Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

VIỆT NAM BAO GIỜ CÓ CHÍNH KHÁCH ?

Mình cho rằng, ở VN sau thế hệ các nhà lãnh đạo tầm Nguyễn Cơ Thạch không có ai được xem là chính khách.. 2 thập niên rồi, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta hầu hết là đôn lên từ cán bộ phong trào hay quân đội. Những vị này về mặt chuyên môn thì bằng cấp đầy mình, tuy thực hư ra sao chưa tính. Về trình độ chính trị thì Trung, Cao cấp đấy nhưng chỉ học mỗi Chủ nghĩa Mác-Lê và Lịch sử Đảng (CSLX và CSVN) , mà chính khách không chỉ đơn giản là có bằng cấp và có quá trình công tác ở cơ sở. Điều này gần đây đã được một số quan chức đã "hạ cánh an toàn" công khai nêu ra, trong đó có cụ Vũ Mão K5 chúng ta .Bài trả lời Phóng vấn báo chí của cụ Bấm tại đây  rất hay, lại được tòa soạn giật tít lời cụ phát vấn:" Bộ trưởng Bộ Y tế có phải là chính khách ?". Thì ra cụ đề cập đến vụ bà Tiến Bộ trưởng bộ Y tế đi công cán qua Quảng Trị mà không đến thăm hỏi, an ủi gia đình 3 cháu sơ sinh vừa qua đời vì "lính " của ngành bà tiêm vac-xin ở huyện Hướng Hóa .. Thực ra trước đó TS Nguyễn Sĩ Dũng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đã viết trên báo rằng " BT Tiến bỏ cơ hội trở thành chính khách?"
Vậy là theo ông Sĩ Dũng thì bà Tiến đã dại dột " bỏ cơ hội trở thành chính khách". Còn ông Vũ Mão chín chắn hơn, đặt vấn đề bà Tiến "có phải là chính khách ?". Mình thấy nên khẳng định : Nữ GS.TS. Thày thuốc nhân dân. UVTW Đảng, BT Bộ Y tế Nguyễn thị Kim Tiến " Không phải là chính khách ". Không nên nghĩ như ông Sĩ Dũng. Chả lẽ chỉ cần chớp "cơ hội" tạt qua vấn an xin lỗi 3 gia đình có con vừa qua đời  mà bà Tiến trở thành Chính khách hay sao? Xin lỗi, cùng lắm thì bà ta chỉ có thể trở thành diễn viên đóng kịch được thôi. Cho nên mình thích cách đặt vấn đề của cụ Vũ Mão. Từ vụ việc của bà BT Tiến, cụ Mão đã nêu ra vấn đề rộng hơn về chính sách chọn lựa và đào tạo nhân tài để nước ta mau chóng có 1 đội ngũ thực sự chính khách giữ trọng trách rường cột quốc gia. Nếu không thì VN chỉ có thể "đẻ" ra các " công chức cấp cao" như mấy vị dưới đây mà thôi:

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

BBC chê người phiên dịch tiếng Việt của TT Obama

Rớt mất 'đối tác toàn diện' vì dịch thuật?

Người phiên dịch của Tổng thống Obama đã bỏ qua ý quan trọng của ông về quan hệ 'đối tác toàn diện' với Việt Nam khi dịch lời Tổng thống phát biểu với báo chí sau hội đàm với Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Nguyên văn lời ông Obama nói là: "Nhưng từng bước một, chúng ta đã có thể thiết lập một mức độ tôn trọng và tin tưởng nhau, cho phép chúng ta giờ đây loan báo quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
"Điều này sẽ cho phép có hợp tác lớn hơn nữa về một loạt vấn đề từ thương mại đến hợp tác quân sự, công tác đa phương về các vấn đề như trợ giúp thiên tai, trao đổi khoa học và giáo dục."

Trong khi đó người phiên dịch (tiếng Việt giọng Nam) thuật lại: "Và do đó chúng tôi thấy có những bước mà chúng ta cần có sự tương kính lẫn nhau và tin tưởng lẫn nhau để có thể tiếp tục tìm một đối tác giữa hai nước.
"Điều đó sẽ giúp mở rộng những cái hợp tác trong những lĩnh vực khác ví dụ như là quân sự, về hậu quả thiên tai, khoa học và những cái vấn đề khác, lĩnh vực khác."

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN CÁC LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH

Tháng 11 năm ngoái (2012), sau ngày Hội Lớp tổ chức tại Ba Vi, nhóm hậu duệ của ông tổ họ Vũ - cụ Vũ Hồn (804-853), đã hành hương về làng Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương, nơi phát xuất của dòng họ Vũ-Võ Việt Nam.
Hậu duệ cụ Vũ Hồn về Làng Mộ Trạch

Trên đường trở về Hà Nội mọi người đã rẽ vào nghĩa trang Liệt sĩ xã Cầm Vũ, huyện Cầm Giàng ( Hải Dương) để viếng mộ 2 người chú ruột của mình là Vũ văn Chức và Vũ Mạnh Bảo, liệt sĩ thời kỳ chống thực dân Pháp.
Nghĩa trang LS xã Cẩm Vũ, Cẩm Giàng, Hải Dương
Các bạn họ Vũ viếng mộ (bóng) 2 chú tôi trong nghĩa trang LS
 Bà nội mình sinh được 4 người con ,3 trai,1 gái. Ông nội mất sớm, bà nội tần tảo nuôi các con lúc đó đều còn nhỏ. Cha mình là anh cả cũng mới 16 tuổi đầu. 2 năm sau bà nội cũng qua đời.
Thế là năm 18 tuổi cha mình phải thay bà nội nuôi dậy các em bằng đồng lương của một thày giáo làng. Hà Nam là đất đồng chiêm trũng, dân nghèo nhưng hiếu học. Khi ông nội mình còn sống, kinh tế gia đình thuộc hàng trung lưu ở thị trấn Hòa Mạc ( Duy Tiên) nên cha mình được gửi lên Hà Nội học chữ. Khi dậy học, tuy còn ít tuổi nhưng mọi người đều kính trọng gọi ông là Thày giaó Tước. Thày giáo Tước yêu thương học trò, nhất là các học trò nghèo. Thày biết tiếng Pháp nên đọc cả sách báo tiếng Pháp. Rồi người ta đồn Thày giáo Tước có chân trong " hội kín" khiến Thày phải bỏ quê ngoại ( Thi trấn Hòa Mạc) đưa các em lên phố chợ Chã, bên bờ sông Cầu thuộc địa phận huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ở đây cha tôi bỏ nghề dậy học mà chuyển sang kinh doanh. Ông xin được giấy phép của chính quyền mở ty rượu ( độc quyền kinh doanh rượu và muối ). Vì thuộc hàng "trí thức" ở địa phương nên cha tôi dễ dàng làm quen với chủ đồn điền Chã, người Pháp ( dân quen gọi là chủ Be). Đầu năm 1945 cha tôi bắt được liên lạc với người của Việt Minh . Người này chẳng phải ai xa lạ, đó chính là chú Vũ Văn ( sau này đi bộ đội chú đổi tên là Vũ Mạnh Bảo), em út của cha tôi. Thế là tất cả 4 anh em của cha tôi ( kể cả người em gái là Vũ thị An) đến trước ngày khởi nghĩa 19/8 đều trở thành cán bộ cốt cán của Việt Minh , có chân trong ban lãnh đạo tổ chức phá kho thóc của chủ đồn Chã chia cho dân nghèo và giành chính quyền ở địa phương ! Nhưng con đường đi theo CM của 4 anh em cha tôi không bằng phẳng , chuyện này đã có lần tôi thuật lại trong loạt hồi ký có tên " Lượm lặt chuyên quê" ( trên Blog cá nhân Calathau).Sau khi mọi việc oan khuất được sáng tỏ, trừ cô tôi còn cha tôi và 2 chú tôi là Vũ văn Chức và Vũ Mạnh Bảo đều thoát ly gia đình lên Việt Bắc vào bộ đội .
Trong lúc cha tôi theo học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn khóa 2 rồi được giữ lại làm giáo viên cho khóa 5 thì chú Vũ Mạnh Báo hy sinh ở Phú Thọ trong 1 trận chiến đấu với quân Pháp năm 1947ên sông Lô. Năm 1953, người em kế sau cha tôi là chú Vũ văn Chức hy sinh ở thị xã Hòa Bình trong một cuộc oanh tạc của máy bay Pháp, khi chú đang là CB của CA tỉnh Hòa Bình. Cả hai tin đau buồn này đều đến với cha tôi khi ông ở mãi chiến trường Nam Trung Bộ !
Tôi và em gái(con cô An) năm nào cũng về viếng 2 chú LS
Cha tôi từ Miền Nam tập kết ra Bắc vào đợt sau cùng. Khi tôi cùng các bạn được về VN nghỉ phép thì cha tôi đang sống trong Thành HN. Cả 3 em của cha tôi đều không còn. Nhà cửa ở Hòa Mạc ( Duy Tiên) tan hoang vì không ai quản lý. Coi như tay trắng ! Nhưng tất cả điều ấy không đau đớn bằng cả 2 chú tôi hy sinh , được công nhận là Liệt sĩ, nhưng đều ...không tìm thấy phần mộ! Nhiều năm sau này, dù bệnh tật nhưng cha tôi và gia đình chúng tôi đã cố gắng liên lạc với các đơn vị cũ của 2 chú để đi tìm mộ, nhưng tất cả đều ...vô vọng !

Có một năm chúng tôi nhờ nhà  ngoại cảm liên lạc với vong hồn 2 chú, thì được 2 chú trả lời , thôi, thời gian quá lâu rồi, phần xác đã thành cát bụi. Phần hồn thì các chú đã có đồng đội thay gia đình. Mọi người không phải mất công mất của đi tìm nữa, Hãy làm cho 2 chú 2 ngôi mộ bóng, đặt ở nghĩa trang Liệt sĩ quê nội ( Cẩm Giàng, Hải Dương), coi như làm cho các chú 2 căn nhà để hàng năm các chú về thăm quê và lấy đây làm nơi các cháu thắp hương tưởng nhớ 2 chú cùng đồng đội ! Xin nói thêm. Chú Văn của tôi hy siinh khi rất trẻ, chú chưa có gia đình. Còn chú Chức nghe tin đã có vợ và có 1 con, nhưng khi chú hy sinh thì cũng biệt vô âm tín ! Hoàn cảnh đất nước chiến tranh liên miên, cha tôi lại ở chiến trường xa, một bức thư từ ngoài Việt Bắc gửi vào cũng phải mất hàng mấy tháng trời, chuyện thất lạc cũng thường tình !
Bốn anh em cha tôi

Như vậy là bà nội tôi có 4 người con đều  tham gia CM từ tiền khởi nghĩa, trong đó có 2 con trai là Liệt sĩ. Gia đình được tặng Bảng vàng "Tổ Quốc chi công", nếu theo Pháp lệnh 1994 thì bà Nội tôi chưa đủ tiêu chuẩn được công nhân Bà Me VNAH. Nhưng, nay tại Điều 2 Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh năm 1994, thì những bà mẹ như bà nội tôi thuộc trường hợp thứ nhất: "Có 2 con trở lên là liệt sĩ." cũng đủ tiêu chuẩn được công nhận BÀ MẸ VNAH".

Tôi nghĩ, chẳng có người mẹ nào tự nhiên lại mong mình được tặng Danh hiệu BMVNAH , bởi để được danh hiệu này cái giá phải trả nó cao quá ! Cao một cách tàn nhẫn ! Vậy tôi có cần thiết phải tiến hành các thủ tục để ...XIN cho bà Nội tôi không ? Các bạn hãy nghĩ giúp tôi đi ?

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

MỘT THÔNG TIN LẠ & THÚ VỊ

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.

Theo giả thuyết nhà nghiên cứu độc lập Trương Thái Du đưa ra, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vào cuối năm 43 một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào Eo biển Malacca nhờ gió mùa Đông Bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay. Ảnh: Cô dâu và chú rể người Minangkabau trong đám cưới.

Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Ảnh: Phụ nữ Minangkabau trong trang phục truyền thống.

Kiến trúc truyền thống Minangkabau là những ngôi nhà mái cong vút như cặp sừng trâu, có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn, được gọi là Rumah Gadang.

Rumah Gadang được thiết kế theo kiểu giống nhà sàn, phần sàn nhà cách mặt đất độ gần 2m, bên trong được chia làm ba phần thông thoáng nhau không có vách ngăn cách, gian chính ngay giữa nhà là gian tiếp khách, còn lại là khu giường ngủ và bếp. Nhà kho chứa nông sản được xây cất riêng, cũng có mái cong như nhà chính.

Những ngôi nhà Rumah Gadang vừa là nơi cư trú, vừa là nơi gặp gỡ hội họp trong gia đình và tiến hành những hoạt động nghi thức cộng đồng. Chúng được truyền đời từ mẹ, sang con gái, và cứ thế nối tiếp đời nọ đến đời kia.

Một nét độc đáo khác thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc trong xây dựng là những chi tiết trang trí được thể hiện tinh xảo bằng lối chạm khắc, phối màu sặc sỡ phủ kín quanh nhà từ chân cột lên đến nóc mái. Nhà của trưởng làng – một phụ nữ – thường là ngôi nhà lớn nhất, điêu khắc đẹp nhất.

Người Minangkabau có sự tích về kiểu kiến trúc “sừng trâu” của Rumah Gadang như sau: Ngày xưa có một mối bất hòa giữa người Minangkabau và người Java, và hai bên thỏa thuận chọi trâu để phân định. Người Java đưa ra một con trâu khổng lồ, trong khi người Minangkabau lại dùng một con nghé con, bị bỏ đói nhiều ngày và trên đầu buộc con dao sắc...

Khi vào trận con nghé đói tưởng trâu là mẹ mình, lập tức rúc vào bụng trâu để bú. Con trâu mộng đã bị hạ gục vì dao đâm thủng bụng, và người Minangkabau chiến thắng. Cũng theo sự tích này Minang nghĩa là chiến thắng, kabau là trâu.

Sự tích kể trên tương đồng gần như hoàn toàn với một giai thoại dân gian nổi tiếng của người Việt Nam về chuyện Trạng Quỳnh dùng nghé đấu với trâu chiến của sứ giả Trung Hoa. Phải chăng đây là hai dị bản của một câu chuyện đã có từ thời các cư dân Việt cổ?

Người Minangkabau ngày nay theo đạo Hồi, nhưng tín ngưỡng nguyên bản của họ là thuyết vật linh (thờ linh vật, tin rằng vạn vật có linh hồn). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thuyết vật linh là tín ngưỡng đầu tiên của dân tộc Việt, trước khi các đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật du nhập. Ảnh: Một điệu múa truyền thống của người Minangkabau.

Cư dân Minangkabau sinh sống bằng nghề trồng lúa từ lâu đời, và họ cũng có tục ăn trầu nhuộm răng cùng nhiếu nét văn hóa khác gần gũi với người Việt.

Các nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết người Minangkabau đến từ Việt Nam. Nhiều đoạn phim quảng bá du lịch cho đảo Sumatra đã tuyên bố tổ tiên người Minangkabau là người Việt đã di cư đến Nam Dương bằng thuyền, nhằm nhấn mạnh sự độc đáo của nền văn hóa Minangkabau.

Ngày nay có hơn 4 triệu người Minangkabau sinh sống tại tỉnh Tây Sumatra, trong khi có hơn 3 triệu người khác sinh sống rải rác tại nhiều thành thị của Indonesia và bán đảo Mã Lai. Nam giới Minangkabau nổi tiếng là những nhà kinh doanh giỏi do phải đi lập nghiệp xa và giao nhà cửa cho người phụ nữ quản lý.
Theo Kiến thức

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

ĐỌC LẠI MỘT SỐ LỜI BÌNH VỀ BÀI THƠ "TRƯỜNG CHÚNG MÌNH"

Xin cảm ơn các bạn từng nghe đọc và chia sẻ với tác giả về bài thơ "Trường chúng mình" mà tôi đã viết vào tháng 9/2003, sau chuyến trở lại thăm trường xưa Lư Sơn, Quế Lâm và KHX Nam Ninh.
Sau này bài thơ được giới thiệu trên Blog luson.quelam, nhiều bạn đã comments khiến tác giả vô cùng xúc động. Dưới đây chỉ xin trích vài ý kiến trong số đó .


Hoàng Thế Long(22-2-2008)
Một ngày cuối tháng 9 năm 2006, tại Hội trường lớn trường Đại học Bách khoa, diễn ra Lễ kỷ niệm thành lập Khu học xá Trung ương lần thứ 55. Khối lớp của chúng ta đóng góp nhiều tiết mục văn nghệ, có lẽ do trẻ nhất, bạn Lân Cường phụ trách phần này. Chúng ta đã có dàn hợp xướng “Ca ngợi Tổ quốc”, chi Kim Tuyên và 3 chị khác từ Tp Hồ Chí Minh mang ra tiết mục múa Tân Cương…
Chỉ ngay trước khi phải lên đứng trong dàn hợp xướng, anh Lân Cường dúi cho tôi bản in bài thơ “Trường chúng mình” của Quang Trung và phân công cho tôi đọc vào tiết mục thứ 5. Tôi phản ứng vì: 1) Bài thơ này rõ ràng là về Trường Quế Lâm; 2) Tôi không kịp chuẩn bị. Anh Lân Cường nói ngắn gọn “Thôi, không bàn nữa, ghi tên mày rồi!”

Sau khi hát trong dàn hợp xướng xong, tôi có khoảng thời gian giữa 3 tiết mục (khoảng 10 phút) để đọc lại bài thơ. Không ngờ rằng bài thơ đã “nhập hồn” tôi ngay, tôi đã thuộc lòng, đến nay vẫn nhớ. Đối với tôi, đây là bài thơ hay nhất tôi đã được đọc viết về “thời ấy”, chỉ bằng thơ mới nói lên được những điều khó nói, mà thể loại khác khó diễn đạt được. Cảm nhận của tôi về bài thơ đã được chia sẻ cùng khoảng 20 bạn trong một buổi liên hoan thân mật. Khi ra về, Bang Ngạn nói: “Cậu bình bài thơ hay quá!”. Tôi bảo: “Mình nói về cảm nhận của mình đấy chứ, mình có bình đâu!”.
Sau lễ kỷ niệm khoảng một tuần, tôi nhận được một cú điện thoại của một cựu học sinh trường Sư phạm Khu học xá (năm 1956 trường này đã về nước nên khi ta xuống KHX chỉ còn 4 trường cấp I và một trường cấp II-III), những người này là một khối khá đông đã dự buổi lễ kỷ niệm ấy và dò hỏi được số diện thoại của tôi, hỏi xin tôi bài thơ mà tôi đã đọc. Tôi “gõ” lại theo trí nhớ và format đẹp đẽ gửi đi. Sau đó chúng tôi có dịp trao đổi với nhau qua điện thoại về những cảm nhận bài thơ.
Thì ra ngoài những câu tả cảnh “sơn thuỷ giáp thiên hạ” đặc trưng cho Quế Lâm ở khổ đầu, còn lại là CÁI CHUNG của “thời ấy” và chính vì thế mà nhiều bạn tuy không học ở Trường TNVN Quế Lâm vẫn thích bài thơ này !

Nguyễn Nguyên Hân
Tôi đã có lần nói về bài thơ này, một trong số bài thơ hay của QT. Nay nhân ngày thơ Nguyên Tiêu xin viết thêm vài dòng.
Tính hàm súc của nội dung thật phong phú : về cảnh trường ta, về nhịp sống ở trường về bản thân và về một em gái nào đó và nối dòng suy nghĩ tình cảm về tận quê nhà những năm tháng ấy và rồi lại quay về ngôi trường xưa cùng các cố nhân.
Khổ thơ đầu là cả bức tranh đẹp gợi nhớ một thời thơ ấu hồn nhiên và tươi đẹp chung một mái trường.
Khổ thứ 3 , một sự lãng mạn thấm đẫm tình người, hồn nhiên, rất thật. Sự rung động đầu đời này đủ cảm nhận chứ không phải choáng váng sét đánh trước người bạn gái mà mỗi ngày mình nhận thấy một đẹp hơn lên theo tuổi lớn của cả hai.Câu thơ thật đẹp! Tôi thật tiếc mình hơi chậm phát triển thiên hướng tình cảm này so với QT và một số bạn!
Mở ra từ câu “Hay đâu đất nước thôi bom đạn ..." đến"... mẹ Việt Nam áo mỏng vai gày" nói về đất nước và dân ta những năm ta ở bên đó đâu có hay “mẹ già áo rách sờn vai cơm ăn bát vơi bát đầy". Nhớ lại, sau Hội nghị Giơnevo 1954 , hết chiến tranh, nước ta chia hai miền. Nam-Bắc, hòa bình đấy mà nơi thì "súng vẫn nổ", nơi thì " sân đình bốc lửa" . Những cảm nhận này những năm sau nhiều bạn chúng ta cũng đã từng trải nghiệm .
Hai khổ thơ cuối chắc được nhiều bạn tán thưởng vì là tâm tình của lứa chúng ta : đó vừa là một nuối tiếc và một tâm niệm tác giả tự bảo với mình thôi, nhưng lại rõ là thay cho nhiều bạn chúng ta. So với câu "Mà đến hôm nay anh mới biết Tình ta chư chuyện bướm xưa thôi", trong bài Trường Huyện của Nguyễn Bính thì hoài niệm này là khác hẳn. Tác giả tự nhủ " Thôi cứ để trôi trong ký ức" lại "cứ để yên trong lồng ngực" một cụm từ bao quát cho toàn bài thơ, đó là  " Một yêu thương, một dại khờ ". Yêu thương thì khỏi phải nói nhiều, còn Dại khờ ư? Sự dại khờ đáng quý của thưở niên thiếu ngày ấy giúp cho các cá nhân có bản sắc sống thật, khác với sự dai khờ trong cuộc đời bon chen giành giât, hoặc của những kẻ vượt quá khôn khéo mà mất tỉnh mất mình.
Được biết sau này bài thơ có được tác giả vài lần chỉnh sửa .Cũng tốt vì qua chiêm nghiệm cần thêm tứ thêm lời cho đắt hơn,  nhưng đừng để bị loãng. Hãy làm cho bài thơ thêm hay hơn lên !

Nguyễn Ngọc Trâm
Quang Trung có nhiều thơ, nhưng đây là bài mà lần nào đọc tôi cũng xúc động. Chỉ vài nét thôi, bạn đã vẽ ra bao hình ảnh thân thiết của mái trường; bao kỉ niệm được hiện lên rõ mồn một. Nhân vật nền của bài thơ là đôi bạn trẻ yêu nhau, tình yêu mới chớm đầu đời thật trong sáng. Bởi vì với họ còn bao nhiều niềm say mê, bao nhiêu ước vọng lớn lao, và cả những nghĩa vụ với nước nhà. Thế rồi tình yêu không có hậu, ngôi trường xa dần, thay đổi dần với thời gian, với cuộc đời. Và khổ thơ cuối thật buồn tiếc, thật sâu lắng, nó được giữ lại trong lòng tôi, trong lòng bạn.
Quang Trung tự nhận mình làm bài thơ này trong tâm trạng BUỒN. Buồn là trạng thái tình cảm tự nhiên, không phải buồn là xấu. Có những nỗi buồn làm người ta trở nên sâu sắc hơn và mạnh mẽ, cứng cỏi hơn. Bạn buồn hay vui cũng được, miễn là bạn sẽ mang lại cho bạn bè, cho ĐỜI những bài thơ hay!

Vũ Đăng Sinh : (4-3/2008)
Bài thơ “ Trường chúng mình” tôi được nghe Quang Trung đọc trong chuyến thăm vịnh Hạ Long hè năm 2007. Tôi thực sự xúc động và sửng sốt trước bài thơ như trước một khái quát giàu hình tượng về những trải nghiệm của cuộc đời từ “ tuổi thơ lấp lánh” đến cái “tuổi xưa nay hiếm” của mình.

Xuyên suốt bài thơ là hình tượng một mối tình. Trong mối tình này có nhiều hình ảnh ẩn dụ. Đó là hình ảnh cô gái của tuổi thơ, bằng xương bằng thịt và “đẹp dần trong mắt anh”. Đằng sau cô gái, ta thấy thấp thoáng, nhưng lại được cảm nhận rất rõ, hình ảnh một đất nước cũng ở tuổi thơ, mà ta yêu thiết tha như mối tình đầu. Trong bài thơ, hình ảnh cô gái và hình ảnh đất nước này xuất hiện cùng thời, diễn biến song song và tan biến cùng lúc, cái này lặn thì cái kia cũng mất. Đó còn là hình ảnh mối tình đối với lý tưởng, hoài bão và ước mơ: “Bốn phương vô sản giai huynh đệ/Liềm búa vàng sao một sắc cờ”. Mối tình như tương lai lấp lánh phía chân trời xa sao mà rực rỡ, sao mà huyền diệu và cuốn hút lạ lùng.
Thế rồi vật đổi sao rời, mối tình ấy không kết thúc bằng cái kết có hậu. “Nào có ngờ đâu có hẹn đâu”. Tác giả không đổ lỗi cho ai cả, chỉ tự nhủ mình: thôi cứ để mối tình ấy “trôi trong ký ức”, “để trong lồng ngực”. Sao mà bứt đi được! Hình như vần “khờ” mà Quang Trung gieo ở cuối bài đã bật ra một cách tình cờ, không có chủ định từ đầu. Sự “dại khờ” đâu có được khơi gợi ở bất cứ đoạn nào, câu nào, đâu có song hành với mối tình trong cả bài thơ ấy. Trong cuộc sống và mối tình xưa Quang Trung chỉ nói đến sự hồn nhiên, “ hồn nhiên đến chẳng ngờ”. Thì ra “ dại khờ” ẩn ngay trong cái “hồn nhiên đến chẳng ngờ” ấy, bây giờ mới nhận ra. Vì thế “một yêu thương” và “một dại khờ” không phải là hai mà chỉ là một.

Nguyễn Nguyên Hân
Bàì viết của Vũ Đăng Sinh tuy ngắn thôi nhưng sâu sắc và có những ý hướng dẫn và phát hiện cảm nhận, logic chặt chẽ. Đúng là phong độ của nghề phê bình. Trong văn học nghệ thuật rất cần những nhà phê bình giúp cho người sáng tác vươn lên tầm cao, lại cho độc giả , khán giả phát hiện và thưởng thức những điều hay nét đẹp của tác phẩm  .

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

NGỒI BUỒN RÁCH VIỆC ĐỌC CHƠI ....

Một bản tổng kết ( chưa đầy đủ), cho thấy chỉ từ năm 2012 đến nay đã có đến 68 sản phẩm rút ra từ các đề xuất, quyết định hoặc các nghị định thuộc hàng đỉnh cao trí tuệ như sau:
Mẹ VNAH đi học Đại học được cộng 2 điểm !

1. Đóng thuế đẻ.(2012)
2. Dạy tiếng Tàu trong trường tiểu học (2012)
3. Cấm doanh nghiệp vốn đầu tư từ Đài Loan treo cờ Đài Loan tại VN dưới mọi hình thức (công văn 2186/UBND-VX) (2012)
4. CMND ghi tên cha mẹ trong đó.(2012)
5. Thịt làm ra phải bán trong vòng 8 tiếng.(2012)
6. Cấm buôn vàng miếng, và sẽ cấm đến vàng trang sức.(2012)
7. Người chết phải chôn sau 48 tiếng. (2012)
8. Làm đập thủy điện tại Nam cát Tiên.
9. Xe phải “chính chủ” (2012)
10. Chó mèo phải “chính chủ”.(2012)
11. Dừng dự án, chia nhỏ căn hộ để cứu bất động sản (2012)
12. Chó mèo chết phải đăng ký “báo tử”.(2012)
13. Phải đăng ký tên thật khi lên internet.(2012)
14. Thu phí nhạc số (2012)

(2013)
1. Cấm uống rượu trong quá Karaoke (không cấm bia)
2. Đám cưới không quá 300 người
3. Đám ma không quá 7 vòng hoa
4. Xác chết quàn không được để trong nắp kính. (Sau đó chừng 1 tháng lại cho đi viếng mang vòng hoa, rắc vàng mã….)
5. Đóng thuế xe bảo trì đường bộ.
6. Niêm phong lồng gà chính chủ.
7. Dán tem rau, thịt, cá.
8. Cấm chửi nhau trên facebook, nhấn “like” sai bị phạt.
9. Con bất hiếu cha mẹ bị phạt 20tr.
10. Làm hàng giả bị phạt tối đa 100tr.
11. Bán hàng rong phải có giấy khám sức khỏe và chứng nhận tập huấn an toàn thực phẩm.
12. Cấm mua bán nhà đất, ô tô bằng tiền mặt.
13. Chỉ được đăng ký xe ở nơi thường trú.
14. Cấm nghe nhạc Asia hải ngoại.
15. Cấm trẻ dưới 5 tuổi học trường có vốn đầu tư nước ngoài. Trường nước ngoài tại VN chỉ được nhận 10% hs VN (tiểu học & THCS), 20% hs VN (trường phổ thông theo chương trình nước ngoài)
16. Có quota mới được nhập xe hơi.
17. Phạt tới 20 triệu nếu tiết lộ giới tính thai nhi
18. Xài điện quá ít cũng bị phạt.
19. Thu phí đọc thơ online
20. VFF ra ban tư vấn đạo đức
21. Giới tính công dân Quỳnh Trâm sẽ do thủ tướng quyết định
22. Không mua vàng dưới 1 lượng
23. Trúng tuyển đại học vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự.
24. Đánh thuế vàng
25. Trẻ dưới 10 tuổi và thương bệnh binh phải mua vé qua phà
26. Đi nước ngoài 2 năm bị xóa tên trong hộ khẩu
27. Bộ giáo dục cấm phát tán thông tin tiêu cực
28. Xe khách được gắn sao để phân định chất lượng.
29. Đánh thuế tiền tiết kiệm
30. Chửi cảnh sát bị phạt 5 triệu.
31. Phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm (mại dâm thì bắt người bán, mũ bảo hiểm thì bắt người mua)
32. Đấu thầu bán vàng để giảm giá
33. Thông tư 08/2013 BTC cấm ký chứng từ bằng bút mực đen (!)
34. CA được phép bắn người cản trờ thi hành công vụ
35. Ngoại tình bị phạt 1 triệu đồng.
36. Xe máy 2 bánh phải có iấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
37. Phạt tiền giáo viên không đạt chuẩn.
38. “Quyền công dân có thể bị giới han..” (dự thảo hiến pháp 2013)
39. “Khiếu kiện nhiều lần phải đặt cọc”
40. Dự thảo luật thi đua khen thưởng bổ sung hàng loạt các danh hiệu mới: nhà khoa học nhân dân, nhà khoa học ưu tú, và đặc biệt, danh hiệu “DANH NHÂN”.
41. Chở trẻ đi xe máy phải kèm giấy khai sinh
42. Trang bị iPad cho cảnh sát giao thông
43. Nói xúc phạm người sinh con 1 bề (toàn trai hay toàn gái) bị phạt 1 triệu đồng
44. Nhà ở thương mại được giảm diện tích xuống 25m2
45. Phải xin tạm vắng trước khi đăng ký tạm trú
46. Phạt ngoại tình tăng 5 triệu.
47. Phạt rồi bỏ phạt kết hôn đồng giớ
48. Phạt tội mạo danh người khác trên facebook
49. Luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền (PGS.TS Nguyễn Hữu Tri)
50. Đề nghị “còn trinh tiết mới được thi hoa hậu”.
51. Đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h.
52. Học sinh muốn học thêm phải làm đơn
53. Trẻ sơ sinh phải có mã số thuế.
54. Tết 2014 được đốt pháo không nổ (?)
55. Muốn chống tiêu cực thi cử phải đăng ký trước.
56. Phạt tiền nếu không mặc quần áo lót nơi đông người.
57. Nói tục nơi công cộng phạt 200 ngàn đồng.
58. Cấm xây nhà nhại kiến trúc cổ điển Pháp.
59. Thay đổi lời quốc ca.
60. Dán tem đồ uống, kể cả bia.
61. Chào mừng ngày báo chí cách mạng VN 21-6, BV đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho phóng viên và vợ phòng viên khám phụ khoa miễn phí.
62. Doanh nghiệp có 10 lạo động trở lên phải tổ chức hội nghị lao động hàng năm.
63. Ưu tiên 2 điểm thi đại học cho bà mẹ VN anh hùng (hoạt động CM từ trước 1-1-1945) (ngày 10-7-2013) (*)
64. Phụ nữ 33 tuổi trờ lên không được phép mang thai
65. Chống chì chiết vợ bị phạt.
66. Chồng kiểm soát tiền vợ sẽ bị phạt.
67. Trang bị Ipad cho đại biểu HĐND tại Sóc Trăng.
68. Có con ngoài giá thú phải xin phép lãnh đạo. (bà phó phòng quậy ở Trà Vinh)

Dĩ nhiên trong bảng tổng kết này còn thiếu và có vài chỗ chưa chính xác lắm,  nhưng điều đó không làm giảm giá trị của những bộ óc siêu phàm đã sáng tạo ra những sản phẩm đỉnh cao trí tuệ ! 
 ---------------------------------------------
 (*) TIN MỚI ! 12 ngày sau khi công bố quyết định cộng điểm cho mẹ Việt Nam anh hùng dự thi đại học Chiều  16/7 Bộ trưởng bộ HỌC Phạm Vũ Luận đã ban hành thông tư bãi bỏ ưu tiên này. Theo đó, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 sẽ không thuộc diện đối tượng ưu tiên được cộng 2 điểm khi dự thi đại học nữa. Thông tư 28 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8.
Tức cười quá !

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

CÁC CỤ CÙNG CƯỜI CÁI CHƠI !

Nghe GV tiếng Anh đọc và chép lại
Người ăn chẳng hết/Kẻ lần không ra !

10 QUỐC GIA CÓ CHẤT LƯỢNG SỐNG CAO NHẤT THẾ GIỚI


Với quan điểm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất chưa hẳn đã có chất lượng sống tốt nhất, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây đã công bố Chỉ số cuộc sống tốt hơn dựa trên phân tích dữ liệu tại 34 quốc gia thông qua 11 bộ chỉ tiêu gồm: thu nhập, nhà ở, việc làm, cộng đồng, giáo dục, môi trường, sự tham gia của công chúng vào các vấn đề xã hội, y tế, sự hài lòng với cuộc sống, mức độ an toàn và sự cân bằng công việc – cuộc sống.

Với mỗi chỉ tiêu lại có nhiều tiêu chí cụ thể khác, ví dụ bộ chỉ tiêu việc làm sẽ bao gồm: tỷ lệ người dân có việc làm, thu nhập cá nhân, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn và mức độ ổn định của việc làm.
Thứ hạng của các quốc gia sẽ được xác định trên cơ sở điểm số của từng tiêu chí trên thang điểm từ 1 (thấp nhất) đến 10 (cao nhất) và do chính người dân các nước đó đánh giá.
Dưới đây là 10 quốc gia có thứ hạng cao nhất 
10. Anh
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
85% người dân Anh cho biết nhìn chung họ có trải nghiệm tích cực (thấy thư thái, tự hào khi hoàn thành công việc, vui thích…) nhiều hơn là tiêu cực (đau đớn, lo lắng, buồn chán…) mỗi ngày. Tỷ lệ này cao hơn mức bình quân 80% của OECD.
Quốc gia này cũng có tuổi thọ bình quân cao, 81 tuổi, và 97% người dân khẳng định hài lòng với chất lượng nước.
9. Iceland
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 23.047 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Iceland có tỷ lệ sự tham gia của công chúng vào các vấn đề xã hội cao khi 98% người dân tin rằng họ biết có người để trông cậy khi cần. 97% người dân Iceland cũng cực kỳ hài lòng với chất lượng nguồn nước và là nước có hàm lượng bụi trong không khí thấp hơn mức trung bình của các quốc gia thành viên OECD.
8. Hà Lan
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 25.493 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Người dân tại Hà Lan chỉ phải làm việc trung bình 1379 giờ/năm, thấp hơn khá nhiều mức bình quân 1776 giờ của OECD. Họ cũng xếp rất cao trong Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế của OECD với số điểm 519, vượt xa mức 497 bình quân của OECD.
7. Đan Mạch
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 24.682 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Đan Mạnh là một trong những nước có mức độ hài lòng với cuộc sống cao nhất với 89% dân số cho biết nhìn chung họ có trải nghiệm tích cực nhiều hơn tiêu cực. Người Đan Mạch cũng biết cách cân bằng cuộc sống và công việc khi chỉ 2% người lao động nói họ làm việc trong thời gian rất dài, thấp hơn nhiều tỷ lệ trung bình 9% của OECD.
6. Mỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 38.001 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Mỹ là nước có mức thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình cao nhất với 38.000 USD/năm, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 23.000 USD/năm của OECD. Đây cũng là một trong những quốc gia có điều kiện nhà ở tốt nhất, với các trang thiết bị cơ bản ở mức tốt, người dân nhìn chung cảm thấy an toàn và có không gian riêng.
5. Thụy Sỹ
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 30.060 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
86% người trưởng thành tại Thụy Sỹ có bằng cấp tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông trong khi các sinh viên nước này đạt số điểm 517 trong Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế của OECD, cao hơn mức trung bình 497.
Đây cũng là quốc gia có tuổi thọ bình quân cao ở mức 83 tuổi và 95% người dân cho biết hài lòng với chất lượng nước.
4. Na-uy
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 31.459 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Tại Na-uy, cảm giác về tính cộng đồng và an toàn rất cao khi 93% người dân tin họ biết ai đó có thể trông cậy được khi cần. Người dân Na-uy cũng có sự cân bằng cao giữa công việc và đời sống khi chỉ 3% cho biết họ có thời gian làm việc rất dài. Tỷ lệ trung bình của OECD là 9%.
3. Canada
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.194 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Người Canada bình quân chỉ làm việc 1702 giờ/năm, thấp hơn mức bình quân của OECE với 72% dân số có công ăn việc làm.
Tỷ lệ người dân nước này đi bầu cử cũng không khác nhiều ở các tầng lớp giàu và nghèo, cho thấy sự tham ra rộng rãi vào các định chế dân chủ. Tỷ lệ cử tri đi bầu đối với 20% dân số giàu nhất là 63%, còn ở nhóm 20% dân số nghèo nhất cũng là 60%, một cách biệt thấp hơn nhiều khoảng cách trung bình12% của OECD
2. Thụy Điển
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 26.242 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Được giáo dục tốt là cực kỳ quan trọng với người Thụy Điển khi 87% người dân trong độ tuổi 25 – 64 có bằng cấp tương đương tốt nghiệp trung học phổ thông. Quốc gia này cũng xếp thứ hạng cao ở nhóm chỉ tiêu về môi trường. 95% dân số nước này hài lòng với chất lượng nước. 
1. Australia
Thu nhập khả dụng bình quân của hộ gia đình: 28.884 USD
10 quốc gia có chất lượng sống cao nhất thế giới
Năm nay là năm thứ hai liên tiếp Australia được xếp hạng quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, và điều này cũng không có gì khó hiểu khi họ xếp hạng rất cao ở các chỉ tiêu về y tế, sự tham gia của cộng động và nhà ở.
Tuổi thọ trung bình của người Australia là 82, cao hơn mức bình quân của OECD 2 tuổi.
Tỷ lệ cử tri Australia đi bầu cử trong các cuộc bầu cử gần đây cũng đạt tới 93%, vượt xa mức bình quân 72% tại các nước thành viên OECD.
Thanh Tùng

