Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

LẠI CHUYỆN CẦU LONG BIÊN !

Calathau : Từ việc Bộ GTVT có " sáng kiến" đưa ra 3 phương án " thủ tiêu cầu Long Biên hơn trăm tuổi của thủ dô HN" người ta phát hiện ra nhiều chuyện giở khóc giở cười . Thí dụ, việc to đùng là từ năm 2010 Chính phủ   ra Thông báo nêu rõ bằng giấy trắng mực đen :  “Đồng ý phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên cũ 186 m, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thống nhất với UBND TP.Hà Nội để xử lý cụ thể”. Tức là " Không chọn phương án hủy hoại cầu "

Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cầu Long Biên - Ảnh: Bình Minh
Cũng phải nói thêm, trước đó, thông tin từ phía Bộ GTVT cho biết phía JICA đang chờ khẳng định vị trí nhằm chốt lại dự án để ký hiệp định cho vay vốn triển khai thực hiện. Trong khi đó, phương án dịch cầu mới “trùng tim” với cầu cũ hoặc chỉ cách vài chục mét lại rất gần với “phương án A” đã bị đoàn công tác của JICA đánh giá là ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, cảnh quan. “Chính các chuyên gia nước ngoài khi đó đã nghiên cứu và ủng hộ chúng ta việc giữ di sản cầu Long Biên”, PGS-TS-KTS Nguyễn Hồng Thục, một chuyên gia đô thị nhiều năm nghiên cứu di sản này cho biết.
Chưa hết ,  không chỉ các chuyên gia Nhật Bản quan tâm đến giá trị di sản của cầu Long Biên, người Pháp cũng rất quan tâm đến di sản này. “Pháp đã từng gửi công hàm về việc bảo tồn cầu Long Biên. Hai nước Nhật - Pháp cũng từng hội ý cấp chính phủ về việc bảo tồn cây cầu này. Chúng ta cũng đã thấy JICA đánh giá về ba phương án cầu thế nào. Họ không chọn phương án hủy hoại nó. Chính phủ ta đã đúng khi quyết định cây cầu mới cách cầu cũ 186 m”, PGS-TS-KTS Ngô Hồng Thục, Viện trưởng Viện nghiên cứu định cư nói..
Chính vì thế, nhiều chuyên gia đô thị ngạc nhiên vô cùng khi Hà Nội lại đề nghị Bộ GTVT nghiên cứu phương án để “vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng trùng với cầu Long Biên hiện có, hướng tuyến 2 đầu cầu trùng với hướng tuyến đường sắt hiện có”. “Như vậy là làm trái với Thông báo 200 của Chính phủ trước đây”, ( bà Thục khẳng định ).
GS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia, thì nói: “Người Nhật luôn đặt ra việc bảo tồn di sản trên con đường phát triển của mình. Khi cân nhắc một dự án đầu tư, họ cũng không quên điều đó.  Tôi thực sự không hiểu vì sao các nhà lãnh đạo HN lại có sự thay đổi phương án thành những phương án phá cầu như bây giờ”. Cũng lạ, ông Thảo, Chủ tịch Tp.HN vốn là một KTS, ấy thế mà bao năm nay ông  bỏ quên " chưa làm hồ sơ công nhận cầu Long Biên là di tích cấp quốc gia !"
Thêm một chuyện cũng "bất ngờ" không kém. Lần này là thuộc về Bộ Văn-Thể-Du (VTD).Đây nè :



Ngày 21.2, ông Nguyễn Quốc Quỳ - Phó chánh văn phòng Bộ VH-TT-DL, cho biết Bộ NÀY đã nhận được Văn bản số 1156/BGTVT-KHDT ký ngày 27.1.2014 về việc phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội.
Cũng theo ông Quỳ, Bộ trưởng VH-TT-DL đã giao cho Vụ Kế hoạch tài chính chuẩn bị văn bản trả lời, song do bộ trưởng đi công tác nên vụ chưa báo cáo trả lời. Sau khi duyệt nội dung, Bộ VH-TT-DL sẽ có văn bản trả lời Bộ GTVT.
Điều này phù hợp với việc trước đó trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản, cho biết ông không hề biết về văn bản có liên quan đến cầu Long Biên.


Ông Trưởng thôn Khoai Lang :  Ha ha ( xin cười phát đã),khi Bộ giao thông gửi công văn xin thêm ý kiến của Bộ văn hóa TT&DL về việc tìm phương án cho dự án cầu qua sông Hồng liên quan đến cầu Long Biên thì ông Bộ trưởng Bộ văn hóa TT&DL lại ghi ý kiến yêu cầu Vụ tài chính kế toán trả lời ! Giời ạ. Nghe sao mà đắng, sao mà nao lòng như rứa bác Hoàng Tuấn Anh ơi. Thế có 1 cục tên là Di sản sinh ra để tư vấn, phản biện việc này sao bác quên? Hay Bác liếc mắt phát, thấy có chữ dự án là bác phê phát sang vụ tài chính kế toán?

Calathau : Cũng lạ, ông Thảo, Chủ tịch Tp.HN vốn là một KTS, ấy thế mà bao năm nay ông  bỏ quên " chưa chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ công nhận cầu Long Biên là di tích cấp quốc gia để bây giờ ai muốn phá thì phá ?!". Mình đem câu hỏi này thắc mắc với một anh bạn KTS gốc HN anh nói, " chuyện hài dài tập ông ơi!". Rồi anh kể làm thí dụ :  phố hàng Gai, một con phố đẹp, Thuộc loại quý hiếm vì tên phố có chữ " hàng", ai cũng nghĩ nó phải là "phố cổ", nhưng không, nó chỉ cổ có một nửa.Nửa bên số lẻ không " cổ" (?) nên thoải mái xây nhà nhiều tấng, còn bên kia, số chẵn là " cổ" nên phải giữ nguyên để bảo tồn !!
--------------------
 Tổng hợp các nguồn .


4 nhận xét:

  1. Các quan lớn bây giờ hễ cứ nghe hay đọc đến chữ " DỰ ÁN" là tối mẹ nó mắt lại rồi ! Tp.HCM vào đầu năm "con Ngựa" đã tung ra quả bóng thăm dò : Bắt đầu từ niên khóa 2014-2015, Thành phố sẽ triển khai DỰ ÁN trang bị cho tất cả học sinh các cấp phổ thông ...máy vi tính để thực hiện ƯỚC MƠ vô cùng cao cả dành cho mầm non đất nước là ...HỦY DIỆT CÁI CẶP SÁCH , giải phóng đôi vai nhỏ xinh của các em ! Hô hố ! Rõ ràng có chữ DỤ ÁN nhé, có mùi XÌN nhé nhé !
    ( Chả có

    Trả lờiXóa
  2. Thật hài hước. Một dạng vô tổ chức. Làm việc không có quy củ, vô trách nhiêm.

    Trả lờiXóa
  3. Nước VN sao niều cài hài hước thế nhỉ?, nhưng hài hước này có mục đích , có tổ chức đấy cụ H ạ, chỉ dưới con mắt người dân thì nó vô VTC, còn với các cụ có quyền chức thì cái gì có lợi cho ta, cho nhóm thì cứ tổ chức làm.

    Trả lờiXóa
  4. Một lần em được mời đi nhà hàng "hàm cá mập", sát Hồ Gươm ( Thủy Tạ) mới "sướng" chứ! Tầm nhìn của các nhà quản lý đô thị HN thật CAO... CAO MÃI! ÔI...

    Trả lờiXóa