Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

FIDEL QUA ĐỜI "KẺ CƯỜI NGƯỜI KHÓC"

07:17 29/11/2016 
 (Ảnh: AFP.}

Cuba bắt đầu 9 ngày để tang cựu lãnh tụ Fidel Castro, người vừa qua đời ở tuổi 90 hôm 25/11. 
Hàng trăm ngàn người đã đổ về Quảng trường Cách mạng ở Havana để viếng ông. 





Và ở nhiều nước ngoài Cu Ba

Trong khi lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc thương tiếc cố lãnh tụ Cuba, nhiều người Cuba lưu vong ở Hoa Kỳ đã đổ ra đường phố ăn mừng sau khi nghe tin ông ông Fidel Castro qua đời.
Dân biểu Mỹ Ileana Ros-Lehtinen, đại diện quận hạt 27 của bang Florida tại quốc hội nói trong một thông báo:
“Ngày mà nhân dân Cuba, ở trong và ngoài nước, chờ đợi từ lâu đã đến: Nhà độc tài đã chết, khởi sự cho một bình minh tại thành trì cuối cùng của cộng sản tại bán cầu Tây phương.”

Phản ứng bên trong đảo quốc lẫn lộn.

Anh Yoani Sanchez viết trên trang Twitter:
“Một số người bày tỏ thương tiếc, một số cảm thấy nhẹ nhõm, số còn lại không mấy quan tâm. Di sản do ông Castro để lại là một quốc gia bị tàn phá, nơi mà giới trẻ chỉ muốn bỏ đi.”

Nhưng một sinh viên ở La Havana, anh Sariel Valdespino nói anh cảm thấy đau buồn.
“Bất chấp ai nói gì thì nói, Fidel là một “nhân vật của công chúng mà cả thế giới đều tôn trọng và kính mến.”

Trên trang Twitter, Gloria La Riva viết: “Di sản mà ông để lại sẽ trường tồn bởi vì ông để lại một đất nước với những nhà cách mạng chân chính, phục vụ thế giới trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xây dựng, đấu tranh cho cả nhân loại…”

Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto viết tin nhắn này trên trang Twitter: “Tôi thương tiếc cái chết của Fidel Castro Ruz, lãnh tụ cách mạng Cuba, và là một biểu tượng của thế kỷ 20.”

Tổng Thống Pháp Francois Hollande miêu tả Fidel Castro là một người khổng lồ của thế kỷ 20.

Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng ca tụng ông Castro là “biểu tượng của một thời đại”.

Cựu lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev ca ngợi ông Castro là đã “củng cố” đảo quốc Cuba. Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời ông Gorbachev nói:
“Fidel đã đứng lên và tăng sức mạnh cho nước ông trong thời gian bị Mỹ cấm vận nghiêm ngặt nhất, khi mà áp lực đè nặng lên vai ông, cuối cùng ông đưa đất nước thoát khỏi cuộc cấm vận để tiến lên con đường phát triển độc lập.”

Khác với tuyên bố chừng mực của đương kim Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Tổng thống đắc cử Donald Trump gọi ông Fidel Castro là một “kẻ độc tài tàn bạo”, “đã tước đi các quyền cơ bản” của người dân Cuba và ông đe dọa sẽ xóa bỏ di sản mà TT tiền nhiệm Obama đã dày công tạo dựng được trong quan hệ Mỹ-Cuba ở giai đoạn cuối nhiệm kỳ..

Trích bức thư của Danh thủ Diego Maradona 
gửi chia buồn tới chính phủ và nhân dân Cu Ba

(Chép về từ đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA)
  • "Không có một "chế độ độc tài" nào chỉ với 20 người mà dám thách thức siêu cường số 1 thế giới là đế quốc Mỹ. 
  •  Không một nơi nào khác xóa hẳn mù chữ trong vòng 1 năm.
  •   Không một nơi nào khác giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh từ 42% trước cách mạng xuống 4%. 
  • Không một nơi nào khác trên thế giới có 130 ngàn bác sĩ để đảm bảo sao cho cứ 130 người dân có 1 bác sĩ. 
  •  Không một nơi nào khác tìm ra những phương thuốc thần kì nhất thế giới. Mỗi năm đào tạo cho hơn 1.500 bác sĩ ngoại quốc, với 25.000 bác sĩ tốt nghiệp của 84 quốc gia khác nhau. 
  •  Không một ai khác gửi 30 ngàn bác sĩ tới hơn 68 quốc gia để thực hiện hơn 600 ngàn nhiệm vụ cứu trợ.
  •  Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có trẻ suy dinh dưỡng. 
  • Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh là nước duy nhất không có tệ ma túy. 
  •  Không một nơi nào khác 100% trẻ em được đi học.
  •  Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất mà người ta không thể thấy cảnh trẻ em phải ngủ ngoài đường. 
  •  Không một nơi nào khác trên thế giới là nước duy nhất có hệ sinh thái bền vững. 
  •  Không một nơi nào khác tuổi thọ trung bình của người dân là 79 tuổi. 
  •  Không một nơi nào khác là quốc gia duy nhất có thể ngăn HIV lây truyền từ mẹ sang con. 
  •  Không một nơi nào khác ở châu Mỹ La Tinh giành được số lượng huy vàng nhiều nhất các kì thế vận hội Olympic. 
  •  Không một ai khác thoát khỏi 638 cuộc ám sát (của tình báo CIA Mỹ) là nỗ lực của 11 đời tổng thống Mỹ. 
  •  Không một nơi nào khác trải qua hơn 50 năm cấm vận kinh tế và chiến tranh mà đất nước vẫn đứng vững. 
  •  Không phải ai cũng có thể sống đến 90 tuổi, nhất là những danh nhân lịch sử. 
  •  Ông là tình yêu của hàng trăm triệu người. Bị hiểu lầm bởi nhiều người khác. 
                                          Hãy yên nghỉ, Fidel.
                                                                                                                                    Diego Maradona
28.11.2016 21:36

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

CUỘC GẶP MẶT TRUYỀN THỐNG THƯỜNG NIÊN CỦA K5 QUẾ LÂM - KHX NN tại HÀ NỘI



Tường thuật của 3B Trần Trung Hải. Ảnh Bích Nhân-Vũ Mão-Phạm Phu- Th Mai
( Calathau chú thích ảnh từ xa...)
Thế là đã 1 năm trôi qua kể từ lần K5 Gặp mặt tại Nhà hàng Gió mới trong CV Thông nhất.
"Đến hẹn lại lên"! Hôm nay thứ Bảy, 26/11/2016, Cuộc gặp mặt được tổ chức tại Khu nhà vườn với nhà sàn khang trang, vườn cây, hồ nước rất thơ mộng của gia đình bạn Lý, Liên gần khu du lich Đồng Mô,Thị xã Sơn Tây HN.

