Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay ( Kỳ 1)

Gien của người Trung Quốc là gien gì ? Mời đọc loạt chuyện thâm cung bí  sử dưới trào Mao Trạch Đông sau đây .

Kỳ 1 : Về 4 người vợ của Mao Trạch Đông .

-
 
Sau 41 năm nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9.9.1976, thọ 83 tuổi, để lại không ít sóng gió trên chính trường Trung Quốc cùng những “trang tình sử” trong chuyện đời riêng của ông đang dần dần được sách báo Trung Quốc ngày nay viết đến…
Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con
Mao Trạch Đông với người vợ thứ tư Giang Thanh và con

Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông  do hai nhà văn Trung Quốc Tôn Hồng Quân và Lương Tú Hà chấp bút, Trung tâm tư liệu - Đại học Nhân dân Trung Quốc giới thiệu (Võ Toán biên dịch, NXB Lao Động, Hà Nội 2012) nhắc đến cuộc hôn nhân đầu tiên trong đời Mao Trạch Đông với La tiểu thư - một cô gái xinh đẹp sinh trưởng trong một gia đình phú hộ ở thôn Xích Vệ, xã Dương Lâm, huyện Tương Đàm (Hồ Nam) vào năm Mao Trạch Đông mới… 14 tuổi (1907). Năm ấy La tiểu thư lên 18 (sinh 1889, hơn Mao Trạch Đông 4 tuổi). 
Mối duyên đầu đời này do cha mẹ hai bên tác thành nhưng Mao Trạch Đông phản đối. Song cuối cùng lễ cưới rất linh đình, trang trọng vẫn được tổ chức dầu Mao thề rằng sẽ không bao giờ đụng đến người La tiểu thư dù chỉ là “chạm một ngón tay”. Cuộc ép gả này đã “khiến cho hai con tim trong trắng của họ (Mao và La tiểu thư) không có cách gì chấp nối lại cùng nhau” (sđd, tr.11). 
Ba năm sau ngày cưới, Mao Trạch Đông 17 tuổi, từ biệt gia đình đi học xa, La tiểu thư ở lại quê nhà, mang bệnh và qua đời ngày 10 tháng 2 năm ấy, lúc mới 21 tuổi - độ tuổi thanh xuân phơi phới nhưng chưa bao giờ được mãn nguyện vì yêu và không bao giờ ngờ rằng chồng mình sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản, nắm trong tay quyền lực cao nhất ở nước Trung Hoa bao la…
Cùng Giang Thanh - người vợ bị đưa ra tòa án tối cao xét xử gây chấn động năm 1980
 
La tiểu thư mất, cảnh giới ái nghiệp của Mao Trạch Đông hầu như vẫn lặng đi suốt bảy tám năm liền. Đến 25 tuổi (1918) trái tim ông lần đầu tiên mới thật sự rung động trước “thiên kim tiểu thư” Dương Khai Tuệ - con gái duy nhất của nhà nho lỗi lạc đương thời Dương Xương Tế - thầy dạy của mình. Họ yêu nhau. 
Với Mao Trạch Đông: “Người đời tri kỷ chỉ ta với nàng” (sđd, tr. 25). Dương Khai Tuệ thì: “Mình cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này vì mẹ mình một phần, phần nữa cũng là vì anh ấy” (sđd, tr.14). Cưới nhau vào mùa đông năm 1920, họ động phòng hoa chúc ở “ngôi đền Thanh Sơn dưới ngọn núi Diên Cao”, nơi đó mọi thứ như giường, chăn, gối, ghế tựa đan bằng mây đều cũ, duy chỉ có “chậu hoa sơn trà đặt bên cửa sổ, với những phiến lá màu xanh sẫm cùng nhiều nụ hoa chúm chím, là mang lại cho căn phòng tân hôn này một nguồn sinh khí bất tận” (sđd, tr.23).
 Từ đó đến suốt bảy năm sau, Khai Tuệ đã “dùng đôi vai mảnh khảnh của mình gánh vác cùng một lúc mấy trách nhiệm liền, vừa làm vợ, làm thư ký riêng, vừa làm trợ lý cho Mao Trạch Đông” (sđd, tr.23). Đến tháng 9.1927, theo chỉ định của Mao Trạch Đông, Dương Khai Tuệ bí mật về lại quê nhà ở bản Thương để lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng ấy cho đến ngày bị bắt đã “ung dung bình thản bước ra pháp trường” trong cuộc hành quyết ngày 14.11.1930, lúc mới 29 tuổi.  
Người vợ tiếp theo của Mao Trạch Đông cũng hết sức xinh đẹp, sinh năm 1909 (kém Mao Trạch Đông 16 tuổi) là Hạ Tử Trân, có ngót 10 năm chung sống với 6 lần sinh nở. Đến năm 1936, Hạ Tử Trân đã bước ra khỏi cuộc đời của Mao Trạch Đông từ một “nghịch duyên” như thế nào xin được kể sau.
Bây giờ nói đến người vợ thứ tư là Giang Thanh. Giang Thanh sinh năm Giáp Dần 1914, cầm tinh con Cọp (Mao Trạch Đông sinh năm Quý Tỵ 1893, cầm tinh con Rắn). Khi Mao Trạch Đông tiến về Bắc Kinh, tự tay kéo lá cờ đỏ năm sao lên Thiên An Môn trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10.1949, lúc ấy Giang Thanh 35 tuổi nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất phu nhân”. Đến 31 năm sau (tháng 11.1980), sự đời thay đổi, Giang Thanh bị đưa ra Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đã làm dư luận thế giới giật mình bởi những lời tuyên bố đầy “ấn tượng” như:
- “Tôi là con chó của Chủ tịch Mao Trạch Đông. Ông ấy bảo tôi cắn ai thì tôi phải cắn người đó”.
Một trong những người bị “cắn” đau nhất là nguyên soái Bành Đức Hoài - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - từng được Mao Trạch Đông quý trọng ân cần gọi: “Bành đại tướng của tôi”. Nhưng Giang Thanh sai Hồng vệ binh đánh gãy xương sườn nguyên soái, rồi dắt đi rêu rao nhục mạ khắp phố phường trước khi giam 8 năm cho đến ngày ông chết trong bóng tối ra sao? (còn nữa)

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Ông Chủ tịch nước nói cũng không chuẩn ?

Việt Nam không mang ơn Trung Quốc


Vương Trí Dũng


 Theo BVN 

Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “ mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”(http://dantri.com.vn/chinh-tri/viet-nam-mang-on-thi-se-tra-nhung-trung-quoc-khong-duoc-ap-dat-892943.htm). Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.
Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.
2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại. 
3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.
Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.
Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam. 
4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng.
Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.
5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.
Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông. Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.
Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.
Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.
1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.
2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.
3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.
4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.
5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.
Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút. 
V.T.D

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Tục ngữ Việt Nam tài thật !
( Sưu tầm - Tác giả Vô danh )

Bốn người khách thuộc hạng văn/thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên : 
-    Em rót bia cho mấy anh nhé?
Anh A liền tán :
-    Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?
Cô cười dịu dàng:
-     Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
 Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa.
 

Anh B vỗ đùi:
-    Úi chà ! Giỏi thơ thiệt ! Tuyệt vời. Rót bia đi.
-    Dạ . Cảm ơn quí anh.
Anh C đon đả :lấy thêm ly. 

-    Mời em cùng ngồi uống cho vui.
-    Dạ.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá.
Anh D mời tất cả cụng ly :
-    Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ !.
Cô cười rất duyên :
-    Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui thôi mà anh .Quí anh không thấy phiền chứ ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải?
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực :
-     Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học. Không bao giờ bị kẹt.
-     Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?
Cả bàn nhốn nháo , vui như mở cờ trong bụng . Toàn những văn sĩ, thi sĩ thì có xá gì 3 chuyện lẻ tẻ ! 
Cô gái thấy vậy bèn tủm tỉm duyên dáng rồi cất giọng oanh vàng :
-     Thưa mấy ông anh, nếu có một ông anh như ông đây ... khỏa thân , cõng một ông anh kia cũng ...khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?.
Bốn vị khách vừa thẹn thùng vừa bối rối , tìm mãi không  ra câu tục ngữ nào diễn tả đúng trường hợp hy hữu này …
Anh C thẳng thắn :
-     Chúng tôi thua. Cô giảng đi !
Cô bình tĩnh giải thích:
-     Này, một ông khỏa thân, cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: “Gậy ông đập lưng ông”.
-     Úi trời! Đúng quá !
Cả bàn cười rộ . Vừa rót thêm bia, cô vừa đố tiếp:
-     Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô giải đáp.
Cô cười tủm tỉm :
-     Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: “Chim sa cá lặn”.
Cả bàn cười vang như pháo tết.
-     Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp:
-     Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?

Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích :
-    Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ kêu bằng  “Trứng chọi đá !”
Cả bàn cười vang.
Ông D hăm hở :
-    Đúng quá đi chớ . Trứng này không bể được ! Còn nữa không ?
Cô gái tiếp :
-    Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo «tục ngữ» các ông nói sao ?
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị.
Cô gái tiếp :
-     Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà «tục ngữ» gọi là «Đất lành chim đậu» . Đúng chưa ?
Bốn đấng mày râu cười méo cả miệng vội vã thanh toán tiền rượu mồi rôi lặng lẽ đánh bài chuồn !  .

Kể chuyện Vua Phượt làng ta vào miền Nam

Giữa tháng 6 năm nay, cụ Diachuoansai, tức Hoàng Thế Long, tức Vua Phượt của Làng Culờ đang ở HN, đột ngột  xuất  hiện trên facebook trong một bức ảnh ngồi nhậu với con trai Công tử Bạc Liêu ! Tất cả các cụ ông cụ bà ở SG đều ngạc nhiên bởi chuyến đi du lịch miền Tây Nam Bộ của cụ hoàn toàn được giữ kín cho đến khi kết thúc ! Thực ra vợ chồng hai người con trai của cụ- 1 ở HN, 1 ở SG, theo kế hoạch tổ chức chuyến du lịch đại gia đình " hội sư" ở Phan Thiết  , nhưng Vua Phượt lại ngồi tầu hỏa thẳng vào SG. Không về nhà con trai, vua Phượt ra ngay bến xe Miền Đông mua vé xe đò máy lạnh giường nằm đi Bạc Liêu . Chuyến du lịch tốc hành tư do 2 đêm 2 ngày (mất 1 đêm nằm ngủ trên xe, 1 đêm nằm khách sạn ) vua Phượt cũng hoàn thành một chuyến đi nhiều thú vị. (Bấm xem hình ảnh tại đây) . Có lẽ ấn tượng nhất là một bữa nhậu với Ba Đức ( Trần Trinh Đức), con trai của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy ( ba Huy), cháu nội của ông Hội đồng Trạch .Đây là một dòng họ giầu có, ăn chơi nổi tiếng đã thành giai thoại  nhưng lại có cái kết hết sức bi thảm mà nhiều nhà văn, nhà Nam Bộ học như Sơn Nam, Vương Hồng Sển ...đã viết thành sách !

 Nhà Công tử Bạc Liêu nay đã thành điểm du lịch  nổi tiếng của Bạc Liêu

 Cụ Thế Long uống rượu với ông bạn cũ và con trao công tử Bạc Liêu ( Bìa phải )
Các cụ bạn Culờ của Vua Phượt chỉ được gặp cụ trước ngày cụ về HN 1 tuần. 
 -----------------------------

Vợ chồng cháu Linh ở trong căn hộ rộng trên 130m2 của 1 chung cư cao cấp

 
Trong lúc chúng tôi ngồi chơi uống nước trà thì bố con cụ Thế Long đã "âm thầm" sửa soạn 1 tiệc rượu sang trong với rượu, bia ngoại và các món ăn theo phong cách ẩm thực Âu-Mỹ . Đây là hành vi vi phạm thỏa thuận bởi theo kế hoạch thì trưa nay sẽ ăn cơm ở mật khu BR do vợ chồng Hạnh-Khắc khoản đãi . Kết luận : đây là 1 "vụ lừa đảo có tổ chức !" ( Nói theo ngôn ngữ cụ Tú Riềng  ). Cháu Linh làm GĐ công ty tư nhân chuyên sản xuất cung ứng chất phụ gia cho bê tông xây dựng. Vợ cháu Linh đang điều hành một quán Cafe mới khai trương gần đường Trường Sơn ( Khu sân bay TSN .Tp.HCM ), cháu nội cụ Thế Long đang dự thi lấy học bổng học Lớp 12 ở Australia. Hội ta thật tự hào vì có một số cụ có các con giỏi kinh doanh, hiếu thảo với cha mẹ như 2 con trai cụ Thế Long và 2 con trai cụ Khoa Phi ( Cả 2 cụ đều không có hàng ngoại !).

 

( Cháu Linh ngoài cùng bên phải )

 Bữa tiệc ở nhà cụ Duy Khắc thiếu 2 cụ Đồng-Huyền ( có lý do), nhưng thêm cụ KỳGai Lớp trưởng.

Vẫn phong cách Vua Phượt Hội Culờ, cụ Diachu quyết đi 1 mình để tự tìm đến nhà Khắc-Hạnh ở Mật khu BR ( Xin nhớ là nay đã thay đổi vì Dự án con đường mang tên Phạm văn Đồng rộng lớn bậc nhất Tp.HCM mới hoàn thành và đưa vào sử dụng .) 

 
Cụ chủ nhà ra tận cửa đón khách thủ đô !

 Sau một bữa ăn ngon miệng với đặc sản vườn nhà : gà , thỏ tự nuôi , rau quả tự trồng và với tài chế biến của bà chủ , mọi người lại quây quần bên bàn trà nói đủ các chuyện xa/gần, mới/cũ


 Ông bà chủ lưu luyến tiễn khách quý ra về .
Cụ Thế Long "Vua Phượt" sẽ trở về Bắc trên chuyến tầu Hỏa xuyên Việt vào tối nay (28/6). Cụ khoái đi tầu hỏa hơn đi máy bay. Cụ hy vọng có dịp Hội ta rủ nhau cùng lấy vé  để được " sống chậm" , trên một chuyến tầu hỏa đưa ta " trở về tuổi thơ" !

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Trứng gà giả TQ nhiễm HIV ?

Trung Quốc đưa trứng gà giả có nhiễm HIV vào Việt Nam?

Cập nhật: 21/06/2014
Đây là một đoạn các bạn trẻ, và cộng đồng mạng đang chia sẻ trên facebook, thực hư chuyện này thế nào thì chúng tôi chưa khảng định được. Là có trứng gà giả mà lấy nhiễm HIV  như cộng đồng mạng đang chia sẻ hay không.

Hãy lên tiếng ..vì bạn và cộng đồng người việt chúng ta,<-- vì tôi ..vì những người thân yêu và cộng đồng cuả chúng ta .
Trung Quốc đang đưa vaò Việt Nam một loại trứng gà giả được làm bằng cao su bên trong chứa HIV Dương Tính .và số trứng này đang tràn vaò miền Bắc nước ta rất nhanh chóng.
Hãy chia sẻ để mọi người thấy hết được sự tàn ác của Trung Quốc.


