Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Người Nhật khuyên nên học Việt Nam .

Người Nhật:“Tại sao Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam?”

Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc khi còn là Ngoại trưởng từng tuyên bố trước hội nghị với các nước ASEAN rằng, Trung Quốc là nước lớn, các bên yêu sách khác ở Biển Đông là nước nhỏ.

Đa Chiều ngày 27/7 đăng lại bài bình luận “Tại sao Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam?” trên tạp chí Toyo Keizai của Nhật Bản cho rằng, mặc dù quan hệ Trung – Nhật về mặt quân sự đang trong tình trạng căng thẳng có thể bùng phát thành xung đột bất cứ lúc nào, nhưng quan hệ giữa 2 nước vẫn có khả năng được cải thiện. Có những điều người Nhật Bản có thể và nên học hỏi người Việt trong quan hệ với láng giềng Trung Quốc.
Toyo Keizai cho rằng, quan hệ Nhật – Trung không thể so sánh được với quan hệ Việt – Trung về mức độ phức tạp. Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc đã cất quân xâm lược Việt Nam ít nhất cũng hơn 15 lần. Người Việt một mặt chiến đấu ngoan cường bảo vệ nền độc lập tự chủ, một mặt vẫn chấp nhận “triều cống ngoại giao” để bảo vệ hòa bình. Tuy nhiên, dã tâm bành trướng lãnh thổ của phương Bắc xuống phương Nam vẫn chưa có lúc nào ngừng nghỉ.
Trong vấn đề Biển Đông gần đây, Việt Nam đã cho thấy lập trường kiên quyết không lùi bước, một mặt tranh thủ dư luận ủng hộ của khu vực và cộng đồng quốc tế, mặt khác cũng tránh để đổ vỡ hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh. Kết quả là Trung Quốc đã phải có sự nhượng bộ nhất định, trong khi Việt Nam tranh thủ thành công sự ủng hộ của ASEAN. Có thể nói Việt Nam đã “bỏ danh, cầu thực (thật)”. Dù là một nước nhỏ nhưng trong quan hệ với Trung Quốc lớn hơn mình rất nhiều, Việt Nam không hề “dưới cơ”.
Quan hệ với láng giềng, người Việt đã “dốc” những gì có thể làm, đóng góp những gì có thể đóng góp nên vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế ngày càng tăng. Toyo Keizai nhận định, sở dĩ người Việt có được thành công này mấu chốt nằm ở 2 điểm:
Thứ nhất, Việt Nam rất biết cách quan hệ với các cường quốc như thế nào. Người Việt nam không bao giờ cúi đầu quá thấp. Ngược lại, người Việt thường khiến các cường quốc cúi đầu xuống, “ngoại giao xin xỏ” không có chỗ đứng ở Việt Nam. Người Việt không bao giờ nói toạc móng heo, nhưng cũng chẳng cam tâm lép vế, dù trong lòng đã sẵn sàng thỏa hiệp nhưng ngoài mặt vẫn cứ lạnh tanh, lúc bị đối phương dồn vào thế bí thì người Việt lại đưa ra một phương án trung dung. Nhật Bản có thể học được điều này từ người Việt hay không, Toyo Kaizei đặt câu hỏi.
Thứ hai, người Việt thường biết sử dụng các chiến thuật tình báo để có thể lấy được thông tin của đối phương phục vụ cho mục đích của mình. Có thể một số người cho rằng chiến thuật này không “quang minh chính đại”, nhưng khi cuộc chiến ngoại giao là cuộc chiến của lợi ích nếu chỉ biết đi đường thẳng chưa chắc đã giành được thắng lợi. Tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản cố nhiên đáng quý, nhưng người Nhật dường như đang thiếu một trí tuệ ứng biến linh hoạt? Người ngoài thường có một nhận xét chung về người Nhật là mang nặng chủ nghĩa giáo điều. Đã đến lúc Nhật Bản cần thay đổi điều này.
Toyo Keizai cho rằng, cần phải nhấn mạnh rằng thủ pháp ngoại giao của Việt Nam không thể gọi là “chủ nghĩa đơn phương” bởi người Việt luôn kề vài sát cánh với các thành viên khác của ASEAN. Từ góc độ này có thể thấy Trung Quốc không thể khuất phục được người Việt, Nhật Bản nên học tập người Việt điểm này trong xử lý mối quan hệ với Bắc Kinh. Hiện tại Việt Nam vẫn đang hành động, người Việt vẫn đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Trung Quốc, đặc biệt là về mặt kinh tế, Toyo Keizai lưu ý.
---------------------------------------------------------------------
Theo nguyentandung.org (Blog Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. )

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

SỨC KHỎE CỦA LÃNH ĐẠO VÀ HỆ THỐNG

Bệnh tình của Đại tướng Phùng Quang Thanh đang là đề tài số một thu hút dư luận Việt Nam và gợi lại cả vấn đề muôn thuở rằng sức khoẻ của quan chức cao cấp đôi khi còn phản ánh nhịp tim của quốc gia.  

Hồi 2002, Tổng thống Hoa Kỳ khi đó, ông George W Bush ngất vài giây khi bị hóc miếng bánh vòng (pretzel) lúc đang xem thể thao một mình trong phòng.
Nhà Trắng chỉ mất 2 tiếng 30 phút sau đã có thông cáo giải thích với dư luận mọi chi tiết của vụ việc, trích lời các bác sỹ.
Nhưng chính quyền vẫn không làm được gì khi báo Mỹ chạy đầy các bài với tựa đề như 'Choking on Pretzel, Bush Faints Briefly', tạm dịch là 'Nghẹn vì nuốt bánh Bush đã chợt bất tỉnh'.
Sức khoẻ và chính trị
Trước đó, các đài truyền hình Mỹ cho ông Bush điểm cao về độ tín nhiệm của dân, có lúc lên tới 90% vào tháng 11/2001.
Và không hiểu vì sao từ năm 2002 thì 'điểm' của ông tụt dần đều.
Đến hết nhiệm kỳ đầu ông chỉ còn được chừng 50% dân Mỹ ủng hộ, vẫn đủ để thắng cử nhưng hết nhiệm kỳ 2 vào năm 2008 thì chỉ còn 20% dân Mỹ mến mộ ông.
Miếng bánh 'nghẹn cổ' có thể chỉ là một sự cố nhưng chuyện ngồi ăn bánh cũng ngã và ngất hẳn không giúp cho hình ảnh của vị tổng thống 'cường quốc số một'.
Ngược lại, người ta cũng có thể nói bộ máy của Hoa Kỳ về cơ bản là mạnh khoẻ vì luôn có một phó tổng thống sẵn sàng thế chỗ cho nhân vật số một nếu xảy ra chuyện gì.
Nhưng tại Liên Xô thì lại khác.
Sử sách nhắc lại 'kỷ nguyên trì trệ Brezhnev' để nói về Liên Xô suy thoái.
.Năm 1975, ông Leonid Brezhnev, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (69 tuổi) bị một cú đột quỵ, báo hiệu thời kỳ đau yếu kéo dài.
Nhưng Liên Xô không có cơ chế thay ông và chỉ có thể trao bớt quyền cho hai ủy viên Bộ Chính trị khác, Mikhail Suslov và Andrey Kirilenko.
Đến năm 1978 thì ông Brezhnev còn yếu hơn nữa và quyền lực được chuyển dần cho người mà ông tin cẩn là Konstantin Chernenko.
Một cuộc tranh giành quyền lực bùng nổ với Cựu lãnh đạo KGB Yuriy Andropov tìm cách hạ uy tín của cả Brezhnev và Suslov.
Năm 1982, ông Brezhnev bị đột quỵ một lần nữa và ông Suslov qua đời, khiến ông Andropov gần như nắm trọn quyền lực.
Nhưng phải đợi đến lúc ông Brezhnev mất vào tháng 11/1982, ông Andropov mới lên thay.
Tất cả diễn ra sau bức tường Điện Kremlin và báo chí Liên Xô không được phép nói gì vì sức khoẻ lãnh tụ là 'bí mật quốc gia'.
Nhưng các bản cáo phó liên tiếp đưa ra cũng khiến giới quan sát quốc tế đặt câu hỏi về sự lão hóa của hệ thống.
Ông Andropov lên cầm quyền vào tháng 6/1983 thì đến tháng 2/1984 đã chết.
Ông Chernenko lên kế nhiệm ngay để rồi đến ngày 10/3/1985 cũng qua đời.
Vì thế ở Đông Âu từng có tiếu lâm nói Đài Tiếng nói Moskva đưa tin 'Dù sức khoẻ chưa thật tốt, sau khi phẫu thuật và vẫn còn hôn mê, đồng chí tổng bí thư vẫn chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị".
Các khách nước ngoài kể lại những cuộc gặp mà lãnh đạo Liên Xô được đẩy trên xe lăn ra gật đầu chào mấy câu rồi quay vào bệnh viện.
Người kế tục trẻ tuổi là Michail Gorbachev đã chuyển hẳn hướng đi của chính trị Liên Xô nhưng văn hóa chính trị Nga thì vẫn luôn có một truyền thống đầy sức sống về những đồn đoán liên quan tới sức khoẻ lãnh đạo.
Lý do là vận mệnh quốc gia ở đó thường gắn liền với sức khoẻ quan chức.
Gần đây nhất, tháng 3/2015, Tổng thống Vladimir Putin vắng mặt một số ngày, làm nổ ra nhiều đồn đại, khiến Điện Kremlin phải họp báo giải thích.
Người ta quan tâm vì ông Putin luôn tỏ ra 'rất cường tráng' với các màn cởi trần cưỡi ngựa, lái phản lực được tuyên truyền rộng rãi.
Còn tại Trung Quốc, nhiều nhân vật trong bộ máy Đảng Cộng sản và Quân Giải phóng vào thời Cách mạng Văn hóa đã bị hạ bệ, xét xử, thậm chí để cho chết, báo hiệu một thời đại loạn.
Nguyên soái Hạ Long (1896-1969), nhân vật số hai trong Quân ủy Trung ương và từng làm Phó Thủ tướng, chỉ vì muốn bảo vệ Bành Đức Hoài mà bị Giang Thanh quy kết là 'đầu sỏ hữu phái'.
Báo chí Trung Quốc hùa theo và gọi ông là kẻ phản Đảng.
Năm 1966 ông bị hạ bệ và giam tại gia cho tới lúc qua đời năm 1969 vì ngã bệnh nhưng chính quyền cắt điện nước vào nhà và không cho chạy chữa.

Nhu cầu thông tin

Những trường hợp kinh khủng như trên ở Trung Quốc xảy ra đã lâu nhưng ngày nay, quy luật sinh lão bệnh tử vẫn xảy ra với mọi con người, kể cả họ là chính trị gia.
Điều quan trọng là tin về bệnh tật của quan chức có được thông báo công khai, đồng thời tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân và gia đình họ hay không.
Mới hồi tháng 2/2015, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore phải phẫu thuật khối u tiền liệt tuyến.
Chính phủ thông báo rõ trong một tuần ông vắng mặt chữa bệnh (medical leave), Phó Thủ tướng Teo Chee Hean sẽ tạm điều hành nội các Singapore.
Ở Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã "ở Pháp chữa bệnh" nhiều tuần liền mà chưa thấy thông tin ai tạm thay ông nếu ta đọc Cổng Thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng.
Dư luận ở đâu cũng có nhu cầu chính đáng cần được thông tin về quan chức cao cấp.
Đồn đoán, bình phẩm là thứ không tránh khỏi nhưng các thủ tục rõ ràng về quyền nghỉ ốm và cơ chế kiêm nhiệm chức vụ sẽ giúp làm giảm bớt lời đồn thổi và tạo được niềm tin là quan chức ốm nhưng hệ thống vẫn vận hành mạnh khoẻ.
Nguyễn Giang. bbcvietnamese.com

Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Đọc và so sánh

S O  S Á N H

Luôn là khập khiễng, nhưng anh bạn đồng môn Ngô Quyền gửi cho xem stt này. đọc và ngẫm để mua vui ít phút !

Khỏe không phải là nhấc lên Mạnh , mà là để Nhẹ xuống .
Kính không phải là đối với Trên , mà là xử với Dưới .
Đẹp không phải là Hút người vào , mà là giữ người ở lại .
Xấu không phải là tại gương mặt , mà ở tại Cách sống .
Khéo không phải là tạo điều To, mà là làm tốt điều Nhỏ .
Hay không phải là Ngạc nhiên , mà là sự Thú vị .
Buồn không phải là Bên ngoài , mà là ẩn Bên trong .

Mười nghịch lý thời đại .

1/- Ngày nay ta có nhà cửa to hơn, nhưng gia đình bé lại.
2/- Bây giờ là thời “thức ăn nhanh”, nhưng tiêu hóa chậm.
3/- Ta có nhiều hiểu biết hơn, nhưng kém xử sự.
4/- Thân xác to hơn, nhưng tâm hồn nhỏ lại.
5/- Ta có nội thất cao cấp, nhưng đạo đức thấp tè.
6/- Ta lên Cung trăng và trở lại, nhưng ngại băng qua đường thăm hàng xóm.
7/- Chúng ta quá vô tư và quá ít cười.
8/- Nhà cửa khang trang hơn, nhưng nhiều tổ ấm tan vỡ.
9/- Ta học kiếm sống, nhưng không có cuộc sống.
10/- Ta bận lo nhiều về số lượng, nhưng ít về chất lượng.

Sự Khác Biệt
Ở Việt Nam: Người nghèo ăn rau, người giàu ăn thịt.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: Người nghèo ở trên núi, vùng xa thành phố.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: Người nghèo đeo nữ trang giả. người giàu đeo đồ thiệt.
Ở Mỹ : Ngược lại.

Ở Việt Nam: (Phi Châu, cùng các nước Á Châu khác) nhiều người chết vì thiếu ăn.
Ở Mỹ : Nhiều người chết vì ăn nhiều.

Ở Việt Nam: Khen đẹp, không chịu.
Ở Mỹ : Khen đẹp, thank you!

Ở Mỹ : Lady first!
Ở Việt Nam: Ngược lại.

-Mỹ , phụ nữ độc thân , đến 99 tuổi vẫn phải gọi "Miss" "Cô"
-VN , phụ nữ lớn tuổi , độc thân , vẫn thành "Bà"

-Mỹ , đổi xử với trẻ nhỏ , người lớn vẫn lắng nghe , đối thoại bình đẳng để học hỏi
-VN , trẻ nhỏ nói nhiều , đưa ý kiến này nọ , dễ bị phiền lòng người lớn

-Mỹ , sau xe hơi có thể gắn bảng viết "Tôi không thích tổng thống" , cảnh sát không quan tâm
-VN , mới nghĩ tới , đã sợ xộ khám

-Mỹ , luật pháp bảo vệ người dân
-VN , đồng tiền xé toạc luật pháp

-Mỹ , những dịp Holidays , đại hạ giá thực phẩm , làm phước thiện nhiều hơn , giúp dân nghèo hưởng chung vui
-VN , tăng máy chém giá lên cao , dân nghèo, buồn ,càng khổ.

- Ở Việt Nam , bà xã là giám đốc ngân hàng và kiêm luôn nhân viên kế toán .
- Ở Mỹ , vợ chồng 50-50 , tiền ai nấy giữ .

- Ở VN , sau lễ cưới cô dâu không bị mất Họ .
- Ở Mỹ , phải đổi theo Họ của chồng , theo luật chung qui định - trừ khi cô dâu không muốn

- Ở VN : Bệnh nhân sợ BS
- Ở Tây Phương : BS sợ bệnh nhân tố cáo vì không có lương tâm nghề nghiệp, có thể bị cấm hành nghề và tù tôi.

- Ở VN, gặp con nít hàng xóm - có quyền ẵm bồng hôn nựng .
- Bên Mỹ , gặp trẻ con phải tránh, không nên đụng chạm - Nếu quên , có thể bị Ủ -Tờ như chơi !

Ở Việt Nam ăn thịt chó thì không sao , ở Mỹ mà nhậu thịt chó là ủ tờ .
Ở VN hỏi tuổi phụ nữ không sao , ở Mỹ mà hỏi tuổi phụ nữ coi chừng bị xách guốc rượt chạy.
Ở VN có thể mặc đồ bộ ra đường, ở Mỹ thì chỉ mặc đồ bộ lúc ngủ.
Ở VN đôi bạn nam hoặc nữ có thể nắm tay bát bộ, ở Mỹ thì chỉ khi nào bồ bịch.
Ở VN có thể vừa ăn vừa nói, ở Mỹ thì không.
Ở VN người vợ ở nhà giữ con cho chồng đi chơi với bạn bè, ở Mỹ thì ngược lại.
Ở VN đàn bà rửa chén, ở Mỹ thì ngược lại.


 Enjoy.

Người Tây: - Ăn chậm, đi lẹ, hôn công khai, tè lén.
Người Việt: - Ăn lẹ, đi chậm, hôn lén, tè công khai!

Người Tây: - Họp bàn thì tranh luận. Họp xong thì thống nhất ý kiến, triển khai thì nhất trí.
Người Việt: - Họp bàn thì nhất trí. Họp xong mới bắt đầu tranh luận, lúc triển khai thì mỗi người mỗi ý !

- VN : "Dân giàu, Nước mạnh"
- Tây Phương : "Nước mạnh, Dân giàu"

- VN : Không có thất nghiệp vì không bao giờ người thất nghiệp được bồi thường để sinh sống
- Tây Phương : Có thất nghiệp vì được chính phủ bồi thường và thống kê.

- VN : Chính Phủ, Bộ, Ngành trung ương hay địa phương, quân đội, công an đều làm kinh tế, thương mại
- Tây Phương : Hoàn toàn tuyệt đối cấm để khỏi được lợi dụng quyền hành.

- VN : XHCN nhưng An Sinh xã hội không có
- Tây Phương : Không có XHCN nhưng An Sinh xã hội đứng hạng đầu của Thế Giới.
---------------------------------------

Quang Trung và Trung Hải cảm ơn bạn Đỗ Điển cộng tác với luson.quelam.Blogspot !

Thái độ của Mỹ : "...Không trung lập "

RFI. 22-07-2015 13:02

Biển Đông : Mỹ xác định không ‘trung lập’ khi luật quốc tế bị vi phạm

Trọng Nghĩa
Trung Quốc lúc nào cũng tố cáo Mỹ đi ngược lại lập trường mà Washington luôn khẳng định là « trung lập », không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Nhân vật phụ trách châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 21/07/2015 đã nói lại cho rõ : Hoa Kỳ không hề trung lập trong vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông, và sẽ can dự mạnh mẽ để đảm bảo sao cho tất cả các bên đều tuân thủ luật lệ.
Ông Daniel Russell, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương đã khẳng định một cách rõ ràng lập trường trên đây của Hoa Kỳ nhân Hội nghị khoa học lần thứ năm về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington tổ chức.
Theo báo mạng Nhật Bản The Diplomat số ra ngày hôm nay, 22/07, nhà ngoại giao Mỹ đã làm rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông khi trả lời chất vấn của một người Trung Quốc tham gia Hội nghị về sự « trung lập » của Mỹ trong hồ sơ Biển Đông.
Cho đến nay, Washington luôn luôn khẳng định rằng dù không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng Mỹ mong muốn là vấn đề được giải quyết đúng theo quy định của luật pháp quốc tế mà không được dùng đến các biện pháp cưỡng bức. Quan điểm đó tuy nhiên đã bị hiểu sai thành ‘trung lập thuần túy’, nhất là Trung Quốc, lúc nào cũng tố cáo Washington ‘thiên vị’.
Theo ông Russel, lập trường trung lập của Mỹ chỉ áp dụng cho các đòi hỏi chủ quyền, chứ không áp dụng cho cách thức giải quyết tranh chấp :« Chúng tôi không hề trung lập khi vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế được đặt ra. Chúng tôi sẽ can dự mạnh mẽ khi nói đến nhu cầu tuân thủ các luật lệ ».
Trong phát biểu của mình tại CSIS, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ đang khuyến khích các bên liên quan ở Biển Đông tạo ra không khí và điều kiện thuận lợi để xử lý các tranh chấp bằng phương cách hòa bình, ngoại giao và hợp pháp, cho dù tình hình đang căng thẳng lên một phần vì các hành động quyết đoán của Trung Quốc.
Đối với ông Russel, cần phải nỗ lực giảm mức độ căng thẳng hiện nay, tạo ra một không khí thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp theo hai hướng : thương thuyết và trọng tài.
Để làm điều này, các bên tranh chấp – tất cả, chứ không riêng gì Trung Quốc – cần phải chấm dứt các hành động gây căng thẳng, như cải tạo đất, xây dựng và quân sự hóa các cơ sở. Trung Quốc hiện bị cáo buộc nước gây căng thẳng, với các công trình bồi đắp đảo đá và xây dựng cơ sở rầm rộ ở Biển Đông.
Về hướng thương thuyết giữa các bên tranh chấp, ông Russel công nhận rằng đây là một thách thức lớn trong bối cảnh hiện nay. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã lưu ý rằng các tuyên bố « độc đoán » của một số quốc gia, theo đó họ có chủ quyền « không thể chối cãi » tại Biển Đông, đang là cản lực được dựng lên trên con đường đàm phán.
Về hướng nhờ trọng tài quốc tế, ông Russel nêu bật vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trự. Đối với Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cho dù kết quả ra sao, cả Bắc Kinh lẫn Manila đều phải chấp hành quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của tòa án, vì cả hai đều đã ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Về phần nước Mỹ, ông Russel tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng lời hứa bảo vệ các đồng minh và cam kết bảo đảm an ninh khu vực, cũng như giúp phát triển các tổ chức có hiệu quả về an ninh. Để làm điều này, Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia duyên hải nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình, đồng thời tiếp tục các chiến dịch nhằm thể hiện quyền tự



Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Cuối cùng Phùng đại tướng vưỡn sống !


Ngày mai (25.7), đại tướng 
Phùng Quang Thanh về Việt Nam 

(TNO) 

Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, lúc 6 giờ 56 ngày mai (25.7), đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng sẽ về đến Việt Nam.

Ngày mai (25.7), đại tướng Phùng Quang Thanh về Việt Nam - ảnh 1Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong lễ duyệt đội danh dự nhân dịp ông  Ashton Carter   thăm chính thức Việt Nam vào tháng 6.2015 - Ảnh: Trường Sơn

Cũng theo nguồn tin của chúng tôi, chuyến bay của Vietnam Airlines (số hiệu VN-18) chở đại tướng Phùng Quang Thanh cất cánh từ Sân bay Charles de Gaulle (Pháp) và về thẳng Sân bay Nội Bài (Hà Nội).
“Sức khỏe của tướng Thanh tốt và ổn định sau giai đoạn điều trị tại một bệnh viện ở Pháp”, nguồn tin của Thanh Niên Online cho biết thêm.
Trước đó, theo thông tin từ Ban bảo vệ sức khỏe T.Ư, đại tướng Phùng Quang Thanh sang Pháp chữa bệnh. Giáo sự Phạm Gia Khải, thành viên Ban bảo vệ sức khỏe T.Ư, cho biết tướng Thanh sang Pháp chữa bệnh trong khoảng 2 tuần.
Ông Khải nói: "Hồi kháng chiến, anh Thanh có bị dập phổi, gần đây kiểm tra sức khoẻ thì thấy một phần phổi có hiện tượng xơ hoá. Các bác sĩ đã kiểm tra kỹ, soi chiếu, sinh thiết nhưng không thấy vấn đề gì. Vì thế chuyển sang Pháp kiểm tra kỹ hơn xem có phải ung thư không”.
Liên quan đến tình hình sức khỏe của tướng Thanh, trả lời Thanh Niên Online qua email chiều 20.7 về việc đăng tải các thông tin liên quan đến tình hình sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh, bà Christiane Oelrich, Trưởng văn phòng Hãng DPA tại Bangkok (Thái Lan) phụ trách khu vực Đông Nam Á cho biết DPA vừa phát một bản tin thay thế, dẫn lời Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trung tướng Võ Văn Tuấn về vấn đề này.
Bà Oelrich cho biết trong bản tin của DPA, trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã phủ nhận tường thuật về sức khỏe của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh mà hãng này phát đi trước đó. Cụ thể, trung tướng Võ Văn Tuấn được DPA dẫn lời nói rằng sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh hiện "ổn định" sau ca phẫu thuật ở bệnh viện Georges Pompidou tại Paris (Pháp). “Tôi đã nói chuyện với ông ấy (Bộ trưởng Phùng Quang Thanh - NV) hôm qua. Ông ấy sẽ trở về Việt Nam vào cuối tháng này”, DPA dẫn lời trung tướng Tuấn.
Ngày 20.7, theo trung tướng Võ Văn Tuấn, sau ca phẫu thuật phổi vào khoảng ngày 22.6, sức khỏe Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đang tiến triển rất tốt. Đáng lẽ, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh có thể về nước cách đây 2 tuần. Nhưng bệnh viện có khuyến cáo, phải chờ đủ một tháng sau ca phẫu thuật mới có thể đi lại bằng máy bay, ở điều kiện áp suất cao nên lịch về Việt Nam phải lùi lại. Cũng theo kế hoạch, cuối tháng 7 này, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ về nước.
Trung tướng Võ Văn Tuấn cũng cho rằng, trong thời gian gần đây dư luận có nhiều thông tin đồn đoán, suy diễn liên quan đến vấn đề sức khỏe của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh. Đó là thông tin thất thiệt, không chính thống gây nhiễu động tình hình.
Xuân Toàn

 --------------------------------------------------------------
Mõ xin hát câu Chèo theo bút pháp Bút Tre như sau để chú thích cho bức anh bên :



Hoan hô Đại tướng Phùng Quang
Thanh đã khỏi bệnh nghênh ngang trước hàng
quân bồng súng rất sẵn sàng
liếc nhìn đích thị rõ ràng Quang Thanh !  

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Vì sao Trung Quốc dễ trúng thầu ở Việt Nam ?

Chia sẻ : Bài này đăng cách đây đã 1 năm, nhưng đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị, điều đó chứng minh : Mày nói cứ nói, tao làm cứ làm . Không có ai chịu trách nhiệm . Khi tất cả tầy uầy ra đấy, lãng phí hàng trăm hàng ngàn tỷ, ta tụt hậu càng tụt hậu,  lãnh đạo tỉnh ra, đuổi theo thiên hạ thì tự ca ngợi là "Sáng suốt" là " Tài giỏi" là " đổi mới" là " Cởi trói" v.v...Blô bla bla ! 

"Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy  có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên."
LTS: Việc  2 nhà thầu Trung Quốc  vừa qua tự dưng bỏ không thi công tiếp dự án thủy điện 220MW Thượng Kon Tum dấy lên mối lo ngại lớn vì đây chỉ là một trong nhiều dự án, công trình trong các ngành công nghiệp: điện lực, cơ khí, hóa chất...sử dụng công nghệ Trung Quốc.  Tại sao ta vẫn "mở cửa" nhập thiết bị, dây chuyền lạc hậu, về lâu dài sẽ để lại hệ lụy gì?Tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam sẽ phân tích cụ thể dưới đây.
In Trung Quốc, by Trung Quốc

Theo ông, việc sử dụng công nghệ Trung Quốc hiện nay tại Việt Nam diễn ra thế nào?
Phải phân biệt giữa công nghệ nhập từ Trung Quốc và  công nghệ made in Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có những công nghệ hiện đại, các nước khác họ cũng dùng. Nhưng ở đây có câu chuyện là  Việt Nam lại nhập toàn thứ  chất lượng thấp, cũ kỹ lạc hậu. Như nhà máy ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) vẫn tuyển chuyên gia Trung Quốc luyện thép. Mấy chục năm nay, chỉ có Trung Quốc luyện thép chứ chẳng có nước nào làm cả.
Trung Quốc là đại công xưởng của thế giới, đa số các sản phẩm, kể cả thiết bị, máy móc...đều từ Trung Quốc, người ta đổ vào Trung Quốc làm, đó là "in Trung Quốc chứ không phải by Trung Quốc".
Trung Quốc còn khuyến khích VN mua với giá rẻ. Nên mới có các  hội chứng từ xưa: hội chứng xi măng lò đứng, hội chứng mía đường, hội chứng nhiệt điện...
Trước đây, có phòng trào toàn dân khuân hàng hóa Trung Quốc rẻ tiền, có thể kê khống hóa đơn, nhưng rẻ tiền, cũ nát, bất chấp việc sẽ gây ra hậu quả gì. Cho nên đạm Ninh Bình vẫn là hệ quả của chuỗi xi măng lò đứng Ninh Bình ngày xưa.  Mía đường có chương  trình 1 triệu tấn, tỉnh nào cũng có, đều sang Trung Quốc mua. Đây là khuynh hướng lựa chọn để nhập khẩu công nghệ do chính ta chọn.

Trần Đình Thiên, Trung Quốc, Việt Nam, công nghệ, nhập khẩu, đấu thầu
Tiến sĩ Trần Đình Thiên. Ảnh: Trung Ngôn

Vì sao các nhà thầu phía họ có thể dễ dàng trúng thầu hầu hết các công trình, dự án lớn ở Việt Nam như vậy, mà chỉ với cách thức: bỏ thầu giá thấp rồi lại xin điều chỉnh vốn trong quá trình thi công?
Trước hết do ta thôi. Ta cứ nói Trung Quốc tìm mọi cách ký để hạ giá xuống. Công nghệ của ông thấp, thì Trung Quốc thấy  có khe hở thì họ thừa cơ đẩy lên. Rủi ro ở đây là chìa khóa trao tay.
Không có gì bảo đảm là những công trình đó hoàn thành sau 2 năm bảo hành nó lại chạy tốt được. Người Nhật từng khuyến cáo ta cách thức đấu thầu mới tránh tình trạng chìa khóa trao tay sau 2 năm, rủi ro chưa biết thế nào. Tôi nghe có những nhà máy sau bảo hành 2 năm, chết luôn không làm thế nào được vì hết bảo hành.
Nhìn một cách khách quan thì không chỉ Trung Quốc, với đối tác khác cũng thế thôi. Cơ chế của mình quá sơ hở, với cơ chế như thế, ai cũng tận dụng cả. Một số trường hợp của người Nhật họ tự trọng lắm: họ có thể khắt khe nhưng họ tự trọng với cam kết, hứa chuyển giao công nghệ là sẽ chuyển giao.
Kẻ chậm chân = kẻ bị loại
Hậu quả kinh tế lâu dài sẽ là gì?
Hễ có sơ hở là bị lợi dụng ngay. Về lâu dài, nó làm cho quá trình đi lên hiện đại của ta đắt hơn rất nhiều về thời gian, chứ không phải chỉ đắt về tiền. Dự án đường sắt Hà Nội- Hà Đông chậm 3 năm, giả dụ ta coi đó là một trục chiến lược của Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, sẽ chậm đi vài năm. Nghĩa là trong khi họ vượt lên còn ta lùi lại.
Đây là một thủ đoạn cạnh tranh về thị trường, làm cho đối phương thua thiệt về thời gian.
Cái đắt đó chưa ai nói, đắt vài trăm triệu USD đã đáng nói rồi nhưng đắt về thời gian, về chậm cơ hội phát triển thì khó lường.
Mà hiện nay, hễ ông đã chậm, là ông bị loại ra khỏi cuộc chơi. Các nhà máy điện chậm, đường Hà Nội-Hải Phòng chậm, đã làm chậm cả quá trình CNH. Ta tuyên bố CNH, thu hút đầu tư mà không có điện thì hình ảnh Việt Nam xấu đi. Sự chậm trễ về công nghệ để lại hậu quả ghê gớm về phát triển.
Khó trách doanh nghiệp không phân biệt giữa ý đồ và hậu quả sự việc, nhưng phải nói thẳng là ý thức sử dụng công nghệ để cạnh tranh của doanh nghiệp Việt là kém. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ lựa chọn những thứ rẻ tiền, mau hỏng. Vấn đề này liên quan đến môi trường khuyến khích: một chính sách tỷ giá chỉ khuyến khích nhập khẩu không khuyến khích sản xuất cũng sẽ không khuyến khích nhập khẩu công nghệ tốt .
Trong nhiều năm, tỷ giá ổn định, lạm phát cao, lại dẫn đến điều dở là khuyến khích nhập khẩu chứ không khuyến khích sản xuất trong nước, không khuyến khích cạnh tranh, nhập khẩu công nghệ.
Do đó, vai trò nhà nước ở đây phải là, thay đổi cách tiếp cận ngắn hạn, không theo kiểu cạnh tranh chụp giật. Từ đó, định hướng về công nghệ phải thay đổi.
Từ 2012, Chính phủ Trung Quốc đã công bố danh sách hàng ngàn nhà máy, dây chuyền lạc hậu phải loại bỏ; và một trong những đường đi nhằm giải quyết số dây chuyền, công nghệ lạc hậu đó là thị trường Việt Nam?
Họ không muốn mất cả và cố gắng đẩy ra ngoài, di chuyển công nghệ lạc hậu sang các nước khác. Thậm chí còn tài trợ nữa thì rất nguy hiểm mà với những nước nghèo thì rất dễ xiêu lòng.
Vấn đề là doanh nghiệp Việt Nam phải có ý thức được lợi ích dài hạn và phát triển. Thời đại kiếm chác theo kiểu khuân hàng biên giới về kiếm tiền chộp giật đã qua rồi. Kiếm tiền phải đi vào chiều sâu, công nghệ , hiệu quả chứ không còn phải là chộp và chạy . Doanh nhân có ý thức dân tộc mới tránh được chuyện ấy như Nhật Bản, Hàn Quốc, doanh nghiệp của họ rất có ý thức dân tộc trong lựa chọn. Ta không ý thức được như vậy.
Vấn đề là Nhà nước đảm bảo một môi trường kinh doanh thế nào để doanh nghiệp có lựa chọn đúng đắn, cạnh tranh minh bạch, khuyến khích doanh nghiệp đi mua cái tốt về, phục vụ dài hạn, biến dài hạn thành cơ hội, ngắn hạn: ăn đấy nhưng rủi ro, có tính chất sống còn.
Chính phủ cần có những tín hiệu, để doanh nghiệp nhận biết hậu quả của việc nhập khẩu, duy trì đẳng cấp công nghệ lạc hậu quá lâu, gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp. Chính phủ đưa ra chính sách bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ hơn thì tự nhiên các ông đó không còn đất sống. Những cái đó là kiên trì và cần nỗ lực thường xuyên liên tục, nhất quán, không thể ăn xổi được, không có phép màu ở đây cả.
Trung Ngôn(thực hiện)

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2015

Có thể bạn chưa biết !


Vào khoảng thế kỷ 16, có một số người Việt di cư lên phía bắc lập nghiệp ở vùng Trường Bình – Bạch Long. Vùng đất đó bấy giờ thuộc Đại Việt nhưng theo Công ước Pháp-Thanh ký năm 1887 giữa Pháp và nhà Thanh thì Trường Bình bị sáp nhập vào nước Trung Hoa. Người Kinh tại đây là một trong số 56 dân tộc được công nhận tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.


Người Kinh ở Trung Quốc mặc áo dài truyền thống
Thời gian trôi qua, nhóm người Việt này đã bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Tuy vậy họ vẫn nói tiếng Việt. Họ sinh sống chủ yếu trên 3 đảo (Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu), gọi chung là Kinh tộc Tam Đảo, thuộc thị xã Đông Hưng, khu tự trị người Choang Quảng Tây (cách cửa khẩu Móng Cái của Việt Nam chừng 25 km) nhưng tiếng Việt của họ đã pha trộn nhiều với tiếng Hoa kèm với nhiều từ cổ của tiếng Việt.
Họ được coi là cộng đồng người Kinh chủ yếu và còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam nhất tại Trung Quốc với tư cách là một trong 56 dân tộc của đất nước này (không bao gồm cộng đồng người Việt mang quốc tịch Việt Nam hiện đang học tập và làm việc tại Trung Quốc)
Tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung, tên gọi “Kinh tộc Tam Đảo”, có nghĩa là “Ba hòn đảo của người Kinh”, hiện vẫn được dùng tương đối phổ biến để chỉ cộng đồng người Kinh này cũng như để chỉ địa bàn sinh sống tập trung của họ tại ba hòn đảo nói trên (nay đã trở thành bán đảo do phù sa bồi lấp và nhờ chính quyền cùng nhân dân địa phương đã đắp đê, làm đường nối các đảo với đất liền).

Vị trí Tam Đảo mà người Kinh sinh sống

Với lịch sử định cư trải qua hơn 500 năm, hầu hết cư dân người Kinh ở khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Ðầu và Sơn Tâm) cũng như một vài nơi khác ở Quảng Tây (chủ yếu tập trung tại Đông Hưng) đều có chung nguồn gốc là người Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam), còn lại số ít người Kinh trong đó có nguồn gốc từ một vài địa phương ven biển của Việt Nam di cư đến. Theo điều tra dân số tại Trung Quốc vào năm 2000, dân số người Kinh riêng tại khu vực nói trên là khoảng hơn 18.000 người trong tổng số trên dưới 22.000 người dân tộc Kinh trên toàn lãnh thổ Trung Quốc, một con số được coi là rất khiêm tốn nếu so với nhiều dân tộc khác đang cùng sinh sống trên đất nước đông dân nhất thế giới này.


Người Kinh tại Trung Quốc

Dòng họ Tô là một dòng họ lớn và được xem là có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng các dòng họ người dân tộc Kinh tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung. Họ Tô là một trong 12 dòng họ người Kinh hay còn gọi là người Việt gốc Đồ Sơn (Hải Phòng, Việt Nam). Nhiều người trong họ Tô đã có công nghiên cứu, bảo tồn và quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống của người Kinh đồng thời cũng là cội nguồn của văn hóa Việt Nam đến nhiều nơi trên đất nước Trung Quốc rộng lớn dù cho dân số của người Kinh tại Trung Quốc là rất khiêm tốn nếu so với nhiều cộng đồng dân tộc khác của đất nước này. Trải qua hơn 500 năm định cư trên đất Trung Quốc, hiện dòng họ Tô cũng như một số dòng họ người Kinh khác không chỉ tập trung sinh sống tại khu vực Tam Đảo (Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm) mà đã phân tán ra nhiều địa bàn khác quanh khu Phòng Thành Cảng của tỉnh Quảng Tây.


Người Kinh đánh trống trong một lễ hội

Ngôn ngữ
Người Kinh tam đảo vốn nói tiếng Kinh hay tiếng Việt và sử dụng phổ biến chữ Nôm, nhưng từ lâu họ cũng nói tiếng địa phương là tiếng Quảng Đông và sử dụng Hán tự. Tuy nhiên, về ngữ pháp, người Kinh không nói ngược như dân Hán mà vẫn nói xuôi theo lối giao tiếp của người Việt.

Phong tục
Y phục của người Kinh đơn giản và thực tế. Phụ nữ ăn mặc theo cổ truyền với những chiếc áo ngắn, không cổ, chẽn bó vào thân mình, cài nút phía trước, mặc những tấm quần rộng nhuộm đen hay nâu. Khi ra ngoài, phụ nữ thường mặc thêm áo dài tay chật nhuộm màu sắc nhạt hơn. Họ thích đeo khuyên tai, tóc rẽ ngôi ở giữa dùng vải đen hay khăn đen bọc lấy và vấn xung quanh đầu. Dân quê còn đi chân đất. Còn đàn ông thì thường mặc áo cộc để làm việc, cổ quấn khăn, nhưng khi có hội hè thì họ mặc những áo dài chùng tới gối, hai vạt trước sau đối nhau và có giải quấn ở eo lưng.
Ngày nay, người Kinh ăn mặc giống như người Hán láng giềng, mặc dù còn một số người già còn giữ lối ăn mặc theo cổ tục và một thiểu số phụ nữ trẻ còn vấn tóc và nhuộm răng đen vì vẫn còn tục ăn trầu, còn đàn ông thì ăn mặc thực tế theo hiện đại như những dân lân cận khác.
Phong tục hôn nhân thì một vợ, một chồng, thuở trước thì thường do cha mẹ hai bên xếp đặt bao biện. Trai gái cùng họ và anh em cô cậu cấm lấy nhau.


Dân tộc Kinh tại Trung Quốc

Ẩm thực
Về ẩm thực, người Kinh ở Tam Đảo ăn cơm là chính, ngoài ra còn ăn khoai sắn, khoai sọ, thích ăn các loài hải sản như cá, tôm, cua. Đặc biệt, họ làm nước mắm từ cá biển để chấm và nêm thức ăn. Những món ăn ưa thích của họ là bánh đa làm bằng bột gạo có rắc vừng nướng trên than hồng mà sách Trung Quốc gọi là phong xuy hỉ (bánh phồng do gió thổi) và bún riêu, bún ốc sách Hán tự ghi là hỉ ty tức là sợi bún nấu với canh cua và ốc.