* - 8 giờ sáng, xuất phát. Trời còn mờ sương và hơi lạnh. 3 xe ô tô chở gần 80 cụ, gồm các Thầy, các bạn lớp ta, các Dâu, Rể và một số bạn lớp 3, 4, 6 có quan hệ giao lưu thường xuyên với K5 chúng ta. Trên đường đi, Đoàn dừng lại tham quan Làng Văn hóa các dân tộc VN tại khu DLĐồng Mô. Vì toàn khu rộng gần 1.600 ha với nhiều công trình.... nên chúng tôi chủ yếu là ngồi trên xe đi 1 vòng, nghe HDV thuyết minh và ngắm nhìn qua cửa kính ô tô. Mọi người cảm thấy thích thú và bổ ich. (Mặc dù chúng ta đã đi nhiều , nghe hát về cây CƠ NIA, nhưng rất nhiều người hôm nay đến đây mới lần đầu nhìn thấy ...cây Cơ nia thật!

Làng Văn Hóa-Du Lịch các dân tộc Việt Nam



PV đặc biệt của Blog lusonquelam tác nghiệp

* - 10giờ 40, Đoàn đến địa điểm . Bạn Công Lý  ra tận cổng đón đoàn, dìu đỡ một số bạn phải chống nạng xuống xe. Mọi người tay bắt mặt mừng, rất cảm động.( Ảnh dưới)



"Hết quan toàn dân
Tình thân còn mãi "
(Ảnh dưới)

 "Cậu vẫn tên là Vũ Mão !"

Từ trái : Đỗ Bảo( giấu mặt), Quốc Hùng bắt tay Dục Tú. Vũ Mão "chính khách nghệ sĩ" 

Tú Riềng Hữu Hùng, Đinh Kim Lân, Đỗ Bảo, Hồ Dùng, Vũ Mão 

Bên ao cá . vườn rau và...

Liên hoan gặp mặt dưới nhà sàn 
Xuân Hoài có vài lời phi lộ

* - 11 giờ  Bắt đầu chương trình. Bạn Xuân Hoài thay mặt  BTC có lời chào mừng, giới thiệu Thầy Hàn Liên Hải, Thầy Nguyễn Văn  Nam và các bạn khác (Ngoài K5), như : Lớp 6 có bạn Hồng Nhật , Ninh Sơn,  Đông A. .. Lớp 4 có bạn Vũ Quốc Hùng ..., Lớp 3 có các bạn Mạnh Kính, Thu Giang, Lưu Tuấn Nga....Các bạn Lớp ta đi học  Nga ngữ Bác kinh như: Thúy Bình , Đ.Đức, Bích Chưởng, ... Internat - Matxcova có P.Phu, H.Anh Dũng, Đông A, Đông Hải ...
Thầy Hải (phải) và trò Hồng Nhật (lớp 6)

Ông bà chủ trang trại LÝ-LIÊN (Hàng đầu bên phải) tận tình, nồng hậu , chu đáo và vui vẻ

X.Hoài thay mặt mọi người có lời cảm ơn chân thành bạn Lý, Liên và gia đình, đặc biệt là bạn Liên - Cô dâu đảm của K5 QL, đã trực tiếp chỉ đạo và tổ chức hậu cần hêt sức chu đáo, với những món ăn đậm đà bản sắc dân tộc.

...Trong không khí ăn nhậu mỗi lúc một nóng lên ...

Với máy ảnh trong tay Mạnh Kính (K3) hoạt động hết công suất!

Các cụ bà trung thành với "chủ điểm mùa đông" mặc dù mùa đông mới bắt đầu!


 Nhạc sĩ Vũ Mão tranh thủ giới thiệu ca khúc mới nhất cùa  mình về  Bóng đá
"Niềm vui chiến thắng"

Ông chủ trang trại và Phó Bang trưởng đã kiểm tra chất lượng thực phẩm

(Mua "con lợn chạy đồi" trên 60kg, tự giết mổ và chế biến thành 7 món "Á Âu giao duyên", như Lòng lợn, Dựa mận, Súp/ cháo lòng, Saslưc Nga/ Chả xiên thịt lợn ướp riêng mẻ...nướng than hoa, vv...Chất bột có bánh tẻ, bánh đúc, bún. Món Tầu có Lạc rang húng lìu. (Chỉ tiếc là thiếu món ... "Calathau /Quang Trung" còn ở SG! ). Mọi người  ăn rất  ngon miệng  và ai muốn còn có phần đem về... để  quảng cáo với bà Xã.

Thày Nam (Hàng đầu bên phải)


Gặp mặt năm nay chủ yếu là giao lưu  chuyện trò, nên phần văn  nghệ hát  hò để  lần sau, tuy vậy không khí vẫn sôi nổi  khi bạn Vũ Mão hát tặng bài về  Bóng đá do bạn sáng tác và sau đó tập  cho mọi người hat.
Tuy Ngày NGVN đã qua, nhưng nhân dịp này bạn Ngô Hiệu thay mặ BLL đã tặng quà thầy Hải , thầy Nam và chúc mừng các bạn đã đứng trên bục giảng .
Ban LL cũng tặng bạn Đức Tấn món quà nhỏ đê bồi dưỡng sức khỏe .

* - 14 giờ kết thúc. Tạm biệt bạn Lý & Liên, Đoàn lên xe về  HN.
* 15 giờ  Đoàn về đến HN. Chia tay, mọi người chúc nhau giữ gìn sức khỏe, sống lạc quan ... để thực hiện như đoạn 3 bài hát KHỎE  LUÔN LUÔN do tập thể K5 đặt lời :
"Gặp nhau luôn chúng ta cùng múa hát
Dù buồn vui ta vẫn luôn bên nhau
YÊU QUẾ LÂM NHƯ TÌNH YÊU BẮT ĐẦU
Đẹp mãi mãi còn khắc sâu trong lòng".

Và với lòng tự hào, là những người từng có một thời gian được nuôi dậy tại Trường TNVN Lư Sơn - Quế Lâm, chúng ta tiếp tục :
" Sống sao có ich trên đời
Chẳng gì, mình cũng "Một thời Quế Lâm !".

(Hà Nội, tối ngày 26/11/2016). 3B- Trung Hải.


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Ông Tô Huy Rứa có ‘hạ cánh an toàn?’

(Tham khảo)

Ông Tô Huy Rứa, cựu trưởng ban tổ chức trung ương đầy quyền lực, nhân vật mà vào Tháng Mười Một, 2015 từng có một bài viết trên báo nhà nước kỳ vọng về “đào luyện một lãnh tụ” mà một số dư luận cho là ẩn ý cổ vũ cho ông Nguyễn Phú Trọng trước đại hội 12, đang đối diện nguy cơ bị “lãnh tụ” truy xét trách nhiệm trong quá khứ.
   Nhân vật đầu tiên báo điềm xấu hồi tố với ông Rứa là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chủ tịch Quốc Hội

“Ngân nói” hay “đảng nói?”

Sau hai lần liên tiếp được bầu bán và tổ chức tuyên thệ, khi đã chắc suất trong “tứ trụ” kiêm chức chủ tịch quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân bắt đầu phát tác uy quyền của mình.

Hành động đầu tiên ngay sau khi nhậm chức chủ tịch quốc hội là bà Ngân thẳng thừng bác bỏ Luật Biểu Tình – một quyền dân mà Quốc Hội Việt Nam nợ dân từ một phần tư thế kỷ qua – với lý do “rối loạn đất nước.” Tuy nhiên, hành động này là không quá bất ngờ bởi vì dư luận đều biết rõ không chỉ bà Ngân mà từ Tổng Bí Thư Trọng đến Bộ Công An đều hết sức lo sợ Luật Biểu Tình trong một xã hội Việt Nam đang tiệm cận bùng nổ.

Nhưng hành động tiếp theo của Chủ Tịch Ngân lại có vẻ đột ngột, liên quan đến công tác nội bộ. Vào đầu Tháng Tám, trong một buổi tiếp xúc cử tri và được tờ báo của Mặt Trận Tổ Quốc là tờ Đại Đoàn Kết đưa tin, bà Ngân đã khẳng định rằng: “Trịnh Xuân Thanh không thuộc diện luân chuyển. Trách nhiệm thuộc về Ban Tổ Chức Trung Ương.”

Có thể ghi nhận đây là lần đầu tiên kể từ khi được đưa vào Bộ Chính Trị từ giữa năm 2013, bà Ngân thể hiện “chính kiến” của mình về những chuyện được coi là hết sức “nhạy cảm” trong nội bộ đảng. Khi nói về trách nhiệm của Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan đến “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, hẳn nhiên không phải bà Ngân đề cập đến trưởng ban hiện nay là ông Phạm Minh Chính, mà đương nhiên chĩa mũi dùi vào ông Tô Huy Rứa trong chiến dịch “luân chuyển cán bộ” diễn ra trong năm 2015.

Nhiều người bình luận: Một nhân vật ít can đảm thể hiện chính kiến như Nguyễn Thị Kim Ngân nhưng bất thần phát lộ một vấn đề nhạy cảm về Ban Tổ Chức Trung Ương, tất không phải “Ngân nói” mà là “đảng nói.”

Thời kỳ vàng của “kiến trúc sư”

Năm 2015 có thể được xem là thời kỳ vàng son của ông Tô Huy Rứa, “kiến trúc sư” của chiến dịch “luân chuyển cán bộ” ba giai đoạn trong năm 2015, hỗ trợ cực kỳ hiểm hóc và đắc lực để Tổng Bí Thư Trọng từ lấy lại thế cân bằng đến giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc đấu với đối thủ quá nguy hiểm là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cho đến giờ, nhiều người vẫn chưa quên vào dịp Ngày Nhà Giáo Việt Nam, 20 Tháng Mười Một, năm 2015, trên một số tờ báo nhà nước bất chợt xuất hiện một bài viết rất dài với nhan đề “Công tác nhân sự cho đại hội 12 được chuẩn bị kỹ” của ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính Trị, bí thư trung ương đảng kiêm trưởng ban tổ chức trung ương.

Hầu như toàn bộ bài viết đến 8,000 từ nửa chuyên môn nửa kinh viện ấy nói về công tác cán bộ. Nhưng có lẽ nội dung “luân chuyển cán bộ’’ mới là phần được nhấn nhá mạnh mẽ nhất. Và trái tim của bài viết được mặc định như một tiết lộ hoàn toàn mới: “Thực hiện luân chuyển 54 đồng chí thuộc diện trung ương quản lý để đào tạo bồi dưỡng thông qua thực tế địa phương và điều động 28 đồng chí đang công tác tại các địa phương về trung ương để có điều kiện kiện toàn các chức danh chủ chốt gắn với nguồn nhân sự tham gia cấp ủy địa phương khóa mới.”

Có thể nói, đây là lần đầu tiên từ thời điểm sau Tết Nguyên Đán 2015, ông Rứa mới công bố con số cụ thể về 82 nhân sự cao cấp (54 + 28) được “trung ương” điều về địa phương và ngược lại.

Tình hình biến động nhân sự cấp kỳ như vậy đã khiến cán cân lực lượng trở nên cân bằng hơn, khác khá nhiều với thế một chiều đi lên của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trung ương 10 vào đầu năm 2015 – khi chỉ số thăm dò của ông được xem là cao nhất trong Bộ Chính Trị. Trước đó, thậm chí còn có thông tin cho biết Thủ Tướng Dũng “nắm” đến gần 70% nhân sự trên tổng số 200 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương.

Cho đến sát đại hội 12 của đảng vào đầu năm 2016, nhiều dấu hiệu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị bất ngờ bởi chiến dịch “luân chuyển cán bộ” mà đã tước đi tối thiểu 80 nhân sự – cũng có thể tương đương 80 ghế ủy viên trung ương – của “phe chính phủ,” thay vào đó là người của “phe đảng.”

Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu?

Mặc dù được coi là “công thần,” ông Tô Huy Rứa cũng có những khuyết tật. Vào năm 2013, ông đã dại dột “bổ nhiệm” con gái của mình là cô Tô Linh Hương, mới có 24 tuổi, làm tổng giám đốc công ty Vinaconex có tới 2,000 công nhân. Công ty này lại quá tai tiếng về lỗ lã và liên tục làm vỡ đường ống nước Sông Đà. Sau khi bị dư luận chỉ trích dữ dội và không thiếu điều ong tiếng ve trong nội bộ đảng, chỉ sau vài tháng ông Tô Huy Rứa đã phải vội “rút” cô Tô Linh Hương ra.

Cũng gần đây, dư luận xã hội đang phản ứng mạnh mẽ về việc dàn lãnh đạo Vinaconex không bị truy tố tội trạng làm đường ống nước Sông Đà vỡ tới 18 lần, đe dọa toàn bộ nguồn cung cấp nước cho 8 triệu dân Hà Nội. Nhiều người còn nói thẳng là vụ bỏ truy tố này là do có bàn tay của ông Tô Huy Rứa can thiệp.

Cũng mới đây đã xuất hiện thông tin về việc Vinaconex là do ông Trịnh Xuân Thanh “đẻ” ra, còn ông Thanh lại được ông Tô Huy Rứa “đỡ đầu.” Ông Rứa cũng là người đỡ đầu nhân vật đầy tai tiếng Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Bộ Công Thương.

Nhưng động thái mới nhất của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao muốn lật lại hồ sơ vụ bỏ truy tố Vinaconex, đồng pha và đồng thời điểm với phát ngôn của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân quy trách nhiệm cho Ban Tổ Chức Trung Ương liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh, đã cho thấy dường như ông Tô Huy Rứa đang đánh mất đáng kể vai trò “công thần.”

Hiện thời, cánh báo chí đang lùng sục sự tồn tại của nhân vật Trịnh Xuân Thanh, nhưng chẳng ai biết. Chỉ có một luồng thông tin mơ hồ: “Thời gian qua anh Thanh đang phục vụ công tác điều tra.” Nếu đúng vậy, có khả năng Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt kín, thậm chí đã bị khởi tố và tạm giam.

Và nếu đúng ông Tô Huy Rứa bị “thất sủng,” cuộc chiến trong nội bộ đảng đang biến diễn sang một giai đoạn mới, với những nhân vật “cũ” cùng nhóm lợi ích đã từng ăn dày nhiều khả năng sẽ phải đội nón ra đi, nhường chỗ cho những nhóm quyền lực cùng nhóm làm ăn mới.

Lý thuyết “đa trung tâm quyền lực” cũng đang phát tác trên mảnh đất lợi ích quá màu mỡ. Nếu lịch sử chính trường Việt từng chứng kiến không ít lần sau chiến thắng là “thanh trừng,” thời nay cũng thế, nhất là vào buổi hoàng hôn sậm tối giai đoạn cuối mà không một quan chức đương đại nào có thể tự tin là sẽ “chắc chân” hoặc sẽ “hạ cánh an toàn.”

Hồi tưởng Tagor

“Phe đảng” đang lục đục và có thể sẽ xáo trộn mạnh. Trên phương diện “đối nội,” Tổng Bí Thư Trọng không “lú” như nhiều người tưởng. Ông là người quyền biến và ngày càng sắc xảo thủ đoạn.

Hãy hồi tưởng lại khoảng thời gian trước đại hội 12. Khi ấy, ông Rứa còn khá tự tin trong khẩu khí và văn phong, khi trong một bài viết của ông đã xuất hiện một đoạn ví von đầy tính triết lý: “Tagor, một nhà thơ, một triết gia Bà La Môn nổi tiếng của Ấn Độ đã nói: Đào luyện một người đàn ông, chúng ta được một người đàn ông. Đào luyện một phụ nữ, chúng ta được một gia đình. Đào luyện một thầy giáo, chúng ta được một thế hệ. Còn đào luyện một lãnh tụ, chúng ta được một quốc gia phát triển.”

“Lãnh tụ” nào?

Nếu một công thần như Tô Huy Rứa mà còn có thể “mất nón,” những đối thủ của “lãnh tụ” hãy coi chừng “mất gáo!”

Phạm Chí Dũng 
--------------------------------------

Theo Người việt

Kinh tế gia Việt bình luận về quyết định của Trump bỏ TPP

 Các chuyên gia kinh tế bình luận với BBC về thông báo của Tổng thống tân cử Donald Trump rằng ông sẽ bỏ TPP ngay trong ngày đầu vào Nhà Trắng.

Hôm 22/11, ông Trump đưa ra tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết.
Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ ​​thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ.
Hôm 22/11, trả lời BBC từ Hà Nội, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành nói: "Tôi không bất ngờ trước động thái này của ông Trump vì ông đã tuyên bố từ lúc tranh cử."
"Tuy vậy, tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem liệu chính phủ Mỹ có rút lui thật sự khỏi TPP hay ý của ông Trump là muốn thương lượng lại những điều khoản mà ông ấy cho rằng không có lợi cho Mỹ."
"Tôi cho rằng giới chức Việt Nam chưa vội đưa ra phản ứng về động thái này do họ còn chờ phản hồi của các quốc gia khác."
Ông cũng nói thêm rằng "Về vấn đề tham gia TPP, Bộ Công Thương có trách nhiệm trực tiếp nhưng Bộ Chính trị mới là cơ quan đưa ra quyết định sau cùng."

'Việt vị'
Cùng ngày, Tiến sĩ Nguyễn Văn Phú từ Đại học Strassbourg, Pháp, nói với BBC: "Khi hay tin thông báo của ông Trump thì tôi nghĩ Việt Nam có cảm giác như 'bị việt vị' vậy."
"Vì thời gian qua, Hà Nội đã ra nghị quyết, chứng tỏ quyết tâm vào TPP với mong muốn Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế."
"Tuy vậy, nếu không có TPP thì Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do với các nước khác, nhất là với châu Âu."

Trump: Mỹ bỏ TPP ngày đầu ông vào Nhà Trắng
"Qua vụ việc này, theo tôi, nói chung là không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ", chỉ phụ thuộc vào một nước hoặc là Trung Quốc, hoặc là Mỹ."
Chuyên gia nói thêm: "Nhưng cũng phải nói rằng việc không có TPP là một thất vọng cho Việt Nam."
"Vì ngoài tác động đến kinh tế, TPP có những yêu cầu cao về các khía cạnh khác như về tiêu chuẩn lao động, việc hình thành công đoàn độc lập, thị trường công…"
"Tuy nhiên, nếu Hà Nội thật sự muốn cải cách thì họ vẫn có thể tự cải cách để xây dựng các tiêu chuẩn đó."
"Ngoài ra, cũng cần lưu ý là việc tham gia các các hiệp định thương mại tự do cũng có thể có những hệ lụy lên kinh tế, nhất là khi giá thành sản phẩm từ các nước khác rẻ hơn trước thì sẽ gây khó khăn cho các mặt hàng nội địa".
"Điều quan trọng nhất là Việt Nam phải xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, luật pháp nghiêm minh trước đó thì mới có thể tận dụng được hết các ưu điểm của các hiệp định thương mại tự do này."

