The Kiss (Nụ hôn)
Ngày
tình yêu 14/2 không thể không nhắc đến tác phẩm điêu khắc kinh điển “Nụ hôn” (The
Kiss) của Danh họa Pháp Auguste Rodin (1840-1917). Giới họa sĩ , các nhà phê
bình cũng như người thưởng ngoạn đã tốn biết bao giấy mực để ca ngợi bức tượng này
! Cuối năm ngoái (2016) “ Nụ hôn” lần đầu
tiên được ra khỏi Châu Âu, sang Sydney, chiếm vị trí “đinh” tại một cuộc triển
lãm chuyên để về các tác phẩm tạo hình đề tài khỏa thân gây tiếng vang lớn.
“Nụ
hôn” là tác phẩm ghi lại giây phút rất cá nhân , rất đắm say giữa đôi trai gái,
và điều thiên tài của Rodin qua tác phẩm là nụ hôn thực tế được khéo léo che
khuất bởi chân tay và thân thể của các nhân vật,” Paton – Nhà sưu tầm và tổ chức
triển lảm nói. Rodin thể hiện sự kết nối thân thể và cảm xúc mạnh mẽ giữa hai
người yêu ở nhiều chi tiết : những cơ bắp gợn sóng ở lưng họ, cách mà chân họ
kê lên nhau, và bàn tay họ. Paton cho rằng tay của cặp đôi này là đáng chú ý nhất.
“Tay họ có vẻ tương đối lớn hơn so với tỷ lệ của người. Khi ta đang yêu nhau và
khi ôm ấp người đó thì xúc giác được tăng cường,” ông giải thích. “Rodin đã
thâu tóm những cảm giác này bằng cách gợi ta chú ý tới các bàn tay của nhân vật!”.
Auguste Rodin (1840-1917) |
Cũng
có nhà nghiên cứu viết hận xét t: Bức tượng “Nụ hôn” độc đáo ở chỗ làm toát ra
sức mạnh nội tâm và đậm tính hiện thực. Rodin đã tạo nên một kiệt tác hoàn mỹ ở
mọi góc độ. Ông cho các nhân vật khỏa thân để không gì chen vào cảm xúc thật, điều
ông muốn người xem nhận thấy ngay khi chiêm ngưỡng tác phẩm. Dù cả hai nhân vật
đều khỏa thân nhưng nhờ kỹ thuật tạo tác kỳ tài, cảm xúc mà họ mang đến là khát
khao bị ngăn cấm, là tình yêu vô cùng trong sáng, không mang nặng khoái cảm nhục
dục.
Vâng,
“Nụ hôn” không chỉ truyền cảm hứng cho các thế hệ họa sĩ, điêu khắc gia mà còn
trở thành biểu tượng vĩnh cửu về tình yêu đôi lứa. Đó là một trong những hình ảnh
chân thực nhất về tình yêu trong lịch sử nghệ thuật. Chả thế mà sau này người
ta còn đặt tên cho bức tượng là “Mùa xuân vĩnh cửu”!
Ấy
vậy có lẽ cũng ít ai biết khởi đầu hình tượng cặp đôi này chỉ là 1 chi tiết được
Rodin mô tả như một mối tình bất chính đặt trong tác phẩm đồ sộ “Gates of Hell”
(Cổng Địa Ngục) của ông. Hai nhân vật có tên tuổi, có điển tích được ghi chép
vào sử sách: Cô gái là Francesca da Rimini (con gái của Chúa tể vùng Ravenna –
Ý) cùng nhân tình – người em ruột của chồng cô. Khi đôi tình nhân nhận ra tình
yêu dành cho nhau, sắp trao nhau nụ hôn đầu thì bị chồng của Francesca phát hiện
và giết chết. Đó là lí do vì sao 2 nhân vật được khắc trên bức tượng dù ở rất gần
nhưng thực chất không hề chạm môi nhau.
"Nụ hôn" trong gian trưng bày các tác phẩm của Dodin ở Pari
Tác
phẩm đến với công chúng lập tức có đời sông riêng, và cha đẻ của nó đã tách
“Nụ hôn” ra thành một 1 tuyệt phẩm điêu khắc độc lập như chúng ta thấy ngày này
trong bảo tàng Rodin ở Pari thủ đô nước Pháp !
Em đã chiêm ngưỡng tác phẩm này ở bảo tàng Erơmitagie ( Leningrat ) và rất thích...nhưng đến giờ mới hiểu dự tích buồn của bức tượng! Cám ơn anh đã nhắc lại.
Trả lờiXóaMình đã xem bưc tuwqowngj 'Nụ hôn" ở bảo tang Lu-vo Paris Pháp từ năm 1973 , đứng trước bưc tượng ấy hiểu được tình yêu là thế nào .
Trả lờiXóabài rất hay
Trả lờiXóa