Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Hacker TQ 'phủ nhận cáo buộc tấn công VN'


Nhóm hacker Trung Quốc phủ nhận cáo buộc tấn công sân bay và hàng không Việt Nam trong lúc lãnh đạo tập đoàn công nghệ BKAV nói với BBC Tiếng Việt rằng “sự việc đang trong quá trình điều tra nên chưa thể cung cấp thông tin”.
Vụ tin tặc tấn công sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất và website Vietnam Airlines chiều 29/7 được cho là ảnh hưởng đến hơn 100 chuyến bay nội địa và hàng ngàn hành khách bị hoãn chuyến bay.
Dường như sự cố cũng khiến dữ liệu về danh sách hơn 400 ngàn khách hàng bị rò rỉ.
Cục hàng không đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85) và Cục An ninh mạng (A68) - Bộ Công an xử lý sự cố.
Vietnam Airlines sau đó đã gửi email thông báo cho khách hàng: “Đến 17:45 hôm 29/7, tình hình đã được khôi phục, đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.”
“Vietnam Airlines đã bước đầu kiểm soát được dữ liệu của hội viên Chương trình Bông Sen Vàng và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích của hội viên.”
“Quý hội viên vui lòng thay đổi mật khẩu tài khoản sau khi nhận được thông báo hệ thống kết nối trở lại từ Vietnam Airlines,” email viết.
Tin tặc đã tấn công và kiểm soát được màn hình của Vietnam Airlines trong một thời gian hôm 29/7

Hôm 30/7, có thêm tin là website Đại học Kinh tế Quốc dân cũng bị tấn công.
Cùng ngày, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của tập đoàn công nghệ BKAV hẹn trả lời phỏng vấn BBC qua email nhưng sau đó ông gửi phản hồi:
“Do hiện tại, sự việc đang trong quá trình điều tra, chúng tôi chưa thể cung cấp thông tin trong lúc này. Rất xin lỗi phóng viên và chúng tôi sẽ cung cấp thông tin sớm nhất khi có thể.”

'Trút giận'

Hôm 29/7, các báo Việt Nam đồng loạt phát đi cáo buộc nhóm hacker 1937cn của Trung Quốc đứng đằng sau các vụ tấn công này.
Tuy nhiên, hôm 30/7, website được cho là của nhóm 1937cn lên tiếng phủ nhận trách nhiệm.
"Tổ chức chúng tôi liên tục bị chỉ trích và quy chụp về các vụ tấn công trên mạng. Điều này không hợp lý, thiếu tính khoa học," bản thông báo viết bằng tiếng Hoa ghi, tuy không nhắc cụ thể tới các sân bay Việt Nam hay trang mạng của Vietnam Airlines.
Tin tặc đã tấn công và kiểm soát được màn hình của Vietnam Airlines trong một thời gian hôm 29/7
Nội dung đăng trên trang 1937cn.net nói nhóm này không thực hiện vụ tấn công hôm 29/7/2016 (từ bị xóa trong dòng chữ khổ lớn trên cùng là từ có nội dung tục tĩu)

"Chúng tôi nhã nhặn đề nghị người dân Việt Nam trong những ngày hè nóng nực này, hãy bình tĩnh, hãy uống trà, bật quạt lên, lên xe máy đưa gia đình ra biển," thông báo này viết thêm, trước khi kết thúc bằng đoạn: "và hãy hô to, Biển Nam Trung Hoa thuộc về Trung Quốc."
Trong bài viết trên trang Diplomat hôm 22/7, tác giả Anni Piiparinen nhận định vũ khí bí mật của Trung Quốc ở Biển Đông là các cuộc tấn công mạng.
“Sau khi thua cuộc trước Philippines trong cuộc chiến pháp lý tại The Hague, các chiến binh mạng Trung Quốc trút giận bằng các vụ tin tặc,” bài báo viết.
“Chỉ trong vài giờ sau Phán quyết PCA, ít nhất 68 website của chính phủ Philippines bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).”
“Bên cạnh Philippines, Việt Nam cũng là mục tiêu của hacker Trung Quốc. Năm 2014, Việt Nam trở thành quốc gia bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều nhất của hacker nước láng giềng.”
Tác giả nhắc tới hai đợt tấn công trong năm đó, một xảy ra vào hồi tháng Năm, "sau các cuộc biểu tình phản đối giàn khoan Trung Quốc", và một vào tháng Mười, khi Hà Nội "mua vũ khí tăng cường khả năng an ninh hàng hải”.
“Thời điểm đó, các tin tặc Trung Quốc đã xâm nhập mạng tình báo Việt Nam và lấy được các thông tin nhạy cảm về chiến lược ngoại giao và quân sự của nước này”.
“Hiện chưa rõ về mức độ các hacker được chính phủ Trung Quốc chỉ đạo, khuyến khích, hay nhắm mắt làm ngơ trong các vụ tấn công trên mạng,” Diplomat nói.

CÓ THỂ NHÀ BÁO VTV CŨNG LÀ NẠN NHÂN?

BBC Việt ngữ -29 tháng 7 2016 

Nhóm làm chương trình chụp hình cùng quân chính phủ Syria (bà Lê Bình mặc áo màu đỏ thẫm) 
Ý kiến của một nhà báo người Việt hiện đang công tác tại Pháp nói 'Ký sự Syria’ trên kênh VTV24 ‘theo xu thế truyền hình Âu Mỹ nhưng làm chưa tới’ và 'có thể nhà báo làm phóng sự này cũng là nạn nhân của chiến lược truyền thông'.
Chương trình do nhà báo Lê Bình và cộng sự thực hiện được dự kiến phát làm hai phần, phần đầu đã phát sóng hôm 23/7.
Phần một chương trình, được phát sóng sau nhiều ngày quảng cáo, đã gây phản ứng trái chiều từ phía người xem.
Trả lời BBC hôm 29/7, nhà báo tự do Võ Trung Dung nói: “Cách đây 5 tháng, tôi từng nhận lời đến Syria trong một chuyến đi được họ chi trả vé máy bay, chi phí ăn ở và cũng gặp những nhân vật trong phóng sự của VTV24”.
“Có thể nói, các bên tại Syria, dù là chính phủ hay phe đối lập đều có chiến lược truyền thông, dù là vụng về hay tinh vi”.
“Họ sẵn sàng dàn dựng cho mình những màn bắn nhau qua lại để ghi hình thật sống động”.
“Và họ có thể qua mặt những nhà báo thiếu kinh nghiệm tác nghiệp chiến trường”, ông Dung nói.

'Minh bạch'

“Tôi không nghĩ rằng VTV24 coi thường khán giả khi phát một phóng sự như vậy. Những người thực hiện phóng sự đã cố gắng làm theo xu thế truyền hình Âu Mỹ bằng cách kết hợp tin tức và truyền hình thực tế để tiếp cận gần với khán giả hơn”.

Đoàn của VTV24 (bà Lê Bình là người đội mũ) đã làm việc ở Syria 13 ngày trong tháng 6/2016 (Calathau đề nghị các cụ chú ý tác phong của anh chàng quay phim , Nhà báo LB và cô nhà báo đang phỏng vấn, liệu có đúng họ đang tác nghiệp nơi hòn tên mũi đạn , nơi cái chết cận kề như những lời họ nói không ạ !)
“Nhưng tiếc là hiệu ứng cuối cùng không đạt được vì người dẫn chương trình có vẻ thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về địa chính trị tại Syria .
“Không loại trừ nhà báo này cũng là nạn nhân của chiến lược truyền thông ở đó”.
“Sau vụ việc này, nếu như nhà báo VTV24 khiêm tốn, biết cầu thị và có tư duy phản biện thì họ có thể đem đến những tác phẩm báo chí mang tính cạnh tranh và chuyên nghiệp hơn”.
Trước đó, ông Dung viết trên mạng xã hội: “Trong phóng sự, mình ghi/nói rõ về chuyện được mời, chuyến đi được tổ chức bởi ai và những giới hạn hay không khi tiếp cận thông tin, nhân chứng và độ khách quan”.
“Minh bạch với khán giả đọc giả là yếu tố cốt lõi của nghề báo. Và cũng là sự bắt buộc”.
“Một số báo đài - như Le Monde, France 2 TV - chỉ nhận phần tổ chức và đề nghị tự trả chi phí đi lại ăn ở. Được mời không có nghĩa là đi làm 'quảng cáo'.
Ông cũng khẳng định “thời gian và nơi đoàn phóng viên tác nghiệp không có gì nguy hiểm, không có 'phiến quân', càng không có tay súng 'địch' nào ở 20 mét gần đó”.
Hôm 28/7, trả lời BBC qua điện thoại, bà Lê Bình nói ngắn gọn: "Đây là chuyện lùm xùm và tôi không muốn nói gì về chuyện này nữa".
Tuy nhiên, bà viết trong mục comment của status trên trang Facebook của ông Võ Trung Dung rằng nhóm làm phim của bà "có đủ bằng chứng của 3 lần thoát chết".
Bà Bình thừa nhận tuy "có đi theo quân chính phủ (phần lớn) nhưng "đây là chuyến đi em đề xuất và không có chuyện Syria tài trợ."
Nhà báo Võ Trung Dung

ĐƯỢC VÀ MẤT CỦA VTV QUA PHÓNG SỰ SYRIA CỦA NHÀ BÁO LÊ BÌNH LÀ GÌ?

Việt Nam là một đất nước có lịch sử chiến tranh quá dài và quá nhiều đau thương nên việc cử pv ra nước ngoài làm phóng sự về khủng bố, về chiến tranh như Mỹ, Pháp, Đức... hay thậm chí cả Syria là cần thiết và đúng đắn .

Tổng thống Syria Bashar Al-Assad người mà nhà báo Lê Bình "suýt" phỏng vấn thành công.

Nó cho bạn bè QT thấy VN ko hờ hững với những vấn đề nóng bỏng trên TG thực tế hơn, để những người đang được sống trong hòa bình ở VN hiểu thế nào là sự khốc liệt của CT và giá trị của hòa bình.

Chính sự ở Syria ko hẳn là vấn đề của riêng khu vực Trung Đông mà là của cả TG khi chủ nghĩa khủng bố đang ngày càng có nguy cơ lan rộng khắp các châu lục.

Syria, một đề tài phức tạp ko chỉ là xung đột Tôn giáo, sắc tộc...mà còn là hậu quả của những toan tính chính trị mà muốn nói sâu hơn phải là 1 đề tài khác. 

***

Nhưng vì sao vtv lại không chọn những pv mà ngoài tâm huyết, can đảm ra còn phải có kiến thức sâu rộng về các vấn đề chính luận QT, năng lực tác nghiệp và quan trọng là phải đặt cái TÔI ra ngoài tính mạng ngàn cân treo sợi tóc của ND và những người lính Syria ?.

PV Duy Nghĩa đã từng làm phóng sự chiến tranh ở Ucraine rất chuyên nghiệp và ấn tượng..vậy thì tại sao lại cứ phải là ekip của LB ?

Tôi cũng hay xem các youtube nói về chiến tranh nhưng chẳng mấy khi biết tên tuổi, mặt mũi pv là ai, trừ các nhà báo độc lập bị IS bắt làm con tin và hành quyết công khai trên truyền thông QT. Nhưng ở phóng sự nà thì khác, chỗ nào và lúc nào cũng thấy khuôn mặt trát rất dày mỹ phẩm của LB (?)

Chiến sự ở Syria ko giống với những nơi khác về độ khốc liệt và dĩ nhiên ko ai yêu cầu ekip của LB phải mạo hiểm đến mức xông xáo, lăn xả vào Syria mà ko có sự thỏa thuận trước với CP và Bộ QP Syria để được bảo vệ khi tác nghiệp. Nhưng cũng chính sự "an toàn" ấy đã làm cho LB có cơ hội để phô diễn cả về thời trang lẫn phong cách.

Vậy thì tạm gạt câu chuyện Ký sự Syria của LB bị cho là "na ná" như clip phóng sự của nhà báo Nga hồi 2014 ra thì ko những yếu tố dũng cảm cũng chẳng còn lại gì mà ngay cả chữ TÂM cũng mờ nhạt, mặc cho LB có luôn quay mặt đi mà nức nở.

***

Không phủ nhận mục đích đúng đắn của vtv như đã nói ở trên nhưng nếu LB có "uy tín" với nhà đài đến thế thì sao ko cử các chuyên gia bồi dưỡng cho LB về phong cách tác nghiệp trước chuyến đi, hay ít nhất phải kiểm duyệt phóng sự trước khi lên hình... chứ ai lại để cho một phóng sự đặc biệt mang tầm QT như vậy gây bão, thậm chí chia phe cánh trong cộng đồng chỉ vì đa số dân chúng xưa nay chỉ tin vào tivi Nhà nước !

Tôi lại nhớ đến câu nói của ai đó rằng, "truyền thông VN đếch biết cách làm việc" !

XUNG QUANH VỤ PHÓNG SỰ SYRIA CỦA NỮ NHÀ BÁO LÊ BÌNH

Đại sứ Việt Nam phụ trách Syria Nguyễn Hồng Thạch, có ý kiến đầy đủ 
về phim "Ký sự Syria của Lê Bình phát phần 1 trên VTV24 (vừa được nhà Đài thưởng 30 triệu)
Xin giới thiệu bản full tới độc giả.


Quả là nhiều người quan tâm đến ký sự Syria của Lê Bình và với tư cách là một người có ít nhiều liên quan nên tôi thấy cần viết rõ để rộng đường dư luận, và hy vọng có thể kết thúc câu chuyện ở đây để chuyển sang chuyện khác, hay hơn, thú vị hơn.

- Đối với tôi đây là một tác phẩm báo chí kém. 

Bản thân tôi cố gắng vượt qua định kiến để xem cũng chỉ xem được 1-2 phút (nói 1/2 phút ở đâu đó thì có thể là hơi quá, nhưng bản chất không thay đổi). Tác phẩm báo chí phải có thông tin. Ở đây tôi chỉ thấy những lời cảm thán "khủng khiếp quá" (đại loại vậy) nên nếu nói là kịch và diễn viên dở (vì tôi thấy giọng chị LB trong ký sự không phải... dễ nghe) thì cũng không phải không có lý. Tất nhiên có nên nhận xét thế không lại là chuyện khác. 

- Việc chị Lê Bình giới thiệu Lãnh sự quán Việt Nam ở Li Băng để xác minh câu chuyện xin phỏng vấn Tổng thống Syria là có lý vì ông Lãnh sự danh dự thu xếp việc này. Thuật ngữ Lãnh sự quán VN tại Li Băng thì không đúng, nhưng cũng không có vấn đề gì.

- Tuy nhiên, phóng viên Việt Nam đi Syria thì nên liên lạc với ĐSQ VN tại Iran vì ĐSVN tại Iran kiêm nhiệm Syria. Đi làm báo ở đất nước có chiến tranh rất cần hiểu bản chất cuộc chiến; Cuộc chiến ở Syria là cực kỳ phức tạp, nói sao cho phải, đưa tin sao cho phải không đơn giản. Nên ngoài việc đấy là địa bàn phức tạp cần có hỗ trợ lãnh sự của ĐSQ, việc tìm hiểu là rất quan trọng. Liên lạc với ĐSQ là tối cần thiết, nhưng vẫn không phải là bắt buộc. 

- Tôi đã giải thích là tôi được giao nhiệm vụ đại diện cho Nhà nước VN ở Syria thì việc hỏi các vấn đề liên quan đến quan hệ Việt Nam - Syria thì tôi là địa chỉ để hỏi và có trách nhiệm để trả lời/giải quyết. Lãnh sự danh dự của VN ở Li băng hoàn toàn không có trách nhiệm này. Nhưng điều này hoàn toàn không có ý là xin phỏng vấn Tổng thống Syria thì chỉ có ĐSQVN ở Iran mới có thẩm quyền. 

- Việc có lời hứa thu xếp được phỏng vấn rồi được thông báo phải chờ là một việc bình thường. Thậm chí nếu đến giờ mà bị huỷ cũng là bình thường, nhất là trong tình hình chiến sự. Không nên suy rộng là việc này ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

Kết luận, có thể đây là nỗ lực của nhóm phóng viên VTV muốn làm một tác phẩm báo chí, nhưng theo tôi là không thành công. Có rất nhiều vấn đề cần rút kinh nghiệm. Nếu không/chưa thành công, thì càng không nên làm rầm rộ, nên nhẹ nhàng, khiêm tốn thôi. 

Mấy lời với các bạn quan tâm. Đây có thể là bài học cho tất cả. Tôi nghĩ chúng ta có thể khoá đề tài này để làm cái gì đó có ích hơn.
-------------------------------------
Nguồn Trelangspotcom


Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Thông tin chưa kiểm chứng: 189 quan chức Việt nam đã có sẵn thẻ xanh đi Mỹ và EU ?


Chúng ta chưa quên nguyên Quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines Giang Kim Đạt đã bán 3 con tàu, ôm số tiền 19 triệu USD (400 tỷ đồng) tẩu tán ra nước ngoài, mua bất động sản và giao cho bố đẻ đứng tên. Và dư luận đang vô cùng phẫn nộ trước việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường mặc dù là ĐBQH – đại diện cho quyền lợi của dân, nhưng lại nhẫn tâm chiếm đoạt hơn 2.000 hecta đất nông nghiệp làm các khu công nghiệp, ép doanh nghiệp đầu độc môi trường, làm giàu trên sinh mạng của người dân, cùng chồng là ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT ngân Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) gom tiền của dân rồi âm thầm nhập thêm quốc tịch nước khác và thề trung thành với nhân dân Malta để chuẩn bị đường chạy trốn.

Vấn đề rất lớn đặt ra, nếu Giang Kim Đạt trong Đại án tham nhũng Vinashinlines có quốc tịch Malta như bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thì hậu quả sẽ khôn lường ra sao? Việc thu hồi và xử lý tham quan này sẽ gặp trở ngại thế nào khi đối tượng mang hai quốc tịch? Ngược lại, một người cơ hội, tham lam, làm giàu trên sinh mạng dân nghèo như bà Nguyệt Hường khi đã có quốc tịch nước khác mà tẩu tán khối tài sản khổng lồ ra nước ngoài thì sẽ xử lý thế nào ?.

Dư luận từng rúng động trước thông tin “siêu lừa” Huyền Như sau khi chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng tiền gửi của dân, đã chuẩn bị sẵn các thủ tục (chuyển nhượng tài sản, mang thai, làm thẻ xanh đi Mỹ) để “cao chạy xa bay” ra nước ngoài. Hay nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Công Ngọ có số tài sản khủng vừa bị phanh phui. Có ai dám chắc rằng ông ta không chuẩn bị sẵn đường chuyển tiền ra nước ngoài?

Theo hồ sơ Panama bị rò rỉ, Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài. Phải chăng phần lớn là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân ?

Trong khi đó, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán lại chưa có biện pháp chế tài. Tại khoản 2, Điều 44, Luật Luật phòng, chống tham nhũng quy định về nghĩa vụ kê khai tài sản: “Người có nghĩa vụ kê khai tài sản phải kê khai tài sản, mọi biến động về tài sản thuộc sở hữu của mình và tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên”, nhưng thực tế việc thực hiện kê khai tài sản chỉ là hình thức, khai cho có. Tại Thông tư 35 của Ngân hàng Nhà nước cụ thể hóa Điều 23 Luật phòng chống rửa tiền, quy định, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài có trị giá từ 1.000 USD trở lên, phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền (NHNN). Nhưng việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài rất dễ thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.

Những lỗ hổng pháp luật trên đã bị Giang Kim Đạt, Huyền Như và hàng loạt các quan tham khác (kể cả những quan chức chưa bị lộ) lợi dụng tẩu tán tài sản, tháo chạy ra nước ngoài. Giờ đây, phải chăng vợ chồng Trần Anh Tuấn – Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta (không ngoại trừ khả năng thành lập các công ty bình phong để thực hiện các hoạt động đội lốt đầu tư – thủ đoạn mà giới siêu giàu quốc tế thường thực hiện ở các “thiên đường trốn thuế”) là để ôm khối tài sản kếch xù chạy ra nước ngoài hưởng thụ?

Nhìn sang các nước, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin đã chất lên máy bay 58 va li và hòm lớn (chưa kể số tài sản của gia đình khoảng 1 tỉ USD, mua cả CLB bóng đá Manchester City) tẩu tán ra nước ngoài, đi lại bất cứ đâu với tấm hộ chiếu Montenegro trong tay. Tại Trung Quốc: Gia đình Bạc Hy Lai – Cốc Khai Lai bị phanh phui đã chuyển 6 tỷ USD ra nước ngoài; Cựu tỉnh trưởng Vân Nam Lý Gia Đình bị phát hiện có tới 5 hộ chiếu của 5 quốc gia; Đặng Gia Quý, anh rể của Tập Cận Bình đã biển thủ lượng lớn tiền và đầu tư vào hai công ty ở quần đảo Virgin của Anh, một thiên đường trốn thuế,.. khiến dư luận phẫn nộ về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền của các quan tham Trung Quốc.

Làm thế nào để Việt Nam phát hiện tham nhũng, kiểm soát tài sản đối với người có chức vụ, quyền hạn? Cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ra sao khi có dấu hiệu tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Làm sao để quản lý, thu hồi tài sản được chuyển nhượng cho người thân đứng quyền sở hữu?

Biện pháp và khung hình phạt nào đối với quan chức lén nhập quốc tịch vào “thiên đường trốn thuế” ?

Số phận của những người dân và doanh nghiệp đang gửi tiền ở ngân hàng Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) sẽ ra sao nếu ông chủ ngân hàng này là ông Trần Anh Tuấn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường gom tiền tẩu tán ra nước ngoài?

 Ba sàm


Bí mật chết người từ chiếc áo mưa 10 ngàn bên lề đường. Thà ướt người chứ không mua!

Trời đã bắt đầu vào mùa mưa, cứ đến chiều là mưa lại cứ trút xuống nên việc thủ sẵn áo mưa trong người là vô cùng cần thiết. Nhưng chớ vội mua áo mưa bên lề đường, bạn sẽ phải hối tiêc đấy.

Trong áo mưa có chứa chất formaldehyde, chất gây bệnh bạch cầu, ung thư ở trẻ em (chất này có trong các loại nhựa, áo mưa, dệt, sơn, và một số hóa chất thường gặp trong cuộc sống) và kinh hoàng hơn nữa, qua cuộc giám sát của liên minh EcoWatse (Philippines), các nhà khoa học đã phát hiện ra các sản phẩm áo mưa có chứa chì, chất vô cùng độc hại cho cơ thể người, đặc biệt có thể làm tổn thương não cực kỳ nghiêm trọng.
Theo tổ chức này, chì có thể phá vỡ hoặc làm chậm quá trình phát triển trí não gây nên các vấn đề về sức khỏe , học tập, chỉ số IQ thấp hơn, khả năng tập trung ngắn hơn và khó kiểm soát hành vi.
Rất nhiều các sản phẩm áo mưa rẻ tiền đang được bày bán khắp các con đường, đủ các loại màu sắc. Trời nắng thì 6 ngàn 1 chiếc, nhưng đến trời mưa thì giá tăng lên từ 10 đến 20 ngàn đồng một chiếc. Tôi dám cá với mọi người rằng, chỉ cần mọi người mặc chiếc áo mưa ấy vào, mọi người đều hoàn toàn có thể ngửi được mùi hóa chất cực kỳ mạnh sốc ngay vào mũi, vâng, đó chính là chất độc đấy. 1 2 lần thì không sao, nhưng nếu cứ tiếp tục hít chúng hằng ngày, đặc biệt là mùa mưa đã đến, sức khỏe của chúng ta rồi sẽ ra sao?
PGS.TS Trần Hồng Côn (Khoa Hóa – Trường ĐH Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết: Khi tiếp xúc với formaldehyde nó có thể gây độc cấp tính.
Ở nồng độ thấp, nó có thể gây phồng rộp giác mạc, cay niêm mạc mắt, đỏ mắt, kích ứng mũi và họng, gây chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi và ho.
Ở nồng độ cao, formaldehyde có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở, ngạt thở. Và hiện chỉ có thể đo nồng độ formaldehyde qua các phương pháp kiểm tra qua dung dịch.
Còn nếu áo mưa nhiễm chì, theo các chuyên gia càng nguy hại hơn. Chì là kim loại nặng có độc tính cao với não, có thể gây đột tử nếu ngộ độc nặng, nhất là đối trẻ em.
Những trẻ em tiếp xúc với chì bị nhiễm độc thì da xanh tái, bởi chì đã ức chế sự tổng hợp Hemoglobin, dẫn đến các em ấy thiếu máu. Nhiễm độc chì làm suy giảm trí tuệ, lùn, khả năng học kém, rối loạn tư duy. Trẻ em hay bú tay, hay chùi tay vào miệng có nguy cơ nhiễm chì cao gấp 4-5 lần so với trẻ bình thường.
Để tránh nguy hại cho sức khỏe, các chuyên gia có lời khuyên rằng thay vì mua các loại áo mưa rẻ tiền, bạn nên chọn cho mình những chiếc áo mưa có chất lượng để luôn mang theo khi đi ra ngoài.

Nguồn: Internet

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Cận cảnh biệt thự khủng của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự

Căn biệt thự "khủng" của nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Kim Cự án ngữ ngay trung tâm TP Hà Tĩnh và luôn "cửa đóng then cài".

Biệt thự của ông Võ Kim Cự
Biệt thự của ông Võ Kim Cự
Căn biệt thự “khủng” của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh có mặt tiền hướng ra quốc lộ 1A, tọa lạc tại khu đất vàng, thuộc khu phố 5, phường Nam Hà, TP.Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh).
 
Theo quan sát của phóng viên phapluatplus.vn, kiến trúc dinh biệt thự của ông Võ Kim Cự được thiết kế theo phong cách biệt thự cao cấp đặc biệt, màu trắng xám, đẹp kiêu sa, lỗng lẫy, cao 3 tầng, tường gạch và ngói màu xám rất giá trị.
 
Ngôi biệt thự tọa lạc tại số 03, đường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh. Toàn bộ ngôi biệt thự nằm trên khu đất rộng lớn, sát cạnh tòa nhà 16 tầng của Trung tâm Thương mại BMC Hà Tĩnh (tòa nhà cao nhất TP Hà Tĩnh tính đến thời điểm hiện tại), đối diện là các tòa nhà, bên cạnh đại dự án “khủng” khu phức hợp Vincom Hà Tĩnh đang trong giai đoạn xây dựng giang dở.
 
Theo những người láng giềng thì ông Võ Kim Cự, chủ biệt thự thỉnh thoảng mới về. Hiện người thân của ông Cự đang ở, quản lý căn biệt thự này.
 
Theo một người dân ở đối diện cho biết, căn biệt thự trên được xây dựng từ trước năm 2010, sau đó thì tiếp tục được cơi nới, tu bổ thêm, tiến tới hoàn thiện theo phong cách biệt thự đời mới, bên ngoài có kiến trúc phương tây, bên trong có nhiều loại gỗ quý, đá quý giá trị.
 
Nhiều người dân dù ở sát bên cạnh biệt thự cũng hiếm khi được vào bên trong, luôn “cửa đóng then cài”. Khách ra vào của gia chủ Võ Kim Cự đa phần là cán bộ địa phương và các doanh nghiệp lớn trên cả nước.
 
Một cán bộ UBND phường Nam Hà cho biết, toàn bộ căn biệt thự “khủng” trên được xây dựng trên hàng trăm m2 đất ở đã có sổ đỏ và đất nằm ngoài sổ đỏ (chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép).
 
Trước một số thông tin phản ánh của bạn đọc về ngôi biệt thự này, phóng viên đã cố gắng làm việc với lãnh đạo chính quyền địa phương nhưng những vị lãnh đạo ở đây đang né tránh, chưa đưa ra lịch hẹn làm việc cụ thể để có câu trả lời thỏa đáng.
 
Theo Pháp luật Plus


Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

Vũ Quốc Hùng: “Không có chuyện hạ cánh an toàn, kể cả là lãnh đạo về hưu nhiều năm!”

Không có vùng cấm trong Đảng. Về xử lý nội bộ, Đảng không phân biệt một ai, kể cả là đã về hưu nhiều năm nhưng nếu có liên quan đến những sai phạm trong thời kỳ công tác thì cũng không có chuyện “hạ cánh an toàn”! – ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khẳng định. 

