Cắm nén hương lên mộ Mẹ, tôi đứng nhìn làn khói tỏa vờn lên tấm bia, mông lung
nỗi nhớ. Chỉ là một nấm đất. Vậy mà, vào những ngày cuối năm, thôi thúc nội tâm
khiến tôi
nhất định phải đến đây để tin chắc rằng mẹ tôi nằm dưới kia biết là có tôi đang
đứng bên.
“Thác là thể phách còn là tinh anh” tôi như đắm mình trong câu thơ Nguyễn Du.
Và rồi “rì
rầm trong tiếng đất, những buổi ngày xưa vọng nói về”, tôi cảm nhận bằng chính
trái tim khối
óc điều này. Tuổi càng cao, tôi càng thấm thía tình sâu nghĩa nặng Mẹ tôi. Nhắm
mắt lại để
tìm trong tiếng đất rì rầm kia bước chân trèo đèo lội suối giữa năm 50 cùng Bà
từ chiến khu
Dương Hòa, đi bộ 6 tháng trời vượt U Bò, Ba Rền, qua Dốc Cun lên Việt Bắc. Hơn
hai phần
ba thế kỷ trôi qua, ngoài tuổi 80, càng thấu hiểu cái đạo lý thương người và
bao dung như Mẹ
tôi đã sống và truyền dạy cho tôi để tìm thêm sức mạnh mà sống sao cho không phải
ân hận
khi đến với Người.
Mấy ngày ở Hà Nội, dày đặc những cuộc gặp mặt ân tình. Những ấn tượng để lại
trong tôi đủ sức nóng thôi thúc những dòng cần viết ra. Dài ngắn ra sao thì khó
nói trước vì
ngón tay bấm phím máy tính của tôi tùy thuộc vào sức nóng kia. Nhưng với bài
này thì chỉ
xin nói một cảm nhận về sức trẻ trong tư duy của những ông già tuổi 90, trên
90, mà loại
trên 80 như tôi chỉ là kẻ hậu sinh! Trước hết là nỗi xúc động về cuộc gặp lão
tướng Nguyễn
Trọng Vĩnh năm nay tuổi vừa đúng 100, và chắc chắn nỗi xúc động này không chỉ
riêng tôi.
Đến muộn vì bị kẹt xe, bước vào nhà thấy cụ đang nằm ngủ trên chiếc đi văng,
tôi can
chị Bình, con gái cụ, “thôi chị ơi, đừng đánh thức Cụ, tôi chỉ cần đến ngồi cạnh
một lúc rồi về
thôi, chớ phiền Cụ”. Chị cười, “Cụ đợi anh từ nãy, đi nằm cho đỡ mỏi rồi ngủ đó
thôi. Phải
nhắc không Cụ lại mắng cho đấy”. Quả nhiên, Cụ choàng ngay dậy, đưa tay mời tôi
ngồi, rồi
Cụ cũng đến ngồi vào ghế, tự tay rót nước đã ủ trong ấm trà. Nét mặt tươi tỉnh,
Cụ nói “Thế
là anh vẫn khỏe, vẫn nhanh nhẹn như năm ngoái đấy nhỉ. Tốt quá. Còn có cầm cây
gậy thì
cũng chẳng sao. Tôi chống gậy lâu rồi”, Cụ cười chỉ tay vào chiệc gậy dựng cạnh
ghế.
Bàn tay rắn chắc của Cụ chìa ra cho tôi, nắm rất chặt “Anh đến thăm là tôi vui
lắm”,
Cụ trả lời câu hỏi thăm sức khỏe của tôi. Giọng sang sảng, Cụ hỏi thăm các anh ở
Sài Gòn
từng ra thăm Cụ. Bỗng Cụ chuyển giọng: “tôi nói thêm câu này, anh về trong ấy
nói lại để các
anh ấy biết ý kiến của tôi: ông Tổng bí thư Trọng vừa rồi có phát biểu, nhìn tổng
quát đất nước
có bao giờ được thế này không? Tôi thì muốn nói lại như thế này: “nhìn tổng
quát đất nước có
bao giờ bi đát thế này không?”. Cụ dõng dạc nhắc đến hai lần. “Tôi nói thế họ
không cãi được
tôi đâu, vì thực tế là nó như vậy”.
Tôi giật mình, sao ông cụ lại có thể có phản ứng nhanh, chính xác và kịp thời đến
thế
cơ chứ. Chắc chị Nguyên Bình cũng nghĩ vậy nên tôi thấy chị rút bút ra ghi vội.
Mà lời đúc
kết của Cụ lại có sức nặng trải nghiệm của hơn hai phần ba thế kỷ vào sinh ra tử
chứ đâu
2
phải là được chép lại từ bàn giấy một anh thư lại chuyên nghề cạo giấy! Xây dựng
Đảng thì
đã từng là Phó ban Tổ chức TƯ, xông pha trận mạc thì là vị tướng được Chủ tịch
Hồ Chí
Minh ký lệnh phong tặng đầu tiên, làm đối ngoại thì cũng từng là Đại sứ ta ở Bắc
Kinh trong
những thời điểm cam go và quyết liệt nhất phải đối phó với mưu ma chước quỷ của
các môn
phái võ Tàu bí truyền thâm hậu.
Mà là lời Cụ buột miệng nói ra, vắn gọn. Quả thật khôn qua lẽ, khỏe qua lời, Cụ
nói
lời đơn giản vì lời nói là sản phẩm mô phỏng tư tưởng mà tư tưởng của Cụ thì thẳng
băng,
nói điều mình nghĩ theo cung cách ông cha ta răn dạy “thẳng mực tàu, đau lòng gỗ”.
Và e
rằng không chỉ có thế. Trong trường hợp này, tôi nghĩ đến ý của Musset “con người
dùng lời
nói để xoay chuyển càn khôn”! Đương nhiên đó là trường hợp của “người ta không
viết một
chữ mà toàn thân không rung lên “như cây đàn luth vừa lên dây” như nhà thơ Pháp
thế kỷ
19 từng bộc lộ! Câu nói của Cụ Vĩnh quả thật hàm chưa sức nặng của lòng dân phẫn
nộ,
nhất là vào đúng thời điểm ông Nguyễn Phú Trọng chuẩn bị đi Trung Quốc. Lúc mà
câu hỏi
cụ Vĩnh đặt ra “đất nước có bao giờ bi đát thế này không” cần được có câu trả lời
thỏa đáng.
Cụ nói từ chiều sâu lịch sử mà Cụ từng trải nghiệm, và suy ngẫm bằng chính
quãng đời tù
đày trận mạc, nam chinh bắc chiến của một lão tướng:
“Cuộc đời nếm trải đủ thăng trầm
Đầu còn minh mẫn tai còn tỏ
Mắt vẫn tinh tường, tính chửa “hâm”
Ấm lạnh tình đời còn phán xét
Thịnh suy thế nước vẫn quan tâm
Còn hơi, còn sức còn lên tiếng…” [Canh Dần Tự bạch]
Có lẽ Cụ không hề định “dùng lời nói để xoay chuyển càn khôn”, mà là do tôi luận ra
đấy thôi. Nhưng xem ra, nếu đặt vào bối cảnh của buổi “giao mùa chính trị” với
những biến
động dữ dằn của 2016 sang 2017, những điều tôi “luận” ra kia chắc là có cơ sở.
Thì chẳng
phải, chỉ mười phút nói chuyện thăm hỏi, mà cuộc điện đàm giữa ông Trump nước Mỹ
và
bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch Bắc Kinh
dàn dựng
và xây đắp trong suốt 40 năm trời đó sao? Tuyệt đối đây không phải là “cơn bão
trong chén
trà” theo cách Trung Quốc đang cay cú phản ứng. Mười phút của Trump làm phá sản
một
toan tính lâu dài, “công trình kể biết mấy mươi” trong suốt 40 năm ròng không hề
là một
ngẫu nhiên nếu ta đọc cuốn sách của Trump viết trước đó mấy năm “Đã đến lúc phải
cứng
rắn” (Time to get tough). Với ai? Với Trung Quốc. Đây là một thời điểm tế nhị
khiến tôi nghĩ
đến “một giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải” vể bản lĩnh Việt Nam
trong những
tình huống bị dồn đến chân tường như một học giả Pháp phát hiện mà tôi đã nhiều
lần nhắc
đến trong các bài viết của mình.
Và rồi, ý này tôi đã mạo muội nói lên trong một cuộc gặp mặt thú vị giữa các vị
lão
thành, cựu chiến binh với một nhà chức trách nhiều ý tưởng mạnh dạn mà tôi là
“khách
không mời mà đến”. Đúng hơn, không được mời chính thức trong danh sách hẹp đã
được
ấn định. Thôi thúc bởi câu nói của Trump mà tôi đã viết trong “mênh mông thế sự
52”: “Hãy
ngừng nói để còn sửa chữa”, tôi liều mạng nói thẳng ý mình sau khi đã có nhời
xin được bỏ
ngoài tai nếu nghe không thuận “mọi ý đều rất đúng và hay cả, nhưng theo tôi
thì đã cũ mất
rồi. Ví như, chuyện Mác và Lê nin thì xin thưa cách nay đã 20 năm tôi đã trình
bày trong một
tiểu luận đóng thành sách “không có cái gọi là Chủ nghĩa Mác-Lenin, đó là sản
phẩn thuần
túy của Stalin sai người viết, Mao tiếp tục tuồn vào đó ý riêng của ông ta rồi
cho tải qua biên
giới vào nước ta thôi. Dân, nhất là giới trí thức có hiểu biết, nhận ra từ rất
lâu sự bịa tạc, bịp
3
bợm được nhét vào đầu óc bởi những lời lừa mị đi liền với vô vàn thủ đoạn hăm dọa
cưỡng
bức. Và người ta câm lặng trong sự chán chường, mệt mỏi”. Cuốn sách này tôi đã
gửi đến
nhiều nhà lãnh đạo và chỉ nhận được hai phản hồi mạch lạc và chân tình của Đại
tướng Võ
Nguyên Giáp và ông Võ Văn Kiệt với những lời động viên như đã có dịp viết ra.
Cho nên, theo
tôi, như lời một vị vừa hỏi “Chúng tôi cần làm gì vào lúc này”, vì chưa nhận được
câu trả lời
nên tôi mạo muội kiến nghị: hãy ngừng nói để tập trung suy nghĩ, lắng nghe và
đưa ra quyết
sách đúng thời điểm. Điều này đòi hỏi một bản lĩnh dám quyết đoán, dám chớp lấy
cơ hội để
xoay chuyển tình hình.
Rất may mắn và xúc động, khi tiễn vị khách nhiều ý tưởng mạnh dạn nói trên ra về,
mấy cụ ngồi lại biểu tỏ thái độ đồng tình với ý tưởng của tôi và ngỏ lời động
viên. Thì ra, sức
trẻ của tư duy không quá lệ thuộc vào tuổi tác. Thì chẳng phải có người tuổi
còn trẻ nhưng
sức tư duy thì lại rất già nua đó sao. Vấn đề đặt ra là phải dám đặt ra câu hỏi
để tìm câu trả
lời. Và cả câu hỏi cũng như câu trả lời đều cần có thông tin, đúng hơn, cần tiếp
cận với thông
tin được cập nhật một cách trung thực và đa dạng. Ngừng nói là ngừng những điều
người
nghe đã bão hòa và nhàm chán vì buộc phải nghe những lời áp đặt.
Mà ngừng nói chính là ngừng những lời nhàm chán, áp đặt đó để dồn sức thay đổi
cái
thực trạng đáng xấu hổ cần được xem là một sỉ nhục quốc gia khi một lao động
Singapore
làm ra của cải bằng 23 lao động Việt Nam, năng suất lao động của ta phải 20 năm
nữa mới
đuổi kịp Philippines, 50 năm nữa mới đuổi kịp Thái Lan như chính Tổng cục Thống
kê vừa
đưa ra. Đây chính là cái xiềng nô lệ do ta tự thít chặt lấy cổ dân tộc ta bởi một
mô hình kinh
tế “định hướng XHCN”, hệ lụy khủng khiếp của thể chế chính trị toàn trị phản
dân chủ được
sự hậu thuẫn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đội lốt “ý thức hệ XHCN”.
Thưa cụ Vĩnh, ông tổng Trọng nói đúng đấy chứ ạ: “nhìn tổng quát thì nước ta
bao
giờ được thế này không”? Cho nên xin đừng tranh luận chuyện cũ nữa. Cũng đừng mất
thì
giờ săm soi cái biển số xanh sau đít cái xe trắng nơi tỉnh Hậu Giang để truy
lùng “quốc nạn
tham nhũng” nhằm thanh toán đối thủ đe dọa cái ghế của mình nữa.
Hãy dành tí chút lòng yêu nước còn sót lại trong cuộc đầy vơi toan tính mà tìm
kế rửa
nhục cho nước để dân khỏi phải chạnh lòng. Các vị đấu đá với nhau thể là quá đủ
để nản
lòng dân rồi. Họ hiểu cả đấy nhưng chưa nói ra đấy thôi. Chưa nói vì họ thừa
kinh nghiệm
biết phải tỏ thái độ vào lúc nào. Cũng đã có những bàn chân nổi giận đã ào xuống
đường.
Đường phố, đường làng. Và cũng đã sứt đầu mẻ trán. Máu cũng đã đổ nơi thôn cùng
xóm
vắng đìu hiu cũng như chốn kinh thành sang trọng hoặc nhớp nhúa. Thì chẳng phải
ai đó
4
đang dày công chuẩn bị cho đội hình bạo lực các loại nhằm quyết không để xảy ra
“tình
huống bất ngờ” với… dân đó sao?
Họ nhiều toan tính trên cái ghế quyền lực lung lay nên đang thấm thía nỗi sợ đẩy
thuyền và lật thuyền do vậy phải dồn sức để đối phó với dân. Chặc họ cũng biết,
cách đối phó
tốt nhất là hãy lắng nghe dân xem người dân đang muốn gì rồi cố gắng từng bước
thuận theo
ước nguyện của dân! Nhưng thế thì ai lo cho lợi ích của họ đây. Hơn nữa, không
dám và
không thể làm điều đó vì biết quá rõ, họ đã đánh mất lòng dân khi chỉ chú mục
vào cái ghế
quyền lực đang ngồi hoặc định leo lên. Và họ cũng biết rõ việc đánh mất lòng
dân lớn nhất
là sự quỳ gối hèn hạ trước kẻ thù đeo mặt nạ “cùng chung ý thức hệ XHCN’.
Ấy vậy mà cũng chính đây lại là thời điểm có tính quyết định để hiểu ra rằng,
không
thể tiếp tục sự chọn lựa theo lối “đu dây” như vừa qua được nữa. Đất nước đang ở
vào khúc
ngoặt hiểm nghèo của một thế giới đã lật sang một trang mới. Sẽ không khỏi cảm
giác ngỡ
ngàng! Kẻ yếu bóng vía thì hoang mang. Kẻ hoạt đầu trong toan tính lợi ích ngắn
hạn thì
đang chọn cửa cho canh bạc mới. Người đa đoan về vận nước thì đang nát óc nghĩ
suy sao
cho trong cơn bĩ cực tìm ra được lối đi trong cái thế cùng tắc biến, biến tắc
thông.
Cho nên, đây chính là thời điểm để đưa ra quyết sách táo bạo. Mọi diễn biến
đang
diễn ra và đều khó lường, đúng vây. Nhưng chính vì thế phải dám có bản lĩnh để
chọn cho
mình một thế đứng chủ động khả dĩ có thể đối phó với những phong ba bão táp khó
đoán
nhưng rõ ràng đang lừng lững xuất hiện. Để không là một quân cờ mạt hạng trên
bàn cờ của
các nước lớn, phải biết được cái lợi thế mà mình đang có để hành động một cách
khôn ngoan.
Thì chẳng phải dân tộc ta đã từng lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc nhưng
rồi đã thoát
khỏi một cách ngoạn mục để đi tới đó sao?
Giải pháp nào cũng phải có cái giá phải trả, nhưng để có giải pháp thì trước hết
không
chịu cúi đầu tự trói mình. Làm sao có sách lược đối phó với một kẻ thù đã từng
làm bình địa
nhiều vũng lãnh thổ rộng lớn từ Á sang Âu thời Trần nếu không có bản lĩnh một
Trần Thủ
Độ, một khí phách Trần Quang Khải và một bộ óc lớn Trần Hưng Đạo? Trong tâm thế
Việt
Nam không hề có chỗ cho những kẻ đã bán linh hồn cho kẻ xâm lược ngoại bang.
Đây là làn ranh đỏ trong hệ giá trị truyền thống dân tộc mà ông cha ta đã khắc
cốt
ghi xương cho mọi thế hệ con cháu. Quyết sách táo bạo nhằm đối phó với mọi biến
động khó
lường của thế giới và của khu vực cũng phải khởi phát từ đây. Chính vì sự khó
lường của
diễn biến thời cuộc mà phải tận dụng cái thế ứng xử “dĩ bất biến ứng vạn biến”
một cách
thích hợp với những tình huống chưa có tiền lệ. Cái bất biến không là gì khác
“sâu rễ bền
gốc”, thuận theo ý của dân, khởi động được sức dân. Muốn thế, phải dân chủ hóa
trong tìm
tòi quyết sách và giải pháp để dần bớt đi sự “bi đát” của đất nước mà vị lão tướng
vừa tròn
tuổi một trăm đau đớn thốt lên!
Xin trở lại với việc “dùng lời nói để xoay chuyển càn khôn” mà tôi luận ra từ lời
cụ
Vĩnh để lan man suy tưởng về lời Nguyễn Trãi “càn khôn bĩ mà lại thái, nhật
nguyệt hối mà
lại minh” để tìm lại trong quẻ Dịch sự hanh thông khi lâm vào tận cùng của sự bế
tắc.
Nắng ấm của Hà Nội những ngày mùa đông này đang giúp làm nóng lên những ngón
tay bấm phìm máy tính để tôi việt vội bài mênh mông thế sự kịp ra đúng hẹn.
Ngày 8.1.2017
---------------------------------
Bản tin số TL 21
"Mênh mông thế sự" 52
Mùa đông nắng ấm khác thường
Trả lờiXóaPhải chăng dấu hiệu quật cường là đây ?
Càn khôn bỉ thái vần xoay
Đêm ngày đang hối từ rày lại minh!
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa"...Cái bất biến không là gì khác “sâu rễ bền
Xóagốc”, thuận theo ý của dân, khởi động được sức dân. Muốn thế, phải dân chủ hóa trong tìm
tòi quyết sách và giải pháp để dần bớt đi sự “bi đát” của đất nước ..."
Đúng thế đấy ạ!!!
Đúng thế nhưng mà thật là khó , Mà Ai cũng biết làm như Bác
Trả lờiXóaHà Nội rất đẹp
Trả lờiXóa