Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

CON GÁI TA và CON GÁI TÂY .

Mình đã đọc mấy bài trên mạng của chị em - Toàn tự nhận là chân dài , nói rằng họ không thích yêu hoặc lấy chồng trai Việt. Họ thích lấy Tây ! Tất nhiên là tư bản rẫy chết da trắng mũi lõ tóc quăn, cỡ Anh Mỹ Pháp Úc . Để lý giải sở thích này, họ làm bản tổng kết so sánh giữa trai Tây và trai Việt. Đáp án cuối cùng là Trai Việt thua toàn diện ! Tôi xin không nhắc lại ở đây, vì không nói thì hầu như ai cũng " biết rồi khổ lắm nói mãi ! ". Nay bất ngờ gặp bài viết có tính phản biện ( xây dựng), xin cóp về để các cụ ông cụ bà Làng mình đọc cho vui . Đúng - Sai cũng chả để làm gì ! Tiếc không rõ tác giả là ai !

Đàn ông Việt dạo này bị xuống giá quá thể. Cứ lên internet là thấy nhan nhản các chị em kêu lấy chồng Tây sướng, rồi chỉ có chồng Tây mới xứng với phụ nữ Việt.

Là một người sinh sống ở cả Việt Nam và Mỹ một thời gian dài, tôi cảm thấy hình như các chị em Việt đang quá nâng tầm bản thân thì phải. Các chị em nghĩ chồng Tây dễ lấy thế sao? Thực tế, phụ nữ Việt so với phụ nữ Tây còn thua nhiều điểm lắm.

Thứ nhất, so về ngoại hình. Công bằng mà nói, tôi thấy từ cái dáng đến khuôn mặt đều thua bét. Mắt một mí, mũi tẹt sao so được với mắt to, mũi cao. Người Việt ta phụ nữ có dáng nhỏ thó, ngực nhỏ, nhìn làm sao cuốn hút và hấp dẫn như các phụ nữ Tây nảy nở.

Thứ hai, so về tính cách, tôi càng có thể kể ra cả rổ những thứ chị em ta thua xa chị em Tây.

Phụ nữ Việt vẫn vỗ ngực tự hào là họ đảm đang, hiền dịu, giàu đức hy sinh. Chuyện này chỉ đúng với đời các bà, các mẹ ngày xưa mà thôi. Còn chị em bây giờ vụng về thấy ớn, đã thế còn hay kêu ca, đòi hỏi.

Sang Tây mới biết phụ nữ Tây đảm đang gấp ngàn lần phụ nữ Việt. Người nước ngoài được sống tự lập, cho nên việc nhà họ rất rành, nấu ăn ngon kinh khủng luôn. Mà món ăn Tây lằng nhằng, rắc rối, công phu lắm chứ không đơn giản như đồ ăn Việt, cứ xào, đổ mắm, đổ nước vào là xong. Nhiều cô còn làm bánh mì, bánh ngọt nhoay nhoáy ấy.

Mà phụ nữ Tây không có chuyện vừa làm vừa kêu ca như chị em Việt đâu. Tôi có vài người bạn Việt Nam đã lấy vợ, nghe các cậu ấy than thở về vợ cũng thấy ớn. Lúc nào các cậu đó cũng bị vợ lấy lý do làm việc nhà hầu hạ chồng ra để làm cao, để chất vấn. Phụ nữ Tây không như vậy, họ rất vui vẻ khi nấu nướng cho những người mà mình yêu thương. Đã kêu ca thì họ không làm.

Họ không bao giờ quản chuyện tiền nong của chồng như các chị em Việt hay làm. Chỉ cần góp đủ sinh hoạt phí và lo được cho con cái là ổn. Còn đâu tiền ai nấy giữ, muốn làm gì thì làm. Đâu có khổ sở như đàn ông Việt, tiền mình làm ra mà lại phải giấu giếm như là tiền đi ăn cắp, phải quỹ đen quỹ đỏ khắp mọi nơi.

Bạn gái hiện tại của tôi cũng là người Mỹ. Ở bên cô ấy thoải mái, vui vẻ hơn nhiều
so với bạn gái người Việt trước đây của tôi.

Riêng về điểm này, tôi thấy phụ nữ Việt rất vô lý. Họ không có sự tôn trọng tối thiểu đối với chồng. Nên nhớ vợ chỉ là người bạn đời chứ không phải là mẹ mà o ép, quản thúc chồng trắng trợn. Có nhiều chị em còn khùng điên tới mức tịch thu hết tiền lương của chồng rồi hàng ngày phát tiền cho chồng như kiểu mẹ phát tiền quà sáng cho con trước khi đi học. Tôi thấy thật dấm dớ hết chỗ nói.

Về đức hy sinh, tôi thấy phụ nữ Tây đầy người hy sinh còn hơn phụ nữ Việt. Bạn bè Tây của tôi có mẹ ở nhà nội trợ rất nhiều, hy sinh toàn bộ sự nghiệp cho chồng con. Mà cái quý là họ không cho đó là hy sinh, họ tự nguyện và coi công việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình là một công việc cao cả.

Các bà mẹ Tây rất giỏi. Một nách 3, 4 con vẫn nuôi con khôn lớn, đẹp đẽ, giỏi giang, không một lời than thở kêu ca như bà mẹ Việt. Chứ như mấy bà mẹ trẻ người Việt á, nuôi con mình mà làm như đang đi trả nợ, kêu than ầm ĩ, rồi gắn cho mình một hình tượng vĩ đại.

Mà tôi ghét nhất cái kiểu phụ nữ Việt cứ lấy cái cớ sinh con vất vả, sinh con đau đớn ra để hành hạ và đòi hỏi đàn ông. Cứ làm như đứa con ấy chỉ là con của bọn đàn ông chứ không phải là con của các chị. Đẻ con ra, được làm mẹ thì phải lấy đó làm điều hạnh phúc thiêng liêng. Cớ sao lại dùng đứa con đứt ruột đẻ ra làm lý do uy hiếp chồng thế?

Phụ nữ Tây cũng đáng yêu hơn phụ nữ Việt. Họ vui vẻ, thân thiện, xởi lởi, cư xử thật lòng. Chứ phụ nữ Việt cáo già lắm. Bên ngoài tươi cười như hoa nhưng bên trong tính toán.

Phụ nữ Việt luôn nghi ngờ, luôn đề phòng tất cả những người xung quanh, đặc biệt đối với chồng và gia đình chồng. Một điểm nữa là phụ nữ Tây không biết nói khích, nói xéo như phụ nữ Việt. Có gì không vừa lòng thì họ bảo thẳng, bàn bạc cách giải quyết sao cho hợp lý, fairplay. Đâu có như các chị em phụ nữ ở đây, nếu không được như ý mình là y như rằng sẽ đá thúng đụng nia, sưng xỉa cả ngày. Nhìn cảnh ấy tôi thấy ớn lắm.

Đi chơi với phụ nữ nước ngoài sướng một cái là họ rất hiểu chuyện. Không hiểu người Việt ta lấy đâu ra quan niệm là đàn ông phải lo kinh tế, đàn ông đi đâu cũng phải trả tiền dù chỉ là bạn bè, đồng nghiệp bình thường. Nếu không trả sẽ bị quy vào dạng ki bo, thậm chí còn bị bảo là đàn bà.

Vô hình chung, gánh nặng tiền bạc đặt lên vai đàn ông rất nhiều. Nhưng chị em Tây không như vậy. Họ share tiền, bình đẳng. Phụ nữ bên đó không có thói quen đào mỏ, ỷ lại như phụ nữ Việt Nam.

Mặt thứ ba mà tôi muốn nói tới là khía cạnh tế nhị. Đó là "chuyện ấy".

Phụ nữ Việt còn nhiều quan niệm bảo thủ trong sex và không giỏi bằng phụ nữ nước ngoài. Mặt khác, họ cũng hay lười tập thể dục nên thường sức khỏe rất yếu và thiếu sự chủ động chốn phòng the.

Nhiều chị em Việt khen đàn ông Tây thoáng, không để ý chuyện trinh tiết. Tuy nhiên, người nước ngoài rất coi trọng sự chung thủy trong tình yêu. Đối với họ, sự đồng điệu về tinh thần rất quan trọng, người yêu phải là tri kỷ của họ.

Phụ nữ Việt không thế. Cái mà người Việt quan trọng lại là sự chung thủy về thể xác, còn tinh thần thì lại rất hay phản bội. Biểu hiện là họ thường xuyên đứng núi này trông núi nọ, so sánh người đàn ông của mình với người khác. Điều này tôi đánh giá là tệ hơn nhiều so với ngoại tình thể xác.

Yêu phụ nữ Việt cũng rất mệt mỏi. Một là yêu mà không được đụng đến, yêu chay, tình yêu chẳng khác gì tình bạn. Còn nếu lỡ đụng đến họ rồi thì họ lại bắt đàn ông phải chịu trách nhiệm, biến chuyện tình yêu trở nên nặng nề, trở thành gông cùm trói chân, rất nhàm chán.

Tôi thích cách yêu của phụ nữ Tây. Họ thoải mái, thậm chí có thể sống chung với người yêu. Thật ra họ không hề buông thả chút nào, mà là họ rất cẩn thận. Họ muốn xem xét mọi khía cạnh xem có phù hợp hay không rồi mới tiến đến hôn nhân, một việc đại sự cả đời, mới ký vào bản cam kết ràng buộc nhau về pháp luật.

Nói tóm lại, trong cảm nhận của tôi, phụ nữ Tây tốt hơn phụ nữ Việt rất nhiều. Bạn gái hiện tại của tôi cũng là người Mỹ. Ở bên cô ấy thoải mái, vui vẻ hơn nhiều so với bạn gái người Việt trước đây của tôi.

Tôi nghĩ trước khi đòi hỏi đàn ông Việt, chê bai đàn ông Việt để chạy theo đàn ông Tây, chị em Việt cũng nên nhìn lại bản thân mình. Thực ra, nồi nào thì úp vung ấy. Cũng chỉ có đàn ông Việt mới chịu được tính khí khó chịu của phụ nữ Việt. Chứ đàn ông Tây mà nhìn thấu bản chất của chị em Việt Nam, chắc họ cũng chạy mất dép!

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

THƯỜNG THỨC SỨC KHỎE

3 CÁI NỬA PHÚT 
KHỎI MANG TẬT SUỐT ĐỜI !

“3 cái nửa phút ” là:

Sau khi thức dậy, đừng vội rời khỏi giường, hãy:
  1. Nằm yên trên giường nửa phút
  2. Ngồi dậy nửa phút 
  3. Giữ nguyên tư thế và thò chân xuống giường rồi ngồi thêm nửa phút nữa
Đừng xem thường câu khuyến cáo và nhắc nhở trên, nếu chịu khó chú ý và hướng dẫn cho mọi người làm theo, sẽ cứu sống được nhiều người !
Có người ban ngày còn khỏe mạnh, bình thường, nhưng mai sáng thức dậy đã chết một cách đột ngột. Nguyên nhân là do ngủ nửa đêm thức giấc, vội rời khỏi giường ; chính vì sự thay đổi tư thế một cách đột ngột đã dẫn tới hiện tượng tụt huyết áp, não bị thiếu máu,  gây ra triệu chứng chóng mặt. Do đó đã bị té đập đầu xuống đất, nứt hộp sọ ; hoặc có thể tim ngừng đập, thế là toi mạng !

Khuyến cáo của những nhà khoa học và y học khi đề xuất thực hiện “3 cái nửa phút" được xuất phát từ việc kiểm tra điện tâm đồ và đã phát hiện nhiều người bị nhồi máu cơ tim vàoban đêm mặc dù ban ngày họ hoàn toàn bình thường.

Tại sao lại có "sự cố" đột ngột này?

Nguyên nhân chủ yếu là do việc thức dậy nhưng rời khỏi giường quá nhanh chóng dẫn tới huyết áp tụt, não bị thiếu máu và tim ngừng đập. Vì vậy các nhà khoa học và y học đề nghị đề phòng hiện tượng nguy hiểm này bằng việc thực hiện đơn giản “3 cái nửa phút”.
Nếu tất cả mọi người, đặc biệt là những người lớn tuổi ; chỉ cần chịu khó kiên trì thực hiện “3 cái nửa phút” một cách nghiêm túc, sẽ không tốn một đồng xu nào nhưng sẽ tránh được cơn thiếu máu não bộc phát, giữ an toàn cho tim vàgiảm bớt mối nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…

Có một bệnh nhân bị hậu quả do tai biến mạch máu não khi nghe được thông tin “3 cái nửa phút” này đã òa khóc lên. Bệnh nhân đã kể bằng một giọng nói đau thương và nuối tiếc: “Hai năm trước, tôi cũng chóng mặt và bị té ngã do khi mới thức dậy, rời ngay khỏi gường để đi cầu quá vội ; ngày thứ hai bị nằm liệt nửa người, phải điều trị mất 8 tháng nhưng không được bình phục hoàn toàn. Nếu như tôi nghe được thông tin này sớm hơn, có lẽ đã tránh được tai ương và khỏi chịu khổ vì tàn tật như bây giờ !”
---------------------------------------------------------------------
Cám ơn bạn Đỗ Điển (Dien Do ) cựu HS Ngô Quyền (HP) đã cung cấp bài này cho Blog LSQL.

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

LẠI CHUYỆN CẦU LONG BIÊN !

Calathau : Từ việc Bộ GTVT có " sáng kiến" đưa ra 3 phương án " thủ tiêu cầu Long Biên hơn trăm tuổi của thủ dô HN" người ta phát hiện ra nhiều chuyện giở khóc giở cười . Thí dụ, việc to đùng là từ năm 2010 Chính phủ   ra Thông báo nêu rõ bằng giấy trắng mực đen :  “Đồng ý phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên cũ 186 m, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thống nhất với UBND TP.Hà Nội để xử lý cụ thể”. Tức là " Không chọn phương án hủy hoại cầu "

Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cũng phải nói thêm, trước đó, thông tin từ phía Bộ GTVT cho biết phía JICA đang chờ khẳng định vị trí nhằm chốt lại dự án để ký hiệp định cho vay vốn triển khai thực hiện. Trong khi đó, phương án dịch cầu mới “trùng tim” với cầu cũ hoặc chỉ cách vài chục mét lại rất gần với “phương án A” đã bị đoàn công tác của JICA đánh giá là ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, cảnh quan. “Chính các chuyên gia nước ngoài khi đó đã nghiên cứu và ủng hộ chúng ta việc giữ di sản cầu Long Biên”, PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục, một chuyên gia đô thị nhiều năm nghiên cứu di sản này cho biết.
Chưa hết ,  không chỉ các chuyên gia Nhật Bản quan tâm đến giá trị di sản của cầu Long Biên, người Pháp cũng rất quan tâm đến di sản này. “Pháp đã từng gửi công hàm về việc bảo tồn cầu Long Biên. Hai nước Nhật - Pháp cũng từng hội ý cấp chính phủ về việc bảo tồn cây cầu này. Chúng ta cũng đã thấy JICA đánh giá về ba phương án cầu thế nào. Họ không chọn phương án hủy hoại nó. Chính phủ ta đã đúng khi quyết định cây cầu mới cách cầu cũ 186 m”, PGS-TS-KTS Ngô Hồng Thục, Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư nói..
Chính vì thế, nhiều chuyên gia đô thị ngạc nhiên vô cùng khi Hà Nội lại đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án để “vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng trùng với cầu Long Biên hiện có, hướng tuyến 2 đầu cầu trùng với hướng tuyến đường sắt hiện có”. “Như vậy là làm trái với Thông báo 200 của Chính phủ trước đây”, ( bà Thục khẳng định ).
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, thì nói: “Người Nhật luôn đặt ra việc bảo tồn di sản trên con đường phát triển của mình. Khi cân nhắc một dự án đầu tư, họ cũng không quên điều đó.  Tôi thực sự không hiểu vì sao các nhà lãnh đạo HN lại có sự thay đổi phương án thành những phương án phá cầu như bây giờ”. Cũng lạ, ông Thảo, Chủ tịch Tp.HN vốn là một KTS, ấy thế mà bao năm nay ông  bỏ quên " chưa làm hồ sơ công nhận cầu Long Biên là di tích cấp quốc gia !"
Thêm một chuyện cũng "bất ngờ" không kém. Lần này là thuộc về Bộ Văn-Thể-Du (VTD).Đây nè :



Ngày 21.2, ông Nguyễn Quốc Quỳ - Phó chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, cho biết Bộ NÀY đã nhận được Văn bản số 1156/BGTVT-KHDT ký ngày 27.1.2014 về việc phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội.
Cũng theo ông Quỳ, Bộ trưởng VH-TT-DL đã giao cho Vụ Kế hoạch tài chính chuẩn bị văn bản trả lời, song do bộ trưởng đi công tác nên vụ chưa báo cáo trả lời. Sau khi duyệt nội dung, Bộ VH-TT-DL sẽ có văn bản trả lời Bộ GTVT.
Điều này phù hợp với việc trước đó trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản, cho biết ông không hề biết về văn bản có liên quan đến cầu Long Biên.


Ông Trưởng thôn Khoai Lang :  Ha ha ( xin cười phát đã),khi Bộ giao thông gửi công văn xin thêm ý kiến của Bộ văn hóa TT&DL về việc tìm phương án cho dự án cầu qua sông Hồng liên quan đến cầu Long Biên thì ông Bộ trưởng Bộ văn hóa TT&DL lại ghi ý kiến yêu cầu Vụ tài chính kế toán trả lời ! Giời ạ. Nghe sao mà đắng, sao mà nao lòng như rứa bác Hoàng Tuấn Anh ơi. Thế có 1 cục tên là Di sản sinh ra để tư vấn, phản biện việc này sao bác quên? Hay Bác liếc mắt phát, thấy có chữ dự án là bác phê phát sang vụ tài chính kế toán?

Calathau : Cũng lạ, ông Thảo, Chủ tịch Tp.HN vốn là một KTS, ấy thế mà bao năm nay ông  bỏ quên " chưa chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ công nhận cầu Long Biên là di tích cấp quốc gia để bây giờ ai muốn phá thì phá ?!". Mình đem câu hỏi này thắc mắc với một anh bạn KTS gốc HN anh nói, " chuyện hài dài tập ông ơi!". Rồi anh kể làm thí dụ :  phố hàng Gai, một con phố đẹp, Thuộc loại quý hiếm vì tên phố có chữ " hàng", ai cũng nghĩ nó phải là "phố cổ", nhưng không, nó chỉ cổ có một nửa.Nửa bên số lẻ không " cổ" (?) nên thoải mái xây nhà nhiều tấng, còn bên kia, số chẵn là " cổ" nên phải giữ nguyên để bảo tồn !!
--------------------
 Tổng hợp các nguồn .


Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

SỐ PHẬN CẦU LONG BIÊN SẼ RA SAO ?

Có thể cải tạo cầu Long Biên không tốn một đồng ngân sách?

Khó hình dung nổi nếu Hà Nội vắng bóng cầu Long Biên
(GDVN) - Theo KTS Nguyễn Nga, để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.
Calathau xin nói leo :  Đã có nhiều KTS và các học giả lên tiếng phản ứng với Bộ GTVT về 3 phương án cải tạo cầu Long Biên . Ý kiến của nữ KTS Nguyễn Nga dưới đây  chẳng những là ý kiến phản biện mà còn đề xuất giải pháp , xem ra có thể " khả thi" . Ấy là Mỗ nghĩ vậy, không biết các cụ thấy thế nào ? Có thể tham khảo thêm một số bài theo đường dẫn sau đây :
Liên quan đến dự án xây dựng cầu đường sắt cho dự án đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT vừa có văn bản gửi liên Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT-DL cùng UBND TP.Hà Nội về 3 phương án xây mới, bảo tồn cầu Long Biên.
Cả 3 phương án này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia xây dựng và các nhà văn hóa.

Theo đó, phương án 1: Xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu phía Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn.

Với phương án này, cầu Long Biên cũ sẽ được bảo tồn dạng bảo tàng. Cầu sẽ được gia cố, sửa chữa (nguyên bản) để khai thác đường bộ 2 bên cầu phục vụ cho nhu cầu du lịch bãi giữa sông Hồng, đường sắt ở giữa sẽ đặt đầu máy để làm bảo tàng lưu giữ những nét cổ kính xưa của cầu Long Biên - Hà Nội.
Cầu Long Biên về đêm (Ảnh: Phạm An Dương)

Cầu đường sắt vượt sông Hồng mới khi đó sẽ bao gồm cả đường sắt và đường bộ gồm đường sắt đôi chạy giữa, hai bên cánh gà dành cho đường ô tô (xe buýt), xe máy và xe thô sơ
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.
Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ (đường sắt đôi chạy ở giữa, ôtô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên cánh gà).
Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
9 nhịp cầu còn nguyên bản từ phía Hà Nội sẽ được bảo tồn mang tính nguyên bản. Các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh hỏng nên không có khả năng bảo tồn.

Theo Bộ GTVT, cả 3 phương án này đều chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân với chi phí giải phóng mặt bằng từ 867 tỷ - 989 tỷ đồng.
Chi phí xây dựng của 3 phương án lần lượt là 7.982 tỷ đồng, 9.094 tỷ đồng và 9.389 tỷ đồng.
Đề án trên đang gây nhiều tranh cãi từ phía người dân cùng các chuyên gia kiến trúc. Liên quan đến việc này, mới đây bà Nguyễn Nga, Kiến trúc sư Quy hoạch đô thị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Bảo tồn Phát triển Cầu Long Biên, đồng thời là người đề xuất Dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” từ năm 2008 đã lên tiếng "phản pháo" trước đề án trên của Bộ GTVT.
Có dự án Cầu Long Biên sẽ chỉ còn 9 nhịp và trở thành bảo tàng giữa sông Hồng
- Bộ GTVT vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ liên quan và UBND TP Hà Nội về 3 phương án xây mới và di dời cầu Long Biên. Bà có ý kiến thế nào về các phương án này?
Kts. Nguyễn Nga: Phương án tháo dỡ cầu Long Biên đã được Bộ GTVT đề xuất từ cách đây nhiều năm. Đến nay, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất lại phương án tháo dỡ 9 nhịp cầu nguyên thủy, di dời xuống bãi giữa sông Hồng gọi là để “bảo tồn”.
Chính phủ Pháp đã đề xuất tài trợ 60 triệu Euro để cải tạo nguyên trạng cây cầu Long Biên thành di tích văn hóa – lịch sử của Hà Nội từ 10 năm nay nhưng Bộ GTVT chỉ muốn sử dụng cầu Long Biên như môt cây cầu giao thông công dụng và cũng có ý kiến cho rằng 60 triệu Euro (tương đương 1.800 tỷ đồng) chỉ đủ để cải tạo theo cách làm quốc tế vì thế phía Việt Nam đã bỏ qua đề xuất này.
Bộ GTVT đã có được nguồn ODA Nhật để xây dựng mới cây cầu đường sắt ở cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu sông Hồng. Có lẽ Bộ GTVT muốn tháo dỡ cầu Long Biên để sử dụng chính trục cầu cũ cho việc xây cầu mới, tránh phải chi khoản kinh phí giải tỏa mặt bằng...
“Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ không để tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên trong nay mai, mà sẽ di dời cách cầu Long Biên chừng 200m, bắt đầu từ phố Hàng Than rồi bắc qua sông Hồng” – Tuyên bố của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo với ông Đại sứ Pháp Jean Noel Poirier, ngày 28/11/2012.

Kiến trúc sư Nguyễn Nga
- Vậy, theo bà giải pháp nào cho việc bảo tồn cầu Long Biên tốt nhất để vẫn giữ được tính di sản, tính biểu tượng đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội?
Kts. Nguyễn Nga: Phương án bảo tồn, tôn tạo và phát triển cây cầu huyền thoại lịch sử này, theo đúng cách làm của thế giới và cũng là phương án tôi đề xuất qua 3 cuộc hội thảo, đã nhận được sự đồng thuận lớn từ các chuyên gia đầu ngành cũng như ý kiến của nhân dân từ mấy năm nay, dựa trên quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như sau: “…các di tích lịch sử cần phải được: bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, khai thác và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh nhằm phục vụ đắc lực đời sống tinh thần cho người dân là nhiệm vụ then chốt hàng đầu.”
1. Quan điểm bảo tồn bảo vệ và giữ gìn: Giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc còn lại của cầu (các nhịp, dầm thép, mố cầu) nhằm giữ lại một phần ký ức lịch sử đã qua.
2. Quan điểm cải tạo (tôn tạo): Dựng lại những nhịp cầu đã mất nhằm thiết lập lại hình dáng ban đầu của cầu. Nâng cầu lên 3m và mở rộng 15m hai bên thành cầu để tăng hiệu quả sử dụng.
3. Quan điểm khai thác: Khai thác yếu tố du lịch và cải thiện môi trường dân sinh; xây dựng cây cầu trở thành bảo tàng lịch sử cận đại, khu vườn treo và phố nghề nghệ thuật.
4. Quan điểm phát triển: Phát triển cây cầu trở thành một trục văn hóa lịch sử, trở thành một điểm nhấn trong cấu trúc không gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của thủ đô.
- Giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên thủy và cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi nước anh hùng, những toa xe tàu cũ thành các quán café và nhà hàng, được đặt trên một nền kính trong veo để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ, đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.
- Đúc mới 10 nhịp cầu đã bị phá bởi chiến tranh để hoàn chỉnh cây cầu về thiết kế nguyên bản năm 1902. Trên 10 nhịp cầu mới sẽ tổ chức 1 cuộc thi Quốc tế về ý tưởng kiến trúc để thực hiện một Bảo tàng Ký ức Cầu Long Biên là Ký ức của cả thế kỷ XX mà trong đó, Việt Nam đã thay đổi cục diện của thế giới qua 3 cuộc kháng chiến thần thánh: Chấm dứt chế độ thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh bành trướng của Đế quốc Mỹ và chấm dứt cuộc xâm lược từ phương Bắc. Bảo tàng này đề xuất được thực hiện bằng kính dựa trên khung thép của cầu Long Biên nguyên thủy và dùng năng lượng Xanh từ mặt trời, từ gió và dòng sông.
Cầu Long Biên sẽ trở thành một Cây cầu Bảo tàng và Giao thông Không khói (đi bộ, xe đạp, xe điện hoặc tàu điện nhỏ).
Để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ không quá 2.500 tỷ đồng và đang được triển khai để sử dụng nguồn vốn ODA Chính phủ Pháp hoặc từ Tổ hợp Đầu tư Pháp – Việt; hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện tối đa là 3 năm và có thể bắt đầu cải tạo ngay cả khi tàu hỏa và xe máy chưa được chuyển sang cầu khác.
Dự án Bảo tàng Ký ức cầu Long Biên sẽ là điểm đến của Du lịch Thế giới. Dự án sẽ tạo ra hàng trăm gói dịch vụ và hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân thủ đô Hà Nội và mang hình ảnh Việt Nam – một dân tộc anh hùng ra hội nhập với thế giới.
Cầu Long Biên đã xuống cấp trầm trọng ở mức báo động từ sau năm 2010, có nguy cơ sập xuống bất cứ lúc nào. Việc cải tạo là đương nhiên và cấp bách. Kinh phí cũng như công nghệ đã sẵn sàng để tránh sự sụp đổ gây tai nạn lớn trên sông Hồng.
3 phương án đưa ra của Bộ GTVT sử dụng hình ảnh của dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” đều đi ngược với ý tưởng bảo tồn của Dự án Bảo tồn 9 nhịp cầu phải ở nguyên trên cầu, không thể di dời xuống bãi giữa.
Bảo tồn không có nghĩa là xây mới, nhái lại hình dáng cũ.
Bảo tồn không có nghĩa là chắp vá hình dáng và công năng, nửa cũ nửa mới.
- Xin cảm ơn Kiến trúc sư!

---------------------------------------------
Theo Giáo dục Việt Nam 20/2/2014

Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN CỦA BÁO " NGƯỜI CAO TUỔI"

Ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ có bao nhiêu biệt thự?


Trang THƯ GIÃN CUỐI TUẦN kì này trân trọng kính mời bạn đọc “chiêm ngưỡng” một số hình ảnh về “của nổi” là những dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP). Ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 héc-ta) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng (ảnh 1) và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ (ảnh 3), nghe nói có cả tốp thợ Nam Hà thi công nhiều tháng qua. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt. Nguồn tin từ một số cán bộ ở TTCP và cán bộ ở Bến Tre, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP Hồ Chí Minh là phường Thảo Điền (Quận 2), ở Quận 5, ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Người ta còn đồn rằng cái giường “đặc biệt” của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng, v.v…

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền màu sắc như sơn son thếp vàng.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Nhà gỗ nhìn từ phía bên hông, “dự án gia đình” ông Truyền phía trong có 4 căn nhà gỗ kiểu biệt thự nhỏ, đều lợp ngói đỏ.
Một góc dinh thự chính.
Một góc dinh thự chính.

Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông Trần Văn Truyền lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre rộng 300m2 vốn đây là trụ sở Hội VHNT tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Trần Văn Truyền nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.

Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.
Ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre gia đình ông Truyền vẫn cho thuê.

Thông tin thì nhiều, có thể chưa đầy đủ hoặc có chi tiết chưa chính xác, song những tấm ảnh mà độc giả mục sở thị trong trang này là hiện thực nhãn tiền.
Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành “tấm gương” cho cấp dưới. Chỉ ví dụ một trường hợp ông Lê Sỹ Bảy, Phó Vụ trưởng Vụ I TTCP có 6 nhà như Báo Người cao tuổi đã đưa tin.
Bài và ảnh Trần Tiến Công
----------------------------------
Nguồn : báo Người cao tuổi ngày 21/2/2014

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

" HÃY YÊU NHAU ĐI QUÊN NGÀY U TỐI " (Lời bài hát Trịnh Công Sơn )

Calathau - Giữa cuộc đời đầy mưu mô, thủ đoạn. Những đổi trắng thay đen. Những giả dối lật lọng, thậm chí mất cả tình người ...thì một cựu thù đã làm cho tôi tin rằng trên đời này vẫn chưa mất hết những tấm lòng nhân hậu và cao thượng .

TNS John McCain nói về "một chuyện đáng xấu hổ!"

Vấn đề cá da trơn (catfish), tôi đã đấu tranh quyết liệt tại thượng viện. Tôi thậm chí viết các bài báo lên án. Và tôi thấy đây là vấn đề đáng xấu hổ.
LTS: Thượng nghị sĩ John McCain là người có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Tham chiến trong lực lượng không quân, bị bắn rơi và trở thành tù binh, sau đó lại trở thành một trong những người tích cực ủng hộ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.
Hiện ông John McCain cùng 11 Thượng nghị sỹ khác đang bảo trợ một đạo luật nhằm loại bỏ chương trình kiểm soát cá da trơn. Trong lần trò chuyện này cùng Tuần Việt Nam, ông chia sẻ về những vấn đề xung quanh quan hệ Việt - Mỹ.Lợi cả đôi bên
-  Hơn 20 năm trước, trong khi nhiều đồng nghiệp Cộng hòa khác phản đối thì ông lại ủng hộ việc cải thiện quan hệ với Việt Nam. Tại sao vậy?
Máy bay của tôi từng bị bắn rơi ở Hồ Trúc Bạch. Có một điều rất quan trọng đối với tôi cũng như với nhiều cựu binh Mỹ khác là phải hàn gắn nỗi đau của chiến tranh.
Rất nhiều cựu binh Mỹ đã được hàn gắn nhờ vào việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Và thực tế chỉ trong vòng 10 năm  sau ngày bình thường hóa, chúng ta đã chứng kiến mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn giữa hai nước và chính điều đó đã làm lợi cho cả Việt Nam và Mỹ.

XUNG QUANH VỤ TƯỚNG NGỌ " NGÃ NGỰA "

Vụ tướng Ngọ chết đã rõ ràng 100% thật ! Tang lễ của ông sẽ được tổ chức trong 1 ngày, theo đúng nghi thức dành cho quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước. Thi hài ông sẽ mang về quê để chôn . Dân ta có câu: "Nghĩa tử là nghĩa tận", thông thường người đã chết, dù bất kể lý do gì, thì bàn tán những chuyện đã qua về họ đều là không nên. Nhưng có cái chết, cụ thể như cái chết của ông Ngọ, có người cho là " chết đẹp" khiến không khỏi làm mình tò mò. Vậy thử cái xem sao .

Chủ tọa Trương Việt Toàn bên trái
Vụ án 'Làm lộ bí mật Nhà nước' sẽ được đình chỉ do tướng Ngọ mất   

Tinh, ảnh Hà An
Theo Thanh niên

Liên quan tới việc Thứ trưởng Bộ Công an, thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, sáng 19.2, trao đổi với Thanh Niên Online, thẩm phán Trương Việt Toàn - Phó chánh tòa hình sự thành phố Hà Nội - cho biết vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” sẽ phải đình chỉ.
Theo thẩm phán Trương Việt Toàn, thời gian và quyết định chính thức đình chỉ vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” sẽ do Cơ quan Cảnh sát điều tra thực hiện.
Ông Trương Việt Toàn nói rằng trong trường hợp thượng tướng Phạm Quý Ngọ qua đời, vụ án “Làm lộ bí mật Nhà nước” sẽ đình chỉ theo Điều 107 của Bộ luật Hình sự.
 
Theo Điều 107.Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự, không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây: Không có sự việc phạm tội; Hành vi không cấu thành tội phạm; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
19-02-2014

Chết đẹp
Mạc Việt Hồng
Theo Đàn Chim Việt

Tướng Ngọ 2 sao vừa thay lá gan
Thế là nhân vật trung tâm của báo chí trong những ngày qua – thứ trưởng bộ công an, thượng tướng Phạm Quy Ngọ – đã đột ngột qua đời lúc 21 giờ ngày 18/2/2014 tại bệnh viện 108 vì ung thư gan. Ông Ngọ ra đi đúng 1 ngày sau khi báo chí nửa kín nửa hở tiết lộ về quyết định đình chỉ công tác để điều tra những cáo buộc liên quan tới ông.

Đó là những tình tiết từ lời khai chấn động của cựu tổng giám đốc Vinalines, Dương Chí Dũng. Theo những gì ông Dũng khai, thì trên cương vị trưởng ban chuyên án, tướng Ngọ đã tiết lộ bí mật điều tra để Dương Chí Dũng bỏ trốn. Và khoản thù lao mà ‘ông anh’ này nhận không hề nhỏ, 500.000 đô la tiền mặt. Cũng có báo nhắc tới khoản 1.000.000 đô la khác, trong một vụ việc liên quan mà Dương Chí Dũng khai thêm.

Giống như sự đột tử của một số quan chức cao cấp khác trước kia, cái chết của ông Ngọ ngay lập tức xuất hiện nhiều đồn đoán. Một người từng công tác trong ngành Y chia sẻ như sau trên Facebook:

“Với sắc diện qua ảnh (của truyền thông), mình không tin là ông “mất vì bệnh K gan”. Bởi vì từ lâu, phương pháp “Cắt gan khô” của Cố GS Tôn Thất Tùng với can thiệp sớm thì tỷ lệ kéo dài thời gian sống của bệnh nhân rất cao. Có trường hợp đến 10 năm.
Tướng Ngọ 3 sao , trưởng ban Chuyên án Vinashin!
Ông Ngọ lại vừa giàu có vừa là “cán bộ cao cấp”, chẳng nhẽ không có tiền để tìm thầy tìm thuốc quý? Chẳng nhẽ các bác sỹ giỏi không phát hiện sớm và chạy chữa cho ông??? “

Báo chí Việt Nam đã nhanh nhẹn đưa tin về trường hợp của ông Ngọ, hé lộ những chi tiết về bệnh tình của ông. Theo đó, ông bị phát hiện ung thư gan từ vài năm nay, đã từng chạy chữa ở nhiều nước có nền y học tiên tiến như Nhật, Singapore, từng được ghép gan nhưng không qua khỏi.

Tạm bỏ qua những ngờ vực của dư luận, cứ cho rằng đây là số mệnh, là bệnh tật, thì cái chết của ông vào thời điểm này quả là một cái ‘chết đẹp’.

Với cá nhân ông, tuy chưa có cơ hội chạm tay vào cuốn sổ hưu mà lực lượng ‘còn đảng còn mình’ luôn chủ trương giữ chặt, nhưng ông thoát khỏi cảnh bị điều tra xét hỏi; trong trường hợp tồi tệ nhất, thoát khỏi cảnh phải ra trước vành móng ngựa trên chiếc cáng cứu thương như đã từng thấy đâu đó trong đôi ba vụ án trước kia.

Không hạ cánh an toàn như mong ước cửa miệng của giới quan chức, nhưng ông sẽ được hạ huyệt an toàn. Với truyền thống không nói những gì động chạm tới vong linh người đã khuất, cáo phó của ông tới đây chắc chắn sẽ toàn những công trạng, những chiến công mà không kèm theo một đoạn cuối lằng nhằng với dăm bẩy chữ số.

Với gia đình, ông vẫn là người chồng, người cha trọn vẹn, không tì vết và quan trọng hơn cả là một khối tài sản – chắc chắn là không nhỏ – còn nguyên vẹn, không bị báo chí đào bới, hay cơ quan điều tra vặn vẹo về nguồn gốc. Những cảnh ‘dậu đổ bìm leo’ gần đây cho thấy, chẳng những nhà cửa, biệt thự của các vị quan thất thế bị phanh phui mà chuyện đời tư, tình ái cũng không tránh khỏi bị phơi bày.

Sự ra đi vào lúc này của ông cũng khiến các đồng chí chưa bị lộ thở phào nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Ăn chia ở Việt Nam thường theo ê-kíp, ít có ai nuốt trọn một mình cả số tiền lớn như vậy. Chưa kể, con đường hoan lộ vù vù của ông, được thăng cấp, lên lon ngay cả lúc đang mang trọng bệnh, chẳng có gì đảm bảo là không dính tới những chuyện mua quan bán chức mà thiên hạ thường đồn đoán.
Nó cũng khiến cho một số người khác, ít nhất là ông trưởng ban Nội chính Trung ương – Nguyễn Bá Thanh – khỏi phải giải một bài toán hóc búa trước sự kỳ vọng của dư luận về một Bao Công chống tham nhũng. Ông Thanh đã tới trực tiếp theo dõi phiên xử Dương Chí Dũng và các đồng phạm, ông cũng đã gặp riêng bị cáo này để nghe về lời khai. Và dư luận từ đó tới nay vẫn chờ đợi ở ông một động thái dứt khoát, để chứng minh cho những tuyên bố mạnh mẽ lúc ông mới ra Hà Nội.

Và cuối cùng, sự qua đời đột ngột của ông Ngọ cứu cho đảng một bàn thua trông thấy. Có thể nói, đây là quan chức bự nhất từ trước tới nay dính nghi án nhận hối lộ. Ông Ngọ không những là thứ trưởng bộ Công An, mà còn là Ủy viên Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam. Những tiết lộ sau này cho thấy, Dương Chí Dũng đã khai tên ông Ngọ ngay từ lúc mới bị dẫn giải từ Campuchia về Sài Gòn, nhưng lời khai đã bị ém nhẹm. Chí Dũng khai lại lần nữa ở trước Tòa, nhưng báo chỉ được phép đăng là “một ông anh”, rồi sau đó ít hôm mới được phép tiết lộ danh tính. Sau một loạt bài rầm rộ, là khoảng lặng khó hiểu, cho tới 1-2 ngày trước, mới hé lộ những tin tức liên quan tới quá trình điều tra tiếp theo.

Đã có sự giằng co, đấu đá gì đó ở giới chóp bu trước khi đưa ra những quyết định liên quan tới nhân vật cao cấp này. Và bất luận việc điều tra đem lại kết quả như thế nào, thì bộ mặt của nhà cầm quyền, qua vụ này, cũng thêm một vết nhọ.

Giờ đây, mọi thứ đều coi như đã được khép lại. Nói cách khác, “game over”!

Không giống như thường thấy trước sự ra đi của một người, trên các trang mạng xã hội, không có nhiều lời chia sẻ, hay sự thương tiếc mà thay vào đó là những bình luận, những phán đoán, thậm chí không thiếu người hả hê. Một bạn viết, “bữa nay có hàng triệu người vui và hàng triệu người chửi”.
Có thể thế, nhưng chắc chắn có một người đang gặm nhấm nỗi buồn trong tù, bởi sự sống chết trông chờ tất cả vào cuộc chơi cuối cùng này.

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả 

--------------------------------
Nguồn : Quê Choa

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

HOA ĐÀO BIÊN VIỄN ( Phóng sự mới nhất ). ĐOÀN DU KHẢO BIÊN GIỚI SẮP TỚI NÊN ĐỌC PS NÀY .

Chùm phóng sự đặc sắc của nhà báo Đào Tuấn
Bài 1: Biên giới, hồi ức 35 năm
Đào Tuấn
Theo Một thế giới


 Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.
Một số phận
Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”.
Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai nhạt.

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

CHUYỆN KỂ NGÀY TÌNH NHÂN Valentine Day 14/2

Một cô gái trẻ đẹp post bài lên 1 forum nổi tiếng 
với nội dung như sau: 
“Làm thế nào để lấy được 1 ông chồng giàu có?” Những gì tôi sắp nói sau đây đều thật lòng cả. Tôi 25 tuổi. Tôi rất đẹp, tôi có phong cách và khiếu thẩm mỹ cao. Tôi muốn cưới 1 anh chàng có thu nhập từ 500,000 đô mỗi năm trở lên. Bạn có thể nói tôi là người tham lam nhưng mức lương 1 triệu đô mỗi năm thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York.
Yêu cầu của tôi không cao. Có ai trong forum này có thu nhập hàng năm là 500 nghìn đô không? Trong số các bạn, có ai đã lập gia đình chưa? Tôi muốn hỏi: “Tôi phải làm gì để lấy được 1 ông chồng giàu như các bạn?" Trong số những anh chàng tôi hẹn hò, anh giàu nhất cũng chỉ có mức lương 250 nghìn đô mỗi năm, đối với tôi mức lương này là quá ít. Nếu như ai đó đang có ý định chuyển đến 1 căn hộ cao cấp ở phía Tây New York Garden thì mức lương này thực sự là không đủ để chi tiêu.
Tôi có vài câu hỏi cho các bạn:
1) Những anh chàng giàu có thường hay lui tới những địa điểm nào? (Làm ơn liệt kê ra tên và địa chỉ của các quán bar, nhà hàng, phòng tập thể dục...)
2) Tôi nên nhắm đến những độ tuổi nào?
3) Tại sao hầu hết mấy bà vợ của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ, họ chẳng xinh đẹp mà cũng chẳng thú vị gì cả, nhưng họ lại cưới được những anh chàng giàu có.
4) Các bạn dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn vợ, và những người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? (Mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng) Ms. Pretty"  
Sau đây là câu trả lời thẳng thắn 
từ CEO của tập đoàn J.P. Morgans:
"Dear Ms. Pretty,
Tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất thích thú. Tôi đoán có rất nhiều cô gái cũng có những câu hỏi tương tự như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách của 1 nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Trước hết, mức thu nhập hàng năm của tôi là hơn 500.000 đô mỗi năm, đáp ứng được yêu cầu của bạn, vì thế hi vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang phí thời gian ở đây.
Đứng dưới góc độ là 1 doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu.
Gạt qua những chi tiết linh tinh khác thì rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi "nhan sắc" lấy "tiền": A có nhan sắc và B trả tiền để mua nó, công bằng và sòng phẳng.
Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng, nhưng tiền đầu tư thì không như vậy. Thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, còn bạn thì không thể ngày một đẹp lên. Vì thế, nếu xét dưới góc độ kinh tế mà nói, tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn. Hơn nữa, không phải là hao mòn bình thường, mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất mà bạn có thì giá trị của bạn sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.
Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai ngốc đến mức giữ nó trong một thời gian dài - cũng như việc kết hôn vậy. Có thể bạn nghĩ tôi thật dã man khi nói ra những điều này, nhưng một tài sản mà có giá trị khấu hao lớn như vậy thì tốt nhất là nên bán hoặc là cho thuê.
Bất kỳ người đàn ông nào có thu nhập 500,000 đô mỗi năm đều không phải là những gã ngu. Chúng tôi chỉ hẹn hò với bạn, nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn. Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi. Thay vào đó, hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500 nghìn đô mỗi năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một thằng giàu mà ngu đấy.
Thân ái, Sumit Kishanpuria, Tổng Giám đốc Ngân hàng JP Morgan" (Nguồn Internet)

14/02 NGÀY TÌNH NHÂN NĂM NAY

Tôi chả còn hứng thú đâu để nghĩ về  Valentine day - Ngày Tình nhân . Cái ngày này từ mấy năm nay thôi, từ trời Tây nó đổ bộ ào ạt vào xứ Việt cùng với con Tỳ Khưu và lời chúc "Mã đáo thành công" vào dịp Tết con Ngựa từ bên kia biên giới phía Bắc tràn xuống . Tôi đã già ? Đúng ! Tôi thủ cựu ! Đúng ! Nhưng cái ngày 14/2 lại quá gần với ngày 17/02 và cũng chỉ sau Tết Nguyên đán có nửa tháng trời !
Năm ngoái năm kia, tôi nghe câu chuyện, ở 1 tỉnh ngoài Bắc, mấy chị em có người yêu là Liệt sĩ trong cuộc chiến chống giặc xâm lược hồi tháng 2/1979 đã rủ nhau cùng lên nghĩa trang Lạng Sơn để thắp hương cho các anh . Hơn 30 năm rồi, các chị, người trẻ nhất cũng đã ngoài 50. Có chị độc thân, đi một mình, có chị mang theo cả chồng con . Một số ít tìm được đúng tên "người xưa ". Số đông chỉ có chữ " vô danh" trên bia  mộ. Tôi không biết họ nghĩ gì khi đứng trước phần mộ các liệt sĩ vốn đã từng là " Tình nhân" của họ, nhưng tôi nhớ đến nao lòng câu ca dao từ ngàn đời nay :
.................
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô 
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Tương ...


Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

NGƯỜI ĐƯA Mc Donald VỀ VIỆT NAM LÀ AI ?

Doanh nhân Nguyễn Bảo Hoàng: 

Lý lịch trong sáng, sự nghiệp huy hoàng

Theo VFF
Lời bình của Dân Luận: Một bài báo PR cho quán McDonald sắp khai trương ở Việt Nam ( Mới đây cửa hàng này đã được khai trương rầm rộ ở đường Điện Biên Phủ . P.Đa Cao. Q1 Tp.HCM - Calathau ). Bài báo ca ngợi ông Nguyễn Bảo Hoàng là người có "lý lịch trong sáng", một khái niệm xưa nay thường được dùng để chỉ con cái của những người có công với cách mạng, gia đình thuộc thành phần cơ bản (nông dân / công nhân). Đằng này ông Nguyễn Bảo Hoàng là con trai của ông Nguyễn Bang, một quan chức cao cấp của chính quyền VNCH trước đây. Phải chăng Việt Nam đã qua cái thời xét con người theo chủ nghĩa lý lịch, hay vì ông Hoàng cưới bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nên "giờ đây ông đã có được tất cả những gì mình mong muốn", kể cả tẩy xóa lý lịch của mình?
Henry Nguyễn,  tiểu sử hoàn hảo và đầy màu hồng.

Henry Nguyễn, tên thật là Nguyễn Bảo Hoàng, sinh năm 1974 tại Sài Gòn trong gia đình có 4 anh em. Đến năm 1975, ông cùng gia đình chuyển sang định cư tại bang Virginia, Mỹ.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

XEM ẢNH NGHĨ NGỢI LUNG TUNG !

