Cũng trùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, chúng tôi đến nhà chị Hồng Minh thăm chị và kính cẩn dâng hương hoa lên ban thờ Cha Mẹ chị , 2 nhà CM tiền bối , 2 Liệt sĩ : Lê Hồng Phong và Nguyễn thị Minh Khai .
Cách đây hơn 20 năm, khi còn làm ở Đài Truyền hình Việt Nam , tôi đã chủ biên xây dựng 1 phim tài liệu nhan đề " Gặp những người thân của Chị Nguyễn thị Minh Khai". Trong phim này có những nhân vật rất quen thuộc với Cựu HS LS.QL.NN , thí dụ chị Kim Tuyên (K6) bạn thân nhất của Lê Nguyễn Hồng Minh , bạn Đỗ Đồng, Minh Đức (K5) cùng quen thân chị Hồng Minh từ thời học chung trường Quế Lâm Dục tài học hiệu (1955-1957), chị Minh Ngọc và mẹ ruột của chị , người từng có mặt đi biểu tình phản đối thực dân Pháp dẫn giải chị Minh Khai đến trường bắn ngã Ba Giồng vào đúng ngày 28/8/1941, bà đã kể lại khá tỉ mỉ thời khắc uất hận căn thù và đau thương ấy , Bà nhớ lại mọi người đã hô to " Đả đảo quân giết người !". Ngoài ra trong bộ phim tài liệu này còn ghi lại được nhiều phát biểu rất xúc động của con gái chị Hồng Minh ( Cháu ngoại bà Nguyễn thị Minh Khai ) và bạn bè chị Hồng Minh ...Rất tiếc bộ phim ghi hình trên phim nhựa 16mm - Đã phát sóng vài lần trên VTV nhưng do khâu lưu giữ kém nên phim đã hỏng hoặc thất lạc !
Bây giờ Xin mời đọc lại 1 vài đoạn trong tiểu sử của chị Nguyễn thị Minh Khai dưới đây :
"Cuối năm 1934, Nguyễn Thị Minh Khai ( với tên mới là Phan Lan), cùng Lê Hồng Phong .... là đại biểu chính thức được Đảng CS Đông Dương cử đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mát-xcơ-va
Đầu năm 1936, Lê Hồng Phong được phái về nước hoạt động, còn Nguyễn Thị Minh Khai ở lại học tiếp một năm nữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thị Minh Khai nhận nhiệm vụ về hoạt động tại Thượng Hải (Trung Quốc) và được tổ chức phân công về công tác tại Sài Gòn (1937). Về nước, Nguyễn Thị Minh Khai được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, lúc đó Nguyễn Thị Minh Khai 29 tuổi.
Đây cũng là thời gian ngắn ngủi duy nhất chị có điều kiện được sống bên Lê Hồng Phong- người đồng chí, người chồng mà chị hết mực yêu thương, bởi không lâu sau đó Anh đã bị địch bắt ....
Đầu năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai sinh con gái đầu lòng, chị đặt tên con là Lê Nguyễn Hồng Minh. Hạnh phúc của buổi đầu làm mẹ, như bao người phụ nữ, người mẹ Việt Nam khác, chị rất yêu thương con, muốn được trực tiếp chăm sóc, che trở cho con. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn cách mạng, Nguyễn Thị Minh Khai đã phải nén lòng hy sinh tình mẫu tử thiêng liêng, gửi con gái còn đỏ hỏn, cho cơ sở cách mạng – gia đình ông bà Dương Bạch Mai nuôi, để tập trung hoạt động cách mạng.
Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Xứ ủy Nam Kỳ nhận định tình hình và chủ trương khởi nghĩa. Bọn mật thám Pháp phát hiện được, ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Đảng tại Nam Kỳ đều sa vào tay giặc như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến…
Nguyễn thị Minh Khai bị địch bắt ngày 30/7/1940. Nhà tù thực dân đã dùng nhiều hình thức tra tấn hết sức dã man, tàn bạo nhưng không thể khuất phục được chị . Chị đã lấy máu mình viết lên cánh cửa xà lim ở khám Catina những dòng bất khuất: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết; Dù kìm, dù kẹp, chẳng sai lời. Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ. Triệt để thực hành chết mới thôi”.
Khi giặc Pháp biết chị là vợ Lê Hồng Phong, chúng đưa anh về giam chung nhưng cả hai chiến sỹ cách mạng mặc dù đã lâu không gặp nhau nhưng vẫn nén tình cảm riêng tư để đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù. Đã có lần chúng đưa Lê Hồng Phong vào cho Nguyễn Thị Minh Khai nhận mặt nhưng Nguyễn Thị Minh Khai đã trả trả lời với chúng: Tôi không biết người này.
Không khuất phục được Nguyễn Thị Minh Khai, thực dân Pháp đưa chị ra tòa án thực dân xét xử. Trải qua 4 phiên xử , cuối cùng chúng tuyên phạt chị 2 án tử hình vơi tội danh “xúi giục dân chúng làm rối loạn quốc gia” và “mưu toan lật đổ chính phủ”
Sáng 28/8/1941, Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí bị giặc đem xử bắn ở Ngã Ba Giồng , huyện Hóc Môn. Nguyễn Thị Minh Khai ngã xuống khi mới 30 tuổi.
Trước lúc hy sinh Nguyễn Thị Minh Khai còn kịp làm ba việc:
Một là gửi lời vĩnh biệt tời người chồng thương yêu đang bị thực dân Pháp cầm tù ngoài Côn Đảo;
Hai là gửi lời cảm ơn đến những người đồng chí đang nuôi nấng Hồng Minh , con gái chị
Ba là rút từng sợi vải từ quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ gọi là một chút lòng hiếu thảo của người con gái , vì việc nước mà không tròn bổn phận chăm sóc mẹ lúc mẹ già yếu."
( Trích từ tiểu sử của nhà CM Nguyễn thị Minh Khai )
Cách đây hơn 20 năm, khi còn làm ở Đài Truyền hình Việt Nam , tôi đã chủ biên xây dựng 1 phim tài liệu nhan đề " Gặp những người thân của Chị Nguyễn thị Minh Khai". Trong phim này có những nhân vật rất quen thuộc với Cựu HS LS.QL.NN , thí dụ chị Kim Tuyên (K6) bạn thân nhất của Lê Nguyễn Hồng Minh , bạn Đỗ Đồng, Minh Đức (K5) cùng quen thân chị Hồng Minh từ thời học chung trường Quế Lâm Dục tài học hiệu (1955-1957), chị Minh Ngọc và mẹ ruột của chị , người từng có mặt đi biểu tình phản đối thực dân Pháp dẫn giải chị Minh Khai đến trường bắn ngã Ba Giồng vào đúng ngày 28/8/1941, bà đã kể lại khá tỉ mỉ thời khắc uất hận căn thù và đau thương ấy , Bà nhớ lại mọi người đã hô to " Đả đảo quân giết người !". Ngoài ra trong bộ phim tài liệu này còn ghi lại được nhiều phát biểu rất xúc động của con gái chị Hồng Minh ( Cháu ngoại bà Nguyễn thị Minh Khai ) và bạn bè chị Hồng Minh ...Rất tiếc bộ phim ghi hình trên phim nhựa 16mm - Đã phát sóng vài lần trên VTV nhưng do khâu lưu giữ kém nên phim đã hỏng hoặc thất lạc !
Bây giờ Xin mời đọc lại 1 vài đoạn trong tiểu sử của chị Nguyễn thị Minh Khai dưới đây :
"Cuối năm 1934, Nguyễn Thị Minh Khai ( với tên mới là Phan Lan), cùng Lê Hồng Phong .... là đại biểu chính thức được Đảng CS Đông Dương cử đi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ 7 tại Mát-xcơ-va
Đầu năm 1936, Lê Hồng Phong được phái về nước hoạt động, còn Nguyễn Thị Minh Khai ở lại học tiếp một năm nữa. Sau khi tốt nghiệp đại học, Nguyễn Thị Minh Khai nhận nhiệm vụ về hoạt động tại Thượng Hải (Trung Quốc) và được tổ chức phân công về công tác tại Sài Gòn (1937). Về nước, Nguyễn Thị Minh Khai được bầu vào Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, lúc đó Nguyễn Thị Minh Khai 29 tuổi.
Đây cũng là thời gian ngắn ngủi duy nhất chị có điều kiện được sống bên Lê Hồng Phong- người đồng chí, người chồng mà chị hết mực yêu thương, bởi không lâu sau đó Anh đã bị địch bắt ....
Đầu năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai sinh con gái đầu lòng, chị đặt tên con là Lê Nguyễn Hồng Minh. Hạnh phúc của buổi đầu làm mẹ, như bao người phụ nữ, người mẹ Việt Nam khác, chị rất yêu thương con, muốn được trực tiếp chăm sóc, che trở cho con. Tuy nhiên, do yêu cầu của thực tiễn cách mạng, Nguyễn Thị Minh Khai đã phải nén lòng hy sinh tình mẫu tử thiêng liêng, gửi con gái còn đỏ hỏn, cho cơ sở cách mạng – gia đình ông bà Dương Bạch Mai nuôi, để tập trung hoạt động cách mạng.
Ngày 1/9/1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra. Xứ ủy Nam Kỳ nhận định tình hình và chủ trương khởi nghĩa. Bọn mật thám Pháp phát hiện được, ra sức khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Hầu hết các cán bộ chủ chốt của Đảng tại Nam Kỳ đều sa vào tay giặc như: Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Tiến…
Nguyễn thị Minh Khai bị địch bắt ngày 30/7/1940. Nhà tù thực dân đã dùng nhiều hình thức tra tấn hết sức dã man, tàn bạo nhưng không thể khuất phục được chị . Chị đã lấy máu mình viết lên cánh cửa xà lim ở khám Catina những dòng bất khuất: “Dù đánh, dù treo, càng cương quyết; Dù kìm, dù kẹp, chẳng sai lời. Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ. Triệt để thực hành chết mới thôi”.
Khi giặc Pháp biết chị là vợ Lê Hồng Phong, chúng đưa anh về giam chung nhưng cả hai chiến sỹ cách mạng mặc dù đã lâu không gặp nhau nhưng vẫn nén tình cảm riêng tư để đối phó với âm mưu thâm độc của kẻ thù. Đã có lần chúng đưa Lê Hồng Phong vào cho Nguyễn Thị Minh Khai nhận mặt nhưng Nguyễn Thị Minh Khai đã trả trả lời với chúng: Tôi không biết người này.
Không khuất phục được Nguyễn Thị Minh Khai, thực dân Pháp đưa chị ra tòa án thực dân xét xử. Trải qua 4 phiên xử , cuối cùng chúng tuyên phạt chị 2 án tử hình vơi tội danh “xúi giục dân chúng làm rối loạn quốc gia” và “mưu toan lật đổ chính phủ”
Sáng 28/8/1941, Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí bị giặc đem xử bắn ở Ngã Ba Giồng , huyện Hóc Môn. Nguyễn Thị Minh Khai ngã xuống khi mới 30 tuổi.
Trước lúc hy sinh Nguyễn Thị Minh Khai còn kịp làm ba việc:
Một là gửi lời vĩnh biệt tời người chồng thương yêu đang bị thực dân Pháp cầm tù ngoài Côn Đảo;
Hai là gửi lời cảm ơn đến những người đồng chí đang nuôi nấng Hồng Minh , con gái chị
Ba là rút từng sợi vải từ quần áo nhà tù, đan một chiếc áo gối gửi về tặng mẹ gọi là một chút lòng hiếu thảo của người con gái , vì việc nước mà không tròn bổn phận chăm sóc mẹ lúc mẹ già yếu."
( Trích từ tiểu sử của nhà CM Nguyễn thị Minh Khai )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét