Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Kể chuyện những ngày cuối đời của "Con hùm sám Bắc Sơn" (Thượng tướng Chu văn Tấn)

    Thâm cung bí sử: 
BÁC CHU VĂN TẤN RA ĐI NHƯ THẾ NÀO?
             
 (Trần Đình Ngân ghi theo Trần Kiến Quốc trên Blog Bantroi BTk5)
Bác Hồ chụp ảnh với ông Giáp và ông Chu Văn Tấn ở chiến khu Việt Bắc

Calathau Vu (Bình) : Thế hệ chúng ta quá quen thuộc với cái tên rất đỗi tự hào : " Con hùm sám Bắc Sơn Chu Văn Tấn" thời Khởi nghĩa Bắc Sơn , và sau này là thiếu tướng rồi Thượng tướng Chu văn Tấn thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
Để hiểu hơn về ông xin trích 1 đoạn trong Wikipedia/ Bách khoa toàn thư mở :

Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên, Thiếu tướng đầu tiên, Thượng tướng đầu tiên
Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ban lãnh đạo tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ lâm thời từ cuối tháng 8 năm 1945 đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 [3]. Sau đó ông được cử là Phái viên của Chính phủ đi kiểm tra Khu 4.

Năm 1948, ông làm Khu trưởng Khu 4 rồi Chiến khu 1, Bí thư Khu ủy. Cùng năm này, ông được phong quân hàm Thiếu tướng cùng với 10 tướng lĩnh khác trong đợt phong hàm đầu tiên.

Từ năm 1949 đến năm 1954, ông làm Khu trưởng, Bí thư khu ủy Liên khu Việt Bắc, Chánh án Tòa án Quân sự, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1954 đến cuối năm 1956, ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư quân khu ủy Liên khu Việt Bắc. Từ năm 1957 đến cuối năm 1975, ông làm Chính ủy, Bí thư khu ủy Quân khu Việt Bắc, Chủ tịch Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc. Ngày 31 tháng 8 năm 1959, ông được thăng quân hàm vượt cấp từ Thiếu tướng lên Thượng tướng và là một trong hai Thượng tướng lúc bấy giờ.[4]

Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa III đến khóa V, Tổng Thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa V;[5] Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa I, II và III;[6] đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa V.

Cuối đời

Năm 1976, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Tuy nhiên, không lâu sau đó, quan hệ Việt - Trung trở nên căng thẳng và xấu đi nhanh chóng, cao điểm là việc Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc và cuộc chiến tranh Việt - Trung vào năm 1979. Do có quan hệ gần gũi với Hoàng Văn Hoan, ông bị nghi ngờ và bị cách chức, bị cô lập chính trị và quản thúc tại gia, xa gia đình cho đến ngày qua đời. Sau này ông được phục hồi danh dự cũng không công khai như khi bị cách chức.

Ông mất năm 1984 tại Hà Nội. Khi mất, Ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Hiện nay phần mộ của Ông đã được gia đình cải táng và đưa về nghĩa trang của gia đình tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

Phong tặng

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

------------------------------

Một buổi sáng năm 1980, Chu Thành con trai trưởng của Thượng tướng Chu văn Tấn đưa ba vào bệnh viện Việt Xô kiểm tra sức khỏe. Cụ già rồi, đã 70 mà cả đời thì bươn chải trận mạc nên việc kiểm tra không chỉ một hai ngày!
Qua một tuần, thượng tướng  gọi điện về báo gia đình xin xe vào bệnh viện đón ông. Chu Thành theo xe cơ quan vào đón Cha, nhưng đến nơi không thấy ông. Tìm hỏi bác sĩ thì được trả lời, đã có người của cơ quan chủ quản vào đón trước rồi!  Tại  nhà không thấy Cụ về, chạy hỏi tứ tung, gia đình  lờ mờ được thông báo úp mở, "tổ chức" đã tạm giữ Ông để làm kiểm thảo!
Thời gian trôi qua suốt 4 năm. Hàng tháng, Chu Thành  vẫn được vào thăm Cha nhưng bác Tấn thì bị cách ly khỏi gia đình. Lần nào gặp con ông cũng lạc quan tâm sự " Tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình chẳng có làm gì sai! Có gì mà anh bi quan cho là bất hạnh, mà buồn?!"…
Lần vào thăm cuối cùng, Thượng tướng đã gầy yếu lắm. Như có linh cảm điều không hay sắp đến, ông nhẹ nhàng nói với con : "Tao 74 rồi... dạo này mệt. Thôi... lỡ có việc gì thì... nhớ đưa tao về... nằm bên cạnh các bác trên quê".
Vài ngày sau, buổi chiều, "họ" báo tin: "Ông đột quỵ và đi rồi. Tang lễ sẽ làm ngay sớm ngày mai". "Thế ông nằm ở đâu để gia đình mang bát cơm, quả trứng vào thắp hương?". "Ở nhà lạnh bệnh viện Việt Xô". "Vậy ai đứng ra tổ chức  tang lễ? Hay để gia đình lo liệu?". "Mọi việc chúng tôi đã lo"!
Sớm hôm sau. 6 giờ. Có mặt tại nhà tang lễ chỉ vài người trong gia đình và ít bạn bè thân thiết, không thấy đại diện Đảng và Nhà nước. Không có người của Chính phủ, Bộ quóc phòng. Không có ai là “chúng tôi” như ngưới ta nói làm chủ tang lễ. Thi hài được đặt sẵn trên xe, không truy điệu. Không hoa tang hương khói. Ông về yên nghỉ ở Nghĩa trang Văn Điển. Mọi người chỉ được theo sau xe tang đưa ông một đoạn đường.
Sáng sớm tinh mơ, trời lạnh, đường xá còn vắng teo. Trên thân xe treo vài vòng hoa bị bóc đi dải băng kính viếng, thương tiếc(?). (Chắc họ chả muốn cho dân biết ai đã đi và ai đang đi đưa ai ?).
Hạ huyệt không kèn không trống, không  điếu văn. Thượng tướng UVTWĐ, Thứ trưởng bộ quốc phòng, Chủ tịch khu tự trị Việt Bắc, Phó chủ tịch quốc hội "được" yên nghỉ tại Khu Bình Dân.

Gần ba chục năm đã qua, người ta bảo ông không có lỗi nhưng chả thấy Nhà nước, Đảng, Chính phủ, Quân đội, cơ quan đoàn thể nào đứng ra minh oan cho Ông.  Con cháu trong nhà cảm thấy oan ức nhưng họ đã sống "NHẪN" như lời Cha đã dạy.
Thể theo nguyện vọng của ông, mấy năm sau, từ khu dành cho thường dân (khu C) Văn Điển,  anh Chu Thành đưa hài cốt Cha về trên quê. Rồi ngày Mẹ đi, anh đưa bà về nằm bên cạnh ông.
Đấy thực sự là niềm hạnh phúc mong mỏi cuối cùng của ông được con cháu làm toại nguyện !?

Kỉ niệm 100 ngày sinh của Thượng tướng Chu văn Tấn, con hùm xám Bắc sơn (1910-2010), Hội Sử học Việt nam cùng gia đình và BLL Chiến sĩ Việt Bắc đã tổ chức Lễ tưởng niệm Thượng tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, UV BCHTW Đảng CSVN tại Bảo tàng Cách mạng. Nhiều bạn bè, đồng đội, nhiều các bậc lão thành cách mạng và con em của họ đã đến dự.
Có nhiều ý kiến thẳng thắn góp ý với Đảng và Nhà nước, đề nghị xin lỗi và phục hồi danh dự cho Thượng tướng Chu văn Tấn nhưng tất cả vẫn im lặng! Mọi người đang  chờ đợi một ngày nào đó...
                                                             ( Phần này lược ghi theo TKQ của Blog Bantroi BTk5)

--------------------------------------------- 
*  Tôi ( Trần Đình Ngân) và Chu Thành biết nhau từ rất lâu vì cùng có những năm tháng học trường Dục tài Thiếu nhi Việt nam tại Quế lâm( trường thuộc BCHTW Đảng LĐVN quản lý ) khi trưởng thành lên, vào bộ đội,  lại có dịp gặp nhau tai Học viện kỹ thuật Quân sự . Biến cố sẩy ra trong gia đình Thành từ trước 1980 bọn chúng tôi ai cùng biết nhưng phải lặng im  và chỉ ngầm chia sẻ với nhau.

Năm 2002 công tác tại CHLB Đức, tình cờ được xem chương trình của đài Truyền hình trung ương Đức-ZDF phát phóng sự về “ Con Hùm sám Bắc Sơn”  tôi rất tâm đắc vì lâu lắm mới được gặp lại hình ảnh oai hung , phong cách đĩnh đạc nhưng chân tình , giản dị của Thượng tướng, Chủ tịch khu Tự trị Việt Bắc Chu Văn Tấn mà các nhà làm phim CHLB Đức thể hịên trung thực với nhãn quan ca ngợi, trân trọng. Biết đây là những thước phim tư liệu thực, quí hiếm không những đối với ngành tư liệu lịch sử Việt nam mà đối với nhiều người, đặc biệt là gia đình Chu Thành nên tôi đã rắp tâm thâu giữ lại. Tiếc thay, dip đó tôi bị bạo bệnh. Buổi phát lại chương trình Việt nam  của ZDF qua đi, tôi đã không thực hiện được ý định của mình.
Gần đây, có dịp gặp lai Chu Thành, tôi  nhắc lại chuyện cũ, cả hai anh em đều tiếc nhưng cùng quyết tâm tìm cách liên hệ trực tiếp với bộ phận lưu trữ cũa ZDF để nhờ họ giúp đỡ. Một phần những tài liệu sống, thực về bác Chu Văn Tấn nhất định có ngày sẽ được công bố và lịch sử công trạng về con người Chu Văn Tấn Vĩ đại trong thời đại Hồ chí Minh nhất định phải được thừa nhận để cho các thế hệ mai sau tưởng nhớ và ghi tạc công trạng của Người.

Ngan Tran-Dinh
             
 -Bài viết dán trên Fb, qua 3 ngày, số lượng Bạn bè HVKTQS quan tâm, ghi lời bình cho bài lên đến 6-7 mươi lượt.
-----------------------------------------

 SỰ NGÂY THƠ, TRONG SÁNG CỦA NGƯỜI CS CHÂN CHÍNH
( Về bài viết: Thâm cung bí sử...)

Thượng tướng Chu văn  Tấn trong 1 lần tháp tùng Bác Hồ về thăm Việt Bắc 

Bác Chu Văn Tấn là một Đại Nhân, Đại Nghĩa. Công lao, sự hiện diện của Người trong giai đoạn Lịch sử CM Tháng 8 và kháng chiến kiến quốc của VN là không thể lãng quên.
Sau hơn 30 năm những sự kiện đã kể trong bài, UVBCT Chủ tịch UBTW Mặt trận tổ quốc VN Nguyễn Thiện Nhân đã dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng, MTTQ, Quân đội đến gia đình Thượng tướng thăm hỏi, thắp hương bên di ảnh và bàn thờ nhân ngày giỗ của Người.
Sự thật viết ra trong bài này, chúng tôi đã bày tỏ cùng các bạn là viết theo lời kể, theo sự nhớ, chứng kiến của chính những người trong cuộc, của chính con cháu trong gia đình Bác Chu. Sự oan uổng, khuất tắt gây nên cái chết của „ Con Hùm xám Bắc Sơn“ là đau lòng, là phải bị lên án. Con cháu trong gia đình giòng họ Chu Bắc Sơn, những người đồng chí, đồng đội của Bác Chu văn Tấn đã chịu đựng, đã „Nhẫn“ theo lời dặn của Người nhưng rất cần một sự minh oan, một lời xin lỗi.

Sau bao năm, sau bao biến cố thời cuộc, giờ chúng ta tin rằng, Chu Văn Tấn vẫn mãi mãi là một tên tuổi sáng của Lịch sử Việt nam. Giờ này nơi Suối Vàng, Bác Tấn đã đang được ung dung bên Lãnh tụ Hồ chí Minh, bên Bác Tôn, bên Phạm văn Đồng, Võ Nguyên Giáp…
Xin bạn, hãy đọc lại một lần những tâm sự cuối cùng của Ông với con:
„Lần nào gặp con ông cũng lạc quan tâm sự " Tổ chức đang xác minh, sắp xong rồi. Tao nghĩ mình chẳng có làm gì sai! Có gì mà anh bi quan cho là bất hạnh, mà buồn?!"…
Lần vào thăm cuối cùng, Thượng tướng đã gầy yếu lắm. Như có linh cảm điều không hay sắp đến, ông nhẹ nhàng nói với con : "Tao 74 rồi... dạo này mệt. Thôi... lỡ có việc gì thì... nhớ đưa tao về... nằm bên cạnh các bác trên quê".

Trước những gian nan thử thách cuối đời, Ông vẫn một lòng tin vào ĐỒNG CHÍ, ĐỒNG ĐỘI, TỔ CHỨC của mình. Ông khuyên con phải lạc quan, không buồn, ông nghĩ bị quản thúc chưa phải là bất hạnh nhất, Ông tin lòng trung thành, cống hiến của Ông sẽ được TỔ CHỨC xác minh! Sự ngây thơ, trong sáng của người Cộng sản đích thực thật cao thượng nhưng ông phải đợi! Hơn 30 năm sau, NHÂN DÂN, LỊCH SỬ mới trả lại cho Ông sự CÔNG BẰNG!.


Thật ngậm ngùi và cao cả, người Cộng sản chân chính đã THỀ cống hiến trọn đời cho sự nghiêp CM, chỉ đến phút cuối, khi ông bừng tỉnh, ông mới dành cho riêng mình một ân huệ tư lợi nhỏ nhoi: Dặn con „ NHỚ ĐƯA TAO VỀ…NẰM BÊN CẠNH CÁC BÁC TRÊN QUÊ“.
-----------------------
Tác giả Trần Đình Ngân hiện định cư cùng gia đình tại CHLB Đức, anh nguyên HS K1 Trường TNVN Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957)

7 nhận xét:

  1. Bây giờ em mới biết...Chỉ nhớ tên bác Chu văn Tấn và vẫn nghĩ bác là một vị anh hùng củ dân ta!

    Trả lờiXóa
  2. có nhiều sự thật không được sáng tỏ tại thời điểm nhất định, nhưng đó vẫn là sự thật sớm hay muộn thì sự thật cũng chiến thắng trong lòng nhân dân !

    Trả lờiXóa
  3. Sẽ có ngày mọi việc sẽ sáng tỏ

    Trả lờiXóa
  4. Người đời nói " cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng ra" nhưng thực tế có thể có nhũng cái kim nó gỉ nát luôn.

    Trả lờiXóa