Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

TN BUỒN

BAN LIÊN LẠC K5 VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN
chị NGUYỄN THỊ ANH TUẤN
(tức Kim Anh , sinh năm 1953)
(Vợ bạn Trịnh Xuân Diễn)
Đã qua đời vì trọng bệnh vào hồi 23giờ30 
Ngày 29/8/2017 tại nhà riêng
Lễ viếng từ 7giờ - 9giờ 
Thứ Sáu, ngày 1/9/2017 
Tại Nhà Tang lễ BV 354 
Số 13 phố Đội Nhân - Phường Vĩnh Phúc . 
Quận Ba Đình - Hà Nội .
Sau đó thi hài được đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà.
------------------------------
Các bạn K5 có mặt tại Nhà Tang lễ BV 354 vào hồi 8 giờ sáng ngày 1/9 để tham dự lễ tang và tiễn đưa chị Kim Anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

TRINH XUÂN THANH THAM NHŨNG HAY PHẢN QUỐC ?

Người viết : Nguyễn Ngọc Hùng

Nửa tháng đã qua kể từ khi rộ lên thông tin về vụ TXT “về nước đầu thú” mà phía Đưc nói là “bị bắt cóc”. Nhiều tình tiết về vụ việc này nhanh chóng được phía Đức đưa ra công khai, trong khi VN chỉ đưa ra hình ảnh TXT tại cơ quan điều tra khi “đầu thú” và hình ảnh trang viết tay “tự thú” của TXT.
Nhiều phân tích và bình luân trái chiều nhau được công khai trên truyền thông quốc tế và mạng xã hội của VN. Có 2 hướng chính mâu thuẫn nhau:
Một coi việc “bắt được” TXT là thắng lợi của chống tham nhũng, phản đối thái độ của Đức “bao che” cho TXT ẩn náu tại Đức và “đòi VN phải trả TXT về Đức”. Những người theo hướng này cho rằng VN có quyền bắt TXT về, bởi đã có truy nã quốc tế của Interpol mà Đức không chịu thi hành.
Hai là cho rằng bắt cóc TXT về nước là “thất sách”, bởi Đức đang trong quy trình cứu xét đơn xin tị nạn của TXT. Những người này cho rằng rồi thì Đức cũng sẽ chấp nhận giao TXT cho VN “theo đúng luật pháp của Đức và quốc tế”, bởi TXT là tội phạm tham nhũng, không thuộc diện “dân chủ- nhân quyền” mà Đức phải bảo vệ.
Thái độ của Đức thì ngày càng tỏ ra cứng rắn thể hiện sự “tức giận thực sự” đối với việc VN ‘bắt cóc TXT trên đất Đức”. Những biện pháp “trả đũa” mà Đức đã đưa ra bất lợi cho VN chứng tỏ Đức không chỉ phật í mang tính “giữ thể diện, mà có vẻ như họ đang chịu một “thua thiệt” hoặc “thất bại” khó chấp nhận lắm???
Nếu TXT chỉ đơn thuần là một kẻ tội phạm phi chính trị, thì tại sao Đức lại cay cú đến thế? Tại sao VN lại quyết định “bắt cóc” TXT về vào lúc này? Chả lẽ lãnh đạo VN ngây thơ về ứng xử quốc tế đến mức ấy à? Hay là, không bắt được TXT về thì sẽ thiệt hại lớn lắm đến “ANQG” chứ không đơn thuần chỉ là những thất thoát mấy nghìn tỷ mà TXT là tội đồ?

Thử lí giải theo hướng phức tạp này xem:
1/- TXT là tội phạm tham nhũng. Nhưng khi đã trốn sang được Đức, muốn được tị nạn chính trị để khỏi bị đẩy về nước, thì y phải tự biến mình thành nhân vật cần phải được thể chế “dân chủ- nhân quyền” của Đức bảo vệ. Y có thể đã tự nguyện tố cáo chính quyền VN này nọ, thể hiện mình là kẻ “bất đồng chính kiến” mà nếu trở về VN thì sẽ bị “trừng phạt một cách không công bằng”. Trong giai đoạn “vượt biên, vượt biển” hồi thập niên 70- 80 của thế kỷ trước, rất nhiều người đã dùng “chiêu” này khi bị phỏng vấn sàng lọc tại các trại tị nạn do UNHCR tổ chức. Có lẽ, các luật sư mà TXT thuê ở Đức cũng mách nước cho thân chủ của họ phải biến mình thành “đối tượng chính trị” để được hưởng quy chế tị nạn tại Đức.
2/- TXT rất có thể đã tự nguyện bán mình cho tình báo Đức khi y nộp đơn tị nạn. Một nhân vật như TXT không thể không lôi cuốn sự chú í đặc biệt của TB Đức. Chính phủ, bộ ngoại giao và cơ quan tư pháp Đức có thể chưa “làm gì” với TXT kể từ khi y nộp đơn xin tị nạn. Nhưng cơ quan TB Đức thì khó lòng bỏ qua “nguồn tin quan trọng” này. Nếu TB Đức đã tiếp cận, TXT dứt khoát đã bán mình cho TB Đức, để trở thành một nhân vật có những dấu hiệu cấu thành tội phản quốc!
Sau khi TXT bị “VN bắt cóc”, cơ quan TB Đức mới chính thức thông tin và phối hợp với chính phủ, bộ ngoại giao, bộ tư pháp Đức, để được các cơ quan này cùng phối hợp ứng xử với vụ việc; bởi vụ việc khi ấy đã không còn đơn giản chỉ là một trường hợp “đang chờ cứu xét đơn tị nạn” đơn thuần nữa. TB Đức cũng hoàn toàn í thức được rằng khi TXT rơi vào tay TB VN thì mọi bí mật đã diễn ra giữa cơ quan này với TXT cũng sẽ bị TB VN bóc mẽ hết! Chính phủ Đức, bộ ngoại giao Đức lúc này đã thấy rõ tầm quan trọng của vụ việc. Và những ứng xử chính thức của phía Đức cho đến nay cho thấy “tính chất nghiêm trọng” của vụ việc này.
3/- VN phải bắt TXT về, vì nếu chậm trễ hơn nữa, thì y sẽ còn cung cấp cho phía Đức rất nhiều những vấn đề mà phía lãnh đạo VN cho là “nguy hại đến ANQG”!

Nếu kịch bản trên đây là phù hợp với sự thật thì:
1/- Việc VN bắt được TXT về nước là một chiến tích của TB VN, là một thất bại đáng xấu hổ của TB Đức. Có lẽ, TB Đức đã quá chủ quan với “đối tác” của họ- TBVN. Còn TBVN thì đã tận dụng tâm lí “chủ quan khinh thường đối thủ” của TB Đức để bắt gọn TXT mà không hề bị phản ứng tức thời.
2/- Vì mục đích “bảo vệ ANQG”, ngăn chặn nguy cơ “TXT biến thành tay sai cho TB Đức” gây tổn thất nghiêm trọng đến “các lợi ích to lớn của Đảng và Nhà nước”, lãnh đạo VN đã quyết định ra lệnh cho cơ quan TBVN phải làm một việc mà biết rõ là sẽ phải chấp nhận những phản ứng rất bất lợi từ phía Đức.
3/- Như vậy, về nghiệp vụ đơn thuần, TBVN thắng. Trận thắng ấy cũng phục vụ được “yêu cầu chính trị do đảng và nhà nước giao cho”. Nhưng về chính trị- đối ngoại thì VN đang gặp những phản ứng rất bất lợi, không chỉ từ phía Đức, mà cả cơ quan điều tra của EU cũng đã vào cuộc để điều tra “vụ bắt cóc táo tợn” này. Hình ảnh đang tốt đẹp của VN trước EU và thế giới nói chung bỗng nhiên vì vụ này mà méo mó, khó tin cậy.
Nên nhớ: Nguyên tắc công tác công an là “nghiệp vụ phục vụ chính trị”, không thể “nghiệp vụ đơn thuần”!

12/8/2017

Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA "PHÁN" VỀ VỤ TRỊNH XUÂN THANH

TRỊNH XUÂN THANH 
ĐANG ĐỨNG TRƯỚC LỰA CHỌN SINH TỬ

Tác giả: Trần Đăng Khoa


Thực tình trong thâm tâm, tôi rất không muốn nhắc đến con người này, bởi chúng ta cũng đã bàn quá nhiều rồi. Nhưng xung quanh ông ta lại có những chuyện không thể không bàn tiếp. Hiện ông đã ra đầu thú. Đầu thú lại còn có cả đơn hẳn hoi. Đây là một việc làm thiết thực, khôn ngoan để ông tự cứu mình.

tran dang khoa trinh xuan thanh dang dung truoc lua chon sinh tu hinh 1
Trịnh Xuân Thanh chỉ là kẻ tham nhũng.
Việc còn lại của ông là sự thành khẩn trung thực trong việc khai báo những kẻ đồng phạm với ông. Bởi ông chỉ là một mắt xích trong đường dây tham nhũng, một con ễnh ương trong cả một bầy đàn toàn những hổ với voi. Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và “rất lấy làm tiếc”.

Đây chỉ là chuyện nội bộ của Việt Nam. Trịnh Xuân Thanh đang là công dân Việt Nam. Ông ta không “đấu tranh cho dân chủ”, cũng không “bất đồng chính kiến”. Nếu bất đồng chính kiến, làm sao ông ta được tặng thưởng huân chương, lại được đề bạt nhiều chức vụ, còn được luân chuyển để còn lên cao nữa, trong khi trình độ năng lực dường như không có gì, nếu không nói là thấp kém?

Thôi chẳng bàn đến những chuyện cao siêu, như điều hành, lãnh đạo. Chỉ riêng việc viết lá đơn, là việc đơn giản nhất, chỉ có một dúm chữ mà cũng còn sai chính tả be bét. Đấy là lỗi của học sinh ở bậc tiểu học. Ta không ngạc nhiên khi ông làm thất thoát đến trên 3.000 tỷ. Chỉ ngạc nhiên một con người như thế lại được đề bạt hết chức nọ chức kia, rồi được bầu vào Quốc hội với số phiếu rất cao.

Trịnh Xuân Thanh chỉ đơn thuần là một kẻ tham nhũng, người đã làm thất thoát hàng ngàn tỷ đồng, khiến nền kinh tế của chúng ta thêm kiệt quệ và con cháu chúng ta sẽ phải trả nợ không biết đến đời nào mới hết. Tất nhiên không phải chỉ có Trịnh Xuân Thanh. Đằng sau ông ta còn nhiều thế lực tham nhũng khác nữa.

Nước Đức vốn trọng dân chủ và sự minh bạch. Họ không bao giờ bao che cho trộm cắp. Vậy có tác động nào từ phía các nhóm thế lực người Việt để làm nóng chuyện lên không? Tôi nghĩ chúng ta cũng cần làm rõ để bạn hiểu. Và tôi tin họ không phá vỡ quan hệ tốt đẹp và tình hữu nghị giữa hai nước để đổi lấy một tội phạm đang bị truy nã quốc tế.

Bây giờ thì Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước sự lựa chọn sinh tử. Để tự cứu mình, chắc chắn ông ta sẽ khai hết mọi sự thật. Người dân cần biết những thế lực nào đã giúp ông ta trốn ra nước ngoài. Là người dân lương thiện, được cơ quan cử đi công tác nước ngoài, chúng ta làm các thủ tục cũng còn chật vật, vất vả, phải qua bao công đoạn, mà sao Trịnh Xuân Thanh và những kẻ tham nhũng dù đang bị điều tra lại xuất cảnh nhanh thế? Dễ dàng đến như thế? Nói như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cứ mang ra kiểm điểm, kỷ luật là lại trốn hết ra nước ngoài. Bây giờ những kẻ bảo kê, đồng loã với Trịnh Xuân Thanh cũng sẽ phải trả giá.

Điều cuối cùng người dân mong đợi vẫn là việc thu hồi lại những số tiền khổng lồ của nhà nước đã bị thất thoát. Làm sao một mình Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát được hơn 3000 tỷ đồng? Đường dây tham nhũng ấy có những ai? Dù họ ở bất cứ chức vụ gì thì cũng phải xử lý thật nghiêm để lấy lại niềm tin của dân đối với Đảng, với thể chế này. Và xử lý cũng chỉ để thu lại những tài sản đã bị thất thoát. Đó là mồ hôi nước mắt của dân. Điều này dường như chúng ta làm chưa được bao nhiêu.

Bênh vực hay tìm cách cản trở việc xử lý Trịnh Xuân Thanh là đồng loã với tội ác. Chúng ta cần ủng hộ triệt để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các cộng sự của ông trong cuộc chiến chống giặc nội xâm này.

