Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

CÒN NHIỀU KHUẤT TẤT XUNG QUANH VỤ TRẦN VĂN TRUYỀN

Lộ một sự thật khác vụ thu hồi nhà, đất của ông Trần Văn Truyền

(LĐ) - Số 277 Hữu Danh - Đăng Hải
Ông Nguyễn Văn Hùng bên phần đất được cấp cho ông Trần Văn Truyền.

Miếng đất trị giá nhiều tỉ đồng của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ - đang bị tỉnh Bến Tre thu hồi, nhiều năm nay, một người dân đã khiếu nại quyết liệt để đòi lại.

Theo hồ sơ, năm 1955, vợ chồng ông Nguyễn Văn Năm và bà Lạc Thị Xiếu mua 2,5ha đất ruộng ở thị xã Bến Tre và sử dụng một phần đất trong số này để chôn cất người thân. Năm 1966, chính quyền chế độ cũ lấy đất này làm căn cứ quân sự, làm hàng rào chừa 1.182m2 đất mồ mả cho gia đình ông Năm. Sau giải phóng, phần đất này được chính quyền tiếp quản, sau đó sử dụng làm Ban Quân y Tỉnh đội. Năm 1977, ông Nguyễn Văn Năm khiếu nại đòi lại miếng đất 1.182m2, nhưng không được giải quyết. Dù vậy, gia đình ông Năm vẫn chôn cất người thân và sử dụng phần đất 1.182m2 phía ngoài tường rào, vừa tiếp tục khiếu nại đòi đất. 
Tuy nhiên, tháng 12.1992, một phần thửa đất 1.182m2 này (tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương) được Quân khu 9 cấp cho ông Trần Văn Truyền với diện tích 351m2. Phần đất còn lại không nằm trong đơn vị quân y cũng được cấp cho nhiều cán bộ khác. Phát hiện đất bị mất, vợ chồng ông Năm đã già yếu nên ủy quyền cho con trai là Nguyễn Văn Hùng đòi lại. Ông Hùng khiếu nại trong thời gian dài, đến ngày 10.8.2005, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Quốc Bảo ban hành Quyết định 2666/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại của ông Hùng. Theo đó, việc ông Hùng xin lại 1.182m2 đất là không phù hợp quy định. Tuy nhiên, trong diện tích này có mồ mả của gia đình ông Hùng nên UBND thị xã Bến Tre sẽ giải quyết cho gia đình 29,9m2 (đo đạc thực tế).
Theo khiếu nại của ông Hùng và theo xác minh của chúng tôi, phần đất mà gia đình ông Hùng đòi nhưng không được trả lại, đã được cấp cho nhiều cán bộ. Trao đổi với PV báo Lao Động, ông Hùng nói: “Mấy chục năm khiếu nại đòi đất, tôi đã phải bán một nửa căn nhà đang ở để làm chi phí. Tôi đã khiếu nại ra tới Thanh tra Chính phủ nhiều lần nhưng không ai giải quyết”.
Đối với căn nhà số 6 Lê Qúy Đôn, phường 1, thành phố Bến Tre mà ông Truyền được mua theo Nghị định 61, nhiều cán bộ về hưu cho biết, thực chất đây không phải là một căn nhà mà là 2 căn liền kề. Năm 2002, ông Trần Văn Truyền muốn thuê khối nhà này. Cty Xây dựng và phát triển nhà Bến Tre tiến hành “cải tạo” khối nhà với chi phí hơn 413 triệu đồng (thời giá năm 2002). Ông Truyền thuê một thời gian ngắn thì xin mua luôn và chỉ phải nộp cho Nhà nước gần 300 triệu đồng. Hiện căn nhà này có giá trị nhiều tỉ đồng. Ngoài phần đất được “cho không” ở đường Nguyễn Thị Định và “bán như cho” ở đường Lê Quý Đôn, chúng tôi còn phát hiện ông Truyền được địa phương “cho thuê” một căn nhà mặt tiền trên đường Đoàn Hoàng Minh (phường 6, thành phố Bến Tre).
Để có thêm thông tin về các bất động sản này, chúng tôi đã liên hệ với Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre để xin hồ sơ. Tuy nhiên, cơ quan này cho biết, Trung tâm phát triển quỹ nhà đất tỉnh Bến Tre quản lý hồ sơ. Chúng tôi liên hệ với cơ quan này thì một cán bộ cho biết, trung tâm mới thành lập 4 năm nay nên cần phải có thời gian để tìm lại.
---------------------------------
Nguồn : Báo Lao Động

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

PHIM "NHẶT XƯƠNG CHO THẦY" CÓ ĐÁNG BỊ PHẠT KHÔNG ?

BĐH - Gọi là phim nhưng thực ra đây chỉ là 1clip hoạt hình kỹ thuật yếu, dài 3 phút trong mục " Quà tặng cuộc sống" do Ban BT Chương trình VTV phụ trách. Clip này nói về một ông thày xấu tính, tham ăn, thậm chí ăn tranh cả phần của trò nhưng lại làm ra vẻ đạo mạo, khiêm nhường. Clip tựa như câu chuyện tiếu lâm chọc quê thầy đồ "liếm đĩa mỡ" nhưng tệ hại ơn nhiều. Điều đáng nói lại được phát trên sóng đài TH quốc gia vào đêm trước ngày Hiến chương quốc tế nhà giáo (19/11). Ngay lập tức , sau khi phát sống, dư luận đặt câu hỏi :" VTV muốn gì đây ? Bôi nhọ nhà giáo VN chăng ? Phe bên kia bênh, cho rằng VTV dũng cảm chỉ trích tiêu cực trong ngành giáo dục . Vài ngày sau  Thanh tra Bộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT) nhào zô. Kết quả THVN bị xử phạt vi phạm hành chính (30 triệu đồng) và buộc phải xin lỗi theo Luật Báo chí. Nhiều cụ chưa được xem clip này nên khó đánh giá công/tội
Vậy mời quý vị xem phim (đoạn phim chỉ hơn 3 phút).Rồi cho ý kiến.
(Click vào dòng chữ -> : Nhặt xương cho thầy - Quà Tặng cuộc sống )

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

TÂN ĐẠI SỨ MỸ TẠI VIỆT NAM - MỘT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

 'Giấc mơ thành hiện thực'

Ông Ted Osius thành thạo nhiều ngoại ngữ và dành phần lớn thời gian làm việc tại châu Á trong sự nghiệp ngoại giao. Ông từng nói rằng việc trở thành đại sứ tại Việt Nam giống như một giấc mơ thành hiện thực. 
Ông Ted Osius và bạn đời Clayton Bond cùng con trai. Ảnh:
Ông Ted Osius và bạn đời Clayton Bond cùng con trai. Ảnh: saisobserver

Ngày 24/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gửi đề cử chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam của ông Ted Osius lên toàn thể Thượng viện để xét duyệt. Trước đó, ông đã có bài phát biểu ấn tượng tại phiên điều trần của ủy ban, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc, kỷ niệm tại Việt Nam cũng như những đánh giá và định hướng hoạt động nếu trở thành tân đại sứ Mỹ. 
"Với tôi, đây là giấc mơ thành hiện thực", ông Osius nói trước ủy ban. Năm 1996, ông trở thành một trong những nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Một năm sau đó, ông giúp mở Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. "Tôi thích thú khi có cơ hội giúp Mỹ kết bạn tại mảnh đất từng chỉ khiến người Mỹ nhớ về một cuộc chiến tranh", ông nói. 
Osius đã hỗ trợ ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi bình thường hóa, khi ông đặt nền tảng cho mối quan hệ mới giữa hai nước. Ông cũng từng đại diện phó Tổng thống Al Gore, tham gia đội chuẩn bị hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, và tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử năm 2000.
Ông Osius từng đi khắp Việt Nam, có lần đạp xe hơn 1.930 km từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.
"Tại khu phi quân sự cũ, tôi đứng trên một cây cầu, nhìn chăm chăm vào những cái hố trông như những cái ao nằm rải rác. Một người phụ nữ lớn tuổi nói bằng tiếng Việt rằng đó không phải là ao, mà là những nơi bom trút xuống. Trong đó có cả ngôi làng của bà. Khi tôi nói với bà rằng tôi đại diện cho chính phủ và nhân dân Mỹ, bà đáp lại bằng một câu khiến tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ rất đỗi ấm áp: 'Hôm nay, chúng ta là anh chị em'", ông Osius kể trong bản điều trần.
"Từ những khởi đầu đó, tôi chứng kiến quan hệ của chúng ta (Mỹ) với Việt Nam phát triển thành quan hệ đối tác quan trọng, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và những lợi ích chiến lược chung. Như Ngoại trưởng Kerry năm ngoái nói ở Hà Nội, "một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền sẽ là một đối tác rất quan trọng của Mỹ trước những thách thức khu vực và toàn cầu", ứng viên đại sứ đánh giá.
Ông Osius cũng cho rằng khi còn ở Thượng viện, ông John Kerry, cùng Thượng nghị sĩ John McCain, đã làm việc để đảm bảo rằng người Mỹ không chỉ nhìn Việt Nam như một cuộc chiến nữa, mà là một quốc gia và dân tộc nước Mỹ có thể hợp tác một cách hòa bình. "Họ nhìn ra ngoài những hố bom và thấy hy vọng trong tương lai", ông Osius cho hay. 
"Nếu được chấp thuận, tôi sẽ tăng cường mối quan hệ đang kết gắn kết hai dân tộc của chúng ta", ông Osius nói, đề cập đến những điểm nhấn trong quan hệ song phương như trao đổi giáo dục, thương mại. Ông cũng dự định tiếp nối những nỗ lực của người tiền nhiệm nhằm làm sâu rộng hơn nữa cam kết của Mỹ. 
ted-osius-flickr-3-8249-1416389158.jpg
Ảnh: USAID
Tân đại sứ có bằng đại học ngành xã hội học tại Harvard College năm 1994 và thạc sĩ về kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại Mỹ tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins năm 1989.
Trong 25 năm làm ngoại giao, ông Osius dành phần lớn thời gian làm việc ở châu Á, như các các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Ông có thể nói tiếng Việt, Pháp, Italy, một chút ít tiếng Arab, Hindi, Thái, Nhật và Indonesia. Công việc gần đây nhất của ông là làm giáo sư trường National War College. Ông cũng là một nghiên cứu viên kỳ cựu ở Viện nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (CSIS).
Theo Age, ông Osius là đại sứ Mỹ công khai đồng tính đầu tiên tại châu Á. Ông kết hôn với bạn đời Clayton Bond tại Vancouver, Canada. Họ có một con trai.  Ông cũng nói thêm rằng ông không gặp khó khăn gì với cả chính phủ lẫn người dân trên đường phố ở các nước ông tới làm việc. 
Trọng Giáp

-------------------------------------
Nguồn :vnExpress

“Không may” cho ông Trần Văn Truyền

Lời dẫn của TT Khoai Lang: Báo Lao Động hạ một chữ "không may" vào trường hơp ông Truyền thật giỏi, bản thân cái chữ "không may" trong bài này đã bật ra một thông điệp lớn, cần phải vạch mặt chỉ tên vô số những quan giàu khác, nhiều vô tận, cứ hễ quan là giàu, đó là chuyện gần như tất yếu, cuộc đời nó khốn nạn nhỉ, ai đời công bộc lai giàu sang hơn chủ nhân của nó? 


 ( 1 trong 6 dinh thự ông Truyền nói do về hưu lao động thối cả ...ngón tay mới có được)

(LĐ) - Số 275 LÊ THANH PHONG n

Kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương liên quan đến tài sản của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cho thấy một lỗ hổng lớn trong việc kê khai tài sản của cán bộ.

Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp của Uỷ ban Tư pháp ngày 15.9 vừa qua, đã đưa ra con số rất lý tưởng, đó là gần 1 triệu người kê khai tài sản năm 2013, chỉ có 1 trường hợp không trung thực.(Có ai tin được không nhỉ ?)
Đã có nhiều ý kiến phản biện, không tin con số này là trung thực. Và sự hoài nghi đó đã đúng. Nếu như chỉ 1 trường hợp không trung thực duy nhất, chẳng lẽ người đó là ông Trần Văn Truyền. Dù không cần đến con số thống kê chính xác, cũng biết chắc chắn còn nhiều người khác như ông. Rõ ràng, việc thực hiện kê khai tài sản quá hình thức, sơ sài cho nên mới có con số báo cáo khác với thực tế.
Đơn cử như trường hợp ông Trần Văn Truyền, nếu xác minh kê khai tài sản công khai, minh bạch, chính xác, thì sẽ không có kết cục như ngày hôm nay. Ông Truyền không trung thực đã đành, nhưng xin hỏi trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác ở đâu?
Theo thông báo nội dung kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, một số nhà và đất của ông Truyền mua ở TPHCM, Bến Tre đều qua các thủ tục theo quy định, được các cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Nếu như các cơ quan đó làm đúng, sẽ không có hậu quả này. Cá nhân ông Truyền mất uy tín là đương nhiên, nhưng lớn hơn là làm mất uy tín chung vì ông Truyền là Tổng Thanh tra Chính phủ. Tổn thất này không dễ bù đắp.
Về việc không chịu trả nhà công vụ không chỉ riêng ông Trần Văn Truyền mà còn không ít cán bộ. Nay chỉ nêu ra trường hợp của ông Truyền là không công bằng, mà cần phải công khai danh sách tất cả các cán bộ hiện nay không chịu trả nhà công vụ. Đã có nhiều ý kiến đề xuất nên công bố danh sách những người về hưu không chịu trả nhà công vụ, ghi cụ thể địa chỉ nhà để người dân được biết. Nhưng đến nay, vì cả nể hay lý do nào khác đã chưa thực hiện nghiêm túc. Hy vọng sau vụ ông Trần Văn Truyền, nhiều người sẽ sợ mà đem nhà trả cho Nhà nước.
Dư luận đặt vấn đề “có bao nhiêu ông Trần Văn Truyền” không phải là không có lý. Người ta không bênh vực ông Truyền, nhưng cho rằng ông chỉ là người... không may. Có thể còn không ít cán bộ sở hữu tài sản như ông hoặc lớn hơn ông. Có điều họ không hoặc chưa bị lộ mà thôi.

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

TƯỚNG NGUYỄN TRỌNG VĨNH PHẢN BIỆN

Ghi nhanh cuộc gặp mặt ở nhà cụ Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Đăng Quang

Chiều 19/11/2014 Hà Nội đã vào cuối thu,bầu trời nắng vàng đẹp đẽ. Tôi tranh thủ đến thăm sức khỏe lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Tôi quen biết cụ đã gần 40 năm nay và rất kính trọng và khâm phục cụ về nhân cách, đạo đức cũng như tấm lòng của cụ đối với dân và đất nước. Dù năm nay đã 99 tuổi song cụ vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và minh mẫn! Mặc dù hơn tôi 26 tuổi song cụ vẫn coi tôi là một người bạn vong niên thân thiết.
Tiếp tôi, ngoài cụ còn có con gái cụ là nhà văn Nguyên Bình và chồng chị là anh Trịnh Văn Trà, một đại tá quân đội đã nghỉ hưu. Tôi đứng lên chào và xin phép cụ ra về vì đã tâm tình và trò chuyện với cụ hơn một tiếng đồng hồ thì cụ bảo tôi cố nán lại ít phút để dự buổi cụ tiếp đoàn khách của Thành ủy Hà Nội đến thăm cụ.
Năm phút sau khách đến. Dẫn đầu là Ủy viên Thường vụ Thành ủy kiêm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng 5 quan chức của Đảng, gồm: một chuyên viên của UBKT Thành ủy, ông Phó bí thư Quận ủy Đống Đa, ông Chủ nhiệm UBKT Quận ủy Đống Đa, bà Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Bí thư chi bộ nơi cụ sinh hoạt Đảng. Đoàn khách đi luôn vào nội dung cuộc viếng thăm: Hỏi cụ có phải là người ký vào Thư ngỏ 61 không và ai là người chấp bút,thảo ra thư đó? Họ thuyết phục cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách 61 đảng viên ký Thư ngỏ đó vì đã vi phạm vào quy định của Đảng, đặc biệt là "19 điều cấm" mà Đảng không cho đảng viên làm. Cụ khẳng định chính cụ là người ký vào Thư ngỏ 61 đó, và vì cụ nhiều tuổi đảng nhất 75 năm tuổi đảng nên anh em xếp cụ lên danh sách đầu tiên. Còn ai là người soạn thảo thư đó thì cụ nói là mọi người ngồi trao đổi với nhau, đều nhất trí và đồng tình những nội dung cấp thiết phải kiến nghị với Lãnh đạo Đảng như nội dung Thư ngỏ đã nêu rõ, còn ai là người chấp bút khởi thảo thì không quan trọng, cụ không đáp ứng câu hỏi này vì cụ cho rằng mọi người ký vào Thư ngỏ thì đều có trách nhiệm như nhau và sẵn sàng đối thoại, tranh luận công khai và dân chủ với Lãnh đạo Đảng về những vấn đề mà Thư ngỏ 61 đã nêu lên. Liệu Đảng có đồng ý đối thoại và tranh luận công khai với nhóm 61 đảng viên ký vào Thư ngỏ này không?
Còn về yêu cầu cụ tuyên bố rút tên khỏi danh sách những người ký tên Thư ngỏ này thì cụ nói không, dứt khoát không bao giờ tôi rút theo yêu cầu của các anh!  Còn việc Đoàn kết luận cụ cùng 61 đảng viên ký tên tập thể vào Thư ngỏ là vi phạm qui định của Đảng và "19 điều cấm" không cho đảng viên làm thì cụ hoàn toàn bác bỏ, cụ nói chính những qui định đó đã triệt tiêu tinh thần dân chủ trong đảng và ngay "19 điều cấm" cũng vi phạm Điều lệ Đảng! Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách cụ là tại sao cụ không trực tiếp góp ý kiến với Đảng theo con đường mà Đảng đã qui định mà lại tán phát những quan điểm sai trái,làm cho đảng viên và người dân hoang mang,dao động? Cụ trả lời là cụ rất thất vọng vì trong suốt gần 10 năm qua cụ đã kiên trì và chân tình góp ý, đã không dưới 10 lần viết thư tay gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban CHTW Đảng và cả Tổng Bí thư nhưng không lần nào cụ được hồi âm,trả lời! Cụ nói: Đến như cụ 16 năm là Ủy viên Trung ương Đảng (Khoá III),là lão thành cách mạng, có 75 năm tuổi đảng, mà các anh ấy trốn tránh, không thèm trả lời thì thử hỏi những góp ý, kiến nghị của các đảng viên khác các anh ấy coi ra gì?
Lãnh đạo Đảng ngày nay chỉ thích nghe những ý kiến xu nịnh, thuận tai của bọn cơ hội, giáo điều, nhưng ngược lại họ coi các ý kiến phản biện và những đóng góp chân tình, xây dựng, tâm huyết và khoa học của rất nhiều nhân sỹ trí thưc và đảng viên là những ý kiến có động cơ xấu, thậm chí còn bị chụp mũ là suy thoái, biến chất hoặc bị các thế lực thù địch xúi dục! Đấy chính là một trong các lý do cụ ký tên vào Thư ngỏ 61 và công khai thư đó cho nhân dân biết sau khi thư đó đã gửi chuyển phát nhanh cho TBT, BCT, BBT và  tất cả 200 UVTW Đảng.
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy trách là việc tán phát Thư ngỏ đó trên mạng là sai trái, làm cho các đảng viên hoang mang, dao động, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng. Nghe đến đây tôi phải xin phép cụ Vĩnh để có đôi lời với ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy. Tôi nói: Vâng, thưa đồng chí Chủ nhiệm UBKT, tôi nguyên là cán bộ Bộ Công an, đã về nghỉ hưu 11 năm nay và là một trong 61 đảng viên ký tên vào Thư ngỏ 61. Ý kiến đồng chí vừa nói rất đúng. Nếu có ai hoang mang, giao động và không tin vào sự lãnh của Đảng thì người đó chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đồng chí Phú Trọng nói "Đến hết thế kỷ này không biết là đã có CNXH hoàn chỉnh ở Việt Nam hay chưa?"  Đồng chí TBT không phải nói ở chỗ riêng tư mà phát biểu chính thức trong một buổi thảo luận Tổ đại biểu ở Quốc hội khóa XIII để góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013 tháng10 năm ngoái và đã được VTV, VOA và TTXVN loan tải rộng rãi!  Chính phát biểu bi quan đó của đồng chí TBT làm tôi thực sự dao động, hoang mang và không còn tin vào sự lãnh đạo hiện nay của Đảng nữa, và đây cũng chính là một trong các lý do khiến tôi ký vào Thư ngỏ 61. Lúc nãy tôi có hỏi về di chúc của Chủ tịch HCM và đồng chí trả lời là di chúc của Bác Hồ rất đúng và tuyệt đối đúng! Vâng, tôi hoàn toàn đồng ý với đồng chí. Di chúc của Bác không căn dặn Đảng ta xây dựng CNXH mà chỉ  dặn Đảng xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, giầu mạnh và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thôi, và trong di chúc không có một từ nào Bác đề cập đến chủ thuyết Marx-Lenine và căn dặn nhân dân và Đảng ta phải kiên định con đường này! Vậy tại sao Đảng ta không làm theo di chúc của Bác?
Ông Chủ nhiệm UBKT Thành ủy không trả lời trực tiếp mà chuyển sang việc đề cập đến thành tựu lãnh đạo cách mạng của Đảng. Ông gợi lại chuyện 75 năm trước (1939) khi cụ vào Đảng và thoát ly tham gia cách mạng thì đất nước ta còn nghèo lắm, dân ta còn khổ lắm nhưng nhờ sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng nên ngày nay nước ta đã hết nghèo, dân ta đã hết khổ, nay thì nhà nào cũng có ít nhất một xe máy thì làm sao cụ lại nói đường lối của Đảng là sai lầm, cần phải từ bỏ con đường xây dựng CNXH theo mô hình Xô Viết?
Đảng đã và đang kiên định con đường XHCN, mang lại hạnh phúc cho nhân dân, xã hội ta không có người bóc lột người, Đảng không cho phép bọn tư bản bóc lột giá trị thặng dư nhân dân lao động VN, hiện nay nhân dân làm theo sức và hưởng theo lao động, mai này khi tiến lên xây dựng CNCS thì người dân sẽ làm tùy sức và sẽ hưởng thụ theo nhu cầu!  Về đối ngoại, Đảng ta cũng có chính sách khôn khéo và cương quyết với TQ, buộc họ phải rút giàn khoan HD-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của ta trước thời hạn. Đây rõ ràng là thắng lợi của ta. Cụ Vĩnh nói: Nó rút chủ yếu là do sức ép quốc tế. TBT Nguyễn Phú Trọng không hề có một lời nào lên án TQ. Hội nghị TW9 đang họp, cũng không hề có một tuyên bố nào. Rồi đến Quốc Hội họp cũng không ra tuyên bố hoặc nghị quyết lên án TQ, Chính phủ cũng vậy! Sao nay lại tự nhận là do ta đấu tranh kiên quyết, mạnh mẽ nên buộc nó phải rút? TQ không bao giờ từ bỏ dã tâm bành trướng, xâm lược nước ta. Đảng phải hết sức cảnh giác và phải thực sự dựa vào nhân dân và phải đặt lợi ích của đất nước, của dân tộc lên trên lợi ích của Đảng thì mới có thể thắng lợi kể cả trong xây dựng đất nước cũng như bảo vệ Tổ quốc, và đừng có quá nhẹ dạ tin vào 16 chữ vàng và 4 tốt, kẻo sẽ bị lừa và dễ mất nước!
Đại tá Trà dù đã rất kiên nhẫn ngồi nghe từ đầu, song đến đây ông không kìm được, ông nói: Nghe các đồng chí lập luận, tôi không thể thông! Đồng chí khẳng định VN chỉ có thể chọn mô hình XHCN để xây dựng đất nước, ngoài ra không có con đường nào khác. Thế thì đồng chí giải thích tại sao Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đi hết nước tư bản này đến nước tư bản kia để van nài họ công nhận nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường? Phải chăng điều đó chứng tỏ chính Đảng không tin vào CNXH và thú nhận học thuyết Marx-Lenine là bế tắc? Không thấy vị Chủ nhịêm UBKT Thành ủy và các vị khách trả lời, tôi nói: Cho đến lúc này, ngay cả Hội đồng lý luận Trung ương cũng như các nhà nhà lý luận của Đảng cũng không có ai đưa ra được một định nghĩa có sức thuyết phục thế nào là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Kinh tế thị trường và Chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại và giao thoa cùng nhau được! Có cái này thì không có cái kia và ngược lại.
Cụ Vĩnh nghe vị Chủ nhiệm UBKT Thành ủy thuyết giảng, chắc cảm thấy rất mệt, song cụ vẫn vui vẻ nói: Lúc nãy nghe đồng chí Chủ nhiệm UBKT Thành ủy nói thời tôi vào Đảng và tham gia hoạt động CM đã cách đây 75 năm rồi. Vâng, đồng chí nói đúng. Hồi đó tôi vào đảng là Đảng Cộng sản Đông Dương sau này đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam, và tôi thấy Đảng tôi chọn lúc đó đều rất trong sáng và thực sự vì dân tộc và đất nước, và nó khác xa ĐCSVN hiện nay. Mong các đồng chỉ về và phản ảnh trung thực, đầy đủ các ý kiến ta trao đổi hôm nay, và kiểm tra giúp các đơn thư mà tôi đã gửi Lãnh đạo Đảng trong hơn 9 năm qua và nhắc họ cố gắng đọc và ng/cứu. Nếu bố trí gặp trực tiếp tôi thì tốt, nếu không thì cố gắng hồi âm các thư tôi đã gửi.
Đoàn khách cũng cảm thấy khó có gì để nói thêm nên đứng dậy xin phép ra về. Ông Trưởng đoàn kính chúc cụ mạnh khỏe để tiếp tục đóng góp ý kiến xây dựng Đảng theo đúng quy định để Đảng thực sự trong sạch và vững mạnh.  Tôi về đến nhà  là  đã gần 6 giờ chiều, tuy khá mệt song cố gắng ghi lại trung thực nhưng chắc không đầy đủ nội dung cuộc gặp này, kẻo để lâu lại quên. Tôi nghĩ chắc đây chưa phải là cuộc thăm viếng và trao đổi cuối cùng.
N.Đ.Q.
------------------------------------------------------
Theo Điểm tin của GS.TL do cụ Nguyên Hân cung cấp

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

ĐV TRẦN VĂN TRUYỀN BÔI NHỌ THANH DANH ĐẢNG CSVN !

Thu hồi nhiều tài sản của ông Trần Văn Truyền

Calathau : Thực ra, nếu chỉ xử lý thế này thì không công bằng. Chúng ta đã chứng kiến biết bao người thân cô thế cô đã bị Pháp luật XHCN xử 1 cách không nương tay, chỉ vì tụ tập đông người đi đòi lại nhà đất bị chính quyền cướp trắng trợn hoặc lần đầu có vi phạm nhỏ Luật đất đai. Ông Truyền thì sao ? " ...mắc một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất "(Trích kết luận của UB KTTW Đảng). Cái 1 số khuyết điểm, vi phạm ấy là mấy ngàn tỷ ? Xin các cụ đọc nội dung dưới đây .

Báo Người Lao Động -Thứ Sáu, 23:41  21/11/2014

Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, đã thiếu trung thực, chưa thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm, tạo dư luận xấu trong nhân dân

    Ngày 21-11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương đã ra thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
    Theo đó, trong thời gian đương chức và khi về hưu, ông Truyền mắc một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
    1. Về lô đất số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre: Đây là lô đất có diện tích 351 m2 do Quân khu 9 cấp cho ông Truyền vào tháng 12-1992. Sau khi được cấp đất, ông Truyền cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Năm 2007, UBKT trung ương phát hiện ông Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 lại được tỉnh bán cho căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre. Do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu ông Truyền trả lại mảnh đất trên nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre cấp phép.
    Căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ảnh: MINH PHƯƠNG
    Căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ảnh: MINH PHƯƠNG
    2. Về căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre: Năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre cho gia đình ông Truyền thuê căn nhà số 6 Lê Quý Đôn. Trước khi ông nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã sửa chữa, cải tạo mới với tổng chi phí hơn 400 triệu đồng. Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, ông Truyền có đơn xin mua căn nhà này và được UBND tỉnh Bến Tre bán với giá 277,969 triệu đồng (đã được miễn giảm 76,291 triệu đồng). Trong đơn xin mua nhà, ông Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của nhà nước.
    3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM: Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP HCM trình bày nhu cầu có nhà ở và được cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển. Năm 2008, bà Trần Thị Ngọc Huệ (con gái ông Truyền) tiếp tục thuê căn nhà này. Đến tháng 3-2011, ông Truyền làm đơn đề nghị UBND TP HCM bán căn nhà, để bà Huệ đứng tên và được cơ quan chức năng TP đồng ý. Tuy nhiên, ông Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
    4. Về nhà công vụ tại số 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội: Năm 2004, ông Truyền được thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu với diện tích 95 m2. Tháng 10-2011, ông Truyền nghỉ hưu theo chế độ nhưng đến đầu năm 2014, UBKT trung ương vào nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận căn hộ trên.
    5. Về căn biệt thự tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre: Từ năm 2009-2010, con trai ông Truyền là Trần Hoàng Anh (CSGT tỉnh Bến Tre) mua đất của 4 hộ dân diện tích 16.567,4 m2 với số tiền 1,43 tỉ đồng. Sau đó, ông Anh xây dựng biệt thự 3 tầng có tổng diện tích sàn 1.226,61 m2. Tháng 5-2014, UBND TP Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Anh. Hiện ông Truyền đang ở trong căn nhà này.
    6. Về căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP HCM: Ông Truyền được bà Trần Thị Lý (SN 1930, trú tại quận 9, TP HCM) nhận làm con nuôi. Sau khi bà Lý mất, con gái bà là Phạm Thị Kim Anh (SN 1967) đã chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó ông Truyền được tặng 1 căn nhà 3 tầng tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Ông giao lại cho bà Kim Anh quản lý rồi nhận của bà này 4 tỉ đồng để xây căn biệt thự ở xã Sơn Đông.
    UBKT trung ương kết luận ông Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất; trong đó có việc thiếu trung thực, có vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm.
    UBKT trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý. Ban Bí thư yêu cầu đối với ông Truyền, kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và UBKT trung ương. Yêu cầu gia đình ông Truyền thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Truyền; thu hồi dứt điểm thửa đất số 598 B5 Nguyễn Thị Định; kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân chậm thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 6 Lê Quý Đôn, TP Bến Tre.
    Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM phải chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014 (trước khi có kết luận của UBKT trung ương); kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
    Đáng lẽ phải làm gương
    Ông Truyền từng đứng đầu Thanh tra Chính phủ, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng, lẽ ra phải gương mẫu, trong sạch nhất. Cả chuyện nhà đất lẫn chuyện bổ nhiệm cán bộ ồ ạt chắc chắn có vấn đề đằng sau.
    Ông Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
    Không có vùng cấm
    Tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của UBKT Trung ương trong vụ việc ông Trần Văn Truyền. Điều này cho thấy “không có vùng cấm” nào. Vụ việc xảy ra cũng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước nhưng cách giải quyết triệt để sẽ giúp lấy lại lòng tin của người dân đối với Đảng và pháp luật. Triệt để ở đây có nghĩa là sai phạm được phát hiện đến đâu phải xử lý đến đó.
    Ông Nguyễn Sỹ Cương (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)
    Phần lớn do báo chí phát hiện
    Thường các vụ việc tham nhũng dù nhỏ hay lớn, cơ quan chủ quản chủ động phát hiện rất ít mà toàn từ thông tin bên ngoài, nhất là báo chí, rồi sau đó cơ quan chức năng mới vào cuộc. Tôi đề nghị làm rõ quy định trách nhiệm người đứng đầu khác nhau khi họ tự phát hiện với khi bị phát hiện.
    Nguyễn Thị Khá (Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội)
    Th.Dũng ghi
    Trao đổi với báo chí chiều 21-11, ông Truyền không đưa ra bình luận về kết luận của UBKT trung ương. Ông Truyền nói có gì thắc mắc, bình luận về kết luận này thì báo chí nên hỏi UBKT trung ương.
    THẾ DŨNG - AN NHIÊN - THẾ KHA

    Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

    HÀNG KHÔNG VN LẬP KỶ LỤC ...TRÊN TRỜI !

    Thông tin trên tờ Tuổi Trẻ cho biết : Từ 11g05-12g19 trưa 20-11 đã xảy ra sự cố mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay trong vùng thông báo bay (FIR) Hồ Chí Minh.
    Chiều 20-11, Cục Trưởng Hàng không, ông Lại Xuân Thanh đã tức tốc bay vào TP.HCM để họp với các bên liên quan giải quyết . Ông Thanh đánh giá đây là sự cố kỹ thuật nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử ngành hàng không VN.Nhưng các chuyên gia hàng đầu về hàng không Việt Nam cho rằng :

    Sự cố mất quyền điều hành bay là 

    'chưa từng có trên thế giới' 

    Hữu Công - Thi Hà

    VNExp - Các chuyên gia trong ngành hàng không cho rằng sự cố mất điện tại Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất là "quá sức nguy hiểm" và "thế giới không bao giờ có chuyện sân bay mất điện lâu thế".
    Sự cố mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay hơn một giờ trong vùng thông báo bay (FIR) được Cục trưởng Hàng không (Bộ Giao thông Vận tải) Lại Xuân Thanh nhìn nhận trên báo Tuổi Trẻ là "sự cố kỹ thuật nghiêm trọng, chưa bao giờ xảy ra". Thời điểm này, màn hình ra đa ghi nhận có 54 chuyến bay đang hoạt động trong vùng FIR do Trung tâm AACC Hồ Chí Minh quản lý. Các chuyến bay từ các sân bay đến Tân Sơn Nhất đều được thông báo quay lại nơi khởi hành, bay chờ hoặc hạ cánh xuống sân bay dự bị. Ngoài ra còn cả trăm chuyến bay khác bị chậm khởi hành, hàng ngàn hành khách bị ảnh hưởng... 

    Theo ông Thanh, sự cố không đơn thuần là mất điện nguồn (điện lưới, điện máy nổ) mà mất nguồn cung cấp điện từ các thiết bị cung cấp điện dự phòng (UPS) cho hệ thống thiết bị điều hành bay của trung tâm để điều hành bay. Điện nguồn vẫn còn nhưng không có điện cung cấp trực tiếp cho hệ thống thiết bị điều hành bay.
    Đánh giá về vụ việc, ông Lê Trọng Sành - nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất - cho rằng đây là sự cố cực kỳ nghiêm trọng, trên thế giới chưa từng xảy ra trường hợp nào như thế.
    Theo vị chuyên gia ngành hàng không, nguyên nhân trước tiên là do con người không kiểm tra chặt chẽ các phương án dự phòng. Đề cập đến trách nhiệm của ngành điện, ông Sành cho rằng nếu họ có ngắt điện cũng phải báo trước, chưa nói đến việc trên nguyên tắc phải đảm bảo điện cho sân bay 100%. Mặt khác, sân bay luôn có máy phát điện, nếu điện cúp đột ngột hệ thống máy dự phòng sẽ tự động bật lên mà không ảnh hưởng đến hoạt động của đài không lưu. "Tốc độ máy bay rất lớn, chỉ cần sân bay mất điện 5-10 phút là đã nguy hiểm rồi. Rất may trưa hôm qua thời tiết tốt, chứ nếu trời mưa, nhiều mây, các máy bay có thể đâm vào nhau", nguyên trưởng phòng quản lý bay cho biết.
    Vị chuyên gia có gần 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không lấy ví dụ, một chuyến bay đường dài từ Australia đến Tân Sơn Nhất, điều hành bay phải ưu tiên hạ cánh sớm phút nào hay phút ấy trong khi đài không lưu tê liệt đến hơn một giờ.
    "Máy bay Boeing 747 loại lớn nhất chở tới 450 hành khách, chỉ cần xảy ra tai nạn với một chiếc thôi thì cả nước cũng không có tiền mà đền", ông Sành nói và cho rằng thiệt hại nặng nhất do sự cố này chính là ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành hàng không. Bởi các nước trên thế giới có thể bỏ, không lập chuyến bay đến Tân Sơn Nhất nữa mà chỉ bay qua Thái Lan, Singapore. 
    Cùng quan điểm, một chuyên gia khác từng công tác trong ngành hàng không cho rằng sự cố mất điện ở sân bay Tân Sơn Nhất cho thấy trình độ tổ chức quản lý ở đây rất kém. Sân bay bị cúp điện là chuyện không nên xảy ra, song trong tình huống bất khả kháng có thể cắt điện một vài phút ở khu vực đỗ hay ở những vị trí khác.
    "Đằng này sự cố kéo dài hơn một tiếng mà lại ở ngay đài chỉ huy kiểm soát không lưu, nơi cần phải ưu tiên số một, trong thời điểm có máy bay đang giảm độ cao, có cái đang cất cánh... thì quá sức nguy hiểm", vị chuyên gia nói và cho rằng đây là một trường hợp rất hy hữu, có lẽ trên thế giới chưa từng xảy ra.
    Theo nguyên tắc hoạt động hàng không, để lường trước các tình huống, không chỉ có một mà thậm chí có đến 2-3 phương án dự phòng và tất cả phải là tự động khi xảy ra sự cố. Vị này lấy ví dụ, khi máy bay đáp, nếu bánh xe không thả ra được như bình thường thì phi công sẽ mở bằng áp lực dầu, bằng khí nén, mà nếu không được nữa thì phải mở bằng dây cáp, giật.
    "Hoạt động của một chiếc máy bay mà phải có 3 phương án dự phòng thì hoạt động của cả sân bay phải có ít nhất 2 phương án. Thế nhưng sự cố hôm qua đã kéo dài đến mức khó hiểu", ông nói và nhận định chắc chắn là sân bay có phương án dự phòng nhưng khi sự cố xảy ra, dự phòng không làm việc được. "Công tác kiểm tra thế nào mà không biết phương án dự phòng không hoạt động", vị này đặt câu hỏi.
    Nói về khả năng các máy bay có thể đụng nhau trên bầu trời, người có hàng chục năm kinh nghiệm lái máy bay cho rằng, khả năng xảy ra tai nạn hàng loạt đối với máy bay là không có vì các máy bay sẽ thông báo cho nhau. Nếu không liên lạc được với đài không lưu thì họ sẽ giữ nguyên độ cao, không dám xuống cũng không dám lên.
    "Tuy nhiên, nghiêm trọng là vì nếu không may đài chỉ huy vừa phát lệnh cho máy bay giảm độ cao hay cho cất cánh thì tai nạn hoàn toàn có thể xảy ra. Người lái sẽ không biết xử lý tiếp theo như thế nào. Chỉ cần 2 chiếc đụng nhau là đã vô cùng nghiêm trọng", ông nói.
    Ngày 21/11, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tạm thời đình chỉ nhân viên kỹ thuật, kíp trưởng kíp trực nguồn điện để phục vụ công tác điều tra sự cố. Cục này đã thành lập đoàn điều tra sự cố với thành phần là các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật và kiểm soát không lưu, có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức điều tra, xác minh và làm rõ nguyên nhân sự cố, đề xuất các biện pháp hiệu quả để đảm bảo an toàn hoạt động bay, báo cáo trước ngày 29/11/2014.
    Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, Bộ Giao thông đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương điều tra, làm rõ trách nhiệm của những người liên quan và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

    Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

    THÀY TRÒ GẶP NHAU TRONG QUÁN NHẬU



    Mõ làm báo hình từ thời còn Ban Vô tuyến truyền hình trực thuộc đài TNVN của cụ Trần Lâm, đóng đô đầu tiên tại 58 Quán Sứ Hà Nội sau 75 mới ra Giảng Võ. Sau này Mõ vào Sài Gòn, có khỏang 10 năm vừa làm chuyên môn vừa tham gia giàng dậy nghiệp vụ . Chuyện kể sau đây mới xảy ra ở quán Cây Dừa ...

    Một tối, đạo diễn truyền hình Trần Cương cùng mấy người bạn cũ ở VTV rủ đi nậu nhà hàng . Đang vui chuyện thì có 3,4 anh chàng trung niên ăn mặc chỉnh tề từ bàn nhậu phía xa lục tục tiến đến bàn mình. Chàng nào cũng mặt đỏ phừng phừng, trên tay còn cầm ly bia đầy, sủi bọt . Chợt nghĩ bụng, lại có chuyện gì rắc rối đây ! Một chàng áo trắng bỏ thùng, đeo kính trắng tiến thẳng đến mình, lễ phép :
    -    Em chào thày ! Thày còn nhớ bọn em không ạ !
    Mình bất ngờ và ấp úng thú nhận ,
    -     Không, tôi không nhớ đã gặp các bạn ở đâu, lúc nào ?
    Chàng trai rất tự nhiên :
    -    Thầy là người chở đò, bọn em là khách qua sông, chỉ có chúng em là mãi mãi nhớ đến thày thôi ! Xin tự giới thiệu với thầy, bọn em cùng Lớp  Đại học Báo chí học thày môn Truyền hình, lấy văn bằng 2 trường  KHXH-Nhân văn Tp.HCM .
    Tôi à lên, nhớ rồi , nhớ rồi, 6,7 năm trước ! Các anh chị hầu hết đã có 1 bằng đại học, bỏ tiền học lấy thêm một bằng nữa để đơn vị “ cơ cấu” đúng không ?
    -    Dạ đúng , có mấy anh đang là phóng viên mấy tờ báo lớn cũng là học trò của thày !
    Đến đây thì tôi nhớ rành rẽ hơn. Lớp này không phải sinh viên từ phổ thông thi vào, mà là những người đang hoạt động trong một số lĩnh vực, như kinh doanh ( có cả giám đốc, phó giám đốc công ty) , cán bộ biên chế trong cơ quan nhà nước . Họ học hành khá tự do và vị nào cũng nghĩ  học cho đủ mấy chục học phần , tìm cách lọt qua các đợt thi cử kiếm thêm cái bằng cử nhân báo chí làm “ Bùa hộ mệnh” tạo đà tiến thân . Lại có 3 chàng đang là phóng viên ,  đi học để lấy bằng cử nhân báo chí .Số này có vẻ chủ quan, nghĩ “biết rồi khổ lắm nói mãi”.  Sau 1 tuần lễ lên lớp, theo lịch của Khoa, mình  cho kiểm tra viết . Kết quả : gần nửa sĩ số dưới điểm trung bình. Số này phải kiểm tra lần 2 !  Họ có vẻ bị choáng, nhất là mấy chàng “nhà báo” đi học . Lạ nhất trong đời đi dậy chưa bao giờ mình gặp trường hợp không thể đọc được bài kiểm tra của sinh viên ! Trường hợp này rơi đúng vào 2 “Sinh viên nhà báo” ! Một chàng thì chữ cực “ngoáy và xấu”, chàng kia thì viết chữ quốc ngữ theo kiểu thư pháp, vừa đọc lại vừa đoán . Tuy vậy có cố đọc thật chậm thật kỹ, cũng chỉ hiểu được lõm bõm ! Trong các câu hỏi, có câu hỏi “mở” sinh viên phải cho biết thành phần và nhiệm vụ từng vị trí trong  ekip thực hiện buổi truyền hình trực tiếp.  Có nhiều sinh viên chỉ kể được mỗi cô MC phải đẹp, tươi, ăn nói lưu loát thế nào , mà quên biên tập, quay phim, đạo điễn, kỹ thuật viên v.v…!!! Có người lẫn lộn thể loại Truyền hình và Điện ảnh . Tất cả câu hỏi đều nằm trong phần giảng trên lớp của giảng viên. Hóa ra các “sinh viên cụ” này không chịu tiêu hóa bài giảng của thày ! Bây giờ phải kiểm tra lần 2, họ mới chịu học nghiêm túc !  Cuối cùng mọi chuyện cũng qua, nhưng vài bạn vẫn phải nhận điểm kém ! 1 trong số bị điểm kém chính là anh chàng lớn tiếng nhất trong bàn tiệc. Chàng  nói khéo :
    -    Chúng em công nhận thày giảng hay. Nghe mê quá quên ghi chép ! Cả loạt bị điểm dưới trung bình là đúng rồi ! Nhưng thày biết  không, chúng em vẫn được Khoa cho đậu hết !  Đậu tuốt !
    -    Vậy các bạn có “oán” tôi không ?
    -    Ngay lúc ấy thì nghĩ thày khắt khe , Chúng em học Truyền hình có phải để ra làm truyền hình đâu ! Có bạn còn trách , hay tại lớp trưởng không thuyết phục được thày nhận "quà" của học trò nên mới bị “liệt” nhiều thế. Nhưng nghĩ lại thày cho điểm như thế mới là chính xác ! Chúng em học lơ tơ mơ lắm . Cốt lấy cái bằng 2 thôi mà ! Bọn em nhớ thày cũng là vì thày không giống các thày thỉnh giảng khác ! Bây giờ chúng em xin được nâng ly chúc thày mạnh khỏe hạnh phúc. Mình thở phào nhẹ nhõm nâng ly bia cùng uống cạn với các cử nhân Báo chí , nhưng có lẽ không có ai theo nghề làm báo như  thày  ! 

    Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

    Biển Đông là hồ sơ nóng tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN

    Trọng Nghĩa.RFI

    Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Naypyidaw,13/11/2014.REUTERS/Soe Zeya Tun
    Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị khác kèm theo, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đã kết thúc vào hôm qua, 13/11/2014 tại thủ đô Miến Điện. Theo nhận định của hầu hết các nhà phân tích, tranh chấp Biển Đông vẫn là một đề tài nóng được các lãnh đạo thế giới và khu vực thảo luận, cho dù trước lúc hội nghị mở ra, Trung Quốc đã liên tiếp biểu lộ thái độ hòa dịu.
    Nhìn chung, các hành động quyết đoán của Bắc Kinh trong thời gian qua nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, từ việc đưa giàn khoan vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cho đến việc cải tạo mở rộng các đảo đá, bãi ngầm trong tay Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa, tất cả đều đã gây quan ngại và đã bị nhiều nước nêu bật trên các diễn đàn ở Miến Điện.

    Ba hướng công kích của Việt Nam
    Đi đầu trong việc nêu bật vấn đề này đương nhiên là Việt Nam và Philippines, hai đối tượng chính bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông trong thời gian qua. Bên cạnh đó, các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ cũng bày tỏ mối quan ngại rõ rệt trước tình hình bất ổn. Riêng Trung Quốc, đối tượng bị chỉ trích thì tiếp tục phủ nhận vai trò nước gây nên tình trạng mất ổn định.
    Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại các hội nghị toàn thể cũng như trong các cuộc họp song phương đều xoay quanh ba hướng chính : trước hết là tố cáo Trung Quốc đang tìm cách thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông : « Tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm ».
    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nêu bật quan ngại về việc tự do hàng không và hàng hải trong khu vực bị ngăn trở - điều được thấy rõ trong thời gian từ tháng Năm đến giữa tháng Bảy vừa qua khi Bắc Kinh cho cắm giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần Hoàng Sa : « Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực ».
    Hướng thứ ba được Việt Nam triển khai là kêu gọi tôn trọng luật quốc tế cũng như các cam kết song phương và đa phương : « Các bên liên quan cần nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực ».

    Philippines tuyên bố tiếp tục vụ kiện Trung Quốc
    Vấn đề tôn trọng luật lệ quốc tế cũng được Philippines nêu bật tại các Hội nghị ASEAN, với phần nhấn mạnh đến việc Manila tiếp tục theo đuổi vụ kiện « đường lưỡi bò » của Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển Itlos.
    Phát biểu trước 17 lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào hôm qua, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã khẳng định trở lại rằng : « Philippines tiếp tục tìm kiếm một giải pháp hòa bình và hợp pháp (cho cuộc tranh chấp tại Biển Đông). Chúng tôi đang theo đuổi việc xin quốc tế làm trọng tài, thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả bản Tuyên bố về ứng xử tại Biển Đông DOC, và thúc đẩy việc đúc kết luận bộ Quy tắc ứng xử COC trong thời gian sớm nhất ».
    Đối với Philippines, việc cầu viện đến cơ chế trọng tài quốc tế là vì lợi ích của mọi nước, và không nên xem đấy là một hành động chống lại một quốc gia nào đó.
    Ngay trước mặt Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Philippines không ngần ngại thách thức Trung Quốc là hãy có « hành động cụ thể » tại Biển Đông sao cho tương ứng với những tuyên bố hòa dịu mà Bắc Kinh đưa ra.
    Ông Aquino còn bày tỏ thái độ « quan ngại về nhiều diễn biến » ở Biển Đông, gợi lên những hành động cải tạo, bồi đắp mà Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành trên các hòn đảo hoặc bãi đá mà họ chiếm giãu ỏ vùng Trường Sa.
    Đối với Tổng thống Philippines, trong tư cách là một đối tác của ASEAN, Trung Quốc phải« chứng minh cho phần còn lại của thế giới » là họ có thể, cùng với khối Đông Nam Á, xử lý tốt vấn đề an ninh trong khu vực « dựa trên cơ sở của luật pháp ».

    Mỹ-Nhật đấu khẩu với Trung Quốc
    Nếu Việt Nam và Philippines là hai nước ASEAN đã nhấn mạnh đến vấn đề Biển Đông, thì Nhật Bản và Mỹ hai nước ngoài khu vực đã lên tiếng mạnh mẽ trên hồ sơ này.
    Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á ở Naypyidaw, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cho biết là nước ông mong đợi là các nước tranh chấp tại Biển Đông biết tự kiềm chế, tránh những hành động gây nguy hại cho hòa bình và ổn định ở trong vùng Biển Đông. Tuyên bố này tuy nhiên chỉ nói chung chung, không nêu đích danh Trung Quốc.
    Một quan chức cao cấp của chính quyền Nhật Bản tiết lộ là trong hội nghị, ông Abe còn tố cáo sự kiện là những hành động đơn phương vẫn tiếp diễn tại Biển Đông. Nhật Bản từng là nạn nhân của hành động đơn phương của Trung Quốc khi Bắc Kinh đột nhiên tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
    Ông Abe đã nhắc lại lập trường ba điểm của Tokyo trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền : xác định rõ ràng đòi hỏi chủ quyền trên cơ sở luật pháp quốc tế ; không sử dụng vũ lực hoặc biện pháp cưỡng ép trong để áp đặt yêu sách của mình; và tìm cách giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Chính Thủ tướng Nhật Bản đã nêu bật ba nguyên tắc này nhân Đối thoại Shangri La ở Singapore vào tháng năm vừa qua.
    Thủ tướng Nhật Bản dĩ nhiên cũng bày tỏ hy vọng là Trung Quốc và ASEAN sớm đúc kết được Bộ Quy tắc Ứng xử mang tính chất ràng buộc về pháp lý nhằm giảm nguy cơ xung đột  trong vùng Biển Đông.
    Về phần mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng kêu gọi các bên tranh chấp - Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam – là phải làm giảm sự căng thẳng, tự kiềm chế một cách tối đa và giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
    Theo một quan chức ASEAN cao cấp, ông Obama đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của một bộ Quy tắc Ứng xử, và cho rằng điều quan trọng là Trung Quốc và ASEAN có được một tiến trình đối thoại xây dựng và có tiến bộ cụ thể, đặc biệt là khi mà căng thẳng lên đến đỉnh cao, trong lúc ngoại giao thì không đạt kết quả.
    Trung Quốc dĩ nhiên không hài lòng chút nào trước các tuyên bố trên đây của lãnh đạo Mỹ-Nhật. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định rằng Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, và giải pháp tốt nhất cho việc giải quyết tranh chấp là các cuộc đàm phán song phương giữa các nước có liên can, không cần đến sự can dự của một bên thứ ba.
    ----------------------------------------------
    Trung Quốc tung chiêu mới về Biển Đông

     Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu tại Hội nghị Đông Á, Naypyidaw, Miến Điện. Ảnh ngày 13/11/2014.Reuters ( Ảnh bên)

    Đúng như dự liệu, tình hình Biển Đông căng thẳng đã lại được đề cập đến tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mở ra hôm nay, 13/11/2014 tại thủ đô Miến Điện, tập hợp lãnh đạo 18 nước. Như để hóa giải những chỉ trích về thái độ hung hăng đã qua của Trung Quốc tại Biển Đông, Thủ tướng nước này đã đề xuất việc ký kết một loại ‘hiệp ước hữu nghị’ với các láng giềng.
    Phát biểu tại hội nghị, ông Lý Khắc Cường xác định rằng : « Trung Quốc… sẵn sàng trở thành đối tác đối thoại đầu tiên ký với ASEAN một hiệp ước hữu nghị và hợp tác ». Bên cạnh đó Thủ tướng Trung Quốc nói thêm rằng Bắc Kinh cũng sẵn sàng để ký thêm các văn kiện mang tính chất pháp lý với nhiều quốc gia trong khu vực trên vấn đề hữu nghị và láng giềng tốt.
    Vào lúc mối lo ngại trong khu vực gia tăng do các hành động quyết đoán của Bắc Kinh trong thời gian qua nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông, đề nghị về một hiệp ước « hữu nghị » của Bắc Kinh được xem là một nỗ lực nhằm xỏa mờ suy nghĩ cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa.
    Vấn đề là Thủ tướng Trung Quốc đã khẳng định một lần nữa rằng Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình, nhắc lại quan điểm của Trung Quốc theo đó tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên can, chứ không phải phải là một cách đa phương hay thông qua trọng tài quốc tế.
    Theo giới quan sát, lời nhắc nhở trên đây của ông Lý Khắc Cường nhắm vào Philippines, đã từng khiến Bắc Kinh phật ý khi quyết định kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên Hiệp Quốc vì những đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông.
    Theo hãng tin Anh Reuters, Manila đã phản ứng lạnh nhạt trước đề nghị ký hiệp ước hữu nghị của Bắc Kinh. Một số nguồn tin ngoại giao Philippines cho rằng đề nghị trên thiếu thực chất và chẳng khác gì một đề xuất của Manila vào năm 2012 từng bị Bắc Kinh gạt bỏ.
    Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á tại Miến Điện lần này tập hợp lãnh đạo 10 thành viên ASEAN, cũng như hai Tổng thống Mỹ và Hàn Quốc, cùng với các Thủ tướng Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Úc và New Zealand.

    Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

    Thế này mà cũng là THƠ à ?

    Thứ Ba, ngày 11/11 vừa rồi mình có đưa bài viết (sưu tầm trên mạng) nhan đề " Tinh trùng TT Nga Putin và hội chứng thơ "MƯA" ở Việt Nam". ( Xem tại đây ). Chuyện tinh trùng Putin là do fan nữ hâm mộ ông tổng thống của họ mà bốc thơm quái gở như thế cũng  đạt trình độ ...tởm ! Đọc cho vui và cũng để biết thêm ông CỰU đồng chí chí cốt của ta ngày ấy , giờ ra răng , vậy thôi. Còn cái vế sau, vì sao tác giả lại lèo chuyện TT of TT vào cái hội chứng thơ Mưa ở VN ? Mình cất công đi tìm nguồn gốc bài thơ này. Hóa ra là bài thơ Mưa của ông nguyên TBT báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Ông này mình có cùng đi 1 xe với ông vài lần và có nghe nhiều giai thoại về ông. Không kể ra đây vì chuyện "dân ...gian", khó kiểm chứng. Ai chả biết, ông Khế " giỏi" nhiều nghề : làm báo, làm phim, làm văn nghệ, làm bóng đá, kinh doanh sắc đẹp, làm kinh tế và cũng rất nổi trên chính trường với nhiều chuyên thâm cung bí sử. Nhưng ông làm thơ thì mình quả bây giờ mới được nghe thấy và được đọc 1 bài duy nhất ( cho đến nay) của ông. Nghe nói, sau khi bài thơ Mưa của ông Khế đăng trên trang Thơ báo TN chủ nhật 9/11 thì có ngay hàng loạt lời khen, cùng mưa thơ "mưa" phụ họa . Tất nhiên trên các trang mạng ! Hiện tượng " tát nước theo Mưa" hoặc nói theo kiểu các nhà lý luận văn học  là " Hội chứng thơ MƯA" cũng không lạ . Kiểu như Làng ta, chúng ta từ lâu đã có phong trào thơ nối vần, thơ "a dua", hay thơ "hội chứng" nhưng rất vui, rất đáng yêu . Từ phong trào "chơi Thơ" này Làng ta xuất hiện nhiêu bài thơ hay, đúng là thơ và một vài cụ đã định hình được tên tuổi . Có thể kể tên : Song Thu, Trung Hải, Duy Khắc, KyVinhHung, Minh Gương...Tất nhiên là không có ai tự nhận mình đã thành nhà thơ, làm thơ hay . Nhưng cái chất thơ đi từ con tim của "TÔI" tới "CHÚNG TA" là có thật . Có thể về mặt "kỹ thuật", " kỹ sảo" chưa phải là "Thợ thơ" nhưng cảm xúc chân thật thì rõ ra "THƠ" thứ thiệt. Sẽ có lúc mình nhắc lại và chứng minh nhận xét này.
    Bây giờ nói đến bài Mưa của ông Khế. Bài này có phải là THƠ không ? Mình nói ngay (chủ quan ?) . KHÔNG ! Nó chỉ là những câu viết vớ vẩn ghép lại cho có vẻ thơ về mặt hình thức. Từ hình thức này mà họ bốc lên thành Thơ cách tân , thơ hiện sinh hiện đại gì gì đó để giấu cái dốt và lòe thiên hạ.
    Xin các cụ đọc bài "thơ" MƯA của ông Khế dưới đây :
    Một đoạn nguyên thủy của tác giả :

    Mưa Hội An 
    Mưa trên mái lá mái tôn mái ngói quê nhà
    Hội An đêm nay mưa
    Rả rích như thời mẹ tôi cùng tôi trong mái nhà tranh đạm bạc ở Thăng Bình
    chỉ hai mẹ con tôi thôi.
    Tự dưng đêm nay mưa
    Tự dưng giữa đêm tôi thức giấc
    Hội An buồn tê tái
    Đêm nay tôi nhớ mẹ tôi đã khuất
    Từ lâu tôi thèm khát cơn mưa này ở quê nhà
    Quê nhà tôi, Hội An, Thăng Bình
    Quê nhà tôi giấc mơ không bao giờ toại nguyện
    ****
    Tại sao mưa
    Tại sao
    Mưa
    Đêm nay
    Làm nhớ lại tuổi thơ tôi
    Đà Nẵng - Hội An - Thăng Bình
    Hay còn đâu nữa.
    ****
    (trích đoạn đầu)

    Bài thơ cứ xếp kiểu bậc thang như thế này, đọc thêm lủng củng mà vô hồn. Mình chép rồi xếp các con chữ liền nhau để các cụ đọc tiếp phần còn lại cho nó "nhanh" !
    Như sau đây :
    ...Tự nhiên/ Đêm nay/ Mưa / Tôi đã sống dưới nhiều cơn mưa / Nhưng không đâu mưa nhiều như ở đây / Mưa Paris, mưa Cali, hay mưa xứ Ai Cập huyền ảo / Mưa ở đây rả rích, mưa quê nhà.../ Đêm nay, mưa Hội An  /Làm tôi nhớ quê nhà / Đã ba, bốn mươi năm rồi / Bạn bè tôi, /Mẹ tôi / Những nấm mồ của ông bà nội ngoại tôi / Hội An, Thăng Bình, đừng mưa nữa  / Mưa ơi làm tôi nhớ lắm, ba bốn mươi năm rồi…

    Đọc chưa hết bài thơ mình đã biết tác giả muốn nói : tôi nằm trong KS ở thành phố du lịch Hội An, đêm gặp mưa. Mưa rơi làm tôi nhớ quê nhà và nhớ lắm " Những nấm mồ của ông bà nội ngoại tôi Hội An, Thăng Bình ". Rồi kết " Mưa ơi làm tôi nhớ lắm, ba bốn mươi năm rồi…"
    Làm thơ mà phải kêu lên " Mưa ơi làm tôi nhớ lắm .." thì quả là quá nghèo nàn về sáng tạo hình tượng. Văn xuôi viết như thế cũng là sáo rỗng chẳng có hồn nữa là thơ ! Ngay viết " Mưa ơi làm tôi nhớ lắm .." cũng ngô nghê bỏ sừ ! Chả trách người ta ghép chuyện tinh trùng của ông Tổng Tin  với thơ "Mưa" của ông Tổng Khế !

    Kiểu làm thơ như thế này, mình dám chắc thua xa các bô lão Làng culờ mình ! Các cụ có đồng ý với mình không ?
    Calathau 

    Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

    Chuyện Đại tướng quân hai lúa Việt được Campuchia cấp xe hơi, biệt thự hoành tráng

    Đăng Bởi -

    Thủ tướng Hun Sen trao tặng Huân chương Đại tướng quân cho ông Trần Quốc Hải.
    ông Trần Quốc Hải nhận Huân chương Đại tướng quân do Tổng tư lệnh Quân đội HG CPC trao .

    Sửa chữa và chế tạo xe bọc thép thành công tại Campuchia, cha con Đại tướng quân hai lúa Trần Quốc Hải được biệt đãi như chế độ của đại tướng quân thật sự. Chính phủ Campuchia đã cấp cho gia đình ông một biệt thự, một xe hơi trong những ngày lưu lại nước bạn.
    >>Vì sao 2 ông Phan Bội Trân và Trần Quốc Hải phải ngậm ngùi xuất ngoại?
    >>Đại tướng quân hai lúa chế tạo xe bọc thép: Làm khoa học xứ mình buồn lắm!
    Không chỉ vậy, ông sẽ được sở hữu tất cả cộng với vườn xoài rộng 18ha nếu chấp nhận sang Campuchia làm khoa học
    “Nước bạn kêu tôi sang làm khoa học. Họ cấp nhà đất, xe cộ bảo đảm kinh tế, mình chỉ cần chuyên tâm sáng tạo”-ông Trần Quốc Hải nói. 
    Chuyện làm tướng của ông hai lúa
    Lúc được trao Huân chương Đại tướng quân, ông cũng không ngờ mình và gia đình được đối đãi tử tế như thế. Huân chương do Quốc vương Norodom Sihamoni ký lệnh và Thủ tướng Hun Sen trao tặng.
    “Lúc nhận huân chương tôi cũng run lắm. Cả đời mình chưa bao giờ dự một nghi lễ long trọng như vậy”. Ông kể, buổi lễ có rất đông người, rất nhiều lãnh đạo cao cấp và tướng lĩnh. Sau này ông mới biết, đó là nghi thức cấp quốc gia.
    Ông Hải thật thà cho biết, số tiền đi kèm huân chương chỉ có vài ngàn USD. Tuy nhiên, sau khi phong tướng, cả gia đình ông được biệt đãi rất trịnh trọng. Cuộc sống, sinh hoạt của gia đình ông hưởng đúng tiêu chuẩn cấp tướng. 
    Gia đình ông được cấp một ngôi biệt thự ở ngay Phnom Penh, cách nơi ông làm việc 3km. Ông cho biết đó là một ngôi biệt thự rất rộng và bề thế. 
    Riêng ông Đại tướng quân hai lúa được cấp riêng một chiếc xe hơi 4 chỗ hiệu Hyunhdai Sonatta mới cứng để tùy nghi sử dụng.
    “Mọi việc ăn uống, sinh hoạt của gia đình tôi đều có người phục vụ, đúng theo tiêu chuẩn cấp tướng”-ông Hải hồ hởi kể. 
    Ngoài ông và con trai, nước bạn còn mời vợ và con gái ông sang biệt thự ở chung một thời gian ngắn. Khi hoàn tất công việc, một quan chức dẫn gia đình ông thăm quan vườn xoài 18ha cùng với thông điệp: Gia đình ông sẽ sở hữu tất cả, biệt thự, xe hơi và vườn xoài nếu sang Campuchia định cư làm khoa học. Họ để dành sẵn chờ ông trả lời.
    “Ở bên đó cấp tướng vinh dự lắm, được người ta nể trọng”-ông nói. Quan niệm của nước bạn, đại tướng là thần, chỉ xếp sau vua nên có nhiều đặc ân. Chính phủ bạn còn cho biết, Huân chương Đại tướng quân cho phép ông nhập quốc tịch Campuchia bất cứ lúc nào.
     
    Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia trao Huân chương cho anh Thanh con trai ông Hải

    “Sướng nhất là làm khoa học”!
    “Họ làm tất cả vì muốn gia đình tôi sang hẳn. Nhưng tôi chưa nghĩ đến việc sang đó. Nói thật tôi đi nhiều nước rồi. Mong muốn lớn nhất là phục vụ dân mình, nước mình”-ông Hải trải lòng.
    Ông còn mẹ già ngoài 90 tuổi ở quê nhà Tây Ninh, còn nhiều công trình dang dở phải theo đuổi. Trở về sau chuyến đi Campuchia, ông Đại tướng lại cởi bỏ quân phục, làm anh nông dân chuyên sáng chế. 
    "Tiền bạc lời lãi mình không đặt nặng nhưng được tin tưởng, khuyến khích thì mình phấn khích lắm"- ông Hải phấn khởi nói. 
    Nhìn vẻ ngoài rất bình dị và khiêm tốn, ít ai ngờ ông là người quả quyết, dám nghĩ dám làm và thành công. Ông nói thật với chúng tôi, tiền bạc quyền lợi không quan trọng. Cái “sướng” nhất của người làm khoa học là được thỏa mãn đam mê.
    “Không định cư nhưng tôi sẽ thường xuyên sang nước bạn. Ở đó làm khoa học sướng lắm”-ông Hải nói tiếp. Tất cả những sáng kiến của ông đưa ra đều được tiếp thu và ủng hộ tức thì. Kinh phí vừa yêu cầu xong, lập tức đến tay. 
    Mỗi chiếc xe bọc thép sửa chữa, ông được khoán trắng 25.000 USD cả phụ tùng lẫn công cán. Chế tạo xe bọc thép mới, ông được cấp ngay kinh phí trọn gói 200.000 USD/chiếc.
    "Tiền bạc lời lãi mình không đặt nặng nhưng được tin tưởng, khuyến khích thì mình phấn khích lắm"-ông phân tích. Cộng với việc được phục vụ như một ông tướng, ông chuyên tâm làm, hào hứng làm và đã thành công.
    Sắp tới, Đại tướng quân hai lúa Trần Quốc Hải sẽ tiếp tục sang Campuchia thực hiện các đề án khoa học. Tuy nhiên, ông lần nữa khẳng định với chúng tôi, ông vẫn chưa gật đầu với chiếc xe hơi, tòa biệt thự, 18 ha xoài và chế độ biệt đãi dành cho một vị tướng.
    Kiến Giang
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    Mời đọc thêm bài viết về sự kiện này bên Blog luson.quelam và KyVinhHung . 
    Còn trên VietnamNet cũng có bài " Đại tướng Hai lúa: từ máy trồng khoai mỳ tới xe bọc thép"  Tại đây .

    Obama thất thế, Trung Quốc hả hê, nhưng có nguy cơ ...tưởng bở !

     Trọng Nghĩa/RFI

    Bắt đầu từ cuối tuần này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đi một vòng Châu Á, đến Miến Điện dự các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, ghé Trung Quốc tham gia Thượng đỉnh APEC, đến Úc họp với các đồng cấp trong Nhóm G20. Thế nhưng thất bại của đảng Dân chủ của ông Obama trong cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ hôm thứ Ba vừa qua được cho là sẽ khiến uy thế của ông bị sút giảm trên trường quốc tế, đặc biệt trong các cuộc thương thảo với Trung Quốc trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng tại châu Á.
    Theo ghi nhận của Thông tin viên RFI Heike Schmidt tại Bắc Kinh, thái độ của Trung Quốc đối với ông Obama như đã thay đổi hẳn sau khi thất bại của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ được chính thức xác nhận. Trong hai ngày Thứ Hai và Thứ Ba tuần tới, Barack Obama sẽ ghé Bắc Kinh tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC, và viếng thăm Trung Quốc. Nếu trước đây Bắc Kinh vẫn úy kỵ Washington, thì lần này giới lãnh đạo Trung Quốc như đã bắt đầu xem nhẹ một Tổng thống Mỹ đang trong thế hạ phong.

    Báo Đảng Trung Quốc không ngần ngại chê bai Obama
    Theo Heike Schimidt, điều này có thể thấy qua phản ứng của báo chí Trung Quốc vào hôm qua về kết quả bầu cử tại Mỹ, với những lời lẽ đầy ngạo mạn, chê bai đối với vị thượng khách mà họ sắp đón tiếp :
    « Vài ngày trước chuyến công du Bắc Kinh của Tổng thống Mỹ Obama, lời lẽ gay gắt trên tờ Nhân dân Nhật báo quả là đáng ngạc nhiên : « Obama luôn luôn nói ‘Vâng, chúng ta có thể - Yes we can’ tạo nên một kỳ vọng lớn lao trong dân Mỹ. Thế nhưng ông ta đã làm một công việc vô vị và gần như không mang lại được gì cho những người ủng hộ ông. Xã hội Mỹ đã mệt mỏi trước sự tầm thường của ông ta ».
    Bình luận của tờ báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã được quảng bá rộng rãi trên toàn bộ báo chí chính thức
    Bài xã luận đã đánh giá rất thấp chính sách đối ngoại của Tổng thống Mỹ : « Ông ta đã rút được quân Mỹ ra khỏi Irak và Afghanistan, nhưng không để lại một tình trạng hòa bình. Tại Châu Âu, chiến tranh lạnh đã trở lại với cuộc khủng hoảng Ukraina, và chiến lược tái cân bằng lực lượng của Washington qua Châu Á chỉ làm gia tăng sự mất lòng tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».
    Tờ báo Trung Quốc đã kết luận với một giọng điệu không phải là không ngạo mạn : « Với sự vươn lên của Trung Quốc, chúng ta đã hiểu rõ hơn về Hoa Kỳ - một đất nước quá lười biếng để cải cách. Xã hội Mỹ đã chọn Obama, nhưng trong thời đại hiện nay, không hề có tổng thống Mỹ vĩ đại nào. »
    Điều mà Trung Quốc căm ghét nhất là chính sách xoay trục qua Châu Á Thái Bình Dương mà Tổng thống Obama đã tiến hành từ khi ông nhậm chức.

    Đừng tưởng bở vì chiến lược xoay trục có thể có thêm động lực
    Theo một số nhà phân tích, với việc ông Obama bi suy yếu trong nước, Trung Quốc có nguy cơ quyết đoán thêm đối với các đồng minh của Mỹ tại châu Á như Nhật Bản hay Philippines, hay đối với các nước như Việt Nam, đang hy vọng là sự can dự của Hoa Kỳ có thể cản bớt tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
    Tuy nhiên một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh không nên lầm tưởng là họ có thể lấn lướt được Mỹ và bẻ gãy được chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ.
    Trước hết, trên bình diện quốc phòng, đảng Cộng hòa cho đến nay luôn luôn ủng hộ việc nước Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự. Do đó, khả năng ngân sách quốc phòng bị kềm hãm dưới thời ông Obama có thể được giải tỏa bớt. Thành tố quân sự của chiến lược tái cân bằng lực lượng qua châu Á do đó vẫn vững chắc.
    Một chi tiết đáng chú ý : Bắc Kinh không mấy thích việc Mỹ sẵn sàng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Tại Mỹ, một trong những người ủng hộ việc này là Thượng nghị sĩ John McCain có khả năng lên nắm Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đầy quyền lực trong lãnh vực này.
    Cho đến nay, chiến lược xoay trục còn yếu trên vế kinh tế là hiệp định thương mại TPP. Với đảng Cộng hòa nắm Quốc hội lưỡng viện Mỹ, nhiều nhà phân tích cho rằng hiệp định này có thể nhận được một cú hích tích cực.

    Theo RFI

    Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

    Nước Đức 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp đổ

    Tường An/ RFA

    Để kỷ niệm 25 năm bức tường Bá Linh sụp đổ. Kính mời các cụ cùng thông tín viên Tường An nhìn lại những thành tựu cũng như những bất cập còn tồn đọng sau 25 năm thống nhất qua những chia sẻ của người Việt sống tại Cộng Hòa Liên Bang Đức.

    Người dân địa phương đi qua Đông Đức để vào Tây Đức sau khi biên giới hai nước được mở ở làng Moedlareuth, phía Nam Berlin ngày 9/12/1989.

    Bức tường Bá Linh
    Biểu tượng của bức màn thép trong Chiến tranh lạnh !
     Đêm 13 tháng 8 năm 1961, tại Bá Linh, một bức tường  dài 156 km được dựng lên chia đôi 2 miền ý thức hệ. Bức tường đã giam cầm sự tự do của hơn 3  triệu người dân ròng rã  28 năm.  Mảng tối của hàng triệu  cư dân Đông Đức chỉ thực sự được phơi bày sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989.
    25 năm trôi qua,  sau ¼ thế kỷ thống nhất, nước Đức còn, mất những gì, người dân của xứ sở Karl Marx và Einstein này thua thắng ra sao ở buổi chung cuộc ?
    Mặc dầu trong một sớm một chiều, 40 triệu người dân Tây Đức đã phải cưu mang thêm 18 triệu người dân Đông Đức, thế nhưng, tinh thần dân tộc đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn ban đầu để vực dậy nền kinh tế và đưa nước Đức thành một quốc gia cường thịnh như hôm nay. Ông Lê Nam Sơn , ngụ tại thành phố Hannover nói :
    « Trước đó, cuộc sống bên Tây Đức rất là dễ dàng, thoải mái. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, toàn nước Đức thống nhất thì nói chung cuộc sống không khá như trước. Nhưng để bù lại, cả một nước Tây Đức họ đã vực dậy phần còn lại bên Đông Đức và sánh ngang hàng với các nước Châu Âu. Nhưng người lãnh đạo của nước Đức có cái viễn kiến và họ đã đưa nước Đức lên ngang hàng với các nước Tây Âu, chuyện đó không phải là dễ »

    Theo chị Thục Quyên ở Munchen, đa số người dân Đức hài lòng với cuộc thống nhất đất nước. Họ đặt tinh thần dân tộc lên trên mọi khác biệt để xây dựng đất nước. Chị Thục Quyên nói :

    «  Có khoảng 70% dân chúng đánh giá là cuộc thống nhất của đất nước họ từ tốt đến rất tốt. Phần lớn dân chúng rất là bằng lòng với tình hình chính trị và xã hội của đất nước họ. Điểm son của dân tộc Đức là tuy họ đã sống dưới 2 thể chế chính trị đối ngược với nhau trong hơn 40 năm trời nhưng người dân Đức vẫn có lòng tin tưởng ở tình anh em, tình dân tộc của họ. Và cái rất là hay là họ rất là sáng suốt, họ đã tách cái đảng Cộng sản của Đông Đức ra, là cái chính quyền phải chịu trách nhiệm. Người dân Tây Đức Tự do và người dân Đông Đức đã dẹp bỏ được những nghi kỵ với nhau, và vì vậy họ mới bắt được tay với nhau và làm việc »
    Thực vậy, dưới sự điều hành của Thủ tướng Merkel và Tổng thống Gauck, cả 2 đều xuất thân từ Đông Đức , nước Đức đã trở thành một nền kinh tế đứng thứ tư trên thế giới và là đầu tàu của nền kinh tế Âu châu. Từ Hannover, ông Lâm Đăng Châu nói :

    « Đa số người dân 2 miền Đông Tây sống hoà thuận. Chính trị Đức ổn định, kinh tế Đức cho đến bây giờ rất ổn định, coi như là vững mạnh nhất ở Âu châu bây giờ. »

    Bức tường đổ và sự hãnh diện của người Đức
    Dọc theo dấu tích Tường Berlin 9/11/2014 là hàng đèn trắng
    Nhìn vào sự cư xử của người dân Đức, theo ông Nguyễn Đình Tâm ở Bá Linh thì người ta có cảm tưởng  hình như chưa hề có một bức tường nào ngăn cách giữa  người dân Đông và Tây Bá Linh trước và sau năm 1961. Ông nói :
    « Hồi đó, bức tường chưa sập nhưng vẫn có những người bên Đông Đức sang bên này để gặp bà con. Chính quyền Tây Đức còn tặng cho những người dân Đông Đức 100 Đức Mã. Rồi đến khi bức tường sập, thì người dân Tây Đức mở rộng vòng tay họ đón tiếp (người dân Đông Đức) như người thân thiết của họ »
    Cho tới nay, người dân Đức đã phải đóng góp hàng ngàn tỷ Đức Mã để cưu mang thêm một nền kinh tế trì trệ sau gần 30 năm dưới chế độ Cộng sản. Từ Bá Linh, ông Hoàng Kim Thiên nói :
    « Kinh tế của Đông Đức trước 1989 thì không phát triển gì nhiều. Nhưng sau khi bức tường đổ , Tây Đức đã phải bỏ ra rất nhiều tiền. Ở Tây Đức, mỗi người dân đi làm phải đóng 7% thuế để xây dựng Đông Đức. Sau 25 năm thống nhất, kinh tế nước Đức vẫn giữ rất là vững. Thì đó là sự hãnh diện của người Đức »
    Sự khác biệt về mặt vật chất đã được san bằng, còn về con người thì sao ? Theo chị Anh Đào ở Bá Linh, thì đâu đó vẫn còn sự khác biệt về tư tưởng giữa những con người của thế giới tự do và những người đã sống một thời gian dài dưới chế độ cộng sản. Chị Anh Đào nói :
    « Nói chung sau 25 năm, sự thống nhất của nước Đức rất là hoàn hảo. Mặc dù còn một số ít những người dân Đông Đức  vẫn còn những tư tưởng của chế độ cũ, nhưng từ từ họ vẫn hoà mình với phía bên Tây Đức này »
    Sự khác biệt này, theo ông Hoàng Kim Thiên dần dần cũng đã được san bằng :
    « Trước đây khoảng 10 năm. Thí dụ như trong hãng, xưởng, thí dụ như người Tây Đức có vẽ phóng khoáng hơn, tức là họ nghĩ gì thì họ nói đó. Còn người Đông Đức họ hơi dè dặt một chút xíu. Nhưng bây giờ, sau 25 năm qua, tôi thấy cái tinh thần đó không còn nữa »
    Một điều ngoạn mục là sau một thời gian đầu tư để lấp đầy khoảng trống giữa Tây và Đông Đức. Giờ phía bên Đông Đức lại hình như vượt trội cả Tây Đức về mặt hạ tầng cơ sở cũng như chất xám. Ông Lâm Đăng Châu nói :
    « Trước đây người  dân Đông Đức qua Tây Đức để tìm công ăn việc lắm để sinh sống. Nhưng từ năm 2013 thì ngược lại : Những người dân Tây Đức đã bắt đầu qua Đông Đức để bắt đầu xây dựng sinh sống làm ăn. Đấy là những sự phát triển rất là ngoạn mục. Nước Đức họ vui mừng thấy đó là một trong những tiến bộ »
    Từ Bá Linh, chị Mỹ Lâm cũng ghi nhận những thành quả thực tế mà Tây Đức đã đóng góp cho Đông Đức :
    « Phải nhìn nhận rằng sự giúp đỡ của Tây Đức cho Đông Đức rất là lớn và những thành quả đó cũng thấy được , bằng chứng là ở Berlin có nhiều những bệnh viện được xây ở Đông Đức còn tối tân gấp mấy lần những bệnh viện đã có sẵn ở Tây Berlin. Hạ tầng cơ sở, đường xá, bệnh viện , trường học, nhà cửa được xây dựng lại rất là mới »
    Với hàng chục ngàn người Việt đang lao động tại Đông Đức trước 1989, sự hội nhập tuy quả là không dễ dàng sau khi cánh cửa tự do mở ra, nhưng sau 25 năm , ông Nguyễn Thành Lương ở Frankfurt cũng đã ghi nhận những thành công đáng kể của họ :
    « Người Việt sau khi bức tường Bá Linh sụp đỗ chạy qua bên này (Tây Đức) thì không được hưởng những ưu đãi (như người Tây Đức lúc đó) nhưng dần dần người mình cũng chịu khó làm ăn và hội nhập. Mấy năm trở lại đây thấy họ cũng bắt đầu làm ăn đàng hoàng, không còn lối làm ăn chụp giựt trước đây nữa. Đó cũng là một thành công ! Và nhất là một trong những thành công mà báo chí Đức mấy năm gần đây nó rất nhiều về sự học hành của con em người Việt mình ở bên Đông »
    Những mảng tường nay được bán đấu giá !
    Được sống trong một không khí hoàn toàn tự do, từ Berlin, ông Nguyễn Duy Tân, một cựu đảng viên Cộng sản phát biểu :
    « Cảm nghĩ của tôi thực sự là bình an. Mọi người đều có sự công bằng trước pháp luật  và trước cơ quan công quyền nhà nước. Ai cũng được quyền tự do tham gia và việc của nhà nước. Đó là giá trị mà tôi cảm thấy may mắn, hạnh phúc được sống trong một nền Tự do »
    Đó cũng là sự may mắn của ông Nguyễn Thành Lương, một thuyền nhận tị nạn ở Tây Đức khi gặp được người phối ngẫu là chị Mai, một công nhân xuất khẩu lao động ở Đông Đức. 25 năm bức tường sụp đổ là  gần 25 năm mà ông Nguyễn Thanh Lương sống chung dưới một mái nhà :
    « Từ sự may mắn của tôi, tôi cũng chia sự may mắn đó cho nhà tôi sớm được hội nhập »
    Từ sự thống nhất của một quốc gia, đến sự thống nhất của hai tâm hồm. Đây có phải là một thí dụ tuyệt vời về sự hoà giải ? Chị Mai vui cười nói :
    « Đấy mới là thống nhất nhỉ ??? »
    Bên cạnh những hào quang của một nước Đức thống nhất. Đâu đó vẫn còn chập chờn những mảng xám. Sau những niềm vui hội ngộ là những sự thật trần trụi mà người dân hai miền Đông Tây của nước Đức phải đối diện và giải quyết.
    Chiếc huy chương nào cũng có mặt phải và mặt trái của nó. Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989, Niềm vui thống nhất của  người dân hai miền Đông Tây chưa trọn vẹn thì họ đã phải đối diện với những khó khăn về vật chất khi mà 40 triệu người dân Tây Đức đã phải gánh  thêm trên vai cuộc sống của hơn 18 triệu dân Đông Đức với tất cả những hệ luỵ còn sót lại của 28 năm dưới chế độ Cộng sản và cả những di sản trước đó do chiến tranh để lại.

