Đầu năm mới Ất Mùi 2015, Hoa hậu Việt Nam 2014 Nguyễn Cao Kỳ
Duyên và gia đình đã tới thăm và chúc Tết Anh hùng Lao động - Giáo sư Vũ Khiêu
tại nhà riêng của ông, dịp vui này ông đã viết tặng hoa hậu Kỳ Duyên
đôi câu đối gây nhiều ý kiến trái chiều , nguyên văn như sau : "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc/ Vân tưởng y thường hoa tưởng
dung".
Do vế sau của câu đối là nguyên văn câu thơ trong bài Thanh bình điệu ( gồm 3 kỳ ) nổi tiếng của Lý Bạch, nhà thơ đời Thịnh Đường (713 – 716) bên Trung Quốc nên Mõ chép về ( Cùng với chú giải điển tích của tác giả Hoàng Nguyên Chương ) để các cụ đọc cho vui .
Lý Bạch (701-762)
Đại thi hào đời Thịnh Đường (713 – 716)Trung Quốc.
清 平 調
Thanh bình điệu
其一 ( kỳ 1)
雲 想 衣 裳 花 想 容,
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung,
春 風 拂 檻 露 華 濃。
Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng
若 非 群 玉 山 頭 見,
Nhược phi Quần Ngọc sơn đầu kiến,
會 向 瑤 臺 月 下 逢。
Hội hướng Dao Đài nguyệt hạ phùng.
其二 (kỳ 2)
一 枝 紅 艷 露 凝 香,
Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương,
雲 雨 巫 山 枉 斷 腸。
Vân vũ Vu sơn uổng đoạn trường.
借 問 漢 宮 誰 得 似,
Tá vấnHán cung thuỳ đắc tự,
可 憐 飛 燕 倚 新 粧。
Khả liên Phi Yến ỷ tân trang.
其三 (Kỳ 3)
名 花 傾 國 兩 相 歡,
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
長 得 君 王 帶 笑 看。
Trường đắc quân vương đới tiếu khan.
解 釋 春 風 無 限 恨,
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
沉 香 亭 北 倚 闌 幹。
Trầm Hương đình bắc ỷ lan can.
*Dịch nghĩa:
-Bài 1:
Mây tưởng là xiêm y, hoa tưởng là khuôn mặt
Gió xuân thổi qua hiên, mang hương tinh khiết của sương hoa.
Nếu như không gặp ở đầu non Quần Ngọc
Sẽ hẹn đến Dao Đài gặp dưới trăng.
- Bài 2:
Một cành hồng đẹp đọng sương thơm.
Thần nữ mây mưa ở Vu Sơn cũng tiếc đứt ruột
Thử hỏi khắp Hán cung ai sánh được.
Đáng thương cho Phi Yến phải dựa vào màu xuân trang điểm.
- Bài 3:
Danh hoa nghiêng nước cùng sánh đôi vui.
Luôn được quân vương nhìn ngắm tươi cười.
Gió xuân làm tiêu tan nỗi giận hờn vô kể
Khi cùng nhau ngồi tựa lan can nơi đình Trầm Hương phía bắc.
Mây tưởng là xiêm y, hoa tưởng là khuôn mặt
Gió xuân thổi qua hiên, mang hương tinh khiết của sương hoa.
Nếu như không gặp ở đầu non Quần Ngọc
Sẽ hẹn đến Dao Đài gặp dưới trăng.
- Bài 2:
Một cành hồng đẹp đọng sương thơm.
Thần nữ mây mưa ở Vu Sơn cũng tiếc đứt ruột
Thử hỏi khắp Hán cung ai sánh được.
Đáng thương cho Phi Yến phải dựa vào màu xuân trang điểm.
- Bài 3:
Danh hoa nghiêng nước cùng sánh đôi vui.
Luôn được quân vương nhìn ngắm tươi cười.
Gió xuân làm tiêu tan nỗi giận hờn vô kể
Khi cùng nhau ngồi tựa lan can nơi đình Trầm Hương phía bắc.
*Dịch thơ:
ĐIỆU HÁT THANH BÌNH (1)
- Bài 1:
Mây tưởng xiêm y, hoa tưởng mặt
Gió xuân lả lướt , hoa sương giăng
Đầu non Quần Ngọc dù không thấy
Hẹn gặp Dao Đài mộng dưới trăng (2)
- Bài 2:
Một cành hồng đẹp đọng hương sương
Thần nữ non Vu cũng đoạn trường (3)
Thử hỏi Hán cung ai sánh được
Đáng thương Phi Yến mượn màu xuân. (4)
- Bài 3:
Sắc nước nghiêng thành hoa sánh đôi (5)
Quân vương say đắm ngắm hoa cười
Gió xuân thổi hết bao hờn giận (6)
Đình Trầm phơi phới tựa hiên vui. (7)
*HOÀNG NGUYÊN CHƯƠNG dịch
-----------------------------------------
Chú thích :
1) Thanh bình điệu:
Điệu hát thanh bình. Vào dịp mùa xuân, trăm hoa đua nở, Đường Minh
Hoàng tổ chức thưởng hoa cùng Dương Quý Phi, nhà vua cho mời Lý Bạch đến
làm thơ còn Lý Quy Niên thì phổ nhạc để hát khúc ca này. Tương truyền
Lý Bạch đã làm ba bài này trong lúc đang say rượu và khi làm xong nhà
thơ vẫn còn say.(Theo Thái Chân ngoại truyện).
Bài thơ này sáng tác vào năm 743.
( Còn có người giải thích rõ hơn : Thanh bình điệu là một điệu nhạc danh tiếng được mọi người ái mộ dưới đời Đường. Theo Nhạc sử, trong năm Thiên Bảo, khi Lý Bạch ở toà Hàn Lâm, trong cung mới bắt đầu trồng một loài hoa mẫu đơn rất quý, được gọi là mộc thược dược. Tại đình Trầm Hương, người ta trồng bốn loại quý nhất vừa mới tìm ra. Ngày hoa nở đầu tiên, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý Phi đến thưởng hoa. Ban nhạc do nhạc trưởng Lý Quý Niên điều khiển, toan cất tiếng hát, Đường Minh Hoàng ngăn lại và nói: "Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?" Rồi Minh Hoàng truyền Lý Quý Niên cầm giấy hoa vàng đòi Lý Bạch đến, bảo Lý Bạch làm ngay ba bài Thanh bình điệu. Bấy giờ Lý Bạch còn say rượu (có nơi nói Dương Quý Phi phải phun nước lạnh vào mặt mới bàng hoàng tỉnh lại) liền vung bút viết ngay ba bài.
Giai thoại này còn thêm một biến cố nhỏ. Cũng trong thời gian được vua yêu chuộng, một hôm trong lúc say rượu, Lý Bạch đã đưa chân cho Cao lực sĩ tháo giày cũ thay giày mới vừa được vua ban sủng ái, Cao lực sĩ đành phải làm nhưng trong lòng căm giận, liền nhân bài hát này, dèm pha với Dương Quý Phi rằng Lý Bạch có ý ngạo mạn khi ví Dương Quý Phi với nàng Triệu Phi Yến (kỳ 2), một phi tần thất sủng của vua Thành Đế nhà Hán. Vì thế mà nhiều lần Minh Hoàng muốn phong quan chức cho Lý Bạch nhưng vẫn không thành, vì Dương Quý Phi cản trở. Lý Bạch không tiến thân được ở Trường An, phải xin vua trở về quê, rồi đi ngao du, vui với danh lam thắng cảnh của miền trung và nam Trung Hoa.
Thanh bình điệu quả là một bài thơ định mệnh. Được quân vương sủng ái, đãi ngộ như tân khách cũng nhờ nó, mà công thành dở dang cũng vì nó. Nhưng có lẽ tiền định cả. Trời cao đã không để cho Lý Bạch say men chính quyền hay nhẹ bước đường mây. Bắt Lý Bạch phải say rượu, say thú phong lưu, say văn chương thi phú, phải dang dở trên đường tiến thân, thì hậu thế mới được thưởng thức mấy ngàn bài thơ trác tuyệt, văn học sử Trung Hoa mới có nhà thơ tiên của vạn đời.)
( Còn có người giải thích rõ hơn : Thanh bình điệu là một điệu nhạc danh tiếng được mọi người ái mộ dưới đời Đường. Theo Nhạc sử, trong năm Thiên Bảo, khi Lý Bạch ở toà Hàn Lâm, trong cung mới bắt đầu trồng một loài hoa mẫu đơn rất quý, được gọi là mộc thược dược. Tại đình Trầm Hương, người ta trồng bốn loại quý nhất vừa mới tìm ra. Ngày hoa nở đầu tiên, Đường Minh Hoàng đưa Dương Quý Phi đến thưởng hoa. Ban nhạc do nhạc trưởng Lý Quý Niên điều khiển, toan cất tiếng hát, Đường Minh Hoàng ngăn lại và nói: "Thưởng danh hoa, đối phi tử, sao lại dùng những bài hát cũ?" Rồi Minh Hoàng truyền Lý Quý Niên cầm giấy hoa vàng đòi Lý Bạch đến, bảo Lý Bạch làm ngay ba bài Thanh bình điệu. Bấy giờ Lý Bạch còn say rượu (có nơi nói Dương Quý Phi phải phun nước lạnh vào mặt mới bàng hoàng tỉnh lại) liền vung bút viết ngay ba bài.
Giai thoại này còn thêm một biến cố nhỏ. Cũng trong thời gian được vua yêu chuộng, một hôm trong lúc say rượu, Lý Bạch đã đưa chân cho Cao lực sĩ tháo giày cũ thay giày mới vừa được vua ban sủng ái, Cao lực sĩ đành phải làm nhưng trong lòng căm giận, liền nhân bài hát này, dèm pha với Dương Quý Phi rằng Lý Bạch có ý ngạo mạn khi ví Dương Quý Phi với nàng Triệu Phi Yến (kỳ 2), một phi tần thất sủng của vua Thành Đế nhà Hán. Vì thế mà nhiều lần Minh Hoàng muốn phong quan chức cho Lý Bạch nhưng vẫn không thành, vì Dương Quý Phi cản trở. Lý Bạch không tiến thân được ở Trường An, phải xin vua trở về quê, rồi đi ngao du, vui với danh lam thắng cảnh của miền trung và nam Trung Hoa.
Thanh bình điệu quả là một bài thơ định mệnh. Được quân vương sủng ái, đãi ngộ như tân khách cũng nhờ nó, mà công thành dở dang cũng vì nó. Nhưng có lẽ tiền định cả. Trời cao đã không để cho Lý Bạch say men chính quyền hay nhẹ bước đường mây. Bắt Lý Bạch phải say rượu, say thú phong lưu, say văn chương thi phú, phải dang dở trên đường tiến thân, thì hậu thế mới được thưởng thức mấy ngàn bài thơ trác tuyệt, văn học sử Trung Hoa mới có nhà thơ tiên của vạn đời.)
2) Dao Đài: Đài bằng ngọc, còn gọi là Luân Đài. Theo truyền thuyết, đây là nơi ở của Tây Vương Mẫu.
3) Vân vũ Vu Sơn:
Mây mưa ở núi Vu. Vu Sơn tiếp liên với núi Vu Giáp. Dưới chân núi Vu
Giáp có đền thờ thần nữ.Theo truyền thuyết: vua Sở Tương Vương đến chơi
ban ngày ở Cao Đường, lúc ngủ nhà vua mộng thấy mình ân ái với một người
đẹp. Vua hỏi thì nàng thưa: Thiếp là thần nữ ở núi Vu Sơn đến chơi ở
Cao Đường. Thiếp có bổn phận buổi sớm làm mây và buổi chiều làm mưa ở
chốn Dương Đài. Do tích ấy, các từ : mây mưa, Vu Sơn, Vu Giáp.. có nghĩa
bóng là chỉ việc chăn gối của nam nữ.
Hai câu: " Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương./Vân vũ Vu Sơn uổng
đoạn trường" có ý muốn nói: Nàng Dương Quý Phi như một cành hồng đẹp phủ
móc đọng hương khiến cho thần nữ mây mưa ở Vu Sơn cũng phải đứt ruột..
