ĐẰNG SAU BỨC ẢNH 3 CHÀNG LÍNH THUỶ CHƠI ĐÀN GIỮA ...VỊNH HẠ LONG CHỤP CÁCH ĐÂY NỬA THẾ KỶ !
facebook làm được 1 việc thú vị là lâu lâu lại nhắc lại với chủ trang vài kỷ niệm mà chính họ cũng hầu như đã lãng quên. Tấm ảnh này đã xuất hiện trên "dòng thời gian" đúng 4 năm trước! Thời điểm chụp bức ảnh là vào năm 1962. Thực ra nó được trích ra từ bộ phim tài liêu " Trên hải phận Tổ quốc" của Xưởng phim Quân đội (Khi đó có trụ sở tại phố Lý Nam Đế HN). Một trường đoạn do ông đạo diễn (quên tên) dàn dựng : chiều Chủ nhật các chàng lính thuỷ vừa dạo chơi trên Vịnh Hạ Long (bằng suồng chèo tay), vừa ...ca hát, chơi đàn !!! Tất nhiên suồng chỉ loanh quanh khu vực quân cảng Bãi Cháy (Bây giờ không còn tồn tại nữa), và chẳng có ai lại vừa ngồi suồng trên biển vừa chơi đàn ( Có 3 loại đàn: Vilon, Ghi ta và Accocdion)...Hồi ấy (lại hồi ấy) tầu bè của Hải quân ta còn thô sơ lắm, nhiệm vụ cũng chỉ là bảo vệ 1/2 hải phận Tổ quốc ( Từ Mũi Ngọc đến vĩ tuyến 17- ngang với sông Bến Hải), trong hoàn cảnh chưa có chiến tranh căng thẳng giữa 2 miền. Trường 45 đào tạo Hạ sĩ quan Hải quân đầu tiên của HQVN toàn tuyển HS cấp 3 dân thành phố. Về quân phong, quân kỷ thì rập khuôn theo Hải quân Liên Xô. Học viên Hải quân trên phù hiệu ve áo chỉ có hình 1 chiệc mỏ neo bạc trên nền dạ xanh mầu nước biển. Bên cạnh chuyên môn ngành nghề, Nhà trường rất chú ý rèn luyện chúng tôi về trang phục, tác phong , đặc biệt khi ra khỏi doanh trại : Quần xanh, áo trắng, yếm và vai áo có 3 sọc xanh ngang, Ra khỏi doanh trai bắt phải đi giầy da đen bóng loáng. Và đặc biệt đằng sau chiếc mũ đặc chủng đội trên đầu là 2 dải vải xanh hễ gặp gió là bay bay như cánh tay vẫy chào tạm biệt Hải cảng . Chúng tôi đều là những chàng trai vừa rời ghế nhà trường, nhiều tài lẻ và khá chuẩn về hình thể, về tác phong. Giống như những thủy thủ xa nhà, cứ vào mỗi sáng chủ nhật chúng tôi mang đàn ra vườn hoa Nhà Kèn (HP) chơi và giao lưu với thanh niên thành phố yêu thích văn nghệ. Thời ấy bảo đảm cứ 3 cô gái HP thì hết 2 cô "phải lòng" lính thủy (Hihihihi).Mà lạ lắm, các cô chỉ mê Học viên chứ không mê sĩ quan ! Hết năm thứ 1, sang năm thứ 2, chúng tôi được phiên xuống các tầu chiến thuộc Phân đội Bạch Đằng đóng tại quân cảng Bãi Cháy. Ở đây chúng tôi kết nghĩa với các bạn Thanh niên Khu Bãi Cháy. Thời đó Bãi Cháy còn hoang sơ lắm. Đừơng thì đường đất, 1 bên là núi và rừng. Dân cư thưa thớt ở trong những nếp nhà tranh vách đất. Rất hiếm có 1 ngôi nhà gạch! Một bên là bãi biển dầy đặc đá lởm chởm rêu và vỏ hà bám vào sắc nhọn như lưỡi dao . Rất ít gặp có người nào liều mình dám xuống tắm biển ! Chúng tôi đã cùng với Thanh niên Bãi Cháy mở những đợt dọn dẹp bãi biển và dọn dẹp cả đường lên hang Đầu Gỗ ... Đã làm gì có khái niệm Du lịch như sau này. Chỉ là những hoạt động để kết nối tình quân dân...Đương nhiên cũng đã xuất hiện vài mối tình của các chàng lính thuỷ với các thiếu nữ Bãi Cháy . Cũng đương nhiên xuất hiện nhiều bóng dáng các nàng cầm khăn trắng vẫy chúng tôi mỗi khi tầu chúng tôi rời quân cảnh ra khơi làm nhiệm vụ . Đó là những năm tháng chúng tôi biết hát "Đôi bờ", "Chiều Hải cảng"(Liên Xô), "Trái tim đựng trong ba lô" (Ba Lan) và "Tâm tình người thuỷ thủ" (VN) ...Những năm tháng ấy giờ chỉ còn là những kỷ niệm nhạt nhoà nhưng đằm thắm biết bao !
facebook làm được 1 việc thú vị là lâu lâu lại nhắc lại với chủ trang vài kỷ niệm mà chính họ cũng hầu như đã lãng quên. Tấm ảnh này đã xuất hiện trên "dòng thời gian" đúng 4 năm trước! Thời điểm chụp bức ảnh là vào năm 1962. Thực ra nó được trích ra từ bộ phim tài liêu " Trên hải phận Tổ quốc" của Xưởng phim Quân đội (Khi đó có trụ sở tại phố Lý Nam Đế HN). Một trường đoạn do ông đạo diễn (quên tên) dàn dựng : chiều Chủ nhật các chàng lính thuỷ vừa dạo chơi trên Vịnh Hạ Long (bằng suồng chèo tay), vừa ...ca hát, chơi đàn !!! Tất nhiên suồng chỉ loanh quanh khu vực quân cảng Bãi Cháy (Bây giờ không còn tồn tại nữa), và chẳng có ai lại vừa ngồi suồng trên biển vừa chơi đàn ( Có 3 loại đàn: Vilon, Ghi ta và Accocdion)...Hồi ấy (lại hồi ấy) tầu bè của Hải quân ta còn thô sơ lắm, nhiệm vụ cũng chỉ là bảo vệ 1/2 hải phận Tổ quốc ( Từ Mũi Ngọc đến vĩ tuyến 17- ngang với sông Bến Hải), trong hoàn cảnh chưa có chiến tranh căng thẳng giữa 2 miền. Trường 45 đào tạo Hạ sĩ quan Hải quân đầu tiên của HQVN toàn tuyển HS cấp 3 dân thành phố. Về quân phong, quân kỷ thì rập khuôn theo Hải quân Liên Xô. Học viên Hải quân trên phù hiệu ve áo chỉ có hình 1 chiệc mỏ neo bạc trên nền dạ xanh mầu nước biển. Bên cạnh chuyên môn ngành nghề, Nhà trường rất chú ý rèn luyện chúng tôi về trang phục, tác phong , đặc biệt khi ra khỏi doanh trại : Quần xanh, áo trắng, yếm và vai áo có 3 sọc xanh ngang, Ra khỏi doanh trai bắt phải đi giầy da đen bóng loáng. Và đặc biệt đằng sau chiếc mũ đặc chủng đội trên đầu là 2 dải vải xanh hễ gặp gió là bay bay như cánh tay vẫy chào tạm biệt Hải cảng . Chúng tôi đều là những chàng trai vừa rời ghế nhà trường, nhiều tài lẻ và khá chuẩn về hình thể, về tác phong. Giống như những thủy thủ xa nhà, cứ vào mỗi sáng chủ nhật chúng tôi mang đàn ra vườn hoa Nhà Kèn (HP) chơi và giao lưu với thanh niên thành phố yêu thích văn nghệ. Thời ấy bảo đảm cứ 3 cô gái HP thì hết 2 cô "phải lòng" lính thủy (Hihihihi).Mà lạ lắm, các cô chỉ mê Học viên chứ không mê sĩ quan ! Hết năm thứ 1, sang năm thứ 2, chúng tôi được phiên xuống các tầu chiến thuộc Phân đội Bạch Đằng đóng tại quân cảng Bãi Cháy. Ở đây chúng tôi kết nghĩa với các bạn Thanh niên Khu Bãi Cháy. Thời đó Bãi Cháy còn hoang sơ lắm. Đừơng thì đường đất, 1 bên là núi và rừng. Dân cư thưa thớt ở trong những nếp nhà tranh vách đất. Rất hiếm có 1 ngôi nhà gạch! Một bên là bãi biển dầy đặc đá lởm chởm rêu và vỏ hà bám vào sắc nhọn như lưỡi dao . Rất ít gặp có người nào liều mình dám xuống tắm biển ! Chúng tôi đã cùng với Thanh niên Bãi Cháy mở những đợt dọn dẹp bãi biển và dọn dẹp cả đường lên hang Đầu Gỗ ... Đã làm gì có khái niệm Du lịch như sau này. Chỉ là những hoạt động để kết nối tình quân dân...Đương nhiên cũng đã xuất hiện vài mối tình của các chàng lính thuỷ với các thiếu nữ Bãi Cháy . Cũng đương nhiên xuất hiện nhiều bóng dáng các nàng cầm khăn trắng vẫy chúng tôi mỗi khi tầu chúng tôi rời quân cảnh ra khơi làm nhiệm vụ . Đó là những năm tháng chúng tôi biết hát "Đôi bờ", "Chiều Hải cảng"(Liên Xô), "Trái tim đựng trong ba lô" (Ba Lan) và "Tâm tình người thuỷ thủ" (VN) ...Những năm tháng ấy giờ chỉ còn là những kỷ niệm nhạt nhoà nhưng đằm thắm biết bao !
Mình đang đi thăm lại nhà các bạn trong làng LSQL,các nhà đều vắng tiếng nhưng mình đọc lại các bài cũ của các bạn thấy rất thú vị.Đến nhà trưởng làng,dược xem một tấm ảnh,thời bây giờ hiếm vì là một bức ảnh đen trắng,nó lại gợi nhớ thời thanh niên sôi nổi của bạn nữa,quý quá !
Trả lờiXóabài rất hay
Trả lờiXóa