Tín ngưỡng, tôn giáo
Tôn giáo chủ yếu là Phật giáo đại thừa và Đạo giáo. Ngoài ra họ còn duy trì tục cúng thần linh và tổ tiên.


Trong một lễ hội

Sinh hoạt văn hóa
Họ ưa thích lối hát đối đáp giao duyên (antiphonal songs) nghe du dương và trữ tình, kiểu như hát Quan họ hay hát đúm quen thuộc ở miền Bắc Việt Nam bây giờ. Lối hát đúm hát đối này thường được tổ chức vào ngày Tết, ngày Hội. Nhạc cụ cổ truyền của người Kinh gồm có đàn nhị (two-stringed fiddle), sáo trúc, trống, cồng và đàn bầu (độc huyền cầm) là một nhạc khí chỉ riêng Kinh tộc có mà thôi. Họ có một kho tàng văn học dân gian truyền khẩu phong phú với ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích… Những điệu múa ưa chuộng của người Kinh là múa đèn, múa gậy sặc sỡ nhiều màu, múa rồng và múa y phục thêu thùa.


Y phục và nhạc cụ của người Kinh tại Quảng Tây

Đời sống kinh tế
Người Kinh tại khu vực Tam đảo hoạt động chủ yếu trong các ngành như ngư nghiệp (đánh bắt, nuôi trồng hải sản, nông nghiệp, dịch vụ du lịch. Ngoài ra, một bộ phận dân cư hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Trong 700 loại cá đánh ở đây thì hơn 200 loại có giá trị kinh tế cao và thu hoạch nhiều. Ngọc trai, cá ngựa và sea otters sinh sản lắm ở đây và thường quí về phương diện dược liệu. Nước biển của vịnh Bắc Bộ tốt cho sự làm muối. Mùa màng chính ở đây là gạo, khoai lang, đậu phọng, khoai sọ, và kê. Những loại trái cây bán nhiệt đới như đu đủ, chuối, nhãn thì rất nhiều. Những khoáng sản dưới đất gồm sắt, monazite, titanium, magnetite và silica. Những giải rộng của rừng tràm mọc trên vùng nước lợ là một nguồn lợi phong phú về chất tannin dùng làm nguyên liệu tất yếu cho kỹ nghệ thuộc da.
Người Việt Nam cho dù ở đâu vẫn là người Việt Nam!
Nguyễn Anh (tổng hợp)
------------------------------------------------------------
Theo Lịch sử Việt Nam  (lichsuvietnam.com)
Có thể xem Clip người Kinh ở TQ biểu diễn văn nghệ Tại đây

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Một bài viết hay : Một tầm nhìn tổng quát ( Tuy dài nhưng nên đọc )

Xoay trục sang Châu Á: Tầm nhìn và Hành động
Nguyễn Quang Dy

“Tương lai chính trị sẽ được quyết định tại Châu Á, chứ không phải tại Afghanistan hay Iraq, và Mỹ sẽ ở ngay tại tâm điểm của hành động đó” (Hillary Clinton)

Từ “Xoay trục” đến “Tái cân bằng” đến “Xoay trục 2.0”: Tiếng kèn ngập ngừng

Quan điểm của Hillary Clinton về Châu Á có tầm nhìn chiến lược và được các nước Châu Á hoan nghênh (trừ Trung Quốc). Nếu bà Clinton được bầu làm Tổng thống thì sẽ là tin mừng đối với Châu Á (nhưng sẽ là tin buồn đối với Trung Quốc). Tuy nhiên, giữa tầm nhìn và hành động có một khoảng cách. Làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này? 
 Gần đây người ta thường nói đến “Xoay trục sang Châu Á” như một cụm từ thông dụng và là tâm điểm chính sách Châu Á của chính quyền Obama. Vậy nó được hình thành như thế nào, thực chất là gì, và triển vọng ra sao? Thực ra ngay từ đầu, nó không phải là kết quả nghiên cứu sâu sắc của một think tank nào cả, mà là hệ quả do phản ứng linh hoạt và nhạy bén của các nhà ngoại giao Mỹ, đứng đầu là ngoại trưởng Hillary Clinton. 
 Chính Hillary Clinton là người đầu tiên đã tuyên bố tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (2009) rằng Mỹ có lợi ích chiến lược tại khu vực này (làm Trung Quốc tức giận). Các nhà quan sát coi đó là khởi đầu chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”. Nhưng cả Trung Quốc lẫn các nước đồng minh của Mỹ tại khu vực vẫn chưa thực sự tin vào chủ trương này của Mỹ. Washington phải có tầm nhìn rõ ràng và hành động mạnh mẽ hơn.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (Hà Nội, 22/7/2011), ngoại trưởng Hillary Clinton đã chuẩn bị kỹ hơn và đọc một bài diễn văn khẳng định lập trường của Mỹ tại Châu Á (làm ngoại trưởng Dương Khiết Trì tức giận bỏ ra ngoài). Hội nghị đó là một bước ngoặt, khi Mỹ khẳng định lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của mình, xóa được phần nào nghi ngờ của đồng minh, và làm Trung Quốc lo ngại. Trong một lần đối thoại với bà Clinton, ông Đới Bỉnh Quốc đã hỏi, “Tại sao các vị không xoay trục đi chỗ nào khác ngoài khu vực này?”
Vào tháng 11/2011, trong một bài dài đăng trên tạp chí “Foreign Policy”, ngoại trưởng Hillary Clinton đã lý giải chính sách “xoay trục” bằng một quan điểm mới là Mỹ chủ động chứ không phải bị động: Mỹ quyết định rút quân khỏi Iraq và Afghanistan là nhằm “xoay trục” sang Châu Á, chứ không phải là Mỹ bị động “thoái lui” trong thế yếu. Hillary Clinton đã đề xuất 6 hành động chủ chốt để “xoay trục” (trong đó có 4 điểm được “mượn” trong nội dung một báo cáo của CSIS). Nhưng tầm nhìn phải có hành đông kèm theo. 

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

TRUNG QUOC và HOA KY chạy đua đầu tư vào Việt Nam ?

Trung Quốc xây nhà máy điện 1,75 tỷ USD tại Việt Nam

Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân I tại tỉnh Bình Thuận sẽ được doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng, vận hành trong vòng 25 năm, trước khi chuyển giao cho phía Việt Nam.

Dự án được khởi công sáng nay (18/7), đầu tư theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Trong đó, liên danh hai nhà đầu tư Trung Quốc là Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam và Công ty TNHH Điện lực quốc tế Trung Quốc góp 95% vốn. 5% còn lại do Tổng công ty Điện lực Vinacomin thuộc Tập đoàn Than khoán sản Việt Nam đối ứng.
Ngoài 20% là vốn góp của các nhà đầu tư, 80% số tiền còn lại (tương đương 1,4 tỷ USD) sẽ được thu xếp bởi 5 ngân hàng Trung Quốc. Dự kiến sau khoảng 4 năm xây dựng, các nhà đầu tư sẽ được vận hành, kinh doanh trong 25 năm, trước khi được “chuyển giao vô điều kiện” cho phía Việt Nam.
Dự án Vĩnh Tân I có công suất 1.200MW với 2 tổ máy (mỗi tổ máy 600MW), đặt tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân (tỉnh Bình Thuận) được giới thiệu là dự án điện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng công nghệ lò hơi siêu tới hạn đốt than phun, dùng than Antraxit của Việt Nam.
Theo kế hoạch, tổ máy I sẽ vận hành cuối năm 2018, tổ máy thứ II sẽ hòa lưới điện 6 tháng sau đó. Thông cáo báo chí của chủ đầu tư cũng cho biết đây là công trình lớn nhật tại Việt Nam do các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện.
Ngoài chủ đầu tư là hai doanh nghiệp Công ty Lưới điện Phương Nam và Điện lực quốc tế Trung Quốc, tổng thầu Thiết kế - mua sắm – xây dựng (EPC) cũng do các doanh nghiệp Trung Quốc đảm nhận gồm Viện nghiên cứu thiết kế Quảng Đông và Công ty xây dựng nhiệt điện Quảng Đông.
Các thiết bị chính như lò hơi, tuabin và máy phát sẽ do Tập đoàn Điện khí Đông Phương cung cấp. Phía Việt Nam, ngoài Tổng công ty Điện lực Vinacomin góp 5% vốn, một doanh nghiệp khác được chọn làm tư vấn là Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2.
Chí Hiếu

Đầu tư vào Việt Nam: Mỹ sẽ là số 1
Sau khi ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng rất nhanh và kết thúc năm 2014, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt 29,4 tỉ USD.

Từ tỉ lệ khiêm tốn là 1% tổng giá trị xuất khẩu của ASEAN vào Mỹ năm 2000, kết thúc năm 2014, Việt Nam đã đạt 22% tổng giá trị xuất khẩu của khu vực vào thị trường này. Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam vượt qua các nền kinh tế có quan hệ lâu đời trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Indonesia và xuất siêu sang thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam đang xếp thứ 27 trong số các quốc gia về quan hệ thương mại với Mỹ.

Biểu đồ 1: Đầu tư trực tiếp Mỹ vào Việt Nam tăng 175 lần qua 20 nămBiểu đồ 2: Tỷ trọng đầu tư của các nhà đầu tư Mỹ tại Việt Nam theo lĩnh vực

Sự đổ bộ của các đại gia
Sau thông tin Intel chuyển hoạt động sản xuất từ Costa Rica về Việt Nam vào cuối năm ngoái, tập đoàn này đang có những bước đi tiếp theo để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đưa Việt Nam thành địa điểm sản xuất quan trọng trên toàn cầu. Hiện dự án sản xuất và kiểm định chip của Intel tại Việt Nam đã giải ngân được phân nửa trong tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD và đang có những đóng góp tích cực cho kinh tế – xã hội của nước ta.
Trên thực tế, Intel không thuộc thế hệ nhà đầu tư đầu tiên của Mỹ tới Việt Nam. Intel chỉ chính thức nhận giấy chứng nhận đầu tư vào Việt Nam từ năm 2006. Nhưng đây là điển hình được nhắc tới rất nhiều, bởi quy mô vốn đầu tư 1 tỷ USD đã mở ra “thời của các đại gia công nghệ” tại Việt Nam.
Trước đó, kể từ sau khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt sau khi hai nước ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (BTA), hàng loạt tên tuổi lớn của quốc gia này đã “đổ bộ” vào Việt Nam. Đó là Coca Cola, PepsiCo, rồi IBM, Cargill, Microsoft… Sau này, còn nhiều thương hiệu nổi tiếng khác, như Citigroup, Chevron, Ford, GE, AES, UPS…
Tỷ phú Mỹ Wibur L. Ross, người có tài sản trên 3 tỷ USD, xếp thứ 200 tại Mỹ và 600 trên toàn cầu phát biểu, Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư, nhất là đầu tư vào TTCK và DNNN cổ phần hóa. “Tôi đến Việt Nam lần đầu tiên là năm 2001, khi đó, các gia đình ở đây chủ yếu đi bằng xe đạp. Vừa qua, tôi có dịp đến thăm Việt Nam và nhận thấy, nhiều gia đình ở đây sở hữu ô tô, thậm chí cả những khách sạn rất lớn. Rõ ràng, Việt Nam có các bước tăng trưởng kinh tế ấn tượng và trong cảm nhận của tôi, đây là quốc gia an toàn nhất thế giới”.
Hai điểm được ông Wibur L. Ross cho rằng, nhà đầu tư Mỹ đáng quan tâm vào Việt Nam là nỗ lực cải cách nền kinh tế, trong đó có việc cải cách chính sách thuế và nới room cho nhà đầu tư ngoại đã được Chính phủ Việt Nam thực hiện mạnh mẽ./.


Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

VIỆT NAM GẤP RÚT PHÒNG THỦ BỜ BIỂN ???

( Thu Trang Nguyễn )



Quân Khu 4 và QK5 trong mấy ngày qua như lửa đốt, tình trạng báo động ở cấp cao nhất. Vì không muốn người dân hoang mang nên quân đội âm thầm chuẩn bị phương án tự vệ.
Thoát Trung là một điều KHÔNG phải dễ vì đất nước Việt Nam luôn bị Trung Quốc nắm đầu. Trung Quốc tức tốc triệu Bộ Trưởng Quốc Phòng Cam Bốt sang để đưa ra kế hoạch quấy nhiễu Việt Nam từ biên giới Tây Nam một khi Trung Quốc Tấn Công bờ biển nước ta.
Dĩ nhiên là Mỹ sẽ cho Việt Nam biết toàn bộ kế hoạch của Trung Quốc. Trung Quốc đưa nhiều vệ tinh không ảnh để quan sát Việt Nam trong lúc nầy. Mỹ cũng đưa nhiều vệ tinh tối tân nhất để quan sát giúp Việt Nam phòng thủ.
Trong mấy ngày qua, pháo binh hạng nặng của Việt Nam đã được chuyển về Đà Nẵng để phòng thủ bờ biển. Theo Vịt Bầu biết thì với hằng trăm khẩu pháo hạng nặng và xe tăng phòng thủ được đặt dọc theo bờ biển của Miền Trung từ Phan Rang cho tới Đà Nẵng đã sẳn sàng chờ "đón" quân xâm lược Trung Quốc.
Kế hoạch đặt pháo như thế nào, ở đâu thì đây là chuyện không thể nói ra được, tuy nhiên các bạn hãy tin rằng với thế phòng thủ nầy thì "con kiến" cũng khó lòng lọt vào từ bờ biển.
Trong mấy ngày qua, máy bay Quân sự Mỹ đã xuống phi trường Cam Ranh để đưa nhiều hệ thống cảnh báo sớm đặt dọc theo duyên hải Việt Nam.
Hệ thống truy tìm tàu ngầm với phương án matrix kết nối trạm trung ương ở Cam Ranh với nhiều antennas được đặt dọc theo bờ biển trung phần. Với hệ thống nầy thì tàu ngầm Trung Quốc khó lòng tới gần được bờ biển Việt Nam.

Một điều các bạn chưa biết là tại Cần Thơ, một hãng quốc phòng Mỹ có trụ sở tại Texas đã âm thầm giúp Việt Nam xây một giàn antenna 4 cây, có sức phát trên 1 triệu watts, với sức phát sóng nầy có thể làm nhiễu loạn tần số radar của Trung Quốc khi có chiến tranh xảy ra.
Khi các bạn nhìn một sợi dây điện của nhà đèn to nhất có đường kính bằng ngón tay cái, nhưng sợi dây RF của đài phát sóng Cần Thơ ở "Ground zero" đường kính nó to bằng thùng phi nước. Khi có chiến tranh thì các bạn không nên tới gần khu vực nầy vì sẽ bị chết mất xác. Công xuất RF ở Ground zero lên tới cả triệu watts.
Đây chỉ là một số chi tiết Vịt Bầu tiết lộ cho các bạn thấy là Việt Nam có đủ sức phòng thủ chống lại bất cứ cuộc xâm lược nào của Trung Quốc vào bờ biển Việt Nam.
                                                                                                                                  Vịt Bầu

Có thể bạn chưa biết


NGOẠI GIAO ĐỂ GIỮ ĐẤT DƯỚI THỜI 
VUA LÝ NHÂN TÔNG

Nội dung tờ biểu vua Lý Nhân Tông đòi lại hai hang động.
Do điều kiện địa lý, Việt Nam nằm sát ngay bên dưới nước láng giềng phương Bắc nên suốt chiều dài lịch sử, nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh lớn nhỏ với Trung Quốc, trong đó có nhiều lần tranh chấp đất đai. Cha ông ta anh hùng không những thể hiện qua những lần chống giặc ngoại xâm mà chúng ta còn thấy được bản lĩnh của họ qua những lần đối đáp, tranh luận với sứ giả phương Bắc để giữ từng tấc đất của Tổ Tiên.

Năm 1076, theo lệnh vua Tống Thần Tông, Quách Quỳ cùng Triệt Tiết đem quân sang đánh nước ta. Sau khi bị Lý Thường Kiệt đánh bại trên sông Như Nguyệt, quân Tống rút về nước. Mặc dù rút quân về nước nhưng nhà Tống vẫn còn cho quân chiếm giữ phần đất của nước ta sát biên giới Việt – Tống là châu Quảng Nguyên (1) cùng một số đất đai, hang động, trong đó có hai động Vật Dương và Vật Ác, do thổ dân Đại Việt vì sợ sệt nên đã đem nộp cho nhà Tống khi chiến tranh xảy ra.

