Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

CUỘC CHIẾN GIỮ THÀNH CỔ QUẢNG TRỊ 1972 - KHÚC CA BI TRÁNG

Tôi chú ý đến  1 đoạn dưới đây trong bài viết khá dài nhan đề "Thăm thành cổ Quảng Trị"của tác giả Hiệu Minh trong Blog của ông.  
.......................
(Trích)
CUỘC CHIẾN ĐẪM MÁU

Ở giữa thành là một đài tưởng niệm giống lô cốt nhìn kỹ như cái lò gạch của Nam Cao, ở trên đỉnh có cái cột cao vút, xung quanh có ghi ngày tháng khắc trên ô vuông bằng đồng, mỗi ô tương đương với một ngày của cuộc chiến từ 28-6 đến 16-9-1972.
Một góc có đài tưởng niệm chứng tích sinh viên – chiến sỹ được nhiều người tới thăm bởi để chuẩn bị cho chiến dịch giữ thành cổ, miền Bắc đã huy động sinh viên của 41 trường đại học để ra trận. Tổng cộng có 80 đại đội lính mới được tung vào thành cổ và chỉ có khoảng 20% rút ra được khi VNCH chiếm được thị xã Quảng Trị.
Đoàn cựu binh sinh viên. Ảnh: HM
Nói về tổn thất thì không có nguồn nào chính xác. Trong thực tế, đây là trận chiến quân miền Bắc dùng bộ binh cố thủ trong thành đấu đầu với B52, pháo hạm và máy bay trên trời để yểm trợ cho quân miền Nam.

Có câu nói của tướng Lê Phi Long năm 2008 đáng suy ngẫm “Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy. Ai chủ trương, ai chịu trách nhiệm trước lịch sử? Có cán bộ cấp trên giải thích rằng do yêu cầu của đấu tranh ngoại giao, cần giữ vững thành cổ để phối hợp với cuộc đàm phán tại hội nghị Paris. Nhưng quyết định chiến trường phải là người lính.”

Nghe các cựu binh kể, việc rút khỏi thành cổ là do một vị chỉ huy tại chỗ quyết định chứ không phải do cấp trên chỉ đạo. Hình như sau đó ông bị kỷ luật. (Hết trích)
---------------------
Nguồn Ở đây
Ngay sau đó mình gọi điện cho Hữu Hùng, xác nhận cánh K5 lsql chúng ta chỉ có 02 người được "hân hạnh" tham gia chiến dịch giữ thành cổ là BS Quân y Nguyễn Kim Nữ Hiếu và Nguyễn Hữu Hùng Thiếu úy sĩ quan chuyên môn trong đội sửa chữa tăng-thiếp giáp - Bí số T204 Anh hùng . ....

27/7 THƯƠNG NHỚ CHÚ VĂN, CHÚ CHỨC CỦA TÔI

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC CÁC CHIẾN SĨ ĐÃ HY SINH 
VÌ LÝ TƯỞNG CAO ĐẸP

Ông bà nội tôi mất sớm để lại 4 người con, trong đó có 3 con trai, 1 con gái, anh em cách nhau đúng 2 tuổi . Nếu vể tuổi tác thì cha tôi là anh cả, nhưng về “lý tưởng CM đi theo Việt Minh” thì chú út tôi ( chú Vũ Văn tức Vũ Mạnh Bảo) là người đi tiên phong.  Ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 cả 4 anh em có chân trong Ban lãnh đạo cướp chính quyền huyện Phổ Yên ( Thái  Nguyên), chỉ huy đánh cướp đồn Chã lập chính quyền Việt Minh đổi tên phố Chã thành phố Việt Hùng, xã Tân Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.  Ít lâu sau cả 3 anh em trai đều thoát ly theo kháng chiến. Cha tôi lên chiến khu học trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, chú Chức làm ở sở Liêm phóng Hà Nội . Ngày 11/10/1953 chú hy sinh trong trận Pháp oanh tạc thị xã Hòa Bình , nơi chú được cử đến công tác. Chú út Vũ Văn, tức Vũ Mạnh Bảo ra nhập quân đội chủ lực tận Khu 10 ( Đại đội 515, tiểu đoàn 72) tham gia chiến dịch Sông Lô 1947 và hy sinh ở Tam Nông Phú Thọ trong 1 trận đánh giữa quân ta và quân Pháp ngày17/2/1949. Chú Văn tôi lúc ấy là tiểu đội trưởng, 25 tuổi đời, chưa có gia đình . Chú Chức tôi có 1 vợ và 1 con nhỏ nhưng kháng chiến tản cư lưu lạc rồi cũng mất tích, sau này được báo tin là cả 2 mẹ con đã qua đời. Người em gái của cha tôi trong CM tháng 8 phụ trách đội nữ dân quân địa phương, cưỡi ngựa  đeo súng lục nổi tiếng 1 vùng . Sau vì các anh em thoát ly hết , cô tôi chấp nhận ở lại hậu phương chăm lo việc gia đình. Bà mất ngày 20/2/1952 vì bệnh, sau khi sinh được 1 con gái mới 1 tháng tuổi . Chính vì hoàn cảnh ly tán như vậy cộng với tình trạng thông tin liên lạc cực kỳ khó khăn thời ấy nên tin tức về việc 2 chú tôi hy sinh đến với cha tôi đều thất lạc. Phải sau 1954 hòa bình lập lại cha tôi từ chiến trường Nam Trung bộ tập kết ra Bắc thì 2 tờ “giấy báo tử ”của đơn vị 2 chú tôi  mới tới được tay cha tôi và phải 40 năm sau nữa 2 tấm bằng Liệt sĩ của Nhà nước có ghi tên 2 ông chú tôi mới được chuyển vào UBND Phường Bến Nghé. Q1. Tp,HCM ! Chính tay tôi ra nhận. Thật may, anh văn thư của Phường đã cố gắng lục lọi rất lâu mới phát hiện ra 2 tầm bằng Liệt  sĩ ấy đã được cho vào khung kính, nhưng lại lẫn lộn trong cả “1 đống”  “bằng Liệt sĩ đã lồng vào khung kính” chất đống trên nóc tủ đựng tài liệu ngay trong phòng làm việc của các quan chức Phường giữa trung tâm thành phố !!! (Chuyện chưa hết nhưng xin được tạm dừng ở đây)
Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 bùi ngùi, cảm thương mà nhớ tới các chú của tôi …  
Các chú ơi ! Con thật có lỗi với gia đình !

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

NIỀM TỰ HÀO CỦA NGƯỜI TRUNG HOA ĐƯỢC XÂY DỰNG BỞI NGƯỜI VIỆT

NGUYỄN AN XÂY DỰNG TỬ CẤM THÀNH 
Trần Hưng -  Đa chiều Thứ 7 24/6/2017

Người Trung Hoa vốn tự hào về Tử Cấm Thành nguy nga và đồ sộ nằm tọa lạc ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh, tòa thành gồm 980 tòa nhà nằm trên diện tích 720.000 m2 này thu hút hàng triệu du khách đến tham quan mỗi năm, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987.
Thế nhưng ít ai có thể ngờ rằng niềm tự hào của người Trung Hoa lớn hơn cả Vatican này lại được thiết kế bởi một người Việt tên là Nguyễn An, ông là Tổng công trình sư và là Kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành. (Ảnh từ internet)

Nhân tài xuất chúng được lựa chọn
Ông Nguyễn An sinh năm  1381 ở Hà Đông, thuở nhỏ ông đã nổi tiếng khắp vùng với đôi tay tài hoa và khéo léo. Vì thế mà năm 1397, khi vua Trần Thuận Tông xây dựng sửa chữa kinh thành Thăng Long, ông đã được mời vào nhóm thợ chính tham gia xây dựng dù mới chỉ 16 tuổi.
Năm 1407 quân Minh đánh bại nhà Hồ, bắt được hai cha con Hồ Qúy Ly, nhà Minh cũng lùng tìm những tài năng đất Việt đưa về phương bắc như Phạm Hoằng, Vương Cấn, Hồ Nguyên Trừng… cùng những danh y thời đấy cũng đều bị bắt sang Trung Quốc.
Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng có ghi chép rằng: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật ở rừng núi, người có tài có đức, thông minh chính trực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc việc quan, chữ đẹp tính giỏi, nói năng hoạt bát, hiếu để lực điền, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghề nung gạch, làm hương… lục tục đưa dần bản thân họ về Kim Lăng”.
Nguyễn An cũng nằm trong số những tài năng bị đưa sang Trung Quốc với tên gọi là A Lưu (tên tiếng Hán của Nguyễn An), thời điểm này vua Minh Thành Tổ đang trị vì và đang gấp rút xây dựng kinh đô mới ở Bắc Bình (nay là Bắc Kinh). Việc xây dựng một kinh thành nguy nga tráng lệ và đồ sộ như vậy đòi hỏi phải có một nhân tài kiệt xuất về kiến trúc và thiết kế, ngay thẳng chính trực và không vụ lợi.
Những tài được lựa chọn có Nguyễn An, Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường và Lục Tường. Nhận thấy Nguyễn An là người công minh chính trực, liêm khiết, lại có tài thiết kế, nên Vua tin tưởng giao cho ông làm Tổng công trình sư, chịu trách nhiệm thiết kế, đôn đốc xây dựng cung đình; ông là người chịu trách nhiệm quyết định tối cao cho công trình, chỉ sau vua Minh Thành Tổ.
Nguyễn An phải vất vả với các việc như vẽ thiết kế, đào tạo nhân lực, cho đến chỉ đạo thi công và giám sát hiện trường.
Tử Cấm Thành
Một góc Tử Cấm Thành. (Ảnh từ lotuspro.net)

Tài năng giúp hoàn tất xây dựng Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành được xây từ năm 1406 đến 1420 thì hoàn tất, trong suốt 13 năm ấy Nguyễn An đã phải chịu rất nhiều sức ép từ vua Minh Thành Tổ.
Tương truyền khi xây dựng tòa thành tại 4 góc của Tử Cấm Thành, Nguyễn An đã trình hết bản thiết kế này đến bản thiết khác nhưng vẫn không được chấp nhận. Quá nóng giận vua Minh Thành Tổ ra lệnh nếu Nguyễn An không thể đưa ra bản thiết kế khiến ông ta ưng ý thì ngày mai đầu sẽ lìa khỏi cổ.
Nguyễn An đã phải làm việc suốt đêm đó, cuối cùng Nguyễn An lấy ý tưởng từ chiếc lồng nuôi dế mà ông đang nuôi để thiết kế ra tòa thành có mái xếp tầng tầng lớp lớp. Và đến nay, tòa thành đó được coi như biểu tượng đặc trưng của Tử Cấm Thành.
Tử Cấm Thành
Một góc Tử Cấm Thành. (Ảnh từ lotuspro.net)
Rất nhiều câu chuyện về tài năng của Nguyễn An khi xây dựng Tử Cấm Thành còn lưu truyền đến ngày nay. Ví như Việc vận chuyển những khối đá nặng đến hàng trăm tấn vào thời đó là không thể, thế nhưng Nguyễn An qua quan sát đã nghĩ ra cách vận chuyển mà hậu thế đến nay vẫn còn khâm phục.
Nhận thấy khu vực khai thác đá ở nơi lạnh lẽo -20oC, ông đã cho đào một rãnh nước có chiều ngang bằng tảng đá kéo dài đến nơi xây dựng, sau đó đổ nước sông vào. Nước nhanh chóng bị đông cứng tạo thành một đường băng trơn trượt từ mỏ đá đến kinh thành, khiến việc vận chuyển những tảng đá khổng lồ hàng tăm tấn trở nên dễ dàng.
Sách “Kinh thành ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ viết mô tả rằng: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng”.