Lời bình của bạn Nguyễn Ngọc Hùng ( Cựu HS Lớp 1) : Tôi vừa đọc xong bài này, đọc một cách chăm chú vì anh Quốc Hùng vốn là HS L4 trường ta, khi tôi mới học Lớp 1! Tôi cũng biết anh từng là quan chức giữ trọng trách trong UB Kiểm tra của TW Đàng ( đã nghỉ hưu), thường lên tiếng sớm nhất trước những hiện tượng "sâu bự " bị báo chí , dư luận phanh phui . Lần này, nhân vụ Trịnh Xuân Thanh anh Vũ Quốc Hùng cũng có bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên báo mạng Dân Trí rất kiên quyết, hùng hồn ....Nhưng tôi thấy anh Vũ Quốc Hùng toàn nói bênh cho hệ thống. Đã mấy chục năm nay, khuyết điểm sờ sờ ra đấy, vậy mà anh còn khẳng định "Không có vùng cấm" thì lạ thât! Chán thật !Tôi nghĩ vậy nên mạnh dạn trao đổi với các anh các chị Lớp trên . Có gì chư thỏa đáng xin chỉ giáo !

Xung quanh kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương với ông Trịnh Xuân Thanh (Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang), liên hệ đến những trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước gây ra thua lỗ nhưng sau đó vẫn được cất nhắc làm cán bộ quản lý Nhà nước, phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương:
Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: LĐ)
Ông Vũ Quốc Hùng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: LĐ)

Vụ việc Trịnh Xuân Thanh “rất nghiêm trọng”
- Thưa ông, Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) vừa ra thông báo kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh. Ông có bình luận gì về vụ việc này?
Đây là một sự việc rất nghiêm trọng trong công tác phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, giám sát, đào tạo cán bộ. Tôi cho rằng, đây cũng là bài học để các tổ chức rút kinh nghiệm về việc sử dụng cán bộ.
- Từng có thời gian lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) và để lại di sản là khoản lỗ hơn 3.200 tỷ đồng tại doanh nghiệp này (giai đoạn 2011-2013), nhưng ông Thanh vẫn được cất nhắc lên những vị trí cao hơn ở Bộ Công Thương rồi tỉnh Hậu Giang, thậm chí được giới thiệu để bầu và đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Vậy ai chịu trách nhiệm cho những khoản lỗ trên?
Việc này chúng ta nên chờ vài hôm nữa khi ngành dầu khí xác định xem trách nhiệm cụ thể của từng người một đến đâu. Nhưng như UBKTTƯ đã kết luận, là người đứng đầu thì ông Trịnh Xuân Thanh phải có trách nhiệm.
Tất cả những người liên quan đến quá trình sử dụng, đề bạt, cất nhắc, luân chuyển ông Thanh cũng phải kiểm điểm để làm rõ như yêu cầu của UBKTTƯ.
Theo như tôi được biết, UBKTTƯ đã lập một đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với tổ chức Đảng của Bộ Công Thương, Tổ chức Đảng của Tập đoàn Dầu khí, Tổ chức Đảng của Tỉnh ủy Hậu Giang… Song trách nhiệm đến đâu, cụ thể như thế nào vẫn còn chờ kết luận của đoàn kiểm tra.
Ở đây có 2 vấn đề mà chúng ta quan tâm là trách nhiệm của tổ chức Đảng ở đơn vị và trách nhiệm của người đứng đầu, sau đó là những cá nhân khác có liên quan.
Tôi hoan nghênh việc UBKTTƯ đã công khai thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và những yêu cầu được Uỷ ban đưa ra là cần thiết và đúng nguyên tắc.

Không có “vùng cấm” trong Đảng
UBKTTƯ đã ra quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và đồng chí Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015. Việc hồi tố trách nhiệm đối với các nguyên lãnh đạo về hưu đã có tiền lệ chưa, thưa ông?
-Tôi xin nói luôn để nhà báo yên tâm là trong lịch sử của Đảng, đã có nhiều trường hợp như thế. Tôi không tiện kể tên họ những người ấy ra. Về xử lý nội bộ, Đảng không phân biệt một ai, kể cả là đã về hưu nhiều năm nhưng nếu có liên quan đến những sai phạm trong thời kỳ công tác thì cũng không có chuyện “hạ cánh an toàn”!
Và theo nguồn thông tin tôi nắm được thì lần này chỉ đạo của Trung ương, khi xem xét khuyết điểm của cán bộ thì không hề có bất cứ vùng cấm nào, bất luận người đó đương chức hay đã về hưu, ngay cả đương chức thì dù ở bất cứ chức vụ nào cũng phải bị xem xét.
- Vậy việc xử lý trách nhiệm sẽ tiến hành thế nào?
Phải đối chiếu các quy định của Đảng, quy định của pháp luật cũng như quy định của chính quyền trong xử phạt hành chính.
Thông thường, khi xử lý cán bộ là Đảng viên, cấp ủy viên, thì trước tiên Đảng và cấp chính quyền phải xem xét. Nếu vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì áp dụng hình thức kỷ luật theo điều lệ Đảng, sau đó là luật công chức, viên chức. Còn nếu như đã vi phạm pháp luật thì phải chuyển cơ quan điều tra.
Chúng ta đang sống trong một Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Quy định đã có, vấn đề là các cơ quan đó có làm đúng theo những điều trong quy định hay không.
Nhiều trường hợp đã từng có trong lịch sử của Đảng, nghĩa là Đảng đã thực hiện được việc đó. Hoàn toàn không có vùng cấm trong Đảng, sai phạm đến đâu xử lý đến đó: Sai phạm về mặt tổ chức, sinh hoạt Đảng thì phải xử lý, chịu hình phạt kỷ luật - cao nhất là khai trừ khỏi Đảng. Nếu người đó có giữ chức vụ nào đó trong chính quyền thì phải cách chức, đuổi ra khỏi cơ quan Nhà nước. Nặng hơn nữa nếu vi phạm pháp luật thì phải chuyển cơ quan pháp luật xem xét.
Riêng với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, chúng ta cần đợi kết quả cuối cùng khi mà các cơ quan chức năng đã hoàn tất khâu kiểm tra.
Những điều tôi nói ở đây không phải theo ý muốn của tôi mà theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Phải bài trừ nạn chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển
Ông đánh giá như thế nào về việc ông Trịnh Xuân Thanh tự đề nghị để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức năng lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang dù rằng bản thân không đủ tiêu chuẩn, theo như kết luận của UBKTTƯ?
-Trên thực tế, muốn làm việc gì, đi đâu thì bản thân cán bộ đó có thể chủ động đề nghị. Một người nếu muốn gánh vác những việc nặng nề hơn thì đó là điều đáng hoan nghênh, chỉ có điều, với những người không đủ phẩm chất, năng lực mà cứ muốn “leo cao, chui sâu” thì không được.
Tôi thấy rằng, những người có tính xung phong, thích nhận việc nặng nhọc không phải là nhiều, cho nên nếu có những người tự đứng ra đảm đương những việc khó khăn thì nên khuyến khích. Còn những kẻ chỉ mon men tìm mọi cách nhằm lợi dụng chức quyền thu vén lợi ích cá nhân thì cần loại bỏ.
Bây giờ xã hội chúng ta đang tồn tại nạn “chạy”: chạy chức, chạy quyền, chạy luân chuyển, chạy cả huy chương, thành tích… Có những con người giả dối làm những chuyện bịp bợm và có cả những kẻ kinh doanh chức quyền, bằng cấp. Những điều xấu xa đó chúng ta phải mạnh mẽ lên án, bài trừ.
Công tác tổ chức cán bộ là một công tác nhạy cảm. Theo ông, làm sao để công tác này được trong sạch?
-Yêu cầu quan trọng đối với công tác quản lý, bổ nhiệm cán bộ là phải trong sạch. Những cơ quan làm tổ chức nhân sự phải là nơi trong sáng.
Đảng và Nhà nước đã có đủ các quy định từ tuyển chọn, cất nhắc đến đề bạt, bổ nhiệm…, tất cả đều phải qua quy trình chặt chẽ. Quy định có thừa nhưng anh có thực hiện nghiêm chỉnh hay không mà thôi.
Vấn đề đặt ra là vì sao vẫn còn tình trạng “buông lỏng”? Có nhiều nguyên nhân: thứ nhất là do hời hợt, quan liêu; thứ hai là nể nang; thứ ba là do bị đồng tiền mua chuộc, v.v…
Trường hợp bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh chúng ta hãy chờ xem các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đến việc bổ nhiệm, tạo điều kiện cho ông Thanh sẽ tự kiểm điểm và bị kiểm điểm như thế nào. Nhưng tôi mong rằng các cơ quan tổ chức Đảng được yêu cầu kiểm điểm nên thành khẩn, chân thành, nghiêm túc kiểm điểm để rút kinh nghiệm và tiến bộ. Còn những cơ quan, những cá nhân tham gia vào công tác rà soát, kiểm điểm thì phải hết sức khách quan, trung thực, nghiêm túc; phân tích rõ đúng - sai, phải - trái một cách phân minh; không nể nang hay bị chi phối bởi bất cứ áp lực nào.

