Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

NÓI THÊM VỀ NGUYỄN BÁ THANH

Trần Đăng Khoa
Tran-Dang-Khoa Mới đây, vào những ngày cuối tháng 1, năm 2013 này, tại Trung tâm Triển lãm Nghệ thuật 45 Tràng Tiền Hà Nội, đã có cuộc triển lãm ảnh đặc biệt, không phải ảnh nghệ thuật, mà ảnh phóng sự báo chí, ảnh đời thường, nhưng lại có sức thu hút công chúng rất mãnh liệt. Đó là triển lãm cảnh “ngủ gầm giường, ngủ hành lang bệnh viện” với hơn một trăm bức ảnh. Mỗi bức ảnh là một hoàn cảnh, một nỗi đời, một cảnh ngộ. Tác giả của những bức ảnh này, không chỉ là những phóng viên, những ký giả, cộng tác viên của Trung tâm Sức khỏe và Dân số, mà còn là những người bình thường. Họ là bệnh nhân hoặc người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân. Họ ghi lại những khoảnh khắc mình đã thấy hoặc đã trải, không phải có ý thức làm nghệ thuật, mà chỉ đơn giản giữ lại những kỷ niệm theo kiểu “thấy gì ghi nấy”. Chính vì thế mà nó rất chân thật và sinh động. Không phê phán ngành y tế, chỉ phơi ra một thực trạng mang tính sẻ chia. Chính thế lại đắng đót, lại có sức lay động lương tri những người tử tế. Chỉ những trái tim và tâm hồn lạnh giá mới có thể dửng dưng.
 Cuộc triển lãm đặc biệt này cũng đã lên mạng nhiều trang baó điện tử chính thống. Tôi không biết các vị lãnh đạo, các nhà quản lý nghĩ gì khi nhìn những cảnh đời nơi “gầm giường chiếu đất” này? Còn tôi, bao trùm lên mọi cảm giác là nỗi đắng đót đến se thắt cả gan ruột. Lại nhớ đến buổi “vi hành” của bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến xuống các bệnh viện cơ sở. Bò từ gầm giường ra chào bà là các bệnh nhân nhí bị ung thư. Rồi những bệnh nhân hiểm nghèo chờ xạ trị ba người ghép một giường. Nhiều khi bệnh nhân phải nằm chen chúc dưới gầm giường, nằm tràn cả ra hành lang bệnh viện trong thời tiết mưa ẩm và giá lạnh. Sống lay lắt như thế, ngay cả một người khỏe mạnh cũng có thể gục đổ, chứ không còn nói đến những con người bất hạnh, lại mang trong mình trọng bệnh mà sự sống mong manh chỉ tính bằng những khoảnh khắc.
Ta hiểu nỗi khổ tâm của bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tâm đức. Nhưng chẳng lẽ lại cứ để tình trạng quá tải ở các bệnh viện diễn ra mãi như thế này sao? Hiện nay, Hà Nội đã mở rộng đến hết cả tỉnh Hà Tây cũ, còn nới thêm một phần của tỉnh Hòa Bình, chẳng lẽ vẫn không có đất để xây bệnh viện sao? Đành rằng kinh tế suy thoái trong phạm vi toàn cầu, nợ công ở nước ta cũng lên đến ngưỡng đáng phải quan ngại, Tết năm nay, nhiều cơ quan không có tiền thưởng cho nhân viên, có doanh nghiệp còn nợ cả tiền lương, dẫn đến cảnh tao loạn: Công nhân vác ghế phang giám đốc rồi sẵn sàng vào tù, nhưng cũng không phải vì thế mà không xây được bệnh viện cho dân. Không kể những vụ thất thoát khổng lồ đến hàng ngàn tỷ đồng như vụ Vinashin rồi tiếp đến là Vinalins, chúng ta vẫn còn chi hàng ngàn tỷ đồng để xây Trụ sở làm việc, Bảo tàng Quốc gia, rồi hàng trăm rạp hát, Nhà văn hóa. Đành rằng xây Trụ sở, xây Bảo tàng hay Rạp hát cũng rất quan trọng, rất cần thiết, nhưng đem những công trình ấy, so với những công trình cấp bách, cần phải làm ngay, như bệnh viện cứu chữa điều trị cho dân, hay những lớp học cho trẻ em nghèo vùng sâu vùng xa thì cái gì cần ưu tiên trước nhất? Tất nhiên là bệnh viện và lớp học rồi. Tôi hoàn toàn đồng ý với Vân Thiêng, ông bạn đồng nghiệp của tôi ở VOV: Xây thêm nhà hát, rạp chiếu phim cũng là cần thiết, bởi đấy là những thiết chế văn hóa đặc biệt gắn với trình độ và nhu cầu thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của nhân dân. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều nhà hát mà số buổi sáng đèn mỗi năm chỉ đếm được trên mấy đầu ngón tay, nhiều nhà hát, rạp chiếu phim đã làm “dịch vụ cho thuê đám cưới”. Ngân sách là tiền thuế của dân. Vì vậy, đầu tư cái gì, đầu tư lúc nào là điều phải tính toán để đồng tiền ấy phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xây dựng trụ sở cơ quan khang trang hiện đại và các công trình văn hóa là cần thiết trong quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, chưa thấy có chuyện vì thiếu rạp mà hai, ba người phải ngồi một ghế để xem biểu diễn nghệ thuật, cũng chưa có ai chui dưới gầm ghế người khác để xem phim. Trong khi, cảnh hai, ba bệnh nhân phải nằm chung một giường, thậm chí có bệnh nhân phải chịu cảnh “gầm giường chiếu đất” thì đã thấy nhỡn tiền và sẽ còn hiển hiện ở rất nhiều bệnh viện lớn khác nữa.
Có thể giải quyết dứt điểm nạn quá tải ở các bệnh viện ấy được không? Hoàn toàn có thể giải quyết được, nếu chúng ta thực sự vì dân, lo cho muôn dân. Chỉ cần chúng ta tiết kiệm trong chi tiêu, loại bỏ những chi phí chạy theo bề nổi, hoàn toàn mang tính hình thức, rất tốn kém mà không có hiệu quả thiết thực, như các lễ hội rầm rĩ ở rất nhiều tỉnh thành, hay kiểm tra, giám sát chặt chẽ các công trình, tránh được những thất thoát để tiền dân trôi hết ra sông ra bể, như Vinashin hay Vinalins là có thể xây được hàng ngàn bệnh viện, trường học rồi.
Chỉ cần tiết kiệm, bớt hoang phí trong những khoản chi tiêu vô bổ, chúng ta đã cứu được bao nhiêu kiếp người bất hạnh. Điều này là hoàn toàn có thể làm được. Bởi đã có địa phương làm được rồi. Một ví dụ điển hình là Đà Nẵng. Vâng, tôi vẫn lại phải nhắc đến Đà Nẵng. So với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay các địa phương khác, Đà Nẵng không thuận lợi ở vị trí địa lý, cũng không tiện về giao thông, lại bị chiến tranh tàn phá khốc liệt nhất, số người hy sinh cũng lớn nhất, đã thế khí hậu lại khắc nghiệt, bão gió, lũ lụt liên miên. Một tỉnh rất nghèo. Vậy mà ông Nguyễn Bá Thanh và các cộng sự của ông vẫn vực mảnh đất nghèo ấy thành một đô thị hiện đại, một thành phố nề nếp, sạch sẽ (theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng) và quy củ nhất nước. Trước khi rời Đà Nẵng, ngay mới đây thôi, ông Nguyễn Bá Thanh còn kịp trao cho dân một bệnh viện nhằm xóa bỏ nạn “gầm giường chiếu đất”. Đó là bệnh viện ung bướu có quy mô 500 giường với 27 khoa và phòng, trước mắt đã đưa vào sử dụng 200 giường bệnh với đội ngũ hơn 70 bác sĩ, cùng các chuyên gia, y tá, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị y tế bệnh viện được đầu tư hiện đại, chất lượng, với các hệ thống máy xạ trị, y học hạt nhân, gia tốc tuyến tính. Đặc biệt, đây là bệnh viện dành cho những người nghèo có hộ khẩu Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Sau khi trừ phần Bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh nhân nghèo sẽ được miễn phí toàn bộ tiền chi trả. Người nhà đi theo chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ được hưởng chính sách ăn, ở miễn phí tại bệnh viện với bếp ăn từ thiện. Điều trị miễn phí hoàn toàn cho bệnh nhân nghèo là chính sách nhân văn đặc biệt chỉ có ở Đà Nẵng. Có địa phương nào làm được như thế không?
Bây giờ thì ta hiểu được vì sao người dân Đà Nẵng lại yêu mến Nguyễn Bá Thanh đến như thế. Và không phải chỉ có dân Đà Nẵng, nhân dân ở rất nhiều địa phương khác cũng rất quý yêu Nguyễn Bá Thanh, như quý yêu Bí thư Tỉnh ủy Kim Ngọc thuở nào. Và chúng ta tin, rất tin rằng, trong công cuộc đổi mới của Đảng, của Đất nước, vì miếng cơm manh áo của dân, ông sẽ không bị đứt gánh giữa đường như Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc. Và chúng ta cũng hy vọng Đà Nẵng sẽ là một mô hình tốt đẹp có thể nhân rộng ra trên phạm vi toàn quốc. Viết đến đây, tôi lại chợt giật mình nhớ đến câu ca dao:
Thương dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái sập mồ lụn xương
Và như thế, làm điều ác, đặc biệt là ác với dân, đâu phải cứ hạ cánh được an toàn là đã an toàn. Bây giờ, làm một cán bộ mà được dân tin, dân yêu như Nguyễn Bá Thanh, đâu có phải là dễ…

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

LỜI CHA DẶN CON GÁI

Lần trước mình cop về "Lời cha dặn con trai", hôm nay là " Lời cha dặn con gái", kẻo cụ Nhật Lệ thắc mắc sao cha chỉ quan tâm dăn dò con trai mà không dặn dò con gái . Chỉ có điều "người cha" ở đây ẩn danh. Nhưng không sao, miễn là lời dặn ấy đáng để con gái ta ( và cả chúng ta nữa), phải suy nghĩ xem đúng sai đến đâu !

Một người không tốt với con, con không nên quá bận tâm. Trong cuộc sống của con, không ai phải có nghĩa vụ đối tốt với con trừ cha mẹ. Còn với những người tốt với con, con nên trân trọng và biết ơn điều đó.  Nhưng con cũng cần phải có chút đề phòng bởi mỗi người khi làm bất cứ việc gì đều có mục đích riêng. Hãy nhớ, họ tốt với con không đồng nghĩa với việc họ phải quý mến con.

Không có ai là không thể thay thế, không có vật gì thuộc hoàn toàn sở hữu của con. Vì thế, nếu sau này người con yêu thương không còn ở bên, hay họ không còn là nơi con có thể đặt niềm tin, con cũng đừng bi lụy. Sinh mệnh con người thực sự ngắn ngủi, con đừng để mỗi ngày trôi đi vô ích. Người ta tham vọng sống lâu nhưng con chỉ cần sống hạnh phúc mỗi ngày. Hãy trân trong và yêu lấy cuộc sống hiện tại của con.
 

Trên đời này không có gì là nhất cả, tình yêu chỉ là cảm giác bất chợt đi qua cuộc đời con, nhưng nó sẽ theo thời gian và lòng người mà thay đổi. Nếu như người đó rời xa con, con hãy học cách chờ đợi. Hãy để thời gian rửa sạch vết thương, để tâm hồn con lắng lại rồi nỗi đau của con cũng sẽ dần biến mất. Con đừng mơ ước một tình yêu hoàn hảo, cũng đừng thổi phồng nỗi đau khi nó không còn.
 

Có những người thành đạt mà không cần trải qua nhiều trường lớp, nhưng điều đó không có nghĩa con thôi nỗ lực học tập. Kiến thức con học được chính là vũ khí con cần có, hãy nhớ người ta không thể làm gì nếu họ chỉ có tay không.
 

Con không nhất thiết phải chăm sóc cha nửa cuộc đời còn lại và cha cũng thế. Khi trưởng thành, con có thể tự mình bước đi, trách nhiệm của cha cũng đã kết thúc. Sau này dù con hạnh phúc hay buồn đau, con đều phải tự mình lựa chọn và có trách nhiệm với nó.

Con có thể bắt mình phải giữ chữ tín, nhưng không thể yêu cầu người khác làm thế với mình. Con có thể yêu cầu bản thân phải đối đãi tốt với người, nhưng con không thể kì vọng người ta sẽ làm ngược lại. Khi con tốt với họ, họ không có nghĩa vụ phải tốt lại với con. Hãy nhớ điều này nếu không con sẽ luôn gặp ưu phiền trong cuộc sống.
 

Cha đã mua vé số trong 26 năm thế nhưng chưa một lần trúng, điều đó nói lên rằng muốn giàu có phải dựa vào nỗ lực làm việc của bản thân, trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí cả.
Chỉ những ai có duyên phận mới trở thành người thân của nhau,cho dù trong cuộc sống bận rộn con ít khi gặp mọi người, nhưng con hãy trân trọng từng khoảnh khắc khi còn bên họ, hãy dành cho họ thời gian để yêu thương con hơn, và hãy gọi điện cho mẹ con.

VĨNH BIỆT NHẠC SĨ PHẠM DUY

Nguyễn Công Khế
(Báo Thanh Niên)

Nhạc sĩ Phạm Duy đã ra đi vào lúc 14 giờ 30 hôm qua 27.1. Chúng ta cũng biết rằng sự ra đi của một người ở vào lứa tuổi ngoài 90 không phải là đường đột, nhưng tôi vẫn nuối tiếc.


Những nhạc sĩ lớn của chúng ta đã lần lượt ra đi, Văn Cao, Trịnh Công Sơn và hôm nay Phạm Duy. Mới cách đây ít hôm, chúng ta vừa nhận tin nhạc sĩ Hoàng Hiệp mất. Tôi là người yêu âm nhạc Việt Nam, mặc dù mỗi bản nhạc hay của ngoại quốc như ABBA, Bob Dylan, BoneyM… cũng chưa bao giờ cho tôi sự xúc động mãnh liệt như những bài tình ca, kháng chiến ca do các nhạc sĩ Việt Nam viết. Có lẽ tôi thuộc loại người bảo thủ.

NHỮNG BỨC ẢNH ẤN TƯỢNG NĂM 2012



NHỮNG BỨC ẢNH LAN TRUYỀN NHẤT TRÊN MẠNG NĂM 2012

Không phải là tác phẩm đẹp nhất xét về tính nghệ thuật, nhưng những tấm hình lại chinh phục trái tim của cộng đồng mạng bởi sự đặc biệt hoặc thông điệp thú vị và ý nghĩa của chúng.

photo-1-jpg-1356047568-1356047669_500x0.
Cảnh trăng tròn như một vòng Olympic treo dưới cầu Tower Bridge là một trong những bức ảnh được chia sẻ nhiều nhất tại Thế vận hội London 2012. Ảnh: Luke MacGregor.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

THƠ XUÂN

Bài thơ khai bút Tết Nhâm Thìn (2012) - Sửa 1 từ .

Xuân năm nay phá lệ vịnh Mai, Đào . Mình vịnh về Sen bởi có lý do riêng.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

NGUYỄN BÁ THANH THEO DÂN ĐÀ NẴNG KỂ ....

Nguyễn Bá Thanh đang trở thành hiện tượng ở Việt Nam. Đã thấy chỗ này chỗ kia : trong cơ quan, công xưởng, bên hành lang hội nghị hay lúc trà dư tửu hậu người ta truyền tai nhau những " câu nói lạ" với  khẩu khí  rất Bá Thanh . Thận chí cũng đã có những câu chuyện về ông mang hơi hướm  "giai thoại"-một thể loại của Văn học dân gian ! Thế mới biết dân mình khát khao có một Bao Công như thế nào ! Câu chuyện dưới đây không biết có bao nhiêu phần trăm là sự thật  , nhưng nghe cũng ...sướng !

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

ĐÀ NẴNG KHÁNH THÀNH BV UNG THƯ NGHÌN RƯỞI TỶ VÌ NGƯỜI NGHÈO

CALATHAU : Trong lúc TTCP vội vã “ra đòn phủ đầu” với Đà Nẵng ( Thực chất là với tân Trưởng ban NCTW Nguyễn Bá Thanh) bằng bản  kết luận Thanh tra nhiều sơ hở,  thì đòn “ phản pháo” từ Đà Nẵng với các bài trả lời phỏng vấn khúc triết trên báo của Chủ tịch Văn Hữu Chiến và Bí thư Nguyễn Bá Thanh (1 bài) xem ra có phần thuyết phục hơn . Chuyện này giờ chẳng che dấu được. Thế mới biết thời đại IT nó khiến người dân được tiếp nhận thông tin đa chiều, ít nhất quyền tự do suy nghĩ của mỗi cá nhân được mặc nhiên công nhận.
Còn chuyện  hôm qua 19/01, Đà Nẵng khánh thành BV Ung thư đầu tiên và lớn nhất miền Trung  như Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói  :” mục tiêu là từ thiện, giúp đỡ dân nghèo”, thì mình cũng cho là “quả phản pháo…ĐẸP !” .

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

VŨ QUỐC HÙNG, PHẠM QUỐC ANH và CÁC CHÍNH TRỊ GIA NÓI GÌ VỀ NGUYỄN BÁ THANH ?

  Calathau nói leo : Mình không giấu cảm tình dành cho  ông Thanh BT Tp.Đà Nẵng. Ông nói hay ( hay thật sự ), làm giỏi ( giỏi thực sự ). Thành quả của ông là Tp Đà Nẵng đứng đầu cả nước về nhiều mặt , vượt cả HN và Tp.HCM ! Cái này ai cũng phải công nhận ! Với lão hàng xóm phương Bắc  ông cũng từng cương quyết chẳng hỏi TW cứ lặng lẽ tổ chức cho 400 tầu cá ra khơi dàn thế trận lấn át cả "tầu lạ" khiến chúng phải chùn tay, tức mà không làm gì được ! Nhân vô thập toàn ...
Tuy thế cũng để lại dấu ấn không đẹp lắm, như vụ đối xử với Thiếu tướng CA đồng hương Trần văn Thanh , hay là vụ Cồn Dầu cưỡng chế giáo dân để lấy đất cho DN xây dựng khu sinh thái .

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

CÓ HAI BÀ NGÁT ?

Calathau : Thế này thì nền Điện ảnh Việt Nam "còn khuya" mới ra khỏi vùng trũng của khu vực !

VÕ VĂN TẠO

hongngat
Bà Hồng Ngát
Có một bà Ngát – Văn Giang
Cũng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát điện ảnh ấy, khi xảy ra vụ chính quyền địa phương đi đêm với chủ đầu tư dự án Ecopark cướp ruộng vườn nông dân một cách tàn khốc, bà về quê mình ở Văn Giang, thấy làng quê thanh bình bao đời bỗng tan hoang cày xới, bà viết trên blog, đọc dễ thương làm sao.
 Lại có một bà Ngát – Kim Chi
Đông đảo người dân, nhất là giới trí thức đang xúc động cảm kích trước thái độ can đảm, thẳng thắn và hết sức có trách nhiệm với đất nước và nhân dân trong lá thư của.....

Bàn thắng lớn nhất của “ngôi sao” Nguyễn Bá Thanh

Đây là bài viết khi ông Nguyễn Bá Thanh còn với tư cách Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Chúng ta hy vọng ra Thủ đô ông vẫn là cầu thủ có duyên với những bàn thắng trên chảo lửa Mỹ Đình ! 

Cầu thủ Bá Thanh trên sân Chi Lăng
  (LĐO) - Thứ sáu 04/01/2013
Hồi đầu năm 2007, sân Chi Lăng diễn ra một trận cầu đặc biệt: Trận cầu từ thiện giữa hai đội Đà Nẵng, do “ngôi sao” khoác áo số 9 Nguyễn Bá Thanh- đương kim Bí thư Thành ủy làm đội trưởng và đội Thừa Thiên-Huế- do “cầu thủ” Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Thiện làm đội trưởng.

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

LỜI CHA DẶN CON TRAI .

Ông bà Tôn Vân Tuyền
 Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 - 15/2 /2006) , một nhà kinh tế, một chính trị gia Đài Loan, xuất thân là kỹ sư, quê ở Bồng Lai, Sơn Tây (Trung Quốc). Ông tốt nghiệp ngành Công nghệ điện tại Đại học Công nghệ Harbin (Harbin Institute of Technology). Từ năm 1937 đến 1940 ông làm việc tại Hội đồng tài nguyên quốc gia (National Resources Commission). Ông được gửi đi tu nghiệp tại Tennessee Valley Authority (Hoa Kỳ) từ năm 1943 đến 1945. Ông làm Bộ trưởng gần 20 năm ở các bộ Giao thông vận tải, Truyền thông và Bộ Kinh tế . Ông là Bộ trưởng Bộ Kinh tế từ năm 1969 đến 1978, sau đó được bầu làm Thủ tướng Đài Loan (Premier of the Republic of China ) từ năm 1978 đến 1984. Ông có công xây dựng Mười dự án siêu cấu trúc , trong đó có sân bay quốc tế Chiang Kai-shek International,Nhà máy Điện hạt nhân số 1, đường cao tốc Quốc gia Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen National Expressway) Viện nghiên cứu Công nghiệp Quốc gia (Industrial Technology Research Institute) và Công viên Công nghệ khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science-based Industrial Park)... Nhờ những biến đổi có tính cách mạng này mà từ những năm 60 của thế kỷ trước, Đài Loan đã trở thành nơi xuất khẩu mạnh mẽ các loại hàng dệt may, giầy dép, đồ nhựa, nông sản phẩm, công nghệ hóa dầu, thiết bị cơ khí và đặc biệt là các linh kiện điện tử. Ông được coi là một trong những người tạo ra sự bứt phá về Công nghệ và Kinh tế ở Đài Loan . Ngày 24 tháng hai năm 1984 ông bị đột quý do xuất huyết não và sau khi phục hồi chỉ có thể ngồi trên xe lăn. Tháng 2 năm 2006 do bị biến chứng, ông đã qua đời tại Đài Bắc, hưởng thọ 92 tuổi . Ngoài các trước tác về Kinh tế, Chính trị, người ta quan tâm đến một bức thư ông để lại cho con trai của ông. Một bức thư giản dị nhưng thật chân tình và sâu sắc. Nhiều bậc phụ huynh đã đọc qua và có những cảm xúc sâu đậm . Nếu đọc kỹ thì có thể xem đây  là 1 lá thư thích hợp cho tất cả mọi người , nên được phổ biến để mọi người cùng suy ngẫm.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Lan Bạch tuộc - Tuyệt tác của thiên nhiên








 Lan Bạch Tuộc 1 loài lan giống như sinh vật ngoài hành tinh
Dendrobium spectabile được biết đến với cái tên Lan Bạch Tuộc là một trong những loài lan kỳ lạ nhất thế giới. Nó được New Guinea sản xuất với cành lớn, hoa đẹp với các phân đoạn xoắn, dợn sóng, và nhọn.

"Hoa ngọc trâm" tặng Ngọc Trâm


 Cảm ơn người đặt tên hoa
Búp xanh bông trắng nuột nà : ngọc trâm
Nhớ người bạn gái Quế Lâm
Ba năm chung lớp chưa cầm được tay
ngọc trâm thoang thoảng hương bay
Chân tình ở lại hoa này : Ngọc Trâm !  

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

THỬ NGHĨ XEM :

Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:



1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía,cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại,vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài .
----------------------------------------------------
Sưu tầm của Minh Đức gửi cho Calathau qua Email .

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

SÁNG MỒNG 1 TẾT TÂY Ở NHÀ TÔI

Cu Bi biểu diễn cú nhảy cao mừng Năm nới !

NĂM MỚI HÌNH ẢNH MỚI

Những hình ảnh gia đình con trai gửi về từ Australia ghi lại chuyến du lịch từ Sydney lên Gold Coast - Brisbane vào những ngày nghỉ cuối năm  2012 đã mang lại niềm vui cho mọi người ở nhà khi bước vào năm mới 2013 .

Chặng dừng chân ở Coffs Harbor