    Người Việt từ Đông Đức
     Sau khi bức tường Bá Linh sụp đổ, gần 60 ngàn người Việt đang học tập và lao động ở Đông Đức đứng trước sự chọn lựa: tiếp tục tương lai trên nước Đức tự do nhưng mới mẽ và đầy thách thức hay trở về với chủ nghĩa Cộng sản quen thuộc tại Việt Nam với số tiền trợ giúp của chính quyền mới ? Khoảng 40.000 người Việt đã chọn con đường hồi hương với 3000 Đức Mã. Anh Nguyễn văn Mài, là một công nhân hợp tác lao động ở Đông Đức vào thập niên 80, nay cư ngụ tại Hannover kể lại:
    “Khi bức tường Bá Linh đổ, ai có điều kiện thì chạy sang Tây Bá Linh, tôi còn nhớ lúc đó ai qua Tây Bá Linh thì chính quyền mới cho 100 Đức Mã. Một trăm đo Mác lúc đó đối với anh em mình là to lắm. Thế là lúc đó nước Đức đổi tiền theo tiêu chuẩn 1 ăn 1. người Việt mình nói chung lúc đó là vui vẻ. Sau đó nước Đức người ta thấy hoàn cảnh công ăn việc làm khó khăn quá cho nên người ta động viên người Việt nhà mình, nếu ai muốn hồi hương thì người ta sẽ bồi thường 3000 đô Mác cho mỗi người và thế là đại đa số người Việt mình hồi hương”
    Đông Đức tan rã kéo theo nhiều nhà máy phải đóng cửa, người dân Đông Đức thất nghiệp. Người dân Tây Đức đi làm phải đóng thuế vào “Quỹ Quốc Gia” để xây dựng lại một Đông Đức đầy bất trắc. Người Việt từ Đông Bá Linh chạy sang Tây Bá Linh, đa số  sống chủ yếu bằng những nghề buôn bán nhỏ, bán thuốc lá lậu, cuộc sống bấp bênh, tỷ lệ tội phạm cao trong thời kỳ giao thoa này. Chị Mai, cũng hợp tác lao động ở Đông Đức, nay sống tại Frankfurt cho biết: “ Ở lại thì lúc đầu thì cũng khó khăn lắm, người ta đi kiếm việc làm, lúc đầu thì bán quần áo, sau này có phong trào bán thuốc lá lậu. Sau đó thì từ từ họ được định cư lại thì họ làm ăn cũng ổn định”
    Chưa đầy 3 năm sau ngày nước Đức thống nhất, người ta đã thấy manh nha những tư tưởng bài người ngoại quốc mà nạn nhân đầu tiên bị nhắm đến là những người lao động nhập cư. Điển hình là sự kiện ném bom xăng vào khu nhà ở của người ngoại quốc ở thành phố Lichtenhagen, Rostock đã gây chấn động chính trường Đức và thu hút sự quan tâm của thế giới.  Anh Mài tiếp: “Khi mà bức tường Bá Linh đổ, khi mà chế độ bắt đầu thay đổi thì trong một số người Đức bắt đầu xuất hiện những tư tưởng bài xích người ngoại quốc. Những người mang tư tưởng kỳ thị họ ở bên Đông Đức, đại đa số là thanh niên. Bởi vì khi bức tường Bá Linh đổ thì không những người Việt nhà mình thất nghiệp mà ngay cả người Đức cũng bị thất nghiệp, vì vậy họ cho rằng là do những người lao động ở Đông Đức là nguyên nhân khiến cho họ không có việc làm”

    Những khác biệt về tư tưởng Đông và Tây
    Sau 25 năm xây dựng và phát triển,  sự cách biệt giàu nghèo giữa Đông và Tây Đức hầu như đã không còn. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn một khoảng trống chưa thể lấp đầy, đó là sự khác biệt về tư duy, về cách hành xử của người dân Tây Đức, quen sống thoải mái tự do và người dân Đông Đức, hình như vẫn chưa thoát ra được cái bóng của chế độ Cộng sản vẫn còn đeo đuổi. Chị Anh Đào ở Bá Linh nhận xét:
    “Hai tư tưởng khác nhau, mặc dù ở xứ tự do này, nhưng những người bên Đông Đức vẫn còn lập trường bị gò bó. Còn bên Tây Đức mỗi người đều có 1 tư tưởng, thành ra mình rất là thoải mái khi mình nói chuyện, nhưng khi mình nói chuyện với anh chị em bên Đông Đức; Ngay cả tới bây giờ cũng vậy, họ nói cái gì cũng rất là dè dặt”
    Hàng chục năm sống dưới chế độ bao cấp, anh Mài cho biết không khỏi bỡ ngỡ khi phải hội nhập vào xã hội tư bản, nơi mà ai cũng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Anh chia sẻ: “Làm việc ở các nhà máy bên Đông Đức, tuy nó có định mức nhưng làm việc cũng nhẹ nhàng thôi. Thế nhưng khi mà làm việc bên Tây Đức thì cường độ nó cao hơn, nhưng tất nhiên là thu nhập cũng cao hơn. Và cái tâm lý lo lắng mất việc làm thì nó thường trực trong đầu của người Việt mình hơn. Bên Đông Đức thì không có như thế, công ăn việc làm không phải lo gì cả”
    Khi nước Đức thống nhất, chị Anh Đào có dịp làm quen với một cộng đồng người Việt mới đến từ bên kia bức tường Bá Linh. Chị nhận xét:
    “ Giữa người Việt Đông Đức và Tây Đức thì riêng em, em có nhận xét là từ sinh viên du học cho đến những người tị nạn hầu như ai cũng có một kết quả rất tốt. Họ không có nhiều criminel ( tội phạm) nhiều như sau khi mở bức tường. Sau khi mở bức tường, bên Đông Đức thì có những gia đình sống mực thước, nhưng cũng có những người bên Đông Đức hợp tác lao động muốn tiến thật xa cho nên họ làm tất cả những cái gì mà họ có thể làm. Những hành động của họ, những việc làm của họ, họ không sợ hậu quả xấu cho công đồng hoặc là đối với người Đức”
    Sau thời gian cần thiết để ổn định cuộc sống mới, vẫn như câu tục ngữ ngàn đời của Việt Nam “phi thương bất phú”: người Việt, đa số từ Đông Đức đã lập nên khu thương mại nổi tiếng Đồng Xuân với hơn 250 gian hàng, khu buôn bán sầm uất của hơn 4000 người Việt sống hợp pháp và bất hợp pháp. Anh Mài nói:
    “Khi mà bức tường đổ thì chúng tôi đại đa số đều thất nghiệp hết. Mạnh ai thì người ấy lo cho bản thân. người Việt mình chủ yếu là lo buôn bán để kiếm tiền, bởi vì buôn bán đối với người Việt mình dễ dàng hơn. Và người Việt mình chịu khó đi len lỏi khắp nơi để mà kiếm tiền”
    Với hơn 120.000 người Việt đang sống tại Đức, trong đó có khoảng 88.000 người có giấy tờ hợp pháp và phần còn lại sống bất hợp pháp. Cộng đồng Việt Nam tại Đức có thể được chia ra thành 4 nhóm: 1 nhóm rất ít là sinh viên du học trước 1975, nhóm thứ hai gồm khoảng 40.000 người là thuyền nhân tị nạn Cộng sản. Nhóm thứ ba gồm khoảng 20.000 người ở lại sau khi bức tường bá Linh sụp đổ và nhóm thứ tư cũng khoảng 40.000 người đến Đức bằng đủ mọi ngõ ngách khác nhau, đa số là sống bất hợp pháp. Nhóm thứ nhất và thứ nhì đã hoàn toàn ổn định ở xã hội Đức, đa số thành công và là mẫu mực của sự hội nhập. Nhóm thứ ba và thứ tư sống co cụm như là một xã hội Việt Nam thu nhỏ ở phần phía Đông của nước Đức.
    Nói chung, người Việt Tây Đức sống rãi rác và hoà nhập vào xã hội Đức, trong khi đó người Việt ở Đông Đức sống gần như tập trung trong một xã hội riêng của họ. Sinh hoạt của họ cũng mang ít nhiều mô hình của chế độ Cộng sản. Chị Mai nói:
    “ Vẫn như hồi xưa…!!! Trong nước ra như thế nào thì trong nước vẫn như thế. Nói chung là cái mô hình họ mang từ Việt Nam sang. Tức là họ vẫn có công đoàn, vẫn có hội phụ nữ, vẫn có chi bộ, rồi vẫn có đoàn thanh niên, phụ nữ…. Tất cả đều phải áp dụng trong đội quản lý người lao động.  Trước đấy, đi lao động thì hộ chiếu của bọn mình thì do sứ quán giữ, mình không được giữ. Sau này người ta vẫn hội họp, vẫn sinh hoạt kiểu như thế!”
     Dù nước Đức đã ăn mừng 20 năm, rồi 25 năm thống nhất và phát triển,  cộng đồng người Việt tại Đông Đức này vẫn hầu như đi bên lề sự hội nhập ấy, dù họ cũng có những phát triển theo cách riêng của họ. Theo chị Anh Đào, một sự hoà hợp là khó có thể.
    “Không thể hoà hợp được , là vì theo em thấy, những anh chị em sống bên Đông Đức hình như họ vẫn còn dưới một sự control (kiểm soát) của toà đại sứ Việt Nam. Có thể họ có những cái không đồng ý nhưng vì gia đình họ vẫn còn ở Việt Nam hoặc là một cái lợi riêng gì của họ cho nên họ không thể hoà đồng hoặc là nói lên những gì họ muốn nói”
    Bức tường Bá Linh đã được san bằng, nhưng những khác biệt về tư tưởng sau 30 năm chia lìa vẫn còn đó.  25 năm tuy dài nhưng vẫn chưa đủ cho một cuộc thống nhất trong tư duy nếu không có sự nổ lực từ hai phía. Bức tường Bá Linh đã đổ, nhưng đâu đó vẫn còn một bức tường Bá Linh trong lòng mọi người.