VietTimes -- Nếu đây là sự thực thì rất đáng
hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn trọng sự thực và luật
pháp quốc tế. Tuy nhiên, việc Đài Loan có từ bỏ tham vọng “chủ quyền chữ
U” ở Biển Đông hay không còn chờ quan sát.
Tờ
Tin tức bình luận Trung Quốc của Hồng Kông ngày 7/7 cho biết ngày 12/7
tới đây, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) sẽ công bố kết
quả phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc trong vấn đề Biển
Đông.
Đối với vấn đề này, bài báo đã
phỏng vấn ông Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp (nghị sĩ) Đài Loan, thành
viên Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Để bạn đọc có thêm thông
tin tham khảo khách quan, Viettimes đăng lại nội dung chính của bài
viết để độc giả tham khảo:
Một khi kết quả phán quyết không có lợi cho Trung Quốc, phủ nhận sự tồn
tại của "đường chữ U" (đường chín đoạn, đường lưỡi bò phoi pháp) chính
là thời cơ tốt nhất để lãnh đạo đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ
quyền Biển Đông và "cho Quân đội Mỹ thuê đảo Ba Bình" (đảo Ba Bình thuộc
quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng).
Muốn xem thái độ của bà Thái Anh Văn đối với Biển Đông thì phải trước
tiên so sánh với người tiền nhiệm, ông Mã Anh Cửu để tìm hiểu sự khác
biệt.
Ông Mã Anh Cửu "có thái độ rõ ràng, kiên định" đối với Biển Đông, nhưng
bà Thái Anh Văn lại có thái độ "tiêu cực, mơ hồ, kín tiếng". Về chi
tiết, ông Mã Anh Cửu khăng khăng kiên trì yêu sách "đường 11 đoạn" (vô
lý, phi pháp) thời kỳ chính quyền Quốc Dân, tức là yêu sách "đường chín
đoạn" do Trung Quốc áp đặt hiện nay.
Trong khi đó, bà Thái Anh Văn chưa từng đề cập đến vấn đề "đường 11
đoạn" hay "đường 9 đoạn". Bà chỉ nói đến luật pháp quốc tế, chỉ nói rằng
tranh chấp này cần được giải quyết bằng "thể chế đa phương".
Khâu Nghị, cựu Ủy viên Lập pháp Đài Loan, thành viên
Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT.
Hội đồng Viện nghiên cứu Kinh tế Đài Loan. Ảnh: CRNTT.
Mã Anh Cửu đã bất chấp sự phản đối của Việt Nam và Philippines, quyết
đẩy mạnh xây dựng và "phòng thủ" (phi pháp) đối với đảo Ba Bình.
Nhưng bà Thái Anh Văn lại nói một cách mơ hồ, phụ tá của bà thậm chí nói
có ý từ bỏ, hơn nữa tiết lộ khả năng cho Mỹ thuê làm căn cứ. Bà Thái
Anh Văn không hề phản bác hoặc làm rõ đối với những tin đồn này.
Đối với phán quyết sắp tới của PCA, ông Mã Anh Cửu nói rằng Đài Loan
không thừa nhận, không chấp nhận. Trong khi đó, bà Thái Anh Văn không
nói trực tiếp, song nói rằng muốn căn cứ vào cơ chế xử lý tranh chấp
theo luật pháp quốc tế để quyết định vấn đề chủ quyền Biển Đông và đảo
Ba Bình.
Việc xử lý vấn đề Biển Đông của ông Mã Anh Cửu đã gây sức ép rất lớn cho
bà Thái Anh Văn, vì vậy, khi nhậm chức bà Thái Anh Văn đã thể hiện lập
trường bảo vệ chủ quyền "đường 11 đoạn", nhưng sau đó đã "buông lỏng".
Hiện nay, Mỹ mạnh mẽ điều 2 cụm tấn công tàu sân bay đến Biển Đông,
trong khi đó Trung Quốc tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn có sự tham
gia của 3 hạm đội lớn. Như vậy, đối đầu Trung-Mỹ đang diễn ra gay gắt.
Trong tình hình này, đảo Ba Bình có vị trí trọng yếu trên Biển Đông, lại
đang nằm trong tay Đài Loan. Cho nên, đảo Ba Bình "trở thành nơi tất
yếu tranh chấp của nhà binh", làm cho Đài Loan có giá trị chiến lược
được các bên cố gắng tận dụng.
Để thực hiện "Đài Loan độc lập", phải dựa vào sức mạnh của bên ngoài
như Mỹ và Nhật Bản. Vì vậy, chiến lược Biển Đông của bà Thái Anh Văn
chính là "liên kết với Mỹ và Nhật Bản, kết nối ASEAN, đối kháng với
Trung Quốc, thực hiện mong muốn Đài Loan độc lập".
Trong đó, "lôi kéo ASEAN" chính là "chính sách hướng Nam mới"; "liên kết
với Mỹ và Nhật Bản" chính là bà Thái Anh Văn hy vọng kết hợp "đồng minh
quân sự Mỹ-Nhật-Đài" cộng với khả năng từ bỏ Biển Đông.
Một khi kết quả trọng tài của PCA được công bố, không thừa nhận sự tồn
tại của "đường chữ U", bà Thái Anh Văn có thể tuyên bố "đường chữ U"
không liên quan đến Đài Loan, đảo Ba Bình có thể "cho Mỹ thuê làm căn cứ
quân sự", nhưng Đài Loan vẫn giữ quyền lợi khai thác chung tài nguyên
Biển Đông.
Mỹ cho rằng trọng tâm bá quyền thế giới hiện nay ở Biển Đông, đối thủ
chính ở Biển Đông là Trung Quốc. Mỹ muốn tiến hành hiện diện quân sự
mạnh mẽ ở Biển Đông để các nước đông minh Đông Á đi theo Mỹ.
Nhưng Mỹ thiếu căn cứ ở Biển Đông, vì vậy họ muốn xây dựng lại căn cứ ở
vịnh Subic, Philippines, muốn có thể sử dụng cảng Cam Ranh Việt Nam,
nhưng hai khu vực đều có biến số. Ngoài ra, ở Australia cũng có sự thay
đổi về chính trị, Thủ tướng không còn thân Mỹ, cảng Darwin cũng có biến
số.
Singapore luôn thực hiện cân bằng giữa Trung-Mỹ, cho nên, trong tình
hình này, đảo Ba Bình đã trở thành căn cứ quân sự lý tưởng nhất của Mỹ ở
Biển Đông. Một khi tiến vào sẽ có sức mạnh tuyệt đối để áp chế sự trỗi
dậy của Trung Quốc.
Mỹ ngầm trợ giúp Philippines trong vụ kiện Biển Đông, nhưng Trung Quốc
không thừa nhận. Mỹ từng chuyển sang yêu cầu Tổng thống Đài Loan Mã Anh
Cửu (hiện đã rời nhiệm) từ bỏ chủ trương "đường chữ U" ở Biển Đông,
nhưng Mã Anh Cửu không đồng ý, mà còn mạnh mẽ tuyên bố “chủ quyền” Biển
Đông.
Vì vậy, Mỹ muốn bà Thái Anh Văn từ bỏ chủ trương "đường chữ U" và nhận
được đồng ý. Vì vậy, bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến đều cho rằng đây
là việc của Quốc Dân Đảng và Tưởng Giới Thạch, từ bỏ "đường chữ U" chẳng
có vấn đề gì.
Nhưng sau khi từ bỏ “đường chữ U”, đảo Ba Bình sẽ trở nên “lẻ loi”...
Do đó, nếu Đài Loan “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” thì vấn đề này sẽ được
giải quyết. Vì vậy, kết quả trọng tài được công bố chính là thời cơ tốt
nhất để bà Thái Anh Văn gửi món quà lớn cho Mỹ.
Trên đây là nội dung chính của bài viết đăng tải quan điểm của một
chuyên gia Đài Loan. Từ bài viết cho thấy, có thông tin cho rằng chính
quyền Thái Anh Văn có khả năng từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn”. Nếu đây
là sự thực thì rất đáng hoan nghênh, vì chính quyền Thái Anh Văn đã tôn
trọng sự thực và luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, vấn đề lãnh thổ là một vấn đề nhạy cảm. Nếu chính quyền Thái
Anh Văn từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” thì chắc chắn họ phải cân nhắc
tới một bộ phận người Đài Loan đại diện là Mã Anh Cửu vẫn có “tham vọng”
phi pháp ở Biển Đông. Do đó, việc Đài Loan có từ bỏ “chủ quyền” ở Biển
Đông hay không còn chờ quan sát.
Nếu Đài Loan từ bỏ yêu sách “đường 11 đoạn” (đường chữ U) ở Biển Đông
thì rõ ràng cũng sẽ tác động mạnh tới yêu sách “đường chín đoạn” của
Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra yêu sách này là dựa trên yêu sách của Đài Loan.
Hy vọng chính quyền Thái Anh Văn sửa chữa sai lầm của người tiền nhiệm,
từ bỏ yêu sách chủ quyền ở Biển Đông vốn không thuộc về mình, tuân thủ
nghiêm túc, đầy đủ và tích cực bảo vệ luật pháp quốc tế, góp phần bảo vệ
hòa bình, an ninh và ổn định khu vực.
Khả năng Đài Bắc “cho Mỹ thuê đảo Ba Bình” có thể đã là một phương án đã
được chính quyền mới ở Đài Loan tính tới, nhưng điều này rõ ràng sẽ gây
tranh cãi và phản ứng bởi đây là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường
Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Hôm qua (12-7) vnexpress đưa tin:
Trả lờiXóaĐài Loan hôm nay tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ tòa trọng tài về "đường lưỡi bò" và sẽ điều thêm tàu tuần duyên ra đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Không hiểu thế nào anh ạ!
Chính trị mà em !
Xóa