Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

ĐÓN KHÁCH TỪ QUẾ LÂM ĐẾN

(Bài và ảnh của Trần Kiến Quốc viết trên facebook 20/7)
Chị Niệm ngoài cùng bìa trái. GS Nguyễn Trung Nguyên thứ tư hàng ngồi từ phải sang.

Chiều 20/7, thầy trò Khu học xá TW Nam Ninh, Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm, Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi (Dũng Trình, Trung Quốc, Long Jun), Khu Giáo dục HSMN (Bs Hoàng Trọng Thịnh, Lê Huệ, Đỗ Hà Bắc) đã có mặt ở 31 Lê Duẩn, đón Gs Nguyễn Trung Nguyên và chị Lư Mỹ Niệm từ Đại học SPQT tới thăm TPHCM.

Thật ấn tượng và xúc động khi chứng kiến hình ảnh cựu giáo viên và học sinh VN từng học tập tại Quảng Tây trao những món quà vô giá cho Nhà kỉ niệm các trường học VN tại Quế Lâm.
Anh Vũ Quang Trung (lớp 5 Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm) tặng cuốn Hồi ký "Ngược dòng kí ức" 560 trang của 70 tác giả , do anh chủ biên, xuất bản tháng 4/2017. Trong đó ghi lại nhiều kỉ niệm thời gian học tập ở Lư Sơn-Quế Lâm (1953-1957)

Bạn Đỗ Hà Bắc (Khu Giáo dục HSMN Quế Lâm) sau thời gian tích cực sưu tầm tư liệu và nhân chứng đã tổng hợp được tập tài liệu về mộ phần các cán bộ và học sinh mất vì bệnh tật tại Quế Lâm thời gian (1967-75).

Anh Chu Việt Cường (Trường Thiếu nhi VN Lư Sơn - Quế Lâm) tặng sổ học bạ có ghi nhận quá trình học tập. Đặc biệt bìa học bạ ghi rõ Trường Thiêu nhi Việt Nam Quế Lâm do Ban Tổ chức TW Đảng Lao động Việt Nam thành lập và quản lý (!). Thế mới thấy sự nhìn xa của Đảng, Bác về sự nghiệp trồng người.


Cảm động hơn khi anh Nguyễn Hoài Niệm lên tặng sổ khám sức khỏe ngày ở Quế Lâm. Ngày đó, cứ 6 tháng 1 lần, học sinh phải khám sức khỏe (cả họng, răng, nhịp tim, huyết áp...). Trong sổ có cả chữ kí của thầy Sỹ Ấn.
Anh Quân Ngọc Cựu TSQ 1948 , 1 trong số những người đầu tiên sang KHXNN (Tâm Hư) 
tặng "Nhà Lưu Niêm"bức ảnh chụp cùng Thầy Phạm Tuyên vừa hành quân từ VN tới Trường (1951)

Thầy Toản dù đã gần 90, nghe tin, cũng mang đến 1 bức ảnh về cổng trường ở Giáp Sơn được in bằng công nghệ leminage.

Tặng phẩm của K5 LS.QL Dục tài học hiệu là tập hồi ký "Ngược dòng ký ức" 
và sau đó hát tặng ca khúc "Gửi sông Ly" tự sáng tác.



Cả hội trường xúc động khi được Gs Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Nhà kỉ niệm các trường học VN tại Quế Lâm, kể lại quá trình đi tìm tư liệu và tìm địa chỉ của Bs Đặng Hải Đường - người phụ trách sức khỏe của học sinh VN ở Quế Lâm và cũng chính là người đã cứu sống học sinh Hồ Sỹ Tá (anh Hồ Sỹ Bàng k7) bị đuối nước ở Giáp Sơn, Quế Lâm. Chính Bs đã dùng mồm thổi ngạt cho anh Tá. Sau này, anh Tá, anh Hậu nhận bà là mẹ nuôi.
Năm 1961, khi Bác Hồ thăm lại Quế Lâm có dành 30' tiếp Bs Đặng tại Khách sạn Dung Hồ. Bà còn được nhà nước ta tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Những năm gần đây, Bs đi định cư với con ở Úc. Cả hội trường xúc động khi nghe tin Bs Đặng đã mất và dành 1' tưởng nhớ đến người bạn TQ nghĩa tình.
Cũng trong buổi gặp mặt này, chúng tôi đã mời chị Niệm và Gs Nguyễn cùng đến thăm Nguyễn Nam Tiến vào sáng thứ sáu, 21/7/2017.
-----------------------------------------------
Nguồn Blog Trần Kiến Quốc- Bạn Trỗi

5 nhận xét:

  1. NNH: Cám ơn những thông tin rất thú vị từ Calathau và Trần Kiến Quốc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù hồi này đình Làng vắng vẻ nhưng được nghe tiếng "thì thầm" của Ngọc Hùng ngoài sân đình , thằng Mõ này cũng đủ thấy ấm lòng rồi ! Ngọc Hùng luôn là Blogger nhiệt tình và chung thủy với Làng LSQL ! Cám ơn bạn !

      Xóa
  2. Có 2 thông tin làm tôi xúc động"
    1. Theo tin từ phía lãnh đạo trường Đại học Quảng Tây thì BS Đặng Hải Đường đã qua đời (Chắc là ở Úc, nơi bà và gia đình định cư ). Con gái bà hứa với người phụ trách " Nhà Lưu niệm các trường VN ở Quảng Tây" là sẽ sưu tập tất cả các quà lưu niệm và phần thưởng mà bà được phía VN tặng ( Trong đó có Huân chương Lao động Hạng 3 do Chính phủ VN tặng Bà vì thành tích tận tình chăm sóc hơn 1.000 thầy trò VN ở trường "Lư Sơn-Quế Lâm " (1953-1957) để tặng Nhà lưu niệm.
    Làm thế nào chúng ta có được địa chỉ gia đình bà để gửi tới người thân của Bà lời chia buồn thống thiết nhất ??? Anh Hồ Sĩ Tá có biết thông tin này không ?
    2. Lời tâm sự của chị Niệm quá xúc động. Chị ngày xưa vốn là cô bé người Hoa mồ côi, sống ở Việt Nam . Sau khi được đón về Trung Quốc chị vẫn gắn bó, thân thiết với Việt Nam và giúp đỡ Việt Nam bằng nhiều hành vi cụ thể.
    Đề nghị anh Kiến Quốc viết lại câu chuyện chị giúp ta tìm phần mộ của những CB, HS ta bị chết (vì bệnh tật) trong thời gian chữa trị và học tập ở Nam Ninh và 2 mẩu chuyện về 2 học sinh bé của Trường Miền Nam mà chị mong muốn tìm được tung tích của họ .( Trường hợp này có thể báo và nhờ Chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của nhà báo Thu Uyên đài THVN (Qua VTV9 trong Tp.HCM-Giám đốc là ông Lâm văn Tư). Biết đâu lại có thể thành một chương trình đặc sắc có ý nghĩa lớn ? (Comment này có trước trong fb của Trần Kiến Quốc chuyển sang đây)

    Trả lờiXóa
  3. TRAN KIEN QUOC thông tin thêm về chị Niệm: "Khi làm việc tại Văn phòng 2/9, chị Niệm là lính của bác Y Ngông Niếk đam. Năm 1970, chị có mang con đầu. Bác nói, nếu sinh con trai thì đặt tên Việt Trung, con gái Việt Hoa. Và chị đã có cháu Việt Hoa. Ngày đó, học sinh bé nhất là lớp mẫu giáo (trường Võ Thị Sáu), có cháu mới 2-3 tuổi. Khi đưa cháu đi khám bệnh, cháu khóc ngặt nghẽo. Chị thương lắm, đã khóc theo vì nghĩ bé như thế mà phải xa ba mẹ, cũng giống hoàn cảnh mình mồ côi cha từ bé."

    Trả lờiXóa