1. Tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ Tịch có thư cho “các em học sinh” nhân ngày khai trường [1] . Đó là một văn bản kiệt xuất, đầy tình nhân ái của một chủ tịch nước: “Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các em được giỏi giang”.
Giọng văn giản dị, cảm động, khích lệ: “Trong năm học tới đây,
các em hãy cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn.
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta
cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao
cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu”.
Lời dạy được khắc vào tim bao thế hệ, không bao giờ cũ: “Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Điều đặc biệt là thư này chỉ dành riêng cho học sinh, không nhắc đến ai khác!
2. Không biết từ lúc nào, đến hẹn lại lên,
nhân ngày khai trường các chủ tịch nước đều kiên nhẫn ngồi viết thư thăm
hỏi. Thư các chủ tịch nước từ Trần Đức Lương năm học 2005-2006 đến nay,
đối tượng của bức thư được mở rộng [2]. Ví như năm nay là “Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên thân mến!”[3] .
Vui nhất là bố cục các bức thư. Đó là là một thứ văn phong hành chính
vô cùng mẫu mực thể hiện rõ “ý đảng lòng dân” với các phần sau đây:
+Lời chào nhân dịp khai giảng, gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
+Năm học vừa qua, toàn ngành đã cố gắng đạt được a, b, c gì đó.
+Năm nay cần tiếp tục d, e, f gì đó. (giữa hai phần này thường có câu đệm: “Tôi nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cố gắng và những kết quả đã đạt được của ngành Giáo dục trong năm học vừa qua”).
+Lời chúc tốt đẹp.
3. Ngày khai giảng năm học khắp nước, từ
Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau đều như nhau. Sau khi tuyên bố lí do, nhà
trường sẽ cử một người (có chức vụ, có giọng tốt, tất nhiên) sang sảng
đọc thư chủ tịch nước nhân ngày khai giảng [4] ! Ngành GD năm nào cũng
phát động sự cải tổ đổi mới nhưng những bức thư luôn luôn không mới.
---------------------------------------------
Tên bài do Calathau đặt lại ( Tên của tác giả :"Ngành Giáo dục làm khó cho Chủ tịch nước " )
Liệu có phải là ngày khai giảng đang trở thành cơ hội để diễn ra cuộc chạy đua giưa TBT và CTN để lấy lòng dân không ? rồi ai sẽ thắng đây ?
Trả lờiXóaNăm nào cũng vậy chỉ khác số hiệu như 2013 - 2014 hay 2014-2015 ... còn nội dung thì vũ như cẩn nên cũng chẳng mấy ai chú ý nghe và có đọc xong thì cũng trôi đi ... TRÔI ĐI !
Trả lờiXóaGS Hồ Ngọc Đại nhận xét : " Nếu so với thế giới, nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu. Tôi có thể nói thế này: Vào thời điểm này từ cuộc sống, tất cả các ngành, các nghề của con người và xã hội đã biến đổi rất lớn so với cách đây 15-20 năm, nhưng nghiệp vụ sư phạm của chúng ta thì từ nửa thế kỷ nay không thay đổi gì cả. Thậm chí còn tệ hại hơn trước vì trước là thầy giảng, trò ghi nhớ nhưng bây giờ là thầy đọc, trò chép."
Trả lờiXóaVâng ! Nền giao dục của VN ngày càng đi xuống, vậy mà các quan giáo dục ngày càng thăng quan tiến chức ! Ô, hôhôhô ! Bọn "phản động" cho rằng ĐCSVN chỉ vì Đ chứ không vì Dân , khốn nạn thế đấy !
Nhìn các cháu THƯƠNG QUÁ ! XÓT XA QUÁ cụ ạ !
Trả lờiXóa