Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Hồi ký Vũ Đình Huỳnh " Từ Tân Trào về Hà Nội " (Bài 2)

HỒ CHỦ TỊCH VỀ HÀ NỘI .
Hồi ký của cụ Vũ Đình Huỳnh 

Cụ Vũ Đình Huỳnh (1906-1990), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), Thư ký đầu tiên của Hồ Chủ tịch, Giám đốc Công thương Liên khu III - IV, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao, Vụ trưởng Ban Thanh tra Chính phủ, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất... 

( Tiếp theo bài LẦN ĐẦU GẶP ÔNG CỤ đã đăng trước )
...Có lẽ do ảnh hưởng của bản báo cáo miệng của tôi với Ông Cụ về tình hình trí thức Bắc Hà và kết quả những cuộc tiếp xúc của tôi và Võ Nguyên Giáp với trí thức mới đây, nên trong cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng tại nhà Trịnh Văn Bô (khoảng 21 hoặc 22/8/1945), anh Sao Đỏ đã đề nghị tôi tách khỏi mọi công tác để giúp việc cho Ông Cụ. Mặt khác, trong thời kỳ hoạt động bí mật, tôi đi lại nhiều, có nhiều hiểu biết về các địa phương trong nước, có quan hệ với nhiều người thuộc nhiều giới khác nhau, mà Ông Cụ thì lại mới từ nước ngoài về, cần đến một người như tôi ở bên cạnh để tham khảo ý kiến. Đề nghị của anh Sao Đỏ được Thường vụ tán thành. Quả vậy, việc đầu tiên của Ông Cụ sau khi đặt chân lên đất Hà Nội là nhanh chóng xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng trung ương gồm những người có danh tiếng, đại diện cho tinh hoa đất nước. Với bản tính khiêm tốn, trọng kẻ sĩ, Ông Cụ không tự coi mình cao hơn hết, những người cộng sản giỏi hơn hết, không cần tới ai khác. Cũng tại Tân Trào, sau khi kết thúc câu chuyện với anh Sao Đỏ và tôi, Ông Cụ nói: “Chúng mình là cái men thôi, gây nên được rượu là nhờ vào cơm nếp, phải có đông đảo quần chúng tham gia mới thành cách mạng”. Ông Cụ coi nhân sĩ, trí thức là thứ men tốt, cần phải kéo họ về mình. Bước dừng chân đầu tiên nơi cửa ngõ Thủ đô của Ông Cụ là làng Phú Gia ở bên kia sông Hồng. Anh Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) lập tức sang sông gặp Ông Cụ để báo cáo công việc. Ngày 24/8/1945, tôi đón Ông Cụ về 48 Hàng Ngang, lần này với tư cách là người thư ký riêng, mà hồi đó người ta thường gọi là bí thư. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nhà riêng của Trịnh Văn Bô, một nhà tư sản có tiếng của thành phố hồi ấy. Anh chị Bô rất có cảm tình với cách mạng và đã tích cực giúp đỡ các cán bộ của Đảng trong những ngày ta chưa lấy được chính quyền. Xe đón Ông Cụ từ Phú Gia về Hà Nội qua cầu Long Biên là rẽ ngay đường Hàng Khoai rồi tạt hông chợ Đồng Xuân về 48 Hàng Ngang (chứ không phải đi theo đường Hàng Cân như một số hồi ký đã viết). Đường phố đã lên đèn. Tưng bừng tiếng trống ếch thiếu nhi, đó đây những dòng người biểu tình thị uy hô vang những khẩu hiệu cách mạng, ở góc đường một đám đông đang đứng nghe một cán bộ diễn thuyết về chương trình mười điểm của Việt Minh... Cả Hà Nội tắm mình trong không khí ngày hội lớn. Khi bước lên xe, Ông Cụ hỏi tôi: “Bây giờ anh cho tôi về đâu?”. “Thưa Cụ, anh em đã bố trí một cơ sở chu đáo". Tôi đáp, biết Ông Cụ là người cẩn thận. Xe đến cầu Long Biên, Ông Cụ ngả hẳn người ra kính cửa xe nhìn những gióng sắt của cây cầu rồi nhìn xuống sông Hồng. Cái nhìn vừa chăm chú lại vừa bỡ ngỡ. Tôi tự hỏi không biết đây có phải là lần đầu tiên Ông Cụ nhìn thấy những cảnh này không? Chẳng lẽ Ông Cụ chưa một lần ra đất Thăng Long? Nhưng tôi không dám hỏi. Khi đi gần hết cầu, Ông Cụ lẩm bẩm: “Nước to”. Chỉ mãi tới khi xe chạy ngang hông chợ Đồng Xuân, Ông Cụ mới nói với tôi: “Tôi chưa biết Hà Nội bao giờ cả”.
 Tôi đáp “dạ” và cảm thấy xót xa trong lòng: Khổ cho Ông Cụ, biết Paris, biết Berlin... mà lại chưa biết Hà Nội. Ông Cụ về Hà Nội với bộ quần áo chàm và cái túi vải cũng nhuộm chàm mà người Tày thường đeo trong khi lên nương rẫy hoặc đi chợ, con người mà vài năm sau được cả thế giới biết tiếng.
 Sáng hôm sau, Ông Cụ bảo tôi báo cáo lại lần nữa, tỉ mỉ hơn, cụ thể hơn về từng vị nhân sĩ, trí thức. Tôi ngạc nhiên trước sự quan tâm đặc biệt của Ông Cụ đối với các vấn đề tôn giáo, đặc biệt là đạo Thiên Chúa. Những gì tôi báo cáo, Ông Cụ ghi vào sổ tay, bằng chữ Hán, rất ngắn gọn, chỉ vài ba chữ là đủ. Từ những dòng ghi vắn tắt đó đã ra đời kế hoạch thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hằng ngày, tôi đón Ông Cụ ra Bắc Bộ Phủ làm việc. Sau ít ngày ở 48 Hàng Ngang, Ông Cụ chuyển đến ở ngôi nhà của Chánh án Tòa Thượng thẩm cũ, số 8 phố Bonchamp (trước cửa Thủy Tạ, sau bị Pháp phá trụi), chỉ trở về Hàng Ngang để ăn cơm. Chị Trịnh Văn Bô ngày ngày đặt hai thồi cơm bên Đông Hưng Viên, một hiệu cao lâu có tiếng của người Tàu ở phố Hàng Buồm, đến giờ họ khắc bưng sang. Trong những ngày sôi động này, ngoài công việc hằng ngày với Ông Cụ (mà chúng tôi bắt đầu gọi bằng Bác cho thân mật) tôi vẫn thường được Bác phái đi gặp các nhân sĩ, trí thức, đặc biệt là các cụ cao tuổi như cụ Nguyễn Văn Tố, cụ Phạm Bá Trực, cụ Bùi Bằng Đoàn... Tôi nhớ mãi cái buổi tối đến mời cụ Nguyễn Văn Tố tham gia việc nước. Cụ pha trà mời tôi rồi khiêm tốn từ chối: “Tôi là con người không làm cách mạng được, chỉ biết chút chữ nghĩa, nhưng không hiểu gì chính trị, xin các ông miễn cho...”. Cụ nói thẳng bằng giọng hết sức thật thà, khiêm tốn. Đến khi tôi nói rõ cụ Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc và nay Cụ Hồ mời các cụ ra gánh vác quốc sự, mưu hạnh phúc cho dân thì cụ Tố cảm động nói: “Cụ đã nói thế, tôi còn biết từ chối làm sao... Thôi thì còn chút trí mọn nào tôi xin cống hiến hết”
Kiều Khải
“Sở dĩ tôi nói nhiều tới các vị nhân sĩ trí thức ngay từ những ngày đầu tiên của cách mạng đã lựa chọn con đường cùng với cả dân tộc chiến đấu cho độc lập và tự do là nhằm nhấn mạnh chính sách đại đoàn kết dân tộc mà Hồ Chủ tịch đã đề ra. Chính sách này xuất phát từ lòng Bác, chứ không phải là một thủ đoạn cách mạng, như có người nghĩ, cả ở phía ta, cũng như ở phía không phải ta” (Vũ Đình Huỳnh)....
---------------------------------------------
 Từ trái qua phải: Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Vũ Đình Huỳnh, Tổng biên tập báo Thủ đô Lưu Động thăm lại nhà tù Sơn La (1959 )
Từ trái qua phải: Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Vũ Đình Huỳnh, Tổng biên tập báo Thủ đô Lưu Động thăm lại nhà tù Sơn La (1959)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tu-tan-trao-ve-ha-noi-ho-chu-tich-ve-ha-noi-post148247.html | NongNghiep.vn
Từ trái qua phải: Thiếu tướng Đặng Kim Giang, Viện trưởng Viện Sử học Trần Huy Liệu, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Vũ Đình Huỳnh, Tổng biên tập báo Thủ đô Lưu Động thăm lại nhà tù Sơn La (1959)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tu-tan-trao-ve-ha-noi-ho-chu-tich-ve-ha-noi-post148247.html | NongNghiep.vn

 -----------------------------------------------
Nguồn: Nông Nghiệp Việt Nam

Trích Hồi ký của cụ Vũ Đình Huỳnh "Từ Tân Trào về Hà Nội "

LẦN ĐẦU GẶP ÔNG CỤ ...

 Hồi ký của cụ Vũ Đình Huỳnh

“Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội” là hồi ức của ông Vũ Đình Huỳnh (1906-1990), thư ký đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao)... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tu-tan-trao-ve-ha-noi-lan-dau-gap-ong-cu-post148186.html | NongNghiep.vn
 “Bác Hồ từ Tân Trào về Hà Nội” là hồi ức của ông Vũ Đình Huỳnh (1906-1990), thư ký đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân (Bộ Ngoại giao)

( Trích ) ....Tại Tân Trào, tôi gặp lại Sao Đỏ (bí danh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Phó Chủ tịch nước). Chúng tôi lên sớm hơn các đại biểu khác để tham gia vào việc chuẩn bị. Tôi và Sao Đỏ ở trong một nhà dân, Ông Cụ ở lán.
Ông Cụ là biệt hiệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trước khi lên Đại hội Tân Trào, tôi chưa được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc lần nào. Nhưng từ lâu rồi, và không riêng đối với tôi, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhân vật thần thoại, ngọn cờ của cách mạng Việt Nam.
Lần này lên Tân Trào, tôi mang theo hy vọng được gặp con người thần thoại đó. Vừa mới chân ướt chân ráo tới chỗ Sao Đỏ, anh đã bảo tôi:
- Này, Ông Cụ hỏi tôi về tình hình nhân sĩ trí thức của Hà Nội và Bắc Hà đấy, tôi nói cái này tôi không rành, sẽ có đồng chí khác báo cáo. Bây giờ anh lên rồi, anh tới gặp Ông Cụ đi!
Chúng tôi đi vào trong rừng, tới một cái lán. Khi chúng tôi bước vào, Ông Cụ đang ngồi chăm chú đọc một cuốn sổ tay nhỏ. Gầy còm nhưng rắn rỏi, đôi mắt sáng và linh lợi, với chòm râu thưa, Ông Cụ tiếp chúng tôi một cách cởi mở, giản dị.
Với giọng trầm và ấm, từ trong ngực phát ra, Ông Cụ hỏi qua về tôi rồi đề nghị tôi nói cho ông nghe về tình hình trí thức trong nước.
Tôi báo cáo với Ông Cụ những gì tôi biết, từ phong trào Cần Vương trở đi, ai còn, ai mất, trong đám Đông Kinh nghĩa thục, Phục Việt là gì, đám trí thức trong các nhóm Thanh Nghị, Tự lực Văn đoàn, Ngày nay... và thái độ của từng người đối với Việt Minh và cách mạng dân tộc thế nào...
Ông Cụ nghe chăm chú, thỉnh thoảng mới ngắt lời tôi để hỏi kỹ thêm về một người nào đó.
- Này, cụ Huỳnh Thúc Kháng, sao nghe nói có hợp tác với Tây?
- Chuyện đó không có - tôi đáp - sau khi ở Côn Đảo về, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo “Tiếng Dân”, Tây ngại, muốn mua chuộc, có mời cụ ra làm Viện trưởng Viện Dân biểu thật. Hồi ấy tôi có đi Huế để yết kiến cụ Huỳnh. Tôi thấy cụ vẫn giữ được tư cách nhà Nho, yêu nước thương dân chứ không phải phường cơ hội. Tây định lợi dụng uy tín của cụ, nhưng cụ đâu có dễ để cho chúng toại nguyện.
Ông Cụ gật gù, vẻ thích thú.
- Tại sao lại gọi ông Tố là ông Phán Men? Nghiện rượu à?
Ông Nguyễn Văn Tố nhà ở Hàng Bút, đi làm tận gần Bờ Sông, nhưng không bao giờ đi xe kéo, mà chỉ đi bộ, khi nào cũng cầm ô đi sát tường, đi men tường, mới thành cái biệt hiệu ông Phán Men.
Ông Cụ cười thành tiếng. Giọng cười ám áp, thư thái và truyền cảm.
- Thế còn linh mục Phạm Bá Trực? Ông ta cũng yêu nước?
Tôi phải kể dài dòng về vị linh mục này. Khoảng những năm đầu 1930, linh mục Trực tốt nghiệp mấy bằng tiến sĩ ở Rôma trở về nước, ai cũng nghĩ ông sẽ được phong giám mục, vậy mà giáo chức người Pháp lại đưa ông về thị xã Hà Đông trông một xứ đạo nhỏ, chỉ vì ông bướng bỉnh chống lại những lề thói phân biệt đối xử giữa linh mục Tây và ta.
Thấy cố đạo Tây lộng hành, ông mắng. Thấy linh mục ta không được phép ăn chung với linh mục Tây, ông chống. Ông chống cả việc linh mục Tây vào gặp giám mục thì bắt tay mà linh mục ta thì phải tụt giày, vái lễ. Ông Phạm Bá Trực có câu nói nổi tiếng: “Đứng trước Chúa, không có sự phân biệt màu da”.

Ông Cụ tỏ vẻ hài lòng với những thông tin của tôi. Tuy sơ kiến, nhưng tôi cảm thấy Ông Cụ thật gần gụi.
Hội nghị Tân Trào đang họp thì có tin báo lên, Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền. Trần Huy Liệu được phân công viết cấp tốc Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa.
Sau đó là lễ xuất phát của Giải phóng quân. Bức ảnh chụp Giải phóng quân xuất phát có Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt là do anh Hoàng Văn Đức chụp. Lúc đó trong số đại biểu chỉ có Hoàng Văn Đức là có máy ảnh mang theo.
Đại hội bế mạc. Chúng tôi chia tay nhau. Đặng Xuân Khu (bí danh của Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp và tôi trở về Hà Nội bằng đường Thái Nguyên. Hoàng Quốc Việt và Sao Đỏ về đường Tuyên Quang. Phạm Văn Đồng được phân công ở lại củng cố căn cứ địa.
Chúng tôi lúc ấy cũng chưa tin chắc ở thắng lợi trọn vẹn, vì thế vẫn cứ phải có một cái gì đó đảm bảo cho trường hợp xấu. Anh Đồng rủ tôi ở lại căn cứ địa, nhưng tôi từ chối:
- Tôi là người quen thuộc Hà Nội, anh em còn cần tới tôi nhiều.
Trong thâm tâm, tôi muốn mau chóng trở về thành phố thân yêu, nơi tôi hình dung đang có những cuộc chiến đấu ác liệt giành lại chính quyền của các lực lượng vũ trang cách mạng.
Chúng tôi đi bộ qua đèo Re ra Đại Từ, ở đó có một chiếc xe Jeep tàng đã đợi sẵn. Chúng tôi lúc lắc đi tới Phấn Mễ, người mệt nhừ. Tôi bảo anh em rẽ vào trại của Nghiêm Xuân Yêm, bạn tôi, nghỉ lại.
Đến đây, chúng tôi mới biết Mỹ đã ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki vào hai ngày 6 và 9 tháng 8, đồng thời tin Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 9 tháng 8.
Xe chúng tôi về tới Bắc Giang thì gặp Huyên (bí danh của Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi).
Anh thay xe cho chúng tôi, bởi vì về Hà Nội trên cái xe ọp ẹp kia nom thảm quá, hơn nữa nó lại ì ạch như sên. Đi trên chiếc xe Ford đen chững chạc hơn, nhanh hơn, mới được một đoạn thì gặp đường vỡ vì nước lớn, chúng tôi lại phải quay trở lại đi vòng về Phả Lại để chạy hướng Cầu Đuống.
Lòng chúng tôi bồn chồn như lửa đốt. Suốt dọc đường, Đặng Xuân Khu cứ chồm mình về phía trước, như thể bằng cách đó, anh có thể làm cho xe đi nhanh thêm. Trầm tĩnh hơn, hoặc mệt mỏi hơn, Võ Nguyên Giáp lim dim mắt ngủ thiêm thiếp.
Tới Cầu Đuống, tôi đề nghị cả ba xuống xe vào nhà một ông giáo có chân trong Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có cảm tình với cách mạng. Tôi mượn nhà giáo cái xe đạp, để Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp lại, đạp một lèo về Hà Nội. Tôi về trước là để nghe ngóng tình hình cụ thể, sau đó mới lên đón hai người, biết đâu...
 Ai dè về tới Gia Lâm đã thấy phố sá chìm ngập trong rừng cờ đỏ sao vàng. Qua cầu Đume (cầu Long Biên), tôi xộc ngay vào phố Chợ Gạo gặp Nghiêm Tử Trình.
Vừa kịp hỏi: “Tình hình thế nào, đưa Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp về được rồi chứ?” thì Trình trợn mắt lên: “Cướp chính quyền xong rồi. Ra Bắc Bộ phủ thì gặp tất cả chúng nó”.
Tôi nhảy luôn lên xe, phóng tiếp. Bắc Bộ phủ đây rồi! Trên nóc đá đen của nó tung bay lá cờ của ta. Trước cửa Bắc Bộ phủ người lính của ta đứng gác. Tôi đưa bàn tay ngang trán chào anh giải phóng quân, đi vào.
Trong Bắc Bộ phủ, anh em đang xúm xít làm việc bên một cái bàn rộng. Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Thân ôm chầm lấy tôi. Tôi báo tin các anh Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp đang chờ ở Cầu Đuống. Anh em cho lấy ngay một xe Commăngca của Nhật đi đón.
   
KIềU KHảI

Tại Tân Trào, tôi gặp lại Sao Đỏ (bí danh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Phó Chủ tịch nước). Chúng tôi lên sớm hơn các đại biểu khác để tham gia vào việc chuẩn bị. Tôi và Sao Đỏ ở trong một nhà dân, Ông Cụ ở lán. Ông Cụ là biệt hiệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trước khi lên Đại hội Tân Trào, tôi chưa được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc lần nào. Nhưng từ lâu rồi, và không riêng đối với tôi, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhân vật thần thoại, ngọn cờ của cách mạng Việt Nam. Lần này lên Tân Trào, tôi mang theo hy vọng được gặp con người thần thoại đó. Vừa mới chân ướt chân ráo tới chỗ Sao Đỏ, anh đã bảo tôi: - Này, Ông Cụ hỏi tôi về tình hình nhân sĩ trí thức của Hà Nội và Bắc Hà đấy, tôi nói cái này tôi không rành, sẽ có đồng chí khác báo cáo. Bây giờ anh lên rồi, anh tới gặp Ông Cụ đi! Chúng tôi đi vào trong rừng, tới một cái lán. Khi chúng tôi bước vào, Ông Cụ đang ngồi chăm chú đọc một cuốn sổ tay nhỏ. Gầy còm nhưng rắn rỏi, đôi mắt sáng và linh lợi, với chòm râu thưa, Ông Cụ tiếp chúng tôi một cách cởi mở, giản dị. Với giọng trầm và ấm, từ trong ngực phát ra, Ông Cụ hỏi qua về tôi rồi đề nghị tôi nói cho ông nghe về tình hình trí thức trong nước. Tôi báo cáo với Ông Cụ những gì tôi biết, từ phong trào Cần Vương trở đi, ai còn, ai mất, trong đám Đông Kinh nghĩa thục, Phục Việt là gì, đám trí thức trong các nhóm Thanh Nghị, Tự lực Văn đoàn, Ngày nay... và thái độ của từng người đối với Việt Minh và cách mạng dân tộc thế nào... Ông Cụ nghe chăm chú, thỉnh thoảng mới ngắt lời tôi để hỏi kỹ thêm về một người nào đó. - Này, cụ Huỳnh Thúc Kháng, sao nghe nói có hợp tác với Tây? - Chuyện đó không có - tôi đáp - sau khi ở Côn Đảo về, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo “Tiếng Dân”, Tây ngại, muốn mua chuộc, có mời cụ ra làm Viện trưởng Viện Dân biểu thật. Hồi ấy tôi có đi Huế để yết kiến cụ Huỳnh. Tôi thấy cụ vẫn giữ được tư cách nhà Nho, yêu nước thương dân chứ không phải phường cơ hội. Tây định lợi dụng uy tín của cụ, nhưng cụ đâu có dễ để cho chúng toại nguyện. Ông Cụ gật gù, vẻ thích thú. - Tại sao lại gọi ông Tố là ông Phán Men? Nghiện rượu à? Ông Nguyễn Văn Tố nhà ở Hàng Bút, đi làm tận gần Bờ Sông, nhưng không bao giờ đi xe kéo, mà chỉ đi bộ, khi nào cũng cầm ô đi sát tường, đi men tường, mới thành cái biệt hiệu ông Phán Men. Ông Cụ cười thành tiếng. Giọng cười ám áp, thư thái và truyền cảm. - Thế còn linh mục Phạm Bá Trực? Ông ta cũng yêu nước? Tôi phải kể dài dòng về vị linh mục này. Khoảng những năm đầu 1930, linh mục Trực tốt nghiệp mấy bằng tiến sĩ ở Rôma trở về nước, ai cũng nghĩ ông sẽ được phong giám mục, vậy mà giáo chức người Pháp lại đưa ông về thị xã Hà Đông trông một xứ đạo nhỏ, chỉ vì ông bướng bỉnh chống lại những lề thói phân biệt đối xử giữa linh mục Tây và ta. Thấy cố đạo Tây lộng hành, ông mắng. Thấy linh mục ta không được phép ăn chung với linh mục Tây, ông chống. Ông chống cả việc linh mục Tây vào gặp giám mục thì bắt tay mà linh mục ta thì phải tụt giày, vái lễ. Ông Phạm Bá Trực có câu nói nổi tiếng: “Đứng trước Chúa, không có sự phân biệt màu da”. 14-24-41_vu-dinh-huynh Ông Cụ tỏ vẻ hài lòng với những thông tin của tôi. Tuy sơ kiến, nhưng tôi cảm thấy Ông Cụ thật gần gụi. Hội nghị Tân Trào đang họp thì có tin báo lên, Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền. Trần Huy Liệu được phân công viết cấp tốc Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa. Sau đó là lễ xuất phát của Giải phóng quân. Bức ảnh chụp Giải phóng quân xuất phát có Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt là do anh Hoàng Văn Đức chụp. Lúc đó trong số đại biểu chỉ có Hoàng Văn Đức là có máy ảnh mang theo. Đại hội bế mạc. Chúng tôi chia tay nhau. Đặng Xuân Khu (bí danh của Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp và tôi trở về Hà Nội bằng đường Thái Nguyên. Hoàng Quốc Việt và Sao Đỏ về đường Tuyên Quang. Phạm Văn Đồng được phân công ở lại củng cố căn cứ địa. Chúng tôi lúc ấy cũng chưa tin chắc ở thắng lợi trọn vẹn, vì thế vẫn cứ phải có một cái gì đó đảm bảo cho trường hợp xấu. Anh Đồng rủ tôi ở lại căn cứ địa, nhưng tôi từ chối: - Tôi là người quen thuộc Hà Nội, anh em còn cần tới tôi nhiều. Trong thâm tâm, tôi muốn mau chóng trở về thành phố thân yêu, nơi tôi hình dung đang có những cuộc chiến đấu ác liệt giành lại chính quyền của các lực lượng vũ trang cách mạng. Chúng tôi đi bộ qua đèo Re ra Đại Từ, ở đó có một chiếc xe Jeep tàng đã đợi sẵn. Chúng tôi lúc lắc đi tới Phấn Mễ, người mệt nhừ. Tôi bảo anh em rẽ vào trại của Nghiêm Xuân Yêm, bạn tôi, nghỉ lại. Đến đây, chúng tôi mới biết Mỹ đã ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki vào hai ngày 6 và 9 tháng 8, đồng thời tin Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 9 tháng 8. Xe chúng tôi về tới Bắc Giang thì gặp Huyên (bí danh của Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi). Anh thay xe cho chúng tôi, bởi vì về Hà Nội trên cái xe ọp ẹp kia nom thảm quá, hơn nữa nó lại ì ạch như sên. Đi trên chiếc xe Ford đen chững chạc hơn, nhanh hơn, mới được một đoạn thì gặp đường vỡ vì nước lớn, chúng tôi lại phải quay trở lại đi vòng về Phả Lại để chạy hướng Cầu Đuống. Lòng chúng tôi bồn chồn như lửa đốt. Suốt dọc đường, Đặng Xuân Khu cứ chồm mình về phía trước, như thể bằng cách đó, anh có thể làm cho xe đi nhanh thêm. Trầm tĩnh hơn, hoặc mệt mỏi hơn, Võ Nguyên Giáp lim dim mắt ngủ thiêm thiếp. Tới Cầu Đuống, tôi đề nghị cả ba xuống xe vào nhà một ông giáo có chân trong Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có cảm tình với cách mạng. Tôi mượn nhà giáo cái xe đạp, để Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp lại, đạp một lèo về Hà Nội. Tôi về trước là để nghe ngóng tình hình cụ thể, sau đó mới lên đón hai người, biết đâu... Ai dè về tới Gia Lâm đã thấy phố sá chìm ngập trong rừng cờ đỏ sao vàng. Qua cầu Đume (cầu Long Biên), tôi xộc ngay vào phố Chợ Gạo gặp Nghiêm Tử Trình. Vừa kịp hỏi: “Tình hình thế nào, đưa Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp về được rồi chứ?” thì Trình trợn mắt lên: “Cướp chính quyền xong rồi. Ra Bắc Bộ phủ thì gặp tất cả chúng nó”. Tôi nhảy luôn lên xe, phóng tiếp. Bắc Bộ phủ đây rồi! Trên nóc đá đen của nó tung bay lá cờ của ta. Trước cửa Bắc Bộ phủ người lính của ta đứng gác. Tôi đưa bàn tay ngang trán chào anh giải phóng quân, đi vào. Trong Bắc Bộ phủ, anh em đang xúm xít làm việc bên một cái bàn rộng. Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Thân ôm chầm lấy tôi. Tôi báo tin các anh Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp đang chờ ở Cầu Đuống. Anh em cho lấy ngay một xe Commăngca của Nhật đi đón. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Kiều Khải... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tu-tan-trao-ve-ha-noi-lan-dau-gap-ong-cu-post148186.html | NongNghiep.vn
Tại Tân Trào, tôi gặp lại Sao Đỏ (bí danh của đồng chí Nguyễn Lương Bằng, nguyên Phó Chủ tịch nước). Chúng tôi lên sớm hơn các đại biểu khác để tham gia vào việc chuẩn bị. Tôi và Sao Đỏ ở trong một nhà dân, Ông Cụ ở lán. Ông Cụ là biệt hiệu của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Trước khi lên Đại hội Tân Trào, tôi chưa được gặp đồng chí Nguyễn Ái Quốc lần nào. Nhưng từ lâu rồi, và không riêng đối với tôi, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành nhân vật thần thoại, ngọn cờ của cách mạng Việt Nam. Lần này lên Tân Trào, tôi mang theo hy vọng được gặp con người thần thoại đó. Vừa mới chân ướt chân ráo tới chỗ Sao Đỏ, anh đã bảo tôi: - Này, Ông Cụ hỏi tôi về tình hình nhân sĩ trí thức của Hà Nội và Bắc Hà đấy, tôi nói cái này tôi không rành, sẽ có đồng chí khác báo cáo. Bây giờ anh lên rồi, anh tới gặp Ông Cụ đi! Chúng tôi đi vào trong rừng, tới một cái lán. Khi chúng tôi bước vào, Ông Cụ đang ngồi chăm chú đọc một cuốn sổ tay nhỏ. Gầy còm nhưng rắn rỏi, đôi mắt sáng và linh lợi, với chòm râu thưa, Ông Cụ tiếp chúng tôi một cách cởi mở, giản dị. Với giọng trầm và ấm, từ trong ngực phát ra, Ông Cụ hỏi qua về tôi rồi đề nghị tôi nói cho ông nghe về tình hình trí thức trong nước. Tôi báo cáo với Ông Cụ những gì tôi biết, từ phong trào Cần Vương trở đi, ai còn, ai mất, trong đám Đông Kinh nghĩa thục, Phục Việt là gì, đám trí thức trong các nhóm Thanh Nghị, Tự lực Văn đoàn, Ngày nay... và thái độ của từng người đối với Việt Minh và cách mạng dân tộc thế nào... Ông Cụ nghe chăm chú, thỉnh thoảng mới ngắt lời tôi để hỏi kỹ thêm về một người nào đó. - Này, cụ Huỳnh Thúc Kháng, sao nghe nói có hợp tác với Tây? - Chuyện đó không có - tôi đáp - sau khi ở Côn Đảo về, cụ Huỳnh Thúc Kháng ra báo “Tiếng Dân”, Tây ngại, muốn mua chuộc, có mời cụ ra làm Viện trưởng Viện Dân biểu thật. Hồi ấy tôi có đi Huế để yết kiến cụ Huỳnh. Tôi thấy cụ vẫn giữ được tư cách nhà Nho, yêu nước thương dân chứ không phải phường cơ hội. Tây định lợi dụng uy tín của cụ, nhưng cụ đâu có dễ để cho chúng toại nguyện. Ông Cụ gật gù, vẻ thích thú. - Tại sao lại gọi ông Tố là ông Phán Men? Nghiện rượu à? Ông Nguyễn Văn Tố nhà ở Hàng Bút, đi làm tận gần Bờ Sông, nhưng không bao giờ đi xe kéo, mà chỉ đi bộ, khi nào cũng cầm ô đi sát tường, đi men tường, mới thành cái biệt hiệu ông Phán Men. Ông Cụ cười thành tiếng. Giọng cười ám áp, thư thái và truyền cảm. - Thế còn linh mục Phạm Bá Trực? Ông ta cũng yêu nước? Tôi phải kể dài dòng về vị linh mục này. Khoảng những năm đầu 1930, linh mục Trực tốt nghiệp mấy bằng tiến sĩ ở Rôma trở về nước, ai cũng nghĩ ông sẽ được phong giám mục, vậy mà giáo chức người Pháp lại đưa ông về thị xã Hà Đông trông một xứ đạo nhỏ, chỉ vì ông bướng bỉnh chống lại những lề thói phân biệt đối xử giữa linh mục Tây và ta. Thấy cố đạo Tây lộng hành, ông mắng. Thấy linh mục ta không được phép ăn chung với linh mục Tây, ông chống. Ông chống cả việc linh mục Tây vào gặp giám mục thì bắt tay mà linh mục ta thì phải tụt giày, vái lễ. Ông Phạm Bá Trực có câu nói nổi tiếng: “Đứng trước Chúa, không có sự phân biệt màu da”. 14-24-41_vu-dinh-huynh Ông Cụ tỏ vẻ hài lòng với những thông tin của tôi. Tuy sơ kiến, nhưng tôi cảm thấy Ông Cụ thật gần gụi. Hội nghị Tân Trào đang họp thì có tin báo lên, Hà Nội đã nổi dậy cướp chính quyền. Trần Huy Liệu được phân công viết cấp tốc Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa. Sau đó là lễ xuất phát của Giải phóng quân. Bức ảnh chụp Giải phóng quân xuất phát có Võ Nguyên Giáp đội mũ phớt là do anh Hoàng Văn Đức chụp. Lúc đó trong số đại biểu chỉ có Hoàng Văn Đức là có máy ảnh mang theo. Đại hội bế mạc. Chúng tôi chia tay nhau. Đặng Xuân Khu (bí danh của Trường Chinh), Võ Nguyên Giáp và tôi trở về Hà Nội bằng đường Thái Nguyên. Hoàng Quốc Việt và Sao Đỏ về đường Tuyên Quang. Phạm Văn Đồng được phân công ở lại củng cố căn cứ địa. Chúng tôi lúc ấy cũng chưa tin chắc ở thắng lợi trọn vẹn, vì thế vẫn cứ phải có một cái gì đó đảm bảo cho trường hợp xấu. Anh Đồng rủ tôi ở lại căn cứ địa, nhưng tôi từ chối: - Tôi là người quen thuộc Hà Nội, anh em còn cần tới tôi nhiều. Trong thâm tâm, tôi muốn mau chóng trở về thành phố thân yêu, nơi tôi hình dung đang có những cuộc chiến đấu ác liệt giành lại chính quyền của các lực lượng vũ trang cách mạng. Chúng tôi đi bộ qua đèo Re ra Đại Từ, ở đó có một chiếc xe Jeep tàng đã đợi sẵn. Chúng tôi lúc lắc đi tới Phấn Mễ, người mệt nhừ. Tôi bảo anh em rẽ vào trại của Nghiêm Xuân Yêm, bạn tôi, nghỉ lại. Đến đây, chúng tôi mới biết Mỹ đã ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki vào hai ngày 6 và 9 tháng 8, đồng thời tin Liên Xô tuyên chiến với Nhật ngày 9 tháng 8. Xe chúng tôi về tới Bắc Giang thì gặp Huyên (bí danh của Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi). Anh thay xe cho chúng tôi, bởi vì về Hà Nội trên cái xe ọp ẹp kia nom thảm quá, hơn nữa nó lại ì ạch như sên. Đi trên chiếc xe Ford đen chững chạc hơn, nhanh hơn, mới được một đoạn thì gặp đường vỡ vì nước lớn, chúng tôi lại phải quay trở lại đi vòng về Phả Lại để chạy hướng Cầu Đuống. Lòng chúng tôi bồn chồn như lửa đốt. Suốt dọc đường, Đặng Xuân Khu cứ chồm mình về phía trước, như thể bằng cách đó, anh có thể làm cho xe đi nhanh thêm. Trầm tĩnh hơn, hoặc mệt mỏi hơn, Võ Nguyên Giáp lim dim mắt ngủ thiêm thiếp. Tới Cầu Đuống, tôi đề nghị cả ba xuống xe vào nhà một ông giáo có chân trong Hội Truyền bá Quốc ngữ và là người có cảm tình với cách mạng. Tôi mượn nhà giáo cái xe đạp, để Đặng Xuân Khu và Võ Nguyên Giáp lại, đạp một lèo về Hà Nội. Tôi về trước là để nghe ngóng tình hình cụ thể, sau đó mới lên đón hai người, biết đâu... Ai dè về tới Gia Lâm đã thấy phố sá chìm ngập trong rừng cờ đỏ sao vàng. Qua cầu Đume (cầu Long Biên), tôi xộc ngay vào phố Chợ Gạo gặp Nghiêm Tử Trình. Vừa kịp hỏi: “Tình hình thế nào, đưa Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp về được rồi chứ?” thì Trình trợn mắt lên: “Cướp chính quyền xong rồi. Ra Bắc Bộ phủ thì gặp tất cả chúng nó”. Tôi nhảy luôn lên xe, phóng tiếp. Bắc Bộ phủ đây rồi! Trên nóc đá đen của nó tung bay lá cờ của ta. Trước cửa Bắc Bộ phủ người lính của ta đứng gác. Tôi đưa bàn tay ngang trán chào anh giải phóng quân, đi vào. Trong Bắc Bộ phủ, anh em đang xúm xít làm việc bên một cái bàn rộng. Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Trân, Nguyễn Văn Thân ôm chầm lấy tôi. Tôi báo tin các anh Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp đang chờ ở Cầu Đuống. Anh em cho lấy ngay một xe Commăngca của Nhật đi đón.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/tu-tan-trao-ve-ha-noi-lan-dau-gap-ong-cu-post148186.html | NongNghiep.vn

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Trung Quốc thăng tướng cho 4 sĩ quan chống Việt Nam

Dân Tri

 
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới thăng cấp thượng tướng cho 10 sĩ quan cấp cao của nước này, và 4 nhân vật trong số đó từng tham gia vào việc hoạch định các chiến dịch quân sự chống Việt Nam. Giới quan sát trong nước cho rằng Hà Nội cần phải lưu ý đề phòng việc thăng hàm này.
4 sĩ quan này là ông Lưu Việt Quân, 60 tuổi, người đứng đầu quân khu Lan Châu thuộc tỉnh Cam Túc; ông Triệu Tông Kỳ, 60 tuổi, người đứng đầu quân khu Tể Nam, tỉnh San Đông; ông Lí Tác Thành, 61 tuổi, người đứng đầu quân khu Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên và ông Vương Ninh, 60 tuổi, người đứng đầu lực lượng cảnh sát vũ trang.
Việc phong tướng này diễn ra trong bối cảnh quân đội Trung Quốc đánh dấu 88 năm ngày thành lập, củng cố vị thế lực lượng quân sự lớn nhất trên thế giới.
4/10 vị tướng mới đây, trong đó có những người họ cho là có công chống Việt Nam thì như vậy thể hiện chiến lược của họ rồi. Rất rõ rồi, chứ không còn mơ hồ gì nữa…Đó cũng là hình thức để dằn mặt Việt Nam.”
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, chuyên viên nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nhận xét.
Nhận định về đợt thăng cấp này, ông Dương Danh Dy, cựu quan chức ngoại giao hiện nghiên cứu về quan hệ Việt-Trung, nói:
“Quân đội Trung Quốc mấy chục năm nay không có chiến tranh rồi. Cho nên bây giờ Trung Quốc rất cần những anh có thực tế chiến đấu, đề bạt những anh đã kinh qua thực tế chiến đấu, đặc biệt là với Việt Nam. Những thằng mà đã chiến đấu với Việt Nam thì ít nhất là nó cũng hiểu quân đội mình hơn. Nó hiểu mình hơn những thằng khác. Đề bạt 4 thằng chống Việt Nam, chứng tỏ nó [Trung Quốc] coi trọng chuyện chiến đấu với Việt Nam sắp tới. Nó nhằm vào cuộc chiến đấu với Việt Nam. Đấy là điều mà Việt Nam phải chú ý”.
Đích thân ông Tập Cận Bình, người đồng thời là Chủ tịch Quân ủy Trung ương của Trung Quốc, tham gia buổi lễ phong tướng cho 10 sĩ quan cao cấp.
Báo chí Việt Nam cũng đưa tin về đợt thăng tướng tập thể này, nhưng không nhắc tới mối liên hệ giữa 4 trong số các tướng lĩnh này với cuộc xung đột với Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã, người cũng nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, cho rằng việc phong tướng của quốc gia láng giềng của Việt Nam cho thấy một “chiến lược” nhất định. Ông Nhã nói:
“4/10 vị tướng mới đây, trong đó có những người họ cho là có công chống Việt Nam thì như vậy thể hiện chiến lược của họ rồi. Rất rõ rồi, chứ không còn mơ hồ gì nữa. Họ vẫn cho rằng là đối với Việt Nam thì phải xử, phải phát triển vấn đề quân sự, trong đó có vấn đề phong tướng. Đó cũng là hình thức để dằn mặt Việt Nam.”
Giới quan sát cho rằng động thái của Trung Quốc cho thấy rằng Việt Nam vẫn nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh, nhất là khi quan hệ giữa hai nước láng giềng vấp phải nhiều sóng gió thời gian qua.
Tán đồng ý kiến của ông Nhã, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cho rằng việc Việt Nam hiện nay là “đối tượng tác chiến của quân đội Trung Quốc là điều rõ ràng”. Ông nói:
“Đối với Nga hay Ấn Độ, nó [Trung Quốc] cũng có thể nghiên cứu. Nhưng trước mắt mũi nhọn của nó [Trung Quốc] là chĩa vào Việt Nam vì những chuyện như biển Đông, biên giới trên bộ hay nhiều chuyện khác nữa. Lúc nào có thể gây chuyện với Việt Nam là nó gây chuyện. Chiến tranh biên giới, lúc nào Trung Quốc muốn là cũng có thể gây chuyện với Việt Nam được. Còn với Ấn Độ, với Nga, với nước lớn, Trung Quốc phải tính toán.”
Trong tổ chức quân đội Trung Quốc hiện nay, thượng tướng là cấp hàm cao nhất. Ngoại trừ tướng Trương Sĩ Ba (63 tuổi), Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng, 7 thượng tướng còn lại đều có tuổi đời nhỏ hơn ông Tập (62 tuổi). Hai người còn lại có cùng tuổi đời với Chủ tịch Trung Quốc.
Mới đây, tin cho hay, Trung Quốc đã yêu cầu Brazil giúp phát triển một chương trình chiến tranh du kích cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA), Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins, chỉ huy Trung tâm Huấn luyện Chiến tranh Du kích Brazil cho biết:
Ông Alcimar cho tờ Janes’s Defence Weekly biết như vậy hôm 10/8. Theo tạp chí về quốc phòng này, PLA cảm thấy cần phải tăng cường khả năng mở chiến tranh du kích vì có đường biên giới dài, nhiều cây cối với các nước láng giềng như Việt Nam và Ấn Độ, hai quốc gia hiện có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
Đại tá Alcimar Marques de Araujo Martins được trích lời nói: “Họ đã yêu cầu chúng tôi cử người sang huấn luyện phát triển chương trình chiến tranh du kích ở Trung Quốc”.
Tuy nhiên, quan chức quân sự này không nói rõ là Bắc Kinh đã yêu cầu bao nhiêu người cố vấn và khi nào thì chương trình sẽ bắt đầu.
Trung tâm huấn luyện chiến tranh du kích của Brazil đã huấn luyện gần 6.000 binh sĩ, trong đó có 500 người nước ngoài, kể từ khi được thành lập năm 1965.
Dù chưa có con số thống kê cụ thể, chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979 đã làm hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai phía bỏ mạng.
Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua trở nên căng thẳng vì các hành động lấn lướt của Bắc Kinh ở biển Đông.
Mới đây, báo Kommersant có trụ sở ở Moscow cho rằng “quân đội Việt Nam đang chuẩn bị các lực lượng đặc biệt để có thể tấn công các cơ sở Trung Quốc trong khu vực”.
Bài báo viết rằng cũng như các cuộc diễn tập quân sự đã được quân đội Việt Nam tiến hành từ năm 2004 đã cho thấy, máy bay chiến đấu SU-22 của Không quân Việt Nam sẽ được dùng để phát động cuộc tấn công đầu tiên chống các mục tiêu trên biển bằng tên lửa không đối địa AS-10.
Các chiến đấu cơ này có thể tấn công các tàu hải quân Trung Quốc từ độ cao 2.500 tới 3.000 mét.
Nguồn VOA
Việt Nam chưa lên tiếng thừa nhận hay phản đối các thông tin mà tờ báo của Nga nêu ra

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Việt Nam chấp nhận gì ở hội nghị THÀNH ĐÔ ? Đâu là sự thật ?

Calathau Vu : Thưa các cụ Làng ta. Mõ đọc hết bài này và tất nhiên nhìn kỹ bức ảnh trên đầu bài . Nói thật nhé, Mõ chỉ tin mỗi ảnh này là ảnh thật. Còn vì sao lại nghi ngờ tính chân xác của nội dung bài viết, ấy chính là cái tên tác giả : Huỳnh Tâm ! Chính tên này đã viết bài xuyên tạc trắng trợn lịch sử trường chúng ta:  Trường TNVN do Ban TC TW Đảng thành lập (1953-1958), nhờ địa điểm tại Lư Sơn ( Giang Tây )và Quế Lâm ( Quảng Tây) của Trung Quốc. GV Nhà trường dậy theo Chương trình của Bộ GD VNDCCH, Bộ trưởng lúc đó là GS Nguyễn văn Huyên, thân phụ bạn Nguyễn Nữ Hiếu cùng K5 với chúng ta ! Huỳnh Tâm bịa đặt ác ý rằng trường "Lư Sơn-Quế Lâm  tử đệ học hiệu" do Đảng CSVN và ĐCSTQ lập ra và đã đào tạo được 1.200 đặc vụ phục vụ cho ý đồ sáp nhập VN thành 1 khu tự trị của Tầu cộng Đại Hán !!! Nực cười trong số "đặc vụ" này có cả TT Nguyễn Tấn Dũng và bà Cao Đức Khả , nguyên TLS TQ tại Tp.HCM(?!) Chúng ta đã có hẳn một đợt đăng bài phản bác lại trên Blog LSQL và sau đó được nhiều trang mạng XK khác ( cả 2 "lề" ) đăng lại và có tới cả ngàn Comments ý kiến phê phán Huỳnh Tâm và trang mạng danlambao , nơi đã phổ biến bài của tên này !
Tôi rất đồng ý với đầu đề bài viết của của Kyvinhhung ( Tức bạn Trịnh Huy Châu) :
Một điều bất tín, vạn sự bất tin !
Còn sau đây là toàn văn bài viết của Huỳnh Tâm .

LÝ BẰNG TIẾT LỘ HN THÀNH ĐÔ 1990

Huỳnh Tâm

Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt… Hai bên ký kết “Kỷ yếu hội nghị” đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).
Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi “Lý Bằng Nhật ký ngoại sự” (李鹏外事日记 ) và “Hợp tác phát triển Hòa Bình” (和平发展合作), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.
1
Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:
Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký “Nhật ký ngoại sự”, và “Hòa Bình phát triển hợp tác”, đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).
Bài này trích trong cuốn “Nhật ký ngoại sự” và “Hòa bình phát triển hợp tác” của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]

Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!” [2]
Lý Bằng “Nhật ký ngoại sự” (外事日记)  ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:
Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 – 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.
Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.
Việt Nam tuyên bố “Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia”. Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết “trơn tru” cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm “sạch” các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.
Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.
Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.
Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games) sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.
Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô vào lúc 08 giờ 30 tối, chậm hơn tôi nửa giờ sau. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
Thành Đô, thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.

 Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)

Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản “Kỷ yếu hội nghị”.
14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn “Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù” (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.
16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.
Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7

Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.
Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.
Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.
Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.
Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11.
Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân.
Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.
Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.
Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)
Thứ Năm, ngày 7 tháng 11.
Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.
Huỳnh Tâm
------------------------------------
Nguồn VietnamDaily.News

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

DƯ LUẬN TIẾP TỤC LÊN ÁN TRANG MẠNG "DÂN LÀM BÁO" ĐĂNG BÀI XUYÊN TÁC TRƯỜNG TNVN -LSQL (1953-1957)

Trên trang mạng có tên "GIÓ LÀNH" đã giật tít :

"DÂN LÀM BÁO" BỊ VẠCH MẶT VÀ ĐÀNH CÂM MÕM

"Xin giới thiệu một bài viết hay trên trang Tre Làng. Bộ mặt dơ bẩn, dối trá của "Dân làm báo" đã bị vạch trần toang hoang."
( Các trang mạng Gió lành Tre làng đăng lại nguyên văn thư phát hiện của Trần Xuân Hoài gửi Blog Làng ta, Ý kiến phản ứng mở đầu của Calathau và bài phân tích sâu sắc đầy thuyết phục của KyVinhHung . Xin không đăng lại ở đây, nhưng cụ nào muốn biết dư luận phẫn nộ thế nào có thể vào đọc những comments ở cuối bài này )

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên (Tin 10:42 GMT+7)

(Quốc tế) - Lực lượng tấn công hạt nhân cũng đã được Bình Nhưỡng điều động trực chiến, Mỹ và Hàn Quốc đang bàn nhau về thời cơ xuất kích B-52 và tàu ngầm hạt nhân.

Cuộc đàm phán thông đêm giữa 2 miền Triều Tiên  vẫn đang tiếp tục tại Bàn Môn Điếm.
Ảnh dưới : Đa Chiều
Đa Chiều ngày 24/8 đưa tin, đàm phán giữa 2 miền bán đảo Triều Tiên thông đêm qua và vẫn đang được tiếp tục nhưng chưa có bất cứ một bước đột phá nào được ghi nhận, trong khi đó Bình Nhưỡng liên tục điều động lực lượng ra biên giới như thời chiến. Lực lượng tấn công hạt nhân cũng đã được Bình Nhưỡng điều động trực chiến, Mỹ và Hàn Quốc đang bàn nhau về thời cơ xuất kích B-52 và tàu ngầm hạt nhân.
Cuộc đàm phán tại Bàn Môn Điếm đã kéo dài 16 giờ liên tục từ 3 giờ 30 phút chiều qua cho đến nay vẫn không bên nào chịu nhượng bộ. Đa Chiều cho rằng việc hai bên đàm phán 16 giờ không nghỉ là dấu hiệu cho thấy cả Bình Nhưỡng và Seoul đều cố gắng khai thác tối đa khả năng đối thoại, nhưng quá trình đàm phán cũng không ít gian nan, chia rẽ giữa 2 miền là vô cùng lớn. Quan chức chính phủ Hàn Quốc cho biết hai bên vẫn đang giằng co, dù không thể nói không tiến triển gì, nhưng cũng không thể khẳng định đã thu hẹp khoảng cách.
Nguồn tin từ quân đội Hàn Quốc sáng nay tiết lộ với truyền thông, Triều Tiên đã kéo hơn 10 tàu đệm khí từ căn cứ ở huyện Cholsan tỉnh Bắc Pyongan đến vị trí cách đường giới tuyến phía Bắc (NLL) trên biển Hoàng Hải chỉ 60 km. Những chiếc tàu đệm khí này là phương tiện chuyên chở lực lượng đặc nhiệm thủy quân lục chiến, một trong 3 lực lượng tấn công tinh nhuệ của Bắc Hàn.
Trong khi đó theo Yonhap News ngày 24/8, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã tuyên bố sẽ tiếp tục phát sóng chương trình tâm lý chiến chống Triều Tiên cho đến khi nào Bình Nhưỡng chịu xin lỗi mới thôi.
--------------------------------------------------
Theo Blog Thủ tưởng Nguyentandung .Blog

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

TIN NÓNG HỔI : LỚP 3A (HN) HỌP MẶT HÀNG NĂM NHÂN KN THÀNH LẬP TRƯỜNG TA 25/8

Theo tin của Đặc phái viên Blog Làng LSQL ( đồng thời là khách mời "danh dự" của các cụ em Lớp 3A ) vừa gửi về cho BĐH thì sáng nay Lớp 3A ( khu vực HN), đã tưng bừng họp mặt thường kỳ hàng năm vào dịp kỷ niệm Thành lập trường TNVN "Lưsơn.Quế Lâm" (1953-1957) ngày 25/8. Năm nay 3A tổ chức họp mặt  tại Nhà hàng Gió Mới - CV Thống Nhất . Những hình ảnh mới nhất vừa chuyền về sẽ cho chúng ta biết không khí vui vẻ như thế nào . Khi Mõ Làng đưa thông tin này lên mạng thì bữa tiệc mặn mới bắt đầu . Đặc biệt trong mục vui ca hát "cụ anh" Khoa Phi (K5) đã hướng dẫn các "cụ em Lớp 3A" hát bài Gửi sông Ly của Calathau ( Quang Trung ), mới sáng tác tặng các thày cô và các bạn cựu HS LSQL .

( Được biết sáng nay các bạn K4 cũng tổ chức họp mặt . Chúng tôi sẽ đưa thông tin này ngay sau khi có hình ảnh từ HN gửi đến BĐH Blog lusonquelam .)
 


 Dưới lùm cây xanh mát. cụ Khoa Phi hướng dẫn các bạn cùng hát " GỬI SÔNG LY "

Các cựu nữ sinh 3A say sưa hát :
" Ta trái tim dại khờ....Một tình yêu !" ( Trích Gửi sông Ly )






Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Chuyện bản đồ biên giới VN-CPC

Thất bại của một mưu đồ chính trị

Nguyễn Quốc Uy |

Thất bại của một mưu đồ chính trị

Cảnh sát Campuchia áp giải Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour (giữa) tại Phnom Penh. 
Ảnh: AFP/ TTXVN

Bản đồ mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia sử dụng để cùng với Việt Nam thực hiện việc phân định, cắm mốc biên giới giữa hai nước với bản đồ Liên hợp quốc cho Campuchia mượn là đồng nhất.



Đó kết quả thẩm định do Ủy ban biên giới Campuchia tổ chức sáng 20/8 tại Phnom Penh, với sự tham dự của các đại diện thuộc 3 chính đảng lớn - Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập và đảng FUNCINPEC, cùng đại diện của Thượng viện, Quốc hội, Hội đồng Tòa án Tối cao, Hội đồng Hiến pháp và Học viện Hoàng gia Campuchia, các quan chức LHQ và các nhà báo.
Đưa tin về sự kiện này, một báo điện tử của Campuchia - tờ Deum Ampil (Cây Me) – cùng ngày khẳng định bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam của LHQ cho Campuchia mượn và bản đồ của Chính phủ Campuchia đang sử dụng để đàm phán phân giới, cắm mốc với Việt Nam “giống hệt nhau”.
Kết quả thẩm định nói trên đã làm tịt ngòi “cuộc chiến bản đồ” mà đảng đối lập CNRP của ông Sam Rainsy phát động chống lại Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen với cáo buộc vô căn cứ rằng Chính phủ này sử dụng bản đồ không chuẩn với bản đồ lưu tại Liên hợp quốc trong việc phân giới với Việt Nam khiến Campuchia “bị mất đất”.
“Cuộc chiến bản đồ” đã làm không khí chính trị ở Campuchia nóng lên trong nhiều tháng qua.
Đảng đối lập, dưới sự đạo diễn của Chủ tịch đảng này là ông Sam Rainsy, đã tung ra đủ các “chiêu” mà ý đồ chính trị rõ ràng là nhằm hạ uy tín của Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, do Thủ tướng Hun Sen làm Chủ tịch, trong cuộc đua giành sự ủng hộ của cử tri tại cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 2018.
Đảng của ông Sam Rainsy một mặt trắng trợn vu cáo Chính phủ Hoàng gia Campuchia sử dụng bản đồ giả trong việc phân định, cắm mốc biên giới với Việt Nam, gây thiệt hại cho Campuchia, mặt khác đòi sửa đổi Điều 2 Hiến pháp hiện hành của Vương quốc Campuchia (quy định “sự toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia là không thể xâm phạm và được thể hiện trên bản đồ tỉ lệ 1/100.000, phát hành trong khoảng thời gian từ năm 1933 - 1953 và được thế giới công nhận trong khoảng thời gian từ năm 1963 – 1969”).
Ông Sam Rainsy được báo chí Campuchia dẫn lời ngày 16/8 tuyên bố rằng việc sửa đổi Điều 2 Hiến pháp Campuchia là cần thiết vì có nhiều bản đồ thời kỳ Pháp cai trị Campuchia và Đông Dương trước năm 1933 như bản đồ năm 1914 là có lợi hơn cho Campuchia.
Do vậy, vẫn theo lời ông Sam Rainsy được báo chí dẫn lại, Campuchia cần sử dụng bản đồ từ thời kỳ Pháp bắt đầu cai trị Đông Dương đến năm 1933.
Ông này còn đích thân đi Pháp tìm mua một bản đồ điện tử đưa về Campuchia để đối chiếu với bản đồ của Chính phủ.
Vì cho rằng Chính phủ Campuchia sử dụng bản đồ không chuẩn khiến Campuchia bị thiệt trong quá trình phân giới với Việt Nam, một số nghị sĩ thuộc Đảng CNRP đối lập đã kích động một số đông người dân Campuchia gây tình hình phức tạp ở khu vực biên giới quanh cột mốc số 203 giữa hai tỉnh Long An của Việt Nam và Xvai Riêng của Campuchia hồi tháng 6 và tháng 7 vừa qua.
Thượng nghị sĩ  Hong Sok Huor thuộc CNRP thậm chí còn trắng trợn xuyên tạc Điều 4 của Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Hợp tác năm 1979 giữa Campuchia và Việt Nam rằng “Hai bên sẽ ký Hiệp ước để xóa bỏ biên giới giữa hai nước”.
Vì tội làm giả tài liệu công để xuyên tạc như trên, ông Hong Sok Huor đã bị bắt ngày 15/8/2015, bị tước quyền miễn tố, và đang đợi ngày ra hầu tòa.
Ý đồ thực sự của Đảng đối lập CNRP trong việc phát động “cuộc chiến bản đồ” chống lại Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen chính là nhằm “thu lợi chính trị” hướng tới cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa mới sẽ diễn ra năm 2018 tới đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 22/7 tại Phnom Penh, Tiến sĩ Sok Touch, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia (nhóm được giao nghiên cứu bản đồ của Chính phủ, bản đồ do CNRP cung cấp và các bản đồ đưa từ Mỹ, Pháp về) cũng đã chỉ trích các nghị sĩ CNRP sử dụng vấn đề biên giới để thủ lợi chính trị.
Ông tuyên bố: “Đừng lấy bản đồ như một con tin cho các nhà chính trị”.
Việc so sánh, thẩm định tấm bản đồ mà Chính phủ Hoàng gia Campuchia sử dụng để cùng với Việt Nam tiến hành phân định, cắm mốc biên giới giữa hai nước với tấm bản đồ mà Liên hợp quốc cho Campuchia mượn theo đề nghị của Thủ tướng Hun Sen với kết quả đồng nhất như đã nói trên đây hay “giống hệt nhau”, như mô tả của tờ “Cây Me”, cho thấy chân lý đứng về phía Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
Kết quả này đã đánh tan mối nghi ngờ mà phe đối lập tung ra đối với Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen trong công tác phân giới với Việt Nam.
Phe đối lập có thể còn sử dụng nhiều thủ đoạn trong “trò chơi” chính trị nhằm hạ uy tín của Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền, nhưng kết cục của “cuộc chiến bản đồ” do họ châm ngòi thế là đã rõ.
Thêm một lần nữa, đảng đối lập CNRP mất điểm.
 -----------------------------------------
Theo SOHA NEWS 

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Phone hết pin – sạc bằng củ khoai!

Điều khó tin nhưng là sự thật 100%. Bạn chỉ việc cắm trực tiếp dây sạc vào củ khoai tây là có thể giúp chiếc điện thoại được sạc pin như cắm điện.
Điện thoại hết pin luôn là nỗi lo, nhất là khi không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn điện hay thói quen quên sạc cắm. Những lúc như thế bạn không cần phải quá lo. Chỉ cần dây cắm điện thại và một củ khoai tây bạn sẽ sẽ hóa giải được sự cố này. Chỉ sau vài phút điện thoại sẽ sáng trở lại.
Sạc pin điện thoại bằng... củ khoai tây.
Đầu tiên bạn cần tháo rời củ sạc và cắm trực tiếp dây nối điện thoại vào củ khoai tây. Các nhà khoa học từ Đại học Hebrew ở Jerusalem (HUJ) đã chứng minh điều này.
Theo lý giải của khoa học năng lượng thực sự bắt nguồn từ kim loại kết nối giữa điện thoại và củ khoai tây chứ không phải từ bản thân củ khoai tây.
Thêm nữa Axit trong khoai tây đóng vai trò là dung dịch điện phân. Dây cắm nối làm bằng kim loại đóng vai trò là 2 điện cực - một đầu cắm vào củ khoai tây - môi trường điện phân, một đầu cắm vào điện thoại.
Trong khoai tây chứa các chất muối, axit hữu cơ. Chúng cung cấp môi trường và khi có 2 dây dẫn nối vào, phản ứng hóa học xảy ra, tạo dòng điện làm cho đồ dùng điện hoạt động.

Bạn có thể sử dụng các loại củ quả khác để thay thế như chanh, táo, cam.
Một viên pin khoai tây 'xịn' có thể dùng trong vài ngày. Luộc chín khoai tây có thể giúp lượng pin sử dụng được lâu hơn.
Theo các nghiên cứu thì pin khoai tây chín sẽ nhiều gấp 10 lần pin khoai tây sống bởi khi đó, sự giảm điện trở cầu muối bên trong khoai có cơ chế tương tự như công nghệ tối ưu hóa pin thông thường trong công nghiệp.

Chưa hết nếu không có khoai tây bạn có thể sử dụng các loại củ quả khác để thay thế như chanh, táo, cam. Vì trong những loại quả này có chứa nhiều axit cũng là một nguồn điện tự nhiên sẵn có giống như khoai tây.

Vy Anh/Theo Khỏe & Đẹp   

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Truyện ngụ ngôn thời hiện tại .

 
 Vợ chồng TT Obama trong một nhà hàng bình dân

(PhunuvaGiadinh.vn) -- Đôi khi một người phụ nữ là tác nhân rất quan trọng trong việc làm cho một người đàn ông sẽ trở thành ai trong xã hội. Vì vậy, đối với những người đàn ông vẫn đang tìm kiếm một nửa của mình, bạn rồi sẽ tìm thấy người bạn đời giúp đỡ bạn và biến bạn từ một "người không tên tuổi" thành một "ai đó" trong xã hội.
Mõ nói leo : Vợ có thể biến ta thành thằng đàn ông thân tàm ma dại . Vợ cũng có thể đưa ta vào nhà tù hoặc vào địa ngục. Nhưng Vợ cũng có thể là nguồn cảm hứng cho ta trở thành thi sĩ, nhạc sĩ được người đời hâm mộ...Thậm chí vợ có thể giắt tay chồng vào làm ông chủ Nhà trắng như người đàn ông gốc Phi da mầu công dân Mỹ có tên Barac Obama ! Chuyện kể rằng :

Một đêm, Tổng thống Obama và phu nhân Michelle đã quyết định thay đổi không khí và đi ăn một bữa ăn tối giản dị tại một nhà hàng không quá sang trọng. Khi họ đang ngồi, chủ nhà hàng đưa một lời đề nghị bí mật tới Tổng thống rằng ông có thể nói chuyện riêng với đệ nhất phu nhân được không. Tổng thống đồng ý và vợ ông, bà Michelle đã có một cuộc trò chuyện với chủ nhà hàng.

Sau khi cuộc nói chuyện kết thúc, Tổng thống Obama đã hỏi :  Michelle "Tại sao anh ấy có vẻ quan tâm đến việc nói chuyện với em vậy?"

Michelle nói rằng trong những năm niên thiếu, chủ nhà hàng này đã thích bà một cách điên cuồng. Sau đó, Tổng thống đùa rằng: "Nếu em mà kết hôn với anh ấy, chắc hẳn giờ em đã là chủ sở hữu của nhà hàng đáng yêu này rồi."

Michelle trả lời: "Không, nếu chuyện đó xảy ra, hiện giờ anh ấy đã là Tổng thống".

Đôi khi một người phụ nữ là tác nhân rất quan trọng trong việc làm cho một người đàn ông sẽ trở thành ai trong xã hội. Vì vậy, đối với những người đàn ông vẫn đang tìm kiếm một nửa của mình, bạn rồi sẽ tìm thấy người bạn đời giúp đỡ bạn và biến bạn từ một "người không tên tuổi" thành một "ai đó" trong xã hội.

Bởi thế... những người đàn bà có quyền và xứng đáng được nhận nhiều hơn nữa lời cảm ơn từ những ông chồng.
Bởi nếu không có mâm cơm chiều nghi ngút khói thì chắc gì sáng đi làm người đàn ông ấm lòng giải quyết công việc và đến giờ tan sở từ chối bữa chè rượu để về nhà ăn cơm cà dưa mặn?
Bởi nếu không có chiếc áo được ủi thẳng nếp thì chắc gì cái bắt tay với đối tác tự tin hơn?
Bởi nếu không có dòng tin nhắn: Anh à! Cố lên. Em và con đợi anh về thì chắc gì đôi vai mạnh mẽ kia đủ kiên nhẫn và chịu đựng để không gục ngã trước sóng gió cuộc đời?
Bởi nếu không có những bà vợ thì chắc chắn những người được gọi là đàn ông có diễm phúc làm chồng. Thiên chức mà chỉ cần gọi tên thôi đã thể hiên tính đàn ông nhất của phái mạnh?
...
Bởi nếu không có những thứ trên thì họ sẽ không được nhận món quà duy nhất ngoài họ ra tạo hóa đã ban xuống trần thế!
Vậy nên hỡi đàn ông trên thế gian hãy biết điều mà yêu quý nâng niu nửa còn lại đi.
Tất cả những người đàn bà có quyền nói với người ấy của mình rằng:  Em đã không làm tổng thổng, bộ trưởng, giám đốc, bác sỹ, kỹ sư... như đàn ông, bởi vì em đã nhận thiệt thòi để nhường vị trí đó cho anh. Và đứng sau anh cũng là diễm phúc của em, duy nhất em!
Thạch Thảo
Theo GĐVN 
---------------------------------------------------
Nguyên văn đầu đề trên một số mạng XH ,  là :" Bài học về giá trị của ngưới vợ mà bất cứ ai đọc cũng giật mình " Hoặc : "Giật mình với bài học về giá trị của người vợ "

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Sức khỏe cho mọi người

 Ngâm chân nước nóng

Hôm nay xin chia sẻ với cả nhà một phương pháp thải độc tốt nhất , hàng ngày cho sức khoẻ và ai cũng có thể thực hiện được nhé .
Người xưa nói chân có khoẻ thân mới khoẻ . Và người giàu ăn đồ bổ , người nghèo ngâm chân .
Kinh lạc của con người được phân bổ khắp toàn thân , có 11 đường kinh mạc được bắt đầu từ bàn chân . Từ mắt cá chân trở xuống có hơn 60 huyệt vị quan trọng của con người vì vậy ngâm chân rất tốt cho sức khoẻ nhé
- mùa xuân ngâm chân để tăng trưởng nguyên khí
- mùa hè ngâm chân để giải trừ thấp khí
- mùa thu ngâm chân để nhuận tràng mát phổi
- mùa đông ngâm chân làm ấm đan điền

 Lợi ích của việc ngâm chân bằng nước ấm
- điều chỉnh tín hiệu thần kinh não , nâng cao chất lượng giấc ngủ
- tăng tốc hệ bài tiết , có tác dụng trao đổi chất
- sự tuần hoàn máu của bàn chân

Sẽ tốt hơn , tim sẽ không phải cố sức trong việc bơm máu đến bàn chân giảm bớt cao huyết áp , tốt cho tim mạch và giảm bớt các bệnh liền quan đến tim mạch
- nhuận phổi , tan đàm
- giải toả nỗi lo lắng bất an , giảm stress, mất ngủ , đau lưng , nhức mỏi , các triệu chứng tiền mãn kinh
- bớt cảm cúm

 Ngâm chân rất đơn giản nhưng hãy ngâm chân cho đúng cách , tác dụng sẽ tốt hơn :
- quan trọng nhất mực nước ngâm chân phải cao hơn một nửa chiều cao của bắp chuối ( cách đầu gối từ 10-15 cm )
- phải đặt nguyên bàn chân , từng chân một trên đáy thùng một cách thoải mái . Ngâm cả hai chân
- nhiệt độ nước khoảng 40* C
- thời gian ngâm chân tốt nhất là 30 phút , khi ngâm chừng mười lăm phút có thể thêm chút nước nóng vô để giữ nhiệt độ của nước
- trước và sau khi ngâm chân cần uống nước ấm để tạo điều kiện tốt cho việc thải độc và trao đổi chất , tránh thiếu nước cho cơ thể
-Trước và sau khi ăn 1 giờ , khi bụng đói không nên ngâm chân . Sau khi uống rượu không nên ngâm chân
- nên rửa chân sạch rồi mới ngâm chân . Ai trong lúc ngâm chân bí đổ mồ hôi chân nên rút chân lên lau sạch mồ hôi rồi mới ngâm tiếp để không bị cảm lạnh
- trong thời gian bị bong gân , có vết thương ở chân không nên ngâm chân nhé

Các thứ có thể ngâm với chân như tinh dầu thiên nhiên organic , nhỏ chừng 3-5 giọt vào bồn nước ấm ngâm chân . Hoặc dùng các loại sau
- ngâm muối , cho hai muỗng canh muối vào nước ấm Có tác dụng chống viêm sát trùng , thông đại tiện trị táo bón
- ngâm với gừng tươi có tác dụng chữa phong thấp , phong hàn
- ngâm với rượu trặng khoảng 50ml có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu , giúp máu lên não
- ngâm với ba bốn lát chanh trị cảm mạo , thông mũi , thơm hơi thở , stress
- ngâm với giấm trắng . Ba thìa canh giấm có thể trung hoà axit trong cơ thể , thải độc trong nội tạng và tốt cho người bệnh gouts , đẹp da
Nếu có thời gian có thể ngâm chân mỗi tối hoặc 3 lần mỗi tuần . Khoảng thời gian ngâm chân tốt nhất từ 9-10 h tối

 Không bỏ xà phòng vào nước ngâm chân làm khô chân , nứt chân bạn nhé
Người bị bệnh giãn tĩnh mạch nên ngâm chân đều hảng ngày sẽ giảm bớt rất nhiều nhé

Đại sứ Mỹ không ưa chụp hình với Cờ Vàng

image053Công dân Mỹ có quyền hợp pháp và chính đáng trưng bày cờ vàng mặc dù ông không muốn chụp hình với lá cờ này.

Đại sứ Osius cho biết trong chuyến thăm California khi trở lại Hoa Kỳ hồi tháng Bảy ông đã gặp các thành viên trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam được một kênh truyền hình tại Quận Cam California dẫn lời nói “Tôi đã có các cuộc trao đổi khá sâu và lắng nghe kỹ quan điểm và đề nghị của người Mỹ gốc Việt.
“Tôi luôn lịch sự và tôn trọng ngay cả khi trao đổi với một phụ nữ mang lá cờ miền nam Việt Nam.
Là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt nam, tôi muốn không chụp hình với lá cờ này
“Tôi nói với bà ấy rằng tôi tôn trọng biểu tượng đó và bà có quyền mang lá cờ đó, nhưng tôi cũng lưu ý rằng, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi muốn không chụp hình với lá cờ này.
“Chưa khi nào tôi lại cấm ai trưng bày lá cờ này hoặc yêu cầu gỡ bỏ tất cả cờ này tại những địa điểm đó.
“Trưng bày lá cờ này rõ ràng là quyền hợp pháp và chính đáng của công dân Hoa Kỳ,” ông Osius được dẫn lời.
Đại sứ Osius nói thêm rằng “Tôi là Đại sứ Hoa Kỳ đối với chính phủ Việt Nam hiện nay với thủ đô là Hà Nội. Nhiệm vụ của tôi là cố gắng và tăng cường quan hệ với Việt Nam ngày nay, với chính phủ và người dân Việt Nam.
"Trong khi tôi tôn trọng một biểu tượng có ý nghĩa với nhiều người Mỹ, chụp hình tôi với lá cờ đó sẽ gây phương hại tới khả năng thực hiện bổn phận của tôi," ông Osius trả lời kênh Việt Phố TV qua email./

'Sẽ mất việc'
image054
Tại Quận Cam California, Đại sứ Osius nói ông muốn được tiếp tục làm việc để cải thiện quan hệ với Việt Nam.


Hồi tháng Bảy năm nay tại tư gia của Thượng nghị sĩ bang California, bà Janet Nguyễn, ở Quận Cam, Đại sứ Ted Osius đã giải thích cho cử tọa về điều mà ông gọi là không muốn chụp hình với lá cờ vàng. Ông nói:
“Tôi muốn nói đôi điều về lá cờ. Tôi biết là đối với một số người thì có thể là họ thấy khó có thể hiểu được nhưng tôi muốn quí vị hiểu điều này.
“Tôi xin được nói rõ thế này. Tôi rất tôn trọng biểu tượng đó. Hết sức tôn trọng. Nhưng tôi đang làm một công việc và tôi có thể làm được những việc có kết quả, và nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi sẽ mất việc làm đó và tôi không thể đại diện cho quí vị để làm việc được. Chỉ đơn giản là vậy thôi.
Đơn giản là nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi mất việcTed Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
“Và tôi muốn được tiếp tục làm việc để cải thiện quan hệ với Việt Nam, tiếp tục công việc đấu tranh cho nhân quyền, tranh đấu cho quyền của người lao động tại Việt Nam.
“Và đơn giản là nếu tôi chụp hình với lá cờ đó thì tôi mất việc và quí vị mất đi một người ủng hộ nhiệt thành cho con đường đó.
"Do đó đây không phải là việc không tôn trọng khi tôi yêu cầu là không chụp hình tôi với lá cờ đó mà chỉ đơn giản là tôi muốn tiếp tục làm công việc của tôi.
“Tôi tin vào những gì chúng ta đang làm. Tôi tin rằng 20 năm bình thường hóa quan hệ với Việt Nam chúng ta đã và đang có thể làm được những điều đáng kể," Đại sứ Osius nói.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng Bảy vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thăm Quận Cam California nơi có đông người gốc Việt sinh sống và làm việc.
Tại một số sự kiện trong đó có cuộc gặp mặt với cộng đồng cùng các dân biểu Hoa Kỳ, dường như không thấy xuất hiện cờ vàng tại những căn phòng ông tới để nói chuyện và trả lời câu hỏi của người dân và truyền thông tại đây./
------------------------------------------------
Theo BBC 6 tháng 8 2015

Để hiểu thêm về vấn đề lãnh thổ VN-CPC

Tại sao Hun Sen lại nói "không thể đòi" Phú Quốc, Nam Bộ của Việt Nam ?
 
(GDVN) - Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh...


LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi cho chúng tôi bài viết của ông, khái quát về vị trí địa lý, thực trạng lịch sử và pháp lý cũng như quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với các hải đảo trong vịnh Thái Lan bao gồm Phú Quốc, Thổ Chu.
Bài viết nhằm cung cấp thêm thông tin, căn cứ một cách hệ thống để dư luận tự trả lời những thắc mắc về việc tại sao lại xuất hiện những quan điểm sai trái "đòi" chủ quyền đối với các đảo Thổ Chu, Phú Quốc của Việt Nam, thậm chí là cả Nam Bộ từ một bộ phận người Campuchia. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả bài viết này.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.
Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.
Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì.
Vị trí địa lý:
Vịnh Thái Lan là một biển nửa kín, diện tích khoảng 300.000 km2; giới hạn bởi bờ biển của nước là Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra Biển Đông bằng một cửa duy nhất ở phía Nam được giới hạn bởi mũi Cà Mau (Việt Nam) và mũi Trenggranu (Malaysia) cách nhau chừng 400km. Trong vịnh Thái Lan có khoảng 200 đảo, chủ yếu nằm tập trung ở phía Đông vịnh, gần bờ biển.
Riêng trong vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia có trên 100 đảo, như Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo Vai, quần đảo Hải Tặc, đảo Phú Dự, Tiên Mới…Phần lớn các đảo đều có diện tích nhỏ, trừ đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 600 km2, đảo Thổ Chu 10km2, Phú Dự 25km2, Hòn Dừa 6km2,các đảo còn lại có diện tích từ vài trăm mét vuông đến 1-2 km2.
Dân cư sống tập trung tại các đảo có nước ngọt, chủ yếu làm nghề chài lưới, trên đảo Phú Quốc cón có thêm nghề chăn nuôi, trồng cao su, hồ tiêu…Ở các đảo này có đời sống kinh tế riêng, có quá trình phát triển kinh tế, xã hội từ hàng trăm năm nay.
Đảo Phú Quốc nằm cách bờ biển tỉnh Kampot, Campuchia khoảng 14 hải lý, cách bờ biển tỉnh Kiên Giang, Việt Nam, khoảng 25 hải lý. Đảo Phú Quốc có đất đai phì nhiêu thuân lợi cho trồng trọt; có rừng bao phủ hầu hết diện tích, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Bờ biển đảo có những cảnh quan kỳ thú và có những bãi tắm hấp dẫn đối với du khách gần xa…
Vị trí địa lý đảo Phú Quốc trên Google Map. Ảnh chụp màn hình.
Phía Nam Phú Quốc là quần đảo An Thới có khoảng trên dưới 20 đảo nhỏ, trên các đảo này có nhiều núi, ngọn cao nhất đến khoảng 641 m.
Ở ven bờ có Hòn Tai, cách bờ biển Campuchia (Kép) 3 km, rộng 2 km2, có nhiều cây cối che phủ; Hòn Tre Nam, Hòn Kiến Vàng, Đảo Phú Dự….Đảo Phú Dự cách bờ biển tỉnh Kampot, Campuchia 0,5 hải lý, diện tích 25 km2, nơi cao nhất là 175 m, có nhiều tài nguyên thiên nhiên, phía tây đảo có đồng bằng khá phì nhiêu, phía Đông Băc có sông nước ngọt….
Ở ngoài khơi có quần đảo Thổ Chu và Poulo Wai. Quần đảo Thổ Chu gồm 8 đảo, quần đảo này nằm xa nhất trong vịnh, cách đảo Phú Quốc chừng 55 hải lý, gần đường hàng hải lại có diện tích từ 10 m2 đến 1 km2. Dân cư sinh sống chủ yếu ở đảo Thổ Chu làm nghề đánh cá và khai thác rừng. Đảo Poulo Wai cách mũi Tây Bắc Phú Quốc 59 hải lý, gồm hai đảo có diện tích tương đương, cách quần đảo Thổ Chu 45 hải lý.
Thực trạng lịch sử và pháp lý giai đoạn trước thế kỷ XVIII 
Từ cuối thế kỷ thứ XVII trở về trước, theo sử sách ghi chép thì vùng Hà Tiên là một nơi ít người sinh sống nằm dọc theo vịnh Thái Lan, đường thông ra biển khơi có nhiều đảo nằm án ngữ và đây chính là hang ổ của bọn cướp biển hoành hành.
Vào đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu, xuất thân từ một gia đình Trung Quốc quí tộc có quyền thế ở Long Châu thuộc tỉnh Quảng Đông, do đối lập với nhà Thanh, phải chạy trốn, lánh nạn sang vùng đất hoang vu này. Lúc đầu, Mạc Cửu xin thần phục Campuchia và được vương triều Udong phong cho tước vị quan trọng trong vương triều.
Nhưng nhận thấy trong vương triều Campuchia có sự kèn cựa, ghen tỵ với vị trí của ông, nên Mạc Cửu đã chọn lập nghiệp tại một nơi sau này có thể cho ông quyền độc lập. Đó là Hà Tiên, một vùng đất giàu tài nguyên, thích hợp cho khai phá, nằm giữa Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp, điểm giao thoa của của các nguồn lực tiềm năng kinh tế và chính trị.
Mạc Cửu được cử làm quan cai trị các khu vực lãnh thổ dọc theo vịnh Xiêm và bắt đầu khai hoang và phát triển công việc cai trị, mậu dịch trong khu vực đất đai của mình. Người Xiêm (Thái Lan) do ghen tỵ trước sự trù phú nhanh chóng đó, đưa quân sang xâm lược. Mạc Cửu và thuộc hạ của ông bị bắt làm tù binh.
Trước sự bất lực của nhà cầm quyền Campuchia trong việc bảo vệ mình, sau khi thoát khỏi tù đầy, Mạc Cửu xin tự đặt mình dưới quyền bảo hộ của Việt Nam vào năm 1708, lúc này do các Chúa Nguyễn nắm quyền bính. Vào thời điểm này lãnh thổ Hà Tiên gồm các vùng Long Cai, Cần Vọt, Vũng Thơm, Rạch Giá, Cà Mau và đảo Phú Quốc.
Vào năm 1735 sau khi ông mất, Chúa Nguyễn cử Mạc Thiên Tứ là con ông giữ chức quan cai trị. Mac Thiên Tứ đã đánh bại và giết Hoắc Nhiêu, kẻ cầm đầu giặc cướp, và chiếm lại tất cả các đảo kể cả đảo Kokong vào năm 1767. Các quan lại dân sự và quân sự Việt Nam được cử đến giúp đỡ ông hoàn thành nhiệm vụ.
Tượng đài Mạc Cửu ở công viên Mũi Tàu, thị xã Hà Tiên. Ảnh: Cúc Tần/vncgarden.
Từ tình hình nói trên cho thấy: Với những biến cố có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ Nam Bộ thông qua hành vi xin thần phục, từ bỏ và tiếp nhận giữa Mạc Cửu và Vương triều Campuchia, rồi giữa Mạc Cửu và các chúa Nguyễn Việt Nam đã chứng minh rằng bắt đầu từ năm 1708, vùng lãnh thổ này đã được đặt dưới sự cai quản của Nhà nước Việt Nam, không vấp phải sự phản kháng nào từ phía vương triều Campuchia.
Quá trình sáp nhập Hà Tiên và các đảo ngoài khơi gắn bó với vùng đất Hà Tiên vào An Nam là lẽ đương nhiên  khi mà vùng đất và các đảo này liên tục phải chống chọi với các cuộc cướp phá của cướp biển từ vịnh Thái Lan, với sự hỗ trợ bằng các cuộc viễn chinh của các tướng lĩnh do Chúa Nguyễn cử đến.
Từ đó, việc sáp nhập Hà Tiên và các đảo phụ thuộc Hà Tiên về với An Nam trở thành yêu cầu cần thiết và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ đương thời.
Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX
Năm 1825, huyện Hà Tiên sáp nhập vào tỉnh An Biên và đến năm 1832, Hà Tiên được nâng lên thành đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Năm 1858, lấy lý do vua Tự Đức, Hoàng đế Việt Nam (1840-1885) ngược đãi các đoàn truyền đạo Cơ đốc, quân đội Pháp đánh chiếm Việt Nam. Việt Nam thua trận, phải ký Hiệp ước 1874 nhường cho Pháp 6 tỉnh ở Nam Kỳ, trong đó có tỉnh Hà Tiên, kể cả các đảo thuộc tỉnh này.
Thực dân Pháp thiết lập chính quyền thuộc địa ở Nam Kỳ và chính quyền bảo hộ ở Campuchia, trong một thực trạng về phạm vi lãnh thổ là: Tất cả các đảo trên vùng biển giữa Nam Kỳ và Campuchia đều thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong bản báo cáo tháng 1-1869, viên thanh tra Pháp Chessez đã viết: "Ngay cả đảo Phú Dự cách bờ biển Campuchia 0,5 hải lý và đảo Tiên Mới cách đảo Phú Dự 1 hải lý cũng đều thuộc một làng Việt Nam". Vì vậy, sau một thời gian khảo sát, ngày 25-5-1874 Thống đốc Nam Kỳ đã ký Nghị định thành lập một quận biển trực thuộc chính quyền Nam Kỳ bao gồm các đảo thuộc trấn Hà Tiên.
Ngày 11-8-1863, Campuchia cũng ký một hiệp ước với Pháp, theo đó, Pháp bảo đảm việc bảo hộ bằng quân sự nước Campuchia chống mọi cuộc tấn công từ bên ngoài. Một viên Khâm sứ được bổ nhiệm bên cạnh vua Campuchia để theo dõi việc thi hành Hiệp ước. Về phía mình, vua Campuchia bị ngăn cấm không được có bất kỳ quan hệ nào với các cường quốc bên ngoài nếu không có sự thoả thuận trước với nước Pháp.
Sau đó để nhiệm vụ tiến hành thuận lợi nhà cầm quyền Pháp quyết định hoạch định rõ nước Campuchia và lập một Uỷ ban Pháp - Khmer hỗn hợp có nhiệm vụ nghiên cứu vạch đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia và trình bày các kiến nghị của Uỷ ban lên các cấp cao nhất. Việc vạch đường biên giới sau đó được ấn định "dứt khoát" tại Công ước 15-7-1873 giữa Vua Norodom và Chuẩn đô đốc Cornulier Lucimière nhân danh Nam Kỳ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 24/7 có những phát biểu đầy ẩn ý về biên giới, lãnh thổ.
Nhưng Công ước này không đề cập đến việc quy thuộc các đảo. Cả các Uỷ ban phân định ranh giới được thành lập vào năm 1910 và năm 1935 cũng không đả động gì tới vấn đề đảo, và đương nhiên cũng không nói gì tới đường biên giới trên biển giữa hai nước. Nhưng vấn đề các đảo đã được giải quyết dứt khoát kể từ Hiệp định ngày 15-3-1874.
Ngày 25-5-1874, hai tháng sau khi có Hiệp ước, Chuẩn đô đốc, quyền Thống đốc và Tổng tư lệnh Jules François Émile Krantz, công bố Nghị định N°124 tách đảo Phú Quốc và các đảo lân cận khác ra khỏi hạt Hà Tiên để lập thành một quận riêng biệt.
Điều 1 của Nghị định này và bản đồ mô tả nội dung của Điều 1 Hiệp định 15-3-1874, như sau:
"Đảo Phú Quốc và tất cả các đảo nằm giữa kinh tuyến 100° Đông và 102° Đông và giữa vĩ tuyến 9° Bắc và 11°30’ Bắc (kể cả quần đảo Nam Du) được tách ra khỏi hạt Hà Tiên và tạo thành một quận riêng biệt, được cai trị như mọi hạt tham biện khác của Nam Kỳ".
Đây là lần đầu tiên Nghị định nói trên nói rõ tính chất của các đảo trước đây đã được An Nam nhượng cho nước Pháp theo Hiệp ước Hoà bình ký kết giữa hai nước ngày 15-3-1874. Thực vậy, điều này cho thấy một sự liên tục trong việc cai trị các đảo tiếp nối nhau giữa Pháp và Vương triều An Nam.
Sau đó, một Nghị định thứ 2 ngày 16-6-1875, lại sáp nhập vào quận Hà Tiên, hạt tham biện Phú Quốc, do Charles-Marie Duperré, Chuẩn đô đốc, Thống đốc và Tổng Tư lệnh ký tên.
Như vậy, và kể từ thời điểm nói trên các ranh giới của lãnh thổ Phú Quốc đã được xác định rõ, do đó chúng ta có thể xác định dễ dàng và với tất cả sự chính xác cần thiết danh mục các đảo đã bị Pháp thôn tính khi họ đóng vùng Hạ Nam Kỳ để thi hành Hiệp ước 1874.
Trong khi đó, phía Campuchia không có yêu cầu nào đối với bất kỳ đảo nào và chủ quyền của các đảo đã không được nêu ra khi ký Hiệp ước1907 giữa Pháp và Xiêm (Thái Lan), theo đó đại diện nước Pháp với tư cách là Toàn quyền Đông Dương chứ không phải là với danh nghĩa bảo hộ Campuchia, nhường cho Xiêm (Thái Lan)  tất cả các đảo ở phía Bắc mũi Lemline, kể cả đảo Koh Kut.
Về sau, năm 1910, Uỷ ban được giao trách nhiệm tiến hành phân định các biên giới Nam Kỳ và Campuchia cũng không nhận được kiến nghị nào của phía Campuchia có liên quan đến việc xác định chủ quyền các đảo.
Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo: Tranh chấp nổi lên trên vịnh Thái Lan và vấn đề đường Brévié