Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

10 Năm TP.HCM phát triển và trưởng thành


Calathau : Trong chương trình đón Đ10 HN vào chơi SG-TpHCM nhân dịp 30/4 và 1/5, Trưởng tiểu ban lễ tân Nhật Lệ có lên kế hoạch tổ chức 1 chuyến xe chở các cụ khách quý đi 1 vòng thăm Tp HCM, đặc biệt là tới những công trình mới hoàn thành trong mấy năm gần đây để thấy được tốc độ phát triển của thành phố mang tên Bác. Tuy nhiên vì thời gian eo hẹp nên mời các cụ vào nhà Mõ ta làm một chuyến " Du lịch qua màn hình Vi tính".
Đại lộ Đông Tây, Nguyễn Văn Linh, cầu Phú Mỹ, hầm vượt sông Sài Gòn… là những công trình giao thông hiện đại, làm thay đổi diện mạo của thành phố sau 40 năm thống nhất.


Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Toàn tuyến đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ (trước đây gọi là đại lộ Đông Tây) với tổng kinh phí hơn 16.000 tỷ đồng, là một trong những con đường hiện đại bậc nhất TP HCM và cả nước. Con đường có tổng chiều dài gần 22 km, bắt đầu từ xa lộ Hà Nội (quận 2) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh), đi qua quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Đoạn từ đầu hầm vượt sông Sài Gòn (quận 1) đến quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đặt tên là đại lộ Võ Văn Kiệt vào ngày 29/4/2011. Với chiều dài 13,4 km, đại lộ Võ Văn Kiệt gồm 10 làn đường, rộng 70 m (từ nút giao quốc lộ 1A đến cầu Lò Gốm), 50 m (từ cầu Lò Gốm đến trước cửa hầm vượt sông Sài Gòn ở quận 1). Đại lộ Mai Chí Thọ (từ Xa lộ Hà Nội về đến hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 2) dài 9 km, mặt đường rộng 140 m. Ngoài việc rút ngắn chiều dài từ Đông sang Tây, đại lộ này còn có những đường nối dẫn vào cảng Cát Lái, cầu Phú Mỹ… giúp cho việc lưu thông qua đây dễ dàng hơn.
Hầm vượt sông Sài Gòn
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Hầm Thủ Thiêm là hạng mục quan trọng nhất trong dự án xây dựng đại lộ Đông – Tây của TP HCM. Công trình này có quy mô hiện đại nhất Đông Nam Á với chiều dài 1,49 km, rộng 33 m, cao 9 m gồm 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ôtô và xe máy. Ngoài ra, hầm còn có hai làn đường thoát hiểm, tốc độ thiết kế đạt 60 km/h.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Dự án hầm Thủ Thiêm được chính thức khởi công vào tháng 2/2005. Công đoạn quan trọng nhất là việc lai dắt, dìm và lắp đặt bốn đốt hầm, mỗi đốt có chiều dài 93 m, cao 9 m, nặng 27.000 tấn ở độ sâu 23 – 27 m dưới đáy sông Sài Gòn được thực hiện trong điều kiện khí tượng thủy văn vô cùng phức tạp. Mỗi sơ suất nhỏ trong quá trình lai dắt có thể dẫn đến những hiểm họa khôn lường. Hầm được thông xe ngày 20/11/2011, hơn một tháng sau nơi đây được đổi tên thành đường hầm sông Sài Gòn.
Cầu Phú Mỹ
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Cầu dây văng Phú Mỹ lớn nhất TP HCM bắc qua sông Sài Gòn nối quận 2 và quận 7, quận 9 (thuộc đường vành đai ngoài của TP HCM), được xem là biểu tượng của thành phố. Cầu được khởi công ngày 9/9/2005 và khánh thành vào ngày 2/9/2009, kết nối quận 7 với khu đô thị mới Thủ Thiêm, cảng cát lái, cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, quận 9. Cầu cũng giúp việc lưu thông từ phía Đông thành phố, các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh miền Tây thông qua các đường vành đai ngắn hơn.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Cầu có tổng mức đầu tư 2.076 tỷ đồng, dài hơn 2.000 m, không kể đường dẫn, rộng 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m. Hàng ngày, cầu có tới 100.000 lượt xe lưu thông qua.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7 đến quốc lộ 1A huyện Bình Chánh. Chiều dài toàn tuyến là 17,8 km, lộ giới 120 m gồm 10 làn xe, trong đó 6 làn xe nhanh, 4 làn xe hỗn hợp và 10 cây cầu. Đại lộ là xương sống của toàn bộ khu đô thị phía Nam thành phố kết nối với những công trình trọng điểm như khu chế xuất Tân Thuận, đô thị Phú Mỹ Hưng, nhà máy điện Hiệp Phước.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Đại lộ băng qua hàng loạt sông rạch đầm lầy, được thông với các tuyến giao thông nội thành từ Nam thành phố đến các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ cùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Được khởi công từ tháng 12/1996, vốn đầu tư 100 triệu USD, con đường được mệnh danh huyền thoại thời mở cửa và trục giao thông đô thị huyết mạch dài và bề thế nhất TP HCM này chính thức đưa vào sử dụng, từ 2007 sau 11 năm xây dựng.
Đường Phạm Văn Đồng
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Dự án xây dựng đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – vành đai ngoài) có tổng vốn đầu tư là 340 triệu USD, khởi công vào tháng 6/2008. Sau nhiều lần thông xe từng đoạn, đến nay, gần 11 km đường trong tổng số 13,6 km của toàn tuyến được đưa vào sử dụng từ nút giao Nguyễn Thái Sơn đến Linh Xuân. Đoạn còn lại khoảng 1,6 km, từ đường Trường Sơn (trước sân bay Tân Sơn Nhất) đến nút giao Nguyễn Thái Sơn dự kiến sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2016. Riêng đoạn cầu Gò Dưa (khoảng 1,3 km) dự kiến tháng 8/2015 sẽ hoàn thành.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Đường Phạm Văn Đồng là trục đường hướng tâm quan trọng của thành phố kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến quốc lộ 1A và quốc lộ 1K, tạo ra hướng giao thông mới qua các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức và kết nối với Bình Dương, Đồng Nai. Tuyến đường hoàn thành không chỉ tạo sự đi lại thuận tiện hơn cho người dân mà còn giảm tình trạng ùn tắc giao thông ở các cửa ngõ của thành phố.
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Cao tốc dài 55 km bắt đầu từ nút giao An Phú (quận 2, TP HCM) đến nút giao Dầu Giây (quốc lộ 1A, Đồng Nai), có tổng vốn đầu tư gần 21.000 tỷ đồng theo hình thức BOT. Đây là dự án thuộc bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc – Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, kết nối với Tây Nguyên và miền Trung. Cao tốc có vận tốc thiết kế 120km/h với 4 làn xe, chiều rộng nền đường là 27,5 m, phần mặt đường rộng 2×7,5 m và 2 làn đường dừng xe khẩn cấp 2×3 m. Đoạn từ đường vành đai 2 (TP HCM) đến quốc lộ 51 (Đồng Nai) rút ngắn lộ trình từ TP HCM đi Vũng Tàu còn 95 km với thời gian khoảng 80 phút thay vì 120 km và 150 phút như trước.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Đoạn từ thị trấn Long Thành (nút giao quốc lộ 51) đến Dầu Giây (quốc lộ 1) dài hơn 31 km đi qua tỉnh Đồng Nai được thông xe vào ngày 8/2 vừa qua. Sau khi thông xe, đoạn từ TP HCM đi ngã ba Dầu Giây (quốc lộ 1 và hướng đi Liên Khương) sẽ chỉ còn 50 km với thời gian 60 phút thay vì 70 km và mất đến 3 giờ do thường xuyên bị ùn tắc trên hướng quốc lộ 1.
Đường Trường Sa-Hoàng Sa bên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Từng được mệnh danh là dòng kênh bẩn nhất Sài Gòn với những khu nhà ổ chuột hai bên bờ, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã được “hồi sinh” sau gần 20 năm cải tạo. Để làm sạch dòng kênh từ năm 1993, thành phố đã giải tỏa hàng nghìn căn nhà lụp xụp hai bên bờ cùng với việc xây dựng hai tuyến đường ven. Dự án có tổng vốn đầu tư 1.600 tỷ đồng để đền bù giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh, nạo vét khoảng 260.000 m3 bùn đất, làm đường, lát vỉa hè, trồng cây xanh…
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Bên cạnh việc cải tạo cảnh quan cho dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mục tiêu của dự án còn nâng cao năng lực giao thông, tạo thành hướng lưu thông theo trục Bắc – Nam, giảm bớt ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Lê Văn Sỹ, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bằng 2 tuyến đường mới Trường Sa và Hoàng Sa, mỗi đường dài 9 km chạy song song hai bên kênh.
Cầu Sài Gòn 2 đồng bộ với Xa lộ Hà Nội
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Với việc mở rộng xa lộ Hà Nội, cửa ngõ Đông Bắc TP HCM trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên việc giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến đường này sẽ kém hiệu quả nếu không có sự xuất hiện của cầu Sài Gòn 2. Công trình này một mặt giải tỏa áp lực cho cầu Sài Gòn cũ, mặt khác góp phần nâng cao năng lực giao thông cho cửa ngõ Đông Bắc TP HCM.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Cầu Sài Gòn 2 hoàn thành ngày 15/10/2013, được xây dựng song song với cầu Sài Gòn hiện hữu, dài gần 1 km gồm 30 nhịp được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7. Dự án có tổng kinh phí xây dựng gần 1.500 tỷ đồng. Việc đưa vào sử dụng cầu Sài Gòn 2 đảm bảo tính đồng bộ về quy mô với tuyến xa lộ Hà Nội đã và đang được mở rộng góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội TP HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cầu và nút giao Thủ Thiêm
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối trung tâm thành phố, quận Bình Thạnh với khu đô thị mới Thủ Thiêm và đại lộ Mai Chí Thọ. Cầu Thủ Thiêm được xây dựng với tổng vốn đầu tư 1.473 tỷ đồng và thông xe từ ngày 25/12/2010.
Những công trình giao thông nổi bật Sài Gòn
Cầu Thủ Thiêm dài 1.250 m, phần cầu chính gồm 5 nhịp, 6 làn xe; phần cầu dẫn phía Bình Thạnh gồm 4 nhánh, mỗi nhánh 2 làn xe; cầu dẫn phía quận 2 dài 160 m, rộng tương đương 6 làn xe. Nút giao phía quận Bình Thạnh gồm một hầm chui trực thông dài 460 m trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, rộng 4 làn xe. Đường dẫn phía quận 2 dài 280 m, mặt cắt ngang 47 m. Đường gom có tổng chiều dài 1.460 m, phía quận Bình Thạnh rộng 10,5 m, phía quận 2 rộng 9,5 m.
(Theo Tri Thức)

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

XEM CÁCH NGƯỜI MỸ KẾT THÚC CHIẾN TRANH NAM - BẮC MỸ (1861-1865)

CÂU CHUYỆN TẠI LÀNG APPOMATTOX
Sở dĩ gọi là chiến tranh Nam Bắc là vì cuộc chiến diễn ra giữa hai phe: phe miền Bắc (còn gọi là phe liên bang) đứng đầu là Tổng thống Lincoln chủ trương xóa bỏ buôn bán nô lệ người da đen và phe miền Nam chống lại chủ trương này.

Cuộc chiến Nam Bắc của Mỹ thường được nhắc tới qua những trận đánh đẫm máu giữa quân đội của hai phe: quân miền Bắc do tướng Ulysses Simpson Grant chỉ huy và quân miền Nam do tướng Robert Edward Lee cầm đầu. Tuy tướng Lee đã nhiều lần tấn công và gây tổn thất khá nặng cho đội quân của tướng Grant nhưng quân miền Bắc được sự hỗ trợ to lớn từ ngân sách liên bang và chiêu mộ được thêm nhiều quân số từ những người nô lệ da đen vừa được giải phóng nên cuối cùng quân miền Nam của tướng Lee phải chấp nhận thua trận.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Truyền hình Trung ương Trung Quốc lại nói bậy !



CCTV4: Việt Nam luôn coi Trung Quốc là đối thủ hàng đầu nhưng không dám nói

 
Lật Trung Dân, người dẫn chương trình CCTV4 trong phóng sự bình luận xuyên tạc về chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Việt - Trung. Ảnh cắt từ clip.

Kênh thời sự quốc tế tiếng Trung Quốc của đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV4 ngày 18/4 phát sóng phóng sự bình luận với tiêu đề "Thuật cân bằng giữa các nước lớn của Việt Nam" trong đó dẫn lời một chuyên gia nói rằng "Việt Nam lúc nào cũng xem Trung Quốc là kẻ thù hàng đầu nhưng không dám công khai nói ra". Các báo Trung Quốc khi dẫn lại tin này đều lấy ý trên để đặt tít.

Lật Trung Dân, biên tập viên CCTV4 vào đề bằng việc bình luận, tại sao ngay trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, 2 chiến hạm hiện đại của Hoa Kỳ gồm tàu khu trục tên lửa Fitzgerald, tàu chiến Fort Worth và Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đồng thời đến Việt Nam?
Biên tập viên này bình luận, Việt Nam đồng loạt triển khai các hoạt động ngoại giao với cả 3 cường quốc Mỹ - Nga - Trung Quốc. Trong đó hợp tác quân sự là một trong những nội dung chính trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 5-7/4 của Thủ tướng Nga.
CCTV4 dẫn nguồn đài VOA Hoa Kỳ ngày 8/4 nói rằng, sau khi thăm chính thức Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã mời Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam trong năm nay.
CCTV4 dẫn lời Đỗ Kế Phong, một chuyên gia nghiên ứu từ Viên Nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc bình luận: Lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm Trung Quốc lần này trước khi đi thăm Mỹ là "muốn nghe ý kiến của Bắc Kinh về việc phát triển quan hệ Việt - Mỹ như thế nào", một bình luận vô cùng xấc xược - PV.
Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, chủ trương làm bạn với tất cả các quốc gia, dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Vì vậy không có lý do gì để CCTV4 soi mói các hoạt động đối ngoại bình thường của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và cố tình ghán ghép một ý nghĩa chủ quan nào đó của Bắc Kinh vào hoạt động này.
Đặc biệt việc dẫn bình luận xấc xược của Đỗ Kế Phong dễ khiến dư luận hoài nghi, chia rẽ về kết quả chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng như bản chất quan hệ bình đẳng, hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Điều này cho thấy không chỉ một bộ phận học giả Trung Quốc mà ngay cả hãng truyền thông chính thống hàng đầu của Trung Quốc đang chơi trò hai mặt với Việt Nam, vừa ca ngợi hữu nghị, vừa tìm cách bôi nhọ, hạ bệ vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc - PV.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Chuyện " em út" ở giữa Thủ đô ta .

Thỉnh thoảng Calathau tôi lại bắt gặp mẩu tin như thế này trên mấy tờ báo của ngành CA và Tư pháp :
" Hồi 0g  ngày... tháng... năm ....lực lượng trinh sát CA Quận X , Tp Y sau nhiều ngày mật phục, cùng với  sự giúp đỡ của quần chúng nhân đã mưu trí, bất ngờ bao vây Khách sạn ( hoặc Nhà nghỉ ) XYZ ( thường viết tắt để tránh vẽ đường cho ...DÊ tìm tới  ) và bắt quả tang ..2 đôi nam nữ có dấu hiệu mua bán dâm trong 2 căn phòng số X,Y v.v...". Đọc xong mẩu tin sặc mùi trinh thám như thế này tôi chắc chắn mấy em cave phải ...cười ngất !
Bây giờ đến chuyện Calathau tôi kể :
Đầu tháng 4 vừa rồi  mấy cụ Đoàn 10 ra thăm thủ đô, chơi sang, thuê ngay phòng nghỉ của Nhà khách ( xin giấu tên húy ).nằm gần Hồ Hoàn Kiếm - trung tâm Thăng Long - Hà Nội, thành phố Hòa bình xanh - sạch- đẹp ( trừ vụ thảm sát tập thể hàng loạt cây cổ thụ để nắn đường cong mếm mại !). Một tối nọ tôi đến thăm bà bạn bị ốm nghỉ ở phòng 215, đến khoảng 8 giờ rưỡi thì xin phép ra về . KS vắng . Tôi bước nhanh về phía thang máy lúc ấy đang có 2 cô gái cũng vừa bước vào trước. Một cô lên tiếng :
- Hữu duyên quá ! Thế là 3 ta cùng 1... chuồng rồi !
Tôi cười đáp lại cái nhìn lúng liếng của cô gái mà tôi nghĩ là cũng thuộc loại khách " không phải dạng vừa đâu" mới đủ lịch sự và tài chính để bước vào Nhà khách này ! Chưa kịp nhìn kỹ mặt cả 2 cô, thì lập tức cô thứ 2 đã nắm lấy tay tôi " tự nhiên như người Hà Lôi", cô bẩu như vầy :
-  Bác ơi, 2 chúng yem đang cô đơn lắm !
-  Hai cô người đâu ta ? Tôi hỏi lại
-  Nếu có nhu cầu "khám phá" thì đêm nay bác sang gõ cửa phòng 205 chúng em sẽ cho bác ...thỏa mãn !!!
Có là thằng bệnh đao mới không biết 2 cô em sặc mùi nước hoa rẻ tiền này đang thực hiện pha tiếp thị món hàng gì ! Máu ( nhà báo quen viết PS điều tra ) nổi lên, tôi định hỏi thêm 2 cô để lấy tài liệu thì thang máy đã tiếp đất. Hai cô bước ra khỏi thang máy rồi còn nói với lại " 205 nhá ...anh giai !". Tôi đứng né vào chỗ khuất quan sát 2 cô ra lấy xe máy . Anh bảo vệ trong phòng  thường trực bước lại gần . Họ nói gì với nhau không biết, chỉ biết anh bảo vệ đưa cho 1 cô cái mũ bảo hiểm và nhận một cú đấm yêu khuyến mãi vào bụng !
Chưa hết !
Hai hôm sau, cũng buổi sáng tôi lại đến Nhà khách để cùng mấy anh chị đi ăn sáng. Trong lúc chờ đợi tôi đem "chuyện lạ" tối trước ra kể . Chị Minh Hà nhếch mép cười :" Tưởng gì ghê gớm ! Để ông xã nhà mình kể cho nghe !". Anh Hân , phu quân của chị Minh Hà vốn là nhà sư phạm, kiêm nhà báo chuyên viết về các bậc trí thức, các nhà khoa học nổi tiếng trong ngành giáo dục, kể : tối qua cũng 2 cô gái này lượn lờ trước căn phòng của 2 vợ chồng anh. Rõ ràng họ biết nhà sư phạm kiêm nhà báo luôn có một "nữ chúa rừng xanh" nằm kề , thế mà các cô vẫn gửi lời nhắn thỏ thẻ qua điện thoại bàn vào cỡ giờ tý canh ba , rằng " anh ơi có nhu cầu thì gõ cửa 205 anh nhá !"

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Chuyện miễn phí vào công viên nước Hồ Tây:

" Hà Nội đó niền tin và hy vọng ..."
Đăng lúc 03:07 ngày 19-04-2015 

Đúng 9 giờ 30 phút, công viên nước đã quá tải do lượng người kéo đến quá đông khiến BTC phát đi thông báo không tiếp khách nữa. Tuy nhiên nhiều người vẫn không từ bỏ cơ hội được tắm miễn phí bằng cách vượt rào để vào công viên.


9 giờ 30 phút lượng người kéo đến quá nhiều, ước lượng phải đến vài chục nghìn người khiến phía CV Hồ Tây trở tay không kịp và phát đi thông báo trên loa truyền thanh không tiếp nhận khách vào Công viên nước mà chỉ tiếp nhận ở Công viên Mặt trời. Do trời nóng nực và muốn được tắm mát, vì vậy hàng trăm người bất chấp lệnh cấm đã vượt rào.

Bao quanh CV nước là hàng rào sắt cao trên 2 mét và được thiết kế những cọc nhọn vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng điều này không làm nhùn ý chí vượt rào của rất nhiều người.

2 gia đình này bế toàn bộ con trẻ vượt rào sắt lên nóc quầy kiểm soát vé rồi người bên trong đỡ xuống. Trong ảnh, khá nhiều trẻ nhỏ tỏ ra sợ hãi.

Nhiều nữ tú cũng vượt rào, nội y lồ lộ giữa thanh thiên bạch nhật.

Thậm chí cô gái này còn bị một chiếc cọc sắt đâm xuyên nội y và bị rách trong tiếng hò reo của đám thanh niên.

công viên nướcHai bà mẹ trẻ này cũng cố leo và bế con lên trên vô cùng nguy hiểm.   công viên nướcLực lượng bảo vệ có hạn nên một số người đã vác cả thang của phía CV để bắc lên vượt rào.   công viên nướcĐám thanh niên hò nhau, vỗ tay và hồ hởi tham gia vượt rào để được tắm.   công viên nướccông viên nướccông viên nướcTrình leo trèo của nhiều người được dịp phát huy.   công viên nướcCòn cô gái này hệt như tăc-giăng.   công viên nướcPhía cạnh điểm thay đồ đám thanh niên cũng hò nhau leo rào.   công viên nướcMặc dù phía CV  nước Hồ Tây luôn phát đi cảnh báo nhưng người dân vẫn phớt lờ nguy hiểm.   công viên nướcTrao đổi với chúng tôi, một bạn nữ cho hay: "Đã đến đây mà không được tắm thì thấy ngứa ngáy lắm nên dù nguy hiểm nhưng vẫn phải leo qua thôi".   công viên nướccông viên nướccông viên nướccông viên nướcNhiều ông bố bà mẹ vẫn hồn nhiên để trẻ vượt rào vào trong mặc hiểm nguy rình rập.   công viên nước
Đến lúc hơn 10 giờ sáng tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Nguồn: Tri Thức Trẻ

Xem thêm các bài viết về:

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Công du Bắc Kinh, Việt Nam được gì? ( Chỉ để tham khảo )

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-04-14

Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn đã kết thúc bằng các bài viết ca tụng sự hợp tác của hai nước từ các kênh chính thức của Trung Quốc, tuy nhiên trên hệ thống truyền thông dòng chính của Việt Nam hầu như không có bài viết quan trọng nào ca ngợi những gì mà phái đoàn đạt được, nhất là về vấn đề Biển Đông. Mặc Lâm ghi nhận ý kiến từ các chuyên gia, trí thức trong và ngoài nước về sự kiện kiện này.

Lo nhiều hơn vui
Trước khi chính thức sang Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm bang giao Hoa kỳ Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn một phái đoàn hùng hậu sang Bắc Kinh. Đây là lần thứ sáu ông Trọng sang Trung Quốc nhưng có lẽ đây là lần ông được tiếp đón hết sức trọng thể với nghi thức ngoại giao dành cho một nguyên thủ quốc gia mà Bắc Kinh ưu ái dành cho ông. Những nghi thức lễ tân đặc biệt đã cho thấy thái độ xoay chuyển đầy ý nghĩa của lãnh đạo Trung Quốc đối với Việt Nam.
Người ta còn nhớ chỉ vài tháng trước đây khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-891 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ông Trọng từng yêu cầu nói chuyện với ông Tập Cận Bình nhưng không được đáp ứng. Lần này, sự hào phóng của Trung Quốc được truyền thông nước này hết lời tâng bốc cho thấy cục diện đã khác. Phải chăng Trung Quốc muốn lôi kéo Việt Nam trở lại quỹ đạo của họ trước khi bị Hoa Kỳ kéo ra khỏi vòng quay mà hơn nửa thế kỷ qua Đảng Cộng sản Việt Nam không cách nào thoát ra được?

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Việt Nam trong Hồi ký Hillary Clinton

VN là cơ hội chiến lược độc đáo
     - Cuốn hồi ký “Hard Choices” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, 
người vừa tuyên bố chạy đua ghế Tổng thống Mỹ hé lộ nhiều bí mật 
bên trong những cuộc khủng hoảng quốc tế và nước Mỹ, các quyết định 
chính trị quan trọng và thử thách “cân não” mà bà phải đương đầu trong 4 năm làm Ngoại trưởng.

Hard Choices" (Những lựa chọn khó khăn) xuất bản năm 2014, dày hơn 600 trang.
Cuốn hồi ký đã nhận được sự cố vấn về nội dung của nhiều chuyên gia chính sách hàng đầu Mỹ và thế giới. Nhiều nhà quan sát chính trị và các phóng viên quốc tế cho rằng “Hard Choices” là một cách quảng bá hiệu quả cho hình ảnh và đường lối ngoại giao thiên về “quyền lực mềm” của bà Hillary Clinton, đóng vai trò mở đường quan trọng trong cuộc đua của bà để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.


( Ảnh bên ) : Bà Hillary Clinton và cuốn hồi ký “Hard Choices”. Ảnh: Getty Images
Hôm 10/4, chỉ vài ngày trước khi phát động chiến dịch tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2016-2020, bà Hillary Clinton đã công bố phần bổ sung mới nhất của hồi ký, trong đó đề cập những ngày cuối cùng của bà trên cương vị Ngoại trưởng, cuộc sống mới với tư cách bà ngoại và những suy nghĩ hướng về tương lai.
Các cuộc thăm dò trong nhiều tháng liền đều cho thấy bà Clinton áp đảo các ứng viên khác của đảng Cộng hoà trong cuộc đua vào Nhà Trắng lần này.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Người Trung Quốc nói về Đảng CSTQ

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”


pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900


Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng ( , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ. Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD).
Trương Hiền Lượng từng làm Chủ tịch Hội Nhà văn Khu Tự trị Ninh Hạ, Ủy viên đoàn Chủ tịch Hội Nhà văn TQ và 6 khóa liền là Uỷ viên Trung ương Chính Hiệp TQ (tương đương TƯ Mặt trận Tổ quốc VN). Được Đài truyền hình Phượng Hoàng bình chọn là 1 trong 10 nhân vật tài trí lớn của Trung Quốc năm 2007 (tài ở đây là tài sản). Viết nhiều tác phẩm: truyện vừa như Nụ hôn đầu tiên, Nòi giống Rồng…, truyện dài: Phong cách đàn ông; Một nửa đàn ôngđàn bà; Quen với cái chết …, tuỳ bút, tản văn. Một số tác phẩm đã dịch ra 30 ngôn ngữ, có tiếng vang quốc tế. Một nửa đàn ôngđàn bà đã dịch ra tiếng Việt, rất được hoan nghênh, được coi là tiểu thuyết TQ đầu tiên đề cập thành công vấn đề sex.
Dưới đây là một phần trong bài “Tất cả bắt đầu từ sự giải phóng con người” của Trương Hiền Lượng viết nhân dịp TQ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa [1978-2008]; bài gồm 6 phần, rất dài, ở đây chỉ lược dịch phần cuối cùng. Đầu đề bài dịch và các phần trong dấu [ ] là của người dịch.
***

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

VIệt NAM Mỗi NGày THêM Một Cái NHất THIêN Hạ !

Vào Facebook "Bao Nguyendo" của chủ nhân Nguyễn đỗ Bảo ( mới xuất hiện ), đọc được nhiều tin...tức ( Cười/ Bực ). Nhặt về đây để các cụ cùng Cười và có Bực thì đóng cửa mà ...xả !

An Giang:

Khởi công xây tượng Phật Thích ca cao nhất thế giới trên sườn núi Sam

Ngày 5/3, tại khu công viên văn hóa Núi Sam, TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang, Ban Quản trị Lăng miếu Núi Sam, TP. Châu Đốc tổ chức lễ khởi công xây dựng tượng phật Thích ca cao 81m khắc vào vách Núi Sam; đây được coi là tượng phật Thích ca cao nhất thế giới.

Công trình tượng Phật Thích ca tọa thiền cao 81m được đặt trang trọng ở vị trí trung tâm quần thể tượng trong khuôn viên rộng 5.500m2; tổng kinh phí xây dựng khoảng 255 tỷ đồng do Ban quản trị Lăng Miếu Núi Sam làm chủ đầu tư, trích từ nguồn vốn của lăng miếu và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước; dự kiến công trình sẽ hoàn thành sau năm năm thi công.
Khu tượng phật Thích ca tọa lạc trên sườn Tây của ngọn núi Sam, thuộc Khóm Vĩnh Tây, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Đây là hạng mục thứ 4 trong 1 quần thể đa dạng gồm 4 hạng mục của công viên văn hóa Núi Sam rộng 10ha gồm: công trình cơ sở hạ tầng, khu trưng bày Phật Giáo Việt Nam và nhà cốt. Công trình tượng Phật Thích ca tọa thiền cao 81m được kết nối vớiquần thể tượng Phật Đản sinh cao 21m, tượng phật Tuyết Sơn 35m và tượng phật nhập niết bàn dài 49m.
 Xây dựng Công trình tượng Phật Thích ca tọa thiền cao nhất thế giới (81m) là cơ hội để ngành du lịch tỉnh An Giang thu hút nhiều hơn nữa du khach gần xa,đưa thành phố Châu Đốc phát triển xứng tầm với tiềm năng và trở thành trung tâm thương mại, du lịch quan trọng của tỉnh An Giang


Hà Nội

Xây tháp truyền hình lớn bậc nhất thế giới tại khu Tây Hồ Tây

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý với đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam về địa điểm đầu tư Dự án "Đầu tư xây dựng Tháp Truyền hình Việt Nam" tại Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây, TP.Hà Nội.

Xây tháp truyền hình lớn bậc nhất thế giới tại khu Tây Hồ Tây
Tháp truyền hình Skytree tại Tokyo do công ty Niken Sekkei của Nhật Bản thực hiện. Công ty này là nhà thầu tư vấn thiết kế cho dự án tháp truyền hình Việt Nam.

Thủ tướng giao UBND thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Đài Truyền hình Việt Nam xác định cụ thể ranh giới và thực hiện điều chỉnh quy hoạch cục bộ tỷ lệ 1/500 về chức năng, cơ cấu sử dụng đất tại vị trí được lựa chọn, phù hợp với nội dung đầu tư và đặc thù dự án Tháp Truyền hình Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
Đài Truyền hình Việt Nam nhận chỉ đạo chủ động lựa chọn đơn vị tư vấn thực hiện lập phương án kiến trúc cho dự án Tháp Truyền hình Việt Nam và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Được biết, đây là một tháp truyền hình lớn vào bậc nhất thế giới hiện nay về quy mô, độ cao và công nghệ. Công trình khi hoàn thành (dự kiến năm 2020) sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan, thúc đẩy khai thác du lịch, dịch vụ cho khu đô thị Tây Hồ Tây cũng như thủ đô Hà Nội.

 Quảng Nam

411 tỷ đồng xây tượng đài lớn nhất Đông Nam Á ở Quảng Nam

Tượng đài Bà mẹ Việt nam Anh hùng vừa hoàn thành ở Quảng Nam có chi phí 411 tỷ đồng. Đây là tượng đài lớn nhất nước hiện nay và cả khu vực Đông Nam Á.
 
bà mẹ việt nam anh hùng, tượng đài, 411 tỷ đồng, lớn nhất, Quảng Nam
 Riêng phần đá hoa cương để tạc tượng mẹ phải vào tận các mỏ đá ở Bình Định chọn rồi khai thác. Mỗi tảng đá có khối lượng từ 60 đến 110 tấn mà như anh mô tả tảng đá nhỏ nhất có chiều dài 1,5m, chiều rộng 1,8m, chiều cao 1m. Còn tảng đá lớn nhất có chiều dài 4,8m, cao 2,5m, rộng 2.

bà mẹ việt nam anh hùng, tượng đài, 411 tỷ đồng, lớn nhất, Quảng Nam
Tổng khối lượng đá hoa cương vận chuyển từ Bình Định về Quảng Nam xây dựng tượng mẹ lên đến 3.000 m3 đá nguyên khối và có trọng lượng lên đến 20.000 tấn.
Đây là tượng đài bà mẹ VNAH được Thủ tướng Chính phủ xếp vào hạng mục công trình văn hóa cấp quốc gia. Tượng cao 18m, dài theo hình cánh cung 120m.
Đây là tượng đá lớn nhất nhằm tôn vinh và ghi danh công lao to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng được họa sĩ Đinh Gia Thắng phác thảo dựa trên nguyên mẫu Bà mẹ VNAH Nguyễn Thị Thứ, quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có 11 người con và cháu là liệt sĩ.
bà mẹ việt nam anh hùng, tượng đài, 411 tỷ đồng, lớn nhất, Quảng Nam
Bên trong khối tượng là Nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 400m², có bia ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp cả nước, giới thiệu hình ảnh, cuộc đời và sự cống hiến của Mẹ đối với Tổ quốc.
Ngay trong lòng khối đá hoa cương hình cánh cung dài 120 m là nhà bảo tàng các mẹ Việt Nam anh hùng có tổng diện tích 397m² bao gồm phòng trưng bày, phòng khách, khu bảo quản.
Tổng nguồn kinh phí đầu tư xây dựng tượng mẹ VNAH lên đến 411 tỷ đồng từ nguồn vận động các tổ chức cá nhân và ngân sách địa phương và trung ương.

Vĩnh Phúc

Xây dựng nghĩa trang công viên lớn nhất Đông Nam Á tại Vĩnh Phúc

Sau khi hoàn thành, Công viên nghĩa trang Thiên An Viên ở tỉnh Vĩnh Phúc sẽ trở thành công viên nghĩa trang lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích khoảng 118 ha.


Ph
Phối cảnh công viên nghĩa trang Thiên An Viên.

Theo quy hoạch, dự án sẽ được triển khai xây dựng trên diện tích 118 ha tại phường Khai Quang, xã Định Trung, TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) và một phần đất thuộc xã Kim Long (huyện Tam Dương). Đây vốn khu vực đất đồi núi bạc màu, hiệu quả kinh tế thấp và nằm ở xa khu vực khu dân cư.
Dự án Công viên nghĩa trang Thiên An Viên sẽ được chia thành 5 khu: Khu mộ phần, khu công viên cây xanh, khu tâm linh, khu cây xanh mặt nước, khu hành chính dịch vụ kỹ thuật.
Đáng chú ý, dự án công viên nghĩa trang này sẽ đầu tư xây dựng Đài hóa thân trên diện tích 2.050m2, sử dụng thiết bị hỏa táng của Thụy Điển theo công nghệ lò đốt điện tiên tiến nhất hiện nay, không phát sinh khói bụi và mùi, đảm bảo môi trường. Một Nhà tang lễ hiện đại cũng sẽ được xây dựng trên khu đất có diện tích 480m2…

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Bài viết mới của Nguyễn Quang Lập về Trịnh Công Sơn

Đêm chong đèn nhớ Trịnh

01/04/2015 18:03

Lần ấy đùa cợt để mà đùa, mười lăm năm sau anh mới đành đùa cợt để mà đi. Tháng này đây, ngày nay đây năm 2001. Uống rượu say, về cơ quan ngủ một giấc đến hai giờ chiều, tỉnh dậy nghe ai đó đang gọi máy, nói Trịnh Công Sơn đi rồi, đi lúc 12h45. Hệt như ngày nhận được điện ở quê báo tin ba mất, tôi ngồi ngẩn ngơ, đầu óc rỗng không, chẳng nhớ gì, chẳng nghĩ gì.


1. Nhớ Trịnh thì nhớ những gì? Nhớ “đường phượng bay mù không lối vào…”,  nơi quán cóc rượu Kim Long, nem và tré.  Con đường chiều chiều nàng vẫn đạp xe đi qua. Bốn giờ tới quán, sáu giờ ngà ngà say, cũng là lúc bóng hồng thấp thoáng. Nàng đẹp nhất khi say, đáng yêu nhất cũng khi say, tỉnh rồi đều "bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”, bỏ ta đi hay ta bỏ đi thì cũng thế.
Nhớ ai ai nhớ bây giờ nhớ ai? Nhiều lắm. Không chỉ Diễm, không chỉ là Dao Ánh. Những nàng như Hồng Nhung "quá gần gũi không biết phải gọi là ai!"...Những nàng như thiếu nữ Trường Trưng Vương Huế, TrườngTrưng vương Hà Thành "Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá... già!"… là những ai? Làm sao biết được.  Tất cả chỉ là tình  ảo, tình mộng,  đắm say nhưng là ảo, nồng nàn nhưng là mộng.
Đêm chong đèn nhớ Trịnh - Ảnh 1 
Căn gác ở cuối nhà chung cư Nguyễn Trường Tộ - Huế, nơi anh vẫn uống rượu và hát, nơi bạn bè vẫn ngủ lại qua đêm, trong đó có tôi.
Tình hờn bờ sông Nhật Lệ, tình đau rừng thông Thiên Thai, tình ngọt gốc sấu Hà Thành, tình buồn cát trắng Hải Lăng, tình vớ vẩn đò sông Hương, tình very fun gầm Cầu Dài - Đồng Hới, tình vờ tuyết trắng Moskva, cả tình đắng ngắt trên máy bay to Sài Gòn một trưa nắng gắt… Những cuộc tình đủ vị nhưng chỉ là tình rỗng. Tình ảo và tình hát.
“Hát để mà yêu, yêu để mà hát. Thiệt không? – Thiệt! - Còn gì nữa không? - Hết rồi, rứa thôi.- Thiệt không? – Thiệt!”
Không ai có nhiều hơn một mối tình. Trịnh Công Sơn cũng vậy, anh chỉ có một mối tình. Ấy là khi anh yêu để mà sống, không phải yêu để mà  hát. Người tình của anh cũng không phải yêu anh để mà hát, chỉ vì “cảm thấy mình sống khi được hát Trịnh Công Sơn". Đó là Khánh Ly. Tình ấy còn đến bây giờ và sẽ còn mãi muôn sau, bất chấp những xì xèo sau những chuyến du ca.
2. “Mỗi một con người vì ngại chết mà muốn sống. Mỗi một con người vì sợ mất tình mà giữ mãi một lòng nhớ nhung. Cuối cùng thì lòng yêu thương cuộc sống cũng không giữ lại đời người. Cuối cùng thì tình yêu không giữ được người mình yêu...”
Đêm chong đèn nhớ Trịnh - Ảnh 2 

Anh nói câu này khi nào?  Nói sau Sương đêm, sau Ướt mi… hay sau Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ…? Tình Trịnh Công Sơn như một tiếng thở dài, nhạc tình anh cũng thế. Buồn thì hẳn rồi, đau hình như không, nào có ai bội bạc anh đâu để mà đau? Được yêu nhưng không yêu được. Đời anh không có chữ phúc, nhạc tình anh cũng thế, chỉ có đắng, đắng hoài và đắng ngắt.  Dù là  điệu Slow, Blues hay điệu Boston cũng chỉ thấy đắng, không thấy gì.
3. “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau.” Anh nói câu này khi nào?  Sau Cát bụi, Một cõi đi về… hay sau Ru ta ngậm ngùi, Đêm thấy ta là thác đổ, Phúc âm buồn, Rừng xưa đổ lá?  Cũng có thể sau trận ốm thập tử nhất sinh tuổi 18, Sartre và Camus, Phật và Chúa đã ngấm vào anh, giúp anh sinh ra dòng nhạc thân phận không ai theo kịp cũng chưa thấy ai dám theo. Anh viết dòng nhạc này như Tagore làm thơ, như Rodin tạc tượng, như  Faulkner viết văn… có phải thế chăng? Nhạc Trịnh đã ra thế giới và sẽ còn ra thế giới, không chỉ khúc Diễm xưa và Ngủ đi con. Cùng với Văn Cao và Phạm Duy, Trịnh Công Sơn đứng vào tốp ba đỉnh cao nhạc Việt thế kỉ 20. Rất có thể nhiều thế kỉ sau không thể có tốp ba nào được như tốp ba này. Có Phải thế chăng?
Đêm chong đèn nhớ Trịnh - Ảnh 3 

4. “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...". Anh nói câu này khi nào?  Sau Ca dao Mẹ, Ngủ đi con… hay sau Gia tài của mẹ, Cho một người vừa nằm xuống, Đi tìm quê hương? Phật không dạy anh, Chúa cũng chẳng dạy anh, cả Sartre và Camus cũng ngoài cuộc trong dòng nhạc da vàng buốt đau và cuồng nộ. 
Đôi khi thấy anh một mình đứng tựa cửa 26 Lê Lợi ngóng ra sông Hương mặt buồn như khóc, lẻ loi đến tận cùng lẻ loi. Đôi khi thấy anh ngồi bệt trên tấm chiếu rách quán rượu nghèo chị Phước, uống và hát như điên, uống và cười như dại, cô độc đến tận cùng cô độc.
5. “Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống”. Anh nói câu này khi nào?  Sau cuộc say quán rượu nhà chị Hiếu đêm hè năm 86?  Hay sau khi anh mua tặng tôi cuốn Quy luật của muôn đời? Không biết nữa.
Anh vỗ nắp thùng gạo nhà chị Hiếu hát như cuồng đến kiệt sức “ Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?...” Anh hát một lần, hát thêm lần nữa, một lần nữa vẫn chưa thôi. Ngô Minh khóc, Hoàng Phủ Ngọc Tường khóc, Vĩnh Nguyên khóc, tôi cũng khóc. Chỉ mình anh vui, vui như là lần đùa cợt sau cùng của cuộc sống.
Đêm chong đèn nhớ Trịnh - Ảnh 4
Lần ấy đùa cợt để mà đùa, mười lăm năm sau anh mới đành đùa cợt để mà đi. Tháng này đây, ngày nay đây năm 2001. Uống rượu say, về cơ quan ngủ một giấc đến hai giờ chiều, tỉnh dậy nghe ai đó đang gọi máy, nói Trịnh Công Sơn đi rồi, đi lúc 12h45. Hệt như ngày nhận được điện ở quê báo tin ba mất, tôi ngồi ngẩn ngơ, đầu óc rỗng không, chẳng nhớ gì, chẳng nghĩ gì.

Ca khúc "Để gió cuốn đi"- Ca sĩ Thùy Chi trình bày
Bỗng từ giá đỡ bàn làm việc cuốn Quy luật của muôn đời rơi xuống.  Chợt nhớ một buổi chiều quán rượu chị Phước, anh ném cuốn sách đó cho tôi, nói Lập đã ốm lần nào chưa? Anh ốm rồi. Chả hiểu anh nói gì. Đến khi đọc sách mới hiểu."Con người ta cần ốm nặng ít nhất một lần trong đời.”, Nôđar Đumbatzê đã nói thế. Thốt nhiên ngồi nghĩ vẩn vơ. Ừ nhỉ, anh Sơn đã ốm một lần tuổi 18, nhờ đó đất nước đã  có một dòng nhạc bất diệt có tên là nhạc Trịnh. Còn mình thì sao, đến bây giờ mình chưa ốm lần nào cho ra ốm.
 Chẳng ngờ một tháng sau tôi rơi vào trận ốm mười lăm năm không dứt. Trận ốm tuổi năm mươi chẳng giúp tôi có thêm được gì, ngoài  những khổ đau ngày mỗi  ngày chồng chất.
Dù vậy chẳng khi nào dám ghen tị với anh, chỉ thương nhớ anh, luôn luôn thương nhớ anh, cả khi anh sống lẫn khi anh đùa cợt lần cuối để mà chết. Như đêm nay chẳng hạn, ngồi thương nhớ anh cho đến 4 giờ sáng. Chỉ biết thương nhớ thôi, chẳng biết làm gì.
Huyền thoại Mẹ - Trịnh Công Sơn
Nguyễn Quang Lập