Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

BÀY ĐẶT "TRIỂN LÃM CCRĐ" : NÃO TRẠNG CÓ VẤN ĐỀ ?

Tôi cả đời chủ yếu làm báo phục vụ sự nghiệp của Đảng . Đảng nói sao làm vậy. Đảng chỉ đâu đánh đó, vì sao ? Vì hồi ấy " Đảng là lẻẽ sống của tôi " ( Lời bài hát). Khỏi giải thích dài dòng. Nhưng ngày nay, tuồi ngày càng cao, tầm nhìn ngày ngày được rộng mở ( nhờ Công nghệ thông tin và nhờ Đảng "nới lòng" về tự do tư tưởng) nên đã biết suy nghĩ và hành độ bằng cái đầu của mình - Miễn không vi phạm pháp luật . Vụ "Tự dưng" mở triển lãm CCRĐ, rồi dưng dưng " Tạm đóng cửa để sửa ...ĐIỆN" tôi thấy Đảng ta ( cụ thể là Trưởng ban TGTW Đinh Thế Huynh) mắc chứng ĐIÊN NẶNG ! Lướt trên mạng thấy có bài này giống suy nghĩ của mình bèn chép về để các cụ vào chơi nhà thì cùng đọc .

Cần một phán xét cuộc triển lãm cải cách ruộng đất
Cán bộ lão thành CLB Thăng Long/ Quê Choa
Ông Trọng và ông Huynh

Sau khi đi xem triển lãm về cải cách ruộng đất của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia về gây cho tôi nhiều suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi tại sao Bộ Chính trị lại quyết định mở cuộc triển lãm về cuộc cải cách ruộng đất vào lúc này?
Phần nào tôi đồng ý với ông Dương Trung Quốc, cuộc triển lãm này nó chưa thỏa đáng bởi lẽ lịch sử chỉ cho chúng ta những bài học thành công, vậy còn những mặt không thành công thì sao? Ông Nguyễn Văn Cường Giám đốc Bảo tàng thì nói "Tại triển lãm này chúng tôi muốn đưa cho công chúng một cái nhìn đa chiều, toàn diện hơn, những thành tựu trong giai đoạn đó, cũng như những sai lầm trong việc tổ chức thực hiện ở cơ sở - thì cũng đã có những chỉ đạo từ trung ương trong việc chấn chỉnh khắc phục sai lầm, oan sai".
 Đối chiếu lời phát biểu của ông Nguyễn Văn Cường với những gì có được ở cuộc triển lãm thì không nói lên điều đó. Chính vì thế nó mau chóng trợ thành một chủ đề chính trị nóng bỏng của nước ta. Họ không chỉ muốn biết thành quả của cuộc cải cách ruộng đất, mà họ còn muốn thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã mắc phải sai lầm gì, thiệt hại thế nào, và Bác Hồ và Đảng đã sửa sai như thế nào nhất là những người bị oan sai. Những đòi hỏi càng tăng lên nhanh chóng trong các tầng lớp, nhất là nhóm trí thức qua các cuộc phỏng vấn của các hãng thông tin trong và ngoài nước khiến cho bảo tàng phải tạm đóng cửa để "sửa điện", một lý do mà ai cũng phải đặt câu hỏi về sự chân thực của nó.
Tôi có dịp gặp được những người thuộc nhiều tầng lớp, trong đó có nhiều người rất bất bình với việc bảo tàng bị tạm đóng cửa, họ muốn cơ hội này để yêu cầu Bộ Chính trị phải có câu trả lời dư luận về sự sai lầm để rồi quy kết Đảng theo ý đồ chính trị tiêu cực. Tuy nhiên những cán bộ lão thành đã kinh qua nhiều công tác kể cả giữ cương vị cao trong Đảng và Nhà nước thì lo lắng và đặt câu hỏi tại sao Bộ Chính trị lại quyết định cho mở cuộc triển lãm cuộc cải cách ruộng đất vào lúc này? Họ bàn tán rất nhiều, nhưng tựu trung lại đều đi đến một số nhận xét:
1. Việc mở cuộc triển lãm cải cách ruộng đất vào thời điểm này là một sai lầm về chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW,  bởi lẽ dư âm của cuộc cải cách ruộng đất lúc này không còn là một nhu cầu của đời sống chính trị của đất nước, mà các đòi hỏi cao nhất trong lúc này là làm thế nào để phục hồi, phát triển kinh tế, làm thể nào để bảo vệ chủ quyền, độc lập đang bị Trung Quốc đe dọa, làm thế nào để thực hiện được quyền dân chủ trong Đảng và trong đời sống xã hội. Còn việc mở cuộc triển lãm không hề mang lại lợi ích gì cả, trái lại tự "bới" ra một lịch sử để làm sống lại tâm lý xã hội đang mặc cảm với sự lãnh đạo của Bộ Chính trị.
2. Đề tài về cuộc cải cách ruộng đất với những sai lầm của nó luôn luôn là cái cớ để các thế lực trong và ngoài nước lợi dụng khoét sâu để chống Đảng Cộng sản và phá hoại công cuộc cách mạng với mục tiêu kích người dân chống lại các chính sách của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, cao hơn nữa là biểu tình bạo loạn. Vì vậy cuộc triển lãm này chẳng khác gì tiếp tay cho các thế lực trong và ngoài nước chống phá ta có một không hai bằng các cuộc phỏng vấn. Bằng sức mạnh của Internet, nó sẽ tác động mạnh vào xã hội nước ta mà không gì cản nổi.
3. Qua sự việc này, cùng với việc đối phó hữu khuynh ở Biển Đông với Trung Quốc, dư luận đánh giá thấp những người lãnh đạo chủ chốt của đất nước (nói xin đừng giận), họ không đủ tầm, không đủ bản lĩnh để đưa ra một quyết sách và điều hành nó thực hiện một cách đúng đắn. Vì vậy, tâm trạng lo lắng đối với những vị lãnh đạo chủ chốt hiện nay họ sẽ còn phạm và những sai lầm gì nữa, có cụ nói chính Bộ Chính trị đang tự khởi tố Đảng từ việc Nghị quyết TW 4 đến mở cuộc triển lãm cuộc cải cách ruộng đất.
4. Những người có trách nhiệm với đất nước đòi hỏi Bộ Chính trị cần phải có thái độ và biện pháp để giải quyết ngay sai lầm về cuộc triển lãm này. Những người lãnh đạo hiện nay phải biết rằng cuộc cải cách ruộng đất đã được Bác Hồ và các đồng chí tiền bối xử lý ngay vào thời kỳ đó rồi, Đảng và Nhà nước đã nhận sai lầm trước nhân dân rồi, dân ủng hộ rồi, thì nay các ông đừng xới lên nữa mà dồn công sức vào những việc quan trọng khác của đất nước. Và như vậy cần chuẩn bị kỹ nói lên toàn diện của sự kiện này để khi có điều kiện thì mở lại cho nhân dân xem.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần cầu thị kiểm điểm để thấy sự sai lầm khuyết điểm trong chủ trương mở cuộc triển lãm ruộng đất, dù kiểm điểm điểm chung nhưng trách nhiệm lớn hơn là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, kế đó là Đinh Thế Huynh, người nắm công tác tư tưởng, tuyên truyền. Từ ngày được vào Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh đã có nhiều sai lầm trong công tác tuyên truyền nhất là đưa nhiều tin tiêu cực trên báo chí truyền thông, bưng bít nhiều thông tin về hoạt động lấn chiếm Biển Đông thời kỳ đầu Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển của ta, nay lại phạm sai lầm trong chỉ đạo cuộc triển lãm thì rất đáng kỷ luật 2 đồng chí nói trên.
Đất nước ta đang phải đối mặt với nhiều thử thách, những ai có tâm huyết với đất nước đều lấy làm lo lắng với những quyết định của những người lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhất là vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai đặt trọng niềm tin về chiến dịch chống tham nhũng của ông, vì đã 3 năm rồi ông hò hét nhiều, làm ít. Ông hô hào đến nỗi dư luận có thể đã hiểu sai bản chất của Đảng này. Những thành quả trong công cuộc khôi phục kinh tế và an sinh xã hội bị ông và bộ máy tuyên truyền ra sức đánh giá chê bai khỏa lấp mọi sự cố gắng của mọi người. Có thể khẳng định, Nghị quyết TW 4 do ông Phú Trọng phát động là Nghị quyết không phù hợp (nếu không muốn nói là sai). Sau này lịch sử lại đánh giá và khi đó chắc cũng lại đưa ra triển lãm "Cuộc thực hiện NQ TW 4 của TW khóa XI" ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, điều đó, sau này có thể sẽ diễn ra thưa ông tổng Trọng!!

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Hillary Clinton và chuyến trở lại Iowa

Kim Ghattas
BBC News, Iowa
Cập nhật: 15:35 GMT - thứ ba, 16 tháng 9, 2014

                                  "Xin chào Iowa! Tôi đã trở lại."

Đã 2.446 ngày trôi qua trước khi Hillary Clinton quay trở lại tiểu bang đã gây quá nhiều nỗi đau cho bà vào năm 2008.
Năm đó, bà đã rời Iowa sau khi đứng vị trí thứ ba trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang này.
Vào ngày Chủ Nhật vừa rồi, bà đã quay trở lại với chồng, nhiều kinh nghiệm hơn, và một chút hài hước, có lẽ có phần gượng ép.
Nhưng câu hỏi chính là liệu bà có mang theo hay không một chút ấm áp và sự dễ gần mà bà đã thể hiện trước sau như một trên trường quốc tế, điều mà bà đã thiếu trong cuộc đua tranh tổng thống của mình.
Khung cảnh chắc chắn thích hợp với các cuộc gặp gỡ thoải mái với cử tri. Những kiện cỏ khô, đồng không mông quạnh, trời xanh với mây trắng, thịt bò nướng và món rau trộn khoai tây.
Đó là một buổi chiều Chủ Nhật hoàn hảo ở thôn quê cho một sự kiện ẩm thực vùng Iowa, và một định chế chính trị: buổi tiệc gây quỹ hàng năm có tên ‘Thịt bò nướng Harkin’, lấy tên Thượng nghị sĩ Tom Harkin.

Đồn đoán cho 2016
Thượng nghị sĩ Tom Harkin, nghỉ hưu sau 40 năm trong chính trường, cầm theo miếng thịt bò nướng và mời Bill và Hillary Clinton tham dự sự kiện vinh danh lần cuối của ông.
Nhìn bề ngoài, gia đình Clinton ở đó để bày tỏ sự kính trọng với ông Harkin và kêu gọi đám đông ủng hộ cho những cuộc bầu cử giữa kỳ trong tháng 11.
Nhưng chỉ có một cách để giải thích số lượng kỷ lục 200 phóng viên có mặt để theo dõi sự kiện: người ta đồn đoán bà Hillary có thể tranh cử tổng thống năm 2016.
Đại sứ Mỹ trở về nhà
Hillary Clinton đã thăm 112 nước trong bốn năm, khiến bà trở thành ngoại trưởng công du nhiều nhất.
Tạp chí Foreign Policy đã dựng một slideshow hình ảnh có tới có 112 bức ảnh của bà, mỗi tấm từ một quốc gia.
"Tổng số thời gian đi công du của bà cộng vào lên đến 2.084.21 giờ (tương đương 86,8 ngày), và bà đi được 956.733 dặm," tạp chí này tổng kết.

