Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

NHỮNG NGHỆ SĨ VĨ CẦM K5 THẬT ĐÁNG YÊU

 GIÀN VIOLON LS-QL NĂM XƯA

Tác giả NGUYỄN TRƯƠNG TRÁC

(facebook Nguyễn Trương Trác  ngày 28 thang 12,2021 lúc 17:33 )

 

Đây là một giàn nhạc đặc biệt bởi vì nó chỉ có một trong toàn trường, các nhạc công chủ yếu là tự học và sau này,khi rời trường về nước trở thành những tay đàn chính trong ban văn nghệ của các đơn vị. Khởi đầu là sự kiện bắt đầu năm 1954 CP cho mỗi hang tháng5 nd tệ tiêu vặt nhưng đến giữa năm mới phát. Vì thế mỗi hs được lĩnh khoảng 30 tệ. Những người yêu âm nhạc đã dùng số tiền này để mua đàn. Mặc dù lúc ấy đàn accordeon là oai nhất, được yêu thích nhất nhưng vì nó rất đắt nên mọi người đều mua đàn violon vừa với số tiền mình có.Toàn trường chỉ có khối lớp5 mua đàn.Ngay khối lớp4 có thày Thanh Phúc chơi violon cũng không có ai mua. Học sinh nữ cũng không. Tất cả chỉ có 6,7người là Trương Trác, xuân Nùng, Xuân Thung, Trần Lương, Minh Đức, Công Sương... Điều may mắn là trường có thầy Nhân chơi đàn violon. Thày Nhân đã dạy những kiến thức vỡ lòng như cách kẹp đàn dưới cằm, cách bấm nốt trên cần đàn, cách cầm và đưa vĩ lên xuống...Mọi người học rất say mê. Tôi rất quan tâm đến những điều này. Tôi quan sát thấy các ngón tay của Công Sương bấm nốt  trên cần đàn rất đẹp, còn Xuân Thung thì cầm và đưa cây vĩ lên xuống rất đều. Tôi đã tìm trên hoạ báo LX những bức ảnh chụp các nghệ sĩ biểu diễn violon để xem họ làm thế nào để bắt chước. Về cách rung tôi đã dùng cây thước kẻ làm cần đàn và tập rung cổ tay trong các giờ học. Mọi người học rất say mê. Hàng ngày khi đến giờ nghỉ chiều mọi người giải lao,người đá bóng, người đánh bóng chuyền, người tú lơ khơ...những tay đàn tụ tập trong nhà kéo đàn. Tiếng đàn lúc đầu chỉ là ư ử, nhiều âm thanh phô

,khó nghe. Dần dà tiếng đàn hay hơn lên. Rồi thày Nhân cho đám học trò say mê này chơi nhạc. Lúc đầu là những bài dân ca như xe chỉ luồn kim, trèo lên quán dốc...Khi tay đàn đã khá hơn thày dạy chơi các trích đoạn đơn giản dễ chơi của các tác phẩm cổ điển  như Giòng sông Đanuyp xanh của ns Straus, mùa xuân của Moza, phiên chợ Ba tư...Những tay đàn khá hơn thì tự tập thêm những tác phẩm yêu thich vừa sức như bản Nỗi buồn của shopin, Miền Nam quê hương ta ơi cua Lưu Cầu... Với việc dạy tận tình của thày Nhân, sự luyện tập chăm chỉ say sưa của người học một giàn nhạc giây violon đã hình thành. Giàn nhạc có thể hoà tấu những tác phẩm phổ thông cùng các giàn đồng ca. Điều đặc biệt là với trình độ ban đầu đơn giản như vậy sau này khi trường giải thể mọi người vẫn tiếp tục luyện tập kiên trì, say mê. Riêng tốp về trường Chu văn An HN đã trở thành giàn violon của trường. Cũng chính tốp này đã tham gia và trở thành lực lượng chủ lực của đội văn nghệ thanh niên Thủ đô như những tay đàn violon thực thụ.

     Ngoài giàn violon, K5 LSQL còn có 2 giọng ca lúc đó là nhất trường là Quốc Khải và Trương Trác, có 3 tay vẽ rất đẹp mà 2 trong đó trở thành hoạ sĩ tầm Quốc gia là Đỗ Bảo và Đỗ Đồng. K5 cũng màn trình diễn hoành trang như hoạt cảnh Người Hà nội với hoạ phẩm cảnh hồ Hoàn kiếm rất hoành tráng, vở kịch về Hồng quân LX....K5 còn có nhiều tài năng mà bài này noivề văn nghệ ko đề cập đển. Thiết nghĩ K5 có thể tự hào về hoạt động VHNT của mình. ( Mời xem tiếp câu chuyện của Calathau ...)

