Paul Doumer (1897 - 1902 ảnh bên) xuất thân từ một gia đình lao động, bố làm công nhân xe
lửa. 12 tuổi, Paul đã phải đi kiếm sống, làm thợ khắc, sau đó vào học
trường dạy nghề. Chàng thanh niên Paul là người có nghị lực, năm 20 tuổi
đỗ bằng cử nhân Toán học. Năm sau lấy tiếp bằng cử nhân luật, trở thành
chuyên gia tài chính.
Ông “trị vì” 5 xứ Đông Dương những năm bản lề hai thế kỷ 19 và 20 (1897-1902). Năm 1931, ông được bầu làm Tổng thống thứ 14 nước Cộng hòa Pháp.
P.Doumer cho xây dựng một số công trình giao thông vận tải và công nghiệp, khuyến khích nhập giống cây cao su miền Nam nước ta, lập nên những đồn điền lớn, ủng hộ bác sĩ Yersin - người khám phá cao nguyên Langbian - lập thành phố Đà Lạt, tổ chức xây cầu Long Biên (cầu Doumer)...
Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương, nhận định về người Việt Nam :
"Điều không thể chối cãi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Miên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm." (Paul Doumer, L'Indo-Chine française, 2e édition, Paris, Vuibert et Nony, Éditeurs, 1905, t. 40-43).
Ông “trị vì” 5 xứ Đông Dương những năm bản lề hai thế kỷ 19 và 20 (1897-1902). Năm 1931, ông được bầu làm Tổng thống thứ 14 nước Cộng hòa Pháp.
P.Doumer cho xây dựng một số công trình giao thông vận tải và công nghiệp, khuyến khích nhập giống cây cao su miền Nam nước ta, lập nên những đồn điền lớn, ủng hộ bác sĩ Yersin - người khám phá cao nguyên Langbian - lập thành phố Đà Lạt, tổ chức xây cầu Long Biên (cầu Doumer)...
Paul Doumer, toàn quyền Đông Dương, nhận định về người Việt Nam :
"Điều không thể chối cãi được là những người này [người Việt] hơn hẳn tất cả các dân tộc xung quanh. Người Miên, Lào, Xiêm không chống được họ. Không một dân tộc nào ở đế quốc Ấn Độ có những đức tính của họ, phải tới Nhật mới thấy có một giống người tương đương. Người Việt và người Nhật chắc chắn thủa xưa có bà con với nhau. Cả hai đều thông minh, cần mẫn và can đảm." (Paul Doumer, L'Indo-Chine française, 2e édition, Paris, Vuibert et Nony, Éditeurs, 1905, t. 40-43).
Ở địa vị của ông mà ông đã nói lên những điều này, tôi tin là ông đã nhìn nhận khách quan và phát biểu chân thật. Rất đáng trân trọng và tự hào. Tuy nhiên sau hơn 100 năm, qua bốn cuộc chiến tranh và những biến động của xã hội, liệu con người VN còn giữ được những bản chất ấy không? Bằng vào những gì tôi đã trực tiếp nhìn thấy thì tôi tiếc cái ngày xửa ngày xưa hôn.
Trả lờiXóaÔng này nói đúng về con người Việt nam. Nhưng ông ấy không tiết lộ về tổ chức xã hội và người dẫn dắt xã hội Việt nam. Khi Pháp đánh chiếm Việt Nam! thì ở Nhật là Vua Minh Trị thoát Hán duy tân,Việt nam thì Tự Đức cam phận chư hầu nhà Thanh, cản trỏ phe cải cách của Nguyễn Trường Tộ, chống lại phe chủ chiến...Vua quan Việt Nam! thời bình thì từ xưa đến nay đều hèn ,dốt như nhau cả, không thể so bì với người Nhật. Con người Việt giống con người Nhật. Cộng đồng xã hội Việt Nam! thua xa Nhật. Trí thức Việt Nam! lại càng tệ hại, hèn nhát, không có tư tưởng chủ đạo, mù quáng theo mác lê gươm. Đấy là cái mà ông Doumer không nói ra, nhờ đó mà đô hộ được Viêt nam.
Trả lờiXóa