Bổ nhiệm con cháu, người quen là rất nguy hiểm
Vừa rồi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu phải dẹp nạn bổ nhiệm cán bộ “nhất hậu duệ, nhì tiền tệ, ba quan hệ”. Trong bối cảnh hiện nay, theo ông điều đó có dễ dàng?
-Xu hướng vì vụ lợi trong công tác cán bộ là có. Có người nói “thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư mới đến trí tuệ”, nhưng cũng có người nói “thứ nhất tiền tệ”.
Chúng ta không câu nệ về ngạn ngữ đó, nhưng phải lên án, phải vạch rõ để mọi người thấy rằng, đưa cái cung cách ấy vào để đào tạo con cháu con mình, đào tạo lớp cán bộ trẻ là rất nguy hiểm. Nguy hiểm trước hết là cho bản thân những gia đình, những cán bộ làm việc đó.
Nâng đỡ như vậy làm tổn hại cho chính con cháu họ. Những con người có được chức quyền chỉ nhờ vào đồng tiền, quan hệ mà không phải vì đức tài thì trước sau họ cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ, họ sẽ tự xấu hổ. Chức càng cao mà không hoàn thành nhiệm vụ thì tổn hại càng lớn.
Bản thân những người đó sẽ bị xã hội khinh rẻ, nhưng nghiêm trọng nhất là gây tổn hại cho quốc gia. Cho nên, chọn cán bộ mà theo kiểu chọn con cái hoặc bị mua chuộc là không thể chấp nhận được!
Tôi đề nghị báo chí lên án thật mạnh mẽ. Từ đó cảnh báo những ông bố, bà mẹ rằng, “đào tạo” con cái theo lối đó là hại con chứ không phải thương con đâu! Bao nhiêu tỷ phú trên thế giới có tài sản kếch xù nhưng thậm chí họ còn tuyên bố sẽ không để tài sản lại cho con.
Đảng không bao che cho những kẻ xấu xa. Đây là cơ hội để những người sai lầm, những đồng chí chưa bị lộ nên thành khẩn, không tiếp tục đi sâu vào vực thẳm của sự ô uế và trở lại với con đường sáng. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân sẽ trở nên gắn bó hơn và tin cậy lẫn nhau.
-Xin chân thành cảm ơn ông!
Bích Diệp thực hiện

Ông Trịnh Xuân Thanh và những bí mật tiếp tục được hé lộ

Mặc dù ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa bị tước gần như hầu hết các chức vụ, không được công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội khoá XIV vì những sai phạm của mình trong quá trình công tác, luân chuyển. Nhưng ở Công ty Cồn rượu Hà Nội (Halico), người ta đã thấy nhân vật này vẫn phủ một bóng tối lên tổ chức nhân sự, hoạt động của công ty này.

Điều gì khiến Halico từ lãi chuyển sang  lỗ?
Trong phát biểu trả lời của ông Trịnh Xuân Thanh với báo chí, lý giải nguyên nhân của Tổng công ty Cổ phần xây lắp dầu khí (PVC), thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)-nơi ông Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và thua lỗ lên tới trên 3.200 tỷ đồng thời kỳ 2011-2013, ông Thanh cho rằng, có việc do PVN tái cơ cấu, đưa các doanh nghiệp đang thua lỗ như Khách sạn Lam Kinh (Thanh Hoá) sáp nhập với PVC. Thời điểm đó, Khách sạn Lam Kinh thua lỗ khoảng 200 tỷ đồng. Điều này nhằm để nói rằng, PVC thua lỗ có phần do khách quan.
Tuy nhiên, điều rất đáng chú ý là sau một thời gian Khách sạn Lam Kinh sáp nhập vào PVC, ông Mai Văn Lợi, nguyên Giám đốc Khách sạn Lam Kinh lại được đưa về làm Giám đốc rồi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Rượu Hà Nội (Halico)-một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Cổ phần Rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco). Và ở đây, nhiều việc làm rất đáng ngạc nhiên, có dấu hiệu trái các quy định của nhà nước, đẩy Halico, từ một doanh nghiệp làm ăn đang có lãi lại thành một doanh nghiệp đang thua lỗ ngày càng nghiêm trọng.
Cụ thể, tháng 11.2014, ông Mai Văn Lợi từ Giám đốc Khách sạn Lam Kinh được đưa về làm Giám đốc Halico, đến ngày 15.4.2015, ông được đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty này thì hết năm 2015, Halico lỗ 21 tỷ đồng. Năm nay, mới chỉ trong quý I, theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Halico, Công ty này đã lỗ thêm 10 tỷ đồng.

 
ong trinh xuan thanh va nhung bi mat tiep tuc duoc he lo hinh anh 1

Sản xuất rượu vodka ở Halico
Halico lỗ, do chi tiêu vô tội vạ?
Tình trạng kinh doanh thua lỗ của Halico từ khi ông Mai Văn Lợi về làm do nhiều nguyên nhân:Chi phí tăng, sức cạnh tranh giảm...Nhưng theo lời một số cán bộ, nhân viên của Halico phản ánh  tình trạng thua lỗ có nguyên nhân chính từ những việc điều hành, quyết định chi tiêu vô tội vạ của ông Mai Văn Lợi.
Cụ thể, từ khi ông Mai Văn Lợi lên làm lãnh đạo của Halico, ở Công ty này đã thường xuyên có tình trạng chi tiêu, tiếp khách triền miên, sử dụng cả các hoá đơn không hợp lệ để thanh toán...Theo tư liệu , Cục Thuế Hà Nội đã có những công văn yêu cầu Halico giải trình về những hoá đơn không hợp lệ (trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh).
Hay trong khi tình hình kinh doanh xấu đi nhưng ông Mai Văn Lợi đã quyết định mua nhiều xe ô tô trị giá từ 700 triệu đến hàng tỷ đồng. Trong khi đó, ông Lợi lại cho Văn phòng Bộ Công Thương mượn 1 chiếc Mercedes E230 E trị giá hàng tỷ đồng. Theo xác minh, hiện chiếc xe này vẫn được Bộ Công Thương sử dụng.
Ông Trịnh Xuân Thanh "gửi" con vào Halico nhằm mục đích gì ?
Một trong những nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh của Halico đang có chiều hướng xấu đi, theo phản ánh của cán bộ, nhân viên Halico, còn có phần do những quyết định điều động nhân sự bất hợp lý của ông Mai Văn Lợi.
Cụ thể, từ cuối năm 2015, ông Mai Văn Lợi đã đưa con của ông Trịnh Xuân Thanh là ông Trịnh Hùng Cường (sinh năm 1992) về làm việc tại Halico. Cho đến tháng 4.2016, ông Cường được bổ nhiệm làm Phó phòng phụ trách truyền thông và thị trường của Phòng truyền thông Marketing của Halico. Việc đưa một nhân viên còn thiếu kinh nghiệm lên giữ chức vụ trên ở Halico của ông Mai Văn Lợi được cho là bất hợp lý do ông Cường còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Một quyết định điều động nhân sự đáng chú ý khác ở Halico là việc ông Đỗ Xuân Long, con ông Đỗ Xuân Hạ-Chủ tịch Hội đồng quản trị của Habeco, sinh năm 1990 từ chỗ là nhân viên trợ lý nhãn hiệu 333 của Tổng công ty cổ phần rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được về Halico làm Trưởng phòng Truyền thông và Marketing của Công ty này từ tháng 8.2015. Đến tháng 4.2016, ông Long lại tiếp tục được bổ nhiệm làm Phó giám đốc phụ trách kinh doanh của công ty này. Những quyết định bổ nhiệm nhân sự như vậy, vẫn đang gây bất bình lớn với cán bộ, nhân viên của Halico.
Halico chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang làm gì ?
Đáng chú ý, ngay từ đầu năm 2015, khi mới về làm Giám đốc Halico chưa lâu, ông Mai Văn Lợi đã ép các thành viên trong ban lãnh đạo của Halico chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang nói là để "hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng" của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, đáng lưu ý, vào thời điểm này ông Trịnh Xuân Thanh  mới được luân chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đang cần nhiều lá phiếu cho việc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV.
Tuy nhiên, ở cuộc họp của Ban giám đốc Công ty ngày 24.4.2015, đa số ý kiến cán bộ Công ty tham dự đã phản đối đề nghị của ông Mai Văn Lợi vì việc dùng tiền từ quỹ phúc lợi và quỹ từ thiện của Công ty này, theo nhiều thành viên trong ban lãnh đạo của Halico, phải được đa số người lao động ủng hộ, hơn nữa, trước đây, Halico chưa bao giờ làm từ thiện với số tiền lớn như vậy. Đặc biệt năm 2015 là năm rất khó khăn cho Halico ngay từ quý I.
Tại cuộc họp này, ông Trần Quốc Khánh, Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng Halico đã phản ứng khá gay gắt khi cho rằng, ở Halico, khi chi bất cứ khoản gì phải thấy rõ mục đích chi. "Với Hậu Giang, tôi chưa nhìn thấy sẽ đạt mục đích gì", ông Khánh nêu. Ông Mai Văn Lợi khi đó nói:"Giám đốc chỉ đạo, yêu cầu cấp dưới phải phục tùng, không phục tùng là không tuân chủ chỉ đạo của lãnh đạo...Trong công việc phải có cấp trên-cấp dưới, trong gia đình có bố mẹ-con cái". Ông Trần Quốc Khánh:"Trách nhiệm cuả tôi là quản lý tài chính và sẽ báo cáo cho những người có trách nhiệm" và "tôi yêu cầu chỉ nói chuyện công việc, không nói chuyện về vấn đề gia đình tại buổi làm việc này".
Tuy nhiên, cuối cùng ông Mai Văn Lợi vẫn dùng quyền của mình, ép buộc các thành viên trong Ban lãnh đạo Halico ký biên bản họp, để sau đó chuyển 500 triệu đồng từ các quỹ từ thiện và quỹ phúc lợi của công ty này vào tài khoản của Tỉnh uỷ Hậu Giang.
 Trao đổi với báo chí, bà Trần Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư cho biết, cơ quan này đã có văn bản báo cáo rất đầy đủ về sự việc thẩm định, đề xuất khen thưởng đối với Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) gửi Uỷ ban Kiểm tra T.Ư.
Trả lời câu hỏi: “Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thấy việc đề xuất khen thưởng đó là đúng, thoả đáng và phù hợp không?", bà Trần Thị Hà khẳng định: “Việc đề xuất khen thưởng đó là rất thoả đáng và đầy đủ bởi khen thưởng là khen giai đoạn, có thành tích ở giai đoạn nào thì khen thưởng ở giai đoạn ấy. Tất nhiên khi khen thưởng xong cũng muốn người ta phát huy, lan toả nhưng cũng có trường hợp sau một vài năm người ta lại không phát huy được”.
Thứ trưởng Trần Thị Hà cũng khẳng định việc xem xét, đề xuất tặng thưởng Huân chương lao động, Anh hùng lao động cho PVC được tiến hành từ tháng 9.2010, trước thời điểm PVC kinh doanh, làm ăn thua lỗ lớn.
Trước đó, ngày 19.7 Văn phòng Trung ương Đảng vừa có văn bản số 1578 gửi tới nhiều cơ quan truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về các công việc cần làm tiếp sau khi có kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh – Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Hậu Giang, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh này.
Theo đó, Tổng Bí thư giao Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương có sự tham gia của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương được yêu cầu tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc thẩm định, đề nghị cấp có thẩm quyền tặng thưởng Huân chương Lao động trong 2 năm liền (năm 2009 và 2010) và phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho PVC năm 2011…
P.V
Theo Mạnh Quân (Dân Trí)
-------------------------------------
Nguồn: Dân Việt

Hội nghị Asean không nhắc tên Trung Quốc

Vương Nghị ngoại trưởng Trung Quốc
Một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói Campuchia đã đặt quan hệ với Trung Quốc cao hơn với các thành viên khác trong Asean, khi nước này ngăn cản để hội nghị tại Lào khó ra tuyên bố chung.
Ông Malcolm Cook, nhà phân tích từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore nói với BBC tiếng Việt:
"Rõ ràng ông Hun Sen đã đặt quan hệ tốt với Trung Quốc bên trên vị trí thành viên của mình trong khối Asean và quan hệ với các thành viên Asean khác. Điều này đặc biệt sẽ giới hạn những gì Asean có thể nói về vấn đề Biển Đông, vì Asean là một tổ chức dựa trên sự đồng thuận và không có cơ chế trừng phạt.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu này cũng nhận định: “Cả Campuchia và nói xa hơn là cả Trung Quốc đều cảm thấy bị áp lực khi họ bị cáo buộc công khai là gây chia rẽ Asean. Áp lực này có thể có một chút tác dụng và có thể giúp giải thích vì sao thông cáo chung từ Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao Asean lần này có đề cập đến Biển Đông nhưng không nói gì về phán quyết của tòa hôm 12/7."

Image copyrightMALCOLM COOK
Image captionÔng Malcolm Cook là nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore

Trước câu hỏi của BBC liệu tình trạng này có làm Asean suy yếu, hay gây thêm chia rẽ, ông nhận định:
“Asean có thể cứu vãn hình ảnh bằng cách thêm vào phần đề cập đến Biển Đông trong thông cáo chung, như thế tránh được việc không thể ra tuyên bố chung vào năm 2012."
“Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông ngày càng gia tăng sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực ngày 12/7, khiến thế giới tập trung quan sát phản ứng của Asean, vốn là tổ chức hàng đầu ở Đông Nam Á. Tình trạng Asean trì hoãn đưa ra phản ứng, và những tín hiệu rõ ràng cho thấy có sự bất đồng trong nội bộ trước vấn đề quan trọng này sẽ làm tổn thương uy tín của Asean.
Tuy nhiên ông Cook cũng nói: “Asean thực ra đã được cứu vãn vì không có quốc gia thành viên nào đơn phương ra thông cáo yêu cầu các bên phải tuân thủ phán quyết của tòa Trọng tài.”
“Hầu hết các nhà quan sát đều không trông đợi Asean sẽ ra một thông báo cứng rắn về phán quyết 12/7. Sau khi Philippines quyết định kiện Trung Quốc vào tháng 1/2013 và Việt Nam hoan nghênh phán quyết đã cho thấy, các quốc gia Đông Nam Á ngày càng nhìn ra bên ngoài Asean để thể hiện quan ngại của họ trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông hơn. ”
Nhà nghiên cứu về kinh tế, an ninh khu vực Đông Nam Á và các tổ chức trong vùng nhận định:"Việc Asean không thể ra tuyên bố gì về phán quyết của tòa hôm 12/7 đã một lần nữa cho thấy những giới hạn của tiêu chí đồng thuận của Asean."


Image copyrightAFP
Image captionÔng Vương Nghị gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh tại Lào

“Đồng thời, nó khẳng định rõ hơn niềm tin rằng Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên khác của Asean như Campuchia để chia rẽ Asean trước những vấn đề hệ trọng," ông nói với BBC Tiếng Việt.
Hôm thứ Hai 25/7, sau nhiều ngày bất đồng, hội nghị ngoại trưởng Asean tại Lào đã ra tuyên bố chung “nhẹ giọng” về Biển Đông, tránh phật lòng Trung Quốc.
Thông cáo nói Asean “nghiêm túc quan ngại” về những diễn biến trên biển gần đây “gây tổn hại niềm tin”.
Thông cáo không nhắc tên Trung Quốc.
----------------------------
Theo BBC 25/7/2016

Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

TRẢ LỜI MỘT CHÁU GÁI SÀI GÒN VỀ QUẢ SẤU HÀ NỘI.


Đã là “trai Hà Nội” không chàng nào không biết đến cây sấu, quả sấu, đêm hè bắt ve sầu bám vào thân cây sấu và  oai hùng nhất là “trèo me trèo sấu” ! 
Đã là con gái Hà Nội ( ngày xưa nhé), thì đều biết quả sấu thân thiết với bữa ăn mùa hè của người Hà Nội như thế nào. Riêng món ô mai sấu và sấu chín dầm nước mắm ngọt thì ôi thôi rồi Lượm ơi !
Nhớ ngày học Chu văn An, buổi sáng nhẩy tầu điện từ Quan Thánh lên Bưởi, thế nào cũng gặp em gái tên Nhung,nhà ở hàng Đường, cùng trường khác lớp thủ sẵn vài quả ô mai sấu, dúi vào tay …
Ấy thế mà hầu như chẳng có em gái Sài Thành nào biết giá trị của trái sấu-món ngon dân dã đã được nhà văn Thạch Lam nhắc đến trong “Hà Nội 36 phố phường”. Hôm nhận được món quà sấu từ HN gửi vào, mình khoe trên facebook Calathau Vu, có một cô nàng like và kèm câu hỏi “ Bác ơi, trái sấu thì ăn thế nào, bác có thể hướng dẫn cho cháu được không ?”. Thì đây, một món ăn dễ chế biến nhất với trái sấu xanh Hà Nội, mà một lão đàn ông “ đệ nhất vụng về” như tôi cũng thực hành 1 cách thành thục ! 

  • Thịt heo bằm nhỏ, ướp với chút nước mắm, muối, hạt nêm và hành tím bằm.
  • Trái sấu cạo vỏ, khứa làm tư, rửa sạch.
  • Cho chút dầu ăn vào nồi và cho thịt vào xào thơm cùng với trái sấu.
  • Đổ 1 tô nước lạnh vào nấu chừng 5 phút là sấu chín, lấy sấu ra chén và dằm nát, đổ sấu vào nồi nấu tiếp, nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành lá và tắt lửa.
  • Múc canh chua sấu ra tô. Và ...
 Thực ra thì lão cũng học mót trên mạng xã hội, chứ chẳng giỏi giang gì. Xin chia sẻ cho bớt nỗi nhớ ...ngày xưa.

-------------------------------------
Chép từ Facebook Calathau


Hồ Tú Anh ( Bình) : Canh sấu , vịt nấu sấu . O mai sâu . Nước sấu ... Còn có cả " Đường sấu lâu ngày im tiếng guốc , xuân về táo rụng nhớ đàn em " của Tố Hữu nữa nhe con trai Hà noi !
Cây hoa sữa HN
Calathau Vu Mùa hè ( từ tháng 6) , HN có hai loài cây thân gỗ đều ra hoa trắng là cây sấu và cây hoa sữa. Cây Sấu chắc chắn là bạn lâu đời với người HN hơn cây hoa sữa. Nhưng cây hoa sữa lại được các văn nghệ sĩ ưu ái hơn có lẽ do có tên liên quan đến …SỮA ! Văn, Thơ tràn ngập hình ảnh hoa sữa, thôi thì “mùa hoa sữa về”, “ Hoa sữa thôi rơi”, “ hoa sữa nồng nàn”,, “ hoa sữa ngọt ngào" v.v.. và cả thế này nữa: " Hoa sữa thơm nồng",“ Mùi hoa sữa lan xa mềm như một lời tha thiết !” trong khi thực ra hoa sữa có mùi rất hắc . Đã có một dạo mấy tỉnh miền Trung mắc phải “ hội chứng thi nhau trồng cây Hoa sữa vì say ca khúc "Hoa sữa" của Hồng Đăng ! Sau này dân tình không chịu được cái mùi hắc gây dị ứng của hoa sữa đã đâm đơn kiện gửi thẳng lên Ủy ban tỉnh. Nhiều tỉnh phải chặt bỏ, con số lên đến hàng ngàn cây ! Trong khi cây sấu chỉ thấy thoáng qua trong ca khúc “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của Trọng Đài với hình ảnh rất khiêm nhường “ Cô đơn sấu rụng ngoài ngõ vắng !” Và rất đằm trong thơ Tố Hữu mà nguyên cô giáo dậy văn Tú Anh đã dẫn ra :” Đường sấu lâu ngày im tiếng guốc”.Thế mới biết cái ồn ào hào nhoáng sơn phết bên ngoài chỉ là phù phiếm, lâu dần sẽ lộ ra chân tướng. Còn củ mỉ cù mì, chân chất , đậm đà vị chua ngCây Hoa Sữaọt như trái sấu lại lâu bền .. :
Hàng sấu ven hồ .