VŨ HỒNG QUANG (Calathau Vu) . Viết tiếp . (Bài I)

Trong lúc mọi người mua violon thì mình và Mai Tâm đuọc anh Mộng Lân khuyên tập chơi ghi ta . Ngoài phố QL không tìm đâu bán ghita ! May đúng dịp anh Mộng Lân về nước tham gia CCRĐ Anh nói gửi tiền anh về HN mua rồi mang sang anh dậy riêng 2 chúng tôi. Anh ML giũ đúng lời hứa và tôi với Mai Tâm là 2 cây ghi ta “bật bông” dc xuất hiện "diễn" trong màn hoạt cảnh “Nguòi HN”. Tiết mục này Đỗ Bảo vào vai gái Hà thành quần trắng áo dài tóc giả ngực độn “nghiêm chỉnh”! Xuân Diễn vai chàng trai HN khoác tay nàng Đỗ Bảo tình tứ dạo quanh Hồ Gươm. ( nhiều chi tiết vui xin kể sau). Nói tiếp vụ ghi ta. Mai Tâm rất khoái ghi ta còn tôi thích violon hơn. Không có đàn tôi mượn đàn học lỏm ( mượn ai quên rồi! ). Tôi thích nhất chơi bản Đa-nuýp xanh, tự tay chép nhiều bản nhạc cổ điển như bạn Trác nhắc ở trên ( Đến bây giờ hễ nghe bản nhạc này là lại nhớ thời Quế Lâm ...). Khi K7 xuống KHX học lớp 8, tôi tặng cây đàn ghita cho 1 bạn trai trong đội Ca múa mà tôi cùng là thành viên với Thanh Tú, Phụng Mỹ, Sơn , Văn v.v...... Về HN thăm gia đình tôi dc bố tặng chiếc đồng hồ . Trở lại KHX tôi đem đồng hồ ra phố bán lấy tiền mua lại cây violon cũ của 1 bạn ( quên không nhớ bạn nào). Và cò cử cho đến khi về nước. Học CVA rồi Ngô Quyên (HP). Chỉ cò cử trong xó nhà. May sao đi học trường Hải quân dc học thêm chút đỉnh “nhị Tây”, kéo gần hay bằng "nhị ta" thì đuọc vào đội văn nghệ tập hoà tấu với đàn Ác-cooc bài “Ca ngợi tổ quốc Nam Dương” (Đô đô đô đô sòn la đô rế đô đô = Quê hương Nam Dương nằm nghe tiếng sóng reo ca…). Lý do : Lần đầu tiên Hải quân Việt Nam sẽ giao lưu với HQ Nam Duong trên con tầu buồm huấn luyện rất đẹp của họ, khi họ sang thăm ta đậu ở cảng Hài Phòng ! Sau này qua Matxcova tu nghiệp nghề Truyền hình, chủ nhật ngày nghỉ, tôi thường đến nhà Mai Tâm “bù khú”. Cháu Thảo , con út Mai Tâm 1 hôm khoe bố Tâm biết đánh đàn và cháu chỉ cây ghita treo trên tường . Từ đó hai thằng tôi gặp nhau hay nổi hứng vừa đệm ghita vừa hát theo điệu vals 3/4 " Làng tôi xanh bóng tre, từng tiếng chuông ban chiều ..." Đây là 1 trong số bài tập đầu tiên thầy Mộng Lân hướng dẫn chúng tôi đệm khi hát . Nhớ lại kỷ niệm ấy trong lòng trào dâng biết bao xúc động , mến thương về ngôi trường xưa, về thầy trò bầu bạn ...

VŨ HỒNG QUANG Calathau Vu) viết tiếp . (Bài II)

Xin kể thêm. Trương Trác và Quốc Khải là 2 giọng ca nam hát hay nhất Trường "Quế Lâm dục tài học hiệu" lúc bấy giờ. Trác có kiểu ngân, rung trong cổ họng rất dài . Còn Khải thì ấn tượng nhất qua bài " NGƯỜI LƯU LẠC" (Lưu lạc giả) , 1 bài hát trích trong bộ phim truyện cùng tên của Ấn Độ nói tiếng Tầu !!! Trần Lương, Đỗ Đồng và Đỗ Bảo là 3 họa sĩ của Lớp cùng sáng tác cái phông lớn cho màn Hoạt cảnh NGƯỜI HÀ NỘI ( Riêng Đỗ Bảo có hoa tay, ít vẽ mà chuyên kẻ chữ, viết khẩu hiệu cực đẹp nhất là trình bày Báo tường . Hàng năm, thi Bào tường vào dịp Tết nguyên đán, Lớp ta luôn đứng đầu toàn trường, phần trình bày nổi bật chính là nhờ ở cái tài lẻ của 3 chàng Họa sĩ này !!!) . Về cái phông vẽ cảnh hồ Gươm không biết gơi ý từ ai . Bọn mình hồi ấy chưa có 1 thằng nào được nhìn thấy Hà Nội ! Sau này mới biết các bạn vẽ theo 1 bức ảnh 3x4 mượn của bạn Hoàng Kỳ - Nguyên do, Bố bạn áy là Nhà thơ Hoàng Cầm lúc đó là Trưởng đoàn Văn công Quân đội từ chiến khu Việt Bắc về Thủ đô ,mua ảnh phong cảnh Hà Nội gửi sang Quế Lâm cho cậu con trai! Tôi nhớ các thầy cô còn tranh luận, có người phê : Sao lại vẽ quanh hồ Gươm có nhà cao chọc trơi như ở Liên Xô, Tiệp Khắc ? Nhưng đa số khen vẽ như thế là hướng về tương lai, nhất định sau này quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ mọc lên hàng loạt tòa nhà chọc trời chả khác gì thủ đô các nước anh em XHCN. Vậy là ý tưởng của chúng ta từ 60 năm trước, nay đã trở thành hiện thực, thậm chí còn phát triển thiếu kiểm soát khiến có nguy cơ Hồ Gướm sắp biến thành cái ...ao làng !!!! Về các nhân vật đóng vai quần chúng dạo quanh Hồ Gườm do Thầy Hoàng Khôi chọn ( Tôi và Mai Tâm tất nhiên được thầy chọn ôm Ghi ta ra sân khầu giả vờ chơi đàn là vì thế) - Các diễn viên quần chúng phải đi lại tạo không khí thanh bình của thủ đô vừa được giải phóng ! Dĩ nhiên cần có hình ảnh 1 đôi trai gái , mà ác 1 nỗi 7B năm ấy toàn đực rựa! Ngắm nghía thế nào, Đỗ Bảo lọt mắt xanh thầy Hoàng Khôi : hắn được hóa trang thành thiếu nữ Hà Thành ! ( Không biết mượn trang phục của cô giáo nào trong Trường - Tài thật !). Vai nam dễ hơn, thầy chọn Xuân Diễn ( Đôi này bình thường rất thân nhau ). Không ngờ 2 nhân vật này đã khiến các thày cô và các bạn học toàn trường ngạc nhiên thích thú . Không thích thú sao được khi lần đầu tiên thấy 1 cậu học trò ( Đỗ Bão 7B) trong bộ áo dài quần trắng tha thướt , trên đầu đội tóc giả , ngực độn căng phồng, môi son, má phần .... như 1 thiếu nữ thủ đô thứ thiệt ! (Trong tưởng tượng của lứa tuổi chúng tôi 15-17 sống trong hoàn cảnh kín cổng cao tường suốt 4-5 năm trời) . Khi kết thúc, bọn lớp bé reo hò chen nhau ùa lên sát sân khấu, hét " Anh Đỗ Bảo chúng mày ơi !". Rồi chúng nhẩy cả lên sàn diễn túm áo "thiếu nữ Đỗ Bảo'. Cảnh tượng cực kỳ hỗn loạn. Ngay lúc ấy bạn Khắc Thành ( thuộc loại to con nhất Khối ) bỗng xuất hiện từ sau tấm phông,như 1 hiệp sĩ, xông ra giải cứu "mỹ nhân " - Khắc Thành kéo tuột Đỗ Bảo vào sau cánh gà ....chạy trốn ! Chuyện "Anh hùng cứu mỹ nhân" có nhiều dị bản. Chẳng hạn Có phe khẳng định Khắc Thành đã cõng Đỗ Bảo tháo chạy trong khi bọn trẻ đuổi theo hét " Anh Đỗ Bảo đánh rơi TÍ chúng mày ơi !" . Chuyện này thực hư thế nào, lão Calathau không dám kết luận ! Cảm ơn Trương Trác và mọi người đã nhắc lại kỷ niệm vui thời chúng ta cùng "Tắm chung dòng nước Đào Hoa giang " !

1 nhận xét: