Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Quà của Lê Như Thanh mang về từ CH. SEC

K CHUYN
CHAI RƯỢU LÊ NHƯ THANH MANG TỪ  CH. SEC VỀ LÀM QÙA CHO HỘI CL MN

Lời của Mõ CLT trình Làng : Cụ Lê Như Thanh, Người Việt , đồng thời là dân thiểu số nước  CH SEC. Nhân về VN có  việc gia đình, kết hợp tham dự  hoạt động nhân Lễ Kỷ niệm 65 năm Thành lập Trường ta, Lớp ta . Quà của Như Thanh mang về cho Lớp là 2 chai rượu quý, chính chủ rượu ngoại . Một chai được mở ra mọi người cùng uống hôm lien hoan bên Hồ Trúc Bạch, 1 chai Như Thanh nhờ chuyển cho các bạn QL K5 Sài Gòn. Tuy nhiên việc gửi chất lỏng qua đường hàng không bị khó khăn nên cụ Thế Long đã xung phong đi tầu hỏa “tốc độ rùa bò” để vận chuyển an toàn chai rượu quý ! 2 đêm, 1 ngày ròng rã con tầu đã đưa Thế Long ôm chai rượu vào ga SG mà không rớt 1 giọt !
Thế Long mang gấp đến nhà Calathau. Xét thấy sự tín nhiệm bảo quản không được cao cụ liền quyết định chuyển nhiệm vụ cho cụ bà Nhật Lệ. Và thế là giữa những cơm mưa bão nhiệt đới kết hợp với triều cường, cụ Nhật Lệ đã bảo quản tuyệt vời chai rượu Lê Như Thanh. Cụ Nhật Lệ  thú nhận những đêm “ Bão tố”  toàn nằm mơ thấy Như Thanh ôm chai rượu từ trên trời nhẩy xuống vừa đi trong mưa vừa hát bài “Nâng cốc”. Nhật Lệ thấy thế gọi Như Thanh ơi! Như Thanh à  mà không thấy quay lại  Thương thế đấy !  Câu chuyện này Calathau được nghe chính người trong cuộc kể lại, nay xin được Diễn Nôm như sau, mời các cụ đọc và “Nồi vần” cho cụ Như Thanh cùng đọc !

Chuyên rằng: chai rựơu Như Thanh
Từ CH SEC để dành về quê
1 chai các cụ ngoài kia
Uống say bí tì bò kê kéo càng
1 chai gửi tặng Phương Nam
Thế Long “địa chủ” nhân mang vô liền
Rươu ngon phải có bạn hiền
Chờ đông đủ mới nhãn tiền khui ra
Nhật Lệ vốn tính lo xa
Xung phong cất giấu suốt 3 tháng  trời !
Trưa nay hưởng ứng lời mời
“Cây Sung” quán cũ mọi người nâng ly
Chuyện buồn mong sớm qua đi
Chuyện vui tình bạn mãi ghi trong lòng
---------------------------------
Tái bút : Nhật Lệ nhiệm vụ đã xong

Đêm nằm mơ ngủ gọi “Ông” ( Như) Thanh” hoài !!!










Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

CHAT VỚI OSIN (Chuyện phịa)

CHAT VỚI ÔSIN
(Đã đăng trên Blog Calathau ngày 12/09/2010 11:48 pm) 

(Chuyện phịa- Hình chôm trên mạng)
Ông chủ 1 doanh nghiệp sản xuất mặt hàng điện tử vào loại đại gia có mấy ngàn mét vuông đất ở Ba Vì bỏ hoang cả chục năm nay, nhân có “chiến tranh lạnh” với vợ, ông bèn tận dụng thời cơ bỏ công bỏ của ra xây dựng thành cái trang trại để làm chỗ giao lưu bạn bè cùng hội cùng thuyền, cũng là củng cố hậu phương, kiểu “Tích cốc phòng cơ”, nếu một mai chiến tranh lạnh trở thành chiến tranh nóng thì lập tức có hậu cứ cố thủ, thà “chết chứ không chịu hy sinh” , ông nói thế ! 

Ngày qua tháng lại, bằng lòng tự trọng cao ngút trời, ông quyết chứng minh với ai đó rằng, ông không những “Giỏi việc nước” mà còn “ Đảm việc nhà” ! Quả nhiên ông đã thành công !

 Phải công nhận 1 mình ông xoay xở ở cái "Xóm vắng" này cho thành ra 1 cái “Hàm Yên sơn trang” ( Như tả trong tiểu thuyết “Xóm Vắng” của Quỳnh Dao) là cả 1 bản lĩnh không thể coi thường.Tất nhiên ông cần một Osin đóng vai quản lý toàn bộ cơ ngơi này, kể cả chăm sóc phần ăn, ở cho ông chủ. Cũng phải thay qua đổi lại đến mấy Osin đủ loại, cuối cùng ông tạm chấm chị Gái . Thật ra gọi chị hơi trẻ mà gọi em thì hơi già. Ông cứ gọi chị cho nó rạch ròi khoảng cách. Kiểu như ngày xưa các cụ gọi chị Sen, chị Vú vậy ! Chị Gái thuộc dạng xấu người nhưng bù lại nhanh nhẹn. Vì nhanh nhẹn hơi quá nên chị Gái đâm ra hậu đậu, nhiều chuyện “cầm đèn chạy trước ô tô”. Chẳng hạn , ông chủ có sở thích sưu tầm đồ cổ, thỉnh thoảng kiếm được cái gì coi là quý hiếm thì trưng bày trong phòng khách. Khách đến chơi tự ông giới thiệu, lấy làm hãnh diện, khó che giấu. Vậy mà có lần ông phát hiện bị mất một cái bình vôi và 1 cái điếu cầy. Đang nẫu ruột thì chị Gái khoe , chú ơi con dọn phòng khách vứt mấy cái “khỉ gió đồng lăn” rồi ! Khiếp, con vứt ra sọt rác rồi! Ông chủ tá hoả hét, chị ngu quá ! Cái bình vôi 2 nghìn, cái điếu bát 3 nghìn chị có biết không !!! Chị Gái cười ré, chú ơi, con đền chú 5 nghìn đây đây …Ông chủ điên tiết vứt toạch tờ 5 ngàn xuống đất. quát, ngàn đô-la , đồ ngu ạ !!! Chị Gái khóc thút thít. Cháu tuy làm Osin nhưng cũng có tư cách của Osin, chú xúc phạn cháu …Chị Gái càng lúc càng nức nở, y hệt vai chị giúp việc do diễn viên Ngọc Giầu xắm trong tuồng cải lương "Đời Cô Lựu" !  Đến nước này ông chủ chỉ còn cách xuống thang đấu dịu, vì nếu nó mà bỏ đi ngay đêm nay thì sáng mai có nguy cơ ông phải huỷ chuyến bay sang Hồng Kông làm việc với đối tác . 
Tình hình này kéo dài đến 3 tháng. Bức bối quá ông bèn quyết định : cần phải có thêm 1 Osin nữa, cao cấp hơn, trí thức hơn, lịch sự hơn để ông còn tiếp các vị khách từ bên Mỹ bên Nhật tới. Vậy ít nhất trông cũng phải sáng sủa , ăn vận đúng kiểu, rồi biết vi tính, biết ngoại ngữ ( tốt nhất tiếng Nhật, tiếng Anh), và tất nhiên không được trẻ quá, nhưng cũng không già quá để đủ sức khỏe thay ông trông coi “ Hàm Yên sơn trang” lúc ông vắng nhà . Xa hơn nữa là , chăm sóc ông khi trái gió giở giời . Sau nữa cũng là tạo ra thế “đa nguyên” để kiềm chế lẫn nhau giữa 2 Osin trong 1 mái ấm tình thương  ! 

Xem tử vi, chọn ngày “đẹp”, ông soạn 1 lời quảng cáo tìm Osin tung lên mạng xã hội. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau có tới cả 1 tá tin phản hồi. “Giới tính :Nữ. Không còn trẻ, nhưng cũng chưa già. Đang sống độc thân. Biết tiếng Anh tiếng Nhật. Biết vi tính văn phòng. Yêu thiên nhiên, làm vườn. Có kiến thức về y học nên có thể chăm sóc súc vật cũng như chăm sóc các cụ già tuổi cao neo đơn, sức yếu v.v…”. Ông chủ chấm người này . 


Lần đầu tiên liên lạc qua điện thoại với đối tác, ông hỏi thêm 1 số điều rồi cuối cùng cười mà xin “nói thêm cho rõ”, rằng tôi già rồi nhưng chưa phải là đầu bạc răng long. Tức là tôi chưa lên hàng cụ ! Thời đại CNTT phát triển, chỉ 1 ngày sau đối tác đã thân chinh tìm đến “ Hàm Yên sơn trang” ra mắt bên A . Ông chủ mở đầu : Chị cứ đi xem qua 1 lượt nhà tôi, rồi tôi sẽ nói rõ những công việc tôi yêu cầu chị thực hiện. Chúng ta sẽ thỏa thuận hợp đồng sau. Ông chủ nghiêm nghị nói vậy. Bên B ( trang phục hơi bị điệu cùng với dáng đi gịọng nói cũng hơi bị diễn ), đáp lại : dạ, thưa ….anh, em đã quan sát Trang trại của anh ngay từ khi bước vào cửa ….Và ngay bây giờ em có thể khẳng định rằng, em rất phù hợp với yêu cầu của anh ! Ông chủ hơi bị “choáng”, bởi sự sắc sảo, quyết đoán của người đàn bà cực khó đoán tuổi này. Nhưng thôi, việc cần, lại có cơ hội thì cũng phải quyết ngay thôi. Ông chủ nhớ là 3 ngày nữa đã phải có chuyến công du nước ngoài, không thể để 1 mình chị Gái “sắp thành cáo” làm tướng ở cái cơ ngơi này. Ok ! ông chủ rứt khoát, vậy chị có thể đến đây, bắt đầu từ ngày mai. Tôi sẽ nói với chị Gái bàn giao 1 phần công việc cho chị. Chị có thể dọn ngay đến đây chứ ? OK ! Đối tác cũng rứt khoát. Lại còn “nâng lên 1 tầm cao mới” : Thưa, anh nói rất trúng ý em , bởi với vườn hoa, cây cảnh như thế này em sẽ được tự tay chăm sóc cho tươi tốt, xinh đẹp để anh vừa lòng, hơn thế nữa em sẽ sáng tác tranh lấy từ cảm hứng “ Hàm Yên sơn trang”. Chị có vẻ xúc động . Chị còn biết hội hoạ ? Dạ thưa em có học qua mỹ thuật. Em còn có thể làm thơ, chơi dương cầm. Ông chủ cười, khoe , tôi cũng chơi vĩ cầm nhưng học chơi từ hồi Lớp 5, bây giờ cứng tay rồi ! Thôi, coi như ta thống nhất thế nhé ! Ngày kia tôi sẽ đi nước ngoài ít lâu, làm sao tôi liên lạc được với chị để nắm rõ tình hình ở nhà ? Ông chủ băn khoăn . Không khó gì cả, anh có vitính và có đường truyền ổn định chứ gì ? ( Chị ta nhìn lên cột antel cao vút trong khuôn viên ). Anh mang Laptop theo chứ gì ( Chị ta nhìn thấy ông chủ đeo Laptop bên hông). Vậy em sẽ chát, meo với anh. Ok ! Vậy là bên A và bên B thống nhất bằng 1 bản hợp đồng “ký miệng” rất đúng thủ tục hành chính ! Chị này chào để ra về. Ông chủ tiễn ra cổng, hỏi , chị tên Đẹp ? Dạ em là Đẹp- Trần thị Mộng Đẹp. Xuýt nữa ông chủ đưa tay ra bắt, may giật mình rụt lại ! ( Còn tiếp)


Đêm ấy ông chủ ngủ 1 giấc ngon lành . Ngày hôm sau tình hình cũng bình thường. Nhưng đến chiều ở Công ty về thì ông lại bị shock nặng . Số là khi ông về nhà thì cửa dả trống huyếch trống hoác. Cơm nước lạnh tanh. Tìm khắp nhà trên nhà dưới, ra cả vườn cây ao cá tìm, gọi cũng chả thấy Osin Thuý Gái đâu ! Đang tính gọi điện cho CA 113 thì Gái về trong trạng thái say sỉn . 
-  Này cô, cô đi đâu mà bỏ nhà bây giờ mới về ? Tôi nói cho cô biết …Ông chủ chưa rứt lời thì Gái đã nhoẻm miệng cười, giọng chớt nhả: 
-  Cháu biết ông chủ sắp hê cháu za dzìa …Cháu phải đi uống bia cho quên hết cái sự đời ! Thật quá quắt, ông chủ không nén nổi, quát :
-  Chị đi ngay đi ! Đừng có mà dọa ! 
-  Ừ thì cháu đi, cháu đi cho chú với người ta vừa lòng . Chị Osin lè nhè hát , cứ 1 câu “ Ai đã đưa em về. Ai đã cho em về …” lại lấy muỗm nhôm gõ cái chát vào đít chảo . Ông chủ nhớ ngay đến câu hát của bọn trai làng ghẹo con gái lúc say bí tỉ . Chắc “con” này đêm qua nhậu với bọn chúng cũng nên ! Điên tiết ông rít trong cổ họng: 
- Câm mồm !. Quả thật đây là lần đầu tiên trong đời ông có những lời lẽ nặng nề thế với người ăn kẻ ở trong nhà !


Ông chủ hầm hầm vào bếp nấu cơm ăn, trong khi cô Osin nhà ta lăn ra ngủ  ! Ăn cơm xong ông chủ vào phòng mình, khoá chặt cửa lại làm việc đến quá nửa đêm mới đi ngủ. Hôm sau ông dậy muộn vì nghỉ làm để chờ Osin Mộng Đẹp đến bàn giao công việc. Lại một bất ngờ : Gái đã bỏ đi mất tăm ! Ông chủ chạy ra vườn. Con chó vẫn nằm trong chuồng vẫy đuôi mừng chủ. Nhìn sang chuồng thỏ, 2 con mất 1 . Ông chủ nghĩ ngay đến vụ nhậu của Gái. Quả nhiên trong thùng rác ông chủ đã phát hiện ra nhiều đám lông thỏ vứt trong đó . Giật mình, ông chạy vào phòng khách kiểm tra cái catáp đêm qua quên không cất, kết quả : 3 ngàn đôla không cánh mà bay ! Tất cả sự cố này tất nhiên ông chủ giữ kín với tân Osin Mộng Đẹp và chỉ tiết lộ với số ít bạn chí cốt, coi như bài học về sự tin người !. 

Chỉ có 1 buổi chiều để bàn giao cơ ngơi cho người giúp việc mới . Ngay đêm ấy ông chủ xách vali ra sân bay. Vị ngọt của chất nước uống chế bằng lá cây do Osin Mộng Đẹp nấu còn đọng lại trong cổ họng ông chủ . Hên sui có số cả mà ! 


Lậy Chúa, sau 7 ngày đi công cán nước ngoài, trở lại “Xóm vắng” ông chủ thở phào nhìn cây cối hoa lá xanh tươi hơn. Nhà cửa vườn tược ngăn nắp sạch sẽ hơn. Ông nhớ cuộc chát đầu tiên với Osin Mộng Đẹp từ bên kia nửa vòng trái đất : 

- Tôi đây, chào chị ! 
- Chào anh! Anh đừng gọi em là chị mà cứ gọi là em hay là Mộng Đẹp có được không ạ ! 
- Cũng được thôi ! Tình hình ở nhà thế nào ? 
- Tốt anh ạ ! Em vừa hoàn thành xong bức tranh “ Hoa nở trong vườn ai” và bắt đầu viết bài thơ về …. 
- Không, không,  tôi cần biết vấn đề an ninh … 
- Thì có an ninh an toàn mới sáng tác nghệ thuật được chứ anh …. 


Không trả lời, ông chủ vội vàng cúp máy,cắt đứt cuộc chát ! Ông đang nóng lòng trở về nhà. Cố nhiên không phải để xem tranh hay đọc thơ của Osin Mộng Đẹp ! 
Vụ “chát với Osin” khiến ông chủ cảm thấy bất an hơn cả vụ mất tiển, mất thỏ lần trước . Việc gì sẽ xảy ra nữa đây? Xóm vắng liệu có còn vắng, hay lại ồn ào bắt đầu khơi mào cho 1 "cuộc chiến" mới ? 

THỀ CÁ TRÊ CHUI ỐNG !


CHUYỆN CỦ CHÉP LẠI : CÙNG CỤ ĐỖ BẢO, ĐỖ ĐỒNG TRONG QUÁN CÀ PHÊ SG

Đấu võ mồm !
Facebook Calathau Vu từ 6 Tháng 10, 2017 ·
Đăng lại 5/10/2018

Ảnh này chụp đã lâu rồi (Nhờ 1 cháu tiếp viên quán cafe bấm máy). Mình là ngoại đạo, nghe 2 cụ toàn chức sắc ăn lương nhà nước thuộc Hội đồng " Lý luận VHNT" tranh luận về 1 cuộc thi chọn mẫu tượng "Bác Hai"(Tôn Đức Thắng), đặt ở kinh đô Đại Việt. Hai SĨ (TS và HS) thuộc hàng võ lâm cao thủ trong "giang hồ" nên "công thủ toàn bích". Kết thúc trận "đấu võ mồm" là : Win-Win ( Tình Cu lờ mà ). Mình nhìn quanh thấy lúc nẫy khách trong quán đông thế mà giờ vắng teo. Hỏi cô chủ quán xinh đẹp, sao thế hử ? cháu bẩu : Dạ thưa "Pháo" các cụ (nổ) to qúa ( Nhất là cụ tóc bạc) nên bà con tự động...sơ tán , dạ, hổng có chi !

Dạo ấy thì thế, bây giờ pháo các cụ có to mấy mà hết đạn cũng thành pháo "tịt " thôi ha !

------------------------------------------------
CÁC CỤ BÌNH LOẠN TRÊN facebook THẾ NÀY:

Honglien Pham
Trông các Anh giầu chất NGHỆ

Huấn Trần
Bác đứng thì chưa biết chứ 2 bác ngồi đúng là nghệ rồi mà còn là nghệ zàaaaa nữa cơ

Calathau Vu
HS Phạm Đỗ Đồng, PCT Hội Mỹ thuật Tp.HCM ( Thành viên Hội đồng Lý luận Phê Binh VHNT Tp.HCM. Bác TS N.Đ Bảo cấp TW !

Huấn Trần
 Còn bác VHQ cũng cỡ TƯ mà
Xem phản hồi khác

Songthu Vu
Không những nghệ mà còn là nghệ NANO nữa chứ ạ...
Calathau Vu
Anh phì cười sặc cả nước đang uống đấy nè !!! Gì mà Nghệ Nano !!!

Nguyễn Mạnh Kính
Là quý, là hiệu quả cao, là công nghệ mới nhất đó Anh à!

Calathau Vu
Trc Văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên MT VHVN của Đảng, nay VNS là Nghệ Nano của nhân dân . Hay ! Hay !

Nguyễn Hữu Hùng
Các bác này mà nổ thì có tuần dương cham cũng bay!

Hong Lien Le
Quang Trung,Đỗ Bảo,Đỗ Đồng
Ba chàng lãng tử thời cùng k5(QL)
Ba chàng chức sắc cũng kinh
Giỏi làm pháo thủ,nghệ tinh võ mồm
Bình yên giữa chốn Sài gòn
Giọt cà phê đắng hết hồn vì ai....

Dodong Pham
ẢNH LẠ GHÊ ( Nhận không ra !)

Nong San Phu
Ca la có nhiêu hình tư liệu của hội Ql lắm, thứ nhì là hình ảnhVTV
Lâu lâu lại thò ra vài hình
Cho mọi người "ngạc nhiên chưa " ?!

Nguyễn Đỗ Bảo
Chúng ăn hết xuất nó đi
Lại bẩu các Cụ nổ gì nổ to !
Nhà đài có thể nổ to
Chúng cháu chẳng giám nổ to cái gì ?

Nguyễn Hữu Hùng
Bác đứng còn nghệ hơn! Cả 3 bác đều là nghệ xin được đào tạo có bài bản chưa biết lừa ai?

Khang Chien Tran
Nghe đồn anh Calathau nguyên cán bộ VTV thế hệ đầu tiên , rất khiêm tốn, trong bản lí lịch trich ngang co khai trước đây là nhân viên Tạp Vụ của VTV phía Nam . Đề nghị vấn đề này cần được làm rõ, vì hình như không Đúng "Quy Trình "...

Songthu Vu
Ba cụ cùng chẻ ...quá đi thôi!

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Kể chuyện những ngày cuối đời của "Con hùm sám Bắc Sơn" (Thượng tướng Chu văn Tấn)

    Thâm cung bí sử: 
BÁC CHU VĂN TẤN RA ĐI NHƯ THẾ NÀO?
             
 (Trần Đình Ngân ghi theo Trần Kiến Quốc trên Blog Bantroi BTk5)
Bác Hồ chụp ảnh với ông Giáp và ông Chu Văn Tấn ở chiến khu Việt Bắc

Calathau Vu (Bình) : Thế hệ chúng ta quá quen thuộc với cái tên rất đỗi tự hào : " Con hùm sám Bắc Sơn Chu Văn Tấn" thời Khởi nghĩa Bắc Sơn , và sau này là thiếu tướng rồi Thượng tướng Chu văn Tấn thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Để hiểu hơn về ông xin trích 1 đoạn trong Wikipedia/ Bách khoa toàn thư mở :

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, Thiếu tướng đầu tiên, Thượng tướng đầu tiên
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ban lãnh đạo tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ lâm thời từ cuối tháng 8 năm 1945 đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 [3]. Sau đó ông được cử là Phái viên của Chính phủ đi kiểm tra Khu 4.

Năm 1948, ông làm Khu trưởng Khu 4 rồi Chiến khu 1, Bí thư Khu ủy. Cùng năm này, ông được phong quân hàm Thiếu tướng cùng với 10 tướng lĩnh khác trong đợt phong hàm đầu tiên.

Từ năm 1949 đến năm 1954, ông làm Khu trưởng, Bí thư khu ủy Liên khu Việt Bắc, Chánh án Tòa án Quân sự, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1954 đến cuối năm 1956, ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư quân khu ủy Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1957 đến cuối năm 1975, ông làm Chính ủy, Bí thư khu ủy Quân khu Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng và là một trong hai Thượng tướng lúc bấy giờ.[4]

Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa III đến khóa V, Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa V;[5] Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa I, II và III;[6] đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V.

Cuối đời

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nhanh chóng, cao điểm là việc Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc và cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1979. Do có quan hệ gần gũi với Hoàng Văn Hoan, ông bị nghi ngờ và bị cách chức, bị cô lập chính trị và quản thúc tại gia, xa gia đình cho đến ngày qua đời. Sau này ông được phục hồi danh dự cũng không công khai như khi bị cách chức.

Ông mất năm 1984 tại Hà Nội. Khi mất, Ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Hiện nay phần mộ của Ông đã được gia đình cải táng và đưa về nghĩa trang của gia đình tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Phong tặng

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

------------------------------

Một buổi sáng năm 1980, Chu Thành con trai trưởng của Thượng tướng Chu văn Tấn đưa ba vào bệnh viện Việt Xô kiểm tra sức khỏe. Cụ già rồi, đã 70 mà cả đời thì bươn chải trận mạc nên việc kiểm tra không chỉ một hai ngày!
Qua một tuần, thượng tướng  gọi điện về báo gia đình xin xe vào bệnh viện đón ông. Chu Thành theo xe cơ quan vào đón Cha, nhưng đến nơi không thấy ông. Tìm hỏi bác sĩ thì được trả lời, đã có người của cơ quan chủ quản vào đón trước rồi!  Tại  nhà không thấy Cụ về, chạy hỏi tứ tung, gia đình  lờ mờ được thông báo úp mở, "tổ chức" đã tạm giữ Ông để làm kiểm thảo!
Thời gian trôi qua suốt 4 năm. Hàng tháng, Chu Thành  vẫn được vào thăm Cha nhưng bác Tấn thì bị cách ly khỏi gia đình. Lần nào gặp con ông cũng lạc quan tâm sự " Tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình chẳng có làm gì sai! Có gì mà anh bi quan cho là bất hạnh, mà buồn?!"…
Lần vào thăm cuối cùng, Thượng tướng đã gầy yếu lắm. Như có linh cảm điều không hay sắp đến, ông nhẹ nhàng nói với con : "Tao 74 rồi... dạo này mệt. Thôi... lỡ có việc gì thì... nhớ đưa tao về... nằm bên cạnh các bác trên quê".
Vài ngày sau, buổi chiều, "họ" báo tin: "Ông đột quỵ và đi rồi. Tang lễ sẽ làm ngay sớm ngày mai". "Thế ông nằm ở đâu để gia đình mang bát cơm, quả trứng vào thắp hương?". "Ở nhà lạnh bệnh viện Việt Xô". "Vậy ai đứng ra tổ chức  tang lễ? Hay để gia đình lo liệu?". "Mọi việc chúng tôi đã lo"!
Sớm hôm sau. 6 giờ. Có mặt tại nhà tang lễ chỉ vài người trong gia đình và ít bạn bè thân thiết, không thấy đại diện Đảng và Nhà nước. Không có người của Chính phủ, Bộ quóc phòng. Không có ai là “chúng tôi” như ngưới ta nói làm chủ tang lễ. Thi hài được đặt sẵn trên xe, không truy điệu. Không hoa tang hương khói. Ông về yên nghỉ ở Nghĩa trang Văn Điển. Mọi người chỉ được theo sau xe tang đưa ông một đoạn đường.
Sáng sớm tinh mơ, trời lạnh, đường xá còn vắng teo. Trên thân xe treo vài vòng hoa bị bóc đi dải băng kính viếng, thương tiếc(?). (Chắc họ chả muốn cho dân biết ai đã đi và ai đang đi đưa ai ?).
Hạ huyệt không kèn không trống, không  điếu văn. Thượng tướng UVTWĐ, Thứ trưởng bộ quốc phòng, Chủ tịch khu tự trị Việt Bắc, Phó chủ tịch quốc hội "được" yên nghỉ tại Khu Bình Dân.

Gần ba chục năm đã qua, người ta bảo ông không có lỗi nhưng chả thấy Nhà nước, Đảng, Chính phủ, Quân đội, cơ quan đoàn thể nào đứng ra minh oan cho Ông.  Con cháu trong nhà cảm thấy oan ức nhưng họ đã sống "NHẪN" như lời Cha đã dạy.
Thể theo nguyện vọng của ông, mấy năm sau, từ khu dành cho thường dân (khu C) Văn Điển,  anh Chu Thành đưa hài cốt Cha về trên quê. Rồi ngày Mẹ đi, anh đưa bà về nằm bên cạnh ông.
Đấy thực sự là niềm hạnh phúc mong mỏi cuối cùng của ông được con cháu làm toại nguyện !?

Kỉ niệm 100 ngày sinh của Thượng tướng Chu văn Tấn, con hùm xám Bắc sơn (1910-2010), Hội Sử học Việt nam cùng gia đình và BLL Chiến sĩ Việt Bắc đã tổ chức Lễ tưởng niệm Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, UV BCHTW Đảng CSVN tại Bảo tàng Cách mạng. Nhiều bạn bè, đồng đội, nhiều các bậc lão thành cách mạng và con em của họ đã đến dự.
Có nhiều ý kiến thẳng thắn góp ý với Đảng và Nhà nước, đề nghị xin lỗi và phục hồi danh dự cho Thượng tướng Chu văn Tấn nhưng tất cả vẫn im lặng! Mọi người đang  chờ đợi một ngày nào đó...
                                                             ( Phần này lược ghi theo TKQ của Blog Bantroi BTk5)

--------------------------------------------- 
*  Tôi ( Trần Đình Ngân) và Chu Thành biết nhau từ rất lâu vì cùng có những năm tháng học trường Dục tài Thiếu nhi Việt nam tại Quế lâm( trường thuộc BCHTW Đảng LĐVN quản lý ) khi trưởng thành lên, vào bộ đội,  lại có dịp gặp nhau tai Học viện kỹ thuật Quân sự . Biến cố sẩy ra trong gia đình Thành từ trước 1980 bọn chúng tôi ai cùng biết nhưng phải lặng im  và chỉ ngầm chia sẻ với nhau.

Năm 2002 công tác tại CHLB Đức, tình cờ được xem chương trình của đài Truyền hình trung ương Đức-ZDF phát phóng sự về “ Con Hùm sám Bắc Sơn”  tôi rất tâm đắc vì lâu lắm mới được gặp lại hình ảnh oai hung , phong cách đĩnh đạc nhưng chân tình , giản dị của Thượng tướng, Chủ tịch khu Tự trị Việt Bắc Chu Văn Tấn mà các nhà làm phim CHLB Đức thể hịên trung thực với nhãn quan ca ngợi, trân trọng. Biết đây là những thước phim tư liệu thực, quí hiếm không những đối với ngành tư liệu lịch sử Việt nam mà đối với nhiều người, đặc biệt là gia đình Chu Thành nên tôi đã rắp tâm thâu giữ lại. Tiếc thay, dip đó tôi bị bạo bệnh. Buổi phát lại chương trình Việt nam  của ZDF qua đi, tôi đã không thực hiện được ý định của mình.
Gần đây, có dịp gặp lai Chu Thành, tôi  nhắc lại chuyện cũ, cả hai anh em đều tiếc nhưng cùng quyết tâm tìm cách liên hệ trực tiếp với bộ phận lưu trữ cũa ZDF để nhờ họ giúp đỡ. Một phần những tài liệu sống, thực về bác Chu Văn Tấn nhất định có ngày sẽ được công bố và lịch sử công trạng về con người Chu Văn Tấn Vĩ đại trong thời đại Hồ chí Minh nhất định phải được thừa nhận để cho các thế hệ mai sau tưởng nhớ và ghi tạc công trạng của Người.

Ngan Tran-Dinh
             
 -Bài viết dán trên Fb, qua 3 ngày, số lượng Bạn bè HVKTQS quan tâm, ghi lời bình cho bài lên đến 6-7 mươi lượt.
-----------------------------------------

 SỰ NGÂY THƠ, TRONG SÁNG CỦA NGƯỜI CS CHÂN CHÍNH
( Về bài viết: Thâm cung bí sử...)

Thượng tướng Chu văn  Tấn trong 1 lần tháp tùng Bác Hồ về thăm Việt Bắc 

Bác Chu Văn Tấn là một Đại Nhân, Đại Nghĩa. Công lao, sự hiện diện của Người trong giai đoạn Lịch sử CM Tháng 8 và kháng chiến kiến quốc của VN là không thể lãng quên.
Sau hơn 30 năm những sự kiện đã kể trong bài, UVBCT Chủ tịch UBTW Mặt trận tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, MTTQ, Quân đội đến gia đình Thượng tướng thăm hỏi, thắp hương bên di ảnh và bàn thờ nhân ngày giỗ của Người.
Sự thật viết ra trong bài này, chúng tôi đã bày tỏ cùng các bạn là viết theo lời kể, theo sự nhớ, chứng kiến của chính những người trong cuộc, của chính con cháu trong gia đình Bác Chu. Sự oan uổng, khuất tắt gây nên cái chết của „ Con Hùm xám Bắc Sơn“ là đau lòng, là phải bị lên án. Con cháu trong gia đình giòng họ Chu Bắc Sơn, những người đồng chí, đồng đội của Bác Chu văn Tấn đã chịu đựng, đã „Nhẫn“ theo lời dặn của Người nhưng rất cần một sự minh oan, một lời xin lỗi.

Sau bao năm, sau bao biến cố thời cuộc, giờ chúng ta tin rằng, Chu Văn Tấn vẫn mãi mãi là một tên tuổi sáng của Lịch sử Việt nam. Giờ này nơi Suối Vàng, Bác Tấn đã đang được ung dung bên Lãnh tụ Hồ chí Minh, bên Bác Tôn, bên Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Xin bạn, hãy đọc lại một lần những tâm sự cuối cùng của Ông với con:
„Lần nào gặp con ông cũng lạc quan tâm sự " Tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình chẳng có làm gì sai! Có gì mà anh bi quan cho là bất hạnh, mà buồn?!"…
Lần vào thăm cuối cùng, Thượng tướng đã gầy yếu lắm. Như có linh cảm điều không hay sắp đến, ông nhẹ nhàng nói với con : "Tao 74 rồi... dạo này mệt. Thôi... lỡ có việc gì thì... nhớ đưa tao về... nằm bên cạnh các bác trên quê".

Trước những gian nan thử thách cuối đời, Ông vẫn một lòng tin vào ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI, TỔ CHỨC của mình. Ông khuyên con phải lạc quan, không buồn, ông nghĩ bị quản thúc chưa phải là bất hạnh nhất, Ông tin lòng trung thành, cống hiến của Ông sẽ được TỔ CHỨC xác minh! Sự ngây thơ, trong sáng của người Cộng sản đích thực thật cao thượng nhưng ông phải đợi! Hơn 30 năm sau, NHÂN DÂN, LỊCH SỬ mới trả lại cho Ông sự CÔNG BẰNG!.


Thật ngậm ngùi và cao cả, người Cộng sản chân chính đã THỀ cống hiến trọn đời cho sự nghiêp CM, chỉ đến phút cuối, khi ông bừng tỉnh, ông mới dành cho riêng mình một ân huệ tư lợi nhỏ nhoi: Dặn con „ NHỚ ĐƯA TAO VỀ…NẰM BÊN CẠNH CÁC BÁC TRÊN QUÊ“.
-----------------------
Tác giả Trần Đình Ngân hiện định cư cùng gia đình tại CHLB Đức, anh nguyên HS K1 Trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957)