Từ Singapore, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm Thứ Ba nói rằng, Hoa Kỳ
muốn các nước trong khu vực hợp tác ngăn chặn các va chạm nhỏ có thể leo
thang thành xung đột lớn ở Biển Đông. Malaysia, Chủ tịch luân phiên
đương nhiệm của ASEAN khẳng định, chủ đề thảo luận là không giới hạn và
ASEAN nên đóng vai trò quan trọng cho một giải pháp "thân thiện" với vấn
đề Biển Đông.
Trong khi đó Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu thiện chí xuống thang các hoạt
động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp), đồng thời vẫn khăng
khăng tìm cách phủ nhận, gạt bỏ Biển Đông khỏi diễn đàn ARF, ASEAN. Xã
luận tờ Nhân Dân nhật báo hôm Thứ Ba đổ tội cho Hoa Kỳ và Nhật Bản "phá
vỡ" Biển Đông trong khi Thời báo Hoàn Cầu giật tít: "Mỹ - Philippinese
đừng nằm mơ ASEAN sẽ đấu tố Trung Quốc về Biển Đông".
Về phản ứng của Campuchia, tờ Khmer Times ngày 4/8 bình luận, sau khi
Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai lên tiếng
nói rằng ASEAN không phải nơi bàn chuyện Biển Đông, Thủ tướng Campuchia
Hun Sen ngày Thứ Ba nói ông sẽ "hạnh phúc" nếu vấn đề Biển Đông sẽ để
lại "băng ghế dự bị". Và nói thêm :"Tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các bên tranh chấp ở
Biển Đông. Nhưng tôi muốn khuyến khích các nước liên quan trong tranh
chấp tiếp tục đàm phán với nhau", ông Hun Sen phát biểu khi đi cắt
băng khánh thành một cây cầu Trung Quốc chi tiền tài trợ ở bên ngoài
Phnom Penh. Đối với Campuchia, đây là việc làm quen thuộc, Khmer Times
bình luận.
Xin nhắc lại , Tân Hoa Xã (3/8) đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 02/08
khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông "tiếp tục đàm
phán với nhau". Hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý, tháng Tư năm nay Hun
Sen đã kêu gọi ASEAN "không thể đóng vai trò đại diện cho 4 nước liên
quan đến tranh chấp và các nước không liên quan chớ đổ thêm dầu vào
lửa"?!
Khi ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia đã phát triển, Phnom Penh
không sẵn sàng hỗ trợ các nước láng giềng Đông Nam Á chống lại sự bành
trướng nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông, các nhà phân tích cho
biết. Giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét, đối với Hun Sen, củng cố hỗ
trợ của Trung Quốc là điều cần thiết. "Trung Quốc giống như một con mèo dễ thương khi biết nó được vuốt ve, âu yếm", ông Thayer nói.
Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia 427 triệu USD năm ngoái, cuối
tháng 11/2014 Tập Cận BÌnh đồng ý cho Campuchia vay 500 triệu USD ưu đãi
hàng năm. Hôm Thứ Hai, Campuchia công bố rằng Trung Quốc vượt qua Hàn
Quốc trở thành nước cung cấp nguồn khách du lịch lớn nhất đến Siem Reap.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét