogspot.com/Hoặc từ Blog lusonquelam, qua ô “Blog bạn bè” bên tay phải màn hình. Click trỏ chuột trái vào dòng chữ “ NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC” sẽ lập tức xuất hiện ( nếu mạng tốt ). Ngoài ra tôi đã kết nối “NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC” (Ly Giang)  với hầu hết các Blog của Làng ta ( Trừ 1 số anh chị không cài đặt chức năng kết nối bạn bè  ) 
  3. Để tiện tra cứu tôi cũng đã đánh số thứ tự tác giả (kèm tác phẩm ) từ Số 01 đến số 42. 
  4. Vì có một số tác giả có hơn 1 tác phẩm nên tổng số tác phẩm là 70 - kể cả văn xuôi và thơ , chưa tính nhiều trang comments, chia sẻ, bình luận của nhiều Bloggers rất giá trị )
  5. Tôi cũng lập bảng thống kê số tác phẩm của từng tác giả để tiện tìm trên Blog NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC
  6. Việc đánh số thứ tự tác giả là ngẫu nhiên, không phải để  in sách .

 Số 16. Bài " Xin cảm ơn bạn Quế Lâm của tôi" của bạn Nguyễn Chiến Thắng (đã mất )


Danh sách tác giả-Tác phẩm trên Blog
( Sắp xếp ngẫu nhiên)

01. VŨ ĐĂNG SINH
Kể thêm về bạn Đức Tấn
02. HÀ ĐĂNG TÍN
Thày tôi
03. QUANG TRUNG
Cuộc chia tay hoàn hảo
04. PHẠM ĐỖ ĐỒNG
Mẹ con tôi
05. NGUYỄN ANH TUẤN (CTV)
Với trưởng nam của thi sĩ Hoàng Cầm
06. VŨ DUY KHẮC - THƠ (Bài 2)
Hơn cả tình bạn
07. NGUYỄN NGỌC TIẾN 
Một thời mãi không quên
08. TRỊNH XUÂN DIỄN
Từ Việt Bắc đến Lưu Sơn tựu trường
09. ĐINH CÔNG KỲ - 2 BÀI
 “Chức” lớp trưởng và những kỷ niệm đẹp về các anh chị giáo viên ở Quế Lâm 
10. ĐỖ ĐỒNG 
Cá lóc Đại Hàn 
11. THẾ LONG 
Dấu vết khảo cổ
12. HOÀNG THẮNG  (Thơ)
 Khóc Hoàng Kỳ
13. HỒ ANH DŨNG
Nhớ những ngày ở Lư Sơn, Quế Lâm, KHXNN ….
14. PHẠM KIÊN 
Bạn Chiến Thắng như tôi biết
15. TẬP THỂ .
Cùng thi làm thơ thay cháu tả ông bà
16. NGUYỄN CHIẾN THẮNG 
Xin cảm ơn bạn Quế Lâm của tôi.
17. ĐẶNG HỒNG PHƯƠNG (Thơ) 
Một thời để nhớ
18. LƯƠNG THÚY BÌNH 
 Giữ mãi kỷ niệm đẹp của thời thơ ấu.
19. PHẠM ĐỖ ĐỒNG
Bạn Quế Lâm giữa Trường Sơn                                     
20.THU GIANG ( 2 bài thơ) 
21. PHẠM KIÊN 
Sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường
23. TRẦN TRUNG HẢI
Chuyện của ông giáo làng
24. MAI ĐĂC TÂM- ( 3 bài thơ )
Anh sẽ nói với em
25. THẦY GIÁO NGUYỄN ĐỨC CHÍNH
26. ĐỖ LONG – ( 2 bài thơ)
27. NGUYỄN MINH ĐỨC 
Tình thày nghĩa trò
28. TRẦN KHÁNG CHIẾN .
Tôi và các anh khối lớp 5
29.NGUYÊN HÂN 
Hành hương về ATK
30. DƯƠNG NGHIỆP CHÍ 
"Chưa thấy ai thật thà như vậy”
31. NHẬT LỆ .
Ký ức tuổi thơ
32. NGUYỄN TRƯƠNG TRÁC
Nhớ bạn Đặng Việt Thường
33 . THẾ LONG 
Kể chuyện TSQ cục TC.TCCT
34. Trịnh Huy Châu - 
 Đằm thắm một tình bạn… (về Xuân Thiên)
35 . DƯƠNG NGHIỆP CHÍ 
Tản mạn tuổi già
36. CÔNG LÝ.
Tia chớp của số phận
37. TRẦN XUÂN HOÀI
Tản mạn một lục thập hoa giáp
38. QUANG TRUNG ( Về anh Toàn giáo viên TDTT)
Trò 70 mừng thày 80 !
39. VŨ DUY KHẮC ( Về Trần Đình Hoan)
Trần Đình Hoan, xa mà gần!
40. 41. TRỊNH BÁ PHIẾN (2 bài )
Làng ảo - Tình thật
42. THANH MAI
Lời tâm sự
43. CÔNG LÝ (Kể chuyện Đặng Việt Thường)
Anh đi rồi, tình anh để lại
44. TRƯƠNG TRÁC (A Thanh Phúc)
Vĩnh biệt tác giả ca khúc “Trường của em”
45. ĐINH VĂN ĐẶNG (GIANG)
Quên sao được những kỷ niệm xưa
46.47 HỒNG QUANG & ĐỖ LONG (Thơ và bài bình thơ)
  Tiếng nước ta
48. TRẦN TRUNG HẢI (Thơ)
Một thời Quế Lâm
49. CÔNG KỲ
Ngày đầu tiên máu lửa
50. 51. 52 NGUYỆT ÁNH (3 bài )
Tâm sự ngày Tết
53. QUANG TRUNG (Thơ) và LỜI BÌNH
Trường chúng mình
54. HỮU HÙNG & TRỌNG PHÚ
Lời tạm biệt trước lúc hồi kinh
55. MINH GƯƠNG
 Những kỷ niệm không bao giờ phai
56. THANH MAI
Đi tìm nỗi nhớ tuổi thơ    
57. NGUYỄN NGỌC TRÂM
Chuyện của Ngọc Trâm
58. CHU VIỆT CƯỜNG
Chìm nổi cuộc sống tuổi thơ tôi
59. NGUYỄN KIM NỮ HIẾU
Tự truyện
60. LỆ THỦY
Tình Quế Lâm qua các thế hệ

( Còn 2 tác giả Vũ Mão và Trịnh Thế Phương, như vậy chúng tôi đã tập hợp được 42 tác giả với trên 70 tác phẩm văn xuôi và thơ, chưa kể nhiều trang Commets bên dưới một số bài )

Số 56. Bài " Đi tìm nỗi nhôù tuổi thơ" của tác giả Thanh Mai

Thống kê các tác phẩm của từng tác giả

Các tác giả có 01 bài viết ( văn xuôi)

1.Vũ Đăng Sinh :
•    Kể thêm về bạn Đức Tấn
2. Hà Đăng Tín
•    Thày tôi ( về Thày Nguyễn Toán)
3. Nguyễn Anh Tuấn (CTV)
•    Hoàng Kỳ như tôi biết ( Rút từ Blog Nguyễn Trọng Tạo )
4. Nguyễn Ngọc Tiến
•    Một thời mãi không quên
5.Trịnh Xuân Diễn
•    Từ Việt Bắc đến Lô Sơn tựu trường
6. Hồ Anh Dũng
•    Nhớ những ngày ở Lô Sơn, Quế Lâm , KHX ( Rút từ Hồi ký )
7. Nguyễn Chiến Thắng
•    Xin cảm ơn bạn Quế Lâm của tôi
8. Lương Thúy Bình
•    Giữ mãi kỷ niệm đẹp của thời tơ ấu
9.Thày giáo Nguyễn Đức Chính
•    Ký sự thăm lại trường xưa
10. Nguyễn Minh Đức
•    Tình thày nghĩa trò ( Về thày Tuấn).
11 Trần Khán Chiến 
•    Tôi và các anh K5 
12, Nhật Lệ
•    Ký ức tuổi thơ
13. Trịnh Huy Châu
•    Đằm thắm một tình bạn ( Về Xuân Thiên)
14. Trần Xuân Hoài
•    Tản mạn một lục thập hoa giáp
15. Đinh văn Đặng
•    Quên sao được những kỷ niệm xưa
16. Minh Gương
•    Những kỷ niệm không bao giờ quên
17. Nguyễn Ngọc Trâm
•    Truyện của Trâm
18. Chu Việt Cường
•    Chìm nổi cuộc sống tuổi thơ tôi 
19. Nguyễn Kim Nữ Hiếu
•    Tự truyện .
20. Lệ Thủy
•    Tình Quế Lâm qua các thế hệ .
21. Tú Riềng và Tú Đoành
•    Tự trào

Các tác giả gửi Thơ

 22 Hoàng Thắng
•    Khóc Hoàng Kỳ (thơ)
23. Trịnh Thế Phương
•    Một bài thơ tình trước khi đi B
24.Đặng Hồng Phương
•    Một thời để nhớ ( Thơ).
25. Thu Giang ( Thơ 2bài).
•    Mười trong một
•    Thương nhớ cánh vạc ( Tặng anh chị Huyền-Đồng)
26. Đỗ Long ( thơ 2 bài ).
•    Lời khấn liệt sĩ Hoàng Sa
•    Vĩnh biệt Hoàng Kỳ
27. Mai Tâm ( Thơ 3 bài ).
•    Anh sẽ nói vơi em (Tặng người bạn đời)
•    Chị là cô giáo dậy em
•    Nhớ lắm Việt Thường ơi
28. Tâp thể thơ vui nối vần tả ông bà Quế Lâm.