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

CA VE, EM LÀ AI ?

Calathau xin thưa cùng quý cụ 2 chuyện bức xúc :
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn

  1. : Bức xúc thứ nhất : Các nhà xã hội học, sử gia, thày thuốc, thày tu v.v..khả kính trên thế giới đã có chung kết luận , nghề bán dâm đã xuất hiện từ giai đoạn loài người rời bỏ chế độ quần hôn sang giai đoạn sống theo từng gia đình với quy chế một vợ một chồng. Chính loài người đã liên tục chống mại dâm hết đời này sang đời khác mà đến nay vẫn vô hiệu. Không những thế, nghề này chẳng hề mai một mà nó còn phát triển nhanh, hoành tráng và bám sâu cỗi rễ  khiến nhiều quốc gia văn minh nhất cũng phải chọn giải pháp ít xấu nhất là "công nhận mại dâm là một nghề được Luật pháp và Nhà nước bảo hộ" .

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

THỬ NGHĨ XEM CÓ ĐÚNG KHÔNG ?

  Hà Nội và SÀI GÒN   
                               ( sưu tầm)   
Dưới đây là những điểm khác nhau giữa Hà Nội và TP.HCM được chính cư dân mạng đúc kết và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Có những điểm khác nhau được phát hiện ra vô cùng thú vị, tuy nhiên cũng có những điểm gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai.
Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô lễ tân cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

NHỚ LẮM VĂN VŨ, VIỆT THƯỜNG ƠI ! ( MỞ LẠI BLOG CŨ)

Đọc lại những trang Blog cũ , ngạc nhiên thấy trong sâu thẳm tâm hồn vẫn nguyên vẹn cảm xúc ấy ...

( (Viết đầu tháng  9.2009 )
Về quê viếng mộ bạn Văn Vũ (26/8/2008)
........Khi quyết định ra HN để dự Hội lớp kỷ niệm ngày thành lập trường tôi đã lòng nhủ lòng nhất định phải đến nhà Thường, gặp Hà , thắp nén hương tưởng nhớ bạn  . Năm ngoái cũng đúng vào dịp này (26.8.2008), tôi cũng đã cùng Trung Hải, Mai Tâm, Hữu Hùng theo chân Thu về Bắc Ninh quê Văn Vũ để viếng mộ bạn. Lần ấy trời mát vì có mưa nhè nhẹ. Cánh đồng nơi Vũ yên nghỉ xanh ngắt một mầu lúa non cỏ mật . Chúng tôi thắp hương và đặt trên mộ Vũ vài món trái cây như gửi về nơi xa ngái kia món quà thơm thảo của tấm lòng các bạn hiền nhớ Vũ.  Trong tấm ảnh chụp 3 thằng thời Quế Lâm, Vũ đứng giữa tôi và Mai Tâm. Vũ đeo khăn quàng đỏ còn 2 thằng tôi thì “bạch vệ” ! Bây giờ nhóm tam tam đã vắng Vũ, 2 chúng tôi xếp đúng vị trí như khi Vũ còn sống mà chụp 1 tấm hình . Vũ vẫn đứng giữa chúng tôi đấy thôi !

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

VÀI SUY NGHĨ MỚI VỀ TUYỂN TẬP K5.

Mình tự nhiên "ngã bệnh" mất 10 ngày. Nay đã khỏi. Trong 10 ngày  ấy mình không thể nào rời xa ý nghĩ về cuốn sách chúng ta đang thực hiện. Xin có vài ý kiến trao đổi như sau :
  1. Về tên sách. Xin rút lại ý kiến lấy tên sách là  " THỜI CỦA CHÚNG MÌNH" vì sách của K9 đã có tên ' THỜI CỦA CHÚNG TÔI " . Và đề nghị tất cả cùng tiếp tục suy nghĩ . 
  2.  Nếu trước đây mình nghiêng về "phong cách" của sách là tập hợp các bài có chất văn học thì nay là Tuyển các entrys (bài viết) trong Blog lusonquelam. Nói cách khác sách là tuyển từ Blog. Nó mang phong cách của "văn Blog". ( Thí dụ cụ thể: sẽ có những bài dài, nhưng cũng có khi là bài ngắn, có khi chỉ là mẩu tin thông báo nhưng có rất nhiều comments có giá trị, hay. Thậm chí bài viết chính thì bình thường nhưng comments thì lại hay hơn. Điều này sẽ thể hiện tính tập thể vốn là đặc trưng của dân QL chúng mình .Nó cũng cho phép ngôn từ, chữ nghĩa phóng khoáng hơn. Một số chữ có thể viết tắt v.v...