Năm 1078, vua Lý Nhân Tông sai Đào Tống Nguyên đem tặng 5 con voi cho vua Tống với mục đích đòi nhà Tống trả lại đất đai cho Đại Việt mà họ đang chiếm giữ. Vua Tống đồng ý trả lại châu Quảng Nguyên nhưng vẫn không chịu trả những vùng đất khác, viện cớ do thổ dân Đại Việt đã tự ý dâng nộp đất chứ không phải nhà Tống chiếm giữ trái phép. Vua Lý Nhân Tông đã viết tờ biểu đòi lại hai hang động này, trong đó có đoạn:

“Nước tôi có đất Vật Dương, Vật Ác, gồm hai động và tám huyện, vẫn tiếp liền với phần đất tỉnh [Quảng Tây]. [Những đất ấy] trước sau đều bị bọn đầu mục thổ dân làm phản, bỏ đi, đem theo về với Trung Quốc. Đất Vật Dương thì năm Bính thìn (1076) bị sát nhập vầo đất quý tỉnh; đất Vật Ác thì năm Nhâm tuất (1082) cũng bị sát nhập và đặt thành ải Thông Khang.

Mặc dầu đấy chỉ là mảnh đất nhỏ nhưng vẫn khiến lòng tôi đau xót, luôn luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng. Quả thực tổ tiên tôi xưa kia đã phải đánh dẹp phường tiếm nghịch, xông pha gian nguy, không tiếc tính mạng mới có được đất ấy. Nay tôi phận con cháu, đã không kế tục được cơ nghiệp [cha ông] thì dám đâu dự vào hàng mộ nước phên dậu, cầu lấy cái sống tạm bợ trong chốc lát”. (2)

Trong tờ biểu trên, mặc dù vua Lý Nhân Tông đã tỏ ra nhún nhường qua cách sử dụng từ ngữ khi tự nhận nước mình là một nước “phên dậu”, tức là nước nhỏ so với nước Tống, thế nhưng ông đã dùng lý lẽ cứng rắn khi đòi đất. Ông đã chỉ ra rằng vùng đất ấy là do “thổ dân làm phản” nên đã lấy đất của Đại Việt đem nộp cho nhà Tống chứ không phải là đất mà những thổ dân kia làm chủ sở hữu, vì vậy họ không có quyền dâng nộp cho nước Tống. Một điểm khéo léo nữa là Vua Lý Nhân Tông đã nói với nhà Tống rằng, đất đai của tổ tiên để lại, phận làm vua của một nước mà không giữ được thì đâu còn xứng đáng làm nước “phên dậu” của Tống.

Năm 1084, vua Lý Nhân Tông phái Lê Văn Thịnh sang bàn chuyện với sứ giả nhà Tống để đòi lại vùng đất cương vực mà nhà Tống chiếm giữ. Cũng với lý do thổ dân nước ta tự ý nộp đất cho Tống nên sứ giả nhà Tống không chịu trả lại những vùng đất này. Lê Văn Thịnh đã trả lời sứ giả như sau:

“ Đất thì có chủ; bọn thuộc lại giữ đất đem dâng nộp và trốn đi, thì đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Coi giữ đất cho chủ lại tự ý lấy trộm tất không tha thứ được, mà ăn hối lộ và tàng trữ (của ăn trộm) pháp luật cũng không dung. Huống chi, (bọn chúng) lại có thể làm nhơ bẩn cả sổ sách của quý tỉnh hay sao”? (3)

Lê Văn Thịnh đã đại diện cho một quốc gia, đưa ra lý lẽ rành mạch khi trả lời sứ nhà Tống rằng, khi các thổ dân được vua giao canh giữ đất đai vùng biên giới thì họ không có quyền sở hữu để đem bán hay dâng nộp cho một nước khác. Nếu một vật được giao giữ hộ mà người giữ vật ấy đem bán hoặc đem cho người khác thì người giữ hộ trở thành kẻ ăn cắp và người nhận vật ấy cũng trở thành người giữ đồ gian. Lê Văn Thịnh đã khôn khéo gài sứ thần nhà Tống rằng, với một nước lớn như nước Tống mà giữ những mảnh đất ấy, tức giữ đồ ăn trộm thì sẽ bị mang tiếng nhơ khó rửa!

Nhờ ý thức giữ gìn từng tấc đất do tổ tiên để lại của triều đình nhà Lý, đứng đầu là vua Lý Nhân Tông, cộng với tài ngoại giao khéo léo của của Lê Văn Thịnh, cuối cùng nhà Tống đành phải trả lại châu Quảng Nguyên cùng với 6 huyện và 3 động cho nước ta (4). Người Tống có thơ rằng:

Nhân tham Giao Chỉ tượng
Khướt thất Quảng Nguyên kim

Nghĩa là:

Vì tham voi Giao Chỉ
Bỏ mất vàng Quảng Nguyên

Qua việc đòi đất dưới thời vua Lý Nhân Tông, chúng ta thấy rằng triều đình thời bấy giờ nhận thức rất rõ trách nhiệm giữ gìn từng tấc đất của tổ tiên để lại. Cha ông ta ngày xưa mặc dù mềm dẻo trong vấn đề ngoại giao nhưng đã không tỏ ra nhu nhược và nhất là không để nước láng giềng phương Bắc lấn ép đất đai. Một khi đã xác định chủ quyền những vùng đất bị nhà Tống chiếm giữ là của mình, thì vua tôi nhà Lý quyết đòi lại cho bằng được bởi vì hơn ai hết, triều đình nhà Lý hiểu được rằng họ đang sống trên mảnh đất có chủ quyền, họ là người làm chủ và họ có trách nhiệm phải giữ gìn những mảnh đất thiêng liêng ấy.

Suốt mấy ngàn năm lịch sử, nước Việt của chúng ta bao giờ cũng nhỏ hơn nước Trung Hoa, dân số nước ta bao giờ cũng ít hơn dân Trung Hoa cả chục lần, thế nhưng nước ta chưa bao giờ phải nhượng một tấc đất khi bị người phương Bắc lấn ép cương vực. Dân tộc ta chưa bao giờ chịu cúi đầu trước kẻ thù xâm lược cho dù kẻ thù đó đông hơn ta, có vũ khí mạnh hơn ta gấp bội phần.
-----------------------------------
Ngọc Thu
http://basam.info/2010/01/17/ngoai-giao-de-giu-dat-duoi-thoi-vua-ly-nhan-tong/

(1) Châu Quảng Nguyên: vùng đất thuộc tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn ngày nay.
(2) Bản dịch của Thanh Băng – Hoàng Lê.
(3) Bản dịch của GS Hoàng Xuân Hãn.
(4) Xem Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, phần Nhân Tông Hoàng Đế.
Ảnh: Nội dung tờ biểu vua Lý Nhân Tông đòi lại hai hang động.
— cùng với Cá Heo Đại DươngVu Quocvan

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Nhân cách và tài năng của GS Trần văn Khê qua câu chuyện nhỏ

Bắt lỗi và Nhận lỗi
***
 
    Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt.
    Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu:
Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể.
    Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...".
    Những lời phái biểu này đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê.  Khi đến phần giao lưu, ông xin phép đuợc bày tỏ:
"Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên.
    Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam. ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách...
    Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1.300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập...
Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác...
    Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu:“Đêm qua mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm.
    Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc), gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
                        “Thanh thiên nhất đóa vân
                        Hồng lô nhất điểm tuyết
                        Thượng uyển nhất chi hoa
                        Dao trì nhất phiến nguyệt
                        Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
(Nghĩa là:
                        Một đám mây giữa trời xanh
                        Một bông tuyết trong lò lửa
                        Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
                        Một vầng trăng trên mặt nước ao
                        Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!

- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
    Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.  Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt, nói:
Tôi chưa biết gì về người vừa nói, chỉ biết ông là một nhà âm nhạc. Nhưng khi ông nói và dẫn chứng, tôi biết mình đã quá sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".
(thương tiếc CÂY ĐẠI THỤ của nền Văn hóa Việt Nam - Giáo sư Trần Văn Khê)
***