Các tác giả gửi nhiều văn xuôi  (và cả thơ )

29. Trần Trung Hải :
•    Chuyện ông giáo Làng ( Về Trần Công Xương) .
•    Một thời Quế Lâm (thơ).
30. Đặng Nguyệt Ánh ( 3 Hồi ký).
•    Tâm sự ngày Tết
•    Tự truyện
•    Kỷ niệm về ngày giải phóng 30/4/1975
31. Trịnh Bá Phiến (2 bài).
•    Làng ảo -Tình thật
•    Thương tiếc anh Lê Hồng Chương
32. Hoàng Thế Long
•    Kể chuyện TSQ Cục TC, TCCT
•    Dấu vết khảo cổ
 33. Thanh Mai
•    Đi tìm nỗi nhớ tuổi thơ
•    Lời tâm sự
34. Phạm Đỗ Đồng :
•    Mẹ con tôi
•    Cá lóc Đại Hàn
•    Bạn Quế Lâm ở Trường Sơn
35. Phạm Kiên:
•    Bạn Chiến Thắng như tôi biết.
•    Sức sống mãnh liệt, nghị lực phi thường ( Về Đức Tấn)
36. Trương Trác:
•    Nhớ bạn Đặng Việt Thường
•    Vĩnh biệt tác giả ca khúc “Trường của em “ (về anh Thanh Phúc).
37. Dương Nghiệp Chí:
•    Chưa thấy ai thật thà như vậy
•    Tản mạn tuổi già.
38. Vũ Duy Khắc
•    Trần Đình Hoan xa mà gần .
•    Hơn cả tình bạn (Thơ + các lời bình)
39. Đinh Công Kỳ:
•    Chức lớp trưởng
•    Bại chơi đánh khăng 
•    Ngày đầu tiên khói lửa 
40. Hoàng Công Lý:
•    Anh đi rồi tình anh để lại ( về Việt Thường)
•    Tia chớp của số phận
•    6 bài thơ ngắn:
     Hoa cúc vàng ( họa thơ với Calathau)
     Nỗi nhớ
     đêm nay
     Bỗng dưng
     Ngẫu hứng sông Cầu
     Về thăm mái nhà xưa.
41. Quang Trung :
•    Cuộc chia ly hòan hảo ( Về bạn Mai Tâm)
•    Trường chúng mình(Thơ)
•    Sau nụ cười (Thơ về bạn Thế Phương)
•    Tiếng nước ta (Thơ) + thêm lời bình của Đỗ Long
42. Vũ Mão
•    Hồi ký và thơ

Tp.Hồ Chí Minh ngày 31/12/2015
Vũ Quang Trung
(Mõ Calathau )

 
Các bạn kiểm tra xem Blog của mình có xuất hiện khung "Người theo dõi" hay không.
Trong các ô ảnh "Thành viên" có xuất hiên Avatar của ai là ta có thể vào Blog của họ !
( Avatar của Ngược dòng ký ức có hình sông Ly 
với con thuyền câu cá và chữ Ly Giang- ảnh đầu tiên )


Mời vào Blog "Ngược dòng ký ức":

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

MÙA GIÁNG SINH 1991 LIÊN XÔ SỤP ĐỔ ! (Tư liệu)

25-12-1991, ngày cuối cùng của chế độ 
CS Liên Xô
Trần Trung Đạo
Đóng lại một huyền thoại bi hùng !

