Có thể cải tạo cầu Long Biên không tốn một đồng ngân sách?
(GDVN) - Theo KTS Nguyễn Nga, để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ
không quá 2.500 tỷ đồng và hoàn toàn không sử dụng ngân sách nhà nước.
Calathau xin nói leo : Đã có nhiều KTS và các học giả lên tiếng phản ứng với Bộ GTVT về 3 phương án cải tạo cầu Long Biên . Ý kiến của nữ KTS Nguyễn Nga dưới đây chẳng những là ý kiến phản biện mà còn đề xuất giải pháp , xem ra có thể " khả thi" . Ấy là Mỗ nghĩ vậy, không biết các cụ thấy thế nào ? Có thể tham khảo thêm một số bài theo đường dẫn sau đây :
Calathau xin nói leo : Đã có nhiều KTS và các học giả lên tiếng phản ứng với Bộ GTVT về 3 phương án cải tạo cầu Long Biên . Ý kiến của nữ KTS Nguyễn Nga dưới đây chẳng những là ý kiến phản biện mà còn đề xuất giải pháp , xem ra có thể " khả thi" . Ấy là Mỗ nghĩ vậy, không biết các cụ thấy thế nào ? Có thể tham khảo thêm một số bài theo đường dẫn sau đây :
Liên quan đến dự án xây dựng cầu đường
sắt cho dự án đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi, Bộ GTVT vừa có văn bản
gửi liên Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT-DL cùng UBND TP.Hà Nội về 3 phương án xây
mới, bảo tồn cầu Long Biên.
Cả 3 phương án này hiện đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia xây dựng và các nhà văn hóa.
Theo đó, phương án 1: Xây dựng
cầu mới tại vị trí tim cầu Long Biên hiện tại và di dời 9 nhịp cầu phía
Hà Nội về phía thượng lưu (cách cầu hiện tại 85m) để bảo tồn.
Với phương án này, cầu Long Biên cũ sẽ
được bảo tồn dạng bảo tàng. Cầu sẽ được gia cố, sửa chữa (nguyên bản) để
khai thác đường bộ 2 bên cầu phục vụ cho nhu cầu du lịch bãi giữa sông
Hồng, đường sắt ở giữa sẽ đặt đầu máy để làm bảo tàng lưu giữ những nét
cổ kính xưa của cầu Long Biên - Hà Nội.
Cầu Long Biên về đêm (Ảnh: Phạm An Dương) |
Phương án 2: Dỡ cầu Long Biên
cũ và xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn
thép tương tự của cầu Long Biên hiện nay như thiết kế ban đầu năm 1902.
Cầu mới có hình dáng tương tự cầu cũ
nhưng công năng thay đổi, được dùng cho cả đường sắt, đường bộ
(đường sắt đôi chạy ở giữa, ôtô, xe máy, xe thô sơ đi hai bên
cánh gà).
Phương án 3: Xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn.
9 nhịp cầu còn nguyên bản từ phía Hà Nội
sẽ được bảo tồn mang tính nguyên bản. Các nhịp cầu mới đầu phía Gia Lâm
sẽ đi trùng tim cầu hiện tại do các nhịp cầu phía này đã bị bom Mỹ đánh
hỏng nên không có khả năng bảo tồn.
Theo Bộ GTVT, cả 3 phương án này đều
chiếm dụng đất của dự án khoảng hơn 60.000m2 và di dời hơn 600 nhà dân
với chi phí giải phóng mặt bằng từ 867 tỷ - 989 tỷ đồng.
Chi phí xây dựng của 3 phương án lần lượt là 7.982 tỷ đồng, 9.094 tỷ đồng và 9.389 tỷ đồng.
Đề án trên đang gây nhiều tranh cãi từ
phía người dân cùng các chuyên gia kiến trúc. Liên quan đến việc này,
mới đây bà Nguyễn Nga, Kiến trúc sư Quy hoạch đô thị, Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Bảo tồn Phát triển Cầu Long Biên, đồng
thời là người đề xuất Dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên
và khu vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” từ năm 2008 đã lên tiếng
"phản pháo" trước đề án trên của Bộ GTVT.
Có dự án Cầu Long Biên sẽ chỉ còn 9 nhịp và trở thành bảo tàng giữa sông Hồng |
- Bộ GTVT
vừa có văn bản lấy ý kiến các bộ liên quan và UBND TP Hà Nội về 3 phương
án xây mới và di dời cầu Long Biên. Bà có ý kiến thế nào về các
phương án này?
Kts. Nguyễn Nga: Phương
án tháo dỡ cầu Long Biên đã được Bộ GTVT đề xuất từ cách đây nhiều năm.