4) Phi Yến:
tên đầy đủ làTriệu Phi Yến, là hoàng hậu của Hán Thành Đế. Có nhan sắc
và tài ca núa hơn người từ thuở nhỏ. Nhân Hán Thành Đế vi hành, thấy hai
chị em học múa ở nhà Dương A liền đem về cung làm Tiệp Dư. Vua hết sức
thương yêu Phi Yến nên dần dà đã phế hoàng hậu cũ để Phi Yến thay vào
ngôi vị này. Trong hơn 10 năm, Phi Yến đã ra sức mê hoặc vua. Vì quá ham
mê tửu sắc, vua đã mang bạo bệnh chết sớm. Hán Ai Đế tôn Phi Yến làm
Hoàng Thái Hậu. Đến đời Bình Đế, Phi Yến bị phế xuống làm thứ nhân và
nàng đã tự sát.
5) Danh hoa khuynh quốc:
Danh hoa làm nghiêng nước. Trong một bài thơ của Lý Diên Niên làm để ca
tụng người đẹp phương Bắc, có câu: “Nhất cố khuynh nhân thành, tái cố
khuynh nhân quốc” (Nhìn qua khiến nghiêng thành của người, nhìn lại
khiến nghiêng nước của người).Ý nói người rất đẹp, mỗi sóng mắt liếc của
họ có thể làm cho nghiêng thành nghiêng nước. Ý này gần ngĩa tương
đương với ý “Quốc sắc thiên hương” (Sắn nước hương trời).
6) Giải thích xuân phong vô hạn hận :
Chúng tôi hiểu với nghĩa: Gió xuân làm tiêu tan nỗi giận hờn vô kể. Vì
chữ hận đây có nghĩa là hờn giận chứ không hề có nghĩa là gió sầu hay người sầu
gì cả. Vậy Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi có hờn giận nhau không?
Căn cứ vào điển tích văn học để lại là có. Chuyện kể Dương Quí Phi lúc
mới vào cung tính hay ghen, Đường Minh Hoàng tức giận đưa giam một nơi.
Nhưng không lâu nhà vua nhớ quá sai Cao Lực Sĩ- một cận thần ra thăm.
Dương Quý Phi cắt tóc gửi về dâng vua. Vua thấy tóc lại thương quá cho
vời vào cung. Bỡi vậy trong bài thơ “Màu thời gian”, Đoàn Phú Tứ đã có
hai câu thơ : “Tóc mây một món dao vàng./ Nghìn trùng e lệ phụng quân
vương”...Lý Bạch là người cùng thời, biết rõ mối hờn giận này nên khéo
đưa vào thơ một cách tinh tế.
Mặc dù hết sức khéo léo nhưng bài thơ tuyệt tác trên đây cũng là một
bài đã gây đại họa cho Lý Bạch. Nguyên là có lần Lý Bạch say, vua Đường
Minh Hoàng sai cao Lực Sĩ cởi giày cho ông. Cao Lực Sĩ tức giận về việc
này nên rủ cả bọn dèm pha với Dương Quý Phi, cho rằng Lý Bạch dám cả
gan ví nàng với Triệu Phi Yến, là có ý muốn nàng có tai tiếng và kết cục
bi thảm như Phi Yến(xem chú thích Phi Yến) . Dương Quý Phi nghe lời bọn
này nên đã tác động tới Đường Minh Hoàng, đuổi Lý Bạch ra khỏi triều
không cho làm quan nữa.
7) Đình Trần
Hương: Ngôi đình làm bằng gỗ Trầm Hương, một loại gỗ quí có hương thơm,
nằm ở cửa bắc hoàng thành, trước vườn hoa Ngự Uyển.
Khi vào mạng để tìm lại thông tin, Mõ tôi giật mình thấy trên báo điện tử hàng đầu VN là Vietnamnet.vn ngày 24/2/2015 đưa tin " Hoa hậu Kỳ Duyên chúc tết GS Vũ Khiêu" ( kèm ảnh ) ghi sai vế đối của GS ( Cũng là câu thơ mở đầu bài Thanh bình điệu của Lý Bạch ) . Nguyên văn là "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" , họ chép : Vân tươngy thường họa tương dung !!!
Trả lờiXóaChuyện của Cụ Vũ Khiêu thì thật là buồn cho cái gọi là " Học Giả Việt Nam", thật là xấu hổ khi phải bàn đến. May mà nhân chuyện này Calathau lại đem về cho chúng ta cơ hội thưởng thức thơ Lý Bạch thì thật là khéo lắm thay ! Khen thơ Lý Bạch thì như khen phò mã tốt áo. Dân Lư Sơn- Quế lâm ta ít ai để ý Lý Bạch là người đã làm cho Lư Sơn nổi danh thiên cổ nhờ nhưng bài thơ về Lư Sơn, nơi ẩn cư yêu thích nhất của Lý Bạch. Cái tên Lư Sơn hay Lô Sơn xuất phát từ hình ngọn núi nhìn như cái Lư hương, ở đó có một cái thác nước nổi tiếng là "Lư Sơn Bộc Bố". Chúng ta ở Lư Sơn một năm mà chưa từng được thăm thác này, nhưng bài thơ hay nhất của Lý Bạch là bài "ngắm Lư Sơn Bộc Bố" xin chép ra đây hầu quý cụ
Trả lờiXóa望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川。
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。
Vọng Lư sơn bộc bố
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
Dịch nghĩa
Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía,
Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt.
Bay chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước,
Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây.
(Năm 725)
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này:
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Tương Như dịch)
Tôi thấy bản dich này chưa hay lắm, có Cụ nào có tài thơ thử dịch lại cho mọi người thưởng thức thì quý hóa quá.
Cụ Xuân Hoài và các cụ ơi, Bài thơ "ngắm Lư Sơn Bộc Bố" này hình như hồi ở Blog Yahoo! có cụ nào đó (Ngọc Trâm hay Công Kỳ hay ai...) đã đưa ra cho mọi người cùng làm thơ theo ý đã dịch sẵn ra tiếng Việt thì phải. Vì tôi vẫn nhớ có hai câu này:
Trả lờiXóa"Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước ("Trượng"),
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây". (Hồi đó tôi cũng tham gia, còn bây giờ thì chịu).
Thời Yahoo Blog, tôi chưa để ý đến Blog (xấu hổ quá nhỉ?). Lính mới tò te, nên không biết các Cụ đã tiến vượt thời đại. Bái phuc, bái phuc!
XóaChơi dịch thơ Đường Làng ta từ hồi Yahoo Blog đã từng một thời rất rầm rộ . Hăng hái nhất phải kể đến cụ Chao Quelam ( Nhu Thanh bên CHSEC ), trong nước thì cụ Thanh Mai, Ngọc Trâm v.v...( còn nhiều , nhớ không hết , xin bổ sung .. ). Tôi nhớ có nhiều bài hay lắm . Uyên bác về Hán-Nôm bài bản là cụ Đỗ Long ( có Nick rất vui : Rồng Hắc Lào !). Trên đình Làng, kiên trì đến nay ngoài cụ Chao Quelam ra phải kể đến cụ FIOHAN TB cũng thuộc hàng võ lâm cao thủ . Còn nhà KHTN chuyển sang nghiên cứu Hán-Nôm bây giờ là cụ Diachuoansai Hoàng Thế Long. Đọc thông, viết thạo, viết đẹp và hiểu khá sâu sắc ( Thi dụ cụ có thể đọc và giải nghĩa hàng ngàn chữ Hán-Nôm viết trên hoành phi, câu đối v.v...trong các gia đình và trong chùa chiền miếu mạo ...) Cụ cho biết vẫn đang kiên trì học Hán-Nôm, coi đây là một thú "chơi" tao nhã mà cụ bây giờ mới phát hiên ra !
Trả lờiXóaRiêng cụ TS Xuân Hoài , Calathau tôi đã từng ngạc nhiên thích thú và "bái phục" về sự thâm hậu Hán-Nôm và văn hoc sử nước nhà thời Phong kiến qua đọc Tiểu thuyết huyền thoại "Kim Thiếp Vũ Môn" hơn 400 trang NXB Văn Học mới phát hành . Thế mới biết Làng ta lắm người tài thật ! Hoan hô tất cả các cụ ! ( Calathau viết)