“Merry Christmas !” Một viên chức trong đoàn tùy tùng của Tổng Bí Thư Mikhail Gorbachev chào Ted Koppel và nhóm phóng viên của hệ thống ABC đang đứng chờ trước bậc thềm điện Kremlin. Ted Koppel chào lại nhưng anh chàng Rick Kaplan, phụ tá của Ted Koppel phản đối “Với tôi anh phải chúc là Happy Hanukkah mới phải”. Rick Kaplan nói thế chỉ vì anh ta gốc Do Thái. Viên chức Liên Xô không hiểu Hanukkah nghĩa là gì và tưởng là Honecker nên hỏi ngược “Tại sao tôi phải chào Happy Honecker chứ nhỉ?”
Thật ra, thắc mắc của viên chức Liên Xô không phải là không có lý do. Ngày 25 tháng 12 không chỉ là ngày cuối cùng của hệ thống CS Liên Xô mà có thể cũng là ngày cuối của Erich Honecker nữa. Tên lãnh tụ CS Đông Đức này bị truy tố tại Đức và được Gorbachev cho phép tỵ nạn chính trị tại Liên Xô. Erich Honecker sợ bị Boris Yeltsin tống cổ về Đức nên hôm qua đã chạy sang tòa đại sứ Chile ở Moscow xin tỵ nạn. Báo chí loan tin sáng hôm đó Erich Honecker vừa xin tỵ nạn chính trị lần nữa nên viên chức trong đoàn tùy tùng Gorbachev liên tưởng đến y khi nghe “Happy Hanukkah”.
Ngày 25 tháng 12 là ngày nhiều tỉ tín đồ Thiên Chúa Giáo trên thế giới kỷ niệm ngày Chúa Cứu Thế giáng trần nhưng tại Moscow, ngày 25 tháng 12, 1991 là ngày chính thức cáo chung của chế độ Cộng Sản. Thật khó tin nhưng đang diễn ra trước mắt nhân loại. Ngày cuối cùng của chế độ CS Liên Xô được tường thuật theo từng giờ trong tác phẩm Moscow, December 25, 1991, the last day of Soviet Union của Conor Óclery mà người viết tham khảo.
Tối ngày 24
 Thời tiết Moscow lạnh xuống gần 0 độ F. Những lớp tuyết dày trên dưới chân tường điện Kremlin dấu vết của cơn bão tuyết ba ngày trước. Nửa đêm 24 tháng 12, một đoàn hành hương đến cầu kinh dưới chân tháp Thánh Nicholas. Từ khi chính sách Glasnost ra đời, việc tiếp xúc tôn giáo có phần cởi mở. Nhiều đoàn hành hương có cơ hội đến thăm viếng các nhà thờ lớn ở Liên Xô. Phần đông người trong đoàn đến từ Mỹ. Dù Giáng Sinh theo lịch Julian do Giáo Hội Chính Thống Giáo Nga dùng là ngày 7 tháng Giêng những người hành hương này muốn đón Giáng Sinh theo lịch Mỹ ở Moscow. Những ngọn đèn cầy được thắp lên trong đêm đông tại quốc gia CS hàng đầu thế giới. Những người hành hương không biết một cách chi tiết những gì sắp xảy ra trên đất nước này trong vài giờ nữa.
Sáng sớm ngày 25
Mikhail Sergeyevich Gorbachev, Tổng Bí Thư đảng CS kiêm Chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết thức dậy sớm. Ông ta ý thức ngay rằng, tất cả những gì ông sắp sửa làm từ bữa ăn sáng do đầu bếp Shura phục vụ và cả biệt điện nguy nga mà vợ chồng ông ta nghĩ trước đó sẽ ở cho đến chết đều sẽ là lần cuối. Chiếc xe đặc biệt ZiL-41047 chờ ông. Hai viên đại tá có khuôn mặt lạnh như tiền ngồi trên chiếc Volga theo  sau xe của Gorbachev. Họ không phải là cận vệ nhưng là người mang chiếc cặp trong đó chứa các thông tin tuyệt mật để  phát động chiến tranh nguyên tử. Hai đại tá này biết chiều tối nay họ sẽ chào từ biệt Mikhail Gorbachev để phục vụ lãnh đạo Cộng Hòa Nga Boris Yeltsin.
Mikhail Sergeyevich Gorbachev được thế giới ca ngợi như là người đã thổi vào không khí chính trị Liên Xô làn gió mới và được trao tặng giải Nobel Hòa Bình 1990 nhưng trong nước dân chúng đổ hết công phẫn lên ông ta. Tên Gorbachev đồng nghĩa với suy thoái, thất nghiệp, vật giá leo thang, tem phiếu. Người dân thường dĩ nhiên không biết và cũng không cần biết, Gorbachev là lãnh đạo CS thứ bảy từ Lenin và cũng là người kế thừa một gia sản lạc hậu, ung thối từ trong máu của chế độ.
Nhiều câu chuyện cười ở Moscow về thái độ bất mãn của người dân đối với Gorbachev. Ví dụ, trong một tiệm rượu, một người khách đứng dậy bỏ đi, các bạn anh ta hỏi đi đâu, anh chàng đáp đi giết Gorbachev chứ đi đâu, anh ta mở cửa ra đi thật nhưng trở lại ngay, bạn bè hỏi sao giết Gorbachev mà nhanh thế, anh chàng đáp không giết được vì phải sắp hàng dài quá.
9 giờ sáng ngày 25
Mikhail Gorbachev và đoàn tùy tùng đến dinh chủ tịch ở điện Kremlin hơi trễ hơn thường lệ chút ít. Hãng tin Mỹ ABC gồm Ted Koppel và Rick Kaplan có mặt ngay tại chỗ dừng xe. Họ được Gorbachev  cho phép tường thuật biến cố lịch sử này. Theo lời kể lại của Ted Koppel, Gorbachev rất trầm tỉnh. Nhân viên làm việc trong điện Kremlin vẫn tới đủ nhưng không có việc nào làm khác hơn là dọn dẹp. Thời khóa biểu tiếp khách trước đây được tính từng phút hôm đó trống không. Mặc dù theo thỏa thuận, Gorbachev có đến cuối năm để dời ra khỏi điện nhưng thực tế Yeltsin đã tóm thu hết quyền hành và các phương tiện thông tin. Đơn vị phòng vệ điện Kremlin vẫn túc trực nhưng không đặt dưới quyền chỉ huy của Gorbachev mà trực thuộc thẳng Yeltsin. Chiếc điện thoại màu trắng trên bàn làm việc của Gorbachev còn hoạt động nhưng không ai gọi vào.
10 giờ sáng ngày 25
Trong lúc điện Kremlin chìm trong im lặng, Tòa Nhà Trắng Nga lại sôi nổi với hàng loạt chương trong ngày mới của nền Cộng Hòa. Tòa nhà quốc hội Nga này là biểu tượng của trận chiến chống chế độ toàn trị khi Yeltsin đứng trên xe tăng thách thức đám lãnh đạo CS cực đoan hồi tháng Tám trước đó. Boris Yeltsin lãnh đạo Nga đến văn phòng làm việc. Ông lên văn phòng đặt trên tầng thứ năm bằng cầu thang riêng phía sau. Trên bàn làm việc hàng loạt sắc lịnh chờ ông ký. Một chế độ hình thành bằng máu, dao búa và súng đạn đang được giải thể bằng sắc lịnh. Một trong những sắc lịnh ông phải ký hôm nay là giải tán cơ quan KGB và thay bằng Federalnaya Sluzhba Bezopasnosti gọi tắt là FSB tức Cơ Quan An Ninh Liên Bang Nga. Không chỉ trong ngành an ninh, mật vụ mà cả sắc lịnh về các hí viện, nhạc viện, các viện hàn lâm, trường đại học, viện bảo tàng, v.v. từ nay đều trực thuộc Cộng Hòa Nga.
Các cơ quan ngoại giao quốc tế cũng vậy. Bộ trưởng Ngoại Giao Eduard Shevardnadze nổi tiếng thời Gorbachev bị trục xuất ra khỏi nhiệm sở và thay bằng Bộ trưởng Ngoại Giao Nga Andrey Kozyrev. Tại tất cả nhiệm sở ngoại giao khắp các múi giờ trên toàn thế giới, cờ Liên Xô bị hạ xuống và cờ Cộng Hòa Nga ba màu được kéo lên. Nhiều đại sứ vội vả đánh điện cho Yeltsin tuyên bố trung thành. Tòa đại sứ lớn nhất của Liên Xô là tòa đại sứ tại Washington DC với hơn 300 nhân viên thuộc nhiều sắc tộc. Các nhân viên chia thành nhiều nhóm theo sắc dân và tự tuyên bố họ là đại diện cho cộng hòa của họ tại Mỹ.
Gần 11 giờ sáng Tổng thống Nga Boris Yeltsin qua phòng họp quốc hội Nga ở lầu 1. Tổng cộng 252 đại biểu quốc hội đang tập trung để chứng kiến ngày lịch sử. Nhân dịp này, Boris Yeltsin thông báo tin vui rằng 11 quốc gia cựu Liên Xô trong phiên họp tại Kazakhstan đã đồng ý thành lập Khối Thịnh Vượng chung.
12 giờ trưa ngày 25
Mikhail Gorbachev ăn trưa xong. Phía sau phòng ăn có một phòng nhỏ bỏ trống. Tổng bí thư CS Liên Xô vào, đóng cửa lại và nằm nghỉ. Các phụ tá của ông hớt hải đi tìm. Gorbachev phải có mặt để ký thư từ biệt gởi các lãnh đạo thế giới mà ông có quan hệ tốt. Một danh sách khá dài từ Tổng thống Mỹ George H. W. Bush cho đến Thủ tướng Anh John Major và cả các ông hoàng như Vua Juan Carlos và Nữ Hoàng Sofia của Spain.
Bài bình luận trên báo Nga buổi sáng hôm đó chẳng tốt lành gì cho lãnh tụ CS Mikhail Gorbachev. Tờ Rossiyskaya Gazeta tiết lộ các cam kết mật Yeltsin dành cho Gorbachev khi về hưu bao gồm số phụ cấp bằng với mức lương hiện nay của ông ta có điều chỉnh theo mức lạm phát, hai chiếc xe riêng và một đoàn tùy tùng 20 người kể cả tài xế và an ninh. Đây là thỏa thuận kín giữa Gorbachev và Yeltsin nhưng đã bị cánh Yeltsin tiết lộ cho báo chí biết. Các báo còn cho rằng Gorbachev đòi hỏi một đoàn phục vụ lên đến 200 người. Thật ra, theo Chernyaev, phụ tá của Gorbachev, ông ta chưa bao giờ đòi hỏi một số lượng nhân viên phục vụ đông như thế. Phe Yeltsin chỉ bịa ra để làm nhục Gorbachev.
4 giờ chiều ngày 25
Gorbachev và phụ tá Andrei Grachev xem lại diễn văn mà 4 giờ nữa ông sẽ đọc và quyết định thay chữ “từ chức” bằng chữ “ngưng các hoạt động” trong chức vụ chủ tịch Liên Bang Sô Viết. Diễn văn được sửa tới sửa lui nhiều lần chung quanh các điểm xung khắc giữa Yeltsin và Gorbachev.
Cũng trong buổi chiều cuối cùng này, Gorbachev gọi điện thoại chào từ giã tổng thống Mỹ George H. W. Bush. Buổi điện đàm được truyền hình ABC thu. Gorbachev mở đầu trước bằng gọi một cách thân mật “George thân mến, chúc mừng Giáng Sinh đến anh và Barbara !” và nói tiếp “George, tôi muốn báo anh biết một tin quan trọng. Trước mặt tôi là diễn văn từ nhiệm. Tôi sẽ rời khỏi chức vụ tổng tư lịnh và chuyển giao quyền sử dụng vũ khí nguyên tử sang tổng thống Liên Bang Nga”.  Buổi điện đàm diễn ra trong không khí rất thân mật và tổng thống Mỹ mời Gorbachev viếng thăm Mỹ lần nữa. Cả hai đều tránh nhắc tới tên Yeltsin.
Trời đã về chiều. Gorbachev và hai phụ tá thân cận nhất của ông ngồi quanh nhau bên ly cà phê cuối cùng. Cả ba đồng ý, sau khi đọc diễn văn, Gorbachev sẽ ký quyết định từ nhiệm thay vì ký trước như dự tính.
Trong lúc nhắp cà phê, câu chuyện về số phận Nicolae Ceausescu của Romania được nhắc đến. Mặc dù Gorbachev ví Ceausescu như là Hitler của Romania, cả hai đã duy trì một quan hệ lãnh đạo các quốc gia trong khối CS. Chỉ ba tuần trước khi vợ chồng Nicolae Ceausescu bị xử bắn, Gorbachev đã tiếp y tại điện Kremlin. Trong dịp đó Gorbachev khuyên Ceausescu đừng ngại thực hiện các cải cách dân chủ và tiên đoán “đồng chí sẽ còn sống trong dịp hội nghị các lãnh đạo CS Liên Xô và Đông Âu” tổ chức ngày 9 tháng Giêng. Ngày đó không bao giờ đến và Nicolae Ceausescu cũng đã chết rồi.
7 giờ tối ngày 25
“Kính thưa toàn thể nhân dân”, giọng Mikhail Gorbachev hơi lạc đi vì xúc động, gò má ông rung lên. Trong chốc lát,  ông lấy lại bình tỉnh và đọc tiếp “Số phận đã quyết định rằng, khi tôi trở nên lãnh đạo đất nước, hiển nhiên đã có những sai trái trầm trọng trong quốc gia này. Chúng ta có đầy đủ mọi thứ, đất đai, dầu khí, tài nguyên thiên nhiên và Tạo Hóa đã ban cho chúng ta trí tuệ và tài năng – Tuy nhiên, mức sống của chúng ta tệ hại hơn nhiều so với các quốc gia kỹ nghệ khác và khoảng cách mỗi ngày rộng thêm. Lý do rõ ràng vì xã hội bị bóp ngặt trong tay của một hệ thống quan quyền được tạo ra để phục vụ một ý thức hệ, và phải chịu gánh nặng chạy đua vũ trang, căng thẳng tột cùng. Tất cả cố gắng để thực hiện các cải cách nửa vời đều lần lượt dẫn đến thất bại. Đất nước không còn hy vọng gì nữa.”
Gorbachev tiếp tục nói về các cải cách ông thực thi từ 1985, dù sao, đã là những viên gạch cần thiết lót lên con đường dẫn đến chế độ dân chủ và theo ông “xã hội đã đạt được tự do, tự do về chính trị và tự do về tinh thần”. Gorbachev chấm dứt diễn văn lúc 7:12 phút tối. Ông nhìn lên ống kính truyền hình và thêm vào câu nữa “Chúc quý vị mọi điều tốt đẹp”.
Các lý do làm Liên Xô sụp đổ là nguồn thúc đẩy sự nghiên cứu của nhiều sử gia, nhà nghiên cứu, nhà phân tích và vẫn còn đang được nghiên cứu, phân tích. Tuy nhiên, như nhiều người đông ý, nguyên nhân sâu xa vẫn là (1) những mâu thuẫn có tính triệt tiêu trong bản chất của chế độ CS độc tài toàn trị, (2) sự chuyển hóa không ngừng của xã hội và (3) các nguyên nhân trực tiếp gồm tình trạng tham nhũng thối nát, chạy đua vũ trang và trung ương không giữ được địa phương.
Mâu thuẫn có tính triệt tiêu của chế độ CS
Nếu chỉ nhìn từ bên ngoài, chế độ CS Liên Xô không thể nào sụp đổ. Sau thế chiến thứ hai, Liên Xô có một đạo quân khổng lồ gồm 500 sư đoàn trong đó 50 sư đoàn thiết giáp. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh với Mỹ và Tây phương, Liên Xô duy trì một đạo quân từ 3 triệu người đến 5 triệu người. Khoảng thời gian Liên Xô sụp đổ, Liên Xô có 210 sư đoàn với một phần tư là các sư đoàn thiết giáp. Kho vũ khí hạt nhân Liên Xô có 27 ngàn đầu đạn nguyên tử trong đó 11 ngàn đầu đạn có tầm bắn xa đến tận nước Mỹ. Mỗi đầu đạn nguyên tử có thể tàn phá một thành phố Mỹ.
Bên ngoài hùng mạnh nhưng bên trong, Liên Xô là một cơ chế chính trị chứa đựng các mâu thuẫn nội tại dẫn đến thối rửa. Chủ nghĩa Marx-Lenin đề cao “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” nhưng thật sự từ Cách mạng CS tại Nga, Trung Cộng, Cu Ba, Bắc Hàn, Việt Nam v.v.. đều phát xuất từ một nhóm nhỏ cán bộ CS biết vận dụng các lý do lịch sử và bất đồng nhất thời trong xã hội để phát động chiến tranh và sau đó tiếp tục cai trị nhân dân bằng súng đạn, nhà tù, sân bắn. Người dân không có quyền chọn lựa. Mâu thuẫn đối kháng mang tính triệt tiêu nhau giữa chế độ độc tài toàn trị và quyền sống, quyền tự do chọn lựa của con người vì thế đã bắt đầu ngay khi cách mạng CS thành công và sâu sắc dần theo thời gian.
Sự chuyển hóa tri thức xã hội
Như người viết đã có dịp phân tích bài Trung Cộng không đáng sợ, sự chuyển hóa tri thức của xã hội là nguồn lực chính thúc đẩy cách mạng dân chủ tại các quốc gia CS. Nguồn lực đó nhanh hay chậm tùy theo điều kiện mỗi nước nhưng là một tiến trình không thể bị ngăn chận bởi bất cứ một cơ chế độc tài nào. Những nguồn đối kháng từ bên trong các nước CS đã âm thầm lớn mạnh chỉ chờ cơ hội là bùng vở. Sức sống của đất nước cũng như của xã hội là một dòng chảy không bao giờ ngừng nghỉ, các thế lực cầm quyền độc tài chỉ là những khe đá, có thể làm chậm dòng thác văn minh nhưng không thể ngào ngăn chận được.
Khi nhận thức con người được mở rộng sự sợ hãi sẽ giảm dần. Điều này thể hiện không chỉ ở người dân Liên Xô lúc đó mà cả các cấp lãnh đạo CS Liên Xô cũng không còn sợ các biện pháp chế tài của trung ương đảng. Chưa bao giờ trong lịch sử đảng CS Liên Xô có một ủy viên bộ chính trị từ chức. Không cần phải tìm hiểu cũng biết điều gì sẽ xảy ra cho Boris Yeltsin nếu ông ta từ chức trong thời kỳ Lenin, Stalin.
Yếu tố chính tác động vào sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống CS tại châu Âu và sẽ diễn ra tại Trung Cộng cũng như Việt Nam chính là nội lực phát xuất từ xã hội, kết quả của các phong trào xã hội và sự chuyển hóa không ngừng của xã hội.  Các quốc gia CS còn lại như Trung Cộng, Việt Nam tìm mọi cách để ngăn chận sự phát triển tự nhiên của văn minh con người, cố tình che đậy, bưng bít thông tin nhưng chỉ làm chậm lại tiến tình cách mạng dân chủ một thời gian ngắn mà thôi. Cuộc chiến tranh xoi mòn từng mảnh nhỏ này đang diễn ra từng giờ, từng phút và phần thắng đang nghiêng dần về phía người dân.
Tham nhũng thối nát, chạy đua vũ trang và trung ương không giữ được địa phương
Thập niên 1970 Liên Xô có vẻ trong vị trí ổn định và có ảnh hưởng quốc tế nhất. Vị trí của Liên Xô lên cao tại Phi Châu, Trung Đông và Á Châu. Tuy nhiên sau thượng đỉnh Vladivostok giữa Leonid Brezhnev và Tổng thống Mỹ Gerald Ford tình hình bắt đầu đổi khác.  Nền kinh tế Liên Xô suy sụp dần vì hơn 30%, nhiều phân tích cho rằng hơn một nửa, ngân sách quốc gia phải đổ vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ. Giống như đòn kinh tế Mỹ đang áp dụng hiện nay đối với Vladimir Putin, thập niên 1980, Mỹ cũng thỏa thuận với Saudi Arabia để giữ giá dầu thấp nhằm đánh vào nền kinh tế sống nhờ xuất cảng dầu khí của Liên Xô.
Gorbachev kế thừa một “sự nghiệp cách mạng” nhưng trong thực tế một gánh nặng của chủ nghĩa độc tài toàn trị kéo dài từ 1917 cho đến tháng 3 năm 1985, thời gian ông được chọn làm tổng bí thư đảng. Cơ chế chính trị trung ương không giữ được các cộng hòa địa phương. Trước Giáng Sinh 1991 vài ngày, 11 nước cộng hòa Sô Viết gồm Ukraine, Liên Bang Nga, Belarus, Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Turkmenistan, Tajikistan và Uzbekistan tuyên bố họ không còn là những tiểu quốc trong liên bang Sô Viết. Bốn nước Estonia, Lithuania, Latvia, Georgia chọn nghiêng hẳn về phía Tây thay vì theo Nga.
Không có con đường nào khác dành cho các lãnh đạo CS
Chế độ CS, một chế độ đi ngược dòng phát triển văn minh nhân loại và quyền con người như Mikhail Sergeyevich Gorbachev xác nhận trong diễn văn từ chức “hệ thống toàn trị đã ngăn chận một quốc gia để trở nên giàu có và thịnh vượng, hệ thống đó phải bị giải thể.” Điều đó đã xảy ra tại Nga, Đông Âu, Phi Châu và đương nhiên sẽ xảy ra tại Trung Cộng và Việt Nam. Cách mạng dân chủ là một tiến trình không thể nào đảo ngược. Các lãnh đạo CSVN chỉ có một trong hai chọn lựa, hoặc như Mikhail Gorbachev hoặc như bị lật đổ như Nicolae Ceausescu, Erich Honecker chứ không có chọn lựa thứ ba nào.
T. T. Đ.
Nguồn: FB Trần Trung Đạo