"Chúng ta nên rút bài học từ việc tham gia vào WTO để vạch ra lộ trình nâng cao tính cạnh tranh cho hàng Việt Nam. Có như vậy thì sau này chúng ta mới sẵn sàng cho một hiệp định như TPP," ông Phú nói với BBC.
----------------------------------
Theo BBC 22/11

Donald Trump sẽ từ bỏ TPP ngày đầu ông nhận nhiệm sở


Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngay trong ngày đầu tiên ông nhận nhiệm sở.
Tuyên bố được đưa ra trong một video phác thảo những gì ông dự định làm đầu tiên khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Hiệp định TPP được 12 quốc gia chiếm 40% nền kinh tế thế giới ký kết.
Tuy nhiên, ông Trump không đề cập đến việc hủy bỏ Obamacare hoặc xây một tường tại biên giới với Mexico, hai hành động mà ông hứa hẹn trong chiến dịch tranh cử.
Chiến thắng bất ngờ của Trump hai tuần trước đã làm dấy lên các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ.
TPP đã được các quốc gia gồm Nhật, Malaysia, Úc, New Zealand, Canada và Mexico tán thành năm 2015, nhưng chưa được phê chuẩn.
Tôn chỉ của TPP là thắt chặt quan hệ kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng nhưng có ý kiến nói rằng hiệp định này được đàm phán bí mật và thiên vị các tập đoàn lớn.
Phản ứng trước việc Trump bỏ TPP
"Không có gì bất ngờ, nhưng các chính sách thương mại của ông ấy sẽ làm suy yếu lợi ích mà TPP sẽ mang lại cho Mỹ." Parag Khanna, Trung tâm châu Á và toàn cầu hóa
"Đây là tin buồn. Điều này có nghĩa là kết thúc sự lãnh đạo của Mỹ trong thương mại và trao lại trách nhiệm cho châu Á." Deborah Elms, Trung tâm Thương mại Châu Á

"Sự sụp đổ của TPP sẽ tạo ra khoảng trống ở châu Á. Có rất nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc giờ đây sẽ lấp đầy khoảng trống này." Harumi Taguchi, kinh tế gia
Các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương nhóm họp tại Peru cuối tuần qua cho biết họ sẽ tiếp tục theo đuổi thỏa thuận thương mại tự do bất chấp phản đối từ phía ông Trump.
Nhưng hôm 21/11, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe cho biết thỏa thuận thương mại TPP sẽ là vô nghĩa nếu không có sự tham gia của Mỹ.

Bộ trưởng 12 nước ký kết TPP ở Auckland tháng 2/2016
RCEP
Karishma Vaswani, Phóng viên về kinh doanh châu Á phân tích: "Việc Tổng thống đắc cử Trump báo hiệu sự chấm dứt của TPP là đòn giáng xuống nhiều quốc gia mới nổi ở châu Á. Chắc chắn là các nước khác có thể tiếp tục theo hiệp định với thỏa thuận riêng của họ - nhưng vấn đề là TPP sẽ về đâu nếu không có quyền tiếp cận không hạn chế thị trường Mỹ?
Việt Nam và Malaysia được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ ​​thỏa thuận này. Hai nước này đang đưa sản phẩm vào thị trường Mỹ, nhưng hy vọng thuế quan với một số mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sẽ được xóa bỏ.
Trung Quốc có thể thúc đẩy thỏa thuận thương mại khu vực được biết đến với tên RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Nhưng liệu thỏa thuận thương mại do Trung Quốc khởi xướng có mang lại những lợi ích tương tự?
Một số nhà phân tích cho hay hầu hết các nước châu Á được ưu đãi tiếp cận thị trường Trung Quốc theo Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc-Asean năm 2010.
Nhưng quý vị có thể thấy một số nước châu Á bị loại khỏi TPP - như Philippines, Thái Lan và Nam Hàn - hưởng lợi từ RCEP".
Trong đoạn video được công bố, ông Trump cho biết nghị trình của ông sẽ "Ưu tiên cho nước Mỹ".
Sáu động thái Trump sẽ thực hiện trong ngày đầu ở Nhà Trắng:
  • Công bố thông báo rút khỏi TPP
  • Hủy bỏ hạn chế về sản xuất năng lượng của Mỹ
  • Cắt bớt các quy định về doanh nghiệp
  • Yêu cầu thiết lập kế hoạch chống tấn công mạng
  • Điều tra những lạm dụng trong chương trình cấp visa của Mỹ đối với lao động nhập cư khiến người Mỹ mất việc
  • Áp lệnh cấm 5 năm cho những công chức từ nhiệm trở thành người vận động hành lang
Tổng thống tân cử dành tuần vừa qua để sắp đặt nội các mới.


Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

RẮC RỐI BẦU CỬ MỸ: ĐẠI CỬ TRI CÓ THỂ "LẬT KÈO"?

13/11/2016 
TTO - 538 đại cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu kín chính thức bầu Tổng thống vào ngày 19-12 tới. Liệu họ có thể thay đổi quyết định của mình?
Đại cử tri Mỹ có thể từ chối ông Trump?
Người biểu tình chống ông Donald Trump  đối mặt cảnh sát
ở TP Los Angeles tối 12-11 - Ảnh: Reuters

Theo luật của Mỹ, các đại cử tri của Mỹ sẽ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống vào ngày 19-12 tới. Quyết định của đại cử tri mới chính thức “đóng dấu” cho sự đăng quang của Tổng thống mới vào ngày 20-1 năm sau.

Trong Ngày bầu cử 8-11 vừa qua, cử tri Mỹ tuy được đánh dấu chọn tên cụ thể ứng cử viên Tổng thống mình mong muốn nhưng thực chất chỉ là bầu gián tiếp. Phiếu của các cử tri được gọi là “phiếu phổ thông”.

Quyền bầu cử trực tiếp tổng thống nằm trong tay Cử tri đoàn (Electoral college). Cả nước Mỹ hiện có 538 đại cử tri. Ứng cử viên nào giành được đa số phiếu đại cử tri (270 phiếu trở lên) sẽ đắc cử Tổng thống.

Lá phiếu đại cử tri mới quan trọng

Số đại cử tri đúng bằng số nghị sĩ có trong Quốc hội Liên bang, gồm 100 Thượng nghị sĩ (mỗi bang 2 Thượng nghị sĩ) và 435 Hạ nghị sĩ. Ngoài ra, thủ đô Washington D.C tuy không có nghị sĩ nào đại diện trong Quốc hội nhưng có ba phiếu đại cử tri đại diện, đưa con số đại cử tri của toàn nước Mỹ lên thành 538.

Trong Quốc hội Mỹ, mỗi bang có hai thượng nghị sĩ và số lượng hạ nghị sĩ tỉ lệ thuận với dân số của mỗi bang. Vì vậy số đại cử tri của từng bang rất khác nhau.

Sau mỗi cuộc tổng điều tra dân số toàn quốc được thực hiện 10 năm một lần, số đại cử tri của các bang được xem xét phân bổ lại sao cho tương ứng với tỉ lệ dân số của mỗi bang. Ví dụ cuộc điều tra dân số năm 2010 vừa qua được dùng cho kỳ bầu cử 2012, 2016 lần này và 2020 sắp tới).

Chính vì kiểu bầu cử theo cử tri đoàn nên lần này đã xảy ra hiện tượng ứng viên Hillary Clinton thắng về số phiếu phổ thông (59,6 triệu so với 59,4 triệu, tức nhiều hơn 200.000 phiếu so với đối thủ) nhưng lại thua đậm về số phiếu đại cử tri.

Cũng vì lẽ đó mà có những cuộc biểu tình mấy ngày qua và thỉnh nguyện thư (được cho là đã lên đến hơn 3,6 triệu chữ ký) kêu gọi các đại cử tri thay đổi quyết định bỏ phiếu của mình vào giữa tháng 12 tới vì "ông Trump không đủ khả năng lãnh đạo".

Một số tờ báo Mỹ đã nêu ra khả năng “lật ngược tình thế” vào giờ chót nhưng cũng đều nhìn nhận chung là khả năng này gần như bằng… 0.

Hàng trăm người biểu tình chống ông Donald Trump làm Tổng thống 
đã bị bắt vì chống đối lực lượng chức năng - Ảnh: Reuters

Ai được chọn làm đại cử tri?

Luật bầu cử Mỹ phức tạp nhưng cũng có những qui định rõ ràng. Giáo sư văn minh Mỹ Pierre Guerlain giải thích rằng theo luật hiện nay, có 23 bang yêu cầu cử tri đoàn của mình phải bầu cho người đã giành chiến thắng ở bang. Luật này được Tòa án Tối cao bỏ phiếu thông qua vào năm 1952.

Điều đó có nghĩa, ứng viên Donald Trump thắng ở bang Florida thì đảng Cộng hòa tại bang này có quyền chọn ra 29 người làm đại cử tri và những người này buộc phải bỏ phiếu cho ông Trump. Tương tự như vậy, ứng viên Hillary thắng ở bang California thì đảng Dân chủ ở bang đó được quyền chọn 55 người làm đại cử tri và những người này sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary vào tháng 12 tới.

Những người được chọn làm “đại cử tri” thường là những người trung thành với đảng, có đóng góp cho lợi ích chung của bang và thường là những người có tiếng tăm trong xã hội. Chưa kể khi được chọn làm đại cử tri thì cũng đều có buổi tuyên thệ hứa trung thành với đảng nên hiếm khi có cử tri nào dám nuốt lời tuyên thệ này để bỏ phiếu cho ứng viên đảng đối thủ.

"Đại cử tri phản bội" rất hiếm hoi

Như vậy vẫn còn 27 bang không buộc đại cử tri phải bỏ phiếu cho người của đảng mình theo luật. Nhưng thực tế cho thấy cũng hiếm khi có trường hợp “đại cử tri phản bội” - từ dùng dành cho đại cử tri không bỏ phiếu chọn Tổng thống là người của đảng mình.

Trong lịch sử 240 năm bầu cử Tổng thống ở Mỹ chỉ có 157 “đại cử tri phản bội” nhưng 45% trong số này bị gắn mác “đại cử tri phản bội” là bởi vì đã qua đời ngay trước ngày bỏ phiếu chính thức; trong 85 trường hợp còn lại thì có 3 người không đi bỏ phiếu và 82 trường hợp bỏ phiếu cho người khác.

Còn báo New York Post làm thống kê cho thấy trong lịch sử bầu cử Mỹ, hơn 99% đại cử tri đã hoàn thành đúng nghĩa vụ là bỏ phiếu cho người của đảng mình.

Còn theo báo Washington Post thì dù trong trường hợp đại cử tri có giận người của đảng mình thì cũng hiếm khi bỏ phiếu cho đối thủ. Hoặc họ sẽ bỏ phiếu trắng, hoặc sẽ bỏ phiếu cho thành viên khác của đảng mình, ví dụ cho phó Tổng thống hoặc nữa thì cũng là cho một nhân vật không đảng phái.

Từng một lần đại cử tri đã gây chút sóng gió trong bầu cử Mỹ nhưng chuyện đó xảy ra vào năm…1836. Lần đó 23 đại cử tri bang Virginia không chịu ủng hộ Phó tổng thống Richard Johnson vì ông này bị cho là chung sống với một phụ nữ da đen. Nhưng kể cả không có số phiếu đó thì Richard Johnson vẫn được bầu làm Phó tổng thống.

Một lần gần đây là kỳ bầu cử 2004. Một đại cử tri của bang Minnesota từ chối bỏ phiếu cho ông John Kerry và chuyển sang chọn John Edwards. Điều đó cũng không ngăn cản được ông Bush làm Tổng thống.

Bà Hillary Clinton đã phải thừa nhận thất bại 
trong buổi nói chuyện với cử tri tại New York ngày 9-11 - Ảnh: Reuters

Cơ hội cho bà Clinton gần như không có

Luật bầu cử Mỹ cũng qui định rằng sau cuộc bỏ phiếu của đại cử tri, nếu Phó tổng thống không đạt số phiếu quá bán cần thiết thì Thượng viện sẽ đứng ra chọn lựa người. Còn với trường hợp của Tổng thống thì Hạ viện sẽ quyết định.

Nhưng sau cuộc bỏ phiếu vừa qua thì hiện đảng Cộng hòa chiếm ưu thế ở cả hai viện Quốc hội của Mỹ.

Như vậy vào ngày 19-12 tới, các nhóm đại cử tri của mỗi bang sẽ đi bầu lần nữa tại thủ phủ của bang mình. Bỏ phiếu kín và số phiếu này sẽ được gom tập trung về tòa nhà Thượng viện để được kiểm đếm sau đó 15 ngày.

Vào ngày 6-1-2017, kết quả kiểm đếm phiếu đại cử tri sẽ được công bố để Tổng thống đắc cử có thể chính danh lập nội các. Vào ngày 20-1 sau đó, Tổng thống mới sẽ tuyên thệ nhậm chức và Tổng thống cũ bàn giao "chìa khóa" Nhà Trắng.

Theo số liệu đã công bố thì hiện ông Donald Trump đã có 290 phiếu đại cử tri, còn bà Hillary Clinton được 226 phiếu. Với mức chênh lệch đến 64 phiếu như thế thì các chuyên gia cho rằng chuyện lật ngược tình thế là điều không tưởng.


Cho đến nay chỉ có vài ba đại cử tri của đảng Cộng hòa đã tuyên bố trước là sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump. Các chuyên gia cho rằng trong kịch bản có thể nói là "khó tin nhất" đến lúc này là ông Donald Trump có những bước đi sai sót trước ngày 19-12 khiến các đại cử tri phải xem lại quyết định của mình...

CHUYỆN LẠ: Vanga tiên tri thế giới 4 năm tới khi Trump thắng cử

(Chuyện lạ) - Sau khi Donal Trump thắng cử, điều khiến nhiều người quan tâm là những tiên đoán đáng sợ của Vanga về tương lai nước Mỹ và thế giới liệu có linh ứng.

