Chân dung ông bà Trịnh văn Bô thời CM/8/1945 và đại gia đình ở Hà Nội.
Chúng tôi Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh
ông bà Trịnh văn Bô, rồi nhắc lại câu chuyện sau đây mà chị Tuyết Anh đã không
kể cho chúng tôi nghe trong lần họp mặt kỷ niệm thành lập Trường trùng với dịp
kỷ niệm 70 năm CM/8 thành công .
Nỗi buồn nhân đôi
của gia đình ông
bà Trịnh Văn Bô
Tác
giả: Quốc Phong
Không
nhiều người biết, lúc cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ của nhà tư sản yêu nước
Trịnh Văn Bô, qua đời, nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông,
thậm chí còn là nỗi buồn nhân đôi!
—————-
Cụ
bà Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô vừa trút
hơi thở cuối cùng vào đêm 5.11 tại Hà Nội trong sự tiếc thương và ngưỡng mộ của
hàng triệu người Việt Nam yêu Tổ quốc. Không nhiều người biết, lúc cụ nhắm mắt,
nỗi buồn sâu thẳm trong lòng vẫn chưa được khơi thông, thậm chí còn là nỗi buồn
nhân đôi!
“Dân tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi…”
Vợ
chồng nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô là chủ hãng tơ lụa sợi nổi tiếng
Trịnh Phúc Lợi ở Hà Nội trước năm 1945. Vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô từng bí mật nhận
lời với Cách mạng đón đoàn cán bộ (mà không hề biết có cả Chủ tịch Hồ Chí Minh)
từ chiến khu về ở ngay tại tư gia mình, số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, ngay sau
ít ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng 8 thành công.
Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ T.Ư Đảng đã táo bạo ra quyết định về ngay giữa
trung tâm Thủ đô để bám sát tình hình và lãnh đạo toàn dân giữ vững chính quyền
khi còn non trẻ; đồng thời để soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1945.
Có
thể coi các cụ là một hình mẫu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu, một lòng một dạ
phụng sự nền độc lập, tự do của dân tộc, dám hi sinh quyền lợi bản thân mà bất
chấp hiểm nguy, nếu như bị mật thám phát hiện, coi như cơ đồ của cách mạng tan
trong phút chốc.
Vợ
chồng cụ Trịnh Văn Bô đã từng hiến 5.147 lượng vàng cho cách mạng kể từ sau
ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 và tiếp đó là trong suốt cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp cho đến khi dân tộc ta giành thắng lợi. Ngoài số vàng ủng hộ
chính quyền cách mạng, họ còn hiến cả ngôi nhà 48 Hàng Ngang, trị giá hàng trăm
tỉ đồng theo thời giá bây giờ, để làm Nhà lưu niệm, ghi dấu tích nơi Chủ tịch Hồ
Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập đọc tại lễ Quốc khánh 2.9.1945.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếc
thương nhà tư sản yêu nước dân tộc Trịnh Văn Bô qua đờiẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Năm
1990, để phục vụ viết bài nhân 45 năm đất nước giành độc lập trên báo Thanh
Niên, người viết bài này đã được cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ cho biết, trong số
trên 5.000 lượng vàng mà ông bà hiến cho Cách mạng, có 1.000 lượng vàng được đặc
phái viên của Bác là ông Nguyễn Lương Bằng đem đi hối lộ cho 3 viên tướng Tàu
là Hà Ứng Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) chỉ để
mong hoà hoãn, khỏi đụng độ giữa hai lực lượng, quân Tưởng Giới Thạch và quân
ta.
Tôi
hỏi: “Sao bà không biết gì về Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến
mức giao cả một lượng tài sản lớn như thế giúp đất nước?”, cụ Hoàng Thị Minh Hồ
bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin
cụ Hồ với những gì ông bà biết về nhân vật Nguyễn Ái Quốc đôi chút trước lúc cụ
đến nhà. Thứ nữa, nếu dân tộc mình mà tránh được tổn thất về con người như mong
muốn của cụ Hồ thì dù tài sản ông bà có mất nữa cũng không nên tính toán. “Dân
tộc bớt đổ máu là chúng tôi mừng rồi…”, cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ giải thích.
Không đồng ý đặt tên đường phố vì
không biết… Trịnh Văn Bô là ai
Năm
1988, cụ ông Trịnh Văn Bô qua đời. Cả hai cụ đã vinh dự được Đảng và Nhà nước
trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, huân chương cao quý của Nhà nước ta,
như một ghi nhận xứng đáng mà những gì hai cụ đã đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam.
Theo quy định ngày đó, những người nổi tiếng là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ,
doanh nhân cũng như các nhà lãnh đạo tiền bối,… sau 10 năm qua đời thì sẽ được
xét đặt tên cho các đường phố mà họ từng gắn bó. Tiếc rằng, chuyện này đã không
ai đặt ra mà gia đình thì không muốn đi xin xỏ.
Mãi
gần đây, năm 2016, theo quy định hiện hành, Hội đồng Tư vấn đặt tên đường phố
thành phố Hà Nội đã đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh Văn Bô vào danh sách hiệp
thương để đặt tên đường phố. Theo quy trình, việc hiệp thương có nhiều đơn vị
tham gia nhưng phải được sự đồng thuận từ cấp xã, phường dự kiến gắn biển tên.
Tiếc rằng, văn bản hiệp thương của sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội đã không được
chính quyền phường Quan Hoa (quận Cầu Giấy) đồng thuận (mặc dù phường giáp ranh
có đoạn phố chạy qua là phường Dịch Vọng đã ủng hộ). Lý do thật khôi hài và
cũng thật vô cảm: Dân phường Quan Hoa không đồng ý vì khi họp dân phố, nhân dân
trên địa bàn cho rằng họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!
Năm
ngoái, cụ bà Trịnh Văn Bô khi còn tinh tường đã nghe được câu chuyện buồn trên,
sau khi Sở Văn hoá – Thể thao Hà Nội gửi công văn trả lời gia đình .
Hành trình gian nan đòi lại nhà cho
mượn
Năm
1954, sau khi Cách mạng về tiếp quản Thủ đô, hai vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô khi
đó đã cho Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái mượn ngôi biệt thự tại 34 Hoàng
Diệu, Hà Nội có khuôn viên rộng 3.000 m2 trong 2 năm. Lý do tướng Thái muốn mượn
là vì nó rất tiện cho công việc. Nhất là lúc này, đất nước vẫn còn chia cắt và
cuộc chiến đấu giải phóng đất nước vẫn chưa trọn vẹn. Vị trí này rất tiện làm
việc vì nó rất gần Bộ Quốc phòng. Theo như lời hứa của tướng Thái (sau này là đại
tướng) thì “khi nào Bắc Nam thống nhất, quân đội sẽ trả anh chị”…
Nguyên
Tổng bí thư Đỗ Mười chia buồn với gia quyến ông Trịnh Văn Bô trong lễ tang năm 1988 ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Thế
nhưng, có ai ngờ, phải 21 năm sau đất nước mới thống nhất. Vậy là đến năm 1975,
họ mới chính thức đệ đơn xin lại nhà. Lúc này, sự thể trở nên phức tạp.
Hàng
chục chữ ký của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các
thời kỳ đều ủng hộ hai cụ. Nếu tính ra thì có đến hơn chục chữ ký ủng hộ trả
nhà là của các uỷ viên Bộ Chính trị lão thành và đương chức qua các thời kỳ. Từ
Chủ tịch nước Trường Chinh đến Thủ tướng Phạm Văn Đồng,… rồi sau này, phải đến
thời kì ông Đỗ Mười làm Tổng bí thư, ông Lê Đức Anh làm Chủ tịch nước, ông Võ
Văn Kiệt làm Thủ tướng, thì mới hoá giải được câu chuyện dài kỳ nói trên.
Trước
đó, đích thân Tổng bí thư Đỗ Mười còn trực tiếp dẫn cụ bà Trịnh Văn Bô đi tìm
nhà và vận động cụ nên chọn một trong số vài biệt thự ở các vị trí khác trong
thành phố mà ông chỉ chỗ, đang thuộc Ban Tài chính quản trị T.Ư nắm, thay vì cứ
phải nhận đúng nhà 34 Hoàng Diệu. Thế nhưng, cụ bà vẫn một mực chỉ xin lại nhà
mình, với suy nghĩ giản đơn của một “nhà buôn”: “Nhà đó không phải của tôi, ngộ
nhỡ sau này người ta trở về đòi lại thì chúng tôi biết tính sao?”.
Rồi
chính ông Đỗ Mười còn thật lòng tâm sự với cụ bà rằng: “Hay là chị Bô còn chôn
vàng ở biệt thự 34 Hoàng Diệu? Nếu có chuyện này thật thì tôi xin đứng ra bảo
lãnh để chị đến đào rồi mang đi toàn bộ… Chị hãy tin tôi và thương tôi với!”. Số
là ông Đỗ Mười cũng có nghe cụ bà nói chuyện hai vợ chồng rời nhà 48 Hàng Ngang
theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc
nén được gia nhân chôn giúp. Ông Đỗ Mười nghĩ vậy mà nói như thế.
TIN
LIÊN QUAN
Cụ bà hiến trên 5.000 lượng vàng
cho cách mạng qua đời
Cụ
Hoàng Thị Minh Hồ, quả phụ nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô, vừa từ trần
lúc 23 giờ 20 ngày 5.11.2017 tại Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Thế
rồi, phải đến ngày 9.9.1994, vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô mới có quyết định của Thủ
tướng trả nhà, dù rằng có chút tế nhị, ngôi biệt thự 34 Hoàng Diệu được ghi là
“Tặng” gia đình, do ông bà Trịnh Văn Bô có công lao to lớn đối với đất nước
trong Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Quyết định này được Phó thủ tướng thường
trực Phan Văn Khải khi đó ký thay Thủ tướng Võ Văn Kiệt, sau nhiều năm ông Kiệt
trăn trở, day dứt khôn nguôi. Cái lúc ông Kiệt phê duyệt đồng ý để Chính phủ ký
quyết định “trả” nhà trên, ông bảo với nhiều người rằng việc này còn khó gấp
nhiều lần ông ký cho ra đời một dự án kinh tế có giá trị vài trăm triệu đô la.
“Ngày
vui vắn chẳng tày gang”, tiếc thay, vì lý do nào đó, quyết định “Tặng nhà” trên
đã bị tạm dừng (tháng 3.1995) đến nay vẫn chưa được thi hành. Về mặt pháp lý, nếu
đã gọi là tạm dừng thi hành thì cũng có nghĩa quyết định trên vẫn không thay đổi
hiệu lực, nếu nhìn nhận nó ở góc độ văn bản hành chính.
Được
biết, gia đình cụ quả phụ Trịnh Văn Bô đã vào ở ngôi nhà này từ năm 2003, khi Bộ
Quốc phòng đã bàn giao lại cho Ban Tài chính Quản trị T.Ư tạm giữ. Ông Phan Diễn,
khi còn là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, cũng đã đến 34 Hoàng
Diệu gặp cụ bà và hứa từ từ rồi Nhà nước sẽ giải quyết thủ tục. Tiếc rằng, lời
hứa đó cũng đã 11 năm mà chưa đến hồi kết.
Nguyên
Trưởng ban Tổ chức T.Ư Lê Đức Thọ đến viếng lễ tang nhà tư sản dân tộc yêu nước Trịnh Văn Bô và viết trong sổ tang ẢNH TƯ LIỆU GIA ĐÌNH
Vậy
là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà
34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả
thế kỷ 21 mà vẫn chưa biết nó tắc ở chỗ nào?
————–
https://thanhnien.vn/doi-song/noi-buon-nhan-doi-cua-gia-dinh-ong-ba-trinh-van-bo-897667.html
------------------
Tin mới nhất : Ngày 7/11/2017, chính quyền Hà Nội cho hay đã trình HĐND TP phương án đặt đổi tên đường phố. Theo đó, tại kỳ họp cuối năm, cơ quan dân cử của Thủ đô sẽ xem xét thông qua nghị quyết đặt tên cho 20 đường phố mới và điều chỉnh độ dài của 5 tuyến phố.
------------------
Tin mới nhất : Ngày 7/11/2017, chính quyền Hà Nội cho hay đã trình HĐND TP phương án đặt đổi tên đường phố. Theo đó, tại kỳ họp cuối năm, cơ quan dân cử của Thủ đô sẽ xem xét thông qua nghị quyết đặt tên cho 20 đường phố mới và điều chỉnh độ dài của 5 tuyến phố.
Ông Trịnh
Văn Bô (1914-1988) được đề nghị đặt tên cho một phố thuộc Quận Cầu Giấy.
Con phố dự
kiến mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô dài 1,2 km, rộng 7,5 m, từ đoạn từ ngã tư
giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí
Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
Chả hiểu gì cả...nhà của các cụ mà các cụ lại không có được sổ đỏ! Cái khó nằm ở đây mà khó thế?
Trả lờiXóađúng đó
Trả lờiXóa