-------------------------------------------------
Mời vào Blog KỳGai (Tại đây) đọc 2 bản tốc ký (bản dịch) 2 cuộc điện đàm riêng biệt giữa Boris Yeltsin, Mikhail Gorbachev với TT Mỹ lúc đó là George H. W. Bush xung quanh chuyện Liên bang Xô Viết đoạn tuyệt với CNXH-CNCS

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

CỤ ĐỖ BẢO - KHÔNG PHẢI DẠNG VỪA ĐÂU !

 Làm một "bô" kỷ niệm !

Kết thúc giảng bài (ĐN) là về ngay nhà bạn (SG)
 Nói là nói "nghiêm văn chỉnh ". Bởi chỉ 3 ngày 2 đêm cụ tới làm khách nhà tôi đã khiến tôi quá khâm phục cụ . Này nhé, ngần ấy tuổi, nghỉ hưu rồi mà vẫn "đắt khách" mời chào xin cụ " cho chất sám". Bay từ HN vào Đồng Nai - theo lời mời của Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai liên thông với Đại học Mỹ thuật HN đào tạo lứa Thạc sĩ Mỹ thuật đầu tiên cho địa phương. Cụ đứng lớp 4 ngày rưỡi, mỗi ngày ...10 tiết (cả sáng và chiều ). Giảng toàn Lý luận , nói như máy mà xuống lớp vẫn thầm thì to nhỏ với các học viên đến phòng riêng của Thày xin Thày chỉ bảo . Cũng là người từng tham gia thỉnh giảng một thời, mình chắp 2 tay vái cụ một vái ! Chưa hết, ngay sau khi dự tiệc chia tay ở ĐN, cụ ngồi xe hơi UB Tỉnh đến thẳng nhà tôi. Xuống tận đường đón cụ, thấy dáng đi , giọng nói của cụ vẫn phong độ lấy làm nể vô cùng ! Hai cụ đực rựa ăn cùng bàn, ngủ cùng phòng có bao nhiêu chuyện chia sẻ với nhau bằng hết ! Tò mò tôi hỏi xem đề cương bài giảng của cụ. Cụ liền mở iPad quả táo Mini ra cho đọc và không quên khoe : Tớ soan trên iPad này đấy ! Chợt nhớ cách đây 3,4 năm gì đó tôi khuyến khích cụ sử dụng Vitính . 

Sau đó cụ được con sắm cho "con Laptop" sin, nhưng tuyệt nhiên 
Vẫn phong độ khi chia tay SG về HN
không thấy cụ xuất hiện trên đình Làng . Hỏi cụ bảo, tớ chỉ đọc tin tức chứ không viết lách gì cả ! Giờ thì cụ rất thạo. Nhiểu "chiêu" độc cụ còn chỉ tôi cách thao tác ! Ngược lại có "chiêu" lạ, chưa biết cụ nhờ tôi chỉ. Làm được cụ "sướng âm ỉ", hứa về HN sẽ trao đổi với tôi ngay. Mở FB của cụ ra, ngày nào cũng có stt mới, thậm chí 1 ngày có tới 3-4 cái . Toàn bài hot !Thế mà mãi 2 ngày sau mới thấy cụ gửi chữ "Hi!" qua Viber cho tôi, cụ nói về nhà chưa kịp đặt va li xuống đã tới tấp nhận được giấy mời . Nào ngồi ghế nóng Giám khảo chấm thi Thạc sĩ, nào Đại hội Hội MTHN, nào Nhà Đài xin phỏng vấn ghi hình nói về công tác lý luận. Lại tự dưng có cô SV bắt thăm câu hỏi thi gì đó, trúng ngay bức tranh của HS cha ( Tức cụ HS Nguyễn Đỗ Cung đã quá cố ) xin phép gặp trực tiếp PGS.TS Nguyễn Đỗ Bảo làm việc ! Vừa mới đây cụ cho biết, sáng mai (28/12) cụ có giấy mời dự Hội thảo về GS Đỗ Đức Dục, bận mấy cũng phải đi vì cụ bạn đồng môn Đỗ Đức Trung và cũng là chỗ họ hàng gần gũi nữa . Chừng ấy công việc chỉ trong 2,3 ngày vẫn chưa đủ, nếu ta bỏ quên không điểm mặt cụ xuất hiện trong buổi tliên hoan Sinh nhật do các đồng nghiệp, học trò tổ chức. Trong tiệc "Rửa nhà" của cụ bạn Khoa Phi ". Và gần nhất trong buổi trưa nay ăn nhậu với cụ Minh Đức từ SG vừa ra HN !  Tôi thực sự ...kinh ngạc sức dẻo dai của cụ Đỗ Bảo . Cụ ăn tốt ( không bia rượu). Cụ ngủ tốt  (kể cả vừa xem TV vừa ngáy khò khò !) và nói vẫn tốt ( Rất hùng hồn khi tranh luận, thậm chí nói tranh cả người đối thoại !).