Đến nay, Bộ GTVT tiếp tục đề xuất lại phương án tháo dỡ 9 nhịp cầu
nguyên thủy, di dời xuống bãi giữa sông Hồng gọi là để “bảo tồn”.
Chính phủ Pháp đã đề xuất tài trợ 60
triệu Euro để cải tạo nguyên trạng cây cầu Long Biên thành di tích văn
hóa – lịch sử của Hà Nội từ 10 năm nay nhưng Bộ GTVT chỉ muốn sử dụng
cầu Long Biên như môt cây cầu giao thông công dụng và cũng có ý kiến cho
rằng 60 triệu Euro (tương đương 1.800 tỷ đồng) chỉ đủ để cải tạo theo
cách làm quốc tế vì thế phía Việt Nam đã bỏ qua đề xuất này.
Bộ GTVT đã có được nguồn ODA Nhật để xây
dựng mới cây cầu đường sắt ở cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu
sông Hồng. Có lẽ Bộ GTVT muốn tháo dỡ cầu Long Biên để sử dụng chính
trục cầu cũ cho việc xây cầu mới, tránh phải chi khoản kinh phí giải tỏa
mặt bằng...
“Theo quy hoạch, Hà Nội sẽ không để
tuyến đường sắt chạy qua cầu Long Biên trong nay mai, mà sẽ di dời cách
cầu Long Biên chừng 200m, bắt đầu từ phố Hàng Than rồi bắc qua sông
Hồng” – Tuyên bố của Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo với ông Đại sứ Pháp Jean
Noel Poirier, ngày 28/11/2012.
Kiến trúc sư Nguyễn Nga |
- Vậy, theo bà giải pháp nào cho
việc bảo tồn cầu Long Biên tốt nhất để vẫn giữ được tính di sản, tính
biểu tượng đồng thời đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội?
Kts. Nguyễn Nga: Phương
án bảo tồn, tôn tạo và phát triển cây cầu huyền thoại lịch sử này, theo
đúng cách làm của thế giới và cũng là phương án tôi đề xuất qua 3 cuộc
hội thảo, đã nhận được sự đồng thuận lớn từ các chuyên gia đầu ngành
cũng như ý kiến của nhân dân từ mấy năm nay, dựa trên quan điểm của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam như
sau: “…các di tích lịch sử cần phải được: bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo, khai
thác và phát triển. Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
nhằm phục vụ đắc lực đời sống tinh thần cho người dân là nhiệm vụ then
chốt hàng đầu.”
1. Quan điểm bảo tồn bảo vệ và giữ gìn:
Giữ nguyên vẹn các yếu tố kiến trúc còn lại của cầu (các nhịp, dầm thép,
mố cầu) nhằm giữ lại một phần ký ức lịch sử đã qua.
2. Quan điểm cải tạo (tôn tạo): Dựng lại
những nhịp cầu đã mất nhằm thiết lập lại hình dáng ban đầu của cầu.
Nâng cầu lên 3m và mở rộng 15m hai bên thành cầu để tăng hiệu quả sử
dụng.
3. Quan điểm khai thác: Khai thác yếu tố
du lịch và cải thiện môi trường dân sinh; xây dựng cây cầu trở thành
bảo tàng lịch sử cận đại, khu vườn treo và phố nghề nghệ thuật.
4. Quan điểm phát triển: Phát triển cây
cầu trở thành một trục văn hóa lịch sử, trở thành một điểm nhấn trong
cấu trúc không gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của
thủ đô.
- Giữ nguyên 9 nhịp cầu nguyên thủy và
cải tạo theo phương pháp cũ đinh tán ri-vê để triển lãm 2 đầu tàu hơi
nước anh hùng, những toa xe tàu cũ thành các quán café và nhà hàng, được
đặt trên một nền kính trong veo để thấy được tất cả mố trụ cầu cũ,
đường ray xe lửa cũ cũng như sông Hồng chảy bên dưới.
- Đúc mới 10 nhịp cầu đã bị phá bởi
chiến tranh để hoàn chỉnh cây cầu về thiết kế nguyên bản năm 1902. Trên
10 nhịp cầu mới sẽ tổ chức 1 cuộc thi Quốc tế về ý tưởng kiến trúc để
thực hiện một Bảo tàng Ký ức Cầu Long Biên là Ký ức của cả thế kỷ XX mà
trong đó, Việt Nam đã thay đổi cục diện của thế giới qua 3 cuộc kháng
chiến thần thánh: Chấm dứt chế độ thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh
bành trướng của Đế quốc Mỹ và chấm dứt cuộc xâm lược từ phương Bắc. Bảo
tàng này đề xuất được thực hiện bằng kính dựa trên khung thép của cầu
Long Biên nguyên thủy và dùng năng lượng Xanh từ mặt trời, từ gió và
dòng sông.