Độc giả này nhận thấy loạt trứng chị vừa mua có những điểm đầy nghi vấn như: “Trứng không có mùi tanh. Đầu lòng đỏ có sợi xoắn, giống như là đầu màng nilon bọc lòng đỏ được xoắn lại.


Sau khi nhận được thông tin này, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã vào cuộc và phát hiện ra trứng gà giả đã có mặt tại các quầy bán trứng gà tươi.
Trước sự việc này ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng CATVSTP cho biết: “Bản thân ông chỉ vừa mới nghe thông tin về “chiêu” làm trứng gà giả theo công nghệ mới của Trung Quốc”. Ông cũng khẳng định, Việt Nam chưa phát hiện hiện tượng trứng gà giả như mô tả theo công nghệ này.

Dương Qúa Tổng Hợp
----------------------------------------------------------------
Nguồn : SAOVPOP.vn TẠI ĐÂY

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Từ BÁCH VIỆT đến VIỆT NAM (tư liệu lịch sử)

Bách Việt khởi nguồn của dân tộc Việt hiện đại
( Sưu tầm )

1/ Bách Việt là gì ?
Bách Việt là tiếng của người Hán dùng để chỉ tập hợp các sắc dân chủng Việt (phần lớn cư ngụ tại miền nam sông Dương Tử hay sông Trường Giang tức một trong 2 sông lớn của Trung quốc và nằm về phía nam so với Hoàng Hà nằm ở phía Bắc) mà người Hoa Hán gặp gỡ và tranh đấu khi họ bành trướng từ Hoa Bắc (nửa phía bắc của Trung quốc) xuống Hoa Nam (nửa phía nam). Lãnh thổ của bộ tộc Bách Việt, theo huyền sử, là nước Xích Quỷ dưới quyền vua Kinh Dương, bắc giáp Hồ Nam, nam giáp Chiêm Thành, tây giáp Tứ Xuyên, đông giáp biển Đông. Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên (TCN), sử sách ghi nhận các nước Hồ Việt (ở Hồ Nam), U Việt (ở Triết Giang), Mân Việt (ở Phúc Kiến), Đông Việt (ở Giang Tây), Nam Việt (ở Quảng Đông), Âu Việt (ở Quý Châu & Quảng Tây), Điền Việt (ở Vân Nam), Lạc Việt (bắc Việt Nam), Chiêm Việt (đảo Hải Nam), v.v... Các nước này nằm kế tiếp nhau từ miền nam sông Dương Tử, qua lưu vực sông Hồng, xuống tận bình nguyên sông Mã.

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Đôi lời nhân chuyện báo chí TQ gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang"

Trần Kinh Nghị
Nhân chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì ngày 18/6, báo chí TQ đã lập tức xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn nhằm đổi trắng thay đen và bôi nhọ VN.  Đây không phải lần đầu mà là một món nghề gia truyền của TQ vì họ nghĩ mình là nước lớn đông dân thì cứ to mồm nói càn thì có thể biến không thành có, biến sai thành đúng...


Người Việt lâu nay đã biết quá rõ và thế giới cũng đang nhận ra tật xấu này của TQ. Nhưng riêng việc gọi họ VN là "đứa con đi hoang" cho thấy căn bệnh đã quá nặng. Và điều đáng nói hơn là thái độ láo xược ngông cuồng của tư tưởng Đại Hán đã một lần nữa xúc phạm tình cảm của 90 triệu nhân dân VN và bản thân nhân dân TQ. Xin bảo thẳng vào mặt họ một câu trước đã: Không có chuyện nước lớn nước nhỏ (1), lại càng không có chuyện nước cha mẹ, nước con cái ở đây!

Các tên và vị trí  trong bản đồ này chỉ mang tính minh họa 
Nói vậy là vì, bất cứ ai nghiên cứu lịch sử cổ đại TQ đều biết trên đất Trung Quốc ngày nay đã có hàng trăm tộc người Việt (sử TQ chép là "Bách Việt") cư trú trên khắp miền đất phía Nam sông Dương Tử, chính xác là phía Bắc giáp sông Dương Tử, phía Nam đến miền Bắc VN ngày nay, phía Tây giáp Tây Tạng, phía Đông Giáp biển Thái Bình Dương.  Cách nay khoảng 5.000 năm trong quá trình hình thành và phát triển quốc gia, người Hán đã tràn xuống phía nam xâm lấn đất đai của người Bách Việt. Tuy không đầy đủ nhưng sử sách và truyền thuyết của cả TQ và VN đều cho thấy thực tế lịch sử này, trong đó nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn có thể được coi là một ví dụ khắc họa quá trình đấu tranh sinh tồn của các vương quốc Bách Việt trước sự bành trướng của Hán tộc. 

Lịch sử cũng cho thấy sau nhiều thời kỳ bị xâm lấn, các vương quốc Bách Việt lần lượt bị chinh phục rồi bị đồng hóa với các mức độ và tốc độ khác nhau bởi Hán tộc. Đến giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên thì vương quốc Văn Lang (Lạc Việt) một phần bị thôn tính, một phần bị đẩy xuống phía nam và trụ lại với tên gọi Âu Việt của An Dương Vương, sau đó là Nam Việt của Triệu Đà (2) trước khi bị các triều đại Hán tộc chinh phục hoàn toàn và thống trị trong thời gian dài được sử sách gọi là "ngàn năm Bắc thuộc". 

Vì nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chính là ý đồ xuyên tạc và tráo đổi sự thật lịch sử của các triều đại TQ, phần tiền sử của dân tộc Việt Nam ngày nay chỉ còn biết đến qua truyền thuyết về các Vua Hùng và Âu Cơ Lạc Long Quân. Tuy nhiên, khác với các vương quốc Bách Việt khác, Việt Nam sau thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc đã không bị đồng hóa mà vẫn trụ vững với bản sắc dân tộc riêng, với tư cách một quốc gia dân tộc độc lập còn lại duy nhất của Bách Việt. Đây cũng là thành quả chung của Bách Việt vì trong thời kỳ nào cũng có nhiều thế hệ người gốc Bách Việt, kể cả những quan lại do Vương triều cử đến VN, chọn cách hội tụ tại vùng đất này để lập quốc nhằm giữ gìn cốt cách và bản sắc văn hóa của người Việt. 
Vẫn biết hiện tượng xâm lấn, chiếm đoạt đất đai và đồng hóa dân tộc đưa đến sự thịnh hoặc suy của các quốc gia trên thế giới là lẽ đương nhiên, kể cả trường hợp giữa Hán tộc và Việt tộc. Nhưng nếu cố tình xuyên tạc, tráo đổi những sự thật lịch sử là một tội ác trước nhân loại. Trên thực tế, giới cầm quyền TQ thời nào cũng vi phạm tội ác này. Họ không bao giờ chịu thừa nhận thực tế là các tộc người Bách Việt chiếm phân nửa dân số của TQ ngày nay đã và đang góp phần tạo nên cốt cách của nền văn minh TQ hiện đại. Họ cũng lờ đi thực tế rằng ngay cả bên trong nước TQ ngày nay cũng chưa hẳn đã hoàn toàn ổn định trước trào lưu đòi tự trị hoặc độc lập của các tộc người không phải Hán tộc như Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Tạng ở Tây Tạng, và một số dân tộc thiểu số gốc gác Bách Việt ở miền nam; trường hợp Đài Loan là khá rõ ràng. Những kẻ độc tài Bắc Kinh nếu thích thì có thể coi các phong trào ly khai như "con cái hoang đàng" nhưng dứt khoát không thể sử dụng từ đó đối với VN một quốc gia độc lập ngang hàng với TQ về mọi mặt.    

Chỉ có những kẻ bất chấp sự thật mới dám gọi Việt Nam là "đứa con đi hoang" (của cha mẹ TQ). Đó là cách gọi vô lối xấc xược mà chỉ những kẻ tư tưởng dân tộc bệnh hoạn bá quyền nước lớn mới sử dụng, nếu không được ngăn chặn sẽ trở thành chủ nghĩa phát xít chưa biết chừng. Nếu còn chút liêm sỉ họ nên biết trân trọng giữ gìn những mặt tốt đẹp của quá trình giao thoa văn hóa giữa hai dân tộc Việt- Hán, biết tôn trọng mối quan hệ bình đẳng giữa hai quốc gia có chủ quyền. Nếu làm ngược lại điều này họ sớm muộn sẽ đẩy quan hệ hai nước vào vòng xoáy của bạo lực, và TQ không thể tránh khỏi thất bại, tan rã như đã từng thấy trong lịch sử.  

Ghi chú:
(1) Phát biểu của  Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì tại Diễn đàng Sangri-La mới đây và đã bị dư luận quốc tế phản đối. 
(2) Được biết sử sách TQ không thừa nhận Nam Việt của Triệu Đà trong khi sử sách VN đa số ý kiến coi Triệu Đà là "xâm lược phương Bắc", nhưng Hưng Đạo Vương đã coi Triệu Đà là "bậc tiền bối của dân tộc". Nhân đây xin đề nghị  giới sử học VN cần xem xét đánh giá lại vấn đề này.  

----------------------------------------------------
Tác giả Trần Kinh Nghị , nhà ngoại giao kì cựu, ông từng là Phó đại sứ Việt Nam tại Đan Mạch 

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Nhà báo " sát thủ" Nga cảnh báo .

Trung Quốc sẽ 'thực dân hóa' nước Nga?

 (VTC News) - Đó là lo ngại mà nhà báo 'sát thủ' Sergey Dorenko cuối tháng trước đưa ra trên kênh thông tin (Youtube) của mình  .
Thông tin này được dư luận Nga hết sức quan tâm, cụ thể, từ 23/5, đến 29/5 đã có gần 53.000 lượt người vào xem clip và hiện nay vẫn được trích dẫn, chia sẻ và bình luận rôm rả trên các diễn đàn của Nga.

Thực ra, trước đó dư luận Nga cũng có đánh giá nhiều chiều về mối quan hệ Nga - Trung bất ngờ nồng ấm Tuy nhiên chỉ đến khi Sergey Dorenko xuất hiện trên Truyền hình với những nhận định không úp mở thì vấn đề mới thực sự trở thành mối quan tâm rộng rãi của người Nga !
 Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều và Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich

Vậy Sergey Dorenko là ai ?
Ông là một nhà báo khá nổi tiếng, sinh năm 1959, chuyên bình luận chính trị. Ông từng dẫn Chương trình "Thời sự" của kênh 1 Nga, sau đó giữ chức Phó Tổng giám đốc kênh này.

Từ năm 2008-2013, ông là Tổng biên tập Đài phát thanh «Русская служба новостей".
Từ năm 2012, Dorenko mở một kênh bình luận cá nhân trên Youtube, thu hút khá nhiều người theo dõi.

Sergey Dorenko có biệt danh là "nhà báo hình sát thủ"-«телекиллер" từ năm 1999, khi ông công bố các tư liệu về Iury Luzhkov (thị trưởng Matxcơva) trong cuộc bầu cử vào Đuma quốc gia Nga với băng hình quay từ trực thăng các bất động sản của Luzhkov ở ngoại ô Moskva. Từ đây ông vạch ra xuất xứ bí mật nguồn tiền của ngài thị trưởng thủ đô nước Nga !

Cũng năm này, trong chương trình cá nhân "Chương trình của Sergey Dorenko" (phát đúng vào lúc 21h, thay thế chương trình Thời sự), Sergey Dorenko đã công bố các thông tin về tình trạng sức khỏe của Evgheny Primakov, ứng cử viên Tổng thống Nga và sau đó ông này đã bị loại khỏi danh sách chạy đua vào chức Tổng thống. Các đồng nghiệp thời đó đã gọi Dorenko là "nhà báo hình sát thủ".
Ảnh chụp lại trên màn hình

Trong clip bình luận "«Китайская колонизация России»- Trung Quốc thực dân hóa nước Nga, được đưa lên mạng hôm 23/5, ngay sau chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin, nhà báo này đã cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn của sự 'xâm thực' Trung Hoa qua các hợp đồng ký kết, qua sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực như xây dựng đường sắt, nhà ở.

Về hợp đồng mua bán khí đốt khổng lồ vừa được ký kết, Dorenko phân tích lý do bất thường khi Trung Quốc có vẻ 'phấn khởi' với hợp đồng này.

Nhà báo này chỉ rõ: Trung quốc có thể dễ dàng mua khí đốt của Turmenistan, rẻ hơn 2 lần, và của Iran với giá còn rẻ hơn. Thậm chí có thể mua của Australia. Nhưng họ chỉ mua của Nga, không hề rẻ, mà với "giá bình thường"-за нормальные деньги.

Giải thích sao đây, khi người Trung Quốc vốn là những kẻ khá "ranh mãnh"-китайцы хитрые. Nhất định là họ phải 'chơi' chúng ta- ông khẳng định.

Thêm nữa, Trung Quốc mua không nhiều, chỉ bằng lượng gas hàng năm bán cho Ukraina. Trung Quốc khổng lồ là vậy, mà chỉ mua tương đương với Ukraina. Họ cần nó làm gì? Có chuyện ranh ma gì ở đây không?

Lượng gas Trung Quốc mua còn ít hơn 5 lần so với nguồn gas Nga bán cho châu Âu và chúng ta vui mừng vì điều này. Trung Quốc còn ràng buộc chúng ta với hợp đồng xây dựng đường ống khí đốt 55 tỷ USD, rồi còn tính toán ràng buộc Siberia nữa...Điều đó hẳn là tốt chứ?

Còn nữa, họ sẽ xây các cảng và nhà cửa cho các thành phố của Nga. Cảng đó là những vị trí chiến lược. Họ sẽ làm nhanh, ngon lành, nhưng tiền thù lao họ sẽ lĩnh bằng quyền được điều hành và vận hàng các cảng này. Thêm nữa, hiện nay họ đang thăm dò để khai thác tài nguyên mỏ của Nga.

"Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc 'khai khẩn' vùng Viễn Đông của chúng ta? Không có gì đáng sợ sao, khi Trung Quốc biến vùng Viễn Đông của chúng ta thành một chiếc kẹo?

Vâng, và họ dễ dàng biến cả nước Nga chúng ta thành một chiếc kẹo. Họ sẽ làm đường cho chúng ta, xây dựng nhà máy công xưởng, những trung tâm khoa học tuyệt vời cho chúng ta. Điều đó có hay ho gì không? Và bạn đã thấy rùng mình chưa?"- Dorenko nói.

Tiếp theo, Sergey Dorenko phân tích về việc Trung Quốc sẽ thâm nhập thị trường xây dựng của Nga."Họ sẽ xây dựng các nhà máy xi măng ở đó, xây dựng đâu vào đó, khá nhanh, với giá rất rẻ các khu nhà ở. Người Trung Quốc sẽ xây với giá thành rẻ ít nhất là một nửa so với người Nga. Nhân dân sẽ thích điều đó chứ?"- ông nói.

Sau khi các nhà thầu xây dựng Trung Quốc đã giành được thiện cảm của người dân Nga, các chính trị gia Nga sẽ tìm cách kết thân với họ, như để tranh thủ thiện cảm, sự ủng hộ của dân chúng.

Dorenko cũng cảnh báo nguy cơ thậm chí người Trung Quốc sẽ đứng sau việc bầu ra các tỉnh trưởng và còn ở cấp cao hơn.

"Điều đó tốt chứ, phải không? Hay là bạn vẫn còn rùng mình? Cần phải làm quen dần thôi. Chúc các bạn những điều tốt đẹp"-Dorenko kết luận.

Phan Việt Hùng
 -----------------------------------------------------
Xem bài trên VTC News và Clip Bấm tại đây

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Nhân ngày Báo chí VN- Lục lại ký ức

KHOẢNG CÁCH 23 NĂM và XA HƠN NỮA ...
Hai chúng tôi, 1 nhà báo ( truyền hình), 1 họa sĩ vốn là chỗ thân quen với TGĐ Vietsopetro Ngô Thường San nên hay được ưu tiên theo chân các CBCN Dầu Khí ngồi trực thăng bay ra các giàn khoan để tác nghiệp. Tôi làm phim còn HS PĐĐ thì lấy tư liệu sáng tác hội họa. Ngoảnh đi, ngoảnh lại đã gần 1/4 thế kỷ, những ấn tượng về BIển đảo giầu đẹp của Tổ quốc vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ...

 Ngày xửa ngày xưa ....
 Về nước, với cương vị Giám đốc đầu tiên của CQTT Truyền hình VN tại Tp.HCM , nhưng vốn ham nghiệp vụ hơn làm lãnh đạo . Ngồi một chỗ không yên, chỉ thích kéo quân " ra mặt trận" . Lang thang khắp Miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Học ca cải lương của mấy em ca ve đầu cầu Cái Răng ( Phung Hiệp, Cần Thơ) mà mãi không hát được ! Bù lại, song ca với Chủ tịch tỉnh nhạc sến Trần Thiện Thanh, mùi có tiếng. Được mang tên là anh Hai Tỏi ( Vì có anh Hai Ớt người Cần Thơ trùng tên khai sinh, làm thứ trưởng bộ Văn Hóa , sợ lẫn !) .Thân nhất với ông Sáu Dánh ( GĐ Dệt Long An) và bà Ba Sương ( GĐ Nông trường Sông Hậu), cả 2 điển hình Doanh nghiệp giỏi  này về sau đều " lên bờ xuống ruộng " ! Leo lên tận Tây Nguyên kết thân với các ông chủ ( Giám đốc) đồn điền ( Công ty )Cà phê và mấy đại gia ngành sản xuất phân bón . Chủ nhật a dua theo họ rủ các nàng sơn nữ ra suối đốt lửa trại nướng thịt nai nhậu chơi và hát "Sơn nữ ca" ! Chiều thứ 7 đánh xe từ Buôn Mê Thuột xuống Nha Trang ăn đồ biển . Tất nhiên tin tức phóng sự bài vở gửi đều ra nhà Đài phát sóng. Gần như độc quyền trên Kênh Thời sự VTV nên được các địa phương " quý như mì chính cánh !" . Nhớ vụ Nhật thực ở Phan Thiết, liều mạng nhận đứng tường thuật trực tiếp tại hiện trường, ghi vào băng, ngay sau đó gửi tín hiệu qua Bưu điện phát thẳng vào Chương trình Thời sự 17g cùng ngày. Đây là pha " Truyền hình trực tiếp" liều mạng đầu tiên của VTV ! Năm 2000, tại Liên hoan Truyền hình Toàn quốc ( Tổ chức ở Vinh. Lần mấy quên rồi !), được giải VÀNG ĐẶC BIỆT  cho Phóng sự 2' 45" về đề tài cứu trợ đồng bào bị lũ lụt Miền Trung . Cho đến nay đây là Phóng sự Truyền hình có thời lượng ngắn nhất được trao giải VÀNG ( Đặc biệt- Hơn giải Vàng bình thường ) của Truyền hình Việt Nam !
Tổ chức phân công gì cũng làm, nhưng phân công làm sếp trưởng thì ...hổng dám ! Tay Trưởng ban Tổ chức rỉ tai : Này Bác, tầu đến ga mấy lần, đỗ lại, mở cửa mời bác lên, ưu tiên lấy vé sau mà bác cứ lờ lớ lơ là cái nghĩa làm sao ? Mình bảo, tao làm gì có trại nuôi ba ba rắn rết để bán đi mà lấy tiền mua vé lên tầu ! 
Thôi, đến giờ tầu chúng mày cứ chạy, tao ở lại coi ga sép cho khỏe ! 
Mà khỏe thật. Khối thằng bị tai nạn vì tầu trượt đường ray đấy thôi ! 


1965 .
Phóng viên Đài TNVN thời chiến .( Tây Quảng Bình 1965)

Trong một lần tập huấn nghiệp vụ quản lý Truyền hình với chuyên gia Đức ở Quảng Ninh ( 198?), mọi người thách đố nhau chụp đôi với Tạ Bích Loan ! Đây là bức ảnh đạt giải ...nhất !

------------------------------------------------------------------------
Chuyện còn dài nhưng kể dần dần các cụ nghe chơi ! Xin cảm ơn !

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Bà Hillary Clinton nói về Dương Khiết Trì và Biển Đông

 Thụy My lược dịch
LND : Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 18/06/2014 của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Thụy My xin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến nhân vật này trong hồi ký « Hard Choices » (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên « Le Temps des décisions » (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày thứ Tư 11/6.

…Ngoại trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã dần leo lên từng thang bậc trong ngành ngoại giao, ban đầu ông ta chỉ là phiên dịch. Tiếng Anh hoàn hảo của ông giúp chúng tôi có thể trò chuyện thật lâu, đôi khi nói liên hồi, trong nhiều cuộc điện đàm và hội nghị. Dương Khiết Trì hiếm khi vượt quá sự thận trọng ngoại giao, nhưng đôi khi tôi cũng có thể nhận ra tính cách thật sự của ông ta.
Một hôm, ông nói với tôi là khi còn nhỏ ở Thượng Hải, lớp học của ông không được sưởi ấm khiến ông run cầm cập, tay lạnh cóng không giữ được cây bút. Quá trình đi lên từ phòng học lạnh giá ấy đến Bộ Ngoại giao là một sự tự hào khủng khiếp cho những tiến bộ của Trung Quốc.
Đó là một con người dân tộc chủ nghĩa thâm căn cố đế, và chúng tôi có những lần tranh luận căng thẳng, đặc biệt về những chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, Bắc Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.
Trong những cuộc đối thoại gần nhất năm 2012 vào đêm khuya, Dương Khiết Trì không ngớt ca ngợi dài dòng vô số thành tựu và sự ưu việt của Trung Quốc, nhất là sự thống trị trong môn điền kinh. Lúc đó là khoảng một tháng sau Thế vận hội Luân Đôn, và tôi lịch sự nhắc ông ta, Hoa Kỳ mới là quốc gia giành được nhiều huy chương nhất.
Dương trả lời, « sự xuống dốc tạm thời » trong Olympic của Trung Quốc là do sự vắng mặt của nhà vô địch bóng rổ Yao Ming vì bị chấn thương. Ông ta cũng nói đùa là nên lập ra « Thế vận hội ngoại giao » với những môn tranh tài như « số kilomet đã đi qua », như vậy Mỹ sẽ có thêm ít nhất một huy chương.
 Chiều ngày 22/07/2011, Diễn đàn khu vực ASEAN khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Hà Nội, với các thảo luận chính thức về thương mại, biến đổi khí hậu, nạn buôn người, vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Dù vậy, vào ngày thứ hai trong lúc các cuộc hội thảo tiếp diễn, một chủ đề duy nhất chiếm lĩnh tâm trí mọi người : Biển Đông !
Các bất đồng về lãnh thổ, đã mang sẵn bề dày lịch sử, dân tộc chủ nghĩa và vai trò kinh tế, đã trở thành một vấn đề thử nghiệm cốt lõi : liệu Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang lên của mình để thống trị một khu vực ảnh hưởng đang bành trướng, hay là khu vực sẽ tái khẳng định rằng các tiêu chuẩn quốc tế cũng phải được áp dụng ngay cả cho các nước mạnh nhất ?
Các chiến hạm đối đầu tại các vùng biển tranh chấp, báo chí kích thích tình cảm dân tộc trong toàn vùng, và các nhà ngoại giao cố hăng hái ngăn cản xung đột nổ ra. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đây không phải là đề tài thích hợp cho một hội nghị khu vực.
Đêm hôm ấy, tôi tập hợp ông Kurt Campbell và ê-kíp phụ trách châu Á để nghiên cứu kế hoạch cho ngày mai. Những gì chúng tôi có trong đầu đòi hỏi một nỗ lực ngoại giao khéo léo, phải vận dụng mọi công sức thực tiễn đã bỏ ra trong khu vực từ một năm rưỡi qua. Chúng tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để hoàn chỉnh bản tuyên bố tôi sẽ đọc hôm sau, và điều chỉnh sự phối hợp với các đối tác.
Ngay khi mở màn phiên họp ASEAN, vở kịch đã bắt đầu. Việt Nam là người phát pháo. Mặc cho Trung Quốc phản đối ý định thảo luận về Biển Đông trong khuôn khổ hội nghị, Việt Nam đã nêu ra vấn đề tranh chấp. Rồi lần lượt từng bộ trưởng các nước đứng lên bày tỏ mối quan ngại và khuyến cáo sử dụng giải pháp đa phương và hợp tác để giải quyết các bất đồng lãnh thổ. Sau khi Trung Quốc phô trương cơ bắp và khẳng định sự thống trị của mình trong suốt hai năm, các nước khu vực đã phản ứng. Thời cơ đã đến, tôi ra hiệu xin phát biểu.
Tôi tuyên bố, Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong mọi tranh chấp. Nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp đa phương được đề nghị, với sự tôn trọng luật quốc tế và không có việc cưỡng bức, hay đe dọa sử dụng vũ lực. Tôi nhiệt liệt khuyến khích các quốc gia trong khu vực bảo đảm việc tự do di chuyển trên Biển Đông, và cùng soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn những xung đột.
Hoa Kỳ sẵn sàng tạo điều kiện cho tiến trình này, vì chúng tôi coi tự do hàng hải tại Biển Đông là « lợi ích quốc gia » của Mỹ. Từ ngữ này được chọn lựa cẩn thận để chơi xỏ lại khái niệm « lợi ích cốt lõi » mà Trung Quốc trước đó không lâu đã gắn liền với yêu sách bành trướng lãnh thổ trong khu vực này.
 Đến cuối tuyên bố, tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái cả mặt ! Ông ta yêu cầu ngưng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang những người láng giềng châu Á, ông ta nhắc lại rằng Trung Quốc « là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại». Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục.
Sự đối đầu ở Hà Nội không giải quyết được những bất đồng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông – hiện vẫn đang mạnh mẽ và nguy hiểm vào lúc tôi viết những dòng này. Nhưng trong những năm sau đó, các nhà ngoại giao khu vực vẫn xem hội nghị trên là một bước ngoặt, đối với tư cách lãnh đạo của Mỹ tại châu Á cũng như với cú sốc chống lại tham vọng thái quá của Trung Quốc.
Khi trở về Washington, tôi cảm thấy tin chắc hơn vào chiến lược và vị trí của chúng tôi tại châu Á. Lúc mới bắt đầu năm 2009, nhiều nước trong khu vực nghi ngại về sự cam kết và bền bỉ của chúng tôi. Tại Trung Quốc, một số người tìm cách thủ lợi từ cảm tưởng này. Chiến lược xoay trục được hình thành để xóa tan những nghi ngờ ấy. Trong một lần nói chuyện với Đới Bỉnh Quốc, ông ta đã thốt lên : « Tại sao các vị không ‘xoay trục đi chỗ nào khác ngoài khu vực này ? »
Tôi đã vượt qua nhiều cây số, nghe được nhiều bài diễn văn ngoại giao được diễn dịch một cách vụng về mà tôi chưa bao giờ tin lại có thể xảy ra. Nhưng điều này đã được đền bù. Chúng tôi đã ra khỏi được hố thẳm hồi mới lập chính phủ Obama, đã tái khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Những năm tiếp theo mang đến những thử thách mới, từ việc lãnh đạo đột ngột thay đổi ở Bắc Triều Tiên cho đến việc so găng với Bắc Kinh về số phận một nhà ly khai khiếm thị tị nạn ở đại sứ quán Mỹ. Cũng có những cơ hội mới cần nắm lấy.
Những tia lửa nhỏ tiến triển tại Miến Điện sẽ làm bùng lên trận cháy của một sự chuyển đổi đầy kịch tính, mang lại hứa hẹn dân chủ ở trung tâm một đất nước xưa nay đóng cửa. Và một phần nhờ vào nỗ lực kiên định của chúng tôi để thiết lập lòng tin lẫn nhau cũng như thói quen hợp tác, quan hệ với Trung Quốc sẽ tỏ ra bền bỉ hơn nhiều người đã dám hy vọng

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Hai cách đưa tin chuyến công du của Dương Kiết Trì ở Việt Nam


Hình ảnh: SO SÁNH CÁCH ĐƯA TIN CUỘC GẶP GIỮA TA VÀ LÃO TRÌ:

Báo ta đưa tin khách quan hơn:
+Phó Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. 
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với Việt Nam, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi, cùng nhau nỗ lực thúc đẩy các mặt hợp tác giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng và thực chất hơn nữa, đồng thời nhắc lại lập trường của Trung Quốc về Biển Đông.(http://dantri.com.vn/chinh-tri/khang-dinh-manh-me-quyen-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hoang-sa-889899.htm)

+Tiếp ủy viên Quốc vụ TQ Dương Khiết Trì chiều nay tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường về chủ quyền của VN với Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi.
Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Việt Nam; khẳng định Đảng, Chính phủ TQ hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với VN; mong muốn hai bên tiếp tục bàn bạc để làm giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, cùng nỗ lực giữ gìn cục diện quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định.(http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/181710/-lap-truong-ve-chu-quyen-vn-voi-hoang-sa-khong-the-thay-doi-.html)

Báo chí Trung Quốc lộ ý áp đặt, cách hành văn để chứng tỏ Trung Quốc trên cơ nhưng hơi vụng trong đưa tin:
+Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chỉ rõ, đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan. Điều bức xúc nhất hiện nay là Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn. 
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam trân trọng tình hữu nghị truyền thống hai nước, mong tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước, sẵn sàng nỗ lực cùng Trung Quốc, cải thiện và phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Việt Nam sẵn sàng tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai nước về xử lý thoả đáng các vấn đề nhạy cảm trong quan hệ hai nước, tránh để cho các vấn đề này quấy nhiễu toàn cục của quan hệ hai Đảng và hai nước, sẵn sàng tiếp tục duy trì sự trao đổi mật thiết với Trung Quốc về tình hình trên biển hiện nay, quản lý và kiểm soát tình hình căng thẳng, giải quyết thoả đáng các vấn đề liên quan, tỏ rõ với bên ngoài rằng hai nước Việt-Trung có khả năng giải quyết bất đồng bằng phương thức hoà bình.

Đại khái thế.
Tối nay, ta cho đoàn lão Trì ăn cơm.
Ăn xong, mai mua vé về đi để người lớn còn làm việc.
Nhỉ? 
                        Đ/c Dương Kiết Trì                              Đ/c Phạm Bình Minh


Báo ta đưa tin khách quan hơn:
+Phó Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Cu Vinh kể tiếp chuyện " Đọc xong muốn khóc !"

Calathau : Câu chuyện về mối tình ông lão Đan Mạch với bà lão Việt Nam sống thủy chung, nhân hậu ở VN nhưng lại bị vùi dập te tua mà vẫn trong veo tình người tình đất đã gây xúc động mạnh trong cộng đồng dân mạng. Mấy hôm nay có rất nhiều người đã trực tiếp tìm đến thăm 2 ông bà giữa cái nắng như thiêu đốt ở vùng cát trắng miền Trung . Nhà văn Nguyễn Quang Vinh ( tức Trưởng thông Khoai Lang chủ Blog Cu Vinh ) là 1 trong số những người đến sớm nhất.  Anh đã viết ngay 2 Entrys trong căn nhà của 2 ông bà và Post lên mạng . Những trang viết đầy xúc động và cảm phục  tiếp tục lay động lòng người đọc . Mình mang về đây để các cụ cùng xem.

 GIEO MỘT GIỌT YÊU GIỮA HOANG SƠ.
Cu Vinh Chủ Nhật, ngày 15 tháng 6 năm 2014
Khó tìm được một tình yêu như vậy, rất lạ, cảm động, từ vị ngọt trái chôm chôm tới gương mặt cô gái có tên Sang thật thà bán trái cây giữa đất Sài Gòn, ông Kurt khi đó 55 tuổi, đã chia tay vợ, sang Việt Nam du lịch và ngay khi gặp chị Sang, khi đó 45 tuổi, cũng đã ly hôn chồng, và cả hai đã bị sét ái tình.
Một câu chuyện tình yêu phải viết rất dài với rất nhiều cung bậc.
Ông Kurt đã đưa chị Sang về Đan Mạch sống 5 năm.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Mặt trận pháp lý chống TQ gây hấn : Bloggers lên tuyến đầu !

Calathau : Gần đây Truyền thông Trung Quốc mở chiến dịch phản pháo Việt Nam khi đưa ra những lý lẽ mà họ cho là chính VNDCCH " là nước đứng đầu danh sách các quốc gia công nhân chủ quyền của TQ trên các đảo Tây Sa và Nam Sa ". ( China Daily ). Nhiều báo đài của họ dẫn ra công thư của TT Phạm văn Đồng gửi TT Chu Ân Lai ( mà họ cố tình gọi là Công hàm). Họ còn nói ta đã in bản đồ địa lý có chú thích  Nam Sa, Tây Sa là của của Trung Quốc và sách giáo khoa Lớp 8 VN cũng nói vậy ! Sở dĩ biết được chuyện này là vì mình vào mạng xã hội , chứ tuyệt nhiên không thấy có trên báo viết báo hình " lề Đảng"của VN . Xem để biết thằng hàng hàng xóm xấu chơi này nó viện lý do gì mà ngang nhiêm vào cướp nhà ta.  .Nhưng còn thú vị hơn là các Bloggers đã tự đưa ra các ý kiến phản biện sắc sảo, đôi khi thuyết phục một cách bất ngờ !  Mình tin, rất có ích, nếu các học giả VN, các nhân vật đã đang và sẽ được nhà nước giao trong trách lên tuyến đầu giao chiến với TQ trên mặt trận pháp lý đọc các trang mạng như thế này ! Xin giới thiệu Entry của nữ Blogger có Nick Name Vũ thị Phương Anh . 

Trung Hoa nhật báo lại viết gì về Biển Đông thế ạ?

Vũ Thị Phương Anh Theo blog Anh Vũ  

Cả ngày nay - nói đúng hơn là cả hơn tháng nay - tôi chẳng làm gì được ngoài việc mò mẫm thông tin trên mạng về Biển Đông. Chẳng biết là may hay là rủi, mới sáng ra tôi đã vớ được bài viết mới của một "học giả" Trung Quốc đăng trên China Daily với nhiều lập luận mà đọc lên thì biết ngay là ngụy biện nhưng cũng khá nguy hiểm đối với những người vẫn còn mơ hồ và vẫn giữ cách tư duy như cũ. Tất nhiên là tôi rất bực, và vì thế cứ quanh đi quẩn lại với bài viết ấy, mất hết cả ngày.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Một bài xã luận trên báo Star Philippine ngắn gọn và khúc triết .

Hãy xem ai đang quốc tế hóa kìa?

Xã luận trên tờ Philippine Star 14/6/2014
Vũ Thị Phương Anh dịch
Theo FB Anh Vũ
Hãy thử xem ai vừa đưa vụ việc ra Liên hiệp quốc. China, vốn từ chối không chịu tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng về quyền hàng hải, giờ lại đang đem vụ tranh chấp lãnh thổ với VN ra Liên hiệp quốc.


Bắc Kinh không đi cùng con đường với Manila. Thay vào đó, Phó Đại sứ China tại LHQ nộp một thư khẳng định lập trường đến Tổng thư ký Ban Ki-moon, than thở rằng Việt Nam đang làm gián đoạn hoạt động của một giàn khoan mà China đã hạ đặt và tháng trước ở vùng biển "tranh chấp". Bắc Kinh kiên quyết khẳng định rằng Hà Nội đang xâm phạm chủ quyền của China trên vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa trong chuỗi đảo Trường Sa.

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

Đọc xong muốn khóc ( bài cuối )

Chuyện tình ông già Đan Mạch và bà bán chôm chôm

(TNO) Ba ngày nay, hàng ngàn cư dân mạng xôn xao về câu chuyện của ông Kurt và bà Sang, do một Facebooker chia sẻ. Là người đã đến thăm ông bà thường xuyên và nghe được những câu chuyện từ cuộc sống của mối tình già, Facebooker này đã viết lên câu chuyện khiến nhiều người trẻ xúc động và muốn đến chia sẻ.

 

Chuyện tình già: ông Đan Mạch - bà bán chôm chôm bên Quốc lộ 1

Để trồng những cây này, suốt 2 năm qua, ông phải tự đào giếng, đào hố trồng cây xuống 30 cm và mỗi sáng đều phải tưới rất đậm. Bà thường làm việc này lúc 5 giờ sáng, đi hết một vòng tất cả các cây, chăm sóc từng cây một

Đọc xong muốn khóc (Bài 2 )


Tùng xich lô là ai ? 
Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch.
Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini.
Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô. Anh dong duổi như thế đã 10 năm trời !

Tùng Xích Lô: 10 năm du ngoạn tôi chưa gặp ai như vợ chồng Kurt - Sang

 Ngay sau khi bài viết phản ánh hoàn cảnh và tấm lòng của cặp vợ chồng Kurt - Sang đăng tải trên Sống Mới (SM) và được lan tỏa trên cộng đồng mạng, rất nhiều người đã liên hệ đến tòa soạn và Tùng Xích Lô bày tỏ chia sẻ, muốn gánh vác những khó khăn mà đôi vợ chồng Đan Mạch đang đối mặt. Trò chuyện với SM - tác giả bài viết này, Tùng Xích Lô cho biết anh đã quyết định hủy chuyến đi của anh ra Bắc để lên kế hoạch làm hàng rào cho Kurt - Sang.



Anh đã gặp ông bà Kurt - Sang lần đầu tiên vào năm bao nhiêu và phải mất bao lâu anh mới hiểu được hoàn cảnh của ông bà, để rồi đến tận bây giờ anh mới chia sẻ lên Facebook?

Đọc xong muốn khóc ! ( Bài 1 )

 Calathau - Nhà văn lớn chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu người Đan Mạch Hen Crít-tan Anđécxen có lẽ sống lại cũng không thể tưởng tượng ra câu chuyện về người đồng hương của ông đang phải  khổ sở tại một nước Việt Nam xa xôi như thế này. Chuyện cổ tích  Andecxen thường  kết có hậu. Mong sao ông lão người Đan Mạch- con rể Việt Nam này đừng như số phận của Ông lão đánh cá !

Chuyện một người Đan Mạch tự xây cầu tại Việt Nam mà vẫn trắng tay

Tung xichlo
 (10/6/2014)
Họ là đôi vợ chồng già, chồng người Đan Mạch – vợ người Việt đã đổ hết tâm sức xây được 24 cây cầu treo và 5 trường học tại những vùng nông thôn nghèo của Việt Nam. Thế nhưng, cuộc đời họ lại không gặp suôn sẻ ngay trên chính mảnh đất mà họ yêu quý, giờ phải sống trong một ngôi nhà xây tạm bợ. Nhiều người không biết tới họ nhưng vẫn đi qua những cây cầu họ đã xây, Sống Mới đã được sự đồng ý của facebooker Tung Xich Lo – người đã chia sẻ những thông tin về cặp vợ chồng Kurt - Sang trên trang mạng xã hội - để gửi tới bạn đọc câu chuyện về những con người, dù không mang dòng máu Việt nhưng vẫn nhiệt tâm với nước Việt.

Ông Kurt trên mảnh đất sa mạc gần QL1.

"Lần đầu tiên, tôi gặp ông Kurt và bà Nhung là qua sự hướng dẫn của ông anh tôi khi anh giới thiệu về họ: “Cặp vợ chồng này có chung 1 trái tim tốt”, Tùng nên đến thăm họ. Trong nhiều năm qua, tại Đan Mạch, ông Kurt và bà Nhung đã được nhiều người dân Đan Mạch biết đến khi họ khởi đầu xây một cây cầu treo tại khu vực trồng cà phê, thuộc Bảo Lộc, Lâm Đồng bằng chính công sức và sự cần cù của họ.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Tường thuật trận cầu Việt-Trung trên sân Biển Đông .

World Cup: Khai mạc trận cầu Việt – Trung

Bài viết của bác Vĩnh An trên HM blog

Fan Việt Nam rất máu lửa nhưng cũng rất sexy
Việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu đến cắm ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, gây nên một làn sóng căm phẫn khắp nơi. Có cảm giác như Việt Nam bị Trung Quốc ép chơi bóng đá theo luật rừng, thời gian một hiệp không rõ, số hiệp chơi bất tận, trọng tài cũng không có nốt.
Đội Việt có vẻ yếm thế, chơi trên sân nhà, đá người nhà què cẳng, nhưng lại im lặng trước sự hung hăng của đối phương, fairplay một cách đáng ngờ, khiến fan nhà tức giận nghi có cá độ.
Đội hình Trung Quốc
Trong thế chiến 2, các tù binh Liên Xô trong trại tập trung của Đức quốc xã đá với đội bóng của quân đội Đức. Là những cầu thủ của đội Dinamo Kiev, họ đã đá hết mình, bất chấp các chiêu bẩn, tính mạng bị đe dọa, họ đã thắng 4-3 và tất cả đều bị thủ tiêu.

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Bình chơi vài câu trả lời VTV của tướng Vịnh .

Cách đây 6 ngày, chính xác là vào ngày 4/6, trên đình làng ta ( Blog lusonquelam.spot.com ) có treo bài trả lời phỏng vấn VTV của tướng Nguyễn Chí Vịnh ngay sau khi từ diễn đàn Shangri-La trở về.  Câu hỏi của báo đặt ra hay, nhưng tướng Vịnh trả lời còn hay hơn. BĐH blog đánh giá cao ông tướng đến như thế ! Các comments của Hong Phuong Dang , Congky Dinh, Khang Chien, Calathau  ...đều ca ngợi tướng Vịnh . Duy nhất chỉ có cụ Vu Duy Khac là còn tỏ ra ngờ vực, như ri  : " Tôi thì không thích ô NCV cũng như bố ông ta ,tôi có suy nghĩ họ mang nặng ý thức hệ ,thân TQ .Để hồi sau sẽ rõ !" (bấm xem tại đây)

Chỉ sau bài trả lời báo Tuổi Trẻ vài ngày , Tướng Vịnh lại thừa thắng xông lên - đăng Đài trả lời phỏng vấn của PV Truyền hình quốc gia ( VTV), cũng xung quanh đề tài này, nhưng lần này thì ông không được dư luận khen, trái lại có nhiều ý kiến chê ông.( bấm xem tại đây)
Xin trích ra đây 01 câu hỏi ( của PV) và câu trả lời của tướng Vịnh để các cụ đánh giá.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Hoan hô phát biểu của ĐBQH Nguyễn thị Quyết Tâm ( Tp.HCM)


Phải thực chất

Trích phát biểu của đại biểu QH Nguyễn Thị Quyết Tâm - Phó Bí thư Thành ủy TP HCM, Chủ tịch HĐND TP HCM - tại phiên thảo luận tổ của QH ngày 6-6. Tựa bài do Báo Người lao động.
Nguyễn Thị Quyết Tâm
  Calathau : Chiều 6.6 các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ xem nên bỏ phiếu tin nhiệm các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn ở 2 mức tín nhiệm hay 3 mức như quy định . Theo tổng hợp ( chưa đầy đủ)  thì có 45 đoàn ( trong tổng số 63 đoàn xin ý kiến) đã có 25 đoànn đề nghị chỉ nên để 2 mức ( "Tín nhiệm/ Tín nhiệm thấp". Hoặc "Tín nhiệm? Không tín nhiệm" ). Riêng ông TBT Nguyễn Phú Trọng kiên trì đứng về phe để 3 mức . Cụ thể : Tín nhiệm cao/ Tin nhiệm/ Tín nhiệm thấp . Rồi ông khẳng định : " Không tín nhiệm là nghỉ !" Hi hi ! Rõ là ....
Không biết cụ Tổng Trọng đã đọc ( nghe) bài phát biểu này chưa ? Cần lắm những đại biểu quốc hội dám nói thẳng, nói mạnh mẽ như thế này !

Quốc hội (QH) tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm hay lấy phiếu tín nhiệm là nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của một cá nhân. Khi QH lấy phiếu tín nhiệm là kết quả của 498 đại biểu QH chứ không phải quan điểm của một đại biểu.

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

Cựu Thủ tướng Anh Churchill nói về hiện tượng né tránh chiến tranh

Winston Churchill (30 tháng 11, 1874 – 24 tháng 1, 1965) là một nhà chính trị người Anh, Thủ tướng Anh trong thời Thế chiến thứ hai. Ông từng là một người lính, nhà báo, tác giả, họa sĩchính trị gia. Churchill, nói chung, được coi là một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anhlịch sử thế giới. Ông là Thủ tướng Anh duy nhất nhận giải Nobel Văn học và là người đầu tiên được công nhận là Công dân danh dự Hoa Kỳ ( theo Wikipedia)