Một lần tiếp 3 cụ "khách" ở quán Cafe ( Bảo Khánh)
Có lần tôi hỏi cụ , này, cụ có đọc các bài tôi viết về cụ đăng trên Blog lsql không nhỉ ? Cụ hỏi lại : Có à ! Rồi tự trả lời rất thực: Tớ có biết đâu ! Hơi thất vọng, tôi kể, tôi đã viết tới 3-4 bài gì đó về cụ. Từ chuyện cụ đi cùng tôi làm phim về Con Rồng VN phát sóng THVN thời thí nghiệm (1970) đến vụ cụ đóng vai (trong phim )"tằng tịu với vợ ông hàng xóm" mà vai nữ là diễn viên xinh đẹp HC ...Rồi chuyện cụ dẫn tôi đi quanh bờ Hồ kể lai lịch từng gốc cây ngọn cỏ ...Chuyện cụ vào SG tham gia duyệt tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn nắm tay nhau dự kiến đặt ở vườn hoa Thống Nhất HN . Lần ấy có cả Đỗ Đồng, 3 chúng tôi ngồi quán cafe thấy toàn các em trẻ trung và xinh như mộng. 3 cụ nhìn các cháu rồi nhìn lại mình ...Ôi thời gian . Không có vũ khí hủy diệt nào bằng vũ khí thời gian hủy diệt ...nhan sắc ! Nhưng ( câu này tôi dành để kết)...nhưng bên trong cái nhan sắc đang bị vũ khí thời gian tàn phá kia , cụ Đỗ Bảo vẫn còn dự trữ một năng lượng để sống vui và sống có ích !
 SG Mùa Noel 2015
-----------------------------------------

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

MÙA GIÁNG SINH NÓI TIẾP CHUYỆN CHA ĐẮC LỘ ...

Đường Alexandre de Rhodes xưa và nay

Con đường nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4 như một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.

Thời pháp thuộc, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de Paracels (tức Hoàng Sa). Từ năm 1945, con đường này mang tên Alexandre de Rhodes. Sau năm 1975, có thời gian đường được đổi tên thành đường Thái Văn Lung. Nhưng hiện nay trở lại với tên cũ: Đường Alexandre de Rhodes.
 
Một góc đường Alexandre de Rhode
 
Alexandre de Rhodes được biết đến tại Việt Nam là một nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Trong quãng thời gian dài sống ở Việt Nam (khoảng 20 năm), ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam bằng công trình từ điển Việt - Bồ - La hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Đây cũng chính là lý do sau khi tất cả các tên đường của chế độ cũ tại Sài Gòn đã được đổi tên mới, thì con đường này sau cùng vẫn mang tên Alexandre de Rhodes. Như một cách để người Việt Nam tri ân với công lao của ông trong quá trình hình thành chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một cách khách quan và nghiêm túc rằng Alexandre de Rhodes không phải là người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Bằng chứng được họ đưa ra là bút tích của chính Alexandre de Rhodes trong cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh, tức từ điển Việt-Bồ-La của mình: "Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: Ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ - AC), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt - AC), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm”.
  Công của Alexandre de Rhodes đến đâu trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ hãy để cho lịch sử và những nhà nghiên cứu phán xét. Chỉ biết rằng đường Alexandre de Rhodes đến giờ vẫn là một con đường đẹp nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4, như một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.
Nằm ngay trung tâm thành phố, đường Alexandre de Rhode cũng tấp nập như những con đường xung quanh nó, nhưng ẩn chứa bên trong những nét thầm kín thú vị. Đó là một con đường nhỏ dài chừng 300m, cái áo ngoài chỉn chu đến sang trọng, với những biệt thự xinh đẹp, những chiếc ô tô nối nhau đậu san sát, hàng cây cao vút tỏa bóng... Nơi đây còn là thế giới riêng của những người yêu thích sự khác biệt do chính mình tạo ra.
Xung quanh khu vực này, và ngay trên đường Alexandre de Rhode có khá nhiều quán cà phê hạng sang nhưng cà phê bệt vẫn là lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Đường không đông người qua lại nhưng trên vỉa hè thì lúc nào cũng đông đúc. Nhất là sáng sớm và chiều tối, hàng trăm thanh niên ngồi bệt dựa lưng vào tường, nhâm nhi ngụm cà phê, tán dóc với bạn bè, hoặc lơ đãng ngắm dòng người lướt nhanh trên đường tấp nập. Từ con đường này trông ra, có những góc nhìn tuyệt đẹp mà hiếm nơi nào khác của TP.HCM có được. Trước mặt là khoảng xanh mênh mông của công viên, cùng con đường Lê Duẩn, Pasteur chạy ngang, cắt công viên thành những mảng ô vuông. Chếch qua phía bên phải là dinh Thống Nhất. Nhìn nghiêng qua trái là khu mua sắm Diamond plaza, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm Thành phố, cùng những tòa nhà cao tầng hiện đại.
Từ trước đến nay, đường Alexandre de Rhode vẫn được biết đến như một con đường của sự sang trọng, từ vị trí trung tâm, kết cấu hạ tầng hiện đại, những ngôi biệt thự, những nhà hàng, quán cà phê đẹp. Nhưng nơi đây, cũng là chốn buôn bán của những người nghèo với đôi quang gánh, chiếc xe đạp cà tàng ngồi tạm bên vỉa hè. Nơi đây là địa điểm tụ tập, là chốn kỷ niệm của những người trẻ ưa thích sự lang thang cùng cà phê bệt. Nơi đây có sự giao thoa của lịch sử và hiện đại, của sự giàu có cùng sự vất vả mưu sinh.
Hương Lam
---------------------------------------------------------
Theo Người đưa tin ( Hội Luật gia VN ) 

MÙA GIÁNG SINH NHỚ CHA ĐẮC-LỘ , NGƯỜI KHAI SINH RA CHỮ QUỐC NGỮ (VIỆT )

Trinh Son ( Chép từ Blog Tiến Đức Trần )

 Ảnh của Trinh Son.

NẾU LÀ 1 NGƯỜI CON DÂN VIỆT NAM CHÚNG TA HÃY ĐỌC BÀI VIẾT NÀY ĐỂ BIẾT ƠN NGƯỜI CHA KHAI SINH RA TIẾNG VIỆT NAM .

Sau 351 năm mới tìm thấy ngôi mộ người đã khai sinh ra những mẫu tự Việt Nam.
Kỷ niệm 354 năm qua đời của linh mục Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ), Người đã khai sinh ra chữ Việt cho chúng ta đang sử dụng .
Xin cám ơn Người đã cho chúng ta biết được những mặt chữ tiếng Việt và từ đó chúng ta không còn lệ thuộc vào chữ viết của giặc Tàu nữa .
Cha Đắc Lộ, một nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng, "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ".
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.
Trong khi đó, người Tàu của Mao Trạch Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ.
Với hy vọng có thể tìm được nơi linh mục trở về với cát bụi, chúng tôi, đoàn Việt Nam đang công tác tại Iran đã đến Isfahan – thành phố cổ cách Teheran 350 km về phía Nam. Đó là một ngày đầu năm 2011, một tuần sau lễ Giáng sinh.
Quảng trường Naghsh-i Jahan của Isfahan là một trong những quảng trường lớn nhất địa cầu với kiến trúc tiêu biểu Hồi giáo đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa nhân loại. Tại thành phố này, Alexandre de Rhodes đã sống những năm cuối đời. Mặc dù trước đó, phần đời chính của ông là ở Việt Nam.
Chúng tôi đến Isfahan vào một ngày mùa đông se lạnh nhưng tràn ánh nắng. Hỏi đường đến một nhà thờ Công giáo nào đó, chúng tôi được người dân chỉ dẫn tận tình. Điểm chúng tôi đến là nhà thờ Vank, nhà thờ thiên chúa lớn nhất Isfahan.
Qua giây phút ngạc nhiên trước đoàn khách Việt Nam, cha xứ nhà thờ nồng nhiệt đón tiếp chúng tôi hồ hởi. Trước nay, hiếm có du khách Á đông nào, nhất là từ Việt Nam xa xôi tới nơi đây. Ông nhiệt tình dẫn chúng tôi đi tham quan và nói về lịch sử nhà thờ.
Nằm trong thế giới Hồi giáo, nhà thờ có kiến trúc bề ngoài đặc trưng Hồi giáo, nhưng vào bên trong, với các tranh và tượng Thánh đầy ắp khắp các bức tường, cứ ngỡ như đang ở một nhà thờ nào đó ở Roma hay Paris.
Cha xứ càng ngạc nhiên hơn khi chúng tôi hỏi về giáo sĩ Alexandre de Rhodes – người đã mất cách đây hơn 350 năm. Nhà thờ Vank có một thư viện lớn, lưu trữ nhiều tư liệu quý giá. Cha xứ nói người vào thư viện tìm kiếm. Lát sau, một thanh niên to khỏe khệ nệ mang ra một cuốn sổ dày cộp, to chừng nửa cái bàn, bìa bọc da nâu ghi chép về các giáo sĩ đã làm việc và mất tại đây. Ngạc nhiên và vui mừng tột độ, cha và chúng tôi tìm thấy dòng chữ ghi Alexandre de Rhodes mất năm 1660.
Như vậy, không nghi ngờ gì nữa, chính tại nhà thờ Vank này, cha Đắc Lộ đã sống và làm việc những năm cuối đời. Chúng tôi hỏi: “Thưa cha, liệu có thể tìm thấy mộ của Alexandre de Rhodes ở đâu không?”.
Cha xứ tận tình chỉ đường cho đoàn khách đặc biệt tới Nghĩa trang Công giáo ở ngoại ô thành phố.
Nghĩa trang nằm dưới chân đồi. Các ngôi mộ nằm êm mát dưới tán rừng thông, tùng, bách mênh mông, vắng lặng. Lạ một điều, nghĩa trang Công giáo nhưng không thấy một cây thánh giá nào.
Chia nhau đi các ngả tìm kiếm, lần mò hồi lâu, chúng tôi reo lên khi thấy ngôi mộ có ghi rõ tên Alexandre de Rhodes. Mộ ông nằm bên cạnh hai ngôi mộ khác thành một cụm ba ngôi. Gọi là mộ, nhưng không đắp nổi như ở Việt Nam. Đó chỉ là tảng đá lớn nằm nghiêng nửa chìm, nửa nổi trên mặt đất. Dù đã trải qua mưa nắng, biến động cuộc đời hơn ba thế kỷ, chữ khắc trên tảng đá còn khá rõ nét.
Trong ánh nắng ban trưa, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình trước ngôi mộ, ai cũng thấy dâng lên trong lòng mình những cảm xúc bâng khuâng khó tả.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Thi sắc đẹp Thế giới cũng "đi đêm"?

Khán giả nghi ngờ tính minh bạch của Hoa hậu Hoàn vũ 2015

Nhiều người cho rằng một MC gạo cội như Steve Harvey sẽ không thể nhầm lẫn như vậy vì tờ thông báo kết quả ghi rất rõ ràng thứ tự.
Sự cố MC của Hoa hậu Hoàn vũ 2015 xướng nhầm tên người chiến thắng đang là tâm điểm tranh cãi của khán giả. Bên cạnh những ý kiến chia sẻ sự nuối tiếc với Hoa hậu Colombia vì cô để tuột vương miện phút chót, nhiều người cũng nghi ngờ tính minh bạch của chương trình năm nay.
khan-gia-nghi-ngo-tinh-minh-bach-cua-hoa-hau-hoan-vu-2015
Trên các diễn đàn, mạng xã hội, đề tài này được các khán giả bàn luận sôi nổi. Steve Harvey là một MC gạo cội với nhiều năm kinh nghiệm, vì thế rất khó để ông mắc lỗi sơ đẳng đến như vậy. Nhìn tờ thông báo kết quả mà Steve Harvey đưa ra làm bằng chứng, có thể thấy tên các nước được giải đều ghi rất rõ ràng và chỉ có đúng 3 dòng trên bảng kết quả này. Một số người cho rằng, nếu đến cả việc xướng tên Á hậu 1 - 2 và Hoa hậu mà nam MC này cũng không làm được thì chắc chắn ông cần phải... học lại cách đọc.
Trả lời phỏng vấn một trang tin, MC Nguyên Khang, người từng có nhiều kinh nghiệm dẫn dắt các cuộc thi người đẹp cho biết, thông thường theo thói quen lẫn kinh nghiệm nghề nghiệp, MC sẽ có không dưới 3 lần nhìn vào tờ thông báo kết quả. Việc MC đọc sai nhưng rất lâu sau đó mới ra sân khấu để đính chính cũng tạo nên nhiều nghi vấn cho khán giả.
khan-gia-nghi-ngo-tinh-minh-bach-cua-hoa-hau-hoan-vu-2015-1
Kết quả Việt Nam bị trượt khỏi Top 15, trong khi đó Philippines lại đăng quang cũng khiến không ít người nghi ngờ về tính công bằng. Hàng nghìn bình luận của khán giả trên fanpage Miss Universe đều thắc mắc về vị trí của Phạm Hương. Bà trùm Hoa hậu Ines Ligron cũng đăng status bày tỏ: "Hẳn đã có sự nhầm lẫn khi Việt Nam trượt Top 15". Trước đó chuyên gia đào tạo Hoa hậu này từng không ít lần dành tặng Phạm Hương những mỹ từ khen ngợi và cho rằng cô chắc chắn góp mặt trong Top 5.
khan-gia-nghi-ngo-tinh-minh-bach-cua-hoa-hau-hoan-vu-2015-2
Chuyên gia đào tạo Hoa hậu Ines Ligron chúc mừng Top 15 và không quên bày tỏ sự nuối tiếc về trường hợp của Phạm Hương Việt Nam - người được bà đánh giá rất cao trước đó.
So về yếu tố ngoại hình, Pia Alonzo Wurtbach không phải là thí sinh quá xuất sắc giữa dàn 80 người đẹp. Cô cao 1m73 (bằng Phạm Hương) với số đo 3 vòng 86 - 58 - 89. Tuy nhiên, Pia lại được cho là bạn gái bí mật hiện tại của Tổng thống Philippines.
Khảo sát độc giả trên trang VnExpress cho thấy, có hơn 90% cho rằng kết quả Miss Universe 2015 đã bị dàn xếp. Nếu điều này là sự thật, đây chắc chắn là mùa Hoa hậu Hoàn vũ bê bối nhất từ trước đến nay trong 64 lần tổ chức.

 Thông tin thêm
Dư luận khơi lại tin đồn người đẹp Philippines được hậu thuẫn để đăng quang HHHV - Ảnh 1.Ba ngày trước đêm chung kết Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ 2015 diễn ra, trên mạng xã hội bất ngờ rộ thông tin đại diện của Philippines, Hoa hậu Pia Wurtzbach sẽ đăng quang ngôi vị Hoa hậu Hoàn vũ 2015. Theo đó tài khoản này cho biết đại diện của quốc gia họ đã có chắc trong tay giải thưởng cao nhất của Miss Universe, kèm theo bức ảnh chụp màn hình của đài kênh ABS-CBN (Philippines) với hình ảnh thí sinh của quốc gia này bên cạnh dòng chữ “Miss Universe 2015”. Họ còn đưa ra lý do là vì Hoa hậu Pia Wurtzbach có sự hậu thuẫn lớn về mặt chính trị - ưu thế lớn trong những cuộc thi tầm quốc tế. Trước đây, cô cũng gây nhiều tranh cãi khi đăng quang ngôi Hoa hậu Hoàn vũ Philippines 2015.
Nhiều người cho rằng thông tin này chỉ là lời đồn đoán vô căn cứ. Hơn nữa, cuộc thi có uy tín như Miss Universe sẽ không dễ bị vướng phải những sự việc gian lận này.
 Hình ảnh được chụp lại từ màn hình của đài ABS-CBN được chia sẻ trên mạng xã hội

Tuy nhiên, sáng 21/12 (giờ Việt Nam), chung kết cuộc thi Miss Universe - Hoa hậu Hoàn vũ 2015 đã tìm được gương mặt đại diện cho nhan sắc toàn cầu thời đại mới đó lại chính là Miss Philippine - Pia Wurtzbach. Kết quả này khiến tin đồn trước đây được dân mạng lập tức khơi lại. Ngoài ra, chi tiết gọi tên nhầm Tân Hoa hậu ở phút đăng quang của MC nam cũng khiến dư luận đẩy nghi vấn này lên cao trào hơn.

Việt Nam tăng cường tiềm lực quân sự để đối phó với Trung Quốc



Thanh Phương.RFI. (17-12-2015 )
Trước nguy cơ xảy ra xung đột với Trung Quốc, Việt Nam hiện đang tăng cường tiềm lực quân sự để có thể đẩy lùi các cuộc tấn công từ láng giềng phía Bắc ở bất cứ mặt trận nào.
Trong một bài viết phát ngày 17/12/2015, hãng tin Reuters cho biết như trên, dựa theo tuyên bố của các sĩ quan cao cấp của quân đội Việt Nam và của những người thân cận với các sĩ quan này.
Một quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam, xin được giấu tên, nói với Reuters : « Chúng tôi không muốn xảy ra xung đột với Trung Quốc và vẫn tin tưởng vào hiệu quả của chính sách ngoại giao của chúng tôi. Nhưng chúng tôi biết rằng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất ».
Sự chuẩn bị của Việt Nam hiện nay không còn ở trong giai đoạn dự kiến nữa, mà nhiều đơn vị chủ chốt nay đã được đặt trong tư thế « sẵn sàng chiến đấu cao », trong đó có sư đoàn tinh nhuệ 308 (được thành lập từ năm 1955), đang trấn giữ miền núi phía Bắc Việt Nam.
Trên biển, Hà Nội cũng đang xây dựng một lực lượng « ngăn chận từ xa » với 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga. Chiếc đầu tiên trong số này trong những tháng qua đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông, theo xác nhận của các quan chức quân sự Việt Nam và ngoại quốc.
Thật ra, khi nói chuyện với Reuters, một sĩ quan cao cấp của Việt Nam không hề nhắc đến tên « Trung Quốc ». Nguy cơ xung đột với Trung Quốc thường được nêu lên bằng nhóm từ «tình hình mới ».
Để nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội trước « tình hình mới », các tướng lãnh Việt Nam nay đang tìm thêm đối tác chiến lược. Ngoài hai nguồn cung cấp truyền thống là Nga và Ấn Độ, Hà Nội cũng đang tìm mua vũ khí từ Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Philippines, cũng như từ Châu Âu và Israel.
Theo Reuters, Việt Nam đang muốn mua thêm oanh tạc cơ phản lực của Nga và hiện đang thương lượng với các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ và Châu Âu để mua các chiến đấu cơ, các phi cơ tuần tra trên biển và máy bay giám sát không người lái. Hà Nội gần đây cũng đã nâng cấp và mở rộng lực lượng phòng không, với việc trang bị hệ thống radar báo động sớm của Israel và dàn tên lửa địa đối không tối tân S-300 của Nga.
Theo thẩm định của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập niên qua, chi tiêu quân sự của Việt Nam vượt hơn các nước láng giềng Đông Nam Á. Ông Tim Huxley, chuyên gia về an ninh khu vực, làm việc tại văn phòng Singapore thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, được Reuters trích dẫn, cũng nhìn nhận rằng : « Họ làm thế không phải chỉ để diễu binh quốc khánh, mà họ đang xây dựng khả năng quân sự thật sự ».
Nhưng theo Reuters, nói chuyện với khách ngoại quốc đến tham quan, các tướng lãnh Việt Nam nhìn nhận rằng khả năng của họ rất hạn chế. Sau hai thập niên tăng ngân sách quốc phòng trên 10% mỗi năm, Trung Quốc nay có một quân đội hùng mạnh hơn nhiều. Các tùy viên quân sự ngoại quốc thì cho biết họ đang cố thẩm định khả năng thật sự của quân đội Việt Nam và tìm hiểu xem Việt Nam tiếp thu như thế nào các vũ khí mới phức tạp. Nhưng cho tới nay, họ được tiếp cận rất ít các thông tin này.
Tại một hội nghị vào tháng trước ở Singapore, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết các chiến lược gia Việt Nam đã nói với ông rằng, nếu xảy ra xung đột giữa hai nước, Hà Nội có thể sẽ đánh vào các tàu chở hàng và tàu chở dầu mang cờ Trung Quốc trên Biển Đông.