Chống giặc nội xâm là cứu nước!/.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

VỤ TRỊNH XUÂN THANH : VIỆN CÔNG TỐ LIÊN BANG ĐỨC VÀO CUỘC

THÔNG CÁO BÁO CHÍ CỦA VIỆN CÔNG TỐ LIÊN BANG ĐỨC 
NGÀY 10 THÁNG TÁM 2017 SỐ 69/2017


Hôm nay (10 tháng Tám 2017), Viện Công tố Liên bang nhận đảm nhiệm việc điều tra vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh và người phụ nữ đi cùng, trước đây do Viện Công tố Berlin phụ trách.
Hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).
Thông cáo Viện Công tố LB Đức
Theo các nhận định cho đến nay, vào ngày Chủ nhật 23 tháng Bảy 2017 giữa đường phố tại Berlin, hai người đó đã bị lôi lên một chiếc xe vận chuyển. Tại nước mình, ông Trịnh bị cáo buộc đã biển thủ một số tiền trên trăm triệu khi đứng đầu một công ty nhà nước, và sau đó trốn ra nước ngoài. Các cơ quan Đức đã tiếp nhận đề nghị dẫn độ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và chưa ra quyết định. Phía Việt Nam dường như đã đặc biệt quan tâm đến việc dẫn độ ông Trịnh. Nay đề nghị dẫn độ đó đã được rút lại.

Theo các điều tra cho đến nay, hiện tại có thể cho rằng các nạn nhân đã bị đưa đến Đại Sứ quán Việt Nam tại Berlin và từ đó chuyển về Việt Nam. Từ bối cảnh đó, Viện Công tố Liên bang đã nhận đảm nhiệm điều tra vì nghi vấn hoạt động gián điệp nước ngoài (điều 99 Luật Hình sự) và tước đoạt tự do của con người (điều 239 Luật Hình sự).
-----------------------------
BBC Việt ngữ. Tại đây

NGUYÊN THỦ QUỐC GIA & ĐỊNH CHẾ CHỦ TỊCH NƯỚC

Bài viết của Trương Huy San (Huy Đức)

Đại tướng Trần Đại Quang đi chữa bệnh từ tối 25-7-2017. Sự vắng mặt của ông ở trong Nước suốt hơn hai tuần qua đã tạo ra một khoảng trống cho các lời đồn đoán. Đây có thể chỉ là lựa chọn cá nhân. Các nhà lãnh đạo vốn vẫn hy vọng vào kết quả điều trị để xuất hiện trở lại trước công chúng một cách hoành tráng. Chuyện này từng xảy ra với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.
Cuối 1996, Tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ. [Ông bị xuất huyết não khá nặng. Theo bác sỹ Vũ Bằng Đình, Giám đốc Quân y viện 108, người trực tiếp cấp cứu. Thông tin về bệnh tình của Tướng Anh được giữ kín tuyệt đối. Hơn ba tháng sau, ông bắt đầu hồi phục. Bằng một ý chí sắt đá, Tướng Lê Đức Anh quyết định vẫn xuất hiện trên truyền hình, đài phát thanh, đọc lời chúc mừng năm mới (1997). Bác sỹ Vũ Bằng Đình nói: “Chúng tôi phải hộ tống ông từ bệnh viện ra phòng thu. Ống kính chỉ quay nửa người nên dân chúng không biết ông vẫn ngồi trên giường bệnh. Các bác sỹ nấp phía sau sẵn sàng cấp cứu”(tr319, Chương 19, Bên Thắng Cuộc II)].
Theo tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần ra một quy chế, bắt buộc phải báo cáo với dân chúng trong trường hợp người giữ một số chức danh vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân không thể có mặt tại nhiệm sở trong một thời gian nhất định[có những nguyên thủ quốc gia chỉ cần vào phòng mổ là phải bàn giao quyền cho cấp phó]. Đặc biệt là với các chức danh có ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh quốc gia như Chủ tịch nước, Thủ tướng...
Chúng ta không rõ bệnh tình của Đại tướng Trần Đại Quang thế nào. Nhưng, Chủ tịch nước là một định chế được Hiến pháp 2013 (Điều 88) trao cho khá nhiều quyền bính, đặc biệt có những quyền có thể phải thực thi bất cứ lúc nào như "công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; ...ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp". Theo Điều 93 của Hiến pháp 2013 thì, "Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước". Chắc chắn là khi Đại tướng Lê Đức Anh bị đột quỵ vào năm 1996, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải bố trí người đảm nhận trách nhiệm của ông; và có thể, khi Đại tướng Trần Đại Quang đi Nhật, ông cũng đã bàn giao công việc cho người thay thế.
Tuy nhiên, dân chúng phải được biết những quy trình ấy; đừng để dân chúng có cảm giác có những vị trí trong bộ máy nhà nước hiện nay chỉ tồn tại trên danh nghĩa. "Cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui". Mặt khác, quyền lực của nguyên thủ quốc gia còn có giá trị biểu tượng. Dân chúng sẽ cảm thấy họ được tôn trọng khi được thông báo người thay thế dù Chủ tịch nước chỉ "không làm việc" trong một thời gian không dài. Tình trạng khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi thiên tai địch họa. Và, nhỡ có điều gì đến với quốc gia, dân chúng sẽ rất hoang mang nếu họ thấy người phát đi các mệnh lệnh không phải là nguyên thủ được Quốc hội bầu lên mà từ một người họ chưa hề được thông báo thủ tục tạm trao quyền theo Hiến pháp.

PS: Đây là một ý kiến nghiêm túc trên cơ sở nghiên cứu các quyền Hiến định, tôi sẽ xóa những cmts suy diễn ác ý.
---------------------------------------
Nguồn : Tại đây

TRUNG QUỐC BỊ CÔ LẬP TẠI HỘI NGHỊ ASEAN 50 (MANILA)


Lần đầu tiên Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn ở Hội nghị diễn đàn Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) tại Manila - Philippines

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.
Facebooker: Lê Xuân Nghĩa

PTT kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh
Phá tan các suy luận, nhận định của nhiều chuyên gia và các nhà quan sát là "Việt Nam đơn độc trên biển Đông", lần đầu tiên một sự đồng thuận tuyệt đối của 26 nhà Ngoại giao hàng đầu của các quốc gia ĐNA và đối tác đang nhóm họp tại Manila, Philippines đã đưa Trung Quốc vào thế cô lập hoàn toàn. Đây là thắng lợi đầu tiên của ASEAN trong vấn đề biển Đông - Điều mà từ vài chục năm trở lại đã bị Trung Quốc gần như vô hiệu hóa.
Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.
Cùng với thắng lợi của 10 nước ASEAN, ngay sau đó, Australia-Nhật-Hoa Kỳ đã ra Tuyên bố chung "Đối thoại chiến lược cấp cao", các Bộ trưởng Ngoại giao Australia, bà Julie Bishop, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Taro Kono, và Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ , Rex Tillerson, đã gặp nhau tại Manila, Philippines vào ngày 7 tháng 8 năm 2017 để tham dự cuộc họp cấp Bộ trưởng lần thứ 7 của Đối thoại chiến lược ba bên. Sau đây là toàn văn của bản tuyên bố chung được ban hành sau cuộc họp. Cụ thể:
- Trên Biển Nam Trung Hoa và các vấn đề an ninh hàng hải, tuyên bố chung cho biết: Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên các quy tắc, kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng tự do hàng hải và quá cảnh và sử dụng hợp pháp biển quốc tế; Tái khẳng định rằng ba nước sẽ tiếp tục hoạt động hàng không, đường biển bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
- Các Bộ trưởng nhấn mạnh sự phản đối mạnh mẽ của họ đối với các hành động đơn phương cưỡng chế có thể làm thay đổi hiện trạng và tăng căng thẳng. Về vấn đề này, các Bộ trưởng kêu gọi các SCS yêu cầu không được cải tạo đất, xây dựng tiền đồn, quân sự hóa các đặc điểm tranh chấp, Và thực hiện các hành động đơn phương gây ra thay đổi hiện trạng vĩnh viễn đối với môi trường biển ở những khu vực đang phân định ranh giới.
- Các Bộ trưởng kêu gọi tất cả các nguyên đơn yêu cầu đưa ra và làm rõ các yêu sách hàng hải của họ phù hợp với luật biển quốc tế được phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và giải quyết các tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
- Các Bộ trưởng kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài năm 2016 trong phán quyết trọng tài Phi-líp-pin, vì nó là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên.
- Các Bộ trưởng ghi nhận tầm quan trọng của chế độ giải quyết tranh chấp của UNCLOS và quyết định của Hội đồng Trọng tài trong các cuộc thảo luận giữa các bên trong nỗ lực giải quyết hoà bình các tranh chấp hàng hải của họ trong SCS.
- Các Bộ trưởng kêu gọi các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Tuyên bố năm 2002 về Cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
- Các Bộ trưởng thừa nhận sự nhất trí thông báo về một khuôn khổ cho Bộ Nguyên tắc cho Biển Đông (COC). Các Bộ trưởng tiếp tục thúc giục các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đảm bảo rằng COC được hoàn thiện một cách kịp thời, và nó ràng buộc về mặt pháp lý, có ý nghĩa, hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Các Bộ trưởng hoan nghênh việc phát triển hợp tác ba bên trong việc nâng cao năng lực về an ninh và an ninh hàng hải ở Đông Nam Á. Các Bộ trưởng quyết tâm thúc đẩy và xây dựng mối quan hệ hợp tác thông qua việc trao đổi thông tin và đối thoại liên tục đối với nhu cầu của khu vực.
- Các Bộ trưởng nhắc lại cam kết của ba quốc gia để tiếp tục điều phối các chương trình trợ giúp tương ứng và xác định cách họ có thể hợp tác chặt chẽ hơn trong tương lai.
- Các Bộ trưởng bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với bất kỳ hành động cưỡng ép hoặc đơn phương nào có thể làm thay đổi hiện trạng và tăng căng thẳng ở Biển Đông Trung Quốc và sẽ tiếp tục thông tin chặt chẽ về những diễn biến trong khu vực.

-----------------------------------------------
X.N.L tổng hợp từ các nguồn: Bloomberg, South China Morning Post, AFP, Tân Hoa Xã, Philstar, Reuters, NYT
Nguồn : Tại đây

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

BÁO CHÍ TRUNG QUỐC ĐẢ KÍCH LẬP TRƯỜNG CỨNG RẮN CỦA VIỆT NAM Ở MANILA

Việc Trung Quốc bồi đắp quy mô nhiều đảo nhân tạo, và xây dựng nhiều công trình quân sự lớn khiến quốc tế lo ngại. Trong ảnh, nhà chứa máy bay được Trung Quốc xây trên đá Vành Khăn (Mischief Reef), quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 22/07/2016.
REUTERS/CSIS

Truyền thông Trung Quốc hôm nay, 08/08/2017, đã lớn tiếng công kích Việt Nam với những lời lẽ rất nặng nề: Lý do là vì Việt Nam đã cố gắng thuyết phục ASEAN có ngôn từ cứng rắn hơn đối với các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và ít nhiều đã thành công.

Một bài viết trên ấn bản Anh Ngữ của tờ China Daily chạy tựa « Việt Nam lạc điệu so với phần còn lại ASEAN », trước hết ghi nhận sự kiện ngoại trưởng Trung Quốc và các đồng nhiệm ASEAN họp tại Manila đã đánh giá cao thành tựu trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc, hai bên đều biểu thị thái độ hài lòng về việc thông qua Khuôn Khổ Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông và đồng ý nỗ lực để các cuộc đàm phán về bộ quy tắc này có thể được bắt đầu trong năm.

Tờ báo đã nhấn mạnh toàn cảnh trên để tố cáo vai trò bị gọi là « phá đám » của Việt Nam, khi cố gắng thúc đẩy chương trình nghị sự của chính mình trong cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN. Theo China Daily, các thông tin báo chí cho biết là Hà Nội đã cố đưa ngôn từ cứng rắn (vào bản thông cáo chung của ASEAN) để chỉ trích việc Trung Quốc xây dựng đảo ở Biển Đông. Tờ báo gọi đây là một hành động đạo đức giả, vì Việt Nam là nước đã đi trước trong việc xây dựng đảo.

Tuy nhiên, theo China Daily, « không có thành viên ASEAN nào khác đồng quan điểm với Việt Nam và các cụm từ đề xuất không được đưa vào thông cáo công bố vào Chủ Nhật ».

Trong một bài thứ hai lấy tựa đề « Việt Nam che giấu sai trái của mình bằng cách thổi phòng việc cải tạo đảo đá », tờ China Daily đã quay sang thóa mạ Việt Nam. Tờ báo đã trích dẫn « một số nguồn tin xin ẩn danh » khẳng định rằng chính Việt Nam là nước đã thúc đẩy khối ASEAN đưa từ ngữ « quan ngại » trước các hành động bồi đắp đảo đá vào bản thông cáo chung của các ngoại trưởng Đông Nam Á.

Theo nhận định của các nguồn tin này, thì « Việt Nam giống như một kẻ đi ăn trộm nhưng lại hô « bắt trộm » vì Việt Nam cũng bồi đắp đảo đá tại Biển Đông trong những năm gần đây, đồng thời tăng cường quân đội trong khu vực ».

Và các nguồn tin trên cũng cho rằng tiếng nói của Việt Nam đơn độc trong ASEAN, vì đa số còn lại trong khối Đông Nam Á không thấy quan ngại về tình hình Biển Đông. Phần về Biển Đông trong thông cáo chung năm nay ngắn hơn so với những năm trước, và lời lẽ nhìn chung tích cực hơn, vấn đề cải tạo đảo đá chỉ là mối quan ngại « của một số bộ trưởng », còn từ ngữ « quan ngại nghiêm trọng » đã hoàn toàn biến mất.

Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017

ĐỌC BÀI NÀY MỚI VỠ LẼ VÌ SAO ĐỨC LÀM CĂNG VỤ TXT .

Công pháp Quốc tế: Vì sao Trịnh Xuân Thanh 
có thể xin tị nạn chính trị ở Đức? Và vì sao Đức giận dữ với Việt Nam?

Tác giả: Quỳnh Vi
Bài viết này cung cấp những khía cạnh pháp lý của vụ việc Trịnh Xuân Thanh để bạn đọc tham khảo, suy ngẫm.
——————–
Trịnh Xuân Thanh khi còn đang ở nước ngoài. Ảnh: Chưa rõ nguồn.

Một trong những lý do quan trọng có thể giúp giải thích phản ứng có phần gay gắt của chính phủ Đức trong vụ Trịnh Xuân Thanh là hồ sơ xin tị nạn chính trị của Thanh tại Đức vẫn đang được xử lý.

Theo các luật sư đại diện cho ông Thanh, ngày 24/7/2017, đáng lẽ ông phải có mặt tại buổi làm việc cùng các luật sư và nhân viên Văn phòng Tị nạn và Di trú của Đức. Vì ông ta vắng mặt mà không thông báo cũng như không ai liên lạc được với ông, các luật sư đã báo cáo vụ việc với cảnh sát Berlin.

Hơn một tuần sau đó, chính phủ Đức thông báo với truyền thông quốc tế về vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Theo quan điểm của chính phủ Đức, sở dĩ họ yêu cầu Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh là vì họ đang tiến hành đúng thủ tục pháp lý của một hồ sơ tị nạn chính trị.

Chính phủ Đức không ban cho ông Thanh một đặc quyền nào, cũng không tỏ vẻ sẽ giúp ông Thanh khỏi bị dẫn độ. Ngược lại, họ xác nhận là đã hướng dẫn phía Việt Nam các thủ tục pháp lý liên quan đến việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.

Để hiểu rõ hơn khía cạnh pháp lý của vụ việc, chúng ta có thể tìm hiểu sơ lược về quyền của một người xin tị nạn chính trị trên thế giới nói chung và tại Đức nói riêng.

Quyền xin tị nạn chính trị cho dù đang bị truy nã

Trước hết, chúng ta cần lưu ý, một người vẫn có quyền xin tị nạn chính trị ở một nước khác khi đang bị chính quốc gia của mình truy nã.

Vụ án chính trị nổi tiếng trong những năm gần đây liên quan đến Edward Snowden, cựu nhân viên kỹ thuật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (National Security Agency – NSA), là một ví dụ.

Năm 2013, Edward Snowden đã sao chép hàng loạt tài liệu mật của NSA và tiết lộ cho báo chí tại Hong Kong. Anh lý giải động cơ của việc này là để cho công chúng Mỹ biết rằng chính phủ Mỹ đang theo dõi và thu thập thông tin riêng tư của công dân một cách tràn lan. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ quyết định khởi tố anh ta với ba tội danh.

Trên đường chạy trốn, Snowden bay tới Nga thì hộ chiếu bị vô hiệu hoá, không thể đi đâu tiếp và phải xin tị nạn chính trị ở Nga. Dù đứng trước rất nhiều áp lực từ Mỹ, Nga vẫn cấp quy chế tị nạn chính trị cho Snowden.

Có thể nói rằng, cách mà chính phủ Nga dùng để xử lý hồ sơ xin tị nạn của Edward Snowden không khác với những gì chính phủ Đức đã và đang làm trong vụ Trịnh Xuân Thanh.

Đó là chưa kể, luật về tị nạn chính trị của Đức còn có thêm một tầng bảo vệ dành cho những người đào tị.
Edward Snowden hiện vẫn đang tị nạn chính trị tại Nga. Ảnh: Mirror.

Luật tị nạn chính trị (political asylum) của Đức có gì đặc biệt?

Theo Bộ Ngoại giao Đức, quyền của người tị nạn tại đây là một quyền Hiến định. Điều 16a của Hiến pháp Đức ghi rõ, những người bị đàn áp vì những lý do chính trị có quyền được tị nạn.

Vì vậy, quyền được tị nạn ở Đức không phải chỉ dựa vào Công ước về vị thế người tị nạn 1951 mà họ đã tham gia, mà hơn thế, quyền này còn được Hiến pháp quy định là một quyền căn bản, giúp bảo vệ nhân phẩm của những người tị nạn một cách trọn vẹn nhất.

Rất nhiều người đã thắc mắc, đâu là cơ sở pháp lý để Thanh có thể xin tị nạn chính trị tại Đức?

Dựa theo lời của một trong các luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh, bà Petra Isabel Schlagenhauf, thì có vẻ như ông Thanh sử dụng một lập luận tương tự như lập luận của Edward Snowden.

Trong cả hai vụ việc này, các đương sự đều đưa ra lý do là một khi bị dẫn độ về nước thì họ sẽ không được xét xử công bằng. Và khung hình phạt mà họ phải đối diện có thể là rất cao, có khi là án tử hình. Cần nhớ rằng, Đức và 27 nước khác trong Liên minh Châu Âu (EU) đã bãi bỏ án tử hình.

Nếu các quốc gia đang xét duyệt đơn xin tị nạn cũng đồng ý rằng, quyền được xét xử công bằng của những người này sẽ không được đảm bảo một khi bị trao trả, thì họ có cơ hội được tị nạn. Chúng ta có thể thấy lập luận này đã được chính phủ Nga chấp nhận trong vụ việc Edward Snowden và cho phép anh ta tị nạn chính trị từ tháng 8/2013 đến nay.

Một khi đã nộp đơn xin tị nạn chính trị, những người như Edward Snowden hay Trịnh Xuân Thanh vẫn được luật quốc tế và luật về quyền tị nạn của nước sở tại bảo vệ. Cho dù là họ đang bị truy nã với những tội danh hết sức nghiêm trọng, thì các quyền của họ vẫn cần phải được thực thi. Đây cũng chính là lập trường của chính phủ Đức trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh.

Đức tôn trọng pháp luật nước bạn khi họ là phía cần dẫn độ đối tượng bị truy nã

Lập trường của chính phủ Đức cũng không thay đổi khi chính họ cần dẫn độ đối tượng bị truy nã hiện đang sinh sống tại một nước khác.

Chúng ta có thể điểm lại một vụ việc mà nước Đức đã chứng minh là họ tuyệt đối tuân thủ pháp luật nước khác, mặc dù nó có thể khiến họ tốn nhiều thời gian và công sức để có thể dẫn độ một tội phạm bị truy nã.

Cựu sĩ quan quân đội Nazi Johann (John) Breyer, người bị cáo buộc đã tham gia sát hại người Do Thái tại trại tập trung Auschwitz. Ảnh: blesk.cz
Trong vòng 14 năm, chính phủ Đức đã phải trải qua rất nhiều thủ tục pháp lý để đề nghị Hoa Kỳ cho phép họ dẫn độ Johann (John) Breyer – một cựu quân nhân Đức Quốc Xã.

Breyer bị chính phủ Đức cáo buộc là đã trực tiếp tham gia vào những vụ sát hại người Do Thái tại trại tập trung Auschwitz trong Thế chiến thứ Hai. Theo cáo trạng của chính phủ Đức, Breyer có liên đới đến 158 vụ việc và phải đồng chịu trách nhiệm với cái chết của 216.000 người Do Thái.

Năm 2003, một tòa án Mỹ đã tuyên phán không thể dẫn độ Breyer về Đức vì bằng chứng cho thấy ông ta chỉ là một người lính canh gác tại trại Auschwitz, chứ không tham gia vào việc sát hại người Do Thái tại đó.

Thế nhưng, chính phủ Đức vẫn kiên trì tìm kiếm thêm chứng cớ, cũng như hợp tác với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để đưa Breyer trở lại tòa. Tháng 7/2014, với các bằng chứng mới, việc dẫn độ Breyer được xem là sắp hoàn thành. Đáng tiếc là ngay sau phiên toà, Johann (John) Breyer đã qua đời ở tuổi 89.

***
Trở lại hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh, phía Đức khẳng định, họ đã có những bằng chứng vững chắc cho thấy ông Thanh đã bị nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam bắt cóc. Họ cũng nói thêm, phía Đức không chấp nhận cách hành xử của phía Việt Nam trong vụ việc này, mà họ miêu tả là hệt như kiểu các bộ phim gián điệp thời Chiến tranh Lạnh.

Ngoài việc đưa ra yêu cầu phía Việt Nam phải trao trả ông Thanh về lại Berlin để phía Đức có thể tiếp tục xử lý hồ sơ xin tị nạn chính trị của ông ta, chính phủ Đức cũng tỏ rõ là họ sẽ xem xét yêu cầu dẫn độ của Việt Nam.

Mặc dù giữa Việt Nam và Đức vẫn chưa có thỏa thuận về việc dẫn độ (extradition) công dân, Bộ Ngoại giao Đức từng tuyên bố với báo chí ngày 3/8/2017 rằng, chính phủ Đức đã hướng dẫn phía Việt Nam về các thủ tục pháp lý cho việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.

Họ còn cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc đến việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào tháng trước.

Vậy nên, chúng ta có thể hiểu vì sao chính phủ Đức lại đưa ra những lời tuyên bố có phần gay gắt về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, khi mà, dựa trên những bằng chứng họ đưa ra, chính phủ Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng các cơ chế của pháp luật Đức và luật quốc tế để dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.

Tài liệu tham khảo:

Refugee Law and Policy: Germany
Basic Law for the Federal Republic of Germany
Entitlement to asylum
89-year-old Philadelphia man accused of war crimes as Nazi death-camp guard
Jesselyn Radack: Why Edward Snowden Wouldn’t Get a Fair Trial
————— 
http://luatkhoa.org/2017/08/vi-sao-trinh-xuan-thanh-co-xin-ti-nan-chinh-tri-o-duc-va-vi-sao-duc-gian-du-voi-viet-nam/

Nhân kỷ niệm ngày truyền thống Hải quân Nhân dân Việt Nam 5/8

(1959) - Ảnh tư liệu: Nhóm HS cấp 3 Hà Nội trúng tuyển vào trường Hạ sĩ quan , ngôi trường đào tạo Kỹ thuật - Chiến đấu đầu tiên của "Cục Bảo vệ Bờ biển" (Tiền thân Quân chủng Hải quân NDVN sau này)
(2-5/8/1964). Một số trong họ đã có mặt trong trận hải chiến với Khu trục hạm Ma Đốc của Hạm đội 7 Hoa Kỳ . Người sống, khi rời quân ngũ đã đeo lon tá, tướng. Có người vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương nơi hải phận Tổ quốc ...

Có chuyện vui vui...
Hình ảnh trong Phim tài liệu " Trên hải phận Tổ quốc" Điện ảnh Quân đội

Cùng dân "QL dục tài học hiệu" thi tuyển vào Trường Hài Quân (Hải Phòng) đợt đầu tiên này có 2 người. 1 anh lẻo khỏe lèo khòe thì trúng, còn anh mập mạp thì ...trượt. Anh trượt buồn lắm, hỏi chỉ huy: sao thằng ấy gầy ốm mà nó trúng. Em to mập lại trượt ? Chỉ huy giải thích : Em thừa cân lạng nhưng mắt không đủ 12/10. Hải quân cần con mắt phải tinh, nhìn xa hàng chục hải lý em biết không? Còn thằng kia nó gầy, vào HQ bắt tập bơi, tập lặn tập quay vòng, đu dây, kéo neo, bó xích ...là nó khỏe lên mấy hồi ! Anh bạn này đành mếu máo quay về ngày ngày nhịn ăn sáng đi học cho hết Lớp 10 rồi thi vào đại học . Anh phấn đấu cật lực, cả chuyên môn lẫn phẩm chất. Nổi bật nhất là hồi ta với tầu căng thẳng biên giới phía Bắc. Rồi anh trở thành "lãnh tụ Thanh niên" và làm to hơn nữa trong cơ quan Lập pháp nhà nước ta. 
Anh gầy  và anh mập gặp nhau trong ngày ra mắt Hồi ký "Ngược dòng ký ức"

Về hưu, gặp lại nhau anh nói sẽ viết hồi ký cái "khúc quanh này". Mình chọc bạn, bảo: Ông mà trúng vào HQ ngày ấy thì Quân đôi ta có thêm được 1 chàng sĩ quan HQ ...mắt mờ (?), nhưng QH mất đi 1 ông nghị "Mắt Sáng" !Hihihihi

VÀO PHÚT CHÓT NGOẠI TRƯỞNG VƯƠNG NGHỊ HỦY CUỘC HỌP VỚI NGOẠI TRƯỞNG PHẠM BÌNH MINH ở MANILA(?)

Ông Vương Nghị  ngoại trưởng Trung Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao Asean ở Manila.
Cả Bloomberg và báo South China Morning Post đưa tin này.
Ông Vương Nghị lẽ ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng Asean, nhưng một nhà ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning Post.
Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'
Bill Hayton: VN đang 'thân cô, thế cô'
Trung Quốc được cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh ở Manila 6/8 . Ảnh Reuters
Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.
Bản thông cáo nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về "bồi đắp lấn biển" và "các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực."
Theo Bloomberg, một người phát ngôn trong phái đoàn Trung Quốc nói cuộc họp riêng giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên thảo luận.
Cả hai ngoại trưởng đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp giữa Trung Quốc và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.
Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.
"Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt Nam," người này nói.
Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là "đầu độc" tình hình trên Biển Đông.
------------------------------
Theo BBC Việt ngữ

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG ASEAN 50 RA TUYÊN BỐ CHUNG

Nhất trí kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông

 Chiều tối 6.8, ngoại trưởng các nước ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi tránh quân sự hóa Biển Đông và bày tỏ quan ngại về hành động xây dựng phi pháp tại đây.Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) kết thúc vào ngày 5.8 nhưng tuyên bố chung bị trì hoãn đến hôm qua do chưa nhất trí được về câu từ liên quan đến Biển Đông.
Reuters dẫn tuyên bố chung “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và kiềm chế” ở Biển Đông. Các bên cũng nêu quan ngại về việc thay đổi hiện trạng và “các hoạt động tại khu vực đã làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định”.

Các ngoại trưởng ASEAN khẳng định cần tránh hành động làm phức tạp hóa tình hình và cần có giải pháp hòa bình theo đúng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS). Một số nguồn tin cho biết nội dung tuyên bố mạnh mẽ hơn so với bản dự thảo được đưa ra trước đó.
Cùng ngày, Đài ABC dẫn lời quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á-Thái Bình Dương Susan Thornton nhận định các nước trong khu vực nên dừng hoạt động cải tạo, mở rộng và quân sự hóa trên Biển Đông nhằm mở đường cho giải pháp ngoại giao.

Khánh An
------------------------------------
Theo Thanh Niên 7/8/2017


Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

THẬT HƯ CHUYỆN VĂN PHÒNG BỘ NGOẠI GIAO ĐỨC RA TUYÊN BỐ VỀ VỤ TRỊNH XUÂN THANH ?

(Tin theo BBC 2/8)
TOÀN VĂN TUYÊN BỐ NHƯ SAU 


"Sau khi có những bằng chứng ngày càng rõ ràng và không còn cơ sở để nghi ngờ gì về sự liên quan của các cơ quan của Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam ở Berlin, Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức, ông Markus Ederer, ngày hôm qua đã triệu tập Đại sứ Việt Nam tại Đức.
Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có.
Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra.
Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Việc này cũng phá vỡ lòng tin một cách nghiêm trọng - bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20, các đại diện cao cấp của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhắc lại yêu cầu dẫn độ công dân Việt Nam này từ Đức về Việt Nam.
Quốc vụ Khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã nói rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý.
Do hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này, viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức.

Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển."

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

NHỮNG GÌ TUỔI THƠ TIN TƯỞNG ĐỀU LÀ DỐI TRÁ

ĐÂU MỚI LÀ SỰ THẬT ?

Dương Quang Vệ, một người từng đặt niềm tin vào Đảng Cộng sản Trung Quốc đã vô cùng chấn động khi phát hiện sự thật đằng sau những tuyên truyền mà ông thụ nhận. Dưới đây là bài viết chia sẻ chân thực cú sốc tinh thần của ông bạn người Trung Quốc này.

———————
Tôi đã từng tin rằng Mao Trạch Đông chỉ huy Bát Lộ Quân đánh bại quân Nhật xâm lược, sau đó phát hiện rằng, hóa ra là quân đội Quốc dân Đảng xả thân chiến đấu, cùng với sự trợ giúp của Mỹ cuối cùng đã đánh bại quân Nhật.

Tôi đã từng tin rằng năm 1949 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập nước “Trung Quốc mới”, sau này phát hiện từ năm 1945 Quốc dân đảng đã thành lập nên “Trung Quốc mới” rồi, sau đó thời kỳ nội chiến đã bị đánh tan.

Tôi đã từng tin rằng Hồng quân “trường chinh” đi đến miền Thiểm Bắc để đánh Nhật, sau này mới phát hiện ra vốn dĩ miền Thiểm Bắc không có quân Nhật, Hồng quân đến đó chỉ vì để chạy trốn trong nội chiến Quốc – Cộng, và để chi viện cho Liên Xô.

Tôi đã từng tin rằng việc Mao Trạch Đông đánh đổ địa chủ phân chia ruộng đất là vì dân trừ hại, sau này phát hiện tuyệt đại đa số tài sản của địa chủ đều là do họ đổ mồ hôi sôi nước mắt mới kiếm được, vậy mà họ lại phải chịu cảnh cướp bóc và ngược đãi khủng khiếp.

Tôi đã từng tin rằng 40 triệu người chết trong nạn đói lịch sử từ năm 1950 đến năm 1962 là kết quả của thiên tai và Liên Xô bức ép, sau này phát hiện những năm này mưa thuận gió hòa, mà chính “Đại Nhảy Vọt” của Mao muốn vượt qua Anh, Mỹ, chi viện cho cách mạng thế giới tạo thành.

Tôi đã từng tin rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là cuộc phản kích tự vệ, sau này mới phát hiện ra là do Việt Nam lật đổ chế độ Pol Pot ở Campuchia, sát hại đến một phần ba dân số (trong đó có khoảng 200.000 người Hoa) của tập đoàn Khmer đỏ tà ác.

Tôi đã từng tin rằng những dư luận viên trong “Đảng 5 hào”(*) căm hận nước Mỹ, sau này mới biết rằng thủ phạm công kích nước Mỹ chính là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, những anh hùng mà dư luận viên của “Đảng 5 hào” tâng bốc đều đến xin tị nạn tại Đại sứ quán Mỹ.

Tôi đã từng tin rằng người dân Mỹ sống trong bể khổ đau thương, sau đó phát hiện ra những người Trung Quốc có tiền, có quyền đều di dân đến Mỹ.

Tôi đã từng tin chủ nghĩa tư bản vốn là thứ chủ nghĩa gian ác tình người nhạt nhẽo, chỉ có đồng tiền mới là tối cao, sau này phát hiện rằng Bill Gates, Warren Buffett đã quyên tặng toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động từ thiện.

Tôi đã từng tin rằng Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc chính là đại diện cho ý nguyện của người dân, sau này mới phát hiện ra họ đại bộ phận họ đều là lãnh đạo và những tỷ phú lắm tiền nhiều của.

Tôi đã từng tin rằng Hoa Kỳ tấn công Iraq là vì dầu mỏ, sau này phát hiện ra rằng, hợp đồng dầu mỏ lớn nhất mà Iraq ký kết là với Sinopec – hãng lọc hóa dầu lớn nhất Trung Quốc.

Tôi đã từng tin rằng người dân Iraq ủng hộ Saddam Hussein, vì mỗi lần bỏ phiếu ông ta đều trúng cử 100%; sau đó mới phát hiện ra là khi quân Mỹ vừa đến, những bức tượng nhiều hơn cả số dân của ông ta đang bị những người dân lật đổ và dẫm đạp dưới chân.

Tôi đã từng tin rằng những người dân ở Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) thực sự làm chủ quốc gia, sau này mới phát hiện ra những người dân ở Đông Đức bất chấp mưa bom bão đạn đã vượt biên sang Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức).

Tôi đã từng tin rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là một quốc gia dân chủ, sau này mới phát hiện ra đây là đất nước chuyên chế nhất trên hành tinh này.

Khi phát hiện ra những sự thật này, tôi đã bị sốc. Hóa ra trước nay mình vẫn sống trong những lời dối trá. Sau đó, tôi phát hiện ra những điều đáng buồn nhất trong xã hội Trung Quốc cận hiện đại.

Thứ nhất, không dễ dàng gì mới kiến lập được “Trung Quốc mới”, nhưng kết quả là người dân chết đói bởi “Trung Quốc mới” còn nhiều hơn cả những người hy sinh trong cuộc chiến tranh kháng Nhật.

Thứ hai, nội chiến Quốc – Cộng đã khiến hàng triệu đồng bào thiệt mạng, nhưng kết quả sau đó còn không được bằng thời kỳ trước chiến tranh.

Thứ ba, “Tứ đại gia tộc” (*) trong thời kỳ Quốc dân đảng ở Trung Quốc cũng không nhiều tiền bằng cán bộ cấp huyện thời nay.

Thứ tư, mời “thần” (ĐCSTQ) đến thì dễ, mời “thần” đi thì khó.

Thứ năm, suốt mấy thập kỷ Trung Quốc bền bỉ chống Mỹ, chống Tây phương, kết quả là con cháu đời sau của thế hệ chống Mỹ này lại di dân sang Mỹ.

ĐCSTQ nắm quyền 60 năm qua, chỉ làm đúng hai việc: Đầu tiên là thiết lập chế độ công tư hợp doanh và công xã nhân dân. Sau đó là hủy bỏ chế độ công tư hợp doanh và công xã nhân dân.

Trong 30 năm đầu, số người bị oan sai ủy khuất vượt qua cả tổng số của 3.000 năm qua. Đến 30 năm sau, số quan chức tham nhũng hủ bại cũng lại vượt quá tổng số của 3.000 năm cộng lại.

Hóa ra thứ được trồng ở vịnh Nam Nê là thuốc phiện, Phương Chí Mẫn hóa ra là kẻ bắt cóc tống tiền, Hạ Long không phải khởi nghiệp từ hai con dao, Lưu Văn Thái không phải là địa chủ ác bá, khu hợp tác Trung Mỹ lại là dùng để kháng Nhật, gà gáy lúc nửa đêm là giả, Lôi Phong cũng là thổi phồng mà ra. Đến cả Lôi Anh Tuấn, Bạch Mao Nữ, Khâu Thiếu Vân, Lại Ninh, Hoàng Kế Quang… tất cả đều là giả, ngay cả tấm gương Vương Tiến Hỷ hiện nay cũng là giả.

Vậy xin hỏi: Còn có điều gì là chân thực hay không?
 -----------------------------------------------------
(*) Chú thích:

Đảng 5 hào là tên gọi của những dư luận viên mạng được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thuê (ở trung ương và địa phương) hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc thuê để đưa các thông tin ủng hộ Đảng nhằm định hình và hướng dẫn dư luận trên các diễn đàn Internet. Các dư luận viên được trả 5 hào cho một bình luận mang tính hướng dư luận ra xa các phê phán đảng hoặc các nội dung nhạy cảm trên các website trong nước, hệ thống diễn đàn hoặc chat room, hoặc đưa các thông tin ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc.

‘Tứ đại gia tộc’ chỉ bốn dòng họ có quyền lực chính trị và kinh tế rất lớn ở Trung Quốc đầu thế kỷ 20 gồm gia tộc Tưởng Giới Thạch, gia tộc Tống Tử Văn, gia tộc Khổng Tường Hi và gia tộc Trần Quả Phu – Trần Lập Phu.