Cấm bán bia cho người đang cho con bú, bán bia trên vỉa hè..
là nội dung dự thảo NĐ quản lý SXKD bia của Bộ Công thương.
Nhiều người cho là chuyện thừa giấy vẽ voi.
Ông lãnh đạo Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công thương) khẳng đinh : Khả thi nhưng ...
Giải
thích về mục tiêu, ý nghĩa của dự thảo nghị định quản lý sản xuất kinh
doanh bia, theo Vụ Công nghiệp nhẹ - đơn vị chủ trì soạn thảo, mục tiêu
Bộ Công thương nhắm tới là hạn chế lạm dụng bia rượu, hạn chế việc uống
không đúng lúc, đúng chỗ và uống quá liều lượng.
Bia hơi vỉa hè trên phố Tăng Bạt Hổ, Hà Nội hoạt động nhộn nhịp. |
Dự thảo có một số quy định như cấm bán ở bệnh viện,
trường học, công sở, vỉa hè, bán cho người dưới 18 tuổi, người đang cho
con bú..., nhưng những điều này không phải do cán bộ soạn thảo tự nghĩ
ra, mà được căn cứ từ quyết định 224 của Thủ tướng Chính phủ về chính
sách quốc gia phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm
2020 và một số quy định của Bộ Y tế về hạn chế lạm dụng bia rượu...
Nghĩa là những vấn đề trên đã được các văn bản quy phạm pháp luật nêu
rồi, dự thảo nghị định của Bộ Công thương chỉ nêu lại để đảm bảo thống
nhất.
Nghị định là văn bản của Chính phủ, nên việc tổ
chức thực hiện và kiểm tra xử lý sẽ theo quy định chung. Cụ thể, sẽ được
đưa về các bộ ngành, địa phương thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ
của mình. Bộ Công thương chỉ là cơ quan quản lý nhà nước về ngành. Do
có quản lý lĩnh vực bia nên bộ được giao làm dự thảo nghị định về quản
lý sản xuất kinh doanh bia.
Dự thảo nghị định phải đảm
bảo tính đầy đủ, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Còn việc có
khả thi hay không phải phụ thuộc vào việc triển khai của các địa phương,
sự vào cuộc của các cơ quan chức năng. Chẳng hạn, Hà Nội đã ra quy định
cấm bán hàng dưới lòng đường, vỉa hè nhưng có quận làm tốt, có quận
tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến.
Khách nước ngoài uống bia trên vỉa hè đường Bùi Viện, Q.1, TP.HCM. |
Tuy nhiên, quan điểm nên theo hướng nơi nào chưa
thực hiện tốt thì cần chấn chỉnh, nỗ lực hơn, chứ không phải vì thế mà
không quy định. Hơn nữa, “việc xây dựng nghị định cũng nhằm tạo ý thức
cho người sử dụng. Nếu nói không khả thi mà không đưa vào thành quy định
thì người tiêu dùng vẫn tự do lạm dụng”.
Thực tế, trong
dự thảo nghị định có những điểm bản thân thành viên ban soạn thảo vẫn
đánh dấu “ngoặc vuông”, có nghĩa còn có nhiều ý kiến rất khác nhau ngay
trong tổ soạn thảo, cần lấy thêm ý kiến góp ý.
Dự thảo
mới được đưa lên website của Bộ Công thương để lấy ý kiến nhân dân. Vì
vậy, các vấn đề nêu chưa phải quyết định cuối cùng. Tất cả ý kiến đóng
góp sẽ được tổ soạn thảo tiếp thu làm căn cứ để chỉnh sửa nghị định cho
phù hợp với thực tế.
Dự thảo nghị định sẽ xin ý kiến nhân
dân trong 60 ngày, sau đó lấy ý kiến của bộ, ngành, địa phương và hiệp
hội. Kế tiếp sẽ còn phải tổ chức hội thảo để các bên đóng góp ý kiến. Dự
kiến, Bộ Công thương sẽ hoàn tất nghị định và trình Chính phủ vào cuối
năm 2014.
Tổng giám đốc một doanh nghiệp sản xuất bia:
Ông TGĐ sản xuất bia cãi : Tốn kém nhưng không khả thi
Trong
quá trình xây dựng dự thảo, Bộ Công thương có gửi công văn tham vấn ý
kiến của doanh nghiệp. Và tôi đã góp ý một số điểm trong dự thảo nói
trên, đặc biệt là việc cấm kinh doanh bia trên vỉa hè, cũng như quy định
khi đưa bia ra thị trường tiêu thụ phải ghi rõ thành phần, hàm lượng và
cả tác hại của việc lạm dụng bia.
Theo tôi, không thể
cấm kinh doanh bia trên vỉa hè, vì văn hóa người Việt mình hay bán hàng
quán, hàng nước. Khách ngồi chơi ngắm cảnh uống một, hai lon bia chẳng
lẽ cũng bị cho là vi phạm luật? Mà luật nào cấm hành vi này? Tội danh
của nó là gì? Lực lượng nào sẽ đi kiểm tra từng hàng, từng quán để biết
họ có bán bia không?
Rất buồn cười! Nếu các nhà quản lý
cho rằng, việc hạn chế điểm bán, trong đó có điểm bán ở vỉa hè, nhằm
ngăn chặn các tác hại xấu từ bia mang lại thì đây không phải là một biện
pháp có tính khả thi cao, nếu không muốn nói là không thể thực hiện
được.
Riêng việc dán nhãn tem trên bia thì càng vô lý.
Mục đích của việc dán nhãn này để làm gì? Nếu muốn ngăn chặn bia giả,
bia nhập lậu thì đã có cơ quan chức năng khác lo.
Còn nếu
đòi nhà sản xuất phải dán thì với bia lon phải dán tem ở đâu, trong khi
bản thân trên các sản phẩm bia hiện nay đều đã có đầy đủ thông tin cần
thiết cho người tiêu dùng biết họ đang sử dụng sản phẩm của ai, bao gồm
những thành phần, cấu tạo gì trong sản phẩm.
Còn nếu dán
trên bia chai, nhà sản xuất phải tốn thêm chi phí khủng cho công tác tẩy
rửa, xử lý vì chúng tôi vẫn phải sử dụng chai lại. Rõ ràng chỉ gây tốn
kém thêm cho doanh nghiệp và không hề mang lại thêm cho người tiêu dùng
được lợi ích gì.
Chắc chắn cái Dự thảo quái đản này của vụ Công nghiệp nhẹ ( Bộ Công thương) sẽ bị vứt vào sọt rác. Tôi tin chính mấy thằng cha ăn lương dân trả , sau khi ngồi quán bia vỉa hè nửa say nửa tỉnh đã nghĩ ra rồi chấp bút Dự thảo này. Họ cứ làm dù biết trái với lương tâm nhưng chủ nghĩa thành tích đã làm họ hóa rồ ! Dân gian gọi chúng là bọn "ăn bẩn" nên bị bệnh " tẩu hỏa nhập ma !"
Trả lờiXóa