Các nhà khoa học ngày nay cũng phải đau đầu
Có một giai đoạn các nhà nghiên cứu khoa học khi tìm hiểu Từ Cấm Thành đều đau đầu không hiểu thời đấy làm sao có thể vận chuyển những khối đá nặng đến 300 tấn để xây dựng, các phương tiện thời ấy là không thể.
Chỉ đến khi họ tìm hiểu từ các tài liệu ghi chép vào thời đó thì bí ẩn này mới được giải mã, đó là vận chuyển bằng con đường băng, nước được lấy từ sông và giếng đào ở hai bên đường gặp thời tiết lạnh tạo thành con đường băng để vận chuyển những khối đá khổng lồ. Đây chính là ý tưởng của Nguyễn An khiến ngày nay nhiều người phải khâm phục.
Sau khi công trình được xây xong Nguyễn An được vua Minh thưởng cho 50 lạng vàng, 100 lạng bạc, 8 tấn thóc và 1 vạn quan tiền.
Tử Cấm Thành
Anh 4 Tử Cấm Thành trong bức tranh từ thời nhà Minh, hiện được lưu giữ ở 
bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh. (Ảnh từ Wikipedia.com)

Kiến trúc thể hiện kính ngưỡng trời đất, “thiên nhân hợp nhất”
Một số phân tích cho thấy Tử Cấm Thành có thấp thoáng lối kiến trúc của người Việt xưa. Giáo sư Trần Ngọc Thêm phân tích cho thấy rằng: So với kiến trúc các kinh thành trước đó thì Tử Cấm Thành có hai điểm mới, thứ nhất các kinh thành cũ có kiến trúc hình vuông thì Tử Cấm Thành là hình chữ nhật; thứ hai các công trình khác chỉ có 1 hoặc 2 lớp vòng bảo vệ thì Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng bảo vệ (tam trùng thành quách), hai điểm thay đổi này giáo sư cho rằng là do chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt.
Tử Cấm Thành được xem là tinh hoa của văn hóa 5.000 năm, thể hiện sự kính ngưỡng trời đất, trọng đạo, tuân theo thuyết “thiên nhân hợp nhất”, âm dương hòa hợp.
Chữ “tử” trong “Tử Cấm Thành” là màu tím, lấy ý từ thần thoại về Tử Vi Viên là nơi ở của Trời trên thiên thượng, Tử Cấm Thành được xây dựng phỏng theo thiên cung trên trời.
Trung tâm Hoàng Thành là Cung Thành, trung tâm Cung Thành là điện Phụng Thiên (thời nhà Thanh đổi tên thành điện Thái Hòa), đây là điện lớn nhất trong Tử Cấm Thành, tên “”phụng thiên” nghĩa là vâng theo mệnh trời, tuân theo thiên ý . Từ “phụng thiên” là lấy câu đầu trong câu “Phụng thiên thừa vận, thụ mệnh vu thiên” “Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ; dân tâm vô thường, duy huệ chi hoài” (nghĩa là: “Tuân theo vận trời, vâng theo mệnh lệnh từ Trời”, “Trời xanh không kể thân thích, chỉ trợ giúp người có Đức, lòng người thay đổi vô thường, chỉ ban ân huệ cho người có tấm lòng”). Mệnh trời chỉ chiếu cố cho những vị Vua có đức, nếu Vua thất đức  thì Vương Triều sẽ suy sụp. Do đó các bậc  Đế Vương cần tu thân tích đứng để xứng với mệnh trời.

Điện Thái Hòa
Điện Phụng Thiên (từ thời nhà Thanh gọi là điện Thái Hòa) nằm ở 
trung tâm của Tử Cấm Thành. (Ảnh từ wikiwand.com)
Hoàng Đế ở Càn Thanh cung, Hoàng Hậu ở Khôn Ninh cung, càn khôn là trời đất, biểu tượng giao hòa âm dương.
Cách bố trí của Tử Cấm Thành không một chi tiết nào là ngẫu nhiên, bởi tất cả đều dựa trên những chuẩn mực lâu đời và mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

Trị thủy sông Hoàng Hà
Không chỉ xây dựng Tử Cấm Thành, các công trình lớn khác Nguyễn An cũng tham gia, như trị thủy sông Hoàng Hà.
Những trận lũ lụt lớn trên sông Hoàng Hà vào các năm 1444 – 1445 vua Minh đều tin tưởng cử Nguyễn An đi sửa sang lại đê điều.
Ông đích thân chỉ huy việc đắp những con đê lớn tại những nơi xung yếu cũng như đào đắp những công trình thủy lợi lớn.
Những năm cuối đời dù tưổi cao sức yếu ông vẫn miệt mài trị thủy giúp dân
Năm 1453  dù đã 73 tuổi, ông vẫn đến Sơn Đông trị thủy và mất dọc đường. Lúc  sắp mất ông vẫn canh cánh trong lòng nỗi lo người dân Sơn Đông đói khổ vì lũ lụt, ông trăn trối rằng: Đừng xây lăng mộ cho ông như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt ở Sơn Đông, những nơi ông đang đi mà chưa tới.
Nhà sử học Trương Tú Dân nhận xét rằng về Nguyễn An là: “hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh”.
Nhiều sách sử của Trung Quốc như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục”, hay “Kinh kỳ ký thắng” và “Thủy Động nhật ký”,… đều ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn An

Trần Hưng
(Tin Đa Chiều)

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

"NGƯỢC DÒNG KÝ ỨC" TIẾP TỤC HÀNH TRÌNH

Tin và ảnh của Nữ Hiếu (Đã đăng trên fb hieu nguyen CN 23/7/2017)
Chúng tôi mang sách "Ngược dòng Ký ức "
đến gửi bạn Ngọc Trâm và tặng cho Mạnh em Trâm

Sáng nay chủ nhật 23/7 chị em nữ khối 5 LS-QL 1953-1958 rủ nhau đến thăm bạn Ngọc Trâm. Trong buổi gặp mặt hôm nay không thể thiếu các cô dâu: Trân( Mai Tâm) , Hà( Việt Thường) Dung( Trí Vân) cùng cháu Nghĩa con Ngọc Trâm và Mạnh em trai Trâm. Đặc biệt trước khi ra về lại được gập con dâu tương lai của Ngọc Trâm. Tất cả đoàn trước khi lên nhà Trâm tập trung nhau ở nhà Hồng Nga được anh Minh và Hồng Nga đón tiếp chu đáo. Hồng Nga đau lưng phải đeo đai và mổ thay TTT một bên. Lâu không gập nhau tranh nhau nói chuyện vui vẻ. Mỗi người mang đến một thứ mà tình cờ Thanh Mai bảo ko ai mang trùng nhau. Bánh dầy và hoa quả mở ra ăn vui vẻ. Chúng tôi lại hẹn nhau vào tháng 9 đi thăm bạn Hương Mạch. Hôm nay Nguyệt Ánh đau chân, Minh Gương vừa về quê ra vì có ông anh bị TBMM.



Calathau Vu : Thật cảm động, nghẹn ngào không thể nói gì hơn khi xem những tấm hình này ...


Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

ĐÓN KHÁCH TỪ QUẾ LÂM ĐẾN

(Bài và ảnh của Trần Kiến Quốc viết trên facebook 20/7)
Chị Niệm ngoài cùng bìa trái. GS Nguyễn Trung Nguyên thứ tư hàng ngồi từ phải sang.

Chiều 20/7, thầy trò Khu học xá TW Nam Ninh, Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm, Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (Dũng Trình, Trung Quốc, Long Jun), Khu Giáo dục HSMN (Bs Hoàng Trọng Thịnh, Lê Huệ, Đỗ Hà Bắc) đã có mặt ở 31 Lê Duẩn, đón Gs Nguyễn Trung Nguyên và chị Lư Mỹ Niệm từ Đại học SPQT tới thăm TPHCM.

Thật ấn tượng và xúc động khi chứng kiến hình ảnh cựu giáo viên và học sinh VN từng học tập tại Quảng Tây trao những món quà vô giá cho Nhà kỉ niệm các trường học VN tại Quế Lâm.
Anh Vũ Quang Trung (lớp 5 Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm) tặng cuốn Hồi ký "Ngược dòng kí ức" 560 trang của 70 tác giả , do anh chủ biên, xuất bản tháng 4/2017. Trong đó ghi lại nhiều kỉ niệm thời gian học tập ở Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957)

Bạn Đỗ Hà Bắc (Khu Giáo dục HSMN Quế Lâm) sau thời gian tích cực sưu tầm tư liệu và nhân chứng đã tổng hợp được tập tài liệu về mộ phần các cán bộ và học sinh mất vì bệnh tật tại Quế Lâm thời gian (1967-75).

Anh Chu Việt Cường (Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm) tặng sổ học bạ có ghi nhận quá trình học tập. Đặc biệt bìa học bạ ghi rõ Trường Thiêu nhi Việt Nam Quế Lâm do Ban Tổ chức TW Đảng Lao động Việt Nam thành lập và quản lý (!). Thế mới thấy sự nhìn xa của Đảng, Bác về sự nghiệp trồng người.


Cảm động hơn khi anh Nguyễn Hoài Niệm lên tặng sổ khám sức khỏe ngày ở Quế Lâm. Ngày đó, cứ 6 tháng 1 lần, học sinh phải khám sức khỏe (cả họng, răng, nhịp tim, huyết áp...). Trong sổ có cả chữ kí của thầy Sỹ Ấn.
Anh Quân Ngọc Cựu TSQ 1948 , 1 trong số những người đầu tiên sang KHXNN (Tâm Hư) 
tặng "Nhà Lưu Niêm"bức ảnh chụp cùng Thầy Phạm Tuyên vừa hành quân từ VN tới Trường (1951)

Thầy Toản dù đã gần 90, nghe tin, cũng mang đến 1 bức ảnh về cổng trường ở Giáp Sơn được in bằng công nghệ leminage.

Tặng phẩm của K5 LS.QL Dục tài học hiệu là tập hồi ký "Ngược dòng ký ức" 
và sau đó hát tặng ca khúc "Gửi sông Ly" tự sáng tác.



Cả hội trường xúc động khi được Gs Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỉ niệm các trường học VN tại Quế Lâm, kể lại quá trình đi tìm tư liệu và tìm địa chỉ của Bs Đặng Hải Đường - người phụ trách sức khỏe của học sinh VN ở Quế Lâm và cũng chính là người đã cứu sống học sinh Hồ Sỹ Tá (anh Hồ Sỹ Bàng k7) bị đuối nước ở Giáp Sơn, Quế Lâm. Chính Bs đã dùng mồm thổi ngạt cho anh Tá. Sau này, anh Tá, anh Hậu nhận bà là mẹ nuôi.
Năm 1961, khi Bác Hồ thăm lại Quế Lâm có dành 30' tiếp Bs Đặng tại Khách sạn Dung Hồ. Bà còn được nhà nước ta tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Những năm gần đây, Bs đi định cư với con ở Úc. Cả hội trường xúc động khi nghe tin Bs Đặng đã mất và dành 1' tưởng nhớ đến người bạn TQ nghĩa tình.
Cũng trong buổi gặp mặt này, chúng tôi đã mời chị Niệm và Gs Nguyễn cùng đến thăm Nguyễn Nam Tiến vào sáng thứ sáu, 21/7/2017.
-----------------------------------------------
Nguồn Blog Trần Kiến Quốc- Bạn Trỗi