Cuộc hành trình dài của Hillary Clinton
Kể từ khi rời Bộ Ngoại giao năm 2013, bà Clinton đã có hàng loạt bài phát biểu và phỏng vấn và dành thời gian mùa hè để quảng bá cuốn sách của mình.
Bà đã bắt tay những người hâm mộ dọc đường đi nhưng đây là bước đột phá thực sự của bà vào chính trị nội địa, giữa đám đông đánh giá bà như một ứng viên tiềm năng.
Khi bà Clinton đi công du nước ngoài lần đầu tiên với vai trò ngoại trưởng vào tháng Hai 2009, nhóm của bà đã tổ chức các cuộc họp trong tòa thị chính, áp dụng cách vận động tranh cử tại Mỹ cho ngoại giao quốc tế.
Tòa thị chính nước ngoài đầu tiên của bà là tại Đại học Ehwa của Seoul - từ Iowa tới Ehwa, nhân viên của bà đã áp dụng cách giao lưu với công chúng kiểu Mỹ.
Bà Clinton rất thích các cuộc gặp gỡ đó và vào cuối năm đầu tiên của mình tại Bộ Ngoại giao, bà đã rũ bỏ bộ áo khoác chính trị thận trọng của mình.

Thận trọng
Bà đã nói chuyện với phong cách uy quyền và trang trọng và làm điều đó với niềm đam mê và sự thấu cảm cũng như sự quan tâm chân thật khi tham gia ngoại giao nhân dân, gặp gỡ với sinh viên hoặc các nhóm phụ nữ hay doanh nhân, thậm chí trong đất nước Pakistan có thể gây nguy hiểm.
Khi rời Bộ Ngoại giao năm 2013 uy tín bà đang lên cao trong các cuộc thăm dò ý kiến tại Hoa Kỳ.
Nhưng với sự trở lại chính trị của bà ở nước Mỹ, sự thận trọng của bà dường như đã quay trở lại.
Bà vẫn xuất hiện không thoải mái và không chắc chắn trên vũ đài trong nước.
Bài diễn văn của bà trước kiện cỏ khô đã được lên kịch bản và có phần tẻ nhạt.
Bà đã thu hút được một vài sự cổ vũ, chủ yếu là khi nói về quyền phụ nữ hoặc ám chỉ ý định của mình cho năm 2016.
Nhưng bà đã không nói với niềm đam mê bà thường thể hiện ở nước ngoài.

Tuy bà Clinton chưa chính thức ra tuyên bố nhưng các ủng hộ viên đã bắt đầu xây dựng cơ sở cho chiến dịch tranh cử
Bà tỏ ra khá hơn khi bình luận không kịch bản trong việc chuyển chủ đề hoặc trong các cuộc phỏng vấn nơi mà bà có kiến thức giỏi về các vấn đề và sự hóm hỉnh của bà được thể hiện, cho dù là chính sách hay chính trị.
Là ngoại trưởng, bà Clinton luôn đến đuôi máy bay để nói chuyện với cánh báo chí và thường xuyên đi ăn tối hoặc đi uống ở các thủ đô trên thế giới. Các trợ lý cho biết bà rất thích giao lưu.
Nhưng kể từ khi rời Bộ Ngoại giao, bà Clinton đã cho thấy sự thận trọng mang tính phản xạ trong các cuộc gặp với các phóng viên chính trị nội địa Mỹ.
Có lẽ bởi vì họ cũng tiếp cận bà với một mức độ hoài nghi vẫn còn từ mối quan hệ không tốt đẹp mà bà đã có với truyền thông trong năm 2008 và trong nhiều năm chua cay trước đó.
Bà chưa thực sự có mối liên hệ tốt với cánh báo chí mới đang theo dõi từng bước đi của bà trong nước Mỹ.
Vào Chủ Nhật, ngay từ đầu bà có vẻ giữ khoảng cách.
Với Bill và nhà Harkin bà lật những miếng thịt bò bằng một cái vỉ nướng để tạo những bức ảnh được dàn cảnh, trong một khu vực cấm trên đỉnh đồi, cách xa đám đông.
Bà Clinton đã phớt lờ các phóng viên và rời đi sau vài phút, nhưng sau đó bà quay trở lại và dành 15 phút bắt tay và nói chuyện với họ.
Bài học kinh nghiệm
Bà không nói nhiều, nhấn mạnh rằng ngày hôm nay chỉ dành cho năm 2014 và các cuộc bầu cử giữa kỳ quan trọng.
Truyền thông Mỹ suy đoán rằng sự xuất hiện của bà ở Iowa là một dấu hiệu khác rằng bà đang chuẩn bị ứng cử, nhưng có lẽ chính xác hơn khi cho rằng bà đang chuẩn bị trước khi có quyết định thôi.

Như thông lệ, bà đang chăm chú tiếp cận quá trình với một danh sách kiểm tra, thực hiện công việc ở nhà để tìm hiểu tình hình, hiện trạng chính trị, những nơi mà bà có thể tạo ra sự khác biệt, nói chuyện với các nhà tài trợ, những người ủng hộ, và quan trọng nhất là cố gắng xác định thông điệp của bà sẽ là gì.
Chuyến đi của bà tới Iowa là một phần của quá trình hoạch định quyết định, một cơ hội quan trọng để bà làm quen lại với nhịp điệu mệt mỏi của việc vận động cử tri, điều mà bà đã không vượt trội trong suốt chiến dịch năm 2008.
Sau bài diễn văn, bà và Bill đã dành nửa giờ bắt tay với người dân bang Iowa đang xếp hàng dọc hàng rào. Bà ký tên lên những chiếc áo phông và những cuốn sách và chụp ảnh.
Khi tôi phỏng vấn bà vào năm ngoái trước khi bà rời chức ngoại trưởng, tôi hỏi bà đã học được gì từ việc giữ chức vụ đó, điều mà bà ao ước muốn biết để tiến hành tranh cử tổng thống.
"Tôi đã học được nhiều hơn về cách gắn kết với những người từ nhiều nền tảng khác nhau," bà nói, cho thấy bà đã tiếp thu một số bài học từ thất bại của bà trong việc kết nối với cử tri.
Một cuộc thăm dò không chính thức nhanh chóng với người dân Iowa sau bài diễn văn của bà cho thấy người dân nghĩ rằng bà đã làm tốt nhưng không quá xuất sắc.

Nhưng bà có thích dành nửa giờ chụp hình và bắt tay với những người có thể bà sẽ không bao giờ gặp lại? Bà có thích nói chuyện với cánh phóng viên theo dõi bà? Bà có đủ chịu đựng để làm điều đó trong nhiều tháng? Chỉ có Hillary mới biết.



Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Ong Vũ Mão : án oan thì không bao giờ hết ...

Tác giả : Ngọc Quang

Calathau :Ông Vũ Mão – ̣Bạn đồng môn của chúng ta , nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Báo Giáo dục Việt Nam về thực trạng oan sai và những nỗ lực của các cơ quan tư pháp, trung tuần tháng 9 năm 2014.

Nhiều bất cập trong hoạt động tố tụng
Ông Vũ Mão chia sẻ: “Cách đây chừng 30 năm, án oan xảy ra nhiều, thời gian ấy Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và bà Nguyễn Thị Định là hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước thường đi giám sát công tác tư pháp ở cơ sở và có rất nhiều phát biểu xúc động về án oan sai.
Những năm gần đây, công các tư pháp cũng đã được nâng tầm nhưng các vụ án oan sai vẫn còn, nhiều vụ nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội. Như vậy, chúng ta phải rút ra được nguyên nhân, bài học và hướng sửa chữa thật rõ ràng, nếu không thì cũng chỉ là nói để đấy thôi”.
Dẫn ra một loạt các vụ án oan trong quá khứ như Bùi Minh Hải ở Đồng Nai (tù chung thân – PV), Trần Văn Chiến ở Tiền Giang (tù chung thân – PV), Nguyễn Minh Hùng ở Tây Ninh (bị tuyên án tử hình, sau đó được minh oan và trả tự do – PV) và đây là vụ án tù oan của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang)… ông Vũ Mão chỉ rõ, những bất cập trong hoạt động tố tụng chính là nguyên nhân dễ dẫn tới oan sai.
“Chúng ta phải thẳng thắn với nhau rằng không bao giờ có thể chấm dứt hoàn toàn oan sai 100%. Oan sai vẫn có thể xảy ra ở những nước có nền tư pháp mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có những biện pháp ngăn chặn thực sự nhằm giảm tỷ lệ oan sai tới mức thấp nhất, bởi hậu quả từ oan sai là vô cùng nghiêm trọng, không chỉ làm tan nát một gia đình mà nguy hiểm hơn còn làm sói mòn lòng tin của xã hội, của người dân đối với cơ quan tư pháp. Nó cũng góp phần phá hỏng những cố gắng của các cơ quan tư pháp, và đồng thời còn làm mất niềm tin của nhân dân với nhiều cán bộ của Đảng”, ông Mão phân tích.
Ông Vũ Mão – nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị phải quy trách nhiệm cá nhân cho những người tham gia quá trình điều tra, truy tố, xét xử để ngăn chặn oan sai.
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định, qua các vụ án oan sai, có thể thấy ba vấn đề:
Thứ nhất là đang có nhiều vấn đề đáng lo ngại từ phía cơ quan điều tra. Thời gian gần đây nổi lên tranh luận cơ quan công an tiếp tục quản lý các trại tạm giam hay chuyển sang Bộ Tư pháp. Theo tôi, cơ quan nào quản lý thì cũng cần đảm bảo hai yếu tố: Thứ nhất là tiện cho công tác điều tra; Thứ hai là đảm bảo sự minh bạch, đảm bảo quyền của bị can trong toàn bộ quá trình điều tra.
Nếu bên công an tiếp tục quản lý thì cần phải đổi mới, thí dụ như phải có thêm những quy định rõ ràng để ngăn chặn bức cung, nhục hình trong quá trình tạm giam các bị can. Thời gian qua nhiều vụ án oan xảy ra bắt nguồn từ công tác điều tra, chứng tỏ quy trình có vấn đề, năng lực có vấn đề, đạo đức cũng có vấn đề.
Thứ hai, cần phải xem lại Bộ Luật tố tụng hình sự, bởi vì tỷ lệ xảy ra oan sai còn cao, trong đó nhiều vụ nghiêm trọng chứng tỏ luật không phù hợp với tình hình mới, dẫn tới chuyện “lách luật” để làm bừa.
Thứ ba là phải nâng cao được năng lực của đội ngũ kiểm sát. Rất nhiều vụ án đển ngày xét xử mà tòa lại trả hồ sơ điều tra bổ sung, chứng tỏ kiểm sát viên và cơ quan kiểm sát không hoàn thành nhiệm vụ nếu không muốn nói là năng lực quá yếu kém.
Hiện nay, công tác điều tra phụ thuộc hoàn toàn vào phía công an, kiểm sát không thể hiện được năng lực phối hợp với cơ quan điều tra, đây là yếu kém cần nhìn nhận thẳng thắn để sửa chữa.
Xảy ra bức cung, nhục hình cần cách chức người đứng đầu?
Cách đây 10 ngày, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc chấp hành pháp luật trong thu thập, đánh giá chứng cứ, chống bức cung, nhục hình của cơ quan điều tra chuyên trách trong hoạt động điều tra vụ án hình sự.
Ong Nguyễn Sinh Hùng ̣̣̣ ảnh bên : “Nghe thì có vẻ đúng, nhưng mà sai rồi, thiếu tôn trọng Hiến pháp”

Bàn về việc làm sao hạn chế tối đa việc bức cung, dùng nhục hình, các thành viên tham dự phiên giải trình đề xuất hàng loạt giải pháp, từ các kiến nghị hoàn thiện quy định của luật pháp đến các giải pháp kỹ thuật như lắp đặt hệ thống camera, ghi âm tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ… tuy nhiên nhiều ý kiến đồng tình, quan trọng vẫn là yếu tố con người.
Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an cũng bày tỏ: “Quyết định cuối cùng vẫn là vấn đề con người, từ khâu giáo dục cán bộ, chiến sĩ, đào tạo nâng cao trình độ năng lực đến kiểm tra, giám sát các hoạt động của anh để làm sao bảo đảm tuân thủ pháp luật. Chúng tôi mong muốn tới đây trong quá trình điều tra, ngoài kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát thì vai trò của luật sư cũng rất quan trọng. Nếu chúng ta áp dụng được đồng bộ cái đó thì rõ ràng là hoàn thiện được mô hình tố tụng”.
Ngăn chặn bức cung nhục hình được coi là một biện pháp cần thiết để chống oan sai, đó cũng là yêu cầu cần thiết để tiến tới một đất nước pháp quyền. Theo ông Vũ Mão, quá trình điều tra xét xử phải tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc “suy đoán vô tội”, đầu tiên phải đặt ra các hướng chứng minh người ta không phạm tội, rồi mới đến chứng minh có tội.
“Đó là sự nhân văn của pháp luật trong một xã hội văn minh, nhưng trên thực tế trong rất nhiều trường hợp mới chỉ chú trọng đến những chứng cứ xác định có tội, do vậy dù làm gì thì yếu tố quan trọng số một vẫn là phải đề cao trách nhiệm cá nhân của những người tiến hành tố tụng, là những người nắm giữ, định đoạt sinh mạng của người khác. Chúng ta phải quy trách nhiệm cá nhân thật rõ từ điều tra, kiểm sát cho tới hội đồng xét xử thì mới mong hạn chế oan sai, khâu nào nào sai phải cách chức và xử lý nghiêm minh”, ông Mão nhấn mạnh.

Quy trình thủ tục giải quyết các vụ án oan sai quá rườm rà, gây nhiều khó khăn cho chính những người đã chịu án oan.
Liên quan tới các vụ án oan sai, người bị oan không chỉ chịu cảnh tù tội khổ sở mà khi đã được minh oan thì thủ tục đền bù cũng không thuận lợi.
Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2010, có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra, thúc đẩy quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Sau 4 năm triển khai luật, các cơ quan nhà nước đã bồi thường gần 200 vụ với số tiền hàng chục tỷ đồng, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Tại Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường đó là “phải có các căn cứ đó là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường” quy định tại các điều 13, 28, 38, 39 thì người bị hại mới được quyền yêu cầu bồi thường.
Ông Vũ Mão chỉ rõ: “Thật buồn cười là lại đi quy định cá nhân, tổ chức thấy mình bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây nên phải có đơn yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận và chỉ khi nào người có thẩm quyền có văn bản giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thì mới có đủ điều kiện để làm các thủ tục yêu cầu bồi thường.
Nhưng để trải qua hết những thủ tục như vậy đâu có đơn giản, cho nên nó gây khó khăn rất nhiều cho người dân. Theo tôi, khi người dân đã được chứng minh bị oan rồi thì tất cả những việc còn lại thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước, không thể đùn đẩy cho dân được”.
————-
Theo http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/An-oan-khong-bao-gio-het-quy-trach-nhiem-ca-nhan-moi-mong-giam-xuong-post149939.gd

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

5 vụ án oan nổi tiếng làm chấn động Việt Nam

Tác giả: Ngọc Quang (Tổng hợp)

KD ( bình ) :  Lịch sử tư pháp Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ án oan sai nghiêm trọng, nhưng không ai trả lời được câu hỏi: Khi nào tình trạng này mới chất dứt? (NQ)
Thật ra, quốc gia nào cũng vẫn tồn tại những vụ án oan sai, bởi tính phức tạp của vụ việc tội ác, và sự kém cỏi của công tác điều tra. Nhưng những vụ án oan sai sẽ càng tăng lên ở các quốc gia mà trình độ đào tạo điều tra  viên (liên quan đến ngành GD- ĐT) kém, tay nghề ĐTV lởm khởm, và mang tính áp đặt, chủ quan theo cách suy diễn ngay từ đầu, thiếu những quy định hoặc những phương tiện kỹ thuật giám sát hoạt động điều tra, bảo đảm công tác điều tra khách quan, trung thực. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn rất điển hình cho sự kém cỏi của công tác điều tra, vừa hài hước, vừa là nỗi hổ thẹn của ngành tư pháp. Tất cả những kém cỏi đó, xét cho cùng, nó cũng là sản phẩm của nền tư pháp không độc lập, không thượng tôn, không xứng tầm vị thế mà Công lý đòi hỏi
——-
Mặc dù được tuyên hủy án điều tra lại, nhưng vụ án Hàn Đức Long chưa được coi là án oan hay không. Giáo dục Việt Nam điểm lại 5 vụ án oan điển hình trong lịch sử tư pháp, từng gây chấn động cả nước.

Nguyễn Thanh Chấn – 10 năm ngồi tù, tan nát cả gia đình
Sau 10 năm ngồi tù oan với tội danh giết chị Nguyễn Thị Hoan, ông Nguyễn Thanh Chấn (Nghĩa Trung, Việt Yên, Bắc Giang) được trả tự do vào ngày 4/11/2013.
Gia đình ông Chấn đã kiên trì suốt 10 năm trời để tìm ra thủ phạm là Lý Nguyễn Chung. 10 năm tù oan đã khiến ông Chấn hứng chịu quá nhiều mất mát. Họ hàng, bạn bè xa lánh, cả bốn người con của ông đã phải bỏ học giữa chừng; một người con đi xuất khẩu lao động nước ngoài vì kiếm tiền lo kêu oan cho cha mà quyết không về nước.
Vợ ông sau nhiều năm kêu oan cho ông cũng phải vào viện tâm thần điều trị.
Ảnh bên :10 năm bị tù oan khiến gia đình ông Chấn kiệt quệ.

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đã nói: “Tôi cho rằng, nếu nói rằng mãi cho đến 15/7/2013 cơ quan chức năng mới nhận được đơn kêu oan của bà Chiến vợ ông Chấn là không đúng. Theo nhưng thông tin mà tôi biết thì ông Chấn và bà Chiến đã gửi đơn đi rất nhiều cơ quan khác nhau, nhưng không được xem xét nên mới phải ngồi tù oan đến 10 năm. Những cán bộ quản giáo ở trại giam đã tạo điều kiện để ông Chấn gửi đơn kêu oan nên họ biết chính xác điều đó. Vậy hàng trăm lá đơn trước đây của ông Chấn, của bà Chiến chẳng lẽ không cơ quan chức năng nào nhận được?”.

Hai lần bị tuyên tử hình dù không buôn ma túy
Tháng 6/2003, Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, ngụ ấp Tân Tiến, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị bắt với tội danh buôn bán ma túy.
Ngày 18/6/2004, án sơ thẩm lần thứ nhất của TAND tỉnh Tây Ninh tuyên Hùng tử hình. Tháng 7/2004, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm để điều tra xét xử lại do Hùng kháng cáo kêu oan đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ảnh bên phải : Anh Nguyễn Minh Hùng hai lần bị tuyên án tử hình dù không buôn bán ma túy.

Đến năm 2006, án sơ thẩm lần hai của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên án tử hình. Phải đến phiên phúc thẩm lần 2 vào tháng 4/2007, tòa mới phát hiện các chứng cứ buộc tội anh Nguyễn Minh Hùng có nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt, khi đó kẻ đứng đầu đường dây, người từng kéo anh vào vòng lao lý mới phản cung. Bị cáo Nguyễn Thị Anh Thư đã một mực xin tòa minh oan cho anh Hùng với lý do trước đó khai không đúng sự thật và “không muốn phạm thêm tội ác nữa”.
Tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội quyết định lập chuyên đề giám sát tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Thêm vào đó, vợ anh Hùng đã cung cấp thêm bằng chứng là giấy xác nhận của một nhà nghỉ nơi vợ chồng anh trọ vào đúng ngày bị cáo buộc là đi giao heroin. Ngày 13/6/2008, anh Nguyễn Minh Hùng được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh phê chuẩn quyết định “tha bổng” sau hơn 4 năm bị tù oan và phải đối diện với 2 bản án tử hình.
Nguyễn Minh Hùng được Công an tỉnh Tây Ninh xin lỗi công khai vào ngày 19/11/2008 và chỉ được bồi thường số tiền 130 triệu đồng cho hơn 5 năm tù oan.

Đánh rơi đồng hồ, bị án oan tù chung thân

Bùi Minh Hải, ( Ảnh bên ), ngụ ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai chỉ vì vô tình đánh rơi chiếc đồng hồ ở gần nơi xảy ra vụ giết người mà bị tình nghi là thủ phạm.
Ông Hải bị bắt giam, sau đó bị tuyên phạt tù chung thân, dù ông Hải liên tục kêu oan.
Sau 16 tháng bị tù oan, cơ quan chức năng bắt được một đối tượng giết người trong một vụ án khác. Chính từ việc đối tượng nhận tội nên ông Bùi Minh Hải đã được minh oan, được đền bù 59,9 triệu đồng. Nhưng hậu quả mà gia đình ông Hải phải hứng chịu cũng vô cùng đau đớn như gia đình ông Chấn, đó là 4 đứa con phải bỏ học. Cả gia đình phải hứng chịu bao điều tiếng của xóm làng.
Liên quan tới vụ án này, có 11 cán bộ pháp luật để xảy ra oan sai đã bị đình chỉ công tác và cách chức.

16 năm 3 tháng ở tù oan với tội danh giết người
Ngày 21/5/1979, ông Trần Văn Chiến ( Ảnh bên phải ), bị bắt tạm giam ngày với tội danh giết người xảy ra tại xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Ngày 20/3/1980, TAND tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Chiến mức án tù chung thân. Tại phiên tòa này, ông Trần Văn Chiến không nhận tội và khẳng định hung thủ thật sự là Trần Văn U. Do thời gian chấp hành hình phạt tù ông Chiến cải tạo tốt nên được thả tự do ngày 21/8/1995. Năm 1997, Trần Văn U mới bị bắt.
Ông Trần Văn Chiến ngồi tù oan hơn 16 năm.
Ngày 5/7/2001, TAND tỉnh Tiền Giang tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án giết người với bị cáo Trần Văn U. Tại tòa, Trần Văn U khai chỉ một mình thực hiện vụ án mà không liên quan gì đến ông Trần Văn Chiến nên tòa tuyên ông Chiến không phạm tội giết người.
Tại bản án phúc thẩm số 424 ngày 12/4/2002, TAND tối cao tại TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm: ông Chiến vô tội.
Ngày 23/12/2004 ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang xin lỗi trên 3 tờ báo trung ương và địa phương, nhưng cũng chỉ được đền bù oan sai 252 triệu đồng cho hơn 16 năm tù oan.

Án oan “vườn điều” khiến cả một gia đình vào vòng lao lý
Nói tới các vụ án oan chấn động Việt Nam không thể không nói đến “vụ án vườn điều”, khiến 9 người trong một gia đình rơi vào vòng lao lý.
Theo cáo trạng, giữa tháng 5/1993, thi thể nạn nhân Dương Thị Mỹ được phát hiện trong vườn điều của ông Hai Hoàng (tỉnh Bình Thuận) trong tình trạng đa chấn thương. Vụ án tưởng chừng rơi vào bế tắc thì năm 1998, nghi phạm Huỳnh Văn Nén đã khai mình là thủ phạm vụ trọng án.
Theo lời khai của Nén, do nghi ngờ bà Mỹ quan hệ bất chính với anh em đồng hao tên Nhung nên một số người trong gia đình vợ Nén đã dùng dao chém nạn nhân đến chết. Từ lời khai này, 9 người trong gia đình vợ của Nén bị bắt giữ.
Vụ án sau đó được đưa ra xét xử nhiều lần, nhưng đều bị hủy án do có nhiều tình tiết chưa rõ ràng. Việc điều tra xét xử vụ án kéo dài 12 năm, nhưng vẫn không tìm ra hung thủ.
Năm 2006, cơ quan điều tra xác định các bị cáo vô tội và trả tự do tại tòa. Đồng thời, cơ quan công tố phải công khai xin lỗi và bồi thường oan sai với tổng số tiền lên đến hơn 1 tỷ đồng.
————
Theo GDVN.
Đón xem kỳ sau " Ý kiến của ông Vũ Mão" xung quanh vấn đề này .

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

HÀ NỘI CỦA MÌNH LÀ THẾ Ư ?

Thấm thoát mình đã sống xa HN đến gần 4 thập niên ! Ôi, đời người như cái chớp mắt. Mới đó leng keng tiếng tầu điện . Mới đó lanh lảnh tiêng rao đêm . Mới đó cô bạn học sáng sáng dúi vào tay mình cái bánh khúc nóng hổi trên đường đến lớp...Mới đó ngan ngát mùi sen Tây Hồ và mùi hoàng lan nhà ai thơm dài con ngõ nhỏ ...Bây giờ trở lại HN như người ở quê ra tỉnh, thậm chí như Từ Thức trở lại cố hương...
Tôi mang tâm trạng ấy sau khi đọc loạt bài của nhà nghiên cứu Nguyễn văn Chính, mà dưới đây là bài thứ 5.

Đi tìm 'bản sắc văn hóa Hà Nội' - Bài 5

Hà Nội vẫn chỉ là 'phía bên kia của làng xã'

Khi nói đến Hà Nội như một thực thể văn hóa có bản sắc riêng, chúng ta không được quên rằng có một Hà-Nội-nhà-quê và một Hà-Nội-kẻ-chợ.  
LTS: Trong Phần 5 loạt bài Đi tìm bản sắc văn hóa Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Văn Chính đưa ra góc nhìn về hai bộ phận cư dân nông dân và thị dân của Thủ đô.

Thanh lịch, hào hoa và tinh tế thường được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh như những đặc tính tiêu biểu cho lối sống của người Hà Nội, thậm chí nó còn được đề cao như một giá trị "có tính mẫu mực, hay giá trị chuẩn của dân tộc, của đất nước". Các nhà nghiên cứu nói chung có khuynh hướng gắn lối sống thanh lịch ấy với tầng lớp thị dân ở một trung tâm đô thị phát triển vào bậc nhất của đất nước[1], cho rằng lối sống ấy kết tinh văn hóa "Kinh kỳ" của giới nho sỹ và thương nhân "kẻ chợ" tập trung tại 36 phố phường, hòa với những yếu tố văn minh Pháp được tiếp thu bởi trí thức Tây học và viên chức nhà nước bảo hộ.
Quan điểm về một lối sống "thanh lịch" như vậy được nói đến trong hầu hết các nghiên cứu về văn hóa Hà Nội, nhưng thực ra chưa bao giờ được phân tích một cách khoa học. Tôi cho rằng ít nhất có ba yếu tố để nghi ngờ cái biểu tượng văn hóa này:
Thứ nhất, các nghiên cứu đều xem đô thị như là "tiêu chí của sự phát triển, tiến bộ và văn minh" nhưng cho đến tận gần đây Hà Nội vẫn chưa trở thành một đô thị hoàn chỉnh, vẫn chỉ ở "phía bên kia của làng xã". Trong không gian của "thành phố" luôn có một phần thuộc khu vực nông thôn và phần này lúc nào cũng ở vị thế lấn át so với phần thành thị. Chỉ lấy lối sống của một nhóm thị dân để khái quát thành lối sống chung của "người Hà Nội" là một cách tiếp cận khiên cưỡng và không có cơ sở khoa học;
Thứ 2, trong lịch sử và thậm chí là mới gần đây thôi, số lượng thị dân sống trong các khu phố luôn chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với những người nông dân sống trong các làng xã truyền thống của Hà Nội. Bộ phận nhỏ thị dân nhỏ bé này cũng không đồng nhất, vẫn có sự hiện diện của văn hóa và lối sống nông dân đối lập với văn hóa thị dân;
Thứ 3, nếu cho rằng cái chất hào hoa thanh lịch được hình thành từ nhóm "tinh hoa" là thị dân và quý tộc thì nhóm này cũng chỉ có thể đại diện cho lối sống của tầng lớp trên và giới trung lưu mà thôi. Không có cơ sở để lấy văn hóa và lối sống của nhóm "tinh hoa" này làm đại diện cho văn hóa của một thành phố.

Hà Nội, Thăng Long, Thủ đô, thanh lịch, Tràng An, Hà Nội gốc, ẩm thực Hà Nội, chung cư, tập thể, Pháp thuộc, trí thức, tinh hoa, hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa
Khu liên hợp Thể Thao Mỹ Đình tồn tại từ lâu một khu chợ với dãy lán nhếch nhác trải dài gần nửa cây số. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thực ra, các tài liệu đã có về Thăng Long xưa, Hà Nội nay có thể cho phép hình dung được quy mô của khu vực đô thị, số lượng thị dân, và tính chất xen cài nông thôn - đô thị trong cấu trúc dân cư của thành phố để từ đó xem xét vai trò và ảnh hưởng của văn hóa thị dân - được cho là bộ phận cốt lõi tạo nên bản sắc "thanh lịch" của người Hà Nội.
Trong một nghiên cứu công phu, các nhà nghiên cứu cho biết thành Thăng Long gắn với các phố thị để tạo nên một đô thành cho đến trước thời thực dân chỉ là một khu vực có diện tích rộng không quá 1,2 km2. Đặt cái bộ phận đô thị và thị dân này vào trong bối cảnh Hà Nội cho đến cuối thế kỷ 19, tức trước khi nó biến thành một thành phố kiểu châu Âu thì chúng ta mới thấy cái quy mô thành thị và thị dân này nhỏ bé biết chừng nào: Thành cũ Thăng Long chỉ là một bộ phận nhỏ của phủ Hoài Đức, lọt thỏm vào trong cơ cấu của tỉnh Hà Nội thời Nguyễn - một tỉnh được lập ra vào năm 1831 gồm 4 phủ Hoài Đức, Ứng Hòa, Thường Tín và Lý Nhân.
Không thể phủ nhận một thực tế là khu vực thành thị đã được mở mang rất nhiều dưới thời thuộc Pháp. Chính người Pháp đã mang đến cho Hà Nội một khuôn mặt khác bằng cách tạo ra một đô thị kiểu châu Âu. Thành phố Hà Nội lúc này đã mở rộng gấp đôi với 63 phường nhưng cũng chỉ có diện tích xấp xỉ 3km2. Vào thuở hoàng kim của Hà Nội thời thực dân những năm 1940, số dân Hà Nội lúc cao nhất cũng chỉ có 132.145 người.
So với thời thực dân, không gian Hà Nội thực ra chỉ mới được mở rộng thêm bằng biện pháp hành chính trong vài thập kỷ qua, bắt đầu từ 1961 với việc nâng địa giới Hà Nội lên 584 km2 và dân số 91.000 người. Đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8/2008, Hà Nội đã nâng dân số lên 6,4 triệu người, trong đó cư dân thành thị chỉ chiếm 41% và cư dân nông thôn chiếm đa số với 59%.
Một số nhà nghiên cứu đã từng đi tìm lời giải cho câu hỏi tại sao Thăng Long - Hà Nội trải bao thế kỷ thăng trầm mà vẫn bé nhỏ với số thị dân khiêm nhường chừng ấy, tại sao một dân tộc vĩ đại với những chiến công hiển hách lẫy lừng mà lại không để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc xứng tầm?

Hà Nội, Thăng Long, Thủ đô, thanh lịch, Tràng An, Hà Nội gốc, ẩm thực Hà Nội, chung cư, tập thể, Pháp thuộc, trí thức, tinh hoa, hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa
Chợ cóc này họp giữa con đường đôi khá đẹp chạy dọc khu đô thị Xa La, nhếch nhác, cản trở giao thông. Ảnh: Lê Anh Dũng
Đã có nhiều lý giải được đưa ra, tuy nhiên theo tôi, không gian của một thành phố và số lượng thị dân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế, bởi vì chỉ khi nền kinh tế hàng hóa đủ mạnh để nuôi dưỡng khu vực không trực tiếp sản xuất thì mới tạo ra được một tầng lớp thị dân và doanh nhân đông đảo làm cho khu vực đô thị được mở mang. Với nền kinh tế nông nghiệp tự cấp là chủ đạo, và phần lớn người dân vẫn sống trong các làng quê, thì chúng ta có thể hiểu được tại sao quy mô của một đô thị bậc nhất trời Nam lại chỉ khiêm nhường đến thế.
Bằng cách cung cấp các dẫn liệu trên, tôi không có ý cho rằng chỉ với một tầng lớp thị dân nhỏ bé thì không đủ sức "lan tỏa văn hóa" ra cả một "đại dương" nông dân. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là khi nói đến Hà Nội như một thực thể văn hóa có bản sắc riêng, chúng ta không được quên rằng có một Hà-Nội-nhà-quê và một Hà-Nội-kẻ-chợ. Hai bộ phận cư dân này tuy tồn tại trong một cái khung của cơ cấu hành chính chung nhưng có văn hóa và lối sống khác nhau.
Trong suốt trường kỳ lịch sử hàng ngàn năm của mình, bộ phận thị dân của Thăng Long-Hà Nội luôn nhỏ bé và yếu ớt, lại bị phân hóa thành các nhóm khác nhau với quyền lợi, thân phận và lối sống không đồng nhất. Sẽ là một thiếu sót khi phân tích bản sắc văn hóa Hà Nội mà lờ đi bộ phận văn hóa nông dân chiếm số đông trong khi có thiên hướng đề cao quá đáng văn hóa của tầng lớp thị dân và quý tộc nhỏ bé so với các tầng lớp xã hội khác. Với cách nhìn như vậy, tôi tán đồng nhận xét đích đáng của nhà sử học Lê Văn Lan khi ông cho rằng văn hóa nông dân mới là hằng số của lịch sử văn hóa Việt Nam:
"Chính đất nước này, dân tộc hình chữ S này là đại dương của 3 chữ Nông: Nông thôn, Nông dân và Nông nghiệp. Ba chữ nông ấy là bản chất của dân tộc này, của văn minh văn hóa này. GS Trần Quốc Vượng còn gọi 3 chữ Nông này là hằng số của lịch sử văn hóa Việt Nam. Trên cái mênh mông như thế, trong lịch sử có thực nổi lên lác đác những hòn cù lao, lác đác, hiếm ít và nổi lên cũng không được cao lắm, đó chính là những đô thị. Trong số đó, hòn cù lao lớn nhất là Thăng Long - Hà Nội [2].
PGS.TS Nguyễn Văn Chính
*Tác giả là Tiến sĩ chuyên ngành Nhân học Văn hoá - Xã hội tại Đại học Amsterdam, Hà Lan. Hiện ông là Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương và Các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
-----
[1] Câu nói được truyền tụng phổ biến trong dân gian "thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến" thường được viện dẫn để chứng minh cho mức độ sầm uất của một đô thị thuộc vào hạng "Thượng Kinh" như Thăng Long, cơ sở hình thành lối sống hào hoa thanh lịch.
[2] Lê Văn Lan, "Hà Nội đâu phải nơi tá túc để kiếm chác", trả lời phỏng vấn trang Tuần Việt Nam, ngày 30/9/2010.

Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Chuyện bịa như thật !

Biết là chuyện này nó bịa, thế nhưng chuyện tương tự với bọn trẻ bây giờ thì có khi còn "bi thương, tai ương, thê lương " hơn nhiều . Khều trên mạng chuyện này đọc cho thay đổi không khí chính trường, chính trị đang nóng hừng hực mà mình thì chỉ dám bực mình đấm ngực thình thịch !
Sau khi chia tay, tôi nói với cô ấy thực ra tôi là một đại gia

Vài ngày trước, người bạn gái tôi hẹn hò được 3 tháng đột ngột đề nghị chia tay, mặc dù tình cảm giữa chúng tôi vẫn rất tốt. Theo như lý do mà cô ấy nói là tài sản của tôi chỉ có một chiếc xe máy cũ và một ngôi nhà thuê. Nguyên văn lời cô ấy như sau : ” Em họ của em tìm được người bạn trai có nhà có xe, sao anh lại thế này, tiền không, xe không, nhà không. Bạn bè em muốn đến chơi, em cũng ngại chẳng dám đưa đến” . Lúc nói với tôi những lời này  tôi cảm nhận được cô ấy đang khinh rẻ mình.
Từ lúc chúng tôi quen nhau đến lúc chính thức yêu nhau, chúng tôi đã sống chung cùng  nhau gần 2 tháng rồi. Nhưng trước giờ cô ấy đối xử với tôi có chút hờ hững, lạnh nhạt. Cô ấy không hài lòng với điều kiện kinh tế của tôi , luôn cảm thấy tôi không đủ khả năng để cho cô ấy một cuộc sống giàu sang . Thực ra thì, cô ấy tình nguyện đến sống chung với tôi cũng chỉ vì có thể tiết kiệm được ít tiền thuê nhà.

Lúc cô ấy đề nghị chia tay, tôi cũng thử níu giữ lại mối tình này, nhưng thái độ cô ấy rất kiên quyết, tôi đành phải đồng ý. Nhưng trước lúc chính thức đường ai nấy đi, tôi nói dẫn cô ấy đi xem ít đồ. Cô ấy hỏi đi xem gì. Tôi nói đến lúc đó sẽ biết. Hai chúng tôi cùng nhau xuống lầu, tôi tiến về phía chiếc Audi Q7 đang đậu trước ngõ, chứ không phải chiếc xe máy cũ thường ngày.
Cô ấy hỏi : ” Đây là xe của ai?”
Tôi nói : “Xe của anh”.
Cô ấy nhìn tôi nghi hoặc : “Làm sao có thể. Sao có thể mua được chiếc xe này.”
Tôi mở cửa , mời cô ấy lên xe, sau đó phóng đi. Suốt cả quãng đường tôi không nói lời nào, chạy xe đến một căn biệt thự ở ngoại ô thành phố. ( Đây là chỗ tôi ở trước khi quen cô ấy, sau khi quen cô ấy tôi hầu như không đến đây nữa , diện tích căn nhà không lớn lắm, chỉ khoảng hơn 500 m2). Người giúp việc nhìn thấy tôi đi vào, rất lễ phép chào hỏi : Cậu về rồi à!
Cô ấy nhìn tôi bán tín bán nghi, tôi dẫn cô ấy lên lầu, bước vào phòng sách trên tầng 2, tôi từ trong ngăn kéo lôi ra một sổ đỏ và một hợp đồng thuê nhà . Sổ đỏ là ngôi nhà tôi đang dẫn cô ấy đi tham quan, hợp đồng thuê nhà là ngôi nhà tôi và cô ấy sống chung. Tôi bình tĩnh nhìn vào mắt cô ấy, đôi mắt long lanh tràn đầy kinh ngạc. Nhìn thấy biểu cảm phức tạp đó, tôi thực sự không biết nên khóc hay nên cười nữa.
Tôi mời cô ấy xuống phòng khách nói chuyện, sau đó tôi điềm đạm nói : “ Anh từng nói với em anh là nhân viên một công ty, không sai, chẳng qua công ty đó của anh, anh là tổng giám đốc, còn bố anh là chủ tịch hội đồng quản trị. Xem ra, em chia tay anh là một sự lựa chọn sáng suốt, anh không hợp với em, em cũng không  hợp với anh. Thực ra, anh chỉ hy vọng tìm được một cô gái chân thành, lương thiện, không ham mê vật chất, thật lòng yêu con người của anh chứ không phải vì khối tài sản này. 3 tháng chúng ta ở bên nhau , anh cảm nhận được em là người con gái chỉ yêu tiền bạc, thích nói dối, thích hưởng thụ mà thôi.”

Tôi nói tiếp : “ Thực ra ngôi nhà cũ chúng ta sống cũng là nhà của gia đình anh, là ngôi nhà lúc bố mẹ anh phá sản đã từng ở. Ban đầu anh muốn biết em có thực sự yêu anh hay không nên mới nói dối em, và chờ đến lúc thích hợp anh sẽ nói ra toàn bộ gia thế nhà anh. Còn chiếc xe máy cũ đó là quà sinh nhật bố anh tặng năm anh học cấp 2, đã rất lâu rồi nhưng anh không nỡ bán.”
Cô ấy ngồi trên sôpha, cúi gằm mặt xuống không dám nhìn thẳng vào tôi, không nói lời nào, từng giọt nước mắt rơi xuống.
Thực ra, thời gian tôi và cô ấy ở bên nhau, tôi giả vờ nghèo khổ, bảo với cô ấy tiền lương mỗi tháng chỉ 5 -6 triệu thôi, cũng rất nhiều lần tàn nhẫn từ chối mua hàng hiệu cho cô ấy, nhiều lần từ chối đi ăn ở nhà hàng. Thực ra, tất cả những thứ này không là gì đối với tôi, nhưng thời gian này tôi cảm thấy cô ấy coi trọng vật chất hơn tình cảm. Thậm chí còn lấy tiền bạc ra để đong đếm tình yêu, trước mặt tôi luôn nói bóng gió bạn trai của cô A B C nào đó mua cho họ bao nhiêu hàng hiệu… Cô ấy cho rằng tôi không có tiền, khi đi với tôi sẽ mất giá, cảm thấy vô cùng xấu hổ với bạn bè, người thân.
Đúng lúc không khí trầm xuống, người làm bước vào hỏi chúng tôi có ăn cơm ở nhà không? Tôi hỏi cô ấy muốn ăn gì. Cô ấy im lặng một lúc rồi nói : muốn ăn bít tết. Tôi nói với người làm chúng tôi muốn ra ngoài ăn, rồi đưa cô ấy đến nơi một nhà hàng vô cùng sang trọng . Lúc đang ăn, cô ấy khóc thút thít, vẻ mặt rất tội nghiệp, bẽn lẽn hỏi tôi cô ấy có thể rút lại lời chia tay được không?  Cả bữa ăn tối hơn một tiếng đồng hồ, cô ấy cứ lải nhải biện minh , xin lỗi bên tai tôi.  Còn tôi sớm đã hết hứng thú nghe cô ấy giải thích rồi.
Hai đưa mắt nhìn ra cửa sổ không muốn nhìn trực tiếp vào mặt cô ấy, cũng không muốn trả lời, chỉ nói với cô ấy, đợi sau khi ăn xong hãy nói. Chúng tôi cùng nhau trở về ngôi nhà cũ, giúp cô ấy thu dọn đồ đạc chuẩn bị chuyển nhà.
Sau bữa ăn tối, tôi lái con xe Audi Q7, đưa hết tất cả hành lí tư trang của cô ấy trở về phòng trọ cũ mà cô ấy  thuê cùng người chị gái. Sau đó vẫy tay chào tạm biệt, từ đó chúng tôi không bao giờ gặp lại nữa.
Minh Phạm- Blogtamsu.vn

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

TẾU TÁO TÍ TẸO !


Nghe đâu Bộ Tài chính mới chấp nhận đề nghị của Cục Biểu diễn nghệ thuật ( Bộ Văn-Thể-Du) trợ cấp tiền ĐỘC HẠI cho diễn viên NAM ngành MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VN ! Mõ đề nghị cụ NGUYÊN HÂN xác định lại thông tin này !

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Sát thủ thầm lặng: con chủ bài trong chiến lược "bất cân xứng"

Việt Long/ RFA
Tàu ngầm Kilo đang được bàn giao cho VN tại quân cảng Cam Ranh
Lực lượng hải giám, hải cảnh của Trung Quốc với sức mạnh áp đảo đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu? 

 Sát thủ thầm lặng

Việt Nam hẳn không tiếc nuối gì cho việc mua sắm các tàu ngầm Kilo sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan HD-981 ra khỏi lãnh hải đặc quyền kinh tế của Việt Nam vì lý do... bão tố.
Lúc chiếc giàn khoan khổng lồ nằm chễm chệ trong lãnh hải Việt Nam, tàu hải quân Việt Nam đã lánh mặt. Lực lượng hải giám, hải cảnh có sức mạnh áp đảo của Trung Quốc đã hành động khiêu khích và uy hiếp cả hải quân lẫn lực lượng chức năng dân sự của Việt Nam thường kiên trì quấy rối khu vực giàn khoan. Nhưng rốt cuộc Bắc Kinh không kéo dài liên tục được cuộc xâm lấn và chiếm giữ vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhờ đâu? 
Một trong những lý do, theo Ankit Panda viết trên The Diplomat ngày thứ ba 9 tháng 9, 2014, là lực lượng hải quân Bắc Kinh chưa đủ sức tiêu diệt những khí cụ lợi hại bên dưới mặt nước cua Việt Nam, trong khi Hà Nội áp dụng chiến lược “bất cân xứng”.
Chiến lược bất cân xứng
Đó là những chiếc tàu ngầm Kilo mà Hà Nội đang tích cực chuẩn bị hợp thành một hạm đội những sát thủ thầm lặng của đại dương trong chiến lược quân sự bất cân xứng đối với cường quốc Trung Hoa.
Chủ đích chiến lược hải dương của Việt Nam là chống tiếp cận, chống chiếm giữ, từ ngữ quân sự quốc tế gọi là A2/AD (anti-access/ area denial)
Hà Nội hiểu rằng luât pháp quốc tế, cùng cả khối ASEAN, kể cả sức mạnh vô địch của hải quân Mỹ cũng không làm gì nhiều để bảo vệ lãnh hải xác định của Việt Nam. Người Việt phải tự mình ngăn đe cho bằng được chính sách của Trung Quốc gọi là phục hồi  lãnh thổ, mà nói đúng hơn là thu đoạt lãnh thổ của các nước nhỏ yếu có lực lượng quân sự bất cân xứng ở xung quanh.
Và theo The Diplomat, chính hạm đội Kilo đang được tiếp tục mua của Nga cùng với những khí cụ quốc phòng khác, đã ngăn đe tham vọng của Bắc Kinh muốn lấn chiếm cả vùng đặc quyền kinh tế của nước anh em xã hội chủ nghĩa.
Chỗ yếu của Trung Quốc 
Mục tiêu trước mắt của chiến lược hải dương của Bắc Kinh là chiến lược A2/AD của chính họ, nhắm đối phó với Hoa Kỳ.  Kế đó mới đến chủ đích bành trướng hải lực ra khắp thế giới. Thực hiện mục tiêu trước mắt, Trung Quốc phải đủ sức phòng vệ và ngăn đe hữu hiệu các chiến hạm và tàu ngầm tối tân hơn của đối phương. Hải quân Trung Quốc vì thế đã mang cấu trúc của một lực lượng phòng thủ, không được cấu tạo để có thể tấn công tiêu diệt hay khống chế một đối phương có chiến lược tàu ngầm hữu hiệu để chống xâm chiếm trong một chiến trường hải dương thuận lợi cho tàu ngầm.
Trung Quốc tuy vẫn ưu tiên theo đuổi đường lối tăng tiến lực lượng chống tàu ngầm như một biện pháp vừa cấp thời vừa lâu dài, nhưng đó vẫn là điểm yếu khó lòng khắc phục của hải quân Trung Quốc.
Một cây bút khác của The Diplomat, Robert Farley, cho biết hầu hết các khí cụ chống tàu ngầm của Trung Quốc như tàu hộ tống 056, máy bay tuần thám Y-8 và các hệ thống sensor cảm nhận âm thanh dưới mặt nước đều phụ thuộc vào khoảng cách đối với căn cứ mặt đất  để hoạt động hữu hiệu. Thêm vào đó tàu ngầm Kilo chạy diesel- điện của Việt Nam thuộc loại vận hành êm lặng nhất, giống như các tàu Kilo cải tiến hơn của Trung Quốc. Tóm lại, với các tàu Kilo từ Nga về, Việt Nam có thể xoay chuyển thế cân bằng lực lượng chiến thuật trên biển Đông theo chiều hướng có lợi cho mình.
Chiến lược thích hợp
Việt Nam vẫn là nước nhỏ, trang bị quân sự thua xa Trung Quốc, nên chiến lược A2/AD bất cân xứng này đúng là một phương thức tốt để chống lại tham vọng bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở các vùng biển tranh chấp. Với những hành vi xâm lấn của Trung Quốc trước đây trong năm, Việt Nam không phí chút thì giờ nào trong việc đưa tàu ngầm Kilo vào hoạt động.
Hãng thông tấn Reuters cho biết giới ngoại giao quốc tế nói họ thấy hai chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên của Việt Nam thường xuất phát từ căn cứ Cam Ranh, cần cù hoạt động ven bờ biển trong các hải vụ huấn luyện. Chiếc thứ ba từ Saint Petersburg sẽ về trong tháng 11, thủy thủ đoàn đang được huấn luyện trước khi tàu vượt đại dương về nước. Chưa rõ lúc nào toàn hạm đội 6 chiếc Kilo mới tung hoành dưới mớn nước biển Đông, nhưng nhiều nguồn dự đoán cho rằng trong năm 2016 Việt Nam sẽ có đủ vũ khí, lực lượng để thực hiện chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên biển.
Việc này sẽ khiến sự tính toán của người Trung hoa thêm phức tạp trong kế sách chiếm đoạt thêm đảo ở Trường Sa, dù rằng lực lượng hải quân của họ lớn mạnh hơn nhiều so với Việt Nam, với cả 70 tàu ngầm.
Giáo sư Colin Koh của Học viện Nghiên cứu quốc tế tại Singapore cho rằng "Chiến lược bất cân xứng cổ điển do các nước yếu áp dụng chống nước mạnh là điều người Việt Nam hiểu rất rõ. Vấn đề là liêu họ có thể hoàn chỉnh nó ở những kích thước bên dưới lòng đại dương hay không"
Tất nhiên Hà Nội luôn luôn nhấn mạnh họ chỉ thi hành chiến lược phòng thủ, nhưng quả thật công cuộc phòng thù ấy đã khiến Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines.  Hải quân Philippines thiếu cả tàu ngầm lẫn tàu chiến hiện đại, không làm gì được khi Trung Quốc lấn chiếm Scarborough.  Xứ này là đồng minh của Mỹ, nhưng chỉ dựa vào Mỹ để hù dọa Trung Quốc, trong khi cố kêu nài vô vọng các diễn đàn đa phương giải quyết giúp vấn đề tranh chấp lãnh hải, một việc chưa bao giờ thấy kết quả.
Ấn độ: bạn tốt với cùng mối quan tâm 
Tuy hạm đội Kilo là con chủ bài của hải quân Việt Nam, Hà Nội còn chú ý đến nhiều lãnh vực quân sự khác. Tháng trước, ngay sau khi tướng Phùng Quang Thanh thăm Nga, có tin cho hay Việt Nam sẽ tăng gấp đôi số phi đội chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2, trang bị thêm phi đạn chống tàu chiến. Và trong khi Moskva là nguồn cung cấp chính, thì New Delhi tỏ ý hăng hái muốn giúp huấn luyện nhân sự. Hải quân Ấn Độ vẫn đang giúp chia sẻ với Việt Nam khả năng điêu luyện về vận  hành, điều khiển tàu ngầm Kilo. Có dự đoán rằng hai nước sắp ký kết thỏa ước quốc phòng để New Delhi huấn luyện phi công chiến đấu cho Hà Nội. Thêm nữa, Ấn Độ đang bán cho Việt Nam những hỏa tiễn chống tàu siêu thanh nổi tiếng BrahMos mà họ cùng chế tạo với Nga, mặc dù việc này có thể gây bất lợi cho quan hệ Ấn Độ-Trung Quốc đang trong giai đoạn hàn gắn.  (BrahMos là phi đạn siêu thanh chống chiến hạm, tốc độ tối đa 2,8 Mach, tầm xa từ 300 đến 500km, có thể phóng từ mặt đất, chiến hạm, tàu ngầm, hay phi cơ chiến đấu, có khả năng chọn mục tiêu chuyên biệt giữa nhiều mục tiêu tương tự, được thí nghiệm chứng minh độ chính xác gần như tuyệt đối)

Tự tin và quả quyết

Tìm cách thi hành chiến lược quân sự bất cân xứng để đối đầu với Trung Quốc, Việt Nam tỏ ra tăng  thêm lòng tự tin và sự quả quyết bảo vệ lãnh hải đã xác định, chống lại tham vọng của Trung Quốc. Giới lãnh đạo Việt Nam đã mạnh tiếng tố cáo thẳng thừng tham vọng xâm lấn của Trung Quốc ngay từ khi xảy ra vụ đặt giàn khoan trong lãnh hải đặc quyền của Việt Nam.
Bằng chứng điển hình gần hơn nữa là mới hôm thứ hai tuần này, bộ ngoại giao Việt Nam đòi hỏi Bắc Kinh ngưng mọi hoạt động du lịch tại quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh xâm chiếm và gọi là Tam Sa. Việt Nam tố cáo hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam.
Giới quan sát quân sự quốc tế cho rằng chính những chiếc tàu ngầm Kilo mới sẽ giúp Việt Nam san bằng khoảng cách biệt lực lượng trên chiến trường hải dương với Bắc Kinh, và có thể chuyển đổi cuộc diện địa chính trị ở Đông Nam Á. 
Cùng lúc, một số nhà nghiên cứu quốc phòng ở nước ngoài tỏ ra không hoàn toàn đồng ý với luận điểm trên.
Không phải chỉ đơn thuần lực lượng tàu ngầm chưa hoàn chỉnh của Việt Nam mà đã có thể khiến Bắc Kinh lui bước trong mộng thôn tính lãnh hải biển Đông.
Quyết tâm của Việt Nam có thể là một nguyên do. Nhưng nếu không có sự yểm trợ của quốc tế, những lập trường cương quyết và hành động biểu tỏ sự chống đối Trung Quốc, ủng hộ Việt Nam của giới lãnh đạo Hoa Kỳ, Nhật Bản, châu Âu, Ấn độ, Australia, cùng một vài nước ASEAN, hẳn nhiên Trung Quốc đã không dễ dàng chịu nhổ giàn khoan đem đi chỗ khác.

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Về Triển lãm CCRĐ đang diễn ra ở Hà Nội .

Calathau : Ở xa, đọc báo thấy đưa tin HN vừa tổ chức Triển lãm về Cải cách ruộng đất. Mình băn khoăn suốt đêm không ngủ, nghĩ, sao mấy cha tuyên giáo kém cỏi đến vậy ! Tự nhiên khơi lại "Nhát dao CCRĐ chém vào cơ thể nhân dân chưa kịp lành da non" đã bị người ta khơi ra . Không phải để băng bó lại, mà khoáy thêm vào nỗi đau của hàng triệu con người... Tôi giật mình nhớ mới tháng trước bạn Ngô Hoàng Hà, trước khi sang Úc với con cháu đã kể lại ông nội , rồi cả cha mẹ bạn ( cụ Ngô Đức Mậu) đã bị "ĐỘI" đưa ra đấu tố như thế nào, suýt nhận án tử hình như thế nào, nếu như lệnh của TW từ Việt Bắc chỉ vào chậm đúng 01 ngày ! Trong chúng ta- Những đứa trẻ được coi là "hạt giống đỏ của CM" đã có bao gia đình là đối tượng của CCRĐ ? Tôi dám chắc Ngô Hoàng Hà và các bạn ấy sẽ rùng mình ớn lạnh khi bước chân vào cái phòng triển lãm " quái đản " này ! Nghĩ miên man, bất chợt thấy trên mạng ý kiến của nhà văn Nguyễn Quang Vinh ( Trưởng thôn Khoai Lang), sao mà hợp với suy nghĩ của mình thế, vội tải lên đây để các cụ cùng chia sẻ. Không biết tôi có đánh giá quá thấp về trí tuệ của các vị lãnh đạo Bạn Tuyên giáo TW , Bộ 4 T ...không ?
Nguyễn Quang Vinh viết :
Tôi không mấy tin tưởng về hiệu quả của cuộc triển lãm cải cách ruộng đất đang diễn ra ở Hà Nội vì mục đích của nó, rằng, để cho người dân biết được cuộc sống thay đổi phơi phới trước và sau CCRĐ a? Rằng, để người dân thấy chênh lệch cuộc sống giữa địa chủ và nông dân a? Rằng, đó là cuộc cách mạng a?
Với Cải cách ruộng đất, muốn triển lãm, vấn đề số 1 và cần nhất là thân phận những con người, thân phận thực sự, đau đớn thực sự, oan khuất thực sự, né đi chuyện này thì triển lãm chả để làm gì.

Hiện nay, vẫn còn bao nhiêu gia đình giữ mãi sợi dây treo cổ cha mình, ông mình vì quy sai, oan trái, đắng cay....đã nói phải nói ra hết....Nếu ngại thì tiếp tục giấu nhẹm nó đi, đừng ương ương dở dở....

Thân phận đó chí ít cũng đã hiện hữu một phần trong tiểu thuyết BA NGƯỜI KHÁC của Tô Hoài, trong BẾN KHÔNG CHỒNG của Dương Hướng...Thời này rồi vẫn còn tuyên truyền một bề thế này hỏi sao người ta tin?
Đã không nói tới thì thôi,đã nói phải nói cho hết, đó là một giai đoạn cay đắng nhất, khốn nạn nhất, bẩn thỉu nhất, lú lẫn nhất mà lịch sử của dân tộc không bao giờ quên, không bao giờ quên hình ảnh nhà tư sản Nguyễn Thị Năm cống hiến vô cùng lớn tiền vàng cho cách mạng để rồi lại quy sai, lại bắn chết, để 34 năm sau mới chịu sửa sai, trả lại thành phần. Và đây nữa, Theo sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004, cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.
TỔNG SỐ NHỮNG NGƯỜI BỊ CHÔN SỐNG HOẶC BỊ ĐẬP ĐẦU, NÉM ĐÁ CHO ĐẾN CHẾT:
-Địa chủ cường hào: 26,453 người
-Địa chủ thường: 82,777
-Địa chủ có tham gia Việt Minh kháng chiến: 586
-Phú nông 62,192
TỔNG CỘNG SỐ NGƯỜI CHẾT LÀ 172,008

Xem báo Thanh Niên tại đây

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

RÁCH VIỆC THẬT !

Bí thư tỉnh ủy Giật giải 2 đấu Gôn 18 lỗ !?

Đăng Bởi Lê Đình Dũng – 11:28 08-09-2014

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, thứ 4 hàng trước từ trái qua.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa giật hạng nhì giải đấu gôn 18 lỗ mang tên Laguna Park Lăng Cô Classic.

Giải đấu được tổ chức vào ngày 6.9 tại khu du lịch phức hợp 5 sao Laguna Lăng Cô (thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên Huế) tập hợp gần 80 gôn thủ và nhà đầu tư từ khắp mọi miền Việt Nam và các nước trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Malaysia, và Hàn Quốc.

Các gôn thủ tranh tài trên 18 lỗ. Giải thưởng đặc biệt của giải đấu là cơ hội sở hữu một trong những căn biệt thự liên kế Laguna Park đầu tiên tại khu dân cư cao cấp mới bên sân gôn ở khu nghỉ dưỡng.
Kết quả, ông Tôn Đức Sáu, nguyên vô địch Cúp CLB Gôn Laguna Lăng Cô tháng 5 vừa qua, đã giành chức vô địch giải gôn Laguna Park Classic đặc biệt này với tổng điểm 69 gậy.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện giành giải nhì. Ông Đỗ Duy Liên giành giải ba.
Lê Đình Dũng

Chúc mừng ông. Mong rằng ông sẽ tiếp tục phát huy tài năng của mình không chỉ ở VN mà còn trên đấu trường quốc tế nữa.
------------------------------
 Ông Trưởng thôn Khoai Lang , bình phát :  Chúc mừng anh Thiện giải nhì Gôn cuốc tế, cuốc tế chứ không phải giải nội tế đâu nha, nhưng anh Thiện ơi, làm Bí thư tỉnh mà anh giỏi gôn như rứa thì anh nên làm Bí thư hội Gôn cho nó lành anh nhé, đọc cái tin mà nổi khùng trong niềm vui giải nhì với anh, anh Thiện ạ, liệu rồi tới đây anh có đi thi hát giọng ca vàng để giành giải nữa không anh?

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

"Siêu phẩm" bóng đá của Công Phượng và lời khuyên chân tình

Trong mục " Lọc tin trưa 6/9" Trưởng thôn Khoai Lang đã viết như sau :  
Chúc mừng U19 Việt Nam, chúc mừng cầu thủ số 10 Công Phượng
Công Phượng đã lập siêu phẩm vào lưới U19 Australia giúp U19 Việt Nam giành trọn 3 điểm trong ngày ra quân : (http://vov.vn/the-thao/bong-da/clip-sieu-pham-de-doi-cua-cong-phuong-vao-luoi-u19-australia-350017.vov).
Báo chí Anh gọi Công Phượng là Messi của Việt Nam !"

19 tuổi thôi cháu nhé, 19 tuổi thôi, đường còn dài, báo chí đang tìm kiếm đủ thứ ngôn ngữ có cánh nhất, bay bướm nhất, "siêu từ ngữ" nhất để ca ngợi cháu.
Theo chú, nếu cháu thực sự siêu, thì hãy quên đi mình đã có một cú đá "siêu", hãy bình tĩnh và lắng lại, để học, để rèn, để tiếp tục mang vinh quang về cho bóng đá nước nhà. Hãy nhìn tấm gương của đàn anh đi trước, cả tấm gương can trường mẫu mực và tấm gương sập sệ cháu nhé, cố lên Công Phượng....Hãy tiếp tục cho chú và mọi người khản tiếng la hét bằng nhiều lần nữa, thật nhiều nữa những cú sút bóng vào lưới đối phương, cứ sút thế nào mà vào là được, siêu phẩm siêu phiếc không quan trọng, nổi tiếng nổi tiếc, ngôi sao ngôi siếc cũng không quan trọng cháu nhé, chú cần ở cháu một danh hiệu: một cầu thủ bình thương có một khả năng sút bóng hiệu quả phi thường, rứa thôi.

Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Thư Chủ tịch nước gửi cho ai nhân ngày Khai trường ?

" Em là búp măng non , em lớn lên..."

Nguyễn Hoa Lư/ Blog Nguyễn Hoa Lư 
1. Tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch có thư cho “các em học sinh” nhân ngày khai trường [1] . Đó là một văn bản kiệt xuất, đầy tình nhân ái của một chủ tịch nước: Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang”.

  Giọng văn giản dị, cảm động, khích lệ: “Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”.
Lời dạy được khắc vào tim bao thế hệ, không bao giờ cũ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Điều đặc biệt là thư này chỉ dành riêng cho học sinh, không nhắc đến ai khác!
2. Không biết từ lúc nào, đến hẹn lại lên, nhân ngày khai trường các chủ tịch nước đều kiên nhẫn ngồi viết thư thăm hỏi. Thư các chủ tịch nước từ Trần Đức Lương năm học 2005-2006 đến nay, đối tượng của bức thư được mở rộng [2]. Ví như năm nay là “Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!”[3] .
Vui nhất là bố cục các bức thư. Đó là là một thứ văn phong hành chính vô cùng mẫu mực thể hiện rõ “ý đảng lòng dân” với các phần sau đây:
+Lời chào nhân dịp khai giảng, gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
+Năm học vừa qua, toàn ngành đã cố gắng đạt được a, b, c gì đó.
+Năm nay cần tiếp tục d, e, f gì đó. (giữa hai phần này thường có câu đệm: “Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua”).
+Lời chúc tốt đẹp.
3. Ngày khai giảng năm học khắp nước, từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều như nhau. Sau khi tuyên bố lí do, nhà trường sẽ cử một người (có chức vụ, có giọng tốt, tất nhiên) sang sảng đọc thư chủ tịch nước nhân ngày khai giảng [4] ! Ngành GD năm nào cũng phát động sự cải tổ đổi mới nhưng những bức thư luôn luôn không mới.
 --------------------------------------------- 
Tên bài do Calathau đặt lại ( Tên của tác giả :"Ngành Giáo dục làm khó cho Chủ tịch nước " )

Lại rách việc : Lệnh cấm bán bia cho đàn bà đang cho con bú và bán bia trên vỉa hè !!!

Cấm bán bia cho người đang cho con bú, bán bia trên vỉa hè..
là nội dung dự thảo NĐ quản lý SXKD bia của Bộ Công thương. 
Nhiều người cho là chuyện thừa giấy vẽ voi.

Ông lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) khẳng đinh :  Khả thi nhưng ...

Giải thích về mục tiêu, ý nghĩa của dự thảo nghị định quản lý sản xuất kinh doanh bia, theo Vụ Công nghiệp nhẹ - đơn vị chủ trì soạn thảo, mục tiêu Bộ Công thương nhắm tới là hạn chế lạm dụng bia rượu, hạn chế việc uống không đúng lúc, đúng chỗ và uống quá liều lượng.

Bia hơi vỉa hè trên phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội hoạt động nhộn nhịp.
Bia hơi vỉa hè trên phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội hoạt động nhộn nhịp.

Dự thảo có một số quy định như cấm bán ở bệnh viện, trường học, công sở, vỉa hè, bán cho người dưới 18 tuổi, người đang cho con bú..., nhưng những điều này không phải do cán bộ soạn thảo tự nghĩ ra, mà được căn cứ từ quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 và một số quy định của Bộ Y tế về hạn chế lạm dụng bia rượu... Nghĩa là những vấn đề trên đã được các văn bản quy phạm pháp luật nêu rồi, dự thảo nghị định của Bộ Công thương chỉ nêu lại để đảm bảo thống nhất.
Nghị định là văn bản của Chính phủ, nên việc tổ chức thực hiện và kiểm tra xử lý sẽ theo quy định chung. Cụ thể, sẽ được đưa về các bộ ngành, địa phương thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Bộ Công thương chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về ngành. Do có quản lý lĩnh vực bia nên bộ được giao làm dự thảo nghị định về quản lý sản xuất kinh doanh bia.
Dự thảo nghị định phải đảm bảo tính đầy đủ, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Còn việc có khả thi hay không phải phụ thuộc vào việc triển khai của các địa phương, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn, Hà Nội đã ra quy định cấm bán hàng dưới lòng đường, vỉa hè nhưng có quận làm tốt, có quận tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.

Khách nước ngoài uống bia trên vỉa hè đường Bùi Viện, Q.1, TP.HCM.
Khách nước ngoài uống bia trên vỉa hè đường Bùi Viện, Q.1, TP.HCM.

Tuy nhiên, quan điểm nên theo hướng nơi nào chưa thực hiện tốt thì cần chấn chỉnh, nỗ lực hơn, chứ không phải vì thế mà không quy định. Hơn nữa, “việc xây dựng nghị định cũng nhằm tạo ý thức cho người sử dụng. Nếu nói không khả thi mà không đưa vào thành quy định thì người tiêu dùng vẫn tự do lạm dụng”.
Thực tế, trong dự thảo nghị định có những điểm bản thân thành viên ban soạn thảo vẫn đánh dấu “ngoặc vuông”, có nghĩa còn có nhiều ý kiến rất khác nhau ngay trong tổ soạn thảo, cần lấy thêm ý kiến góp ý.
Dự thảo mới được đưa lên website của Bộ Công thương để lấy ý kiến nhân dân. Vì vậy, các vấn đề nêu chưa phải quyết định cuối cùng. Tất cả ý kiến đóng góp sẽ được tổ soạn thảo tiếp thu làm căn cứ để chỉnh sửa nghị định cho phù hợp với thực tế.
Dự thảo nghị định sẽ xin ý kiến nhân dân trong 60 ngày, sau đó lấy ý kiến của bộ, ngành, địa phương và hiệp hội. Kế tiếp sẽ còn phải tổ chức hội thảo để các bên đóng góp ý kiến. Dự kiến, Bộ Công thương sẽ hoàn tất nghị định và trình Chính phủ vào cuối năm 2014.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bia:

Ông TGĐ sản xuất bia cãi : Tốn kém nhưng không khả thi

Trong quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Công thương có gửi công văn tham vấn ý kiến của doanh nghiệp. Và tôi đã góp ý một số điểm trong dự thảo nói trên, đặc biệt là việc cấm kinh doanh bia trên vỉa hè, cũng như quy định khi đưa bia ra thị trường tiêu thụ phải ghi rõ thành phần, hàm lượng và cả tác hại của việc lạm dụng bia.
Theo tôi, không thể cấm kinh doanh bia trên vỉa hè, vì văn hóa người Việt mình hay bán hàng quán, hàng nước. Khách ngồi chơi ngắm cảnh uống một, hai lon bia chẳng lẽ cũng bị cho là vi phạm luật? Mà luật nào cấm hành vi này? Tội danh của nó là gì? Lực lượng nào sẽ đi kiểm tra từng hàng, từng quán để biết họ có bán bia không?
Rất buồn cười! Nếu các nhà quản lý cho rằng, việc hạn chế điểm bán, trong đó có điểm bán ở vỉa hè, nhằm ngăn chặn các tác hại xấu từ bia mang lại thì đây không phải là một biện pháp có tính khả thi cao, nếu không muốn nói là không thể thực hiện được.
Riêng việc dán nhãn tem trên bia thì càng vô lý. Mục đích của việc dán nhãn này để làm gì? Nếu muốn ngăn chặn bia giả, bia nhập lậu thì đã có cơ quan chức năng khác lo.
Còn nếu đòi nhà sản xuất phải dán thì với bia lon phải dán tem ở đâu, trong khi bản thân trên các sản phẩm bia hiện nay đều đã có đầy đủ thông tin cần thiết cho người tiêu dùng biết họ đang sử dụng sản phẩm của ai, bao gồm những thành phần, cấu tạo gì trong sản phẩm.
Còn nếu dán trên bia chai, nhà sản xuất phải tốn thêm chi phí khủng cho công tác tẩy rửa, xử lý vì chúng tôi vẫn phải sử dụng chai lại. Rõ ràng chỉ gây tốn kém thêm cho doanh nghiệp và không hề mang lại thêm cho người tiêu dùng được lợi ích gì.

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Đọc lại "Tuyên bố thoái vị của Hoàng đế Bảo Đại "

Calathau : Tận bây giờ mới được đọc bản chính Tuyên bố thoái vị của Vua Bảo Đại. Nếu bỏ đi một số từ "phong kiến", thay bằng những từ "Cách mạng "thì áng văn này chẳng khác gì được soan thảo ra bởi một đồng chí cán bộ Tuyên giáo ! Thế mới biết : Yêu nước, thương dân đâu chỉ là đặc quyền của những người CS !
Theo chúng ta.com 
Hoàng đế Bảo Đại ( theo Wikipidia)
Ngày 23/8/1945, Hoàng Đế Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

Hai ngày sau, 25/8/1945, lễ thoái vị cử hành tại Ngọ Môn (Huế). Vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn trao Bửu kiếm và Ngọc tỷ - biểu hiện của ngai vàng bệ ngọc cho đại diện của cách mạng là Nguyễn Lương Bằng. Có đại diện Việt Minh Trần Huy Liệu và ủy viên ủy ban giải phóng Cù Huy Cận. Lễ thoái vị được cử hành rất đơn giản, vua Bảo Đại đọc Chiếu Thoái vị trước nghìn người tụ họp rồi được gắn danh hiệu "Công dân thứ nhất của nước Việt Nam" danh Vĩnh Thụy.

Cờ vàng Quẻ ly từ từ hạ xuống.
Cờ đỏ sao vàng được kéo lên.

Vua Bảo Đại hạ chiếu thoái vị:

"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam,
Vì nền độc lập của Việt Nam,

Muốn đạt được hai mục đích ấy, Trẫm đã tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước muốn rằng sự hy sinh của Trẫm phải đem lại lợi ích cho Tổ quốc.

Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào sau hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước.

Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:
–Thứ nhứt: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

–Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

–Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.

Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị.

Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

Việt Nam độc lập muôn năm,
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa muôn năm,

Khâm thử: Bảo Đại
Huế, điện Kiến Trung ngày 25 tháng 8 năm 1945"


Vua Bảo Đại cũng ban một chiếu khác cho Bà con trong Hoàng Tộc như sau:
"Kể từ ngày Đức Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế vào trấn ở Thuận Hóa đến nay đã 399 năm. Trong non bốn thế kỷ, Liệt Thánh chúng ta đã trải qua biết bao sự gian lao nguy hiểm vì nước vì dân, mới truyền ngôi lại cho Trẫm được đến ngày nay.

Cái gia tài quý báu di truyền đã gần 400 năm ấy, trong giờ phút Trẫm bỏ hết, bà con trong Hoàng Tộc, ai nghe cũng phải đau đớn ngậm ngùi.

Song Trẫm biết rằng: đó chỉ là cái cảm tình thoáng qua trong chốc lát mà thôi, chớ bà con ta, ai cũng sẵn tính bình tĩnh, sẵn trí sáng suốt để xét rộng thấy xa, cho nên sau khi đã chuẩn định ba chữ "Dân Vi Quý" làm khẩu hiệu của chánh thể mới sau khi đã tuyên bố "Để Hạnh Phúc Dân Lên Trên Ngai Vàng", nay Trẫm nhất định thoái vị để giao vận mạng quốc gia cho một Chính phủ có đủ điều kiện huy động hết cả lực lượng của toàn quốc giữ vững nền độc lập của nước và mưu hạnh phúc cho dân.

"Độc lập của nước, Hạnh phúc của dân", vì tám chữ đó mà trong tám chục năm vừa qua biết mấy mươi vạn đồng bào đã rơi đầu bỏ xác nơi nước thẳm non xa trong lao tù ngục tối.

Đối với những sự hy sinh của những kẻ anh hùng liệt nữ ấy, của muôn ngàn chiến sĩ vô danh ấy, Trẫm cho sự thoái vị của Trẫm là thường.

Vậy Trẫm muốn bà con trong Hoàng Tộc sau khi nghe lời thoái vị ai ai cũng vui lòng để nghĩa nước lên trên tình nhà mà đoàn kết chặt chẽ với toàn thể quốc dân để ủng họ Chánh phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập cho Tổ Quốc. Thế mới là một cách chân thành cao thượng, giữ chữ Trung với Trẫm, chữ Hiếu với Liệt Thánh".

Việt Nam Độc lập Muôn năm
Dân chủ Cộng hòa Muôn năm.

Khâm thử: Bảo Đại