Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Ông Nguyễn Bá Thanh vẫn đủ sức khỏe để ký văn bản

Thái Sơn

(TNO) Sau khi được các bác sĩ Việt Nam điều trị, sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh hồi phục khá tốt. Trên giường bệnh, ông Thanh vẫn có thể ký các văn bản liên quan đến công việc.
Trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng ban Nội chính T.Ư cho biết, cơ quan này vẫn liên lạc thường xuyên với Trưởng ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh để nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan đến công việc.
“Sau khi về Việt Nam điều trị, sức khỏe của bác Thanh có chuyển biến theo hướng tốt lên”, ông Khánh thông tin.

Cũng theo ông Nguyễn Doãn Khánh, ngày 16.1, Ban Nội chính T.Ư đã thống nhất phân công ông Phan Đình Trạc, Phó trưởng Ban Nội chính T.Ư thay ông Nguyễn Bá Thanh giải quyết công việc của Ban. “Bác Thanh nhất trí với chủ trương này, trên giường bệnh bác vẫn đủ sức khỏe để ký các văn bản ủy quyền cho anh Trạc giải quyết chuyển tiếp các vụ án, vụ việc mà bác đã trực tiếp giải quyết trước đây”, ông Khánh nói.
Trước đó, sau khi Ban Bảo vệ - Chăm sóc sức khỏe T.Ư phát hiện bệnh suy tủy, ông Nguyễn Bá Thanh đã sang Mỹ để chữa bệnh. Ngày 9.1, ông Thanh đã được đưa từ Mỹ về Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng để tiếp tục điều trị.

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

BT LA THĂNG : VỤ ÔNG TRƯỜNG NHẮN TIN QUA LẠI LÀ CHUYỆN CÁ NHÂN, BỘ KHÔNG XỬ !

 ĐÃ BỐC MÙI HỐI LỘ

( Bài này mình mò thấy trên blog của nữ nhà báo Kim Dung , cóp về đọc chơi )

Tác giả: Tô Văn Trường
Ông Nguyễn Hồng Trường
Ảnh trên mạng

KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi mình bài viết này, một bài viết hay, thẳng thắn, xung quanh vụ ông TT Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường.

Dư luận XH gần đây quan tâm theo dõi và thiện cảm nhiều với ông Đinh La Thăng vì sự xốc vác, xông vào công việc. Tuy nhiên vụ việc này, dư luận XH cũng đòi hỏi trắng – đen phải rõ ràng. Không thể có kiểu, xin mượn ý của ca khúc Phượng hồng: “Ai cũng hiểu chỉ một người không chịu hiểu. Nên có một gã… không khờ giả bộ ngó làm ngơ”"

Không hiểu, ông Bộ trưởng “sợ” cái gì?
Bài viết, chủ Blog xin giật lại title, và chia đoạn cho dễ đọc  :D
Cảm ơn Ts Tô Văn Trường.
————–
Đánh giá con người là khó nhất trong mọi sự đánh giá. Ở Việt Nam, ai, cái gì tốt cỡ nào, lúc nào là mừng đến đó. Do đó, khi viết đề cao hay khen ai cũng phải tỉnh táo, coi chừng chừa đường rút, bởi thế người xưa có câu “70 tuổi chưa gọi là lành”! , nay có lẽ tuổi lành phải nâng lên cao hơn nữa vì hành động là định danh con người, không phân biệt tuổi tác.


Không thể coi là chuyện cá nhân



Lành ở đây, hiểu theo nghĩa đen đó là sức khỏe và nghĩa khác là danh giá (uy tín). Dân gian thường chỉ nghĩa đen, quan trường và tầng lớp tinh hoa thì nằm ở nghĩa bóng. Đó là những gì trong quá khứ và hiện tại mà ta thấy hầu hết là quá muộn. Tại sao vậy? Đó chính là cái nền văn hóa “tiểu nông”, lệ thuộc chưa qua và cái văn hóa mới chưa có tên gọi và do đó cũng chưa định hình ở một thể chế chưa hoàn chỉnh!

Công luận đang xôn xao về chuyện ông Thứ trưởng Bộ giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường nhắn tin với bà H.T.D.H chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần đầu tư TH xung quanh câu chuyện bút phê vào đơn xin tham gia gói thầu RAI/CP1 thuộc dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam VRAMP và việc bà H đòi lại số số tiền 7 lần đưa cho ông thứ trưởng. (Riêng 4 lần đưa là 200 triệu đồng và 10 ngàn đô la). Tin nhắn qua lại giữa 2 bên được lưu rõ làm tang chứng đưa lên mặt báo chính thống của nhà nước không thể chối cãi về quan hệ mật thiết giữa 2 bên.

Bộ trưởng Đinh La Thăng gần đây được nhiều người khen ngợi, nổi tiếng là mạnh tay “trảm tướng” đã cho thanh tra đột xuất quy trình đấu thầu của dự án nói trên nhưng thật khó hiểu lại cho rằng tin nhắn đó là chuyện cá nhân với cá nhân, thứ trưởng Hồng Trường đã báo cáo không có chuyện đó, cho nên Bộ không có ý kiến!?

Về lý, những nội dung trao đổi đó chỉ có thể được công khai khi chính người nhắn tin muốn vậy hoặc họ bị cơ quan pháp luật điều tra rồi công bố theo thẩm quyền. Đây là quy định của Luật. Lâu nay, ông Thăng xử trảm các hàng thần lơ láo dễ hiểu, nhưng Thứ trưởng là người giúp việc thân cận của Bộ trường, xử lý không đơn giản mặc dù đã bốc mùi hối lộ chạy dự án rồi.

Không thể coi đây là chuyện cá nhân, bình thường vì nội dung việc nhắn tin liên quan đến bút phê, đấu thầu, đầu tư công và tiền bạc, mà trách nhiệm của Bộ trưởng, việc đầu tiên phải đề nghị bên tư pháp và công an yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ nhắn tin xác định rõ chủ các số máy đó?. Các cơ quan chống tham nhũng cũng có thể vào cuộc ngay.

Nếu khỏa lấp chuyện này đi vì cho là chuyện cá nhân thì là một sự lấp liếm vụng về. Thực ra chuyện này (tham nhũng trong đầu tư công, đặc biệt các công trình giao thông) lâu nay đâu có lạ gì, đặc biệt là việc sử dụng nguồn vốn ODA. Chẳng qua, thỉnh thoảng có một vài “sự cố kỹ thuật” nên sự thật mới bị xì ra ít nhiều, một số mặt nạ bị rơi, và một số tượng gỗ tạp bị lộ rõ xấu xí.

Về bút phê không phải là quyết định mà là chuyển thông tin thì ai cũng biết các quan chức của ta thừa tinh vi để biết cách bút phê thế nào thì cấp dưới phải phục tùng. Trước đây, từng có câu chuyện hài hước về thỏa thuận ngầm của một lãnh đạo và cấp dưới là chữ ký ngoáy lên thì thực hiện – chữ ký ngoáy xuống thì không làm.

Bộ vừa đá bóng vừa thổi còi

Chuyện bút phê và công khai đòi lại tiền “chạy dự án” của nữ doanh nghiệp nói trên chắc chắn sẽ vị phạm quy định a,b, c nào đấy trong rừng luật của nhà nước ta. Ở đây cần cơ quan thanh tra nhà nước và Ban chống tham nhũng vào cuộc vì để cho thanh tra Bộ giao thông tự điều tra lãnh đạo Bộ chẳng khác gì đấm vào bị bông!

Trong đời sống xã hội, không thiếu những trường hợp bỏ công sức, thời gian giúp người được trả ơn tự nguyện theo kiểu “lễ nghĩa” (khác hẳn với kiểu vòi vĩnh, ép buộc ‘bôi trơn”, giao kèo về trích phần trăm chạy dự án). Một số vị có thẩm quyền ở nơi này, nơi kia nổi tiếng không phải là vì chuyên môn giỏi mà là tai tiếng, ăn chặn cho nên được người đời chốt cho danh hiệu “ông phần trăm”!

Bằng chứng trên tin nhắn, mà cả ông Nguyễn Hồng Trường và bà chủ doanh nghiệp đều khó thoát khỏi tội danh đưa và nhận hối lộ. Một cán bộ điều tra không cần nghiệp vụ giỏi cũng có thể dễ dàng phanh phui ra vụ này. Thường thì có lẽ họ không sơ hở như vậy nhưng theo nội dung thì đó như là 1 vụ phạm cả “luật rừng” (nhận tiền hối lộ, nhưng làm không được, không trả/ hoặc dây dưa không chịu trả lại tiền!).

Phải chăng để dằn mặt người chơi phạm “luật” nên bên kia đã lật bài tung ra dư luận/ hoặc do 1 sự cố kỹ thuật nào đó mà thông tin bị lộ ra ngoài.

Câu chuyện này, càng cho thấy lỗi hệ thống của đất nước ta nó nặng nề như thế nào. Dân trí ngày nay đã khác xưa nhiều, người dân thừa hiểu nội tình của câu chuyện nói trên. Đúng là một bàn tay khó che cả mặt trời! Họ có thể rất giỏi che đậy nhưng lại sơ hở những chỗ không thể ngờ tới. Ngay cả những kẻ gian manh nhất đôi khi lại mắc những sai lầm rất ngây ngô. Khi trái tim đen tối thì cái đầu không thể lúc nào cũng sáng suốt được.

Hành động là định danh con người. Không thể dân thì xử theo luật còn quan thì xử theo lệ để bao che cho nhau! Xin mượn lời bình luận rất sòng phẳng của nhà báo Kỳ Duyên để kết luận cho bài viết này:

“Những tin nhắn hoặc một cuộc nhậu nâng lên đặt xuống, lại có khi có đủ sức mạnh để ưu tiên đó Bộ giao thông vận tải ạ, dù các vị ra sức khẳng định để phủ nhận cũng để làm che khuất đi cái vụ việc nhục nhã của ông thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường.

Nếu Bộ trưởng Đinh La Thăng là chính nhân quân tử cũng nên sòng phẳng, thẳng thắn, giải quyết vụ việc này tích cực hệt như những lần ông nhận tin nhắn của người dân. Chả lẽ tin nhắn của một quan chức cao cấp với một nữ doanh nhân lại không đủ sức mạnh bằng tin nhắn của những người dân gửi tới ông sao? Chả lẽ lại nhất bên trọng (người dân) , nhất bên khinh (quan chức) như vậy? Điều đó là không sòng phẳng!”

Theo: Kim Dung/ Kỳ Duyên
------------------------- 
Đêm đã khuya , sáng mai Mõ phải đi đánh mõ sớm ( Tận Bình Định), nên entry trình bày không được chuẩn, các cụ thông cảm. Và ai chưa rõ vụ này thì mời ra đình Làng LSQL mà đọc. Những 3 bài liên tục trong 3 ngày - Toàn sưu tầm trên Blog "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng" thôi ạ !

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Báo Mỹ viết về 21 điều đáng để yêu mến ở Việt Nam

Trang Huffington Post (Mỹ) nhận định những thắng cảnh nguyên sơ, con người hào phóng và nền ẩm thực phong phú là những đặc điểm mà Việt Nam hấp dẫn người nước ngoài

1. Ẩm thực đường phố: Một trong những nơi tuyệt nhất để thưởng thức ẩm thực Việt Nam là trên những quán vỉa hè. Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, những quán ăn dưới các tấm bạt trong chợ hay trước các tòa nhà đều đông thực khách ở mọi độ tuổi. Ăn trên vỉa hè, lề đường là một trong những cách thú vị và dễ dàng nhất để thực sự trải nghiệm cuộc sống thường nhật ở Việt Nam.
1. Ẩm thực đường phố: Một trong những nơi tuyệt nhất để thưởng thức ẩm thực Việt Nam là trên những quán vỉa hè. Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, những quán ăn dưới các tấm bạt trong chợ hay trước các tòa nhà đều đông thực khách ở mọi độ tuổi. Ăn trên vỉa hè, lề đường là một trong những cách thú vị và dễ dàng nhất để thực sự trải nghiệm cuộc sống thường nhật ở Việt Nam, tờ báo của Mỹ nhận định.

2. Xe máy trên phố: Điều đầu tiên, và rất quan trọng, mà du khách cần phải nắm rõ khi tới Việt Nam là học cách băng qua đường. Giao thông ở những thành phố lớn tại Việt Nam luôn là một cảnh hỗn độn liên hồi. Đường phố rất nhiều xe máy và người qua lại trên đường. Do vậy, du khách khi băng qua đường cần duy trì tốc độ đều đặn, nhìn thẳng vào những tay lái xung quanh, tuyệt đối không bất ngờ đi quá nhanh hoặc dừng lại giữa đường. Một khi đã qua bên kia đường, du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp từ
2. Xe máy trên phố: Điều đầu tiên, và rất quan trọng, mà du khách cần phải nắm rõ khi tới Việt Nam là học cách băng qua đường. Giao thông ở những thành phố lớn tại Việt Nam luôn là một cảnh tấp nập liên hồi. Đường phố rất nhiều xe máy và người qua lại trên đường. Do vậy, du khách khi băng qua đường cần duy trì tốc độ đều đặn, nhìn thẳng vào những tay lái xung quanh, tuyệt đối không bất ngờ đi quá nhanh hoặc dừng lại giữa đường. Một khi đã qua bên kia đường, du khách có thể cảm nhận được vẻ đẹp từ “sự hỗn loạn có tổ chức” này.
3. Cà phê: Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới nên đây là một thức uống phổ biến, đặc biệt là cà phê cùng sữa đặc.
3. Cà phê: Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới nên đây là một thức uống phổ biến, đặc biệt là cà phê cùng sữa đặc.

 4. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở miền tây nam bộ, nơi dòng sông Cửu Long đổ ra biển. Du khách có thể đến thăm Cần Thơ, thủ phủ của khu vực, và tận hưởng hương vị nông thôn thực thụ qua những bát cơm trắng. Chợ nổi là một điểm đến thú vị, còn người dân rất thân thiện.
4. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở miền tây nam bộ, nơi dòng sông Cửu Long đổ ra biển. Du khách có thể đến thăm Cần Thơ, thủ phủ của khu vực và tận hưởng hương vị nông thôn thực thụ qua những bát cơm trắng. Chợ nổi là một điểm đến thú vị, còn người dân rất thân thiện.
5. Các hang động. Động Thiên đường ở rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (ảnh) là một trong số rất nhiều hang động lớn ở Việt Nam. Động Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, lần đầu được phát hiện vào năm 2009 và chỉ mở cửa cho du khách từ năm 2012. Hãy tranh thủ đến thăm những nơi này trước khi nó chật kín du khách.
5. Các hang động. Động Thiên đường ở rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (ảnh) là một trong số rất nhiều hang động lớn ở Việt Nam. Động Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới, lần đầu được phát hiện vào năm 2009 và chỉ mở cửa cho du khách từ năm 2012. Hãy tranh thủ đến thăm những nơi này trước khi nó chật kín du khách.
6. Các khu chợ. Chợ Hàn ở Đà Nẵng (ảnh) là một trong những khu chợ lớn ở Việt Nam. Những ngôi chợ này bán rất nhiều mặt hàng đa dạng, từ vải vóc, quần áo, đến tôm khô. Có thể nói, du khách dễ dàng đi lạc nếu mải mê khám phá khu chợ. Chợ nhộn nhịp vào sáng sớm và vắng dần khi về chiều.
6. Các khu chợ. Chợ Hàn ở Đà Nẵng (ảnh) là một trong những khu chợ lớn ở Việt Nam. Những ngôi chợ này bán rất nhiều mặt hàng đa dạng, từ vải vóc, quần áo, đến tôm khô. Có thể nói, du khách dễ dàng đi lạc nếu mải mê khám phá khu chợ. Chợ nhộn nhịp vào sáng sớm và vắng dần khi về chiều.
7. Hải sản tươi sống. Một trong những điều đặc biệt thú vị trong các khu chợ ở Việt Nam là thực phẩm không bốc mùi. Khi dạo quanh quầy thực phẩm, du khách luôn bắt gặp những con cá, cua hoặc tôm còn sống và tươi nguyên. Cá bán ở chợ đều là do các ngư dân vừa đánh bắt trước đó vài tiếng.
7. Hải sản tươi sống. Một trong những điều đặc biệt thú vị trong các khu chợ ở Việt Nam là thực phẩm không bốc mùi. Khi dạo quanh quầy thực phẩm, du khách luôn bắt gặp những con cá, cua hoặc tôm còn sống và tươi nguyên. Cá bán ở chợ đều là do các ngư dân vừa đánh bắt trước đó vài giờ.
8. Thịt sống còn tươi máu đỏ. Khi trông thấy một cái đầu heo nằm trên bàn thịt, du khách không thể ngửi thấy mùi hôi nồng vì người bán chỉ vừa chặt nó cách đây khoảng 4 - 5 tiếng. Độ tươi sống của thịt thể hiện qua màu máu đỏ thẫm. Phần lớn người dân mua thịt lúc vừa mới xẻ trong ngày.
8. Thịt sống còn tươi máu đỏ. Khi trông thấy một cái đầu heo nằm trên bàn thịt, du khách không thể ngửi thấy mùi hôi nồng vì người bán chỉ vừa chặt nó cách đây khoảng 4 – 5 tiếng. Độ tươi sống của thịt thể hiện qua màu máu đỏ thẫm. Phần lớn người dân mua thịt lúc vừa mới xẻ trong ngày.
9. Rau quả tươi. Du khách không thể nhớ nổi tất cả các loại rau ở Việt Nam, nhưng nên cố gắng thử thật nhiều càng tốt. Cũng như những thực phẩm khác, rau quả ở Việt Nam luôn tươi xanh khi bày bán tại chợ.
9. Rau quả tươi. Du khách không thể nhớ nổi tất cả các loại rau ở Việt Nam, nhưng nên cố gắng thử thật nhiều càng tốt. Cũng như những thực phẩm khác, rau quả ở Việt Nam luôn tươi xanh khi bày bán tại chợ
.
10. Trái cây đa dạng. Hàng loạt những trái cây đặc sản của Việt Nam mà du khách cần nếm thử như sầu riêng, thanh long, chôm chôm, xoài, đu đủ, măng cụt...
10. Trái cây đa dạng. Hàng loạt loại trái cây đặc sản của Việt Nam mà du khách cần nếm thử như sầu riêng, thanh long, chôm chôm, xoài, đu đủ, măng cụt…
11. Quang cảnh hùng vĩ. Du khách có thể bắt gặp những góc nhìn đường chân trời tuyệt đẹp, đặc biệt lúc hoàng hôn, ở khắp nơi trên Việt Nam.
11. Quang cảnh hùng vĩ. Du khách có thể bắt gặp những góc nhìn đường chân trời tuyệt đẹp, đặc biệt lúc hoàng hôn, ở khắp nơi trên Việt Nam.
12. Vịnh Hạ Long, địa điểm được UNESCO công nhận là di sản thế giới, là một trong những thắng cảnh ngoạn mục. Hơn 1.600 đảo lớn, nhỏ tạo thành một khung cảnh vừa có núi non, biển cả và bầu trời.
12. Vịnh Hạ Long, địa điểm được UNESCO công nhận di sản thế giới, là một trong những thắng cảnh ngoạn mục. Hơn 1.600 đảo lớn, nhỏ tạo thành một khung cảnh vừa có núi non, biển cả và bầu trời.
13. Truyền thống lịch sử. Việt Nam sở hữu bề dầy lịch sử đồ sộ. Những vết tích từ thời các nước thực dân phương Tây đô hộ Việt Nam vẫn còn hiện hữu đến ngày nay, thể hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực, và cà phê. Lịch sử Việt Nam không chỉ thú vị mà còn đáng để học hỏi.
13. Truyền thống lịch sử. Việt Nam sở hữu bề dày lịch sử đồ sộ. Những vết tích từ thời các nước thực dân phương Tây đô hộ Việt Nam vẫn còn hiện hữu đến ngày nay, thể hiện qua lối kiến trúc, ẩm thực, và cà phê. Lịch sử Việt Nam có những câu chuyện đáng suy ngẫm và học hỏi.
14. Bánh xèo không phải là một món ăn được nhiều người nước ngoài biết tới. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, chỉ từ bột gạo và nước với những con tôm nhỏ bên trong, nhưng món ăn lại rất tuyệt. Màu vàng của bánh không phải từ trứng mà từ củ nghệ. Để thưởng thức bánh xèo đúng cách, du khách cần ăn kèm với rau sống và nước chấm pha.
14. Bánh xèo không phải là một món ăn được nhiều người nước ngoài biết tới. Nguyên liệu làm bánh rất đơn giản, chỉ từ bột gạo và nước với những con tôm nhỏ bên trong, nhưng món ăn lại rất tuyệt. Màu vàng của bánh không phải từ trứng mà từ củ nghệ. Để thưởng thức bánh xèo đúng cách, du khách cần ăn kèm với rau sống và nước chấm pha.
15. Thành phố Sapa ở miền tây bắc Việt Nam là một trong những thắng cảnh tuyệt đẹp ở Việt Nam. Sau khi vượt chặng đường từ Hà Nội, du khách bị mê hoặc bởi những ruộng lúa và những chỏm núi sừng sững xung quanh ở Sapa.
15. Thành phố Sapa ở vùng núi tây bắc Việt Nam là một trong những thắng cảnh tuyệt đẹp ở Việt Nam. Sau khi vượt chặng đường từ Hà Nội, du khách bị mê hoặc bởi những ruộng lúa và những chỏm núi sừng sững xung quanh ở Sapa.
16. Công viên. Khi trời mới tờ mờ sáng, du khách dễ dàng bắt gặp rất nhiều nhóm người đủ mọi độ tuổi, từ già đến trẻ, đàn ông đến phụ nữ, đang tập thể dục tại các công viên trong thành phố. Các cô, các bà tập những động tác thể dục nhịp điệu theo tiếng nhạc, người đi bộ hoặc chạy bộ xung quanh công viên, thanh niên chơi bóng rổ, là những hình ảnh mở đầu ngày mới đầy sức sống.
16. Các công viên trong thành phố là nơi mà rất nhiều nhóm người đủ mọi độ tuổi, từ già đến trẻ, đàn ông đến phụ nữ, đang tập thể dục khi trời còn chưa sáng hẳn. Các cô, các bà tập những động tác thể dục nhịp điệu theo tiếng nhạc, người đi bộ hoặc chạy bộ xung quanh công viên, thanh niên chơi bóng rổ, là những hình ảnh mở đầu ngày mới đầy sức sống.
17. Biển Việt Nam có lẽ là một trong những vẻ đẹp
17. Biển Việt Nam có lẽ là một trong những vẻ đẹp “hữu xạ tự nhiên hương”. Nhiều du khách cho rằng Thái Lan và Campuchia mới có những bãi biển trong xanh cùng dải cát trắng, nhưng biển Việt Nam cũng thầm lặng cạnh tranh cùng các đối thủ. Những bãi biển nổi tiếng ở Việt Nam như Nha Trang, Mũi Né, Dốc Lết. Côn Đảo và Phú Quốc thực sự là những bãi biển tuyệt đẹp ở Đông Nam Á.
18. Những rổ rau sống phong phú còn tươi xanh là phần không thể thiếu để món ăn thêm nhiều mùi vị.
18. Những rổ rau sống phong phú còn tươi xanh là phần không thể thiếu để món ăn thêm nhiều mùi vị.
19. Hội An thực sự là một địa điểm đẹp như tranh vẽ và đáng đến thăm ở Việt Nam. Nằm ở miền trung đất nước, Hội An từng là một thị trấn cảng nhộn nhịp từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19. Từ thập niên 1990, Hội An được UNESCO công nhận di sản thế giới và còn có mệnh danh
19. Hội An thực sự là một địa điểm đẹp như tranh vẽ và đáng đến thăm ở Việt Nam. Nằm ở miền trung đất nước, Hội An từng là một thị trấn cảng nhộn nhịp từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19. Từ thập niên 1990, Hội An được UNESCO công nhận di sản thế giới và còn có mệnh danh “Venice của Việt Nam”.
20. Phở là món ẩm thực đặc trực nhất ở Việt Nam. Người Việt thường ăn phở vào buổi sáng, tại những quán ven đường hay trong chợ. Bên cạnh phở, Việt Nam cũng có rất nhiều món nước mà thành phần chính làm từ bột gạo, như bún cá đặc sản Hà Nội hoặc bún bò Huế.
20. Phở là món ẩm thực đặc trưng nhất ở Việt Nam. Người Việt thường ăn phở vào buổi sáng, tại những quán ven đường hay trong chợ. Bên cạnh phở, Việt Nam cũng có rất nhiều món nước mà thành phần chính làm từ bột gạo, như bún cá hoặc bún bò Huế.
21. Người dân Việt Nam luôn tử tế, chu đáo, cần cù, lạc quan và hào phóng. Khi đã đến thăm một đất nước, du khách nhất định phải tìm hiểu về những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này.
21. Người dân Việt Nam luôn tử tế, chu đáo, cần cù, lạc quan và hào phóng. Khi đã đến thăm một đất nước, du khách nhất định phải tìm hiểu về những người sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này.
(Theo Tri Thức)

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

ĐẰNG SAU VẺ ĐẸP CỦA KÊNH NHIÊU LỘC-THỊ NGHÈ LÀ MỘT BÀI HỌC ĐẮT GIÁ .


Kênh NL-TN ngày chưa cải tạo

 Một đoạn kênh NL-TN ngày nay ( nhìn từ đường Hoàng Sa sang đường Trường Sa )



Một ví dụ điển hình trò bẩn của nhà thầu "nước lạ " ! 
Diệp Minh Tam – Envi 78

Là một cán bộ trong ngành, tôi xin đóng góp kinh nghiệm của mình, chỉ xét thuần túy theo kỹ thuật chuyên môn.

Cái mánh của nhà thầu đến từ một nước (nói nhại theo truyện Harry Potter: cái-tên-mà-ai-cũng-biết) là bỏ giá rất thấp cho các hạng mục khó khăn và giá cao cho các hạng mục ngon xơi! Theo cách này thì tổng giá bỏ thầu sẽ thấp hơn đối thủ, thế là họ thắng thầu. Các đối thủ cứ ngây thơ bỏ giá đúng giá đủ cho từng hạng mục thì rơi đài!

Có một hạng mục đòi hỏi công nghệ tiên tiến, ở Việt Nam chưa từng thực hiện và trên thế giới ít khi có nhu cầu phải làm nên số lượng nhà thầu chuyên sâu là ít ỏi trên toàn cầu. Tư vấn thiết kế tính dự toán, 2 nhà thầu bỏ giá cao thấp hơn một chút so với dự toán này. Ba công ty từ 3 quốc gia khác nhau (Mỹ, Âu, Á) tính giá tương đương nhau. Thế mà nhà thầu của quốc gia với cái-tên-mà-ai-cũng-biết kia bỏ giá chưa tới 20% mức trung bình của 3 giá đó. Rõ ràng là ngay từ đầu họ đã manh tâm không chịu thực hiện hạng mục này, nhưng mình không có cơ sở pháp lý để loại họ.

Khi được yêu cầu giải trình, họ bảo rằng họ công nhận bỏ giá thấp cho hạng mục đó, nhưng hứa sẽ lấy lợi nhuận từ các hạng mục khác để bù qua. Trong khi thi công, khi được nhắc đến lời hứa đó thì họ bảo bây giờ chẳng có lợi nhuận để bù trừ, trong khi đã rõ mười mươi là họ ăn khẳm đối với hạng mục dễ xơi và được bỏ giá cao. Họ trở thành “con quỷ nhà họ Hứa”! Có chuyện khôi hài: họ bảo đã xin nhà thầu bên Mỹ báo giá, nhưng giá quá cao! Đương nhiên là với giá bỏ thầu của họ thì ai mà làm được! Rồi họ bỏ bê hạng mục khó khăn đó, viện dẫn lý do là về phía chủ đầu tư!

Trong một hạng mục khác, nhà thầu thứ hai sử dụng thiết bị quá lạc hậu, ngay từ đầu tư vấn đã e ngại mà nêu ra việc này mà họ bảo là sẽ làm được. Nhưng tư vấn không có cơ sở pháp lý để bác bỏ thiết bị hay công nghệ của nhà thầu khi nhà thầu vẫn khăng khăng họ sẽ làm được.

Cuối cùng, thiết bị chìm nghỉm, rồi họ viện lý do địa chất và đổ lỗi cho khâu thiết kế không khảo sát địa chất cho kỹ. Về việc này thì do kinh phí thiết kế có hạn, lại thêm thời gian eo hẹp do phải trình hồ sơ dự án cho nhà tài trợ cho kịp phiên họp của hội đồng quản trị cứu xét. Nên hợp đồng thi công có quy định nhà thầu phải xem xét dữ liệu địa chất để đề xuất khảo sát địa chất bổ sung, và bảng tiên lượng có dành 1 hạng mục giá cho việc này để nhà thầu bỏ giá. Vì muốn thắng thầu với giá rẻ nên nhà thầu không bỏ đúng giá khảo sát địa chất bổ sung, là lỗi của họ. Nhưng họ vẫn tìm cách chối tội!

Thiết bị chìm nghỉm như thế, họ thông báo không thể tiếp tục vì điều kiện địa chất. Một công ty Thái Lan được mời đến xem xét. Họ bảo điều kiện địa chất ở Tp HCM tương tự như ở Bangkok, với điều kiện địa chất thay đổi cách nào đi nữa thì họ vẫn làm được: đất sét, đất cát, đất thịt, đất mùn..., chỉ trừ khi gặp đá tảng mới chịu thua. Đó là do dùng trang thiết bị đúng cách, chuẩn bị sẵn các dung dịch khoan phù hợp với từng điều kiện địa chất cho từng địa điểm, và đương nhiên phải tính giá đủ. Đúng là sau đó khi được thuê, họ đã làm được: sử dụng cùng cái thiết bị mà nhà thầu kia bỏ xó, gia cố, cải tiến... rồi hoàn tất công việc! Nhà thầu kia cứng họng, trong khi trước đó họ còn yêu sách bồi thường cho chính lỗi của họ.

Tôi cố giữ thái độ khách quan, phi chính trị trong các vụ việc, chỉ chuyên tâm vào khía cạnh chuyên môn. Nhưng tôi thấy rõ là 2 nhà thầu kia không có thiện chí gì cả, hoàn toàn thiếu tính chuyên nghiệp, xem thường điều kiện hợp đồng và quy định về thi công và quản lý chất lượng, chỉ lo thủ lợi về mình. (Trong khi với tính chuyên nghiệp, nhiều lúc chúng tôi phải cắn răng bỏ thêm công sức mà làm cho tốt.) Đến mức, tôi chẳng đặng đừng tự hỏi: phải chăng họ vào nước ta là chỉ để phá hoại? Có thêm một yếu tố khách quan: nhà thầu từ quốc gia với cái-tên-mà-ai-cũng-biết là doanh nghiệp nhà nước nên nếu cần nhà nước họ có thể hỗ trợ bù lỗ, trong khi các đối thủ cạnh tranh là công ty tư nhân, lời ăn lỗ chịu, khi lỗ thì chính phủ họ chẳng có hỗ trợ gì cả. Khác biệt rõ ràng: ai cần và không cần tính đúng tính đủ, ai cần và không cần làm ăn nghiêm túc để giữ uy tín, v.v...

Chỉ việc bỏ bê một hạng mục, là giá đội lên cao ngất và dự án chậm trễ hơn năm trời. Giá cao là do khối lượng thấp của hạng mục bị bỏ bê: chỉ làm vài trăm mét thay vì nhiều km nên đơn giá mỗi mét phải cao, lại còn phải qua quy trình soạn hồ sơ mời thầu mới, tổ chức đấu thầu lại và chấm thầu... mất rất nhiều thời giờ theo quy trình của Việt Nam. Chỉ cần cố ý tạo ra 3 sự cố là thiệt hại to tát: thêm tiền vay tức là thêm tiền nợ cho con cháu ta, và mỗi ngày trễ hạn là mỗi ngày lợi ích dự án không được phát huy. Những điều khổ tâm này dư luận không biết, nên nhiều lúc có những tiếng nói tiêu cực!

Một phần là do quy định của ta quá cứng nhắc. Ở Canada, nếu một nhà thầu bỏ giá 10 triệu, nhà thầu khác bỏ giá 9 triệu và nhà thầu thứ ba bỏ giá 7 triệu thì tư vấn có quyền bác nhà thầu thứ ba, với luận cứ chuyên môn rõ ràng. Và chủ đầu tư chấp nhận luận cứ đó: không nên ký hợp đồng 7 triệu để khổ sở với bao nhiêu thiệt hại và phiền toái sau này. Cả ngàn năm trước, bên Tàu đã có câu, đại ý: quy định do con người đặt ra thì quy định cũng có thể do con người sửa đổi. Nhưng nói tới quy định của ta sao mà khó sửa đổi thế?!

Dù cho hợp đồng có quy định nhà thầu phải trả chi phí thiệt hại do trễ hạn, nhưng chắc vì lý do “hữu hảo” nên điều khoản này không được vận dụng. Chứ nếu đưa ra tranh chấp thẳng thừng trước trọng tài quốc tế thì họ sẽ thua. Trước đó, khi bị các ban ngành của ta chất vấn thì họ nhắc đến câu châm ngôn nổi tiếng kia của lãnh tụ họ về tình “hữu hảo”! Nên chắc vì vậy mà các ban ngành của ta cũng e dè! Đến đây thì dân chuyên môn chúng tôi đành chịu thôi!

Đáng lẽ 2 nhà thầu từ quốc gia với cái-tên-mà-ai-cũng-biết kia phải bị kiện và 1 nhà thầu từ nước ngoài khác phải được huân chương lao động (bằng khen vẫn chưa xứng!) do hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng xuất sắc lại tiết kiệm được kinh phí. Nhưng cuối cùng không ai bị kiện, và chỉ có các nhà thầu trong nước được nhận bằng khen, để dĩ hòa vi quý với các vị khách nước ngoài!

Nếu anh chị nào có thể giúp đề đạt ý kiến lên cấp có thẩm quyền nhằm rút tỉa những bài học kinh nghiệm, củng cố hệ thống pháp lý, bịt các lỗ hỗng, cho phép vận dụng linh hoạt theo cách thử nghiệm nào đó, v.v... thì ta sẽ tránh được nhiều bất lợi cho đất nước mình. Mong thay!!!


Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Khi Thủ tướng thấy rõ vai trò của mạng xã hội

Vân Thiêng/VOV- Trung tâm Tin

VOV.VN-Quan trọng nhất là chúng ta cần đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người dân có lòng tin đúng vào thông tin chính thống.
Tại Hội nghị triển khai công tác năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, nhiều thông tin không chính thống trên mạng xã hội làm nhiễu loạn, ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, không thể ngăn cấm mạng xã hội bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để định hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt; đấu tranh với cái sai, cái xấu. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan chức năng, chủ động cung cấp thông tin chính xác, kịp thời đến với người dân.         

Với hơn 30 triệu người sử dụng, các mạng xã hội đang trở thành một kênh thông tin thiết yếu của người dân. Với độ mở cao, thông tin trên các mạng xã hội có sức lan truyền rất nhanh và diện bao phủ cũng vô cùng rộng lớn. Từ những câu chuyện đời thường của mỗi cá nhân, đến chuyện quốc gia đại sự, nếu là vấn đề xã hội đang quan tâm, mức độ lan truyền trên mạng xã hội rất nhanh. Tuy nhiên, độ trung thực, tính chính xác, tích cực của thông tin trên mạng xã hội lại phụ thuộc chủ yếu vào ý thức, trách nhiệm và mục đích của cá nhân người đăng tải.
Nói như vậy để thấy rằng, nếu tận dụng mạng xã hội để chuyển tải thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ đến với người dân nhanh nhất và đúng nhất, chắc chắn thông tin ấy sẽ được người dân quan tâm, định hướng được dư luận trước khi dư luận bị tác động bởi những thông tin không chính thống, sai lệch. Thế nên, phát biểu trước Hội nghị của Văn phòng Chính phủ mới đây, khi thừa nhận “cứ bật điện thoại là có mạng, lên facebook là đọc được thông tin”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: “mấy chục triệu người dùng Internet và mạng xã hội không thể ngăn cấm được. Vấn đề là làm sao để thông tin chính thống của chúng ta cũng lên mạng xã hội. Quan trọng nhất là đưa thông tin đúng, chính xác kịp thời để người dân có lòng tin đúng vào thông tin chính thống".
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước, lãnh đạo điều hành hàng ngày mọi lĩnh vực của nền kinh tế- xã hội, mọi quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được thông tin tới mọi người dân. Quá trình thông tin được thực hiện qua báo chí, truyền thông và cả mạng xã hội, nhằm góp phần tạo sự đồng thuận trong việc triển khai cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật và Nhà nước. 
Internet mang đến không gian sống mới cho con người. Vì vậy, cần có cách tiếp cận mới để khai thác những giá trị tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực do nó mang lại. Người dùng mạng xã hội về cơ bản là có ý thức, biết phân biệt đúng sai. Nếu thông tin chính thống của Chính phủ được chuyển tải một cách chính xác, kịp thời, có trách nhiệm, bằng một địa chỉ rõ ràng trên mạng xã hội thì chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình, tạo được niềm tin cho người dân vào Đảng và Nhà nước. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, sự công khai, minh bạch bao giờ cũng dễ được xã hội chấp nhận.
 Nhấn mạnh đến tác động của thông tin trên mạng xã hội đối với việc tuyên truyền phổ biến chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận người dân, Thủ tướng Chính phủ muốn nhấn mạnh đến yêu cầu đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình vận hành bộ máy hành chính sao cho nhanh nhạy, hiệu quả nhất. Càng chủ động cung cấp thông tin chính thống, càng định hướng được dư luận xã hội đến những điều đúng đắn nhất, có lợi nhất cho đất nước./.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Báo Thái Lan : Hãy coi chừng nhà thầu Trung Quốc


RFI - Ngày 19/12/2014, bên lề hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mêkông, hai Thủ tướng Trung Quốc và Thái Lan đã ký thỏa thuận theo đó Bắc Kinh sẽ đầu tư trên 10 tỷ đô la nhằm xây dựng hai tuyến đường sắt tại Thái Lan. Chính quyền Bangkok dĩ nhiên đã rất hài lòng trước "món quà" này của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, trong một bài xã luận công bố hôm  13/01/2015, nhật báo Thái Lan The Nation đã nêu bật hai trường hợp Việt Nam và Miến Điện để kêu gọi chính quyền cảnh giác với các đề án phát triển của Trung Quốc.
Đối với tờ báo thuộc loại có uy tín nhất tại Thái Lan này, dự án đường sắt do Trung Quốc tài trợ sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Thái Lan nhưng cũng hàm chứa nhiều hiểm nguy. Có hai bài học từ Việt Nam và Miến Điện mà chính quyền Prayut Chan-o-cha cần rút tỉa kinh nghiệm.
Theo The Nation, nhờ Trung Quốc giúp đỡ trong việc phát triển hạ tầng cơ sở không phải là một điều sai lầm, nhưng nước chủ nhà phải có một chiến lược mạnh về đầu tư và phát triển nếu muốn các đề án hợp tác thành công. Các nước trong khu vực đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm ăn với các nhà thầu Trung Quốc, và không phải lúc nào cũng có kết quả tốt.
Tờ báo Thái Lan trước hết nêu lên trường hợp của Việt Nam, vừa nổi cộm lên với sự kiện đích thân Bộ trưởng Bộ Giao Thông Việt Nam Đinh La Thăng, công khai quở trách đại diện một nhà thầu Trung Quốc về các tai nạn liên tiếp xẩy ra trên công trường xây dựng đường sắt ở Hà Nội.
Báo The Nation ghi nhận hai chi tiết : (1) Đề án xây dựng tuyến xe lửa nội thành Hà Nội với tín dụng ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc, và do Trung Quốc làm chủ thầu, đã liên tục gặp chậm trễ, khiến vốn đầu tư bị đội lên mức 300 triệu đô la. (2) Tuyên bố đầy bực tức của ông Thăng trước thái độ vô trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc, cảnh cáo là không nên viện cớ Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà không chịu thay đổi cung cách làm việc vì : « Chúng tôi không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để lấy những khoản vay (của Trung Quốc). »
Về trường hợp Miến Điện, nhật báo Thái Lan nhắc lại sự kiện một phụ nữ 56 tuổi bị bắn chết và một số người khác bị thương trong cuộc biểu tình chống mỏ đồng do một tập đoàn Trung Quốc khai thác. Đây là một tranh chấp kéo dài từ lâu giữa cư dân địa phương và tập đoàn Trung Quốc, nhưng chính quyền Miến Điện đã tỏ ra bất lực trong việc giải quyết.
Cư dân tại khu mỏ đồng Letpadaung ở Monywa rất phẫn uất trước việc hàng ngàn mẫu đất của họ đã bị trưng dụng cho mỏ đồng. Vào tháng 11/2012, hơn 100 người trong đó có đến 67 nhà sư đã bị thương khi cảnh sát giải tán thô bạo một cuộc biểu tình phản đối.
Đối với The Nation, một trong những điểm cần cảnh giác là sự kiện các nhà thầu Trung Quốc, công cũng như tư, đã tham gia vào nhiều đề án phát triển quốc tế từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cách hành xử của các công ty Trung Quốc về mặt xã hội và môi trường lại không được quốc tế chấp nhận.
Ngoài ra quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc với nước chủ nhà cũng làm cho vấn đề rắc rối thêm. Trong trường hợp Việt Nam, quan hệ Hà Nội –Bắc Kinh đã trở nên căng thẳng do vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, Vụ giàn khoan HD-981 đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ đối với Bắc Kinh, kéo theo các cuộc biểu tình đập phá cơ sở bị cho là của Trung Quốc. Trong không khí căng thẳng đó, chính phủ cũng như người dân Việt Nam khó có thể nhẫn nhịn trước những "sai sót" trong những đề án do Trung Quốc hỗ trợ.
Trường hợp Miến Điện có khác đôi chút, vì chính quyền Naypyidaw trên mặt chính trị và kinh tế vẫn dựa vào Trung Quốc. Cho dù Tổng thống Thein Sein đã đình chỉ đề án đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỷ đô la do Trung Quốc tài trợ vào năm 2011, nhưng nhiều đề án khác vẫn tiếp tục và và gặp chống đối của người dân tại chỗ.
--------------------------------------
Bài sưu tầm trên mạng để tham khảo .

Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015

ĐỂ RÕ HƠN VỀ VỤ HOÀN CẦU THỜI BÁO VÀ ÔNG TỀ KIẾN QUỐC XUYÊN TẠC SỰ THẬT.

Calathau tôi xin trở lại câu chuyện tờ Hoàn cầu thời báo ( 1 ấn bản của Nhân dân Nhật báo) vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng và ngài Cựu đại sứ TQ tại Việt Nam Tề Kiến Quốc, hiện giữ chức Phó Hội trưởng Hội Trung-Việt hữu hảo xuyên tạc sự thật . Bài sưu tầm này cũng xin gửi tới nữ sĩ Song Thu, vì em có hỏi Mõ :" Trước nay "Hoàn Cầu thơi báo" thường đăng bài chỉ trích VN, bài này có lẽ khách quan hơn...Không biết có gì mới anh nhỉ?


Thời báo Hoàn Cầu vu cáo Bộ trưởng Đinh La Thăng

(GDVN) - Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt trắng trợn và chụp mũ vu cáo ông Đinh La Thăng "nhóm lại ngọn lửa chống Trung Quốc ở Việt Nam".


Bộ trưởng Đinh La Thăng đã buộc phải cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc sau nhiều lần nhắc nhở mà họ cứ "trơ ra". Thời báo Hoàn Cầu chỉ dựa vào hình ảnh này để vu cáo ông Thăng "kích động chống Trung Quốc" bằng những lập luận xuyên tạc của Hoàn Cầu. Ảnh VTV.
Tờ Vượng Báo của Đài Loan ngày 11/1 đưa tin, ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và hiện là Phó hội trưởng Hội Hữu nghị Trung - Việt đã nói với tờ Thời báo Hoàn Cầu rằng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Đinh La Thăng "không nên" khiển trách nhà thầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho vụ tai nạn công trường xây dựng tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông làm một người đi đường thiệt mạng, 3 người khác bị thương.
Một người dân đi xe máy trên đường Nguyễn Trãi quận Thanh Xuân đã bị cướp đi tính mạng trong khi 3 người khác bị thương sau vụ tai nạn ở công trường thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông hôm 6/11 năm ngoái, cách đây hơn 2 tháng. Sau đó cũng dự án thuộc tổng thầu Trung Quốc đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khác hôm 28/12 nhưng may mắn không có ai thiệt mạng.
Theo tờ Tuổi trẻ, trong cuộc họp với Tổng thầu dự án này là Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định rõ, việc thực hiện dự án quá kém của tổng thầu dẫn đến dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông thực hiện kém cỏi nhất trên đất nước Việt Nam. Việc ảnh hưởng môi trường, đi lại, tai nạn từ dự án gây bức xúc, phẫn nộ trong nhân dân. Dù Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ nhưng phía tổng thầu không chịu thực hiện.
 Sau những lần tổng thầu hứa nhận khuyết điểm và để xảy ra sự cố, ông Thăng nói thẳng bản thân ông không tin lời hứa và nhận trách nhiệm của tổng thầu nữa. Còn theo tường thuật của đài VOA Hoa Kỳ về cuộc họp này, sau khi bị ông Thăng cảnh cáo, ông Châu Vũ đại diện nhà thầu chính của Trung Quốc nói: "Chúng tôi cũng hiểu là dự án này ảnh hưởng rất lớn tới cả xã hội Việt Nam. Chúng tôi sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và có biện pháp xử phạt nghiêm khắc với những người liên quan bên phía chúng tôi”.
Ấy vậy mà tờ Thời báo Hoàn Cầu đã bịa đặt trắng trợn và chụp mũ vu cáo ông Đinh La Thăng "nhóm lại ngọn lửa chống Trung Quốc ở Việt Nam", trong khi tờ Vượng Báo cho biết các lãnh đạo của nhà thầu Trung Quốc cũng đã gật đầu tán thành sau phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Cho dù ông Thăng có phải dùng lời lẽ gay gắt cũng chỉ vì các nhà thầu Trung Quốc dù đã nhiều lần bị nhắc nhở nhưng "cứ trơ ra", tâm lý của một người bình thường cũng khó có thể nhẹ nhàng với kẻ nào trơ mặt. Thái độ của đại diện nhà thầu Trung Quốc trong cuộc họp cho thấy có thể họ đã nhận ra điều này chứ không dám có luận điệu hung hăng, chụp mũ như Thời báo Hoàn Cầu.
Dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông đã đội vốn lên gần 300 triệu USD so với dự toán ban đầu với nhiều sự chậm trễ. Thời báo Hoàn Cầu đổ lỗi sự chậm trễ này do người dân Việt Nam không chịu di dời giải phóng mặt bằng cho nhà thầu Trung Quốc?!
Liên quan đến vụ việc này, Thời báo Hoàn Cầu cho biết họ đã liên hệ với Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc hôm 9/1 nhưng không có ai trả lời. Theo tờ báo này, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ông Tề Kiến Quốc chính là người giới thiệu doanh nghiệp này đấu thầu dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Ông Quốc được dẫn lời cho rằng, ban đầu "Việt Nam đánh giá rất cao kỹ thuật và thực lực của nhà thầu Trung Quốc".
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, ông Tề Kiến Quốc nói với tờ báo này rằng đầu tư Trung Quốc về cơ bản vẫn được Việt Nam hoan nghênh. Vụ giàn khoan 981 trước đây (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV) khiến một số người kêu gọi cần giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng theo ông cựu Đại sứ, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt - Trung vẫn tăng trưởng 2 con số, sự phát triển kinh tế không thể thay đổi bởi ý chí cá nhân.

Ông Tề Kiến Quốc, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, hiện là Phó hội trưởng Hội Hữu nghị Trung - Việt.
Theo ông Tề Kiến Quốc, vấn đề nhạy cảm trong quan hệ Việt -  Trung "chỉ có một", đó là Biển Đông. Vụ giàn khoan 981 đã khiến quan hệ 2 nước khủng hoảng, nhưng kể từ tháng 8 khi Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và sau đó là Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sang thăm Trung Quốc, hội kiến và hội đàm với các quan chức cấp cao nước này thì quan hệ Việt - Trung bắt đầu được cải thiện.
Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn lời ông Tề Kiến Quốc nói rằng Bộ trưởng Đinh La Thăng "không nên khiển trách nhà thầu Trung Quốc và không nên thổi phồng sự việc vì tai nạn tại các công trường xây dựng khá phổ biến ở Việt Nam". Ông Tề Kiến Quốc cũng được cho là đã nói với Thời báo Hoàn Cầu, mặc dù truyền thông Việt Nam cho rằng vụ tai nạn là do lỗi của nhà thầu Trung Quốc "nhưng chính phủ Việt Nam cũng phải chịu trách nhiệm vì đã thất bại trong việc giám sát dự án"?!
Ở đây cần nói lại cho rõ về 3 nội dung được cho là ông Tề Kiến Quốc đưa ra, thứ nhất Bộ Giao thông vận tải Việt Nam không thể không khiển trách, thậm chí là cảnh cáo các nhà thầu Trung Quốc. Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng đã rất nhiều lần nhắc nhở nhà thầu Trung Quốc đảm bảo an toàn thi công, chất lượng các công trình xây dựng nhưng họ "cứ trơ ra", hứa lần hứa lượt rồi để đó. Vì vậy không thể có cái gọi là Việt Nam hay Bộ Giao thông vận tải "thổi phồng sự việc" như phát biểu được cho là của ông Quốc.
 Thứ hai, ông cựu Đại sứ được dẫn lời cho là vì tai nạn "xảy ra tương đối phổ biến trong các công trình xây dựng ở Việt Nam" nên Bộ trưởng Thăng không nên khiển trách nhà thầu Trung Quốc, xin thưa lại rằng Việt Nam có luật pháp của Việt Nam, và chúng tôi không phải một quốc gia vô tổ chức, vô kỷ luật để cho các nhà thầu kém chất lượng như trường hợp Tập đoàn 6 Cục Đường sắt Trung Quốc thích làm gì thì làm, gây ra tai nạn cho người dân. Đó là còn chưa nói đến không biết dựa vào đâu để nói rằng, "tai nạn xảy ra tại các công trình xây dựng ở Việt Nam xảy ra tương đối phổ biến"?!
Thứ ba, việc ông Quốc được cho là đã nói rằng chính phủ Việt Nam "thất bại trong việc thực hiện trách nhiệm của mình để giám sát dự án". Không biết do ông thiếu thông tin hay lờ đi sự thật, bởi cũng theo tờ Tuổi trẻ, ngày 29-12-2014, Bộ trưởng Đinh La Thăng có quyết định kỷ luật đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng - quyền tổng giám đốc PMU đường sắt - xuống giữ chức phó tổng giám đốc kể từ ngày 10-1-2015.
Ông Hùng bị giáng chức vì trách nhiệm người đứng đầu PMU đường sắt trong chỉ đạo, quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông để xảy ra tai nạn chết người ngày 6-11-2014 và sự cố sập đà giáo khi đổ bê tông xà mũ của mũ trụ H7 nhà ga bến xe Hà Đông ngày 28-12-2014. Bộ cũng đã có quyết định luân chuyển ông Hùng về giữ chức phó tổng giám đốc VEC.
Bản thân phóng viên Thời báo Hoàn Cầu thường trú tại Hà Nội cũng phải thừa nhận rằng, công trình xây dựng đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông do tổng thầu Trung Quốc phụ trách chỉ có một "hàng rào mỏng manh trên con đường đông đúc, thậm chí có cả những khoảng trống" nguy hiểm.
Vì vậy việc cảnh cáo nhà thầu Trung Quốc và có biện pháp xử lý những tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm về 2 vụ tai nạn là việc làm hoàn toàn đúng luật pháp Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế của Bộ Giao thông vận tải cũng như ông Đinh La Thăng. Hoàn toàn không có chuyện "kích động chống Trung Quốc" như Thời báo Hoàn Cầu đơm đặt hay như bình luận được cho là của ông cựu Đại sứ Trung Quốc - PV.

Thứ Ba, 13 tháng 1, 2015

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến bệnh viện thăm ông Nguyễn Bá Thanh

13/01/2015 20:04

(TNO) Lúc 19 giờ ngày 13.1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có mặt tại sân Bệnh viện Đà Nẵng thăm ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội chính Trung ương.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm hỏi sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: Diều Hiền

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến bệnh viện thăm ông Nguyễn Bá Thanh - ảnh 2
Chiều 13.1, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến Bệnh viện Đà Nẵng 
thăm hỏi sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, ngay khi đoàn xe dừng ở cổng Bệnh viện Đà Nẵng (cổng đường Hải Phòng), Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhanh chóng đến Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đà Nẵng, nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị trong 4 ngày qua.
Sau gần nửa giờ đồng hồ thăm hỏi sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh cũng như công tác điều trị bệnh cho ông Thanh, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra xe, rời khỏi Bệnh viện Đà Nẵng.
Trước đó, bác sĩ Phạm Hùng Chiến, Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết ông Nguyễn Bá Thanh đã có thể đi lại nhẹ nhàng trong phòng.

Cũng theo bác sĩ Chiến, sau khi được đưa từ Mỹ về điều trị tại Khoa Ung bướu - Bệnh viện Đà Nẵng, tâm lý của ông Nguyễn Bá Thanh phục hồi 70-80%.

