Em nhỉ ngày xưa trường chúng mình
Sông mềm như lụa, núi như tranh
Trúc đào sắc đỏ sân thêu nắng
Rặng liễu ven hồ soi tóc xanh
Đông lạnh vây quanh chảo than hồng
Hè về vùng vẫy bến sông trong
Trung thu phá cỗ đêm trăng sáng
Xuân nhảy Ương ca trống bập bùng
Em tuổi mười ba, anh mười lăm
Táo đã thôi xanh, trăng cũng Rằm
Trang đời hé mở sau trang sách
Em cũng đẹp dần trong mắt anh ...
Ta sống hồn nhiên đến chẳng ngờ
Sống như hoài bão, sống trong mơ
Bốn phương vô sản "giai huynh đệ"
Liềm búa vàng sao một sắc cờ !
Mơ vượt Von-ga, suôi Dương Tử
"Công pháo Bec-lanh", "Chiếm Hoa Sơn"
Thương bao thân phận "Bạch Mao Nữ"
Mơ hóa Đại Xuân đến rửa hờn
Nước mắt còn rơi đêm chẳng ngủ
Thương tuyết rừng Nga vết máu in
Dôi-a giặc Đức đem treo cổ
Vẫn gọi tên Người : Stalin !
Những Cooc-sa-ghin, Đổng Tồn Thụy
Những Nguyễn thị Chiên, La văn Cầu
Từ trong trang sách, trong câu hát
Gương sáng muôn đời thế hệ sau .
Anh mơ cưỡi ngựa lên Tây Tạng
Vượt suối vượt đèo, vượt Nhị Lang
Hay đâu đất nước thôi bom đạn
Súng vẫn nổ sau lũy tre làng
Trống vẫn giục sân đình bốc lửa
Em "Hái chè bắt bướm" còn say
Có hay đâu hai dòng lệ ứa
Mẹ Việt Nam áo mỏng vai gầy !
Thế rồi hai đứa phải xa nhau
Nào có hẹn đâu, có chờ đâu
Trúc đào sắc đỏ không còn thắm
Sông chẳng còn xanh, núi bạc đầu
Thôi cứ để trôi trong ký ức
Một dòng sông lấp lánh tuổi thơ
Thôi cứ để yên trong lồng ngực
Mãi một yêu thương,
một dại khờ .
(Quế Lâm -Tp.HCM 9/2003)
-------------------------------------------------------------
Sáng 30/8 vừa rồi, trong liên khúc K5 trình bày mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường ta, tôi được các bạn dành cho vài phút đọc bài thơ "Trường chúng mình". Khi tiết mục kết thúc, một số bạn đã chạy lên sân khấu xin bản chép bài thơ. Vì chỉ mang theo 1 bản nên tôi đã hứa là tôi sẽ post lên Blog để các bạn có thể đọc và chép lại, nếu cần.
Một ngày sau ngày Hội trường, cụ bạn Đăng Sinh (Blogger Quang Chinh Vu) ) một lần nữa nhắc nhở tôi trên Blog LusonQuelam " Khi
Quang Trung đọc bài thơ "Trường chúng mình" nhiều người được nghe lần
đầu rất xúc động và ngỏ ý muốn Quang Trung đăng lại bài thơ này. Nếu có
thể thì cả bài bình của mình nữa."
Không có phần thưởng nào giá trị hơn đối với tác giả là được các bạn "đồng môn" LSQL Dục Tài Học Hiệu đón nhận bài thơ " Trường chúng mình"
Vì vậy tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn các bạn và xin được một lần nữa đăng lại bài thơ này trên Blog cá nhân theo yêu càu của các bạn.
Riêng bài "Bình" của blogger Quang Chinh Vu ( Vũ Đăng Sinh ), mời mọi người quá bộ sang thăm " Nhà" của anh TẠI ĐÂY để đọc .
Mãi một yêu thương,
Trả lờiXóamột dại khờ .
Sắp tám mươi vẫn cứ ngu ngơ !
Mơ vượt Vôn ga, xuôi Dương Tử,
Dẫu trên đầu mái tóc bạc phơ !
Thưa cụ, nếu bây giờ còn "mơ vượt Vôn-ga, xuôi Dương tử" nữa thì thành ra ông lão lẩm cẩm rồi , cụ nhỉ ?
Xóa"Trường chúng mình" là bài thơ mình thích ngay từ "lần ra lò" đầu tiên (ngắn hơn bài này nhiều). Sau QTrung sửa và viết thêm thành bài thơ như trên, đầy đủ, hay, rất tình càm và có phần "ướt át" hơn, nên bài này hay hơn nhiều. Mình đã có Com ở những lần trước. Nhân đọc những câu thơ: "Thế rồi hai đứa phải xa nhau / Ai có hẹn đâu, có chờ đâu/.... và "Thôi cứ để trôi trong ký ức / Một dòng sông lấp lánh tuổi thơ / Thôi cứ để yên trong lồng ngực / Mãi một yêu thương. Một dại khờ"./; lại nhớ câu chuyện Cậu kể về cô bé mặc cái áo bông xanh (QL) và anh lính thuỷ trẻ bên dòng Nhật Lệ... Mình viết tặng QT mấy câu sau:
Trả lờiXóaTHẾ RỒI HAI ĐỨA LẠI... GẶP NHAU
DUYÊN TRỜI. NÀO CÓ HẸN GÌ ĐÂU
ÁO EM XANH THẮM DÒNG NHẬT LỆ
THẤP THOÁNG... TRONG ANH ĐẾN BẠC ĐẦU.
Cụ có trí nhớ thật đáng nể ! Bài thơ lúc đầu được Thế Long giới thiệu và đọc trong ngày Hội trường KHXNN ngắn hơn. Sau mình phát triển thêm một số "tứ" mới để tạo ấn tượng trong người đọc (Tất nhiên chỉ dành cho các cựu HS LSQL-KHXNN ). Trong bài thơ có nói đến"anh/em" nhưng chỉ mơ hồ, bàng bạc, tựa như màn sương sớm lấp lánh những tia nắng đầu tiên trên dòng Đào Hoa Giang ...Tác giả chỉ dừng lại ở đây, trong khi 3B lại sáng tạo tiếp. Bài thơ bây giờ có thể mang một dung mạo mới, một đời sống mới . Phục tài của cụ ! Rất thú vị !
XóaEm thấy cả bài hay, đúng là QL- một thế hệ. Câu cuối hay nhất:
Trả lờiXóaThôi cứ để trôi trong ký ức
Một dòng sông lấp lánh tuổi thơ
Thôi cứ để yên trong lồng ngực
Mãi một yêu thương,
một dại khờ .
Một dại khờ ... đến nay vẫn vậy anh ạ! Có tỉnh ra nhưng vẫn cứ dại khờ ...
Cảm nhận của ST cũng là cảm nhận của khá nhiều bạn đọc. Có điều khẳng định, nếu không phải là những người đã từng sống qua những ngày LSQL như chúng ta thì sẽ không thể hiểu hết bài thơ này. Những tên người, tên đất tên sông, những tