“Tàu Việt Nam đầu hàng”.
Lính Trường Sa phẫn nộ .
Thứ hai, 16/03/2015, 09:14 (GMT+7)
(Biển Đảo) - Khi
bước vào cuộc chiến sinh tử ở Trường Sa năm 1988, lá cờ duy nhất mà Đại
tá Vũ Huy Lễ và đồng đội mang theo trên tàu HQ505 là cờ Tổ quốc.
Khi nói về Hải chiến Trường Sa 1988, giới quân sự và truyền thông
Trung Quốc một mặt ngang nhiên thừa nhận những hành vi dã man, vô nhân
tính của mình đối với lực lượng Việt Nam tham gia bảo vệ chủ quyền hợp
pháp.
Mặt khác, họ cũng trắng trợn đưa ra những thông tin, lập luận hoàn
toàn sai sự thật, đổi trắng thay đen nhằm đánh lạc hướng dư luận quốc
tế, bôi nhọ Việt Nam trong cuộc chiến anh dũng cách đây 27 năm.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được dẫn lại ý kiến phản bác
đanh thép của những nhân chứng quan trọng, những quân nhân Việt Nam đã
từng trực tiếp tham gia Hải chiến Trường Sa, để phản bác một trong những
luận điệu trơ tráo như vậy từ phía Trung Quốc.
Trung Quốc bịa đặt: “Tàu HQ505 giương cờ trắng đầu hàng”
Ai cũng biết, trong buổi sáng bi tráng 14/3/1988, tàu HQ505 của
thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhận lệnh đến đảo Cô Lin để thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ đảo.
6h30 sáng, sau khi tàu HQ 604 bị bắn chìm, tàu chiến Trung Quốc quay
sang dùng pháo 100mm bắn dữ dội vào HQ505. Tàu bị trúng đạn, hỏng máy
trôi ra xa, bốc cháy dữ dội.
Trong thời khắc sinh tử ấy, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã có một quyết
định sáng suốt: Dốc toàn lực sửa chữa máy, đưa tàu lên bãi cạn để giữ
đảo, giữ tàu.
Con tàu trở thành một pháo đài khổng lồ, hiên ngang án ngữ lối lên đảo Cô Lin.
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và 9 đồng chí đã ở lại cùng tàu, kiên cường
bám trụ, sẵn sàng chống trả mọi hành động xâm lược từ phía Trung Quốc,
mãi gần 2 tháng sau mới rút về. Nhờ vậy, ta giữ được Cô Lin.
Thế nhưng, cuộc chiến đấu kiên cường, trước kẻ địch đông hơn nhiều
lần, được trang bị mạnh và đầy dã tâm của tàu HQ505 lại bị các tướng
lĩnh và giới truyền thông Trung Quốc xuyên tạc một cách bỉ ổi.
Một bài viết đăng trên trang Quân sự của Sina năm 2013 mô tả, khi bị
pháo Trung Quốc bắn dồn dập, “thuyền trưởng Vũ Huy Lễ nhận thấy tình
hình bất ổn bèn lựa chọn phương án… bỏ chạy.
…Trước sự tấn công dồn dập, tàu vận tải HQ505 bốc cháy 2/3, gần như trở thành một đống lửa lớn.
Vũ Huy Lễ bất đắc dĩ phải phất cờ trắng và tấp lên Đá Cô Lin, huy
động công binh cứu hỏa. Bọn họ không còn tinh thần chiến đấu nữa”.
Tờ này còn bịa đặt rằng “chiều 14/3, tại hải vực gần Đá Cô Lin, “khi
tàu vận tải HQ505 bốc cháy, mắc cạn trên Đá Cô Lin thì thuyền trưởng Vũ
Huy Lễ chỉ biết đứng nhìn, nước mắt lưng tròng”.
Sina cũng không quên “tán dương sự độ lượng của Trung Quốc” (dù điều
đó hoàn toàn khác xa thực tế) khi ngạo nghễ tuyên bố rằng “được sự cho
phép của Trung Quốc, ông Vũ Huy Lễ chớp thời cơ giữ Đá Cô Lin.
Về sau, cũng dưới sự cho phép của Trung Quốc, hải quân Việt Nam mới điều tàu ra kéo HQ505 về Cam Ranh”.
Một bài viết khác của báo điện tử China.com đăng hồi năm 2007 cũng
dùng những lời lẽ xảo trá để bôi nhọ hành động vệ quốc, giữ đảo anh dũng
của Đại tá Vũ Huy Lễ cùng các chiến sĩ.
Tờ này viết: “9h đúng, tàu đổ bộ HQ505 của hải quân Việt Nam cuối cùng đã treo cờ trắng.
Tàu HQ505 do Trung Quốc viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam vào
tháng 3/1974. 14 năm sau, những vật dụng trên tàu như bát đĩa, cốc trà,
bàn ghế vẫn còn in hàng chữ ‘Hạm đội Nam Hải – Hải quân nhân dân Trung
Quốc’.
Tuy nhiên, lá cờ trắng đầu hàng là của chính Việt Nam”.
“Lá cờ duy nhất HQ505 mang theo là cờ Tổ quốc”
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Vũ Huy Lễ khẳng định những thông tin do phía Trung Quốc nói về việc tàu
HQ505 giương cờ trắng đầu hàng là hoàn toàn bịa đặt.
Đại tá Lễ khẳng định, trên tàu khi đó không hề có lá cờ trắng nào. Lá
cờ duy nhất mà ông và các đồng đội mang theo vào cuộc chiến sinh tử là
cờ Tổ quốc.
Ông kể lại: “Khi nhìn sang Đá Gạc Ma, thấy Trung Quốc bắn đồng chí,
đồng đội của mình, tôi đã huy động anh em trên tàu HQ505 vào vị trí và
cho nhổ neo khẩn cấp để cơ động chiến đấu với Trung Quốc”.
Đại tá Lễ khẳng định không bao giờ có chuyện ông và các đồng đội bỏ chạy, dù chỉ là thoáng qua trong ý nghĩ.
Khi chúng tôi cơ động chiến đấu thì Trung Quốc cho 2 tàu pháo bắn xối
xả sang phía chúng tôi khiến máy tàu hỏng, không hoạt động được nữa.
Lúc đó, tàu bị trôi ra xa đảo”, ông nói.
Về vấn đề này, Đại úy Nguyễn Huy Cường – Nguyên Thuyền phó 2 tàu
HQ505 khi đó rất bức xúc và khẳng định với chúng tôi: “Làm sao có thể có
chuyện chúng tôi bỏ chạy và giương cờ trắng như vậy được. Đó hoàn toàn
là lời xuyên tạc trắng trợn”.
“Làm sao có thể chỉ đứng nhìn rồi nước mắt lưng tròng…”
Bằng thái độ bình thản của một người đã từng vào sinh ra tử, quá quen
với những mưu chước và tâm địa của kẻ thù, Đại tá Lễ khẳng định thông
tin mà Sina mô tả về ông là “nước mắt lưng tròng, chỉ biết đứng nhìn khi
tàu bốc cháy, mắc cạn trên Đá Cô Lin” cũng là bịa đặt.
“Khi lên đảo, tôi chắc chắn tàu không thể chìm được và lực lượng của
mình không thể hi sinh hết được nên phải tổ chức chữa cháy để đảm bảo an
toàn cho anh em và tàu không bị thiệt hại nặng.
Anh em tổ chức cứu chữa, băng bó cho thương binh nên làm sao có
chuyện tôi đứng trơ ra mà nhìn. Lúc đó tôi đứng ra tổ chức triển khai
nhiệm vụ tiếp theo của đơn vị.
Trong hoàn cảnh như thế, ý chí chiến đấu trong tôi cũng như những
người lính khác rất mạnh mẽ thì làm sao có thể đứng nhìn rồi nước mắt
lưng tròng được”.
Theo lời Đại tá Lễ thì cũng không có chuyện tàu HQ505 được “Trung
Quốc viện trợ cho Việt Nam và đến năm 1988, khi tàu bị bắn phải lao lên
Đá Cô Lin thì mọi vật dụng trên tàu đều mang chữ ‘Hải quân nhân dân
Trung Quốc’…”
“Tàu HQ505 của chúng tôi là tàu vận tải đổ bộ loại LST của Mỹ được sản xuất từ năm 1944.
Tàu lớn, dài gần 100m, rộng khoảng 28m, được chúng tôi tiếp quản sau
khi giải phóng miền Nam năm 1975. Sau khi đi học bên Liên Xô về năm
1982, tôi được giao làm Thuyền trưởng HQ505”, ông Lễ cho biết.
Sự độ lượng của Trung Quốc là thế này sao?
Tự nhận là “chính nghĩa”, “độ lượng”, trang Sina Trung Quốc viết rằng
“Được sự cho phép của Trung Quốc, ông Vũ Huy Lễ chớp thời cơ giữ Đá Cô
Lin…”
Thế nhưng, cũng chính trang này, khi đăng bài phỏng vấn Từ Hữu Pháp –
Chính ủy tàu 531 Trung Quốc, một trong những con tàu hung hăng nhất
trong việc bắn giết các chiến sĩ Việt Nam khi đó đã ghi lại lời Từ,
rằng: “Mắc cạn cũng phải tiếp tục đánh.
Nếu không đánh tôi sợ sẽ có vấn đề về sau nếu như tàu Việt Nam vẫn
còn khả năng di chuyển. Chúng tôi tiếp tục bắn, hỏa lực rất mạnh…”
Thậm chí, tàu Trung Quốc còn xả súng ác liệt vào những người lính
Việt Nam tay không tấc sắt đang trôi dạt trên biển và những người đi tìm
kiếm, cứu, vớt đồng đội.
Đại tá Lễ kể: “Sau khi tàu HQ505 đã ủi bãi thành công, nhìn sang bên
đảo Gạc Ma thấy đồng chí, đồng đội nhấp nhô trên đảo và một số trôi dạt
trên biển nên chúng tôi quyết định đưa xuồng máy đi cứu vớt anh em về.
Lúc đó, trong mình chỉ có một tình cảm đồng chí, đồng đội trào dâng.
Anh em bị đánh như vậy, tàu thì chìm, bằng mọi giá mình phải cứu, vớt để
giảm thương vong.
Khi đó, quân Trung Quốc dùng súng bắn chặn đầu nhằm cản trở việc cứu đồng đội của chúng tôi.
Một số anh em khi được cứu về đều nói rằng Trung Quốc đã dùng xuồng
máy và dùng súng 12,7 ly bắn lính Việt Nam khi anh em trôi dạt nên nhiều
người đã chết.
Vì như thế, anh em đã phải lặn xuống phía dưới những mảnh gỗ trôi
nổi, nếu nhô đầu lên là bị bắn chết. Quân Trung Quốc ngày đó rất dã
man”.
Có quy ước nào trong chiến tranh, hay quy ước nào trong lương tâm con
người cho phép họ nhằm bắn vào những người không mang vũ khí, hoàn toàn
không còn khả năng tự vệ. Thế nhưng, trong Hải chiến Trường Sa, lính
Trung Quốc còn ra tay tàn bạo hơn thế.
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên phó tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân cho
biết ngày 14/3/1988, ông đang ở trên tàu HQ614 từ đảo Đá Đông chạy đến
Gạc Ma.
Khi tàu đến nơi thì trận chiến đã kết thúc. “Chúng tôi quay ra tìm
kiếm anh em của ta nhưng tàu chiến Trung Quốc liên tục ngăn cản.
Lính Trung Quốc quá dã man! Họ dùng súng 37 ly, vốn chỉ dùng cho
phòng không, hạ nòng xả vào chiến sĩ của ta đang trôi dạt trên biển
không hề bắn trả. Họ còn nổ súng cản trở tàu ta làm nhiệm vụ cứu thương
dù chúng tôi đã treo cờ chữ thập đỏ…”
Sự “độ lượng”, “chính nghĩa” trong Hải chiến Trường Sa mà báo Trung Quốc vẫn rao giảng mấy chục năm qua là thế này sao?
HQ.505 - Tầu vận tải đổ bộ với các chiến sĩ Hải quân do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đã làm nên kỳ tích ở quần đảo Trường Sa 14/3/1988 . Trở thành tượng đài của Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam !
Em nghĩ cái bọn phóng viên TQ non choẹt, có biết gì về sự thật và lịch sử đâu. Cấp trên bảo gì viết nấy ăn tiền...Thực là quá đáng!
Trả lờiXóaViệc bịa đặt xuyên tạc sự thật của TQ ở trận chiến Biên giới, ở HS, Gạc Ma v.v.đã trở nên quá quen thuộc, khiến chẳng ai tin. Nhưng chúng ta đọc ,xem tư liệu về trận chiến bảo vệ Gac Ma từ cả hai phía đều dễ dàng nhận ra một sự thật đắng cay: phía VN không một phát súng bắn trả. Không một dòng nào mô tả tàu VN bắn lại tàu bọn chúng.Chỉ có đại bác trên tàu chiến Hải quân TQ bắn xối xả vào tàu ta như bắn bia. Vậy sao gọi là trận chiến đấu ? là anh hùng hả mấy thẳng Tầu ô nhục? Còn tại sao các chiến sĩ ta không được bắn vào kẻ thù lại là một chuyện khác, ,trước sau lịch sử sẽ phán xét...
Trả lờiXóaKhông thể là cuộc hải chiến, mà là cuộc thảm sát những người lính Công binh Hải quân Việt Nam đang làm nhiệm vụ bình thường của họ trên hải phận của Tổ quốc. Kẻ giết người chính là bọn Hải quân TQ thuộc Ham đội Nam Hải. để thực hiện mục tiêu cướp đảo, cướp biển VN, bọn này đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động lực lượng hùng hậu hung hăng nhưng lén lút . Chúng ra tay một cách tàn nhẫn. Chúng bắn thẳng vào những người mà trước sau chúng xoen xoét kêu là “đồng chí” ! Cả gia đình tôi gắm bó với sự ra đời và trưởng thành của HQNDVN : Cha tôi là 1 trong số những người đầu tiên được Tướng Giáp chọn xây dựng Cục Phòng thủ bờ biển ( Sau này thành Quân chủng HQNDVN ). Tôi từng là học viên Trường Ha sĩ quan đầu tiên của Quân chủng. Em trai tôi tốt nghiệp HV Sĩ quan Hải quân từng là thuyền phó con tầu vận tải HQ.505 mà Anh hùng Vũ Huy Lễ là thuyền trưởng. Anh Lễ coi cha tôi như bố nuôi và coi chúng tôi như anh em .( Tôi hơn tuổi Lễ, anh gọi tôi bằng anh xưng em). Có 1 Tết, HQ.505 cặp cảng Ba Son, tôi đã được Lễ mời lên tầu dự lien hoan với các anh em chiến sĩ . Thực ra đây là con tầu vận tải hộ tống (“há mồm”) ta tiếp quản từ HQ chế độ SG . Thời ấy nó là tầu hiện đại nhất của HQSG do Mỹ đóng từ năm 1943 chứ đâu phải tầu của Trung Cộng viện trợ cho ta như bọn bồi bút bên Tầu bịa đặt ! Thực sự những tầu của HQVN chạm trán với tầu TQ toàn là tầu vận tải quân sự. Lính thủy hầu hết là lính công binh xây dưng công trình biển. Trang bị vũ khí vừa ít vừa hiệu suất thấp và đã cũ kỹ lắm rồi ! Lính ta đánh nhau với lính Tầu chỉ có cuốc xẻng, xà beng là chính. Trong khi bọn cướp kia thì hỏa lực như thế nào, chúng ta đều đã rõ . Trong hoàn cảnh tương quan lực lượng như vậy, chỉ cần một sự mât tỉnh táo về phía ta ( như nổ súng trước vài giây) cũng đủ thành cái cớ để bọn chó đ iên “đại Hán” kia hăng máu thảm sát dã man hơn nữa các chiến sĩ ta đang hầu hết tay không ! đây là sự thật. Sự thật đau lòng mà chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở các anh. ( Nên nhớ, giặc Tầu mạnh như vậy cũng chỉ cướp được đảo chìm san hô Gạc Ma . Còn 2 miếng mồi ngon là Cô Lin và Len đao thì chúng đâu dám đặt chân lên ! ).Cũng còn một sự thật mà nhiều nhân chứng, nhất là thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã khẳng định : không có ai từ đất liền ra lệnh cho các chiền sĩ ta “ Không được nổ súng”. điều này có thể khiến nhiều người bức xúc, nhưng riêng tôi cho rằng hợp lý và hợp tình . Chính vì vậy hành động lao lên bãi đá Cô Lin của HQ.505 càng trở nên ý nghĩa. Nó như một tượng đài giữa biển cả đánh dấu môt THIEN ANH HUNG CA vừa Bi vừa Hùng khắc cốt ghi xương CUA DAN TOC VIET !
Trả lờiXóa