Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

TƯ LIỆU LS : CUỘC TRẢ LỜI PV CUỐI CÙNG CỦA BẢO ĐẠI (Phần 1)

Phỏng vấn trực tiếp Cựu hoàng Bảo Đại trước khi ông qua đời .

Trước khi Bảo Đại qua đời (1997), nhà sử học trẻ Fédéric Mitterand – cháu của Tổng thống Mitterand đã có cuộc phỏng vấn trực tiếp cựu hoàng tại nhà riêng (tầng trệt cao ốc 29 Presnel, quận 16 – Paris). Lần đầu tiên cựu hoàng nói về những kỷ niệm và thổ lộ ước vọng của ông về đất nước Việt Nam, trong đó có việc ông thành lập chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật và trong trường hợp nào ông đã thoái vị làm cố vấn cho chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Cuộc phỏng vấn này đã được phát trên truyền hình Pháp nhiều lần, hoàng nữ Phương Thảo (con của bà Bùi Mộng Điệp và cựu hoàng Bảo Đại) đã thu được và cung cấp cho tôi, kỹ sư Bùi Hữu Lân (cựu sinh viên Đại học Bách khoa Pháp) và ông Nguyễn Đắc Xuân chuyển qua Việt ngữ. Xin trích một đoạn sau đây để bạn đọc tham khảo về những sự kiện cách nay 70 năm.
Frédéric Mitterand: Đây là một thời kỳ (1944-1946) lạ lùng: có một chủ quyền của nước Pháp Vichy, có đông đảo người Nhật, có vua Bảo Đại im lặng đứng nhìn tình thế, bên cạnh nhân dân Việt Nam. Nước Pháp được giải phóng, thay đổi chế độ chính trị, với tướng De Gaulle lên cầm quyền. Lúc ấy ở Việt Nam tình hình ra thế nào?
Bảo Đại: Người Việt chúng tôi mù tịt. Chúng tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Chúng tôi có biết nước Pháp được giải phóng, chấm hết.
Frédéric Mitterand: Và người Nhật? Lúc ấy một thời gian sau họ làm đảo chánh?
Bảo Đại: Người Nhật làm đảo chánh vì người Pháp cho rằng, sau khi quân Nhật đã thua nhiều trận ở mặt trận Thái Bình Dương, nước Nhật đã đến thời tận số. Cho nên người Pháp mới bắt đầu tổ chức một loạt kháng chiến. Người Nhật, thấy đã hết thời, không muốn như vậy và đó cũng là một vấn đề thể diện. Họ đã làm đảo chánh và gạt bỏ chủ quyền của Pháp.
Frédéric Mitterand: Lúc ấy, ngài bất đắc dĩ cũng bị lôi cuốn phần nào trong cuộc ẩu đả đó?
Bảo Đại: Đó là một câu chuyện khá đầy kịch tính. Hôm người Nhật làm đảo chánh tôi không có mặt trong cung. Tôi đi săn. Đến khi trở về cung các cửa cung đều mở. Có tiếng súng nổ. Một sĩ quan Nhật đến trình diện với tôi, xin tôi chịu khó chờ một chút: “Chúng tôi đang giải quyết vài vấn đề”, và sau đó ông sĩ quan này dẫn tôi vào cung. Một thời gian sau, tôi vào trong cung, cũng ông sĩ quan ấy nói với tôi: “Ngày mai, có một nhân vật quan trọng, một đại sứ, đến trình diện với ngài”. Ngày hôm sau tôi tiếp đại sứ Yokoyama. Đại sứ trình uỷ nhiệm thư và nói với tôi rằng: “Thiên Hoàng cho tôi đến bên cạnh Ngài”. Đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với người Nhật.
Frédéric Mitterand: Trước đó ngài đã có suy nghĩ về hoàng đế Nhật Bản?
Bảo Đại: Chúng tôi biết hoàng đế Nhật, nhất là Minh Trị Thiên Hoàng, đã mở cửa nước Nhật cho thế giới hiện đại.
Frédéric Mitterand: Và ngài có quan tâm đến kinh nghiệm này?
Bảo Đại: Có, tôi có theo dõi khá sát lịch sử nước Nhật.
Frédéric Mitterand: Người Nhật tỏ ra rất kính trọng ngài, và ngay sau đó, đề nghị ngài tuyên bố nước Việt Nam độc lập. Một tình trạng gay cấn vì thực sự không còn chủ quyền của Pháp lúc đó nữa. Chính tướng De Gaulle cũng đã nó: “Tôi thấy Đông Dương đã rời xa như một con tàu lớn”. Khoonhg có vấn đề duy trì chính quyền Vichy, còn người Nhật thì yêu cầu ngài tuyên bố độc lập. Và ngài lưỡng lự?
Bảo Đại: Trước hết, tôi nghi ngờ vì không biết nền độc lập này có giá trị đến mức nào.
Frédéric Mitterand: Đó là một cái bẫy?
Bảo Đại: Không phải là cái bẫy nhưng hai chữ ấy vô cùng kỳ diệu, đó là hai chữ thiêng liêng, hai chữ Độc Lập. Đối với thần dân tôi, tôi không thể từ chối Độc Lập, nếu tôi từ chối, thần dân tôi sẽ trách tôi. Đó là cơ hội ngàn năm một thuở để chứng tỏ rằng chúng tôi độc lập, dù cái độc lập ấy có hình thức thế nào. Điều kỳ lạ là khi tôi ký tuyên ngôn độc lập, tôi hỏi Đại sứ Nhật: “Có vấn đề trao đổi gì không?”. Ông trả lời: “Không, chúng tôi không đòi hỏi ngài bất cứ một điều gì; chúng tôi giải phóng quý quốc; có thế thôi”.
Frédéric Mitterand: Nhưng dầu sao, ngài không ngại trở nên một con bài trong tay người Nhật, và ngài không ngại làm cho người Pháp nghĩ rằng ngài đã bỏ rơi họ?
Bảo Đại: Không, hoàn toàn không. Tôi không muốn tôi là con bài trong tay người Nhật. Một hôm ông tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Nhật ở Đông Dương xin tôi tham gia vào chiến cuộc để giúp nước Nhật, vì lúc đó Nhật đang ở trong một giai đoạn khó khăn, tôi trả lời: “Nay chúng tôi độc lập, không thể sai khiến chúng tôi điều gì nếu chúng tôi đã độc lập. Chúng tôi tự do làm điều gì chúng tôi muốn, các Ngài không có quyền can thiệp vào nội bộ chúng tôi”. Và người Nhật đã hiểu.

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Để thêm yêu Dân ca quan họ

Mình có chú em họ - họa sĩ Đỗ Dũng, quê gốc Vạn An, Yên Phong (Bắc Ninh) , cũng là 1 trong những cái  nôi của Quan họ cổ . Dũng yêu và theo đuổi ngành hội họa. Sống được bằng nghề . Nhưng Dũng cực kỳ yêu nghệ thuật quan họ . Dũng không phải dân " liền anh" thứ thiệt, chỉ là fan hâm mộ nhưng cũng có giọng hát quan họ truyền cảm, nhất là Dũng hát đúng điệu quan họ cổ và thuộc rất nhiều làn điệu quan họ gốc . Kết quả có được , ngoài nguyên nhân yêu thích hát quan họ, Dũng còn kết thân với rất nhiều liền anh liền chị trong đoàn nghệ thuật quan họ Bắc Ninh. Trước đây, trên facebook DUNG DO, Dũng có cho đăng bài viết bài nhan đề " Quan họ hôm nay", đọc rất thích vì tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản để hiểu về quan họ xưa và quan họ nay .
Bài viết từ 7/2012 nhưng vẫn còn nguyên giá trị, và  mới đây nhiều bạn trẻ đã vào fb của DUNG DO để tiếp tục trao đổi. Nếu cụ nào quan tâm xin vào địa chỉ Tại đây

 HS Đỗ Dũng ( áo sọc ngang)  cùng 5 HS họ Đỗ mở phòng triển lãm tác  phẩm .

"Liền anh" Đỗ Dũng ( giữa ) trong 1 canh hát quan họ ở quê
 1 trong nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ hát quan họ của HS Đỗ Dũng

Gửi Dũng !
Anh đọc 2 lần bài viết " Quan họ hôm nay " của chú mới đăng trên fb DUNG DO . Biết Dũng là Họa sĩ có rất nhiều sáng tác lấy cảm hứng từ những " canh hát quan họ gốc" và Họa sĩ Đỗ Dũng còn là 1 "liền anh" thứ thiệt xứ Kinh Bắc có nhiều fan hâm mộ , song, đọc bài viết này của chú, anh phục chú ở mảng kiến thức khá sâu về một vốn quý ( phi vật thể ) của quê ta . Say đắm quan họ, tự hào về quan họ nhưng rất tiếc anh lại không biết hát quan họ . ( Trừ 1 vài bài quan họ nhà Đài, hay quan họ quốc doanh như Dũng thường phân biệt ). Làm sao giữ được hồn cốt và sức sống lâu bền của quan họ cho các thế hệ mai sau, hay là xếp nó lại đưa vào tủ kính viện Bảo tàng ? Đúng là câu hỏi rất khó. Anh nhớ khoảng những năm 80 thế kỷ trước, bọn anh ( bạn học thời Quế Lâm với Hoàng Kỳ, con trưởng bác Hoàng Cầm ) có về TX Bắc Giang chơi, theo lời mời của TBT báo Hà Bắc ( cùng cánh TSQ VN thời Việt Bắc ).  Nên  nhớ khi ấy còn gọi là tỉnh Hà Bắc ( Do chủ trương sáp nhập BN vào BG và Bắc Ninh bị lép vế !!!). Nhà thơ Hoàng Cầm cùng đi và ngồi chung xe với bọn anh . Tranh thủ, bọn anh thi nhau hỏi Bác HC về lá diêu bông về ổ rơm, cỗ bài tam cúc , váy đình Bảng ...trong thơ Bác . Nhà thơ HC đã rất vui vẻ kể lại nhiều kỷ niệm  thật êm đềm về Thuận Thành về Kinh Bắc giầu truyền thống văn hóa . Bác HC cũng đã nói về sự lai căng của "Quan họ Hà Bắc" thời nay và lấy làm tiếc nuối . 

Hàng ngồi : Cát Hồ, Nhà thơ Hoàng Cầm, Việt Thường  )
TBT báo Hà Bắc hình như biết ý , anh đã mời 1 số anh chị nghệ sĩ trẻ trong đoàn Quan họ Hà Bắc đến dự và trình bày một số bài quan họ cổ . Sau màn chào hỏi, thưởng thức văn nghệ là tiệc liên hoan . Ngồi cùng mâm với nhà thơ Hoàng Cầm hôm ấy có anh Hoàng Kỳ, 3 người bọn anh và nghệ sĩ Khánh Hạ . ( ảnh trên ). Gần đây trên fb của Dũng thấy chị Khánh Hạ vẫn tham gia hát và truyền dậy Quan họ cho lớp trẻ, rất mừng . Còn những người như chị Khánh Hạ và các fan hâm mộ như Dũng thì Quan họ còn " sống" lâu bền ! Cảm ơn Dũng về bài viết rất hay !
--------------------------------------
Chú thích :  Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại[2][3][4] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

RẤT NÊN ĐỌC : MỘT NGHIÊN CỨU MỚI, LẠ VỀ CT.HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh, những ngày sinh và một lá số tử vi

Người viết : Thành Nguyễn
(14/5/2015)
Sắp đến 19/5 lại thấy báo chí, truyền hình bắt đầu "nhớ về Bác".  Xét lại thì thấy mình chưa viết một bài nào về ông cụ bởi bất cứ bài nào viết về ông cụ dù là bất cứ ai viết và viết kiểu thì gì ở dưới cũng có rất nhiều tranh cãi thậm chí cắn xé lẫn nhau. Mình không thích viết ra để người ta tranh cãi nên vẫn chưa viết. Hôm nay thử viết một bài về cụ theo cách tiếp cận mới "ít tranh cãi" mà lại gắn với "sự kiện" xem sao, cho mọi người có cái đổi món.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Ngày 19/5 cách đây 74 năm một tổ chức tên không hề lạ là Việt Minh đã ra đời tại Pác Bó Cao Bằng, song cho đến nay chẳng mấy ai chú ý tới cái ngày thành lập tổ chức này, tuy vậy không phải vì thế mà ngày  19/5 bị lãng quên mà nó đã trở nên quá quen thuộc với người Việt Nam với ý nghĩa là ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.  Liệu rằng đây có phải là một sự  trùng hợp ngẫu nhiên của lịch sử giống như ngày mất của ông trùng với ngày quốc khánh?  Khi nói về cái ngẫu nhiên thường người ta bỏ qua luôn lý do xuất hiện của nó vì đơn giản nó xảy ra một cách "không cố ý" tuy nhiên lịch sử lại chưa đầy những hành động có chủ ý của con người. Và một trong những chủ ý như thế của Hồ Chí Minh đã tạo ra một "ngày sinh nhân tạo" cho  mình.

Sinh nhật chính trị

Sẽ là không ngoa chút nào  khi nói ngày sinh nhật 19/5 của chủ tịch Hồ Chí Minh là là sinh nhật chính trị vì nó tạo ra hoàn toàn vì mục đích chính trị.

Bây giờ chúng ta quay về thời điểm lịch sử xung quanh tháng 5/1946. Vào ngày  6/3/1946 Hồ Chí Minh cùng Jean Sainteny đã ký kết hiệp định sơ bộ Pháp-Việt. Theo đó Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương  và trong khối  Liên Hiệp Pháp. Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa Dân Quốc để giải giáp quân đội Nhật . Hiệp định này được xem là một nước cờ chính trị của cả hai bên nhằm mưu đồ lợi ích riêng. Chính vì thế mà nó bị các đảng phái khác ra sức công kích dữ dội xem nó là "Hiệp ước bán nước" khiến ông Hồ phải đứng ra thề trước quốc dân đồng bào trong một cuộc mit tinh ở Nhà hát lớn: “Hồ Chí Minh không bán nước!”  Những diễn biến này đặt ông trước những tình thế nhạy cảm tiếp theo.

Sau Hiệp định Sơ bộ, quân Pháp bắt đầu vào miền Bắc và sớm gây sự. Quân Tưởng rút dần nhưng chậm. Cao ủy Pháp D’Argenlieu đề nghị gặp Hồ Chí Minh trên Vịnh Hạ Long. Cuộc gặp gỡ đi đến các thỏa thuận: Mở cuộc đàm phán trù bị ở Đà Lạt. Khi trù bị kết thúc sẽ mở đàm phán chính thức ở Paris. Phía Pháp đồng ý mời một đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sang thăm Pháp. Cùng dịp này, Chính phủ Pháp mời Hồ Chí Minh sang thăm Pháp với danh nghĩa thượng khách của nước Pháp. Đây là cơ hội lớn để đề cao vị thế của Việt Nam, tranh thủ dư luận Pháp, tranh thủ đấu tranh về vấn đề Việt Nam trực tiếp với Chính phủ Pháp, tránh giáp mặt với thực dân Pháp ở Đông Dương.

Trong lúc Hồ Chí Minh  chuẩn bị chuyến đi thì Cao ủy  Pháp D'Argenlieu, mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 14/5/1946.  D'Argenlieu đến Vientiane ngày 17/5/1946, đến Hà Nội  chiều ngày 18/5/1946. Trên danh nghĩa, D'Argenlieu là cao uỷ, đại diện chính phủ Pháp tại Đông Dương. Việt Nam là một quốc gia trong Liên Bang Đông Dương nên theo nghi thức ngoại giao, để đón tiếp cao ủy, phía  Việt Nam phải treo quốc kỳ trong ba ngày để đón D'Argenlieu.  Dư luận trong  nước thì vẫn còn đang sôi sục vì Pháp đã chiếm lại Nam Bộ, quả này mà dân thấy treo cờ ra với lý do chào đón "toàn quyền"  thì thể nào "bọn  phản động" cũng  có cớ sẽ làm rùm beng lên công kích chính phủ Việt Minh bán nước cho mà xem :D. Đúng là một bài toán khó cho ông Hồ và các đồng chí của mình.

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Trung Quốc: Thông điệp về biển Đông của ông John Kerry bị kiểm duyệt

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong một buổi trả lời báo chí ở Washington ngày 8/2/2013. Thông điệp về biển Đông của ông gửi tới Trung Quốc trong chuyến thăm gần đây đã hầu như không xuất hiện trong các bản tin thời sự ở bên trong Trung Quốc. (Ảnh: Jewel Samad/Getty Images)

Khi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Trung Quốc và gặp gỡ với các quan chức cấp cao ở đó mới đây, ông có một thông điệp chủ chốt gửi tới chính quyền nước này: Chính quyền Trung Quốc nên ngừng theo đuổi các tuyên bố lãnh thổ của mình tại Biển Đông bằng vũ lực.

Nhưng công chúng Trung Quốc khó có thể biết được điều này, bởi nó hầu như không xuất hiện trong các bản tin thời sự ở bên trong Trung Quốc.
Trong chuyến thăm từ ngày 16 đến 17/5, ông Kerry đã gặp mặt với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị, và một nhóm các quan chức hàng đầu khác bao gồm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long.
Trong những ngày trước chuyến đi của ông Kerry, hãng thông tấn Associated Press (AP) đã đưa tin về những bình luận của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ mà những lời này dường như đã lên kế hoạch cho chương trình nghị sự ngoại giao của ông Kerry khi ở Bắc Kinh.

Theo AP, trích dẫn các nguồn tin chính thức, ông Kerry dự định sẽ “nhấn mạnh… những hậu quả rất tiêu cực đối với hình ảnh của Trung Quốc và mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng về sự ổn định trong khu vực và có khả năng ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ – Trung do những nỗ lực cải tạo đất quy mô lớn của họ và những hành vi nói chung tại Biển Đông”.
Những hình ảnh về các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Đá Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa hồi đầu năm 2015. Mỹ đã cảnh báo rằng nước này sẽ không tôn trọng các tuyên bố chủ quyền và lãnh hải mà Trung Quốc khẳng định dựa trên những hòn đảo này. (Ảnh chụp màn hình trang web Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á – Asia Maritime Transparency Initiative)

Ông Kerry dự định khẳng định với Trung Quốc về cam kết của Mỹ đối với tự do hàng hải, một nguyên tắc mà chính quyền Trung Quốc đang công khai thách thức bằng các hoạt động xây dựng đảo trên Biển Đông của nước này trong năm vừa qua.
Trung Quốc đã nạo vét hàng nghìn tấn cát và đá trên các bãi đá ngầm bán ngập nước, xây dựng các hòn đảo với đường băng, bến cảng, và các cơ sở quân sự. Chuỗi các pháo đài đảo này đang được sử dụng để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và cuối cùng là ngăn chặn tàu lớn của các nước khác đi qua những vùng nước này. 
Tình hình biển Đông căng thẳng với một loạt biến động gần đây
Một trong những phản ứng được đề xuất của Mỹ đối với các hoạt động trên là gửi tàu đến trong phạm vi 12 hải lý (tương đương 22,2 km) của các công trình xây dựng trên quần đảo Trường Sa – nhóm đảo nằm trong vùng biển giữa Việt Nam và Philippine, và phớt lờ tuyên bố của Trung Quốc rằng các đảo này có chủ quyền. Các nguồn tin chính thức và bán chính thức của Trung Quốc gần đây đã cảnh báo chống lại những hoạt động này, nói rằng chúng sẽ gặp phải phản ứng cứng rắn.
Nhưng việc quyết tâm bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ đã không xuất hiện trong các bản tin thời sự của Trung Quốc có nhắc đến chuyến thăm của ông Kerry.
Thời báo Hoàn cầu, một tờ báo cổ vũ chủ nghĩa dân tộc được điều hành bởi Nhân Dân Nhật báo, một cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đã công bố một bài báo với tiêu đề: “Ông Kerry không ‘gây sức ép’ lên Trung Quốc như mọi người đã làm rùm beng lên”. Bài báo cho biết “không có khả năng rằng một quan chức cấp cao của Mỹ đến Trung Quốc và đơn phương đưa ra một lập trường cứng rắn”. Thay vào đó, chuyến đi của ông Kerry đến Trung Quốc là “bình thường”, và “không có gì để các phương tiện truyền thông phải khuấy động lên cả”, theo Thời báo Hoàn cầu.
Trong một bản tin tiếng Anh về các cuộc họp giữa ông Kerry và các quan chức Trung Quốc, vị trí của Mỹ đã được đưa ra trong hai dòng sau: “Ông Kerry tái khẳng định lập trường của chính phủ Mỹ không đứng về phe nào trong vấn đề Biển Đông và cho biết rằng lập trường tương tự khi sẽ áp dụng đối với các bên dính líu đến cuộc tranh chấp… Ông Kerry đã nói rằng các báo cáo truyền thông về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây không phản ánh bất kỳ quyết định chính trị nào của chính phủ Mỹ”.
--------------------------------------------
Matthew Robertson & Frank Fang, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thu Hiền biên dịch

Vỉ sao người tốt lại bị xui xẻo ? ( Đọc cho vui)

Bao Chửng (999-1062) thời Nam Tống, còn gọi là ông Bao Thanh Thiên hay Bao Công, nổi danh là một vị quan thanh liêm mẫu mực và có tài xử án. Dưới đây là một trong rất nhiều câu chuyện được lưu truyền trong dân gian về ông.
Bao Công thiết diện vô tư, một vai quen thuộc trong tuồng dân gian
Thủa ấy ở một làng nọ có một cậu bé tàn tật chừng mươi tuổi, gẫy chân, sống một cuộc sống ăn xin nghèo khổ. Trước làng là một con suối lớn. Vì không có cầu, nên dân làng muốn qua suối là phải lội, rất bất tiện, nhất là đối với những người già vào mùa nước lũ. Nhiều năm đã qua đi như vậy, cho đến một hôm người ta thấy cậu bé ăn xin què quặt gom những tảng đá lớn về bên suối. “Cháu muốn xây cầu để mọi người đi lại thuận tiện”, cậu giải thích. Người làng cho đó là chuyện khôi hài của một cậu bé khùng nên không để ý đến.
Nhưng đống đá dần dần lớn lên qua tháng năm trở thành một cái gò, và dân làng bắt đầu hiểu ra. Nhiều người cũng góp thêm sức vào, chẳng mấy chốc đã đủ đá xây cầu. Rồi người ta thuê thợ xây dựng đến làm. Trong quá trình cùng làm, cậu bé bị mảnh đá bắn vào mắt và mù cả hai mắt. Người dân lấy làm thương cảm lắm. Nhưng cậu bé, mặc dù dã què lại thêm mù, vẫn không một lời ca thán và cố gắng trong khả năng của mình cùng góp sức xây cầu với dân làng.
Cuối cùng, sau những tháng ngày nhọc nhằn vất vả, cây cầu đã được xây xong. Dẫu không nhìn thấy gì, nhưng trên khuôn mặt của cậu hiện một nụ cười rạng rỡ.
Đột nhiên một tiếng sấm nổ vang dù trời quang mây tạnh. Và người ta thấy rằng cậu bé ăn mày đáng thương đã bị sét đánh chết ngay trên chiếc cầu mới xây.
 Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt.
Bấy giờ nhằm lúc Bao Công đi thị sát qua làng. Dân làng kéo ra kêu oan với Bao Công, rằng tại sao trời xanh lại hại người tốt. Trước câu chuyện quá thương tâm, và cảm thấy quá bất công, Bao Thanh Thiên chẳng cầm nổi lòng mình, bèn viết “宁行恶勿行善” (ninh hành ác vật hành thiện: thà làm điều ác còn hơn làm điều thiện).
Trở về kinh đô sau chuyến công du, Bao Công cảm thấy rất vướng mắc về việc này, nhất là về những gì ông đã viết trong lúc không dằn được lòng mình. Trong bản tấu trình, ông đã không báo cáo lên nhà Vua về sự kiện hy hữu đó.
Nhà Vua hôm ấy mời Bao Công đến chơi và dẫn Bao Công đến gặp hoàng tử mới ra đời trong lúc Bao Công đi thị sát ngoại tỉnh. Hoàng tử trông khôi ngô nhưng mắc tật khóc suốt ngày. Nhà Vua cũng muốn hỏi Bao Công xem có cách nào cho hoàng tử hết khóc. Bao Công thấy hoàng tử da dẻ trắng trẻo mịn màng, và trong lòng bàn tay dường như có một hàng chữ. Ghé mắt vào nhìn kỹ thì chính là “宁行恶勿行善”! Quá bất ngờ và xấu hổ, Bao Công lấy tay để xoá, và kỳ lạ thay, ông vừa vuốt qua thì dòng chữ biến mất. Hoàng tử nín khóc tức thì.
Nhà Vua rất đỗi ngạc nhiên, hỏi tại sao lại như thế. Bao Công sợ hãi quỳ xuống kể lại hết đầu đuôi câu chuyện, và xin Vua xá tội vì đã không báo cáo về chuyện này trong bản tâu trình. Vua bèn ra lệnh Bao Công phải điều tra cho rõ vụ việc.
Đêm ấy Bao Công ngả đầu lên chiếc gối “âm dương địa phủ” và lập tức trong mộng đi đến cõi âm gian. Diêm Vương kể cho ông rằng hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài phải trả nghiệp ác ấy trong ba đời: đời thứ nhất què cụt, đời thứ hai mù loà, và đời thứ ba bị sét đánh chết.
 …hoàng tử đó vào mấy đời trước từng làm việc đại gian ác, nên Thần đã an bài…
Nhưng khi què quặt xin ăn, cậu bé đã luôn vì người làm việc tốt, nên Thần đã rút lại thời gian trả nghiệp và khiến cậu bé ăn xin bị mù. Sau khi mù, cậu bé đã không những không oán thán ai hết mà vẫn luôn vì người làm điều thiện. Vì lý do ấy mà Thần đã an bài lại một lần nữa để cậu bé trả hết nghiệp trong một đời. Diêm Vương nói với Bao Công: “Một đời trả hết nghiệp thay cho ba đời, lại còn có phúc phận chuyển sinh làm hoàng tử.”
------------------
Theo minghui.org

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Mời vào thăm Blog của Trường HSMN-Nguyễn văn Bé

Lang thang trên xa lộ mạng, bắt gặp Blog của các bạn HSMN-Nguyễn văn Bé . Thì ra các bạn này tuy sang QL sau chúng ta 10 năm trời nhưng cũng mang nặng kỷ niệm không khác chúng ta là mấy. Các cụ vào địa chỉ dưới đây tham khảo nhé .Trường HSMN-Nguyễn văn Bé

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Bộ trường QP Trung Quốc tặng Bộ trưởng QPVN cái gì ?

Sau cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu quốc phòng hai nước trưa 15/5, Bộ trưởng Quốc phòng TQ đã trao món quà cho Đại tướng Phùng Quang Thanh.Đó là một chiếc bình gốm đặc trưng phong cách Trung Hoa. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã nhận món quà với sự trọng thị, vui vẻ và cảm ơn chân thành.

Bộ trưởng Quốc phòng, Phùng Quang Thanh, TQ, giao lưu quốc phòng biên giới



Trong lúc đó "Nhân Dân nhật báo" lớn tiếng : Phải chuẩn bị cho chiến tranh ở Biển Đông


Lính Trung Quốc, hình minh họa. Ảnh: Tân Hoa Xã.

Nhân Dân nhật báo ngày 13/5 dẫn bình luận của chuyên gia quân sự Lương Phương lên giọng hiếu chiến, việc Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines ra đảo Thị Tứ là hành vi "khiêu khích", phối hợp với chiến lược của Mỹ ở Biển Đông. "Nếu các nước khác liên tục khiêu khích Trung Quốc ở Biển Đông, nắn gân phản ứng của chúng ta, chúng ta quyết không thể chỉ nghe mà bỏ qua", Lương Phương bình luận.

Vẫn giọng điệu xuyên tạc bịa đặt quen thuộc, Nhân Dân nhật báo và Lương Phương lại rêu rao cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc ở Biển Đông. Phương cho rằng tình hình BIển Đông thực sự ngày càng nghiêm trọng, Mỹ và Việt Nam, Philippines gia tăng chỉ trích các hành động (hung hăng, phi pháp) của Trung Quốc. Vì vậy Lương Phương cho rằng một mặt Trung Quốc phải tiếp tục tuyên truyền (xuyên tạc) nhắc đi nhắc lại rằng Trường Sa là "lãnh thổ" Trung Quốc?!

Tờ báo này bình luận, vì Mỹ và Trung Quốc đều là hai nước có quân đội mạnh hàng đầu thế giới, một khi nổ ra xung đột thì Biển Đông sẽ trở thành điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới. Cho nên nếu ai nghĩ rằng tàu chiến máy bay Mỹ áp sát các đảo nhân tạo này mà Trung Quốc không làm gì là hết sức "ngây thơ". Nhân Dân nhật báo nhắc lại, Trung Quốc vẫn là nước lớn, hơn nữa lại còn là một cường quốc hạt nhân.
Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa.

VN lên tiếng : Phản đối TQ cấm đánh cá ở Hoàng Sa



TQ, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa, chủ quyền
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình. Ảnh: Lê Anh Dũng

Chính trong ngày 15/5 khi 2 Bộ trưởng QP Trung-Việt nắm chặt tay nhau ở biên giới , thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, thông báo “Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của thành phố Hải Khẩu năm 2015”.
Theo đó cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ).
Người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: “Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này.
Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Việc phía TQ ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Được biết, lệnh cấm sẽ được áp dụng với cả ngư dân TQ lẫn ngư dân nước ngoài, trong đó có các nước đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Điều đáng nói là, trong khi ban hành lệnh cấm, thì TQ vẫn để tàu thuyền "có giấy phép" tới đánh bắt ở khu vực thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam../.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Không để tiền lại cho con

Tỉ phú Hong Kong Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện.

“Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” - ông Yu Pang-Lin khẳng định.
Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.
Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.

Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện. Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
Những người cha kiên quyết không để lại tiền cho con hoặc những người con quyết liệt không nhận tài sản thừa kế chắc chắn không phải là những người không coi trọng đồng tiền, vì hơn ai hết họ đã phải đổ mồ hôi, công sức và trí tuệ cả đời để tạo dựng nên sản nghiệp.
Tuy nhiên, họ cũng hiểu có một thứ còn quý giá hơn tiền, quan trọng hơn tiền, đó chính là trách nhiệm, mà trước hết là trách nhiệm với chính mình (tự mình phải chịu trách nhiệm về mình), rồi trách nhiệm với gia đình, cộng đồng, xã hội... Họ cũng ý thức được một cách sâu sắc ẩn họa của việc xài những đồng tiền không do chính mình làm ra.
Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.
Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
Một con người biết trách nhiệm và có năng lực để thực hiện điều đó khi đi học sẽ học thực, học vì mình (và do đó sẽ khó có kiểu học đối phó; mua điểm, mua bằng; học vì cha, vì mẹ); khi đi làm sẽ làm hết mình, tự giác và luôn hướng tới hiệu quả cao nhất (và do đó sẽ không có kiểu làm “giả cầy”, thụ động; làm gian, làm dối như một vài trường hợp mà không khó cũng có thể nhận diện được ở nhiều cơ quan, công sở)...
Không để lại tiền cho con nhưng để lại cho con ý thức trách nhiệm và trang bị cho con năng lực để tự chịu trách nhiệm thông qua giáo dục làm người, giáo dục làm việc, ấy là đã để lại một sản nghiệp đồ sộ cho con rồi.
Tuổi Trẻ

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

"Bình loạn" về sự có mặt của ông Tập bên cạnh ông Pu xem duyệt binh


 
( Ảnh bên ) -Khối nghi trượng quân đội Trung Quốc tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ 9/5, ảnh: Reuters.


Đa Chiều ngày 9/5 đưa tin, 9 giờ sáng hôm qua giờ Moscow, Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng. Ông Tập Cận Bình Chủ tịch Trung Quốc cùng Tổng thống nước chủ nhà cùng xuất hiện trên lễ đài diễu duyệt tam quân. Đội nghi trượng Trung Quốc dẫn đầu khối quân đội nước ngoài. Tập Cận Bình vốn đến Kremlin làm khách, nhưng ông cùng với Putin duyệt đội hình diễu binh ở Hồng Trường cho thấy trên thực tế Tập Cận Bình đã trở thành “một trong những chủ nhân” của cuộc duyệt binh này.
Trong bối cảnh lãnh đạo Anh, Pháp, Đức từ chối tập thể tham dự buổi lễ duyệt binh này, Putin trọng thị Tập Cận Bình ở Quảng trường Đỏ cho thấy, ông muốn phương Tây hiểu rằng Moscow không cô đơn, mà còn có sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ Bắc Kinh.
Tâp Cận Bình không phải nguyên thủ đầu tiên của Trung Quốc tham dự duyệt binh tại Moscow. Năm 1957 Mao  Trạch Đông đã dự duyệt binh kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng 10, năm 2005 Hồ Cẩm Đào cũng có mặt ở Hồng Trường. Nhưng cả Mao Trạch Đông và Hồ Cẩm Đào đều không được chủ nhà mời lên duyệt binh đài như Tập Cận Bình lần này.
Chuyến đi Nga này, Tập Cận Bình cũng dẫn theo đoàn tháp tùng hơn 60 quan chức. Nếu như Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tháp tùng Tổng thống Putin duyệt binh, thì Tập Cận Bình cũng đem theo Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương bên cạnh. Ban đầu đáng lẽ đội nghi trượng Trung Quốc tham dự duyệt binh ở Moscow nhiều lắm không quá 70 người như các nước khác, nhưng sau khi đàm phán với Moscow, khối đội hình quân đội Trung Quốc được điều chỉnh “nhỉnh hơn”, với 112 người.
Binh sĩ đội quân danh dự của Trung Quốc toàn cao trên 1,88 mét, trong quá trình xếp đội hình đồng thanh hát vang bài Kachiusa bằng tiếng Nga làm “chấn động Hồng Trường”. Lần đầu tiên quân đội Trung Quốc cử lực lượng tham gia duyệt binh ở nước ngoài khiến dư luận chú ý đặc biệt. Hình ảnh Mao Trạch Đông cũng xuất hiện trong đội ngũ duyệt binh ở Moscow ngày hôm qua, lần đầu tiên kể từ năm 1949 đến nay.
Theo Đa Chiều, việc Tập Cận Bình phản khách vi chủ tại Hồng Trường ngày 9/5 và sự xuất hiện của hình ảnh Mao Trạch Đông có 3 dụng ý chủ yếu. Đầu tiên là sự thể hiện tính chính thống chính trị, bởi với nhiều người dân Trung Quốc ông Mao Trạch Đông không chỉ là vĩ nhân, mà còn là một biểu tượng về sự “tự hào lẫn kiêu ngạo” của họ, Đa Chiều nhấn mạnh. Lần này Tập Cận Bình mang theo ảnh Mao Trạch Đông sang Moscow duyệt binh ngoài dụng ý khẳng định quan hệ Trung – Nga lên đỉnh cao mới, cái ông muốn biểu đạt hơn nữa là vị thế Trung Quốc bây giờ đã khác hẳn năm xưa.
 
Tổng thống Nga Putin và vợ chồng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo dõi các màn trình diễn vũ khí ở Quảng trường Đỏ 9/5, ảnh: AP.
Mao Trạch Đông trước đây đi dự duyệt binh ở Moscow là trong thế bị động, Liên Xô chủ động. Năm 1957 Mao Trạch Đông chỉ được đứng quan sát chứ không được chủ nhà mời duyệt đội ngũ như Tập Cận Bình. Ông Bình mang ảnh Mao Trạch Đông đến Hồng Trường cho thấy chủ nhân Trung Nam Hải ngày nay vừa muốn tỏ lòng kính trọng, nhưng đồng thời cũng ngầm thể hiện mình ngang hàng với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Đa Chiều bình luận.
Thứ hai, Tập Cận Bình muốn nhân chuyến đi này để qua tay Putin tô lại vinh quang chiến thắng trong Thế chiến II. Tập Cận Bình có mặt trên Hồng Trường ngày 9/5 thực chất là một động thái trao đổi lợi ích giữa 2 nước, bởi ngày 3/9 năm nay Trung Quốc cũng duyệt binh mừng 70 năm “chiến thắng Nhật Bản” và Putin đã nhận mời tham dự.
Hiện tại vẫn chưa rõ Trung Nam Hải có mời các chính khách phương Tây tham dự duyệt binh tháng 9 này không, ngay cả nguyên thủ láng giềng là Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có sang Bắc Kinh dịp này hay không cũng còn đang bỏ ngỏ. Trong trường hợp lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn và châu Âu vắng mặt, sự có mặt của Putin ở Thiên An Môn tháng 9 này sẽ giúp chủ nhà đỡ bối rối.
Duyệt binh ở Hồng Trường dù lãnh đạo Mỹ, châu Âu không sang dự nhưng 28 quốc gia EU châu Âu đều có đại diện đến dự lễ. Đại sứ Mỹ tại Moscow cũng có mặt, bởi Nga thực sự là nước chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới II, còn Trung Quốc thì khác. Dư luận châu Á đại đa số cho rằng Mỹ mới là nước đánh bại Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc. Việc Bắc Kinh liên thủ với Moscow cùng hỗ trợ nhau trong các hoạt động kỷ niệm chiến thắng chống phát xít thực tế chỉ nhằm “dây máu ăn phần” mà thôi.
Dụng ý thứ ba theo Đa Chiều là Trung Nam Hải muốn mượn bóng Kremlin để xoay chuyển mâu thuẫn Trung – Mỹ. Quy mô kỷ niệm chiến thắng chống phát xít ở Nga lớn bao nhiêu, tác động ảnh hưởng với phương Tây lớn bấy nhiêu. Phương Tây có lẽ cho rằng Nga thể hiện “cơ bắp” trong cuộc duyệt binh là có “dã tâm”, lại còn được Trung Quốc chống lưng nên sẽ ngày càng tự tin hơn.
Mâu thuẫn Mỹ – Nga rõ ràng có lợi cho Trung Quốc. Lịch sử cũng cho thấy, mỗi khi quan hệ Mỹ – Nga xuất hiện nguy cơ hoặc xung đột, quan hệ Trung – Mỹ lại có bước phát triển biến đổi về chất.
(Theo Giáo Dục)

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

HAI BỨC ẢNH- 2 TÍNH CÁCH


Cậu bé 16 tuổi ở tiểu bang Arkansas, tên là Bill Clinton được Tổng thống John F. Kennedy thân mật bắt tay tại tòa Bạch Ốc (White House).

CLINTON-16TUOI
Ngày 24 tháng 7 năm 1963, một cậu bé 16 tuổi ở tiểu bang Arkansas, tên là Bill Clinton, đã được diện kiến Tổng thống John F. Kennedy tại tòa Bạch Ốc (White House). Tổng thống John F. Kennedy đã thân mật bắt tay cậu bé.
Ba mươi năm sau, cậu bé Bill Clinton trở thành vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ.
Hồi tưởng giây phút được bắt tay Tổng thống John F. Kennedy 30 năm trước, Tổng thống Bill Cinton nói:
“Giây phút đó gây một tác động sâu sắc trong tôi. Tôi nghĩ rằng giây phút đó là một điều gì tôi luôn luôn mang theo, và tôi rất may mắn vì có một người nào đã chụp ảnh giây phút đó và cho tôi bức ảnh để tôi có thể tưởng nhớ.”

Giây phút đó đã được thu vào phim tài liệu của White House và hiện nay đã được chiếu lại trên Youtube để cả thế giới có thể xem.

Cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi...

NGOBAOCHAU-16TUOI

Ở Việt Nam, cậu bé Ngô Bảo Châu 16 tuổi, mới học lớp 11, đã đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1988 tại Canberra. Năm sau đó, một lần nữa cậu lại đoạt Huy Chương Vàng Olympic Toán quốc tế 1989 tại Braunschweig. Sau kỳ tích này, thần đồng toán học đã  đến “báo cáo” thành tích với ông Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười (xem ảnh).
Tấm hình này đã được đăng lại trên rất nhiều báo ở Việt Nam. Dưới tấm hình, các báo trong nước viết như sau:
 Báo Vietnamnet
“Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng khi đó là Đỗ Mười, sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.”
Báo Tuổi Trẻ 
 " Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với nguyên Thủ tướng Đỗ Mười sau khi đạt Huy chương vàng Olympic Toán quốc tế.”
Báo Bình Định, Cơ quan của Đảng bộ Đảng CSVN tỉnh Bình Định. 
"Ngô Bảo Châu báo cáo thành tích với lãnh đạo Đảng.”
Cậu học trò Clinton mười sáu tuổi
Dẫu thông minh nhưng chưa phải thần đồng
Tòa Bạch Ốc, một chuyến thăm, cậu tới
Cậu được hân hoan lịch sự chào mừng
Đón cậu học trò, mầm xanh tổ quốc
Bằng ân cần, bằng thân ái gửi trao
Vị Tổng thống, uy quyền cao nhất nước
Cậu đến nơi, ông đứng, bắt tay chào!

Ngô Bảo Châu cũng năm mười sáu tuổi
Đạt giải năm châu toán học, thần đồng
Bộ trưởng Đỗ Mười noi theo…
Bảo cậu tường trình thành quả lên ông


Ngồi trên ghế, ông lạnh lùng, quan cách
Không bắt tay và cũng chẳng mời ngồi
Cậu bé rụt rè, chắp tay, cúi mặt
Tội nghiệp thần đồng nước Việt Nam tôi!!!

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

ĐÃ ĐẾN LÚC VTV PHẢI NGHIÊM TÚC XEM LẠI MÌNH

( Nhặt trên mạng )

Hôm 9/5, Chương trình truyền hình trực tiếp lễ duyệt binh mừng chiến thắng phát xít tại Quảng trường Đỏ (Nga) của VTV bị coi là thảm họa nối tiếp thảm họa của nhà đài.
Sau một loạt các chương trình bị người dân la ó bởi những hạt sạn to như trái núi, thì Chương trình tường thuật Lễ duyệt binh lại bộc lộ sự yếu kém của nhà đài ở góc độ dịch thuật. 
Gọi là dịch thuật chứ thực ra tôi thấy đó là khâu tổ chức, cụ thể là khâu lựa chọn người dịch. Chả biết có "con ông cháu cha" gì trong đó không nữa?
Mới chỉ vài phút khi lễ duyệt binh bắt đầu, trên các mạng xã hội đã đầy rẫy tiếng than phiền về sự ấp úng và mắc lỗi của người dịch. 
Sự yếu kém về trình độ tổ chức của VTV được thể hiện trong việc lựa chọn nhạc phụ họa. Trong phóng sự phòng thủ Stalingrad, VTV đã mắc sai lầm khi sử dụng nhạc bài Soviet March do người Mỹ viết với phần lời nói về mộng bá chủ thế giới của Liên Xô.
Một trong các lỗi mà người dịch mắc phải nhiều nhất là thuyết minh về các loại vũ khí, khí tài của Nga trong lễ duyệt binh.
Chiếc siêu xe tăng T-14 Armata được xem là xe tăng tối tân nhất thế giới hiện nay theo quảng cáo và thu hút ánh mắt của rất nhiều người. Armata được quảng bá là một trong những thiết bị quân sự ấn tượng nhất từng được Nga sản xuất, với các thông số kỹ thuật cho thấy nó có thể sống sót kể cả khi bị trực thăng săn tăng Apache tấn công...Nhưng khi nghe thuyết minh rằng Armata có tầm bắn đến 70km, thì khó ai có thể chịu đựng nổi vì tầm bắn thực tế trong điều kiện lý tưởng của loại xe tăng này chỉ là 4.8km. 

Tham khảo tầm bắn của xe tăng T14 Amata ở đây:
http://vov.vn/thegioi/xe-tang-manh-nhat-the-gioi-armata-cua-nga-lan-dau-xuat-hien-399082.vov

Tiếp theo, chiếc máy bay ném bom TU-160 được VTV gọi là U-60 và máy bay MiG-29SMT bị nhầm lẫn với MiG-25SMT... 
Một bạn xem truyền hình đã phải thốt lên rằng, dạo này VTV đuối khủng khiếp. 
Chưa bao giờ thấy VTV lại be bét như bây giờ. Họ liên tục mắc lỗi không chỉ trong tổ chức các chương trình giải trí thực hiện cùng các đối tác liên kết mà còn mắc lỗi nghiêm trọng ngay cả với những chương trình do chính họ đầu tư sản xuất.
Đã đến lúc VTV cần nghiêm túc xem lại mình, và khâu lựa chọn người tài, tâm, đức có lẽ phải được đưa lên hàng đầu.

Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

Làm gì khi bị VNPT chặn ?

6 cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook

A: LÝ DO VNPT CHẶN INTERNET

VNPT không chặn luôn hệ thống Blogger.com , Wordpress.com, hay Facebook.com mà chỉ chặn Subdomain dạng abc.blogspot.com và abc.wordpress.com. Do vậy người dùng có thể không bị chặn hẳn mà  truy cập chập chờn lúc được, lúc không.
Nguyên nhân về việc VNPT chặn các hệ thống Blogger hay Wordpress là do nhiều Website trong các hệ thống này chứa nhiều thông tin có nội dung xấu như phim ảnh đồi trụy, nội dung chính trị, phản động tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam...

Sáu cách khắc phục VNPT chặn Blogger, Wordpress, Facebook
Một lý do khác có thể là do Sử dụng đường truyền quốc tế nhiều mà chưa thu được lại lợi nhuận do giá thành cao hơn đường truyền trong nước nên nhà mạng tạm khóa IP để ko bị thua lỗ.

Tuy nhiên, việc này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người sử dùng chân chính để kinh doanh, chia sẻ tin tức...

B: CÁCH KHẮC PHỤC 
Để khắc phục bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp sau

1: Đổi URL truy cập
Đổi http thành https, ví dụ trước đây bạn truy cập là http://abc.blogspot.com thì giờ đổi thành https://abc.blogspot.com .Đây có lẽ là cách dễ nhất để bạn có thể truy cập vào những trang web bị chặn. Tuy điều này không hoạt động tốt mọi lúc nhưng đây vẫn một cách hay và nhanh nhất bạn nên thử. Chỉ cần thay địa chỉ của trang web bị chặn từ
2: Đổi mã DNS
Các bạn chọn start trên thanh Tab3. Nhấn start -> Contro Panel -> Network Connections -> Local Area Connections-> Properties-> Internet Protocol (TCP/IP).
Tại đây thay 8.8.8.8 vào dòng Preferred DNS server Và 8.8.4.4 vào dòng Alternate DNS server C.

Nếu không được thử đổi là 4.2.2.3 trên 4.2.2.4 Nhấn Ok để lưu lại.
3: Sử dụng các trang mạng vượt tường lửa
Cách này đơn giản và hiệu quả nhưng hơi chậm có thể sử dụng các trang mạng cho phép vượt tường lửa. Vào các trang sau và gõ địa chỉ cần đến là được
proxyweb.com.es
hidemyass.com
german-proxy
101speed.info
Browser 24
Fast Accesses
Privacy 24
Fast Webview
0006 Site
Surf Wired

4: Dùng phần mềm Hotspot Shield
Hotspot Shield là một chương trình VPN client miễn phí. Nó kết nối máy tính chúng ta với một mạng riêng ảo và các dữ liệu được mã hóa để bảo đảm vấn đề bảo mật. Máy tính sẽ dùng 1 IP của US để kết nối vào mạng với tốc độ không hề thay đổi như không dùng Hotspot Shield. Nếu dùng bản free bạn phải đối mặt với một ít quảng cáo. Bạn lên mạng serch từ khóa Hotspot Shield download phần mềm về cài đặt và dùng.

5: Thay đổi cách duyệt Web
Sử dụng trình duyệt Cốc Cốc, hay Dcom 3g không phải của VNPT để vào mạng

6: Đổi sang dùng mạng FPT hihi

Hi vọng với một số hướng dẫn trên có thể giúp bạn nhanh chóng khắc phục việc nhà mạng VNPT chặn truy cập để tiếp tục công việc của mình.