Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

BAN LIÊN LẠC K5 THÔNG BÁO

 CHƯƠNG TRÌNH 
HỌP LỚP THƯỜNG NIÊN
và RA MẮT TẬP HỒI KÝ 
"NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC"


Ngày 12/5/2017 cuốn Hồi ký mà chúng ta đã mong đợi đã hoàn thành công đoạn cuối cùng về in ấn và đóng bìa .
Xin được nói lại, đây là tập Hồi Ký của Khối lớp 5 (K5) Niên học 1953-1954 , Trường Thiếu nhi Việt Nam- Lư Sơn-Quế Lâm-KHXNN (1953-1958). Hồi ký có tên - và cũng là chủ đề chính, là NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC được chọn tử Entrys của các Bloggers  "Làng lusonquelam" trong suốt 9 năm , kể từ năm 2007 là năm chúng ta xây dựng "Làng"đến cuối năm 2016. Ngoài ra phong trào viết  đóng góp cho ấn phẩm NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC cũng được nhiều bạn đông môn nhiệt tình hưởng ứng.
Kết quả tập hồi ký này
  • Có tên 70 tác giả  (và nhiều bạn viết Comment) 
  • Sách in khổ 16 x 24
  • Bìa cứng
  • Dầy 568 trang. 
  • Trong đó có 110 trang ảnh tư liệu quý
  • Số lương in : 400 cuốn
Về kinh phí :
                                 Giá thành 1 cuốn ....................................166.000đ
                                 Thành tiền   166.000đ x 400 cuốn =         66.400.000đ
                                 Công vận chuyển ra Hà Nội .......................3.000đ
                                                                                       ___________________
                                 Tổng chi phí .....................................        69.4000.000đ

Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bạn ( Tác giả và kể cả 1 số không phải tác giả có bài in sách), đến nay chúng ta đã thanh toán với Nhà in đợt đầu là 50.000.000đ ( Năm mươi triệu )
Số tiền còn phải trả Nhà in là ...............................19.400.000đ ( Mười chín triệu, bốn trăm ngàn đồng)
BLL sẽ tiếp tục động viên các bạn ủng hộ và hy vọng sẽ thu đủ trong dịp Họp mặt vào ngày 26/5 tới .

Sau khi hoàn tất BLL sẽ công bố tên và số tiền của từng cá nhân đã tham gia đóng góp cho quỹ Hội ra sách .

Ngày 17/5  300 cuốn đã được chuyển thẳng ra Hà Nội và bạn Xuân Hoài đã nhận đủ.
Trong Sài Gòn để lại 100 cuốn (Bạn Công Kỳ quản lý)

Phương thức phân phối biếu, tặng sách sẽ do Ban Liên Lạc quyết định
Việc này sẽ được tiến hành ngay trong buổi Họp mặt . Rất mong các Thầy, cô, các bạn K5 Lư Sơn-Quế Lân- KHXNN . các khách mời và các tác giả có mặt để chia vui .
(Hình minh hoa vui, không phải thực tế)
Địa điểm : Nhà hàng Quán Gió . 
Công viên Thống Nhất (Hà Nội)
Vào hồi 9g30 ngày 26/5/2017 (Thứ 6)
Chương trình : Họp Lớp thường niên 
và ra mắt Hòi ký NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC .

                                                          BLL thông báo


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

TÀI VÀ ĐỨC CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO-NHÂN VỤ KỶ LUẬT ÔNG THĂNG

Tác giả: Nguyễn Văn Thọ (theo FB Thai Phu Pham)

Cái Đức của kẻ chí sĩ, quan đại thần xưa nay vốn nằm ở sự ứng xử với việc quốc gia, đại sự, lớn hơn là sự ứng xử vặt vãnh ở đời thường. Nằm ở Khí phách, ở thái độ, ở trách nhiệm với quốc gia, quốc thể với đời sống triệu triệu sinh linh (Nguyễn Văn Thọ)
 ———————- 

Ảnh nhặt trên mạng, nghi là bị cắt ghép !

Tôi đọc nhiều bài báo của Đại tá nhà báo, nhà văn Như Phong, cũng đọc nhiều bài viết tản mạn của vài nhà báo, nhà văn viết về anh Đinh La Thăng trên FB.
Tôi cũng từng hỏi trực tiếp 1 người bạn già từng là lãnh đạo trực tiếp 1 thời của anh Đinh La Thăng, thì đều thấy các anh chị như Như Phong viết về anh Thăng quả không sai. Như bạn già tôi nhận xét. ĐLT là 1 người linh hoạt, năng nổ. Một người đốc chiến khá.
Lại nhìn nhiều việc của anh Thăng đã làm ở thành phố HCM khi anh là Bí thư quả là hay, là đúng là cần cho 1 lãnh đạo mới xông vào 1 thành phố đang phát triển bừa bộn.

Lại việc một nhà thơ kể chuyện anh về thăm tận quê, biếu gửi 1 nhà thơ khó khăn 2 triệu, cũng là 1 việc tử tế ân tình.
Thi sĩ Trần Đăng Khoa kể việc Thăng đi nước ngoài khóc khi nghe 1 tin buồn trong nước nhà, thì thực anh là người tử tế…
Lại nghe nhiều bè bạn Thăng kể về Thăng thì quả về Bản Chất con người Đinh La Thăng là con người năng động .

Cái tip ấy chơi với “hắn” cũng thú vị, đấy là xét về con người đơn thuần. Thời đại này không nên lí luận: Ông ta giầu lắm, cho 2 triệu 1 nhà thơ, bằng hạt bụi….Tôi cam đoan rằng, nếu ko có tấm lòng, thì kẻ giầu thường keo bẩn mới giầu, không có tấm lòng biết chia sẻ nhất là với tụi nhà văn nhà thơ ẩm ương thì 1 xu Thăng cũng chả cho. Không có tấm lòng thì trước thế lực Trung Hoa, Thăng dâu dám mắng nhà thầu Trung Hoa công khai. Không có tấm lòng thì Thăng đâu thấy buồn, trăn trở khi ngồi ở ghế tốt trên phi cơ, còn thầy của Thăng ngồi ờ ghế thấp…Thậm chí tôi đánh giá ở mức nào đó anh ĐLT hành xử ít nhiều có văn hóa, có cái tình. Cái tình thời nay quan trọng lắm.

Nhưng xét ĐLThăng đâu chỉ xét ở mức con người bình thường mà ngợi ca mà bao biện. Ông ĐLT- với vị trí ủy viên BCT – thì không nên chỉ nhìn về phía Con Người , bởi vì anh chính là đại thần thời nay. Mà Đức của đại thần khác với Đức con người bình thường. Đòi hỏi ở Đức tầm cao hơn, khi ảnh hưởng sâu và rộng với đời sống đâu chỉ vài người quanh anh ta. Ở cương vị quyền hạn cao, trách nhiệm lớn, thì cái Đức không còn giới hạn bởi nhiều điều thuộc về quan hệ cá nhân người quanh quẩn với vài hành vi nữa nặng tính cá nhân biểu hiện “tính người”.
Cái Đức của kẻ chí sĩ, quan đại thần xưa nay vốn nằm ở sự ứng xử với việc quốc gia, đại sự, với điều lớn hơn là sự ứng sử vặt vãnh ở đời thường. Nằm ở Khí phách, ở thái độ, ở trách nhiệm với quốc gia, quốc thể với đời sống triệu triệu sinh linh.
Đấy xem sử xưa, Chu Văn An dâng sớ tâu vua xin thất trảm bẩy tên quan tham rồi từ quan thì đấy là Đức lớn. Dân thờ.
Đấy xem sử nay, gần đây, Nguyễn Khắc Viện dám viết thư cho Tố Hữu, can gián, đề nghị thi sĩ giữ lấy danh thi nhân mà rút lui khỏi Bộ Chính Trị để giữ lại lòng yêu tố hữu trong thơ của nhân dân, để khỏi bao nhiêu quyết định sai trái khi TH nắm quyền lực tiếp tục gây ra lắm sai lầm về quốc sách trong thời cuối của ông TH. NKV là nhà văn hóa thôi, song có đức lớn, thấy trước cái nạn đất nước khi Đảng chưa lường hết cái mặt xấu ghê gớm của chủ nghĩa tư bản hoang dã, sẽ xuất hiện ở VN sau đổi mới. Để tỏ thái độ ông nhịn ăn để chết kể cả khi Đỗ Mười tới thăm. Đấy là cái chết ta phải nghiêng mình kính trọng người có Đức Lớn.

Đức lớn là điều cần của con người ta khi nắm giữ các vị trí cao, trách nhiệm lớn bởi vì chỉ có nó thì Con Người ấy mới thực sự có Đức khi làm lợi cho muôn dân cho nước; thời nay là cho quốc gia, cho nhân dân và, cả cho sự vững mạnh của Đảng, giữ lại niềm tin từ khi lập nước mà Đảng đã từng có bao đảng viên, con người không tiếc thân mình, hy sinh lớn lao cho dân cho nước.

Cho nên ở vị trí Đại Thần xét Đinh La Thăng thì tất cả những bài báo của Như Phong hay của bao văn sĩ, nhà báo cũng chỉ là cái điều nhỏ về tư chất con người ông Thăng, mà chưa tỏ ra rõ ra ở ông ĐLT có cái Đức lớn khi lịch sử của ngành dầu khí của Bộ giao thông dầy đặc sự thất thoát hàng ngàn ngàn tỉ của nhân dân.

Ở đây nếu xét về Tài thì Để như thế ĐLT chỉ tài mọn, nên các án quyết to giọng khi làm bí thư thành phố hay làm bộ trưởng cũng chỉ vặt vãnh với cương vị lớn. Việc điều khiển 2 cơ quan cực lớn này để thất thoát như thế thì cái tài lớn ở đâu? Đức lớn có không?
Còn nếu có ai nói ĐLT cũng làm điều người khác cao hơn, cụ thể là do chỉ đạo của thủ tướng thì ông ĐLT quả là không có đức lớn. Nói vậy vì thủ tướng thời nay có thể dốt, quan liêu mà quyết, bè bối mà quyết thì người như ĐLT từng thông thạo mọi đường, từ kế toán trưởng của ngành Điện HB, đến bao vị trí đã thực hành sao không biết can gián việc của trên mà thi hành. Tôi đánh giá hai việc:
1 là bản thân sự thất thoát ấy có trách nhiệm thuộc về tài năng trách nhiệm của ĐLT, hai là ĐLT thiếu cái Đức lớn mà quên cái vị trí ca nhân mình mà học các tiền nhân làm cái điều tôi mong muốn ở 1 đại thần biết phanh những vấn đề của cấp trên khi thấy nguy cơ có hại cho dân cho nước và cho Đảng.

Khi ông ĐLT ở cương vị bí thư TP HCM, tôi từng ủng hộ ông khi ông bám sát các địa bàn. Note viết ra có bạn FB nhắn tin kể ngàn tội cũ của ông. Với tinh thần của 1 người luôn quan niệm xét người ở từng việc, tôi bảo lưu sự ủng hộ ông Thăng khi đó, cũng là ủng hộ chủ trương của BCT thay đổi cách quản lí 2 thành phố lớn với các nhân tố lớn, chứ chưa khi nào tôi đánh giá ông ĐLT ở Đức lớn qua vài chục bài ca ngợi ĐLT vặt vãnh như gần đây.

Cho nên tôi ủng hộ quyết định hội nghi trung ương gần đây khi kỉ luật ĐLT và tôi lại cho là với tổn thất lớn mà trong trách nhiệm của ĐLT gây ra cho đất nước thì kỉ luật ấy vẫn là sự nương nhẹ. Một đứa trẻ ăn cắp 1 cái bánh mỳ bị xử, một cán bộ cấp thấp tham ô vớ vẩn, nhận quà chỉ 1 cái đài bị tù cả bao năm cách tất cả chức vụ như Trần Mai Hạnh còn ĐLT tổn thất cả tỉ đô làm cho hàng triệu kẻ đói nghèo, không có đức lớn, tài cao sao lại chỉ cảnh cáo?

Ngày nay nhìn vào các sự việc, con người cụ thể, đánh giá các đại thần tôi thiết nghĩ đâu chỉ nhìn vào quan hệ bè bạn hay ứng xử không phải cái tài cái Đức đảng chính phủ nhân dân trao cho mà vị trí của anh ta đòi hỏi phải có mà hoàn thành nhiệm vụ.


Nay anh ĐLT đã rời vị trí, tôi rất mong ai đó chơi thân anh ĐL Thăng cho anh đọc note này, để tôi muốn nói rằng, dù thế nào tip người bình thường như anh Thăng là tip người thú vị. Tip ấy nếu tôi có cơ duyên gặp, cũng dễ chơi kết bạn, song ở cái cần và đủ của 1 đại thần, anh Thăng nên vui sống và cần tự biết rằng, cái sự xảy ra hôm nay là sự may mắn cho anh và cả dân tộc cả cho Đảng nếu như anh còn chút ít thật sự tấm lòng với Đảng, chứ không phải với cá nhân nào đang giữ những cương vị nào trong Đảng.
---------------------------------
Nguồn: Từ blog Kim Dung

MONG KHÔNG CÒN PHẢI VIẾT VỀ "ĐINH LA THĂNG"NÀO NỮA !

Tác giả: Trương Huy San (theo FB Sơn Vũ)

.Ủy viên bộ chính trị hay ủy viên trung ương đều là những “vai vế trong đảng”, đảng có thể sử dụng quy trình chính trị nội bộ của mình để xử. Nhưng, hành vi của họ còn làm tổn hại tới lợi ích quốc gia và tiền bạc của dân, nếu dân không có thực quyền, nếu không có nhà nước pháp quyền. Nếu các cơ quan tố tụng luôn phải chờ đợi quy trình chính trị này để túm cổ bọn sâu mọt thì những thành tích chống tham nhũng sẽ rất tạm thời và đất nước rất dễ rơi trở lại cái vòng luẩn quẩn.



Khác với những người đang “thương vay, khóc mướn”, Đinh La Thăng tính toán chiến lược hơn. Anh ấy biết rõ “cơ quan chức năng” có lượng tài liệu gấp nhiều lần “mấy mẩu con con” mà ủy ban Kiểm tra công bố.

Việc “chui” vào Bộ chính trị một năm, một trăm ngày trước đây; những giọt nước mắt trình bày hoàn cảnh gia đình trong phiên họp “luận tội” của Trung ương hôm Chủ nhật và lời xin lỗi gửi tới cả cá nhân Tổng bí thư sáng nay đều nằm trong những nỗ lực tìm nơi trú ẩn.

Đây chỉ mới là quy trình chính trị. Bỏ qua lòng kiêu hãnh mà Đình La Thăng vẫn xây dựng trước “đám đông”, việc anh làm bây giờ là làm sao tránh được quy trình tố tụng.

Tuần trước, khi còn ở trong Bộ chính trị, muốn “chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra”, những người xử lý anh cần phải có đủ phiếu ở Trung ương. Giờ đây, chỉ cần Ban bí thư, Bộ chính trị là đã có thể làm việc đó.

Cũng hôm Chủ nhật, Tướng Vịnh đã tiên phong khi bắt đầu phiên họp của Trung ương, nhân danh đồng chí và bạn thân của Đinh La Thăng, ủng hộ Trung ương kỷ luật và đưa Thăng ra khỏi Bộ chính trị. Tướng ra trận phải biết bỏ những thành đã mất. Hành động của Tướng Vịnh như ông anh bạt tai thằng em trước “ông bà bô” nghiêm khắc, những mong thằng em thoát được những đòn roi xé da, rách thịt hơn.

Đinh La Thăng giờ đây có lẽ rồi cũng sẽ rời khỏi “pháo đài uy tín trong dân”.

Từ năm 2008, một số thành viên Chính phủ đã nhiều lần chính thức can Nguyễn Tấn Dũng không mở tung cửa cho nhà thầu Trung Quốc. Năm 2008, 2009, bộ trưởng Võ Hồng Phúc còn làm văn bản khẩn thiết đề nghị Chính phủ có biện pháp ngăn chặn làn sóng nhà thầu Trung Quốc chụp giựt, yếu kém. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa một lần trả lời và sau hai nhiệm kỳ của ông, Việt Nam thành bãi rác cho công nghệ “Tàu” lỗi thời. Có không ít dự án của Đinh La Thăng, khi vừa hoàn thành thì “công nghệ” cũng vừa hết đát. Vậy mà chỉ cần một câu nói chống “tình hữu nghị viển vông”; chỉ cần một cái chỉ tay “đuổi nhà thầu Trung Quốc(bất thành)” cả Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng đều trở thành “phe chống Tàu, thân Mỹ”.

Các nhà lãnh đạo Chế độ nên đặt câu hỏi, tại sao dân chúng lại từng lên tiếng ủng hộ những kẻ mà họ biết rõ là “sâu chúa”. Dân chúng đã chán ngắt một hệ thống chính trị mà trong đó họ rất ít khi nhìn thấy mình. Lòng khát khao thay đổi đã làm cho không ít người dân nhẹ dạ cả tin suýt nữa trở thành thành quách chở che những kẻ vơ vét sạch sành sành của họ.

Tham nhũng trong hệ thống thì đầy rẫy nhưng rất hiếm có những người như Thăng, như Dũng. Tôi không phải là một nhà báo chống tham nhũng. Ba mươi năm làm báo của tôi chủ yếu là phản biện chính sách. Và gần đây, chỉ khi cần ngăn chặn những kẻ tham nhũng khoác áo dân túy tôi mới phải mài ngòi bút của mình. Tôi hy vọng sẽ không còn phải viết về ai như Dũng, như Thăng nữa. Công việc mấy tháng qua của tôi là nghiên cứu về những bất cập trong thể chế, những bất cập đẻ ra tham nhũng.

Giật mặt nạ những kẻ tham nhũng dùng vật liệu dân túy để xây lô cốt là rất cần thiết. Nhưng không thể chỉ làm việc đó bằng một quy trình chính trị nội bộ. Nơi người dân chỉ có thể đứng ngoài la ó hoặc vỗ tay. Cái quy trình đó lệ thuộc rất nhiều vào ý chí của những cá nhân. Khi những kẻ tham nhũng vận hành cái quy trình ấy đông hơn thì nhân dân bó tay.

Ủy viên bộ chính trị hay ủy viên trung ương đều là những “vai vế trong đảng”, đảng có thể sử dụng quy trình chính trị nội bộ của mình để xử. Nhưng, hành vi của họ còn làm tổn hại tới lợi ích quốc gia và tiền bạc của dân. Nếu dân không có thực quyền. Nếu không có nhà nước pháp quyền. Nếu các cơ quan tố tụng luôn phải chờ đợi quy trình chính trị này để túm cổ bọn sâu mọt thì những thành tích chống tham nhũng sẽ rất tạm thời và đất nước rất dễ rơi trở lại cái vòng luẩn quẩn.
----------------------
Góc nhìn của tác giả để tham khảo đối chiếu

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC NHÀ THƠ VIỆT PHƯƠNG ĐÃ QUA ĐỜI

NHÀ THƠ "CỬA MỞ" ĐÃ RA ĐI 
Tác giả : Chu Hảo
  

Anh đi thật rồi sao? Vẫn biết là anh sẽ đi, thời gian tính từng ngày… Nhưng hôm nay tôi vẫn bàng hoàng khi mới nghe tin sáng nay Anh đã vĩnh biệt trần thế về nơi chin suối. Chẳng phải cầu xin thì linh hồn anh cũng sẽ siêu thoát  đến nơi vĩnh hằng bởi tâm hồn Anh  đã “Cửa mở” từ lâu…

Mới hôm nào, cách đây vài tuần, tôi  cùng  anh Nguyên Ngọc vào thăm, nhìn Nhà văn, Anh còn thì thầm gọi: “Tây Nguyên!”.  Chị Lan bảo anh vẫn tỉnh táo, nhưng nói thì khó khăn lắm rồi! Và chúng tôi lo…

Lần đầu tiên tôi được biết đến quý danh Viêt Phương là khi bọn  học sinh 7A (Quế Lâm) chúng tôi chuyển về học cấp 3 ở Khu Học xá Trung ương  (KHXTW, Nam Nình, TQ) vào năm 1957. Được biết, mấy năm trước, trên đường tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng từ hội nghị Geneve về Hà Nội ghé qua TQ, Anh đã “bị” GĐ KHXTW Võ Thuần Nho xin Thủ tướng cho ở lại làm trợ lý. Nghe đồn rằng các giáo sư, thầy giáo và cán bộ của Khu thỉnh thoảng vẫn được nghe anh Việt Phương giảng lý luận chính trị thay ông  Nho mỗi khi ông đi vắng; nhiều học viên cứ mong ông đi vắng vì bài giảng của viên trợ lý trẻ (mới 25 tuổi) sinh động hơn và cứ nói một lèo, hết sức lôi cuốn mà chằng có giấy tờ gì trong tay!  Lại còn nghe có cô giáo xinh xắn, mỗi lần nghe anh Việt Phương phổ biến tin tức thời sự cho toàn trường là suốt buổi cứ “ngẩn tò te” hớp lấy từng lời. Cô giáo ấy sau này là người vợ mẫu mực, thủy chung, tận tụy  suốt đời của Anh – Chị Tú Lan, người vò võ ngày đêm suốt mấy tháng trời bên Anh từ khi lâm bạo bệnh.

Vào những năm 1958-1960 anh Việt Phương rất nổi tiếng với những bài phát biểu trước thanh niên Hà Nội. Tôi thường không bỏ qua các buổi diễn thuyết ấy; và say mê đến độ hay “diễn thuyết lại” những bài ấy cho bạn bè mình nghe với niềm hứng khởi không tả được. Nghe nói chính Thủ tướng Phạm  Văn Đồng cũng đã “phát hiện”  ra người trợ lý trẻ của mình qua các buổi diễn thuyết của Chính ủy trung đoàn Nam tiến 20 tuổiViệt Phương,  trong các hội nghị thanh niên, từ hồi  1947, khi ông phụ trách “Chỉnh phủ Miền Nam Trung bộ” . Như vậy tôi biết anh Việt Phương như một Nhà hùng biện đúng nghĩa. Trong suốt cuộc đời làm việc của Anh, các bài phát biểu thường là những bài diễn thuyết hùng hồn sắc sáo và luôn luôn mới lạ. Anh ra đi vào lúc cái văn hóa diễn thuyết đang suy tàn, kém xa cái thời “ Buổi Diễn thuyết người đông như hội/ kỳ Bình văn người đến như mưa” cách nay hơn một thế kỷ. Tiếc lắm thay!

Tôi biết Anh như một Nhà thơ đặc biệt: Nhà thơ chính luận, vị nhân sinh đã đành, nhưng cũng vị Nghệ thuật không kém. Có rất nhiều câu thơ hết sức cảm động về tình người, về số phận con người hòa cùng cảnh vật… rải rác trong các bài thơ của Anh. Những trăng sao huyền ảo, nắng  gió lung linh,  khói mây bảng lảng, giòng sông, bến nước … được Anh vẽ trong thơ như những bức tranh thủy mạc, nhìn đến nao lòng. Đương nhiên, thuộc thế hệ đàn em của Nhà thơ, chúng tôi không thể không “thích” bài thơ mà vì nó Anh vướng vào “tai nạn nghề nghiệp”: bài “Cuộc đời yêu như vợ của ta ơi”. Đấy là bài chính luận, lần đầu tiên phát biểu công khai những nhận thức có tính chất  phản tư của những người “đi trước thời đại”- những người trí thức có trí tuệ và có lương tâm, qua các câu “thơ”: “Ta nhất quyết đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ”, “ Mường tượng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”, “Ta đã thấy những chỗ lõm chỗ lồi trên mặt trăng sao/Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao”. Anh là nhà thơ của cuộc đời, của cuộc đáu tranh giữa cái Thiện và cái Ác…

Những  năm gần đây, trước khi anh mệt nặng,  tôi còn  vinh hạnh được  cùng Anh tham gia nhóm nghiên cứu  tự nguyên, thảo luận về những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc, góp phần vào việc đổi mới tư duy và nhận thức  để phát triển đất nước. Ở đây anh là một nhà chính trị dầy dặn kinh nghiệm, hết sức tâm huyết, giàu trí tuệ và đầy trách nhiêm. Anh thường là người cuối cùng duyệt lại các văn kiện chính luận mà nhóm nghiên cứu chúng tôi nhất trí công bố. Với nhãn quan chính trị xa rộng, không ai có thể làm tốt hơn anh trong việc giữ thái độ chừng mực, chính xác hóa các khái niệm và thuật ngữ, gọt bỏ những chố trùng lặp v.v…Một Nhà chính trị nhân văn đã đi xa…

Tôi xin thành kính thắp nén hương này để tưởng nhớ anh Việt Phương -  một Nhà Hùng biện, một Nhà Thơ, một Nhà Chính trị nhân văn của chúng ta vừa mới ra đi…

Viện Phan Châu Trinh, Hội An ngày 6 tháng 5 năm 2017.
Chu Hảo
 -------------------------------------------------
 Nguồn TAI ĐÂY

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Thăm anh Bắc Việt cựu Trung đội trưởng TSQ Cục TC/TCCT

Vợ chồng anh Bắc Việt thứ 3 và 4 từ phải qua trái

Thời đó (mùa đông 1952), một bản nhỏ tên bản Múc, thuộc Huyện Đại Từ , gần Quán Vuông (Thái Nguyên) được chọn làm nơi đóng quân của TSQ Cục Tổ chức , TCCT. Gọi là Thiếu sinh quân nhưng chúng tôi hầu hết là con cháu của các ông bố, ông bác ông chú bộ đội tại ngũ. Chúng tôi- những đứa nhóc từ 8 đến 15 tuổi được chia thành 2 Trung đội . Trung đội nam và Trung đội nữ . Trung đội nam, anh Chí Thiện làm Trung đội trưởng, anh Bắc Việt làm trung đội phó


Nguyên Trung đội phó TSQ cục TC. TCCT Nguyễn Bắc Việt (hiện nay 81 tuổi) ra tận cổng đón các cựu đội viên  của mình . ( Bên phải là Nguyễn Quang Trung, em trai Nguyễn văn Dũng (K4) và Nguyễn Thế Hùng (K5. đã mất).

Chúng tôi được cấp phát trang phục và 1 vài đồ dùng như lính nhưng đều rộng thùng thình. Giống lính nhất là bữa ăn gõ kẻng, dùng đũa 2 đầu và có trưởng mâm phát lệnh " gắp thịt, gắp!" " Chan canh! Chan !". Ngán nhất là những đêm (mùa đông rừng núi), cả trung đội đang nằm úp thìa ngủ ngon trên chiếc "giường" ken bằng nứa dài cả chục mét thì còi báo động (Giả), phải vùng dậy, chạy quanh sân rồi tập họp điểm danh và kiểm tra xem có cu cậu nào tè dầm hay không ! Nặng nhọc nhất là những phiên tiểu đội được phân công ra kho quân nhu ở Quán Vuông lấy gạo về cho đơn vị. Nhưng cũng là vui nhất , vì "chim được xổ lồng" tha hồ chơi đùa suốt cả đoạn đường rừng 4,5 cây số từ sáng đến chiều ! Đời TSQ của chúng tôi, người lâu nhất chỉ kéo dài 6 tháng nhưng những kỷ niệm thì mãi mãi không quên. Anh trung đội phó của chúng tôi sau khi rời quân ngũ là cán bộ cốt cán trong ngành Tuyên huấn TW luôn luôn vững vàng Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lê và Tư tưởng bác Hồ mặc cho các con đã là những ông chủ doanh nghiệp quản lý vài trăm công nhân đã và đang làm giầu cho gia đình và cho xã hội ! Trung đội phó của chúng tôi năm nay đã qua tuổi 80. Cả anh chị từ chối lời mời của các con lên ở ngôi nhà cao tầng đầy đủ tiện nghi hiện đại mà vui vẻ thỏa mãm sống trong 1 căn nhà trệt sát bên cạnh, với tiện nghi hình như cũng gìà nua cũ kỹ như ông bà chủ. Có khác chăng là ngay trước cửa nhà có một hồ nước trong xanh để ông bà chủ ngồi ngắm đàn cá cảnh tung tăng bơi lội ...


 Người đẹp TSQ Cục TC Lê Thiên Hương và chủ trại nuôi yến Nguyễn Kinh xúc động nắm tay nguyên Trung đội Phó của mình. 

 Anh Bắc Việt và phu nhân tiếp khách quý

 Trong sân vườn, ao cá ...

 Tòa biệt thự các con xây cho cha mẹ cùng ở, nhưng vợ chồng anh chị Bắc Việt đã từ chối đề xuồng ở căn nhà trệt bên cạnh, với tiện nghi đơn giản phù hợp với nếp sống của người già.



Vui thú với vườn cây, ao cá giữa không gian thoáng đãng ...

Chủ nhà ra tận xe chào tạm biệ các cựu TSQ 

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Tiệc nhỏ mừng Sinh nhật "3 người đàn ông họ Vũ " cùng chung 1 ngày

04 THÁNG 5/2017
Vũ Hoàng Việt , Vũ Anh Khoa, Vũ Doãn Bình 
Từ trái sang : Bống và mẹ Hương, ba Bình.
Từ phải sang : Tí Ti, cu Bi và Mẹ Thơ, ba Việt . 
Thêm ông nội ...
(Kiểm tra quân số, hóa ra toàn lính họ VŨ, chỉ trừ 2 người phụ nữ đều họ BÙI !)