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

CON RUỒI KÊNH KIỆU TÂN HIỆP PHÁT ĐÁNG GIÁ BAO NHIÊU ?

(Sưu tầm trên mạng XH )
Chiều 18/12, sau một ngày rưỡi xét xử, HĐXX vụ án “cưỡng đoạt con ruồi” tuyên phạt bị cáo Võ Văn Minh 7 năm tù.
Con ruồi trong chai nước Number 1 không còn giá trị nửa tỷ đồng nữa, mà được Tân Hiệp Phát “định giá” lên tới .....trên hai nghìn tỷ đồng.
Vật chứng trước tòa
Con ruồi này được dư luận cho là kênh kiệu. Vì nó mà bị cáo Võ Văn Minh lâm đường tù tội. Vì nó mà Tân Hiệp Phát, chỉ trong một năm “tâm hụt” cả hai nghìn tỷ đồng. Vì nó mà, người kinh doanh, người tiêu dùng ngoảnh mặt, quay lưng với sản phẩm của Tân Hiệp Phát.
Và cuối cùng, cũng chính vì nó mà…Công an tỉnh Tiền Giang, không cần Tân Hiệp Phát mật báo về địa điểm, thời gian giao tiền cho ông Minh mà công an vẫn biết để đến mật phục bắt quả tang kịp thời, lại có sẵn cả xe bít bùng để đưa ông Minh về ngay trại tạm giam.
Ôi! Con ruồi trong chai nước Number1 của Tân Hiệp Phát tài tình thật. Vì có tài nên nó mới kênh kiệu, đẩy cả ông Minh và Tân Hiệp Phát đến vực thẳm.
Cho dù án đã tuyên, nhưng trong phần xét hỏi và tranh tụng, bộc lộ nhiều những uẩn khúc, điều mà dư luận chờ đợi vẫn chưa được làm rõ.
Quan trọng nhất, ai là người đã nhét con ruồi vào chai nước Number1, mà chính đại diện Tân Hiệp Phát đã khẳng định trong những buổi thương thảo với Võ Văn Minh, đó là chai nước của công ty sản xuất. Cả ba cơ quan tố tụng tỉnh Tiền Giang không chứng minh được.
Bà Trần Bích Ngọc
Đại diện Tân Hiệp Phát, bà Trần Bích Ngọc nói trước tòa rằng, Tân Hiệp Phát không hề báo với công an tỉnh Tiền Giang. Vậy, câu hỏi đặt ra, tại sao công an Tiền Giang lại biết: Đúng giờ ấy, ngày ấy, tại chính quán cà phê ấy và khi Võ Văn Minh vừa đưa tay cầm tập tiền do Tân Hiệp Phát trao, thì Công an ập đến bắt quả tang và bắt luôn?
Hội thẩm phiên tòa hỏi lại bà Ngọc: Không báo, sao Công an biết. Bà Ngọc không có câu trả lời và cũng thừa nhận, số tiền 500 triệu là của Tân Hiệp Phát, được công ty đưa cho ba nhân viên đến trao cho Võ Văn Minh.
Trả lời của bà Ngọc thể hiện đó là sự thỏa thuận giữa hai bên, chấp nhận lấy lại “con ruồi” để đổi lấy sự im lặng của Võ Văn Minh.
Bị cáo Võ Văn Minh khẳng định rằng, đó là cuộc thỏa thuận mua bán giữa hai bên, không phải là cưỡng đoạt, không vi phạm pháp luật.
Và dư luận cũng nhận định rằng, nếu sản phẩn của Tân Hiệp Phát không có ruồi thì việc gì phải đi găp Võ Văn Minh tới ba lần, chấp nhận mang đến 500 triệu đồng để mua sự im lặng của ông Minh.
Bi cáo Võ văn Minh trước vành móng ngựa
Dù Võ Văn Minh có tố cáo với báo chí, in tờ rơi mà phản ánh không đúng sự thật thì Tân Hiệp Phát ở thế “cây ngay không sợ chết đứng”, càng có uy tín với người tiêu dùng.
Tân Hiệp Phát vẫn quanh co, không có câu trả lời. Còn nếu sợ ảnh hưởng đến kinh doanh dịp cận tết thì chính Tân Hiệp Phát đã chấp nhận đưa 500 triệu để ông Minh không tố cáo với báo chí. Sau khi chấp nhận thì lại chơi trò lật kèo, báo Công an bắt.
Hành vi này đã đẩy Tân Hiệp Phát tự giết chính mình, người dân sẽ không đàm phán, thương thảo với Tân Hiệp Phát nữa, vì sợ bị gài như trường hợp ông Minh, ông Tuấn, bà Thu Hà…
Tại sao cùng một sự việc, bà Thu Hà ở Đồng Nai cũng thỏa thuận đổi sự im lặng lấy 45 triệu đồng của Tân Hiệp Phát. Tân Hiệp Phát cũng có công văn gửi Công an, cũng mật báo thời điểm, địa điểm giao tiền.
Bà Thu Hà cũng bị bắt, nhưng sau Công an Đồng Nai cho rằng, đó là sự thỏa thuận hai bên, là tranh chấp dân sự. Vậy, tại sao Công an Tiền Giang lại bắt ông Minh. Rồi Viện Kiểm sát truy tố, tòa đưa ra xét xử?
Điều bất bình thường, là phiên lấy cung của Công an Tiền Giang sao lại có sự tham gia của luật sư, bảo vệ quyền lợi cho Tân Hiệp Phát?
Các nhân chứng là nhân viên Tân Hiệp Phát và những người chứng kiến sự việc, cùng điều tra viên Trần Chí Tâm ( Công an Tiền Giang) – người tiếp nhận đơn tố cáo của Tân Hiệp Phát và cũng là người đến bắt quả tang khi trao nhận tiền hai bên, là điều tra viên chính vụ án – sao không được triệu tập đến tòa. LS bào chữa miễn phí cho Võ Văn Minh đã yêu cầu tại phiên tòa.
Đại diện Tân Hiệp Phát nói là đã thiệt hại hàng tỷ đồng, không đòi bị cáo Minh bồi thường dân sự, chỉ cần nói lời xin lỗi.
Vậy, HĐXX phải làm rõ ai là người đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng? Bị cáo Võ Văn Minh hay là người tiêu dùng? Người dân nhiều nơi đã đồng loạt từ chối kinh doanh và sử dụng sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Hay là do cách ứng xử “mượn tay” hình sự do chính Tân Hiệp Phát gây nên?
Tân Hiệp Phát những tưởng, sau khi tống được người dám đối đầu với mình vào tù, thì mọi chuyện sẽ yên ổn, không còn một người dân nào dám “đội đá vá trời”, làm ảnh hưởng đến thương hiệu của Tân Hiệp Phát.
Nhưng, Tân Hiệp Phát đã lầm, người tiêu dùng vẫn bày tỏ “nói không” với sản phẩm, vẫn tố cáo với báo chí, Hội bảo vệ người tiêu dùng về sản phẩm “bẩn” của Tân Hiệp Phát.
Vào đúng ngày Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử vụ “cưỡng đoạt con ruồi”, báo Nhân dân đưa tin, các cơ quan chức năng ở Cà Mau vừa niêm phong, thu giữ 96 chai thảo mộc Dr Thanh có vấn đề.
Tại phiên tòa hôm nay, trong lúc HĐXX nghị án, bà Bùi Thị Tiên ở TP Mỹ Tho đã đến trước mặt bà Trần Bích Ngọc, đại diện Tân Hiệp Phát và hỏi “Sao không xin lỗi tôi”.
Hóa ra, bà Tiên cũng bị Tân Hiệp Phát gạ để gài bẫy hình sự. bà Tiên nói: Nếu không có báo chí, anh Minh thì tôi cũng đi tù vì Tân Hiệp Phát.
Dù Tân Hiệp Phát có đổi tên thành Number1 để trốn tránh “ tì vết” thì người tiêu dùng cũng không chấp nhận cách ứng xử kiểu “tù tội” mà Tân Hiệp Phát đã nổi tiếng với cách xử sự này.
Theo Nhà báo Mạnh Quân thì Tân Hiệp Phát đang khấn âm thầm về mức án dành cho bị cáo Minh, càng thấp càng tốt, 1-2 năm tù càng tốt. Bởi anh này càng bị xử nặng thì Tân Hiệp Phát càng chết, bởi cách xử lý quá kém cỏi.
Tân Hiệp Phát đã chơi dao và đã đứt tay !

-----------------------------------
VĨ THANH 
Calathau tôi nghe nói tay THP này cũng có truyền thống làm ăn không đàng hoàng.... Không hiểu thực hư thế nào. Nhưng vào trang Facebook có tên  " Tẩy chay sản phẩm Tân Hiệp Phát" thấy cũng kinh !

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Người con gái có đôi mắt vua Hàm Nghi

 

Mái tóc bồng bềnh, cặp mắt đẹp, cái nhìn thẳng thắn, sôi nổi, Amandine Dabat mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu trong đối thoại.

Amandine là cháu gái 5 đời của Vua Hàm Nghi
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.
Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Đó là một bài thơ nhan đề "Tử Xuân".
Những vần thơ ấm áp, trữ tình của bài này do nữ văn sĩ đầu tiên bước vào Hàn lâm viện Goncourt Pháp là bà Judid Gautier làm tặng cho cụ năm đời của em.
Tử Xuân đồng thời cũng chính là nghệ danh của vua Hàm Nghi.
Người mẹ đã không nghĩ rằng bà đã vô tình đặt lên đôi vai gầy gò của con gái mình một gánh nặng lớn.
Một câu hỏi nhức nhối bật ra, vì sao một người phụ nữ quý tộc Pháp chót vót trên tháp ngà văn bút cũng như địa vị xã hội lại nặng tình như thế với thân phận một người tù?
Thế là hết những chuyến phiêu lưu trên biển Egee xanh biếc, hết những cuộc tìm kiếm những vần thơ Hy Lạp trên đá hoa cương trắng ở Acropol.
Những chuyến đi đến đảo Santorini đen như than với hoàng hôn diễm lệ nhỏ máu bị bỏ qua một bên. Amandine ghi tên học tiếng Việt tại Viện Đông Dương bác cổ và cắp sách đến đây trong ba năm.
Một trong những chiếc chìa khoá để tìm lại gốc rễ của mình theo cô chính là ngôn ngữ.
Kiến thức nhận được giúp Amandine đọc rành rẽ những tài liệu và tự giao tiếp trong những lần thoi đưa với mảnh đất suốt 55 năm lưu đầy vua Hàm Nghi đã không một lần được nhìn lại.

Từ sử thành xử 

Vị Hoàng đế Đại Nam bị đi đày ở Algerie tới khi qua đời
Giáo sư Dân tộc học Đinh Trọng Hiếu vui vẻ chở tôi với đến gặp cô cháu đời thứ năm của Hoàng Đế An Nam xong lại cứ nằng nằng đòi về.
Ông biết nhiều, chắc chắn, song ít bộc lộ. Điều đó chinh phục tôi nên đề nghị ông ở lại cùng chuyện trò với Amandine.
Tôi đùa: "Ít ra cũng được nghe một vài nhận xét khách quan, không chi phối bởi tình cảm".
Song tôi lo lắng thừa. Bởi tình cảm viển vông không có chỗ trong luận án dầy hơn 600 trang của Amandine. Tất cả đều rành mạch, chính xác như những nét dao mổ.
Amandine nghĩ rằng lịch sử là viết lại từ những sự việc thật và không chệch hướng trong phân tích, sàng lọc dữ kiện.
Cô không để cho những áp lực, những đường lối tuyên truyền vớ vẩn, những cái tên lóng lánh và ngay cả sự không đồng ý, chấp thuận ngay trong gia đình làm chệnh hướng công trình nghiên cứu.
Chuyện trò với cô, tôi nhìn thấy một vua Hàm Nghi hoàn toàn khác. Một ông vua rất đời, rất thật, như chạm vào được.
Song le lói trong ngỡ ngàng thú vị một chút đắng cay về những ngộ nhận của bản thân đã dễ bị những trang lịch sử xuyên tạc tác động.
Câu nói nhỏ nhẹ trong phiên bảo vệ luận án của cô trước ban giám khảo đọng lại trong trí nhớ của tôi sự cay đắng:
"Sử liệu ở Việt Nam không chắc chắn."
Amandine đã chứng minh ngày tháng năm sinh của vua Hàm Nghi theo giả phả dòng họ Nguyễn Phước Tộc không chính xác, những ghi chép của Đại Nội Huế cũng không chuẩn.
Việc Tự Đức nhận Hàm Nghi làm con nuôi cũng không phải nốt. Nghĩa là Hàm Nghi lúc đó còn là hoàng tử Ưng Lịch không có trong danh sách ứng cử lên ngôi vua.

Ảnh bên : Trong thời gian lưu đày, vua Hàm Nghi trở thành một nghệ sỹ
Những sách báo và cách nghi chép tư liệu phía Việt Nam đặc biệt từ năm 2000 phản ánh đậm xu hướng chính trị.
Có cả những quyển truyện tranh cho thiếu nhi từ góc nhìn sử học của Amandine là khiên cưỡng và lên gân lộ liễu. Những người viết sử không dùng đúng chữ sử mà họ đã xử các nhân vật.

Hàm Nghi một nghệ sĩ

Luận án của Amandine Dabat đã trả lại cho lịch sử hội hoạ Việt Nam chân dung một người nghệ sĩ lớn. Đi kèm gần 600 trang viết là hai phụ lục minh hoạ những tác phẩm tranh sơn dầu và điêu khắc của Hoàng đế Hàm Nghi.
Việc bỏ từ 'hoàng đế' cũng được phân tích vì sao. Đó là dụng ý của phía Pháp hạ thấp vai trò của triều đình Huế sau hoà ước Patenotre 1884 và chỉ coi các hoàng đế là 'vua' (roi).
Khối lượng đồ sộ cả về chất lượng và số lượng được chị phân tích từng bức một bút pháp của một hoạ sĩ về mầu sắc và ánh sáng.
Thời điểm ra đời của những bức hoạ này trước những tác phẩm của các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương sẽ chỉnh đốn lại trật tự vốn định hình lịch sử mỹ thuật hội hoạ, điêu khắc Việt Nam cuối thế kỷ 19.
Một duyên kỳ ngộ đã đưa đẩy Hàm Nghi gặp gỡ và trở thành học trò của nhà điêu khắc thiên tài Pháp Auguste Rodin.
Amandine đã chỉ cho tôi xem bức phác hoạ ông gửi cho nghệ sĩ này đang được bảo quản trong bảo tàng Rodin tại Paris có chữ ký 'Hoàng tử An Nam' của vua Hàm Nghi.
Với 5034 trang tài liệu cá nhân của gia đình, Amandine dẫn chúng ta đến những bí ẩn hoàn toàn chìm trong bóng tối giai đoạn lưu đầy tại Alger của ông hoàng An Nam như tên chính thức của vua trên chiếc hộ chiếu số 7426.

Ảnh bên : Một tranh sơn dầu của Vua Hàm Nghi trong sưu tập gia đình cô Amandine Dabat
Cô cũng phác hoạ rõ nét những nhân vật cả Pháp lẫn Việt trong vòng xoáy đan chéo những bước ngoặt quyết định những năm tháng tại Algerie của ông.
Hàm Nghi không phải là ông vua duy nhất bị người Pháp bắt đi lưu đày.
Có thể kể đến vua Béhanzin (1845-1906) của nước Bénin, Nữ hoàng Ravanalona III (1861-1917) của Madagascar, hay Duy Tân, Thành Thái của Việt Nam đều bị biệt xa cố quốc.
Song có lẽ chúng ta đã may mắn vì tiếng gọi xa thẳm của vua Hàm Nghi đã được người cháu gái nghe thấy và thuật lại. Một trường hợp duy nhất.
Tôi như nhìn thấy trên kè đá của cầu cảng Alger, chàng Vialar choàng chiếc áo khoác sĩ quan của mình lên vai chàng thanh niên Việt Nam 18 tuổi Hàm Nghi.
Họ cười với nhau và tình bạn nẩy nở sánh vai đến tận những ngày cuối cùng. Vialar đã cùng với toàn quyền Algerie bảo vệ Hàm Nghi, cự lại những hằn học của Toàn quyền Đông Dương và cả tại chính quốc.
Điều gì đằng sau vậy? Thắc mắc của tôi được giáo sư Đinh Trọng Hiếu giải đáp.
"Vua có một sức hút đặc biệt, gần như ông chinh phục được những người xung quanh rất tự nhiên. Ngay cả người vừa làm phiên dịch, vừa làm mật thám như Trần Bình Thanh cũng thay đổi thái độ sau một thời gian ở với vua. Đáng tiếc chúng ta không có may mắn được những ông vua anh minh như thế."
Amandine lấy cho tôi chụp lại một bức chân dung vua Hàm Nghi vẽ bằng sơn dầu.
Đây là quà của Hoàng tử Minh Đức, con trai chính thức của vua Hàm Nghi. Tôi chợt rùng mình. Ánh mắt Amandine hệt như cái nhìn đầy ắp tiếng vọng xa thẳm ánh mắt của vua Hàm Nghi.
Tôi chụp một vài bức ảnh và nói sẽ dùng cho bài viết này. Amandine vùng vằng:
"Xin đừng, vì em không đẹp trong đó."
Tôi nói vì sau chọn góc độ này và nụ cười của Amandine. Tôi muốn tiếng cười lanh lảnh của cô xoá đi nỗi buồn day dứt quá của những bức tranh để lại.
Tôi muốn ánh mặt và nụ cười rạng rỡ mang đến những sắc màu u uẩn kia cái nắng vàng đang tràn qua của sổ Amandine sưởi ấm lại những nét cọ dữ dội, trầm mặc.
Không Amandine ạ, Amandine rất đẹp. Cám ơn Amandine!
-------------------------------------------------------------------------
Nguồn BBC Việt ngữ 
Bài viết thể hiện cách nhìn của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.