Cầu Long Biên sẽ trở thành một Cây cầu Bảo tàng và Giao thông Không khói (đi bộ, xe đạp, xe điện hoặc tàu điện nhỏ).
Để hiện thực hóa dự án này, kinh phí sẽ
không quá 2.500 tỷ đồng và đang được triển khai để sử dụng nguồn vốn ODA
Chính phủ Pháp hoặc từ Tổ hợp Đầu tư Pháp – Việt; hoàn toàn không sử
dụng ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện tối đa là 3 năm và có thể
bắt đầu cải tạo ngay cả khi tàu hỏa và xe máy chưa được chuyển sang cầu
khác.
Dự án Bảo tàng Ký ức cầu Long Biên sẽ là
điểm đến của Du lịch Thế giới. Dự án sẽ tạo ra hàng trăm gói dịch vụ và
hàng ngàn công ăn việc làm cho người dân thủ đô Hà Nội và mang hình ảnh
Việt Nam – một dân tộc anh hùng ra hội nhập với thế giới.
Cầu Long Biên đã xuống cấp trầm trọng ở
mức báo động từ sau năm 2010, có nguy cơ sập xuống bất cứ lúc nào. Việc
cải tạo là đương nhiên và cấp bách. Kinh phí cũng như công nghệ đã sẵn
sàng để tránh sự sụp đổ gây tai nạn lớn trên sông Hồng.
3 phương án đưa ra của Bộ GTVT sử dụng
hình ảnh của dự án “Bảo tồn, Cải tạo, Phát triển Cầu Long Biên và khu
vực liên quan, trung tâm thủ đô Hà Nội” đều đi ngược với ý tưởng bảo tồn
của Dự án Bảo tồn 9 nhịp cầu phải ở nguyên trên cầu, không thể di dời
xuống bãi giữa.
Bảo tồn không có nghĩa là xây mới, nhái lại hình dáng cũ.
Bảo tồn không có nghĩa là chắp vá hình dáng và công năng, nửa cũ nửa mới.
- Xin cảm ơn Kiến trúc sư!
---------------------------------------------
Theo Giáo dục Việt Nam 20/2/2014
HOAN NGHÊNH PHƯƠNG ÁN CỦA KTS NGUYỄN NGA!
Trả lờiXóacái tạo cầu LONG BIÊN làm sao để con cháu chúng ta tự hào về cây cầu lịch sử này! và bản thân chúng ta vẫn nhận ra "người quen" cũ! đừng biến nó thành phế thải nằm ở bãi sông Hồng
Em thấy Phương án của KTS N.NGA rất có sức thuyết phục !
Trả lờiXóaChuyện này bàn luận thì tốn nhiều giấy mực, đương nhiên phương án của KTS Nga là thỏa đáng nhất, nhưng ở cái xư Việt Nam này thì nhưng phương án đại loại thế làm sao thực hiện đưuơc, khi quyền sinh quyền sát năm trong tay nhưng người " vô tri vô giác... và vô kiến thức". Tôi là con một KTS những ngày bên ông tôi đã nghe ông nói rất nhiều tâm tư, suy nghĩ về bảo tồn phố cổ HN như thế nào, nhiều học trò của ông hiện nay đã ké tục nhưng suy nghĩ của ông, về câu Long Biên ông có lúc dẫn tôi đi bộ qua cầu và bảo rằng phải khôi phục lại cây cầu như ban đầu của nó, cần ghi danh KTS Pháp nổi tiếng đã thiết kế cây cầu này, đây là một thiết kế cầu vào loại đep nhất trên thế giới, ông còn bảo phải khôi phục lai nhà ga Ha nôi như thời Pháp ,không thể để chắp va như hiên nay, tôi không biết nhiều về kiến trúc, nhưng quả thật đáng buồn cho HN với không ít kiến trúc đồ sộ mà lạ lẫm không chút giá trị thẩm mỹ xây tốn hàng ngàn tỷ rôi bỏ không chả ai lui tới, kiểu như "bảo tàng HN"
Trả lờiXóaPhương án của KTS Nga đọc thấy hấp dẫn hơn cả, lại ít tốn tiền, thời gian, nếu không làm theo thì chắc còn có những tính toán riêng gì đó.
Trả lờiXóaChà tiếc quá! đây cũng là một trong những biểu tượng của Hà Nội. Di tích của quốc gia!
Trả lờiXóachỉnh nha