 Mình vô tình nhặt loanh quanh trên mạng, được 3 bức ảnh sau đây . Chúng ở 3 nơi khác nhau nhưng để cạnh nhau thì thấy ...có vấn đề !
Ảnh 1 : Một Nghĩa trang ở Sa Pa - Lào Cai ( Địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới), dành hẳn đất làm nghĩa trang riêng cho người Tầu . Chẳng những thế người Ta còn phong cho người Tầu chết trận do xâm lược nước ta là ..".LIỆT SĨ " !
( Chụp tại Sa Pa- Lao Cai )
Bia này thì tự ta đục bỏ !
Ảnh 2 : Giặc sang xâm lược nước ta, giết hại dân ta lại thành " Liệt sĩ" thì tòng quân xả thân đổ máu  giết giặc cứu nước mà làm gì ! Thà rằng ...


Ảnh 3: Rủi có giặc ngoại xâm thì kéo cả nước đi ...GIẢI HẠN là giặc tan, nước yên chứ có gì mà ..cà cuống !
(Bá tánh tới Chùa Phúc Khánh, Ngã Tư sở HN xin giải hạn hôm mồng 8 tết)

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

TIN & TỨC

TIN DỨT KHOÁT.

Thursday, February 6, 2014

1/ Bức ảnh các vị lãnh đạo đổ nước vào gốc cây thông già được cho là hình ảnh tuyên truyền về mùa xuân là tết trồng cây đã gây phản ứng tiêu cực rộng rãi trong công chúng, vì sao, vì không ai đi mở đầu tết trồng cây bằng việc trồng một cây thông già, việc đào bới một cây thông già lên rồi lại trồng xuống rất phản cảm và phản tác dụng, phản ý nghĩa của việc trồng cây đầu năm, đi ngược lại muc đích tốt đẹp và nhân văn mà Bác Hồ đã kêu gọi. Nhưng nói là nói thế, chắc chắn các vị lãnh đạo đang hoan hỉ một cách dứt khoát vì tết nào mình cũng gương mẫu trồng cây...


2/. Tối hôm qua, dư luận trong nước và thế giới quan tâm sâu sắc đến cuộc điều trần của Việt Nam về nhân quyền trước Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. Những câu chất vấn, đề xuất, kháng nghị của các nước nhiều điều mới và mạnh mẽ, nhưng các câu trả lời, thuyết trình của Việt Nam thì vẫn như cũ, như muôn năm thế, không thấy gì mới. Tuy nhiên, dứt khoát dù điều gì xảy ra thì báo chí trong nước sẽ khẳng định theo hướng, qua buổi điều trần về nhân quyền của Việt Nam trước Liên hiệp quốc, bạn bè quốc tế ủng hộ sự nghiệp đổi mới của Việt Nam, bày tỏ niềm tin và sự cảm phục kết quả của sự nghiệp đổi mới ở nước ta, một đất nước vì dân, do dân cho dân. Dứt khoát như thế.

3/. Dứt khoát rằng, năm nay tai nạn giao thông không mấy khả quan, mấy ngày gần đây số người chết vì tai nạn giao thông đã tăng vọt, tuy nhiên, sẽ có kết luận dứt khoát rằng, tình hình tai nạn sẽ giảm so với trước, và khẳng định các ngành, các cấp đã vào cuộc quyết liệt, các lực lượng kiểm tra gia thông làm việc quần quật ngày đêm, và dứt khoát là đổ lỗi cho thái độ, ý thức người tham gia giao thông, chứ các cơ quan chức năng dứt khoát đã hoàn thành trách nhiệm.

4/. Do nhiều tỉnh vẫn đốt pháo rất hăng trong dịp tết, nên ra tết, như thông lệ mọi năm, Thủ tướng dứt khoát sẽ ra công điện phê bình nghiêm khắc lãnh đạo một số tỉnh đốt nhiều pháo, sau đó, năm sau, lại có nhiều tỉnh đốt nhiều pháo, sau đó ra tết năm sau Thủ tướng sẽ lại dứt khoát ra công điện phê bình nghiêm khắc lãnh đạo một số tỉnh đã đốt pháo, sau đó năm sau nữa....dứt khoát vẫn thế.
5/. Bài "Sự thật về năm sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp" của ông Dương Trung Quốc trên báo điện tử Giáo dục.net có 4 cái sai bét: Nhà sử học nhầm lẫn giữa sông Kiến Giang thành sông Lệ Thủy, khà khà. Thứ 2 chẳng có ai tên là Đỗ Mộng cả mà là nhân vật Đỗ Mậu, người xã Quảng Thuận, Quảng Trạch, Quảng Bình, là Thiếu tướng quân lực VNCH, bút hiệu của ông là Hoàng Linh Đỗ Mậu. Thứ ba, tác giả Dương Trung Quốc viết: "Mạn Bắc sông Lệ Thủy là quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, còn phía Nam có quê hương của ông Ngô Đình Diệm - một người đứng ở chiến tuyến bên kia". Thưa rằng, sông ấy là sông Kiến Giang. Làng của cụ Giáp và cụ Diệm ở cùng mạn Bắc sông Kiến Giang chớ không phải hai bờ khác nhau. Làng cụ Giáp là làng An Xá, Lộc Thủy, còn làng cụ Diệm là làng Đại Phong, xưa gọi làng Đợi xã Phong Thủy. Hai mảnh làng này cách nhau một con hói, gọi là hói nhà Mạc. ( Nhà báo Minh Phong phát hiện đúng). Tuy nhiên, với dân chúng, kiểu như nhà sử học có tiếng như ông Quốc mà nói, thì dứt khoát đúng nhỉ?
-------------------------------------------
Nguồn:  Cu Vinh Khoai Lang Blog

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

ĐỌC LẠI CHUYỆN " TÁI ÔNG MẤT NGỰA" và LỜI BÌNH .

Ra Giêng ngày rộng tháng dài, giở sách  xưa ra đọc cũng là cái thú của kẻ sĩ .

Sách Hoài Nam Tử có chép một câu chuyện như sau:



Tái ông thất mã, an tri họa phúc

"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão rất bình tỉnh nói:  Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói:  Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Quả nhiên con trai của ông lão rất thích cưỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết, quen người nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói:  Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
     Bình luận của sách Hoài Nam Tử:
Họa là gốc của Phúc, Phúc là gốc của Họa. Họa-Phúc luân chuyển và tương sinh. Sự biến đổi ấy không thể nhìn thấy được, chỉ thấy cái kết quả của nó.
Do đó, người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Hai điều họa phúc cứ xoay vần với nhau, khó biết được, nên khi được Phúc thì không nên quá vui mừng mà quên đề phòng cái Họa sẽ đến; khi gặp điều Họa thì cũng không nên quá buồn rầu đau khổ mà tổn hại tinh thần. Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước Tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống.
Câu chuyện tuy đã cũ nhưng giá trị của nó hầu như vĩnh viễn, đáng để ngày nay suy ngẫm.