Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Để thêm yêu Dân ca quan họ

Mình có chú em họ - họa sĩ Đỗ Dũng, quê gốc Vạn An, Yên Phong (Bắc Ninh) , cũng là 1 trong những cái  nôi của Quan họ cổ . Dũng yêu và theo đuổi ngành hội họa. Sống được bằng nghề . Nhưng Dũng cực kỳ yêu nghệ thuật quan họ . Dũng không phải dân " liền anh" thứ thiệt, chỉ là fan hâm mộ nhưng cũng có giọng hát quan họ truyền cảm, nhất là Dũng hát đúng điệu quan họ cổ và thuộc rất nhiều làn điệu quan họ gốc . Kết quả có được , ngoài nguyên nhân yêu thích hát quan họ, Dũng còn kết thân với rất nhiều liền anh liền chị trong đoàn nghệ thuật quan họ Bắc Ninh. Trước đây, trên facebook DUNG DO, Dũng có cho đăng bài viết bài nhan đề " Quan họ hôm nay", đọc rất thích vì tác giả đã cung cấp những kiến thức cơ bản để hiểu về quan họ xưa và quan họ nay .
Bài viết từ 7/2012 nhưng vẫn còn nguyên giá trị, và  mới đây nhiều bạn trẻ đã vào fb của DUNG DO để tiếp tục trao đổi. Nếu cụ nào quan tâm xin vào địa chỉ Tại đây

 HS Đỗ Dũng ( áo sọc ngang)  cùng 5 HS họ Đỗ mở phòng triển lãm tác  phẩm .

"Liền anh" Đỗ Dũng ( giữa ) trong 1 canh hát quan họ ở quê
 1 trong nhiều tác phẩm lấy cảm hứng từ hát quan họ của HS Đỗ Dũng

Gửi Dũng !
Anh đọc 2 lần bài viết " Quan họ hôm nay " của chú mới đăng trên fb DUNG DO . Biết Dũng là Họa sĩ có rất nhiều sáng tác lấy cảm hứng từ những " canh hát quan họ gốc" và Họa sĩ Đỗ Dũng còn là 1 "liền anh" thứ thiệt xứ Kinh Bắc có nhiều fan hâm mộ , song, đọc bài viết này của chú, anh phục chú ở mảng kiến thức khá sâu về một vốn quý ( phi vật thể ) của quê ta . Say đắm quan họ, tự hào về quan họ nhưng rất tiếc anh lại không biết hát quan họ . ( Trừ 1 vài bài quan họ nhà Đài, hay quan họ quốc doanh như Dũng thường phân biệt ). Làm sao giữ được hồn cốt và sức sống lâu bền của quan họ cho các thế hệ mai sau, hay là xếp nó lại đưa vào tủ kính viện Bảo tàng ? Đúng là câu hỏi rất khó. Anh nhớ khoảng những năm 80 thế kỷ trước, bọn anh ( bạn học thời Quế Lâm với Hoàng Kỳ, con trưởng bác Hoàng Cầm ) có về TX Bắc Giang chơi, theo lời mời của TBT báo Hà Bắc ( cùng cánh TSQ VN thời Việt Bắc ).  Nên  nhớ khi ấy còn gọi là tỉnh Hà Bắc ( Do chủ trương sáp nhập BN vào BG và Bắc Ninh bị lép vế !!!). Nhà thơ Hoàng Cầm cùng đi và ngồi chung xe với bọn anh . Tranh thủ, bọn anh thi nhau hỏi Bác HC về lá diêu bông về ổ rơm, cỗ bài tam cúc , váy đình Bảng ...trong thơ Bác . Nhà thơ HC đã rất vui vẻ kể lại nhiều kỷ niệm  thật êm đềm về Thuận Thành về Kinh Bắc giầu truyền thống văn hóa . Bác HC cũng đã nói về sự lai căng của "Quan họ Hà Bắc" thời nay và lấy làm tiếc nuối . 

Hàng ngồi : Cát Hồ, Nhà thơ Hoàng Cầm, Việt Thường  )
TBT báo Hà Bắc hình như biết ý , anh đã mời 1 số anh chị nghệ sĩ trẻ trong đoàn Quan họ Hà Bắc đến dự và trình bày một số bài quan họ cổ . Sau màn chào hỏi, thưởng thức văn nghệ là tiệc liên hoan . Ngồi cùng mâm với nhà thơ Hoàng Cầm hôm ấy có anh Hoàng Kỳ, 3 người bọn anh và nghệ sĩ Khánh Hạ . ( ảnh trên ). Gần đây trên fb của Dũng thấy chị Khánh Hạ vẫn tham gia hát và truyền dậy Quan họ cho lớp trẻ, rất mừng . Còn những người như chị Khánh Hạ và các fan hâm mộ như Dũng thì Quan họ còn " sống" lâu bền ! Cảm ơn Dũng về bài viết rất hay !
--------------------------------------
Chú thích :  Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại[2][3][4] sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. ( Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

2 nhận xét:

  1. Nhiều họa sĩ nổi tiếng đều yêu và đến với âm nhạc, tôi cũng rất mê các bài hát quan họ chính gốc, thích nghe các lan anh làn chị " đung đưa " nahu qua câu hát quan họ. " người ơi người ở đừng về " tôi đẫ đến nơi ấy đâu mà đòi về chứ, nếu gặp được các " làn chị" duyên dáng ấy thì làm sao mà về cho đươc, phải không bạn Cala của tôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế thì lần sau mời liền anh ( Công Lý) và liền chị ( Liên ) cùng về Làng Quan họ Bắc Ninh vời chúng em ...

      Xóa