Trong số rất nhiều phụ nữ đẹp đó, có
4 cái tên vẫn được mọi người nhắc tới cho đến bây giờ đó chính là: Bà
Bạch Thược, Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam Thu Trang, bà Nghiêm Thúy Băng
và bà Đỗ Thị Bính.
Hoa hậu Thu Trang
Bà tên là Công Thị Nghĩa, nhưng cái tên quen thuộc hơn với
đám đông lại là Thu Trang. Sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội, học xong
bậc tiểu học, bà Nghĩa theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi
cho công việc của thân phụ.
Ngày 20.5.1955, nhân lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát
Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam được diễn ra. Xuất sắc
vượt qua hàng loạt nhan sắc, Thu Trang đăng quang vương miện Hoa hậu.
Từ thời bấy giờ, bà Thu Trang đã có chiều cao 1,61m, số đo 3
vòng là 86-62-88. Năm 1961, nhận lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại
Pháp, bà đã rời Sài Gòn và định cư lâu dài tại đất nước này. Sang Pháp,
bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào.Thay
vào đó, bà quay trở lại thú đam mê thời con gái là viết và nghiên cứu
lịch sử.
Bà Bạch Thược
Bà Bạch Thược sinh năm 1935, là một trong những nhan sắc
nức tiếng ở phố cổ Hà Nội thuở bấy giờ. Khi bà Bạch Thược cất tiếng khóc
chào đời trong căn nhà ở phố Ngõ Trạm, Phùng Hưng, cả gia đình bà đều
mong chờ một cậu quý tử để nối dõi tông đường, bởi nhà bà đã có đến 3 cô
con gái. Nhưng bố mẹ của bà Bạch Thược đã không phải thất vọng, bởi khi
vừa chào đời bà đã có những nét đẹp rạng rỡ.
Lớn lên, vẻ đẹp thuần khiết, mang nhiều cá tính của một cô
gái Hà Nội đã khiến bao chàng trai ngày đó mê mẩn. Bạch Thược lại có
năng khiếu văn nghệ, bà tham gia diễn nhiều vở kịch của trường, như Quán
Thăng Long, Lý Chiêu Hoàng, nên vẻ đẹp của bà càng có dịp được tỏa
sáng.
Bà Thược năm nay đã 79 tuổi, nhưng nét đẹp sắc sảo mặn mà,
đài các của một người con gái Hà thành xưa vẫn còn vương lại trên khuôn
mặt bà. Bấy lâu nay, bà sống một mình trong căn nhà tập thể ở khu Nam
Thành Công, các con đều đã trưởng thành và rời xa vòng tay của mẹ.
Bà Nghiêm Thúy Băng
Khi nhắc đến cố nhạc sĩ Văn Cao, nhiều người đã nghĩ ngay
đến người vợ thân yêu của ông, bà Nghiêm Thúy Băng. Bởi, từ rất lâu rồi,
người phụ nữ gốc Hà Thành ấy như một biểu trưng cho sắc đẹp hội tụ của
mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Bà Thúy Băng được thừa hưởng nhan sắc từ người mẹ, cũng là
con của một đại tư sản ngày đó. Cuộc sống giàu sang và nhan sắc rực rỡ
của Thúy Băng đã khiến bao chàng trai tốt nghiệp bác sĩ, kỹ sư bên Pháp
về si mê và cho người đến dạm ngõ, nhưng Thúy Băng vẫn không rung động
trước một ai.
Năm nay, dù đã bước sang tuổi 84 nhưng gương mặt bà vẫn còn
lưu lại những nét đẹp xưa của một giai nhân Hà thành. Đó là vẻ đẹp sang
trọng, đài các và nền nã của một cô gái được sinh ra trong gia đình
giàu có. Bà Thúy Băng hiện sống trong căn nhà nhỏ ở phố Yết Kiêu, ngôi
nhà còn lưu giữ rất nhiều ký ức về người chồng tài hoa của bà.
Bà Đỗ Thị Bính
|
||
----------------------------------------------
Theo Gia đình
Theo Gia đình
Thập niên 70 thế kỉ trước ,VN khốn khó vì chiến tranh ,không còn thi sắc đẹp ,nhưng thời ấy HN có những người đẹpcuốn hút ,biết bao chàng trai tài ba đã chen chân đến ngắm sác đẹpcủa hoa hậu không bầu chọn .Một trong các địa chỉ lúc nào cũng đông nghịt các chàng trai si tình là BƯU ĐIỆN BỜ HỒ ,trong số ấy cũng có một vài chàng thuộc dân làng CU LỜ ,một nười đào hoa may mắn đã chinh phục được nàng ..Vì là nhà báo ,hoạt động rộng nên TRƯỞNG MÕ làng có lưu được nhiều tấm ảnh của nàng và chắc chắn cũng nhớ họ tên ,địa chĩ của nàng ,nếu không có gì vướng mắc xin trưởng mõ công bố cho dân làng biết .
Trả lờiXóaTrong 4 người đẹp của HÀ THÀNH xưa tôi được chiêm ngưỡng 2 người đẹp là bà THÚY BĂNG và bà ĐỖ THỊ BÌNH .nhà ô. VĂN CAO ở cuối phố YẾT KIÊU cạnh phố VŨ HỮU LỢI (nơi tôi ở từ 1958 đến 1979 )Bà BĂNG về già hơi mập và thấp (có lẽ ngày xưa chỉ chú ý xét bộ măt là chính) còn bà BÌNH (người đẹp áo đen) là vợ của kĩ sư silicat tốt nghiệp ở PHÁP về .2 cụ chính là thân sinh của bạn BÙI TƯỜNG ANH( em gái là MAI,em trai là QUÂN) nhà ở trước đây : số 1 HỒ XUÂN HƯƠNG(cạnh hồ THIỀN QUANG),cụ cũng thấp và người nhỏ nhắn.ngày đi học tôi vẫn đén nhà TƯỜNG ANH và gập cụ bà cụ ông.
Trả lờiXóaCác cụ trước đây không trang điểm mấy mà vẫn đẹp. Chắc là cái đẹp toát ra từ tâm hồn, từ lời ăn tiếng nói phải không ạ?
Trả lờiXóaĐúng là " Tứ đại mỹ nữ" của Hà Nôi, ai thì không biết chứ Bà Thúy Băng vợ của nhạc sỹ Văn Cao thì tôi có biết vì thời đầu kháng chiến tản cư lên Tuyên Quang nhà cua Văn Cao ngay gần nhà tôi. Tôi đi nhiều nước nơi nào cũng thấy mấy vị quan chức đan ông của các nước đó khen con gái Ha Nội đep, trong câu chuyên với Thu tương Malaysia khi tôi làm Đại Sứ ở đó chính ông cũng nói là thích Ha Nội vì 2 lẽ, một là con gái đẹp và hai là nhiều cây xanh, quả là chí lý.
Trả lờiXóaCác cụ khen con gái HN đẹp làm tôi thấy tủi quá ! "Vậy sao mình lại bỏ HN mà đi !!!"
Trả lờiXóaSai Gòn chẳng có mùa thu
Mà xao xác lá, để ru lòng người
Cái thời mười chín, đôi mươi
Sang đông ấm mãi nụ cười em trao
Sài Gòn cái nắng hanh hao
Em ơi hãy gửi rét vào cho anh ....