Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

HAI ÔNG NAM HÀN BÀN CHUYỆN THOÁT... "HÀN" (NGHÈO)


(Sưu tầm )
    Hôm thứ 6 vừa rồi (19-4-2013), có hai ông  gốc gác Nam Triều Tiên (Nam Hàn) hay còn gọi là Hàn Quốc, đến nói chuyện với nhau tại đại bản doanh World Bank. Đó là Jim Yong Kim và Ban Ki-moon. Ông Jim Kim là Chủ tịch World Bank, ông Ban Ki (tên giống tiếng Việt thế) là Chủ tịch Liên Hiệp Quốc (TTK UN). Cả thế giới có hai chức to nhất lại do người Triều tiên nắm hết.
Jim Kim sinh năm 1959 tại Seoul, sang Mỹ từ lúc 5 tuổi. Chắc là tiếng Triều vẫn hiểu, nhưng tiếng Mỹ thạo hơn, giống cu Luck bây giờ. Trước  khi đến World Bank, ông từng làm Hiệu trưởng trường Dartmouth, một trong 10 ivy leagues của Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

XUNG QUANH CHIẾC MŨ BẢO HIỂM !

Mấy ngày gần đây cư dân mạng sôn sao về Clip 1 học sinh Lớp 10 do không đội mũ bảo hiểm , khi bị CA phát hiện đã bỏ chạy nên bị đánh vào mang tai khiến tai em chảy máu . Các cụ hãy xem và cho ý kiến .


Diễn biến vụ việc sau đó đã được công an phường 8, quận 11 (TP.HCM) xác nhận. Theo đó, trưa ngày 26/3, tổ công tác thuộc công an phường đang tuần tra trên địa bàn phường thì phát hiện em Lâm Dụ Cường (học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Hiền, ngụ tại quận Tân Bình) chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm. Tổ công tác ra hiệu lệnh yêu cầu dừng xe để xử lý vi phạm nhưng Cường vẫn tiếp tục chạy.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

CÙNG CƯỜI VỚI BÀI THƠ CHÁU TẢ BÀ

Đối lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu thường thấy trong những bài văn mẫu - bà trong bài thơ "lạ" khá gần cuộc sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…

Cộng đồng facebook đang truyền nhau bài thơ viết về người bà thời hiện đại nhưng không kém phần hóm hỉnh, hài hước.

Cười nghiêng ngả với bài thơ lạ tả bà
Bài thơ về bà và hình ảnh minh họa trẻ phải học theo văn mẫu gây sốt trên facebook. (Ảnh chụp lại từ màn hình)

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

RỪNG LUẬT : TÔI LÀ DÂN TÔI CŨNG SỢ !

Đấy là lời của CT .QH Nguyễn Sinh Hùng nói giữa cuộc họp của UBTVQH nghe tờ trình của CP do Bộ trưởng Tư pháp Hồ Hùng Cường trình bày về ....53 Dự án Luật năm tới đưa ra QH biểu quyết !!!
Nếu nói chính xác thì là  :
Cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh vào chương trình xây dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp. “Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

CHÓ MÈO PHẢI CHÍNH CHỦ : CHUYỆN THẬT NHƯ ĐÙA !

Ông quan Thú y khẳng định : Quy định 'chính chủ' chó, mèo có khả thi !

Calathau : Chuyện này xảy ra chưa lâu  ( Căn cứ bài báo đăng trên Tin Ngắn Online Thứ tư, 05/12/2012 ), thế mà nghe như chuyện ...Ba Gia-Tú Xuất ! Tất nhiên cái quy định quái gở này đã chết yểu như các cụ đều biết, nhưng đã có nhiều quy định mới cũng đã lấp ló ra đời, lại còn "Kinh dị " hơn ! 


Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y, ông Văn Đăng Kỳ cho rằng hoạt động này hoàn toàn khả thi khi triển khai trên toàn quốc.

Ông Kỳ cho biết điều tra trên 1.200 hộ dân ở Phú Thọ cho kết quả 90% đồng ý với hoạt động này. Ông nói:
'Tổng điều tra ngày 1/4 vừa qua cho biết cả nước có 10 triệu con chó, mèo, nhưng cách đây mấy năm các chi cục thú y thống kê gửi lên thì chỉ có 6 triệu con.
Ngay số lượng chó, mèo hiện có là bao nhiêu cũng chưa có con số chính xác.

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

XEM TRANH LỤA NGUYỄN PHAN CHÁNH IN TRÊN HỌA BÁO PHÁP .

Calathau - 1 độc giả, tên Phạm Hùng từ San Diego (Hoa Kỳ) gửi về cho VOV online hình ảnh 4 trang họa báo "Illustrator" có giới thiệu và in 04 bức tranh lụa của HS Nguyễn Phan Chánh cách nay đã 81 năm mà vẫn đẹp như mới. Ta chửi chủ nghĩa thực dân Pháp và đánh đuổi quân Pháp xâm lược, nhưng công bằng mà nói người Pháp cũng mang văn minh sang nước ta và góp phần giữ gìn văn hóa Việt cho người Việt .


Năm 1931, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa "Chơi ô ăn quan" cùng một số họa phẩm khác như "Cô gái rửa rau", "Em bé cho chim ăn", "Lên đồng". Cũng năm này tại triển lãm Paris (Pháp), một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết tranh lụa Việt Nam qua bút pháp Nguyễn Phan Chánh. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

MỸ TÂM ĐÒI CÁTSÊ KHỦNG ?

Từ chuyện Mỹ Tâm với cú lắc đầu của ông chủ tịch

imagesCalathau : Mấy ngày nay rộ lên xicandan cô ca sĩ Tóc nâu môi trầm Mỹ Tâm ra giá 6 ngàn đô la Mỹ cho bài hát cô trình bày trong đêm pháo hoa quốc tế sắp tới bên sông Hàn ( Đà Nẵng). Có thể chưa hẳn cái giá 6 ngàn đô (khoảng 120 triệu VND) cho 1 lần hát của Mỹ Tâm đã là cao nhất so với trước đây cô đã từng ra giá. Nhưng rắc rối ở chỗ cô đã ra giá với chính ĐN, quê hương cô, nơi chưa 1lần cô tham gia hát ở Lễ hội pháo hoa quốc tế có thương hiệu này ! Theo thông tin trên báo chí, người từ chối Mỹ Tâm là CT UBND Đã Nẵng , với lý do : quá cao, trong lúc kinh tế ĐN đang gặp nhiều khó khăn. Còn Mỹ Tâm thì cho rằng cô chưa từng mặc cả với "chú Chiến" ( Tức ông Văn Hữu Chiến CT ĐN), mà chỉ qua Cty Tổ chức sự kiện .....Còn, nếu ĐN có lời đề nghị thì cô sẽ sẵn sàng ...xuống thang , thậm chí "hát từ thiện" ! ( Xin nhắc lại đây chỉ là thông tin Mõ tôi nhặt trên mạng, chưa được kiểm chứng). Nhưng nguyên chuyên này cũng đặt ra vấn đề mang tính phổ biến hơn. Đó là ....( Thôi, mời các cụ đọc Entry sau đây để rõ hơn )

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NGHỆ SĨ HÀI VĂN HIỆP SẼ CÓ DANH HIỆU GÌ LÚC VỀ CHÍN SUỐI ?

 NS Văn Hiệp " ông trưởng thôn nghiện thuôc lào "

Mấy hôm nay báo chí, blog tràn ngập bài viết về diễn viên hài Văn Hiệp vừa mất. Ca ngợi, tiếc thương, rồi lôi cả đời tư lên mặt báo. Chị vợ ở Đức mấy chục năm tuyên bố vẫn yêu chồng. Con trai bảo, mẹ ra đi, bỏ ông ở lại trong cô đơn và nghèo túng.
Báo chí khai thác tối đa đám tang, nào tài năng, nào đức độ ...dù lúc bác còn sống, chẳng có bài nào khen bác cho ra hồn !
Thực ra tôi không có ấn tượng gì sâu sắc ở diễn viên này nếu đứng trên phương diện tài năng nghệ thuật. Bác Hiệp chẳng qua cũng chỉ lấy nghề diễn làm kế sinh nhai mà thôi, tôi nghĩ thế. Nhưng cái ấn tượng nhất về Văn Hiệp trong tôi là cái dáng hình, khuôn mặt, thần thái ...tồi tội thế nào ấy mỗi lần ông xuất hiên trên sân khấu. Ông vào vai nào cũng tất tưởi, nhân hậu nhưng cũng hậu đậu, tức cười . Ông mất, tôi mới biết thêm nhiều chuyện về ông : Ông nghèo túng đến thảm hại ( nhịn bữa ăn tập thể để lấy tiền tiêu vặt). Ông bị vợ bỏ rơi (?). Ông không được thưởng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú v.v...Vì thế trong đám tang ông có nữ nghệ sĩ hài khóc rống lên kể khổ " Ới anh Văn Hiệp ơi ! Sao anh khổ thế hả anh, đến cái danh hiệu Ưu tú họ cũng không cho anh ." Và người ta ( các nghệ sĩ đã có đủ các danh hiệu), bàn nhau  viết kiến nghị, ký tên XIN cấp trên truy tặng cho ông 1 cái DANH HIỆU ! Chưa biết đơn đã có ai soạn thảo chưa và đã có ai ký chưa nhưng trên mạng đã chia 2 phe công kích nhau kịch liệt : Một phe cho rằng đạo lý ở đời phải công bằng với cả những ngưởi đã mất. Văn Hiệp phải có danh hiện Ưu Tú hoặc NSND mang theo xuống mồ ! Phe kia lập luận, Văn Hiệp tuy không được phong danh hiệu , nhưng tài năng và đóng góp của ông đã được Nhân dân xác nhận. Đó chính là danh hiệu cao quý nhất. Phe này còn đả kích chủ trương Nhà nước đặt ra các loại danh hiệu này nọ ( học mót của Liên bang Xô Viết), để đến nay nước ta mắc chứng "chạy danh hiệu", ":Loạn danh hiệu" khó cha , cuối cùng danh hiệu mất giá thê thảm . ( Nhưng mà vẫn mê danh hiệu vì ngày nay Danh hiệu có thể giúp đánh bóng tên tuổi, giúp ra giá catxê cao hơn ...)
Riêng tôi, xin các nghệ sĩ đang sống ,hãy làm hết sức mình để bác Văn Hiệp có được cái danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú mà bác xứng đáng được tặng từ lâu . Và tôi tin, Nghệ sĩ Nhân dân thì khó, chứ Ưu tú thì nỡ lòng nào mà Ban Thi đua khen thưởng ( hay Hội đồng phong danh hiệu Quốc gia gì đó) lại không cho !
Xin cầu Trời cho hương hồn bác Văn Hiệp đáng thương sớm siêu thoát , sau khi đã được truy tặng danh hiệu NSUT !

NHỮNG CÂU ĐỐI Ở ĐỀN HÙNG

Calathau : Trên Blog cụ Giang (Đặng) gần đây có bài giới thiệu những nét mới trong Lễ hội Đền Hùng năm nay. Hình như nhiều cụ có dự kiến sắp tới về Đất Tổ dHội . Nhân dịp này xin giới thiệu bài sưu tầm giải nghĩa về các câu đối ở quần thể di tích Đền Hùng để mọi người tham khảo.Đọc và hiểu được các câu đối này chắc chắn sẽ làm cho cuộc về nguồn của chúng ta thêm nhiều ý nghĩa ...
CÂU ĐỐI ĐỀN HÙNG VÀ TÂM THỨC VIỆT NAM

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

TỐN KÉM BAO NHIÊU TIỀN CHO VIỆC LẤY Ý KIẾN DÂN ?


//
you're reading...

 Nguyễn Quang A (báo Lao Động)

(LĐCT) – Số 14 – Thứ năm 04/04/2013 11:14

Lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 bắt đầu từ 2.1.2013. Theo điều 7 của Nghị quyết số 38/2012/QH, việc lấy ý kiến kết thúc vào ngày 31-3.2013. Ngày 2.3.2013, Chủ tịch Quốc hội khẳng định tiếp thu ý kiến góp ý đến hết tháng 9.2013.
Điểm 2, điều 8 của nghị quyết quy định “kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do ngân sách nhà nước bảo đảm”. Phải đợi đến quyết toán ngân sách của năm tài chính 2013 (chắc vào cuối 2014) chúng ta mới biết việc lấy ý kiến tốn bao nhiêu tiền ngân sách. Hiện nay, chỉ có thể đưa ra những con số ước lượng về độ lớn. Sai số có thể vài ba lần, nhưng cũng có thể cho ta mường tượng về độ lớn của con số đó. Chi phí xã hội có thể lớn hơn chi ngân sách rất nhiều, mà dưới đây cũng chỉ điểm qua. Đến 25.3.2013, theo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của Chính phủ, đã có 28.014 cuộc hội thảo, hội nghị lấy ý kiến và đã tiếp nhận hơn 15 triệu lượt ý kiến đóng góp. Đến 28.3, các con số đó là 20 triệu lượt và hơn 30 ngàn hội thảo (thế nhưng riêng TP. Hồ Chí Minh đã có trên 40 ngàn cuộc?); còn đến 31.3.2013, con số đã lên 26 triệu!

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

BÌNH DƯƠNG 3 THÁNG MỖI NGƯỜI DÂN GÓP 30 Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP (!)

Mình tự kiểm, hồi này "ma đưa lối quỷ dẫn đường" thế nào đó mà cứ tạt sang " Lê Dân" coi tin tức. Tưởng chỉ có nhõn Mõ u mê "lạc lối", ai ngờ 1 vị chức sắc Hội Mỹ thuật Tp.HCM, bạn chúng ta cũng " ừ tớ đêm nào cũng mất ngủ vì lạc vào Lề Dân ". Một nữ TBT 1 tạp chí của 1 tập đoàn lớn, tự thú :" Ôi anh ơi , dạo này vào mạng Lề Dân là thú tiêu khiển giải trí của em đấy !". Vị CT Hội đồng Quản trị 1 trường Cao đẳng dân lập, cũng dân Cu Lờ thì tấm tắc " Công nhận về mặt lý luận họ hơn hẳn cánh Dư luận viên của phe ta !". Đại loại thế, nếu dẫn ra thì còn nhiều lắm. Đó là 1 thực tế, bởi cứ đọc trên báo in do Tuyên Giáo làm TBT và gần 70 đài PT-TH Quốc doanh thì chả bới đâu ra thông tin mới, chưa nói tới tính chân thực đến đâu . Thí dụ vụ xử ĐV Vươn chỉ riêng chi tiết báo chí tung ra là phút đầu tiên gặp nhau trong tòa 2 vợ chồng Vươn-Thương chan hòa nước mắt là phịa 100%. Sau này chị Thương và chị Hiền ( vợ anh Quý) kể với mấy cô bác thân quen ( được đăng trên Blog TS Nguyễn Xuân Diện), là suốt mấy ngày xét xử, 2 chị đứng rất gần chồng nhưng tuyệt đối không được nhìn sang nhau, nói chi đến ôm nhau khóc như mưa !!! Đến khi tuyên án xong, kết thúc phiên tòa, các chị xin, mấy chú CA dẫn giải mới hứa là sẽ để họ được gặp chồng. Nhưng thay vì dẫn thẳng ra chỗ anh Vươn anh Quý chỉ cách mấy bước, các chú này  rất nhã nhặn dẫn 2 chị đi loanh quanh 1 hồi, ra đến sân Tòa thì xe chở chồng họ đã mất hút trong xe "bịt bùng" ...
Có lần táy máy mình tạt sang lề PHẢI coi. Gặp ngay trang Trang Tin Điện tử  của Tỉnh Bình Dương (http://www.binhduong.gov.vn/vn/news_detail.php?id=10164&idcat=17&idcat2=32 ). .Nó thế này :
Tại buổi họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân trong việc đóng góp Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Các ý kiến đóng góp rõ ràng, được nghiên cứu kĩ, thiết thực, sâu sắc, thể hiện rõ mong muốn Hiến pháp được sửa đổi có tính ổn định lâu dài, tạo động lực cho đất nước tiếp tục phát triển. Phó Chủ tịch HĐND đề nghị, từ nay đến 30/9, các tổ chức, cá nhân và người dân tiếp tục đóng góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi.”

 Mõ tôi xin thay mặt MĐốp "chiềng làng chiềng chạ/Thơng hạ tây đông" để các cụ nghe cho ...thủng ạ !

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2013

LÊ KIÊN THÀNH : CHA TÔI, LÊ DUẨN VÀ KỶ NIỆM VỚI TRUNG QUỐC

Lê Kiên Thành 


Nhân kỷ niệm 106 năm ngày sinh cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, chúng tôi trao đổi với ông Lê Kiên Thành về chủ đề không mới nhưng vẫn còn nguyên giá trị khoa học thời sự: Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và những kỷ niệm với Trung Quốc.
Qua những lần xuất hiện trên báo chí để nói về cha mình, cũng như qua những lời chúng tôi ghi lại dưới đây, ông Lê Kiên Thành, người con trai thứ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn giúp độc giả hôm nay hiểu hơn về bản lĩnh của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đầy thử thách và oanh liệt của lịch sử dân tộc (1958 -1986).
... Năm 1957, đang là Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, cha tôi được Bác Hồ gọi ra Bắc. Khi ấy, ông đã chọn một hành trình rất ngoạn mục là đi qua Nam Vang (Phnôm Pênh), Hồng Công tới Quảng Châu về Gia Lâm với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Trung Quốc.
Mẹ tôi, các chị tôi và tôi cũng từng có thời gian học tập ở Trung Quốc. Đặc biệt, mẹ tôi trong cuốn nhật ký của mình từng có những trang viết ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong quãng thời gian bà vừa học vừa nuôi con tại Trung Quốc. Trong đó, bà cũng đã ghi nhận sự quan tâm của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, cố Thủ tướng Chu Ân Lai.


 - 1
Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
Trong ban lãnh đạo Trung Quốc, cha tôi cũng có những người bạn rất thân thiết như Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh. Khi Chu Ân Lai ốm, cha tôi sang thăm TQ và vào bệnh viện thăm Chu Ân Lai, nói: “Mong đồng chí chóng khỏe”. Ông Chu Ân Lai nói: “Chúng nó không để tôi sống đâu” (ý chỉ bè lũ 4 tên). Chu Ân Lai vốn là người rất kín đáo và chừng mực. Phải là tình bạn sâu sắc thì ông mới có thể chia sẻ như vậy với cha tôi.
Thế nhưng, vào những thời khắc quan trọng, cha tôi cũng đã thể hiện với Chu Ân Lai sự quyết liệt đến mức cao nhất của mình vì độc lập dân tộc.
Cha tôi kể, có lần, một đồng chí nói với ông: Trung Quốc có đề nghị giúp ta mấy trăm xe tải từ Bắc vào Nam với điều kiện phải để người của họ lái. Cha tôi nói: “Tôi không nhận cái xe nào cả”. Sau đó có đồng chí hỏi lại: “Anh Duẩn, sao ta không nhận một vài cái cho bạn vui?”. Ông nói: “Chúng ta không bao giờ được để cho bất kỳ ai có thể có suy nghĩ có thể cướp được đất nước này, kể cả anh em ‘môi hở, răng lạnh’”.
Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia là nguyên tắc bất di, bất dịch. Vào thời điểm chúng ta còn nhờ rất nhiều vào Trung Quốc những thứ rất thiết yếu như lương thực và vũ khí, nhưng khi họ mời NiXon sang thăm để đàm phán và lấy cuộc chiến tranh VN để mua bán lợi ích của họ, thì trên báo Nhân dân đã viết một câu: “Chúng ta đang sống ở một thời đại mà không phải các nước lớn có thể làm mưa làm gió, hoặc định đoạt số phận của nước nhỏ”. Đó là bản lĩnh của chúng ta, là ý chí của chúng ta.
Trong thời kỳ mình đánh nhau với Mỹ, Trung Quốc cũng rất khó khăn. Dân họ cũng đói. Nhưng họ đã giúp đỡ Việt Nam nhiều thứ, kể cả tiền. Việt Nam từng cảm kích với điều đó. Nhưng không vì thế mà có thể quên được sự toàn vẹn lãnh thổ, cái gì là nguyên tắc thì phải kiên quyết giữ.

 - 2
TBT Lê Duẩn gặp PTS. Lâm Ngọc Thiềm và các sinh viên ĐH Tổng hợp Hà Nội - những người rời giảng đường đến chiến hào vào tháng 5/1972 (Ảnh tư liệu)
… Năm 1972 là một năm đầy thử thách với tiến trình thống nhất đất nước của Việt Nam. Trong cuốn nhật ký của cha tôi có ghi lại vài dòng nhưng đủ để tôi nhớ và hình dung lại những gì diễn ra trong năm đó liên quan đến câu chuyện mà cha tôi kể lại. Ở đó, bản lĩnh người lãnh đạo tối cao của đất nước đã thể hiện bản lĩnh của một dân tộc… Và đủ để tôi cảm nhận sự khắc khoải, đau đớn về những gì trải qua trong cái năm đầy cam go, thử thách ấy và quyết tâm dữ dội của ông về hai chữ độc lập, tự do của dân tộc.
Trước khi Nixon có cuộc đàm đạo với lãnh đạo Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai sang Việt Nam, gặp cha tôi ở Gia Lâm (Hà Nội). Thủ tướng Chu Ân Lai nói với cha tôi rằng Trung Quốc và Nixon sẽ có cuộc bàn thảo về vấn đề Việt Nam.
Cha tôi kể rằng lúc đó ông đã lập tức nổi nóng: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai có thể quyết định được vận mệnh của dân tộc này thay chúng tôi. Nếu Mỹ muốn bàn về Việt Nam thì sang Việt Nam mà bàn với chúng tôi, tại sao bàn với các đồng chí và tại Trung Quốc? Đồng chí có biết, năm 1954, khi cảm nhận được rằng, Việt Nam đã bị ép ký hiệp định Genève, tôi đã khóc ròng trên đường từ miền Bắc quay trở lại miền Nam vì biết rất rõ rằng, rồi đây máu của đồng bào tôi sẽ đổ hàng chục năm trời? Và sau đó thì các đồng chí đã thấy đó, sau hai năm theo như thỏa thuận là “hoà bình sẽ được lập lại”, máu của đồng bào tôi đã đổ cho tới bây giờ…”.
Cha tôi kể, khi ấy, Thủ Tướng Chu Ân Lai đã tỏ thái độ xin lỗi.
Sau khi gặp Nixon, Thủ tướng Chu Ân Lai có sang Việt Nam thông báo tình hình rồi sẽ thế này, thế khác. Sau khi nghe xong, cha tôi nói: “Tôi chỉ biết trước một điều là sau khi Nixon gặp các đồng chí, Mỹ sẽ đánh chúng tôi gấp 10 lần…”.
Dự đoán đó đã đúng. Sau đó, Mỹ đã rải bom khắp các thành phố lớn và làng mạc miền Bắc…
Cha tôi không ngăn được điều này nhưng ông đã thể hiện bản lĩnh và ý chí của cả dân tộc lúc đó và tâm nguyện lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập, tự do”.
Nếu sợ những thế lực bên ngoài và sợ cả chính mình thì tức là giặc chưa đến mà phải thua. Sự kiện 30/4/1975 đã thể hiện bản lĩnh của những nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có cha tôi.
Nhìn lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979, cũng từng có một số người đặt vấn đề: Vì ông Duẩn găng với Trung Quốc, vì ông Duẩn chủ trương đánh Campuchia. Đó là quãng thời gian tôi đã trưởng thành và là một người lính, với tất cả những gì đã chứng kiến, tôi hiểu rằng, ở thời điểm đó, những nhà lãnh đạo Việt Nam, mà cha tôi là người đứng đầu, đã không thể có sự lựa chọn khác.
Với Campuchia, Việt Nam đã thay mặt nhân loại cứu một dân tộc khỏi họa diệt chủng mặc dù cả mình mẩy chúng ta còn đầy thương tích sau hai cuộc chiến tranh. Và cũng là để cứu chính mình. Nếu không làm việc đó, có thể khẳng định rằng sau đó Việt Nam phải chịu một cuộc chiến tranh từ hai đầu biên giới.
Với cuộc chiến 1979, đó không phải là sự lựa chọn của chúng ta. Mà quả thực, nếu không có chuyện Trung Quốc bất ngờ tiến quân vào 6 tỉnh biên giới thì có lẽ đến sau này, cũng sẽ vẫn có người nói: Chuyện nói Trung Quốc muốn đánh Việt Nam là do cha tôi tự nghĩ ra.
Thời đó, không ít người không thể tin được rằng, Trung Quốc có thể đánh Việt Nam. Xin trích lại một đoạn trong bài viết mới đây của ông ông Dương Danh Di, nguyên là Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu thời đó để các bạn có thể hiểu thêm rằng: Họ tiến hành cuộc chiến đó là vì điều gì?

 - 3
Bộ đội VN đánh trả quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn năm 1979 (Ảnh tư liệu)
“... Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản. Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung Quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới...”.
Tất nhiên, cha tôi là người không hề bất ngờ vì ông và Đảng cũng đã có sự tiên liệu và chuẩn bị trước.
Khi lòng yêu nước ăn sâu vào trong máu thịt, thì dù trong hoàn cảnh nào, người ta cũng có sự cảnh giác chính xác để có thể phản ứng đúng để bảo vệ Tổ quốc, bằng cách này hay cách khác.
Vì thế khi gần đây nghe về những vụ như sách của trẻ em in cờ Trung Quốc, nho Việt Nam bán trong siêu thị Big C có dán cờ Trung Quốc, tôi thấy buồn. Chẳng phải vì người Trung Quốc bây giờ quá giỏi mà vì người Việt Nam bây giờ quá chủ quan. Những việc làm đó thực ra cũng chỉ thể hiện sự cẩu thả của một số người cụ thể có liên quan. Nhưng qua đó cũng cho thấy: Ở họ không thường trực lòng yêu nước đủ để không phạm phải những chuyện không cho phép phạm phải. Khi một người yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách không vụ lợi thì bất kỳ có điều gì xảy ra có ảnh hưởng tới đất nước thì sẽ có phản ứng tức thời ngay.
Tôi từng đến cửa Hữu nghị quan sau ngày 17/2/1979. Hồi đó, ở chỗ Trung Quốc trưng bày những kỷ vật về mối quan hệ của hai nước, có tất cả những tấm ảnh lãnh đạo Việt Nam qua nhiều thế hệ, trừ cha tôi. Trong sâu thẳm, tôi tự hào vì điều đó: Cha tôi, Tổng Bí thư Lê Duẩn là người quyết bảo vệ đến cùng từng tấc đất ở đây.
Lê Kiên Thành/  Khampha
 
*****

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013

AI "LÙN" HƠN AI ?









VIỆT NAM KHÔNG YẾU HÈN !

Calathau : Trưa mồng 4/4 bốn  chúng tôi gồm Công Kỳ, Chu Cường, Kháng Chiến và tôi cùng gặp nhau trong buổi sáng trong lành ở Thảo Điền (Tp.HCM), cùng uống với nhau lon bia và cùng ăn với nhau bữa cơm gia đình (đột xuất) do chính tôi đạo diễn . Nói đủ chuyện, tất nhiên không thể thiếu chuyện Cu Lờ , thí dụ như nhất trí đồng tình với việc các Khối lớp cứ tổ chức kỷ niệm 60 trường TNVN , bởi vì như Duy Khắc nói , có thể đây là lần ...cuối cùng kỷ niệm năm chẵn (!).

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

XUNG QUANH BI KỊCH GIA ĐÌNH HỌ DƯƠNG Ở HẢI PHÒNG

Có bao nhiêu phần trăm sự thật sau lời trần tình của em gái Dương Chí Dũng ? 


GiadinhNet -( Bài viết của PV Tiểu Cát) : 

Tôi và chị, cả hai đều có những lý do riêng để không dành cho nhau được nhiều thời gian như mong đợi. Tôi xa xôi cách trở, chị thì bận rộn liên miên, lại buồn bã giữa bộn bề sự cố.