Đường Alexandre de Rhodes xưa và nay
Con đường nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4 như một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.
Thời pháp thuộc, đường Alexandre de Rhodes có tên là Rue de
Paracels (tức Hoàng Sa). Từ năm 1945, con đường này mang tên Alexandre
de Rhodes. Sau năm 1975, có thời gian đường được đổi tên thành đường
Thái Văn Lung. Nhưng hiện nay trở lại với tên cũ: Đường Alexandre de
Rhodes.
Một góc đường Alexandre de Rhode
Alexandre de Rhodes được biết đến tại Việt Nam là một nhà
truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp. Trong quãng thời gian dài
sống ở Việt Nam (khoảng 20 năm), ông đã góp phần quan trọng vào việc
hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam bằng công trình từ điển Việt - Bồ - La
hệ thống hóa cách ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh. Đây cũng chính
là lý do sau khi tất cả các tên đường của chế độ cũ tại Sài Gòn đã được
đổi tên mới, thì con đường này sau cùng vẫn mang tên Alexandre de
Rhodes.
Như một cách để người Việt Nam tri ân với công lao của ông trong
quá trình hình thành chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định một
cách khách quan và nghiêm túc rằng Alexandre de Rhodes không phải là
người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Bằng chứng được họ đưa ra là bút tích
của chính Alexandre de Rhodes trong cuốn từ điển Annam-Lusitan-Latinh,
tức từ điển Việt-Bồ-La của mình: "Tôi cũng sử dụng những công trình của
nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và
Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ
điển:
Ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ -
AC), ông sau bằng tiếng Bồ-Đào (tức là từ điển Bồ-Việt - AC), nhưng cả
hai ông đều đã chết sớm”.
Công của Alexandre de Rhodes đến đâu
trong sự ra đời của chữ Quốc ngữ hãy để cho lịch sử và những nhà
nghiên cứu phán xét. Chỉ biết rằng đường Alexandre de Rhodes đến giờ vẫn
là một con đường đẹp nghiêng mình nằm bên lề của Công viên 30/4, như
một cô tiểu thư con nhà giàu kiêu kỳ và tràn đầy sức sống.
Nằm ngay trung tâm thành phố, đường Alexandre de Rhode cũng
tấp nập như những con đường xung quanh nó, nhưng ẩn chứa bên trong những
nét thầm kín thú vị. Đó là một con đường nhỏ dài chừng 300m, cái áo
ngoài chỉn chu đến sang trọng, với những biệt thự xinh đẹp, những chiếc ô
tô nối nhau đậu san sát, hàng cây cao vút tỏa bóng... Nơi đây còn là
thế giới riêng của những người yêu thích sự khác biệt do chính mình tạo
ra.
Xung quanh khu vực này, và ngay trên đường Alexandre de
Rhode có khá nhiều quán cà phê hạng sang nhưng cà phê bệt vẫn là lựa
chọn của nhiều bạn trẻ. Đường không đông người qua lại nhưng trên vỉa hè
thì lúc nào cũng đông đúc. Nhất là sáng sớm và chiều tối, hàng trăm
thanh niên ngồi bệt dựa lưng vào tường, nhâm nhi ngụm cà phê, tán dóc
với bạn bè, hoặc lơ đãng ngắm dòng người lướt nhanh trên đường tấp nập.
Từ con đường này trông ra, có những góc nhìn tuyệt đẹp mà hiếm nơi nào
khác của
TP.HCM có được. Trước mặt là khoảng xanh mênh mông của công viên,
cùng con đường Lê Duẩn, Pasteur chạy ngang, cắt công viên thành những
mảng ô vuông. Chếch qua phía bên phải là dinh Thống Nhất. Nhìn nghiêng
qua trái là khu mua sắm Diamond plaza, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu điện trung
tâm Thành phố, cùng những tòa nhà cao tầng hiện đại.
Từ trước đến nay, đường Alexandre de Rhode vẫn được biết đến
như một con đường của sự sang trọng, từ vị trí trung tâm, kết cấu hạ
tầng hiện đại, những ngôi biệt thự, những nhà hàng, quán cà phê đẹp.
Nhưng nơi đây, cũng là chốn buôn bán của những người nghèo với đôi quang
gánh, chiếc xe đạp cà tàng ngồi tạm bên vỉa hè. Nơi đây là địa điểm tụ
tập, là chốn kỷ niệm của những người trẻ ưa thích sự lang thang cùng cà
phê bệt. Nơi đây có sự giao thoa của lịch sử và hiện đại, của sự giàu có
cùng sự vất vả mưu sinh.
Hương Lam
---------------------------------------------------------
Theo Người đưa tin ( Hội Luật gia VN )
Dẫn chứng trên đây càng làm nổi bật tính khiêm nhường, chân thực của Đức Cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes). Mõ tôi rất quen thuộc con phố nhỏ này bới ở khoảng giữa phố ( gần hơn với Dinh Thống Nhất) có 1 villa cũ được lấy làm trụ sở Hội Nhà báo Tp.HCM nơi tôi thường ra vào khi có việc hoặc ngồi uống cafe tám gẫu với các bạn đồng nghiệp. Có năm, dịp 25/8 Kỷ niêm thành lập trường TNVN (LSQL.KHXNN), chúng tôi còn mượn hội trường để tổ chức họp mặt và đặt tiệc ...
Trả lờiXóaCũng còn 1 kỷ niệm nữa là tôi xuýt bị nhóm "người lạ mặt" gây chuyện vì dùng ĐTDĐ chụp đoàn biểu tình chống Tầu bi CA dùng vũ lực giải tán ở gần Nhà VHTN Tp.
Nếu không có mảnh giấy mời dự Triển lãm ở Trụ sở Hội Nhà báo thì tôi đã bị họ tịch thu ĐTDĐ và tống vào đồn CA rồi !
Nghe kể đã mê. Vậy lần sau khi ST em vào SG, anh dẫn em đến con đường này nhé!
Trả lờiXóaPhố nhỏ và ngắn thôi nhưng có vài quán cafe ( nhìn ra CV 30/4)rất thú vị. Người có tâm hồn như ST ngồi đây thế nào cũng nẩy ra tứ thơ mới .
XóaHai người Pháp mà tôi thường nghĩ đến với lòng biết ơn và sự khâm phục là Alexandros và Paster. mỘt người có đóng góp vĩ đại vào sự phát triển văn hóa Việt nam; một người với tinh thần nhân đạo sâu sắc và sự dấn thân to lớn đã góp phần cứu nhân loại trước các bệnh dịch. Về Alexandros, người dân và chính quyền tôn vinh ông là rất đúng đắn.
Trả lờiXóaNên nhắc và tưởng nhớ một người chân chính Yer sanh
Xóa