Mặc dù có rất nhiều đoàn cán bộ đăng ký vào thăm ông Nguyễn Bá Thanh, nhưng lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng chỉ cho phép những đoàn có sự đồng ý của ông Thanh và gia đình, nhằm tránh trường hợp quá nhiều người đến thăm sẽ ảnh hưởng đến công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho ông.
Tin, ảnh: Diệu Hiền
>> Thức trắng đêm sáng tác bài hát chờ đón ông Nguyễn Bá Thanh
>> An ninh thắt chặt tại bệnh viện đón ông Nguyễn Bá Thanh
>> 'Anh Thanh khỏe lắm, không có chi đâu, đừng lo lắng'
>> ‘Chỉ mong ông Nguyễn Bá Thanh về để đến thăm’
>> 'Nếu ông Nguyễn Bá Thanh khỏi bệnh, tôi nguyện ăn chay suốt đời'

Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

"HOÀN CẦU THỜI BÁO" CHỈ TRÍCH BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG

CỰU ĐẠI SỨ TỀ KIẾN QUỐC ĐỔ LỖI CHO VIỆT NAM GÂY CHẬM CHỄ ...

(VTC News) – Truyền thông nước ngoài đưa tin báo Trung Quốc có bài vu khống Bộ trưởng Đinh La Thăng, vậy thực hư sự việc là thế nào?
Tờ Hoàn Cầu thời báo, phụ san của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 11/1 có bài nói về việc Bộ trưởng Thăng kịch liệt chỉ trích nhà thầu Trung Quốc. Bài viết có tựa: Nhà thầu Trung Quốc bị quan chức cấp cao Việt Nam chỉ trích, không ai dám cất lời.

Báo Trung Quốc chỉ trích Bộ trưởng Đinh La Thăng ra sao?
Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc - Ảnh: VTV 

Xin giới thiệu toàn văn bài viết đăng trên Hoàn Cầu thời báo:

Ngày 22/12 năm ngoái, hầm thủy điện Đạ Dâng ở Lâm Đồng bị sập khiến 12 công nhân bị mắc kẹt. Tuy nhiên, 12 người này sau đó đã được giải cứu.

Báo Tiền Phong của Việt Nam trích lời người phụ trách thi công công trình đường sắt trên cao nói đơn vị của người này đã ‘nhiều lần kháng nghị thay đổi các thiết kế đề phòng sự cố nhưng đều bị từ chối’. Người này cũng nói đơn vị đã quyết định tạm dừng thi công.

Những ngày qua, Đài truyền hình Việt Nam chiếu cảnh Bộ trưởng Giao thông Việt Nam chỉ tay vào đại diện Cty Trung Quốc với thái độ giận dữ.

Cuối năm ngoái, nhà thầu này phụ trách việc xây dựng đường sắt đô thị ở Hà Nội để xảy ra sự cố khiến 1 người chết, nhiều người bị thương. Phía Việt Nam sau đó đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam và dọa sẽ đưa Cty Trung Quốc này vào ‘danh sách đen’.

Sự việc này được được lan truyền chóng mặt trên truyền thông Việt Nam, khiến cho người Việt không chú ý vào bản thân vụ tai nạn mà chỉ tăng thêm một phần không tốt cho quan hệ Việt – Trung.

Tối 6/1 vừa qua, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC của Việt Nam chiếu clip ghi lại cảnh Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng gặp nhà thầu Trung Quốc hôm 4/1. 

Clip cho thấy, quan chức và nhân viên Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ngồi một bên, nhà thầu Trung Quốc ngồi một bên. 
Báo Trung Quốc chỉ trích Bộ trưởng Đinh La Thăng ra sao?
Ông Trương Kiến Huân, đại diện một đơn vị thuộc Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc xin lỗi vì sự cố vừa xảy ra - Ảnh: website Bộ Giao thông vận tải 
Bộ trưởng Đinh La Thăng với vẻ mặt tức giận, ánh mắt bực bội nhìn về phía nhà thầu Trung Quốc và dùng tay chỉ về phía nhà thầu Trung Quốc, kèm theo đó là những lời to tiếng thể hiện sự không hài lòng.

“Các vị phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho tai nạn lần này”, ông Đinh La Thăng nói. Ông Thăng cũng yêu cầu thay đổi Tổng giám đốc công trình và cố vấn từ người Trung Quốc thành người Việt Nam.

Ông Thăng cũng cảnh báo nhà thầu Trung Quốc ‘nếu không tiếp thu kiến nghị của Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải sẽ báo cáo Chính phủ, đề nghị Thủ tướng hủy vai trò tổng thầu của phía Trung Quốc’.

Một đại diện của Trung Quốc đứng nghe từ đầu tới cuối và không ngừng gật đầu. Những nhân viên Trung Quốc còn lại không một lời phản kháng trong khi ông Thăng ‘cao giọng chỉ trích’.

Video clip này của VTC dài khoảng 3 phút. Do được công chiếu vào ‘giờ vàng’ với người xem truyền hình nên số lượng người xem clip rất đông. 

Tháng 11 và tháng 12 năm ngoái, công trình đường sắt ở Hà Nội đã hai lần gặp tai nạn khiến một người chết và nhiều người bị thương. 

Người tử nạn trong vụ việc là một học viên của Học viện An ninh Việt Nam. Vụ việc thu hút sự chú ý của truyền thông Việt Nam bởi người tử nạn học trong trường của Bộ Công an Việt Nam và nhà thầu công trình đến từ Trung Quốc.

Theo tờ Thanh Niên của Việt Nam, sau khi xảy ra tai nạn, ông Đinh La Thăng đã ký công hàm yêu cầu phía Trung Quốc chịu trách nhiệm. Công hàm của ông Thăng nói nhà thầu Trung Quốc yếu kém về năng lực xây dựng, kinh nghiệm và trách nhiệm, không thực hiện những biện pháp thỏa đáng bảo đảm an toàn thi công. 

Đại diện Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, nói sẽ đưa những vụ việc nêu trên của nhà thầu Trung Quốc vào ‘danh sách đen’. 

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam để nêu ra các vụ tai nạn liên quan nhà thầu Trung Quốc. 

Tạp chí Học giả ngoại giao của Nhật Bản hôm 9/1 có bài viết nói nhà thầu Trung Quốc được nhiều ưu đãi của chính phủ Trung Quốc khi thi công công trình đường sắt đô thị Hà Nội – công trình đường sắt trong thành phố đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều lần hoãn thi công, công trình này đã tiêu tốn tới gần 300 triệu USD.

Phóng viên Hoàn Cầu thời báo hôm 9/1 vừa qua đã liên lạc với nhà thầu Trung Quốc những không ai trả lời điện thoại. 

Cựu đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam là ông Tề Kiến Quốc nói chính ông là người đã giới thiệu nhà thầu Trung Quốc với phía Hà Nội. 

Ông Tề cũng nói, khi đó phía Việt Nam rất ca ngợi nhà thầu Trung Quốc và cho rằng nhà thầu này có đủ năng lực, kỹ thuật thi công. Công trình này lẽ ra được khởi công từ tháng 8/2008 nhưng đến tháng 10/2011 mới động thổ. 

‘Người ngoài không biết sự việc, thực ra vấn đề không nằm ở phía Trung Quốc. Lý do chậm trễ vì phía Việt Nam chậm di dời những căn hộ thuộc diện giải tỏa’, ông Tề nói.

Cuối bài, tờ Hoàn Cầu thời báo ghi chú thích: Nội dung bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không liên quan Hoàn Cầu thời báo. Tính chân thực của câu từ, nội dung trong bài chưa được Hoàn Cầu thời báo kiểm chứng. Hoàn Cầu thời báo không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến nội dung, câu chữ trong bài. Đề nghị độc giả coi đây là nội dung tham khảo, tự tìm cách so sánh, đối chiếu để tìm ra sự thực.
----------------------------------
Xem Clip dưới đây :
Nguyên Vũ (Theo Hoàn Cầu thời báo)