Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

UNESCO vinh danh bằng chứng Hoàng Sa của VN

T. Lê/Vnn 
Ảnh bên: Bà Katherine Muller Marin trao bằng công nhận di sản tư liệu Châu bản Triều Nguyễn cho đại diện của Việt Nam
Calathau - Từ thời VNDCCH cho đến ngày nay, thời CHXHCNVN, .giới sử gia chúng ta , dưới sự lãnh đạo của ĐCS, theo chủ thuyết Mác-Lê đã có nhiều đánh giá tiêu cực về nhà Nguyễn. Cuộc tranh luận giữa công và tôi của triều đại phong kiến cuối cùng này đối với dân tộc Việt vẫn chưa tới hồi ngã ngũ, tuy nhiên ngày càng thêm nhiều bằng chứng có giá trị khẳng định triều Nguyễn đã có công trạng lớn lao trong cuộc trường chinh mở mang bờ cõi về phương Nam và vươn ra đại dương, để lại cho con cháu một Việt Nam hình hài gấm vóc như ngày nay ... 
Châu bản triều Nguyễn là một thí dụ 
Châu bản triều Nguyễn của Việt Nam đã chính thức được UNESCO trao bằng công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Kí ức thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 2014 (MOWCAP) sáng nay 30/7 tại Hà Nội.

UNESCO đánh giá cao giá trị nội dung, tính xác thực, độc đáo, duy nhất và tầm ảnh hưởng của Châu bản triều Nguyễn đối với khu vực và quốc tế.
Đây là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lưu giữ được của một vương triều phong kiến Việt Nam, lưu giữ bút tích của các vua triều Nguyễn phê duyệt các vấn đề của đất nước.
Châu bản triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin phong phú, phản ánh mọi lĩnh vực trong xã hội dưới triều Nguyễn như chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục… Đặc biệt, theo nội dung các châu bản, các cơ quan của triều đình nhà Nguyễn đã tiến hành xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; cử nhiều đoàn khảo sát liên tục ra 2 quần đảo này để khảo sát, cắm mốc, đo vẽ bản đồ. Châu bản ngày 21/6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) cho biết: Kết quả của đoàn khảo sát Hoàng Sa năm 1838 đã khảo sát được 25 đảo, trong đó có 13 đảo được khảo sát lần đầu…
Trao đổi với VietNamNet, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê cho biết, có 19 châu bản nói về chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những châu bản Triều Nguyễn khẳng định rõ cương giới trên biển của Việt Nam.
Triều Nguyễn cũng nâng tầm quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ở vị trí rất cao. Triều đình trực tiếp quản lý Hoàng Sa, Trường Sa dưới sự chỉ đạo và phê duyệt của Vua. Từ việc điều thuyền như thế nào, đi về kết quả ra sao đều phải được báo cáo lên Vua. 
Châu bản Triều Nguyễn
Châu bản Triều Nguyễn là bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

"Là một nhà sử học, bên cạnh việc vui mừng khi một di sản được thế giới vinh danh còn có cả sự vui mừng khi một lần nữa, chủ quyền biển đảo đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam được khẳng định chắc chắn.  Khi mà Châu bản Triều Nguyễn được công nhận là di sản thế giới thì điều đó có nghĩa là giá trị của tư liệu này không nằm trong phạm vi một quốc gia mà nó đã tỏa sáng ra toàn thế giới", Giáo sư Phan Huy Lê nói.
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội tỏ ý khâm phục và biết ơn những người đã tham gia trong suốt quá trình tìm tòi để đưa được Châu bản Triều Nguyễn tới công chúng và để nó được đón nhận danh hiệu như ngày hôm nay. "Đó là sức lao động bền bỉ của cả một tập thể để khôi phục di sản văn hóa và chính trị của Việt Nam", bà Katherine Muller Marin phát biểu. 
Như vậy, Châu bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thứ 4 của Việt Nam được UNESCO công nhận sau Mộc bản triều Nguyễn (2007), 82 Bia đá Tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (2010) và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (2012). Việc vinh danh Châu bản triều Nguyễn góp phần làm phong phú thêm kho di sản tư liệu kí ức của Việt Nam và của thế giới.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Hãng hàng không nào an toàn nhất ?

10 hãng hàng không an toàn nhất thế giới

Chuyên trang xếp hạng máy bay uy tín AirlineRatings vừa công bố danh sách 10 hãng máy bay an toàn nhất thế giới, đứng đầu bảng xếp hạng là Qantas của Australia.
 
1. Qantas
Tài tử Dustin Hoffman trong bộ phim Rain Man đã có một câu nói kinh điển: "Qantas không bao giờ bị rơi". Sự thật, Qantas, Australia đang được coi là hãng hàng không an toàn nhất thế giới với hồ sơ vô cùng "sạch". Từ năm 1951 đến nay, chưa có một chiếc máy bay nào thuộc hãng bị rơi. Năm 2013, Qantas cũng được bình chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới và có biệt danh là "những chú Kangaroo bay".
 
2. Air New Zealand
Đây là hãng hàng không của New Zealand và có trụ sở ở Auckland. Hãng có đường bay tới 27 nơi trong nước và 29 điểm đến trên thế giới, tại 15 quốc gia trên khắp các châu lục Á, Âu, Bắc Mỹ...
 
3. Emirates
Hãng hàng không có trụ sở tại Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, thuộc sự điều hành của chính phủ. Emirates cũng là hãng lớn nhất Trung Đông với gần 3.400 chuyến bay mỗi tuần, tới hơn 142 thành phố trên 78 quốc gia tại khắp các châu lục.
 
4. Etihad
Đây là hãng hàng không cũng thuộc Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất như Emirates, được thành lập vào tháng 7/2003 và có trụ sở tại Abu Dhabi. Mỗi tuần, hãng có khoảng 1.000 chuyến bay tới 96 địa điểm trên thế giới cùng với một dàn 85 máy bay đời mới của Airbus và Boeing.
 
5. Cathay Pacific
Đây là hãng hàng không của Hong Kong, Trung Quốc, có trụ sở chính tại sân bay quốc tế Hong Kong. Hãng có lịch trình bay tới 168 điểm tại 42 quốc gia trên thế giới, và sở hữu dàn máy bay hùng hậu như Airbus A330, Airbus A340, Boeing 747, Boeing 777.
 
6. Singapore Airlines
Hãng hàng không của Singapore luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách vì chất lượng dịch vụ mang tính kinh điển. Singapore Airlines cũng khách hàng đầu tiên của Airbus A380 - máy bay chở khách lớn nhất thế giới.
 
7. Virgin Atlantic Airways
Hãng hàng không Anh quốc này thuộc sở hữu của Virgin Group Delta Air Lines. Trụ sở chính của hãng đặt tại Crawley, Tây Sussex, gần sân bay Gatwick. Hãng hàng không được thành lập vào năm 1984.
 
8. EVA Air
Đây là hãng hàng không có trụ sở sân bay quốc tế Taiwan Taoyuan, gần Đài Bắc, Đài Loan. Hãng có đường bay tới hơn 40 địa điểm trên thế giới và là hãng hàng không lớn thứ hai ở Đài Loan.
 
9. All Nippon Airways
Đây là hãng hàng không Nhật Bản, còn có tên gọi là ANA. Trụ sở tại Shiodome, Minato, Tokyo, hãng có đường bay tới 49 điểm nội địa và 32 đường bay quốc tế và 33.000 nhân viên.
 
10. Royal Jordanian
Hãng hàng không hoàng gia Jordan đặt trụ sở chính ở Amman. Mỗi tuần hãng có khoảng 500 chuyến bay tới các châu lục. Năm 2007, hãng được nhận danh hiệu "hãng hàng không của năm" do tạp chí Airfinan bình chọn.
Anh Minh
Ảnh: AirlineRatings
--------------------------------------------------
Nguồn VnEspress (Thứ 6. 25/7/2014)

Fidel và Clinton.

Calathau - Fidel Castro đã nhiều năm là thần tượng của nhân dân VN ( ít nhất là 1/2 dân số cả nước thời đó) với hình ảnh là Chiến sĩ đấu tranh cho tự do, chống áp bức xâm lược- Người bạn lớn của Nhân dân Việt Nam . Nhưng gần đây trước bao nhiêu diễn biến căng thẳng của hậu " chiến tranh lạnh" người ta thấy ông Fidel có những phát biểu thật "khó hiểu". Thí dụ ông vội vã lên tiếng đầu tiên bênh vực Nga, kết tội Mỹ và EU là thủ phạm bắn rơi máy bay dân sự Malaysia MH17 hôm 17/7. Trước đó, trong vụ China hạ đặt trái phép giàn khoan khổng lồ trong thềm lục địa VN, đâm húc tầu thuyền VN,  gây bức xúc toàn thế giới thì đồng chí  Fidel im như thóc ! Ai cũng biết Nga và China đã thỏa thuận ngầm ủng hộ nhau trong vụ Nga chiếm Crime của Ukraine và China lợi dụng thời cơ gây hấn với VN và Philippine, đòi chiếm cả biển Đông . Ở vào tình trạng bị cả thế giới lên án, Nga và China bỗng được đồng chí Fidel kỳ vọng trở thành thế lực ( thay Mỹ) "dẫn đầu thế giới mới " để "..đảm bảo sự tồn tại của nhân loại...". Fildel Castro- cựu Bí thư thứ nhất TW Đảng Cộng sản Cu Ba anh em làm tôi thất vọng ! Trong khi đó cựu Tổng thống Hoa Kỳ, ông Clinton, lại có quan điểm trái ngược : thẳng thừng bênh vực chính nghĩa Việt Nam .
Rõ ràng không có bạn cũng như kẻ thù vĩnh viễn. Tất nhiên cũng chẳng thể có cái gọi là "Chủ nghĩa Quốc tế Vô sản"- ít nhất là hết thế kỷ 21 này !

Bill Clinton phê phán Trung Quốc cậy nước lớn để bắt nạt ở Biển Đông

VOV.VN (27/07/2014) - Ngay trên đất Trung Hoa, cựu Tổng thống Mỹ không ngần ngại vạch trần chiêu của Trung Quốc muốn đàm phán song phương để áp đảo các nước nhỏ hơn.
Hôm 27/7 cựu Tổng thống Mỹ Clinton đã tận dụng chuyến thăm Trung Quốc để chỉ trích Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia nhỏ hơn ở Biển Đông.
 
Ông Clinton trong một lần đến Quảng Châu (Trung Quốc) (ảnh: csitoday)

Ông Clinton đã đến Quảng Châu (miền nam Trung Quốc) phát biểu nhận xét tại một hội thảo do công ty Pacific Construction Group đăng cai tổ chức. Trong phiên trao đổi với nhà sáng lập công ty này Yan Jiehe, ông Clinton đã được hỏi về ý kiến của mình đối với các tranh chấp hiện nay ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Khi trả lời, ông Clinton đã vạch rõ có sự khác biệt giữa tranh chấp của Trung Quốc với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông và tranh chấp giữa họ với các nước Đông Nam Á nhỏ hơn ở Biển Đông.
Đối với Biển Hoa Đông, cựu Tổng thống Clinton nói: “Nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh cãi về một nhóm đảo thì cả thế giới có thể theo dõi vì chúng tôi cảm nhận được các vị đang tranh luận với vị thế ít nhiều ngang hàng nhau”.
Tuy nhiên, về cách hành xử của Trung Quốc với các nước như Việt Nam và Philippines ở Biển Đông thì ông Clinton lại có cảm nhận hoàn toàn khác.
Đề cập đến các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, ông Clinton nói: “Quan điểm của Trung Quốc là muốn giải quyết vấn đề theo kiểu song phương với các nước mà nước này bất đồng - và mỗi nước trong số này đều nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều… Quan điểm của chúng tôi là phải có một giải pháp sao cho cả Việt Nam, Philippines và các nước nhỏ hơn khác không bị áp đảo bởi sự chêch lệch về quy mô đất nước giữa các nước này và Trung Quốc”.
Đầu tuần này, trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Bill Cltin cũng đã đưa ra những bình luận tương tự. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông Clinton nói rằng quan điểm của Mỹ là các tranh chấp ở các vùng biển dính đến Trung Quốc phải được giải quyết tại các diễn đàn đa quốc gia mà ở đó các nước nhỏ không bị bất lợi trước Trung Quốc to hơn nhiều. Ông Clinton cũng chỉ rõ Trung Quốc khăng khăng với giải pháp song phương mà trong đó các nước nhỏ có ít cơ may thương lượng nổi với gã khổng lồ láng giềng.
Trước đây, phu nhân ông Clinton là bà Hillary Clinton cũng có những lời lẽ cứng rắn đối với Trung Quốc thời kỳ bà còn làm Ngoại trưởng Mỹ. Bà Hillary Clinton từng chỉ trích trực diện quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông ngay tại Diễn đàn Khu vực ASEAN năm 2010./.

Trung Hiếu/VOV.VN Theo The Diplomat
-------------------------------------------------------------------------
Xem thêm  

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Anh cả anh hai từng suýt choảng nhau

(Đọc tiếp loạt bài 'Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay')

 Suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân       Liên Xô - Trung Quốc

Đăng Bởi -
Richard Nixon (trái) đã giúp Mao Trạch Đông thoát được cuộc tấn công hạt nhân từ Liên Xô
Richard Nixon (trái) đã giúp Mao Trạch Đông thoát được cuộc tấn công hạt nhân từ Liên Xô


Kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân đã được Liên Xô soạn thảo và dự định sẽ thực hiện sau ngày nổ ra tranh chấp vũ trang giữa Trung Quốc và Liên Xô quanh vùng đảo Damansky...
Hành cung của Mao ở Hồ Nam có “hầm ngầm dài hằng trăm mét có thể chống động đất, chống bom nguyên tử” (xem Kỳ 22). Chống bom nguyên tử của ai? của Liên Xô hay Mỹ? Về danh nghĩa, Mỹ là kẻ thù “số một”
Nhưng trên thực tế, mối nguy hiểm trực tiếp kề cận là Liên Xô. Chiến tranh giữa hai nước có thể bùng nổ bất ngờ. Như vụ tranh chấp đảo Damansky, hai bên nổ súng đánh nhau dữ dội từ 2.3.1969. Hệ thống truyền thông của Liên Xô khẳng định đảo Damansky là của Liên Xô. Phía Trung Quốc tuyên bố ngược lại: đó là đảo Trân Bảo (Chen-pao) của mình. Qua nhiều ngày giao tranh, hai bên đi đến thỏa thuận ngưng chiến, nhưng mâu thuẫn ở vùng biên giới của hai nước vẫn tồn đọng nhiều chông gai chưa giải quyết ngay được.
Bấy giờ lãnh đạo Liên Xô có người chủ trương tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc. Trước khi triển khai cuộc chiến nguy hiểm này, Liên Xô muốn biết thái độ của Mỹ và giao đại sứ Liên Xô tại Mỹ là Dobrynin thăm dò ý kiến. Ngày 20.8.1969 (hơn 5 tháng sau ngày bùng nổ tranh chấp đảo Damansky), đại sứ Dobrynin xin gặp bất thường Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ là tiến sĩ Kissinger để “thông báo Liên Xô dự định thực thi đòn tấn công hạt nhân vào Trung Quốc và muốn trưng cầu ý kiến của chính phủ Mỹ”.
Để trả lời, Mỹ họp Hội đồng an ninh quốc gia bàn bạc và đi đến kết luận “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và các nước phương tây chưa phải là Trung Quốc - mà là Liên Xô”. Vì thế, tổng thống Mỹ Nixon nghiêng về thế ủng hộ Trung Quốc, cho đưa tin công khai lên tờ Washington Star (số 28.8.1969): “Liên Xô định dùng tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân đương lượng vài triệu tấn tiến hành đòn tấn công hạt nhân (…) vào các căn cứ quân sự quan trọng của Trung Quốc cũng như các thành phố công nghiệp lớn: Bắc Kinh, Trường Xuân, An Sơn”. Vậy là, kế hoạch tấn công “tuyệt mật” của Liên Xô đã lộ ra ngoài. 
Thủ tướng Chu Ân Lai và các lão nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Từ Hướng Tiền, Nhíp Vinh Trăn, cùng Quân ủy trung ương đủ thời gian triển khai các biện pháp cần thiết, sơ tán các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ khỏi Bắc Kinh, tăng 34% ngân sách quốc phòng. Tài liệu Tân Tử Lân ghi nhận phản ứng của Mao Trạch Đông là cho nổ hai quả bom hạt nhân để Liên Xô “cũng căng thẳng” theo:
Ngày 28 và 29.9.1969, Trung Quốc cho nổ thành công hai quả bom hạt nhân, các trung tâm đo đạc và vệ tinh của Mỹ lẫn Liên Xô đều thu được tín hiệu hữu quan. Mọi lần Trung Quốc thử hạt nhân đều công bố tin tức, tổ chức chúc mừng, song lần này lặng im, khiến bên ngoài bàn tán, nói chung họ cho rằng hai cuộc thử hạt nhân này là một biện pháp trắc nghiệm trước khi lâm trận (với Liên Xô).
Sau đó, Mao ra lệnh cả nước đào hầm sâu, dự trữ lương thực khắp nơi, chuyển sang tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 28.9, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi chính quyền, nhân dân các tỉnh biên giới và quân đội đóng ở vùng biên cương kiên quyết hưởng ứng lời kêu gọi của Mao sẵn sàng đánh giặc.
Phía Mỹ, bằng những kỹ thuật truyền thông mật mã, Nixon “thông báo” để Liên Xô biết tổng thống Mỹ đã hạ lệnh “chuẩn bị mở cuộc tấn công hạt nhân vào 134 thành phố, căn cứ quân sự, đầu mối giao thông, triệt hạ các cơ sở công nghiệp nặng của Liên Xô”.
Liên Xô điện khẩn hỏi đại sứ Dobrynin về những thông tin trên. Sau thẩm tra, Dobrynin trả lời: “Tổng thống Nixon cho rằng lợi ích của Trung Quốc gắn chặt với lợi ích của Mỹ. Nếu Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, Mỹ sẽ cho rằng chiến tranh thế giới lần thứ 3 bắt đầu, và Mỹ sẽ tham chiến đầu tiên. Kissinger tiết lộ tổng thống đã ký mật lệnh chuẩn bị trả đũa hạt nhân vào hơn 130 thành phố và căn cứ quân sự nước ta. Mỹ sẽ bắt đầu kế hoạch trả đũa khi quả tên lửa đạn đạo đầu tiên của ta rời bệ phóng”.
Được tin, Liên Xô không triển khai kế hoạch đó nữa.
Sách báo Trung Quốc ngày nay khi nhắc đến sự kiện trên đã nhận định “nhờ Mỹ giúp đỡ, Trung Quốc đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng hạt nhân nghiêm trọng nhất”. Và đó cũng là “món quà” hảo hữu của Nhà Trắng gởi đến Trung Nam Hải sau hơn hai thập niên “không nhìn mặt nhau”. Những năm sau, Mỹ tiếp tục mở rộng thêm cánh cửa ngoại giao, đưa Kissinger bí mật sang Bắc Kinh, mở đường để tổng thống Mỹ Nixon đặt chân đến nhà khách quốc tế Điếu Ngư Đài - nơi ở của hoàng đế Càn Long ngày trước. 
Hồi ký Richard Nixon (nguyên bản: The memoirs of Richard Nixon, nhiều người dịch, 1370 trang, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội 2004) viết: “Ngày 17.2.1972 vào mười giờ ba mươi lăm phút chúng tôi khởi hành đi Bắc Kinh từ căn cứ hàng không Andrews (…) Chu Ân Lai đứng ở chân thang máy bay, không đội mũ, mặc dù trời lạnh. (…) tôi đến đứng bên trái Chu trong lúc quân nhạc cử quốc thiều hai nước. Lá cờ Hoa Kỳ dường như chưa bao giờ gây xúc động cho tôi mạnh đến thế như ở trên đường băng lộng gió này, tại trái tim của nước Trung Hoa cộng sản”. (sđd tr.682-684). Tiếp Nixon, Mao Trạch Đông chìa tay ra trước, Nixon bước đến nắm lấy rồi úp bàn tay trái của mình lên trên, Mao cũng úp tiếp tay trái lên theo “chủ khách nhìn nhau cười, bốn bàn tay ấp chặt vào nhau, lắc liên hồi” – Mao nói một câu với Nixon không khỏi làm Liên Xô “chạnh lòng”:
- Tôi là người Cộng sản số 1 trên thế giới. Ngài là phần tử chống Cộng số 1 trên thế giới. Lịch sử đã đưa chúng ta đến bên nhau… (còn nữa).
Giao Hưởng

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Đông chí Fidel Castro cho rằng: “Nga và Trung Quốc cần dẫn dắt trật tự thế giới mới”

BizLIVE - Nga và Trung Quốc cần đi đầu trong thế giới mới, để đảm bảo sự sống còn của nhân loại, cựu lãnh đạo Cuba Fidel Castro tuyên bố trong bài viết được công bố hôm thứ Ba trên báo "Granma" của Cuba, tin từ đài Tiếng nói nước Nga.

 
"Nga và Trung Quốc cần dẫn đầu thế giới mới này đảm bảo sự tồn tại của nhân loại, nếu trước đó chủ nghĩa đế quốc không gây ra cuộc chiến tranh hủy diệt tội lỗi", ông Fidel Castro viết trong bài báo.
Theo ông Castro, Nga và Trung Quốc có nhiều đóng góp cho khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế của các quốc gia Nam Mỹ và Caribe.
Hôm thứ Tư trong chuyến thăm Cuba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với ông Fidel Castro.
Cuộc gặp diễn ra ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Cuba, nhà lãnh đạo Nga cũng đã hội kiến nhà lãnh đạo cách mạng Cuba.
Trong bài viết của mình, ông Fidel Castro gọi cả hai chuyến thăm là sự kiện "lịch sử."
Chuyến thăm của ông Putin và Tập Cận Bình đến Mỹ Latinh tăng cường quan hệ của Nga và Trung Quốc với khu vực này.
Các ông Putin và Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Brazil.
Hội nghị thượng đỉnh này kêu gọi các thành viên tìm cách giảm ảnh hưởng của Mỹ và EU trên trường quốc tế.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

Muốn thoát Trung phải trung thực !

Hoàng Hưng

Đầu năm 2000, là “phóng viên đặc biệt” của báo Lao Động, tôi có phỏng vấn chị TS Tâm lý học Phạm Bích Hợp, người đàn bà bản lĩnh đã tự mở một trung tâm Nghiên cứu Tâm lý Dân tộc và tổ chức hai cuộc hội thảo động trời về chủ đề tâm lý người Việt. Báo Lao Động của tôi đã xiểng liểng vì bài phỏng vấn ấy, do không “kiểm duyệt bỏ” một vài ý kiến phát biểu quá “nhạy cảm”. Trong đó, Giáo sư Phan Ðình Diệu, đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đưa ra lời khái quát giật mình: “CÁI GIẢ chẳng những đang là một thói quen mà còn trở thành một đạo lý“. TS Phạm Bích Hợp bình luận thêm: “Trên diễn đàn, trong hội nghị, ở nhà trường… lắm khi người ta nói giả hơn là nói thật và hài lòng với việc cùng nhau che đậy những sự thật ai cũng biết nhưng chẳng ai nói ra. Tinh thần tôn trọng sự thật có lẽ là một giá trị thấp kém nhất trong đời sống tâm lý của không ít người Việt Nam hôm nay, trong khi nó lại là cần thiết để đồng thuận và phát triển.

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

3 mẹ con xấu số đáng thương ...

Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con là những người Việt có mặt trên chuyến bay MH17.
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi.
TTXVN dẫn tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia trao đổi với Cục hàng không dân dụng Malaysia và cho biết có ba người quốc tịch Hà Lan gốc Việt đi trên chuyến bay MH17 bị bắn rơi ở miền Đông Ukraine, kèm theo danh tính.
Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13-7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8-2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
Bạn bè cho biết chị Minh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, là người nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người. Hai con chị rất thông minh và học giỏi. Chị có một người em trai đang sống với bố mẹ ở Hà Nội.
Một người thân của Minh cho biết gia đình đang đau đớn mong mỏi đón thi hài của ba mẹ con về.
Trước đó, trong cuộc họp hôm qua của Hội đồng bảo an LHQ, đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, cho biết có ba nạn nhân trên chuyến bay MH17 là người Việt.

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Nhặt tin trên báo

Ảnh bên : Giun lươn bò lổm ngổm dưới da do ăn tiết canh và thịt, hải sản sống

Tháng 6 vừa qua, Bệnh viện (BV) Nhiệt đới trung ương Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân tên Đ. (nhà ở Thái Thịnh, TP.Hà Nội). Trước khi vào viện, ông Đ. thường bị đau bụng, tiêu chảy, người luôn buồn nôn, có những đường ngoằn ngoèo xuất hiện dưới làn da và bị sụt đến 13 kg. Khi vào viện, ông Đ. trong tình trạng suy kiệt. Bác sĩ xác định ông bị nhiễm ấu trùng giun lươn, do ông Đ. khi làm việc ở quán hải sản thường dùng món hàu sống, tôm sống tái mù tạt.
BV Chợ Rẫy TP.HCM cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân trúng độc và tử vong sau khi ăn ốc bươu vàng tái. Đó là N.V.H  (22 tuổi, ngụ P.4, Tân An, Long An). Anh H. cùng 3 người khác bắt ốc bươu vàng ngoài đồng đem về để sống rồi thẻo thịt ở phần đầu cho vào đĩa, vắt chanh lên cho tái làm mồi lai rai với rượu. Ngon miệng, cả 4 người làm hết hơn ký ốc thịt. Hai ngày sau, cả 4 người đều có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, riêng anh H. nguy kịch, được chuyển lên BV Chợ Rẫy nhưng đã tử vong trước khi nhập viện. Các bác sĩ cho rằng ốc mà anh H. ăn phải đã bị nhiễm thuốc trừ sâu. Khi ăn ốc tái, uống rượu, rượu làm chất độc có trong thịt ốc lan nhanh khắp cơ thể, gây ngộ độc dẫn đến tử vong.

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Bóng đá - Bà Angela Merkel và quả đắng tặng lão Tập .

Cảm ơn Angela Merkel !


Hà Văn Thịnh 
 Ảnh lấy từ VOV
Từ rất lâu, tôi đã say mê nước Đức, văn hóa Đức mà không thể cắt nghĩa đủ về những căn nguyên (rất đáng buồn, một trong những căn nguyên ấy là sự mụ mị “lý tưởng”từ người Đức, suốt nửa đời người). Dù có những buồn vui, sự kính trọng (nể) đối với người Đức chẳng bao giờ giảm bớt.
Có hai câu chuyện về nước Đức làm tôi nhớ mãi. Chuyện thứ nhất là World Cup 1974 và chuyện thứ hai là tái thống nhất nước Đức năm 1990.

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

Tiền thưởng FIFA chia cho các đội tham dự World Cup Brazil 2014 là bao nhiêu ?

Tiết lộ ...

(Seatimes) Mới đây, FIFA đã công bố mức tiền thưởng ở World Cup 2014. Theo đó, nhà vô địch sẽ nhận được mức tiền thưởng khoảng 35 triệu USD. Con số này nhiều hơn 5 triệu so với 30 triệu USD mà Tây Ban Nha được nhận nhờ chức vô địch tại Nam Phi cách đây 4 năm.


Mỗi cầu thủ Đức sẽ nhận được 408.000 USD nếu hạ gục được Argentina trong trận đấu rạng sáng mai

Mức tiền thưởng mà đội Á quân World Cup sẽ nhận được là 25 triệu USD (năm 2010 là 24 triệu USD), đội xếp thứ ba và tư lần lượt nhận 22 và 20 triệu USD.

Như vậy, với việc hạ gục được đội chủ nhà Brazil trong trận đấu tranh giải 3 rạng sáng nay, Cơn lốc màu da cam Hà Lan đã nắm chắc 22 triệu USD, Brazil 20 triệu USD. Số tiền 35 triệu USD và 25 triệu USD sẽ được Đức và Argentina phân định trong trận thư hùng rạng sáng mai.

Số tiền thưởng cho 28 đội bị loại trước vòng Bán kết vẫn được giữ nguyên như năm 2010. Theo đó, các đội lọt vào Tứ kết được nhận 14 triệu USD/đội, những đội thất bại ở vòng 16 đội được nhận 9 triệu USD/đội. Những đội không vượt qua vòng bảng được nhận 8 triệu USD/đội.

Số tiền thưởng này sẽ được FIFA trao cho các Liên đoàn bóng đá các nước và để các Liên đoàn này tùy ý thưởng cho 23 cầu thủ tham dự World Cup. Năm ngoái, LĐBĐ Đức đã hứa thưởng 408.000 USD cho mỗi cầu thủ nếu họ vô địch thế giới. Nó cũng tương đương với tiền lương cơ bản mà các cầu thủ Đức nhận được ở Arsenal, Bayern Munich và Real Madrid.

Ngoài ra, FIFA còn chi trả 1,5 triệu USD mỗi đội cho quá trình chuẩn bị cho giải đấu của 32 đội tham dự, tăng 500.000 USD so với World Cup 2010.

Trước đó, trong kỳ World Cup, đã có nhiều đội bóng xảy ra lùm xùm liên quan đến tiền thưởng cho các cầu thủ. Tiêu biểu là các cầu thủ Cameroon tính không lên máy bay vì tranh cãi tiền thưởng với Liên đoàn bóng đá nước này.

Các cầu thủ Ghana, Nigeria cũng tranh cãi về tiền thưởng khi đang tham gia các trận trong vòng bảng World Cup.

Trong khi đó, đội tuyển Algeria đã để lại cho người hâm mộ một hình ảnh đẹp khi dành toàn bộ số tiền thưởng World Cup để làm từ thiện. Số tiền 9 triệu USD được đội bóng "Cáo sa mạc" ủng hộ cho người dân ở dải Gaza. Đội tuyển Hy Lạp cũng từ chối nhận tiền thưởng từ chính phủ, đồng thời kêu gọi các quan chức nước nhà sử dụng số tiền đó để xây dựng một khu tập luyện quốc gia. 
-----------------------------------
Theo Báo mới.com

Ăn theo WORLD CUP ...

Maradona: 'Trao giải cho Messi chỉ để quảng cáo'

messi-7006-1405328828.jpg
Messi cầm trên tay danh hiệu Goden Ball. Ảnh: AFP.
Argentina thất bại trong trận chung kết nhưng siêu sao Messi vẫn được FIFA trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup. Quyết định của FIFA không nhận được sự ủng hộ từ ngay tiền bối đồng hương với Messi là Maradona.
"Tôi sẵn sàng trao cả thiên đường cho Messi nếu có thể", Maradona nói trên kênh TeleSUR. "Tuy nhiên sẽ thật bất công nếu ai đó giành được giải thưởng mà anh ta không đáng nhận, chỉ nhờ những kế hoạch quảng cáo".
Messi đã vượt qua các đối thủ nặng ký là Thomas Muller, Arjen Robben và James Rodriguez. Tuy nhiên phong độ của Messi ở các trận đấu quan trọng cuối giải không thuyết phục. Chân sút số 10 bị các cầu thủ Hà Lan và Đức bắt chặt và không tạo được sự ảnh hưởng lên lối chơi của Argentina.
Phát biểu về trận thua của đội bóng quê hương, Maradona cho rằng bàn thua trong hiệp phụ có phần bất công với các vũ công tango.

Nhớ gì sau WORLD CUP Brasil 2014 ?


24 năm trước khi Đức đăng quang ngôi vô địch World Cup tại Italia 1990, Goetze thậm chí còn chưa ra đời. Ngay ở giải đấu này 4 năm trước, lúc các cầu thủ Đức ngậm ngùi nhìn giấc mơ dang dở ở vòng tứ kết thì tiền vệ này vẫn chưa được gọi vào đội tuyển quốc gia. Nhưng đêm qua Goetze đã tự viết nên lần đầu tiên hoàn mỹ nhất với bàn thắng hiện thực hóa giấc mơ còn dài hơn cả số tuổi của anh.


Goetze (19) đưa tuyển Đức giành chức vô địch thứ 4 trong lịch sử - Ảnh: AFP

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Hành trình của André Menras Hồ Cương Quyết và bộ phim từng bị cấm của anh.

Calathau : André Menras Hồ Cương Quyết  và bộ phim tài liệu từng bị cấm mang tên " Hoàng Sa - Nỗi đau mất mát "của anh cuối cũng đã gây tiếng vang giữa thủ đô Hà Nội và còn tiếp tục gây tiếng vang ở khắp VN như nó từng gây tiếng vang ở nước Pháp và nhiều nước châu Âu khác, trước đó. Lần chiếu ra mắt đầu tiên ở hội trường NXB Tri Thức (HN) cách đây 2 ngày, nhìn ảnh đăng kèm dưới đây, tôi thấy có anh Chu Hảo, bạn K6 của chúng ta ngồi đối diện với khán giả, chắc anh đang điều khiển buổi hội thảo sau khi mọi người xem phim này. Như vậy André Cương Quyết, Nhà giáo Phạm Toàn ( tác giả bài viết) đứng cùng đội ngũ với GS Chu Hảo . Cảm thấy thêm mến phục bạn Chu Hảo của chúng ta  .

 

André Cương Quyết… lai kinh ký sự

Phạm Toàn/ BVN
Ngày thứ nhất

Ngày 9 tháng 7 năm 2014 – Hồi 2 giờ sáng: chợt nhớ ra là chưa gửi cho Cu Cậu số điện thoại của mình. 
Nói qua vì sao tôi gọi André Cương Quyết là Cu Cậu. Chỉ vì cu cậu kêu tôi là “anh”, và tôi cũng hay kêu cu cậu là “thằng em”.
Mấy năm liền, tôi chỉ gặp André Cương Quyết qua mạng Internet. Anh Cu gửi bài, nhờ tôi dịch, và chuyển cho một trang blog thích hợp chịu đăng. Thường là trang Bauxite đăng luôn, sau đó Ba Sàm đăng lại. Bây giờ có Văn Việt nữa. 

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Ông THĂNG lại LA ngành hàng không .

Phi công máy bay suýt va chạm: 'Bọn em xém chết rồi đấy'

Người ra huấn lệnh cất cánh cho chuyến bay số hiệu PIC595 (của Jetstar Pacific lúc 20h46 phút ngày 27/6, tại sân bay Đà Nẵng) là một nhân viên không lưu tập sự.
Mô phỏng tình huống
Băng ghi âm cuộc điện đàm cho thấy tại giây thứ nhất (khi sự cố bắt đầu xảy ra), nữ kiểm soát không lưu phát lệnh: “Đường băng thoáng, cho phép PIC595 cất cánh”. Cùng giây đó, phi công của Vietnam Airlines (vừa hạ cánh, đang điều khiển máy bay trên đường băng vào chỗ đỗ) thốt lên: “A, chúng tôi chưa ra khỏi đường băng, chị đã cho huấn lệnh cất cánh là hơi sai rồi đấy nhé”. 
Ngay lập tức (khoảng ba giây sau), nhân viên điều hành bay có nhiệm vụ giám sát nhân viên tập sự giật micro điều hành, nói: “Hủy cất cánh”. Một giây tiếp theo, máy bay Jetstar hủy cất cánh. Sự việc xảy ra tổng cộng trong 4 giây. Được biết, khoảng cách giữa hai máy bay này khoảng 350 m.
Sau đó, phi công nói lại với nữ nhân viên không lưu: “Lần sau cẩn thận chút nghe chị, bọn em xém chết rồi đấy”. Nữ nhân viên tập sự nói: “Dạ rồi anh, em cảm ơn anh nhiều ạ”.
Sáng 11/7, trong cuộc họp bàn về chậm, hủy chuyến bay, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhắc đến tình huống này và nói: “Nếu máy bay cất cánh thật sẽ là thảm họa”. Ông Thăng chỉ đạo Tổng Cty Điều hành bay phải làm rõ trách nhiệm về sự việc cụ thể trên và báo cáo về các sự cố trong 6 tháng qua. 
-----------------------------------------------------
Theo Đình Thắng-Sỹ Lực/ Báo Tiền Phong
(*) Tiêu đề đã được Zing.vn đặt lại.

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Một vụ Scandan hy hữu trong làng báo chí CMVN thời hiện tai

HÁO DANH VÀ GIAN LẬN, TBT ĐẠI ĐOÀN KẾT 

ĐINH ĐỨC LẬP PHẢI RA ĐI

MỘT QUAN BÁO RA ĐI VÌ HÁO DANH VÀ GIAN LẬN
Lời bình của Huy Đức: Nhét tên mình vào, chia "giải báo chí quốc gia" với lính lác, tranh phần xuất hiện trước ống kính VTV truyền trực tiếp; bị phát hiện thì cãi chày cãi cối cho tới khi báo Người Cao Tuổi dồn đến chân tường, chỉ xét về độ trung thực, loại người như thế không đáng cho làm phóng viên quèn, vậy mà vẫn chễm chệ trên ghế Tổng biên tập của một tờ báo mà người đứng đầu có "hàm gần như thứ trưởng". Trong vụ này không chỉ có ông Đinh Đức Lập (TBT báo Đại Đoàn Kết), cách hành xử của Hội Nhà báo cũng cho thấy, nền "báo chí cách mạng" đã nát tới mức chẳng còn ai muốn giữ lề. Những nhà báo tử tế phải đứng cạnh những tổng biên tập như vậy, ở cùng những ông lãnh đạo Hội như vậy, chắc là đau đớn lắm!

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay ( Kỳ 3)

Mật lệnh sau “bức tường đỏ“

Thời hoàng kim: Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên 1953
Thời hoàng kim: Bành Đức Hoài ký thỏa thuận đình chiến trong chiến tranh Triều Tiên 1953

Một đêm cuối năm 1966, thủ tướng Chu Ân Lai nhận điện thoại cầu cứu khẩn cấp từ Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) gọi về theo đường dây đặc biệt, báo tin nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh tới, đã trèo tường leo vào nơi nguyên soái Bành Đức Hoài đang ở bắt ông đi mất
Suốt đêm ấy, Chu Ân Lai không ngủ vì mới hôm nào “Bộ trưởng Bộ công nghiệp than Trương Lâm Chi bị phái tạo phản đấu đá bức cung đến nỗi phải bỏ mạng (…) Những sự việc vô thiên vô pháp cứ liên tiếp xảy đến: La Thụy Khanh (đại tướng), Trần Nghị, Hạ Long (nguyên soái) bị đấu”, giờ đây Hồng vệ binh ngang ngược đòi giải “tên tội phạm đặc biệt” Bành Đức Hoài về Bắc Kinh thẩm vấn. 
Chu Ân Lai lập tức chỉ thị Bộ tư lệnh Vệ Tuất đưa lực lượng đến ga Bắc Kinh chờ sẵn để “bố trí chỗ ở và học tập cho đồng chí Bành Đức Hoài thật chu đáo”. Và lệnh quân khu Thành Đô phái người cùng đi với Hồng vệ binh “hộ tống đồng chí Bành Đức Hoài trở về Bắc Kinh (…) đảm bảo tuyệt đối an toàn. Nhưng Hồng vệ binh chỉ “tuân theo thánh chỉ của Giang Thanh, không còn coi trọng các chỉ thị của thủ tướng Chu Ân Lai nữa” (sđd, tr.235). Điều ấy nêu rõ qua bài viết của Tạ Liễu Thanh đăng trong phần phụ lục cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” tóm lược dưới đây.

Quan chức Trung Quốc bất lịch sự từ lúc nào?

Trần văn Tuấn

Trở về nước, ông Dương Khiết Trì tuyên bố với báo chí rằng "sang Việt Nam đơn giản chỉ để trách mắng đồng nhiệm người VN"
Trở về nước, ông Dương Khiết Trì tuyên bố với báo chí rằng "sang Việt Nam đơn giản chỉ để trách mắng đồng nhiệm người VN"

Bài viết China’s “new” language of diplomacy của tác giả Tuan V. Nguyen (Nguyễn Văn Tuấn), đăng trên Asia Sentinel phân tích ngọn ngành, gốc rễ của phong cách phát ngôn khiếm nhã, bất lịch sự, thậm chí thô lỗ có tính hệ thống của các quan chức chính trị, ngoại giao Trung Quốc (TQ) trong thời gian gần đây. Tại sao lại có như vậy? Một Thế Giới xin trích dịch.
Một tính cách đặc trưng đáng chú ý của giới quan chức TQ trong các hội nghị quốc tế là họ hay dùng ngôn ngữ khiếm nhã, thậm chí lỗ mãng một cách bất bình thường. Đây là thứ ngôn ngữ hoàn toàn không giúp được cho TQ trong nỗ lực được công nhận là một thành viên văn minh của cộng đồng ngoại giao quốc tế.
Những cử chỉ lễ phép, những ngôn từ tôn trọng người khác dường như biến mất trong các bài diễn văn của các quan chức TQ trên diễn đàn quốc tế. Mới đây thôi, sau chuyến viếng thăm Việt Nam, ông Dương Khiết Trì - ủy viên quốc vụ viện với thâm niên lâu năm làm chính sách đối ngoại, đã về nước và tuyên bố với báo chí rằng mục tiêu của ông ta đến Việt Nam "đơn giản chỉ là trách mắng (lên lớp) đồng nhiệm người  Việt Nam".
Một bộ phận báo chí Trung Quốc thậm chí còn gọi Việt Nam là “đứa con hoang”. Những bình luận được đưa ra, nhìn nhận có sự căng thẳng giữa Việt Nam và TQ xoay quanh vấn đề Hoàng Sa. Ngôn từ được các quan chức TQ đưa ra rất kẻ cả, bề trên và hỗn xược.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

THƯ GIÃN - CƯỜI CÙNG WORLD CUP

 Xem bóng đá " Khuyến mãi " !

 Thua độ và phút giây ...giác ngộ !

 Thua độ hả ? Thôi mặc tạm cái này của bác mà về !

 

 Chiến thuật " Ngực tấn công mông phòng thủ " !

 đối đầu với chiến thuật " 2 gọng kìm" của đối phương .

Tăng cường cầu thủ thứ 12 vào sân cho nó ...máu !

 " À, hiểu rồi : tỉ số 1 đều !"

----------------------------------------
Mời các cụ tham gia chú thích ảnh .

Người Việt có "Trai lì cảm xúc không "?

Gần đây trên mạng xã hội thấy xuất hiện khá thường xuyên bài viết của tác giả Nguyễn văn Tuấn. . Tác giả này đề cập đến nhiều khía cạnh về mối quan hệ giữa 2 nước CS Việt Nam-Trung Quốc thông qua sự kiện giàn khoa HD 981 và thái độ hung hăng gây hấn của TQ đối với VN. Nguyễn văn Tuấn cũng đưa ra những nhận xét về thái độ ứng xử của giới lãnh đạo VN và phản ứng của người dân VN . Gần đây nhất có bài viết nhan đề " TRAI LÌ CẢM XÚC " ông đăng trên Blog cá nhân và được nhiều Bloggers chép lại đem về Blog của mình. Ở Làng ta có Blogger Trương Trác rút tít lớn : "MỘT TÂM TRẠNG NGUY HIỂM, CÓ THẬT VÀ ĐANG LAN RỘNG"( Xem tại đây).
Vì thấy ý kiến của tác giả Trần văn Tuấn đáng để chúng ta suy nghĩ, nên tôi đã tìm hiểu về ông. Thì ra Trần văn Tuấn là 1 Giáo sư người Úc gốc Việt rất nổi tiếng "Từ một chân phụ bếp rồi phụ tá trong bệnh viện để mưu sinh, Nguyễn Văn Tuấn đã tự vươn lên, trở thành Giáo sư, Tiến sĩ, là nhà nghiên cứu khoa học giỏi về xương, dịch tễ học." ( Ở Úc), như đánh giá của tờ báo mạng Dân Trí từ tháng 7/2010. Còn theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, thì " Ông là người đầu tiên đem ngành loãng xương về Việt Nam và sáng lập hội loãng xương. Đem y học thực chứng về Việt Nam và in cuốn sách đầu tiên về chuyên ngành này, ông cũng là người đầu tiên giới thiệu ngôn ngữ thống kê R ở Việt Nam, và cho đến nay cuốn sách R của ông vẫn là cuốn nhập môn duy nhất về R cho sinh viên cả nước dùng. Ông cũng có các bài giảng về R trên YouTube. Tính đến nay ông đã in 10 cuốn sách tại Việt Nam. Ông đã hướng dẫn sinh viên và cộng tác với các đồng nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực của ông trên 15 công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tập san quốc tế, ông đã đào tạo được bốn tiến sỹ giúp Việt Nam và đã tổ chức các hội nghị chuyên ngành và mời hàng ngàn các đồng nghiệp quốc tế về Việt Nam. Ông thường xuyên về Việt Nam thỉnh giảng, mỗi lần như vậy kéo dài cả nửa tháng.
Ông viết rất nhiều các bài viết về giáo dục, về kinh nghiệm nghiên cứu khoa học để chia sẻ với các sinh viên và đồng nghiệp trẻ ở Việt Nam trênblog của mình và báo chí trong nước, các ý kiến của ông được tiếp nhận tốt ở Việt Nam và được đánh giá cao. Ngoài ra ông còn tham ra tranh đấu chủ quyền biển đảo cho Việt Nam thông qua báo chí, diễn đàn và các tổ chức quốc tế." Xem tại đây)

Trích dẫn về đời tư tác giả để thêm niềm tin rằng, những ý kiến của ông không phải là không có tính xây dựng . Mời các cụ sang nhà cụ Trương Trác đọc toàn văn và cho ý kiến .( Đã có 2 ý kiến của Trung Hài và Calathau )

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay ( Kỳ 2)

Giang Thanh trước ngày lập 'Đảng Hoàng hậu'

Theo -
Ảnh: Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư Giang Thanh thời trẻ (ảnh tư liệu Internet)
Ảnh: Mao Trạch Đông và người vợ thứ tư Giang Thanh thời trẻ (ảnh tư liệu Internet)

Lúc danh tiếng của nguyên soái Bành Đức Hoài đã vang dội ra khỏi biên giới Trung Quốc sau cuộc vạn lý trường chinh “hai vạn năm nghìn dặm” (1934 - 1936) thì Giang Thanh với “hai bàn tay trắng” mới lần đầu tiên tìm đến căn cứ Diên An ra mắt Mao Trạch Đông (vào mùa thu 1938)…
Giang Thanh với thế mạnh của phái đẹp có đôi mắt to lấp láy, mũi thanh tú và miệng hơi rộng nhưng “khi mím môi lại, thành đường kẻ chỉ, thì lại hóa ra một nét đẹp quý phái” hiếm có và rất quyến rũ, cùng thần thái lanh lợi khác người, đã sớm làm“thế giới nội tâm của Mao Trạch Đông phải rung lên đồng điệu” (sđd, tr.124). 
Giang Thanh tìm thấy ở Mao Trạch Đông người đàn ông mong đợi về cả hai phương diện: nghị lực và quyền lực. Phía Mao Trạch Đông, ở tuổi 45 cũng nhận ra ở cô thư ký 24 tuổi đang giữ hồ sơ của Quân ủy Trung ương có những nét nhu mì làm dịu nỗi trống trải của ông sau ngày người vợ thứ ba (Hạ Tử Trân) từ biệt ra đi.
Để chung sống chính thức với Giang Thanh, Mao Trạch Đông yêu cầu điều tra về quá khứ của “cô ấy”. Và Khang Sinh (đồng hương với Giang Thanh) từng ở vị trí lãnh đạo Ban tổ chức Trung ương Đảng, chuyên gia Phòng mật vụ, đứng đầu ngành tình báo, đã bảo đảm với Mao Trạch Đông bằng văn bản về “lý lịch hoàn toàn trong sạch” của Giang Thanh. 
Tiếp đó, Mao Trạch Đông thỉnh thị ý kiến của Đảng. Ban Bí thư Trung ương chấp thuận để Mao Trạch Đông kết hôn Giang Thanh cuối năm 1938 với điều kiện Giang Thanh chỉ “phụ trách việc chăm sóc đời sống, ăn ngủ, sức khỏe” của Mao Trạch Đông và không được phép “đảm nhiệm bất kỳ chức vụ gì trong Đảng, không được có ý kiến về nhân sự của Đảng, cũng như tham gia các hoạt động chính trị khác trong vòng 20 năm”. Dĩ nhiên, Giang Thanh không vui gì lắm, nếu không muốn nói là bực bội đối với “khung” quy định ấy.
Mãi 24 năm sau, vào tháng 9.1962, khi phu nhân tổng thống Indonesia: bà Sukarno sang thăm Trung Quốc, chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ cùng phu nhân Vương Quang Mỹ đón ngày 24.9 theo nghi  lễ ngoại giao là đủ rồi. Nhưng bất thần, Mao Trạch Đông quyết định tiếp bà Sukarno buổi khác nữa, có cả Giang Thanh cạnh ông. Ngay sau buổi tiếp, Nhân dân nhật báo ngày 30.9 đã in trang đầu bức ảnh cỡ lớn chụp Mao Trạch Đông và Giang Thanh xuất hiện bên nhau trong buổi tiếp phu nhân tổng thống Sukarno. Đó là tín hiệu đầu tiên cho thấy Mao Trạch Đông muốn chính thức giới thiệu Giang Thanh bước lên vũ đài chính trị mà “không cần một lời tuyên bố” nào.
Về sau, ban đầu Mao Trạch Đông đưa Giang Thanh vào vị trí “Tổ phó thứ nhất của Tổ cách mạng văn hóa” (1966), rồi dần dần nắm thực quyền “thay thế cả Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trở thành cốt lõi Bộ Tư lệnh mới của Mao Trạch Đông” để thật sự “leo lên đỉnh cao quyền lực”, ra tay “sát phạt” nhiều danh thần, mà nguyên soái Bành Đức Hoài là “tội phạm đặc biệt” số một.  
Thật ra nguyên do (thường được các nhà nghiên cứu nhắc tới) có thể bắt nguồn từ năm 1959, khi Bành Đức Hoài mạnh miệng phê phán “bước tiến nhảy vọt” của Mao Trạch Đông đã “sai lầm từ gốc rễ”. Hơn 45 năm sau (tháng 9.2005), lời phê phán ấy mới chứng thực rõ ràng lần nữa qua số liệu chính thức được giải mật theo Quyết định của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc là: trong 4 năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” đã đưa đến thảm kịch: 37,55 triệu người chết đói (nhiều hơn số người chết trong chiến tranh thế giới thứ hai). 
Tài liệu của Tân Tử Lăng - nguyên cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện Quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc - bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam - ghi nhận về một trong những cảnh đau lòng nhất trong “nạn đói lịch sử” ấy, cho biết vì không còn gì ăn nên “nạn ăn thịt người đã diễn ra ở Tứ Xuyên và nhiều nơi khác - khi chôn người chết chỉ vùi nông, tối đến bới lên xẻo lấy thịt ăn, hoặc tang chủ đã lóc thịt thân nhân trước khi mai táng. Tàn nhẫn hơn là nạn ăn thịt trẻ con, điển hình là chuyện xảy ra ở Đội sản xuất số 1, Đại đội 5, Công xã Đông Dương, huyện Sùng Khánh, Khu Ôn Giang, tỉnh Tứ Xuyên.
Theo lời Trịnh Đại Quân, nguyên cán bộ Ban công tác nông thôn huyện Sùng Khánh. Đội sản xuất trên có 82 hộ, 491 nhân khẩu, chỉ trong một năm từ tháng 12.1959 đến tháng 11.1960, đã có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn ăn thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi ở nơi này, 83% số gia đình ở đội này từng ăn thịt người. 
Chuyện đau lòng đó diễn ra trong bối cảnh lương thực hết sạch, mọi người từng nhiều ngày phải ăn giun dế, côn trùng, lá cây, vỏ cây, cỏ dại, và cả đất thô.  Kế toán Vương Giải Phóng là người đầu tiên phát hiện vụ ăn thịt trẻ con. Hồi đó, tuy nhà ăn tập thể thực tế đã ngừng hoạt động vì không còn lương thực nữa, nhưng lệnh cấm các gia đình nấu nướng vẫn còn hiệu lực, bếp nhà ai nổi lửa là phạm pháp.
Đêm ấy, đến lượt Vương cùng hai người khác đi tuần. Các mái nhà phủ trắng tuyết đầu mùa sáng hẳn lên khi vầng trăng nhô ra khỏi đám mây. Nhóm tuần tra phát hiện một dải khói mỏng tỏa ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa. 
Họ chia tay nhau bao vây vu hồi, rồi đồng loạt bấm đèn pin nhảy vào nhà, nổ một phát súng cảnh cáo: tất cả ngồi im ! Đèn dầu được châm lên, nhà Nhị Oa có 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, còn lại 6 người, nhưng lúc này chỉ thấy có 5. Thành viên thứ 6 là bé gái Thụ Tài 3 tuổi vừa bị giết hại, xẻ ra lấy thịt, đang luộc trong nồi” (còn nữa).