Nhà thông thái Nostradamus (người Pháp) sống ở thế kỷ 16 và bà mù Vanga (người Bungary) ở thế kỷ 20 được xem là hai nhà tiên tri nổi tiếng nhất thế giới với nhiều dự đoán chuẩn xác về tương lai.

Nhà tiên tri Vanga
Trong đó, Vanga trở thành nhà tiên tri đáng tin cậy của giới giàu có và quyền lực, trong số đó có cả các nguyên thủ quốc gia, các nhà khoa học và sử học từ khắp thế giới sẵn sàng tới chỉ để được vài phút nghe lời phán của bà.

Cơ quan tình báo Bulgaria giám sát chặt chẽ đời sống của bà, và ngôi nhà của Vanga, nơi đã diễn ra không biết bao nhiêu cuộc gặp giữa bà với các chính trị gia cùng doanh nhân ngoại quốc được cho là đã bị cài máy nghe lén.

Thế giới sau năm 2016

Nhiều dự báo của Nostradamus và Vanga về năm 2016 được xác nhận là đúng. Cả hai đều cho hay, nhân loại sẽ phải đối mặt với hai thảm họa lớn. Đó là thiên tai hoành hành (điển hình là lũ lụt) và bóng ma khủng bố (chủ yếu do phiến quân Hồi giáo nổi loạn gây nên).
Tiếp tục nhìn trước vận mệnh của thế giới vào năm 2017, Vanga nói rằng, Mỹ sẽ không tránh khỏi tầm ngắm của khủng bố. Họ sẽ tấn công Mỹ thông qua nước láng giềng Canada. Quốc gia này cũng sẽ bị chia cắt và xảy ra khủng hoảng kinh tế trầm trọng sau khi Tổng thống thứ 44 rời ghế Nhà trắng.

Còn Nostradamus dự đoán rằng, năm 2017, siêu cường quốc sẽ bị thất thủ. Mỹ sẽ mất năng lực kiểm soát thế giới, những bất ổn về chính trị ngày càng gia tăng. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ trỗi dậy.

Vanga cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường quốc của thế giới, soán ngôi Mỹ vào năm 2018. Sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ gây ra những đảo lộn mà còn có thể gây ra những cuộc chiến.

Theo Nostradamus, việc thiếu hụt tài nguyên và tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ là nguyên nhân nổ ra chiến tranh thế giới. Trong tương lai, vũ khí sinh học vô cùng nguy hiểm và khủng bố trở thành mối đe dọa lớn nhất với loài người.

Vanga cũng từng nhắc rằng: "Những người Hồi giáo sẽ dùng vũ khí hóa học đối đầu với châu Âu" và xây dựng một nhà nước Hồi giáo vào năm 2043, lấy Rome làm trung tâm.
 
Nhà tiên tri Nostradamus
Ngoài ra, Nostradamus còn dự báo, năm 2017 con người có thể đối mặt với cuộc xâm chiếm Trái đất của người ngoài hành tinh.

Cho đến nay, người ngoài hành tinh vẫn là một bí ẩn chưa có lời đáp chính thức nào. Nhưng theo tiết lộ của một vài cựu nhân viên NASA và NATO thì những cơ quan này của Mỹ đã cố tình che dấu đi sự thật.

Trước đó, bà Hillary Clinton từng hứa rằng sẽ tiết lộ bí mật xung quanh UFO và những gì đang thực sự diễn ra tại khu vực bí mật 51 nếu bà đắc cử. Tuy nhiên, Hillary đã không trở thành bà chủ của Nhà Trắng.
Nguồn gốc nước Mỹ hỗn loạn?

Vanga từng nói rằng, vị Tổng thống thứ 44 là Tổng thống da màu đầu tiên cũng là cuối cùng của nước Mỹ. Nhưng một khi Tổng thống thứ 44 rời nhiệm sở thì nước Mỹ sẽ bước vào giai đoạn loạn lạc.

Vị Tổng thống thứ 45 sẽ khó được lòng dân. Ông sẽ đưa ra những quyết định khó hiểu và gây xung đột tới các nước lớn trong thời gian làm Tổng thống của mình.
 
Tân TT Mỹ Trump
Không chỉ riêng Vanga, Nostradamus - nhà tiên tri lừng danh người Pháp sống ở thế kỷ 16 cũng từng có tiên đoán giống vậy. Sinh thời, ông đã nhìn thấy trước được tương lai của nước Mỹ và nói rằng vị Tổng thống cuối cùng của quốc gia này sẽ là một người Mỹ gốc Phi.
Theo Nostradamus, sẽ có một nhân vật tên Trumpet trở thành người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên, người này lại đưa ra những quyết định khó hiểu. Người ta sẽ bị sốc bởi những phát ngôn của ông tại Nhà trắng.
Và nhân vật này sẽ gây chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ quốc tế. Ông sẽ gây thù hận sâu sắc giữa các đảng phái chính trị và giữa người dân.

 --------------------------------
Theo Đất Việt 11/11/2016

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

THÔNG BÁO HỘI LỚP K5 TẠI THỦ ĐÔ


THÔNG BÁO VỀ CUỘC GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN 
CỦA KHỐI LỚP 5 
TRƯỜNG TNVN Lư Sơn - Quế Lâm  - KHX Nam Ninh.

Ban Liên lạc K5 đã có cuộc họp mở rộng để bàn về việc tổ chức CUỘC GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN của Khối Lớp chúng ta.
Cuộc họp đã đạt được sự  đồng thuân và nhất trí cao.
Ban LIên lạc trân trọng thông báo nội dung chính về CUỘC GẶP MẶT như sau :

- Địa điểm : Tại khu Nhà vườn của bạn Hoàng Công Lý + Liên .
 (Cách Trung tâm HN khoảng 30 Km. Nhà sàn đẹp, khuôn viên rộng rãi, xanh mát...)

- Thời gian: Ngày 26/11/2016. (Thứ 7).
Đúng 8h00 Xe  Ô tô khởi hành.  Xe đón tại 2 địa điểm sau:
1 - Tại nhà bạn Nữ Hiếu (Số 1 Trần Thánh Tông)
2 - Tại địa điểm có ghi dòng chữ trên vách tôn: BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HÀ NỘI .
- Cách đi: Đi đến Ngõ 437 Đường KIM MÃ nhìn sang làn đường đối diện với Ngõ trên sẽ thấy dòng chữ, BAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ HN.
(Bạn Ngô Hiệu tay cầm Bảng đón mọi người ở đây, hướng dẫn lên xe. ĐT của  Ng.Hiệu :01226371606).
*- Ghi chú: Cả 2 địa điểm đều có nơi trông giữ xe máy. Đến gửi xe trước giờ khởi hành .

- Nội dung & Chương trình (dư kiến):
* - Gặp mặt , Giao lưu, Hát hò, Chụp ảnh, Dạo chơi ...
* Khoảng 11h Ăn trưa. 
* - Nghỉ ngơi, tâm sự ... Sau đó có thể cho xe chạy qua để ngắm nhìn cảnh quan Làng Văn hóa các DTVN và các điểm  DL ở gần đó (nếu có thời gian và sức khỏe), hoặc  về thẳng HN.  Dự kiến Xe về  đến HN khoảng 3 giờ chiều .

- Đề nghi các bạn Tổ trưởng thông báo cho tổ viên nội dung trên, về kinh phí và số người  đăng ký đi ở  từng địa điểm đón lên xe.
Các Tổ trưởng chậm nhất vào ngày Thứ 6 (18/11) báo cho bạn Nữ Hiếu Phó Ban Liên lạc  K5 để dự trù thuê xe và đăng ký  ăn trưa.
- Riêng đối với Thầy  Cô giáo, các bạn là Dâu, Rể của K5 và một số  bạn ở Khối khác gắn bó với  K5, Ban LL đã phân công trực tiếp mời (Thành phần như mọi năm).

Ban Liên lạc rất mong các Thầy Cô và các Bạn 
đến tham dự Cuộc Gặp mặt năm nay thật đông vui.

                        T.M Ban Liên Lạc K5 Lư Sơn - Quế Lâm - KHX. Nam Ninh 
                                                      
                                                                                        Trần Trung Hải




Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Thế giới choáng váng khi tỷ phú Trump trở thành Tổng thống Mỹ


(Thế giới) - Tỷ phú Donald Trump trúng cử Tổng thống Mỹ trước cơn sốc và sự hoang mang từ nhiều nơi trên thế giới.

bầu cử tổng thống Mỹ
Nước Đức ‘sốc nặng’
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen nói trên truyền hình Đức hôm nay rằng việc ông Donald Trump giành chiến thắng bất ngờ trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là một “cú sốc lớn”, theo Reuters.
Một thành viên cao cấp của đảng bảo thủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết trên đài phát thanh Đức hôm nay rằng chính phủ Đức là không chắc liệu ông Trump sẽ làm gì với vai trò tổng thống Hoa Kỳ.
“Chúng tôi nhận ra bây giờ mà chúng tôi không có ý tưởng nào về việc tổng thống Mỹ này sẽ làm gì nếu tiếng nói giận dữ này (ám chỉ ông Trump) bước vào văn phòng và tiếng nói tức giận trở thành người đàn ông quyền lực nhất trên thế giới,” ông Norbert Roettgen, một thành viên của Liên minh Dân chủ Cơ đốc của bà Merkel và người đứng đầu ủy ban đối ngoại quốc hội Đức, cho biết trên đài phát thanh Deutschlandfunk.
“Về mặt địa chính trị, chúng tôi đang ở trong một tình huống rất không chắc chắn,” ông nói thêm.
Cuba choáng váng
Trước đó, tin tức về việc ông Trump sắp trúng cử đã làm Cuba choáng váng, theo Al Arabiya, vì họ đã phải dành hai năm đàm phán đạt được bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau hơn 50 năm chiến tranh Lạnh.
Ông Trump từng tuyên bố sẽ đảo ngược chính sách cởi mở của Tổng thống Obama với Cuba trừ khi Chủ tịch Raul Castro đồng ý tự do chính trị hơn trên quốc đảo, một nhượng bộ được coi là một điều không thể.
Nói về các nhà lãnh đạo Cuba, ông Esteban Morales, Đảng viên Đảng Cộng sản và nhà kinh tế và khoa học chính trị, nói với mạng Telesur rằng “họ sẽ phải lo lắng vì tôi nghĩ rằng điều này đại diện một chương mới.”
donald trump trúng cử tổng thống mỹ
Indonesia khó hiểu
Indonesia trên mạng xã hội đang đặt câu hỏi tại sao người Mỹ lại bỏ phiếu với số lượng lớn cho tỷ phú Donald Trump.
Một số người nói rằng dưới chính quyền Trump, họ sợ rằng họ sẽ bị ngăn không cho thăm thân nhân và bạn bè sống ở Mỹ hay đi du lịch ở tại Mỹ. Có khoảng 100.000 người Indonesia sinh sống tại Hoa Kỳ. Tổng thống Joko Widodo nói trên truyền hình quốc gia rằng chính phủ của ông sẽ làm việc với bất cứ ai trở thành tổng thống Mỹ.
Hàn Quốc hy vọng
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se nói ông tin rằng ông Donald Trump sẽ duy trì các chính sách hiện nay của Mỹ để gây sức ép với Bắc Triều Tiên về chương trình tên lửa và hạt nhân, nếu ông đắc cử tổng thống. “Ứng viên Trump đã bày tỏ quan điểm rõ ràng của mình bằng cách nói rằng sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên là hành động khiêu khích như vậy của miền Triều Tiên là một mối đe dọa trực tiếp đến Hoa Kỳ”, ông Yun nói.
Lãnh đạo Pháp chúc mừng
Lãnh đạo phe cực hữu của Pháp Marine Le Pen đã chúc mừng ông Donald Trump khi đảng Cộng hòa tiến gần với chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Le Pen, người đứng đầu chống nhập cư Mặt trận Dân tộc (FN), viết trên Twitter: “Xin gửi lời chúc mừng tới tổng thống mới của Hoa Kỳ Donald Trump và những người Mỹ tự do”.
Giới truyền thông náo loạn
“Đó là một cơn địa trấn về ông Trump” tờ Daily Mail, nói rằng kết quả bầu cử đã “hạ gục tất cả các chuyên gia.”
Hãng tin tức Ấn Độ Rajdeep Sardesai gọi đây là “cuộc bầu cử đánh bại tất cả các cuộc bầu cử” và một “phép lạ”.
Ở châu Âu, nhiều tờ báo thậm chí còn trực tiếp hơn: “Hoa Kỳ chết điếng“, một tiêu đề ở tờ El Pais của Tây Ban Nha.
The Economist, một ấn phẩm của Anh mô tả buổi tối 8/11 là một “đêm Khiếp đảm.” Trước ngày bầu cử, hãng tin này đã xuất bản một bài xã luận gay gắt đã cảnh báo người Mỹ không nên bỏ phiếu cho ông Trump.
“Kinh nghiệm, tính khí và tính cách của ông làm ông trở nên không phù hợp một cách khủng khiếp để trở thành người đứng đầu nhà nước của quốc gia mà phần còn lại của thế giới dân chủ trông chờ sự lãnh đạo”, tờ báo viết.
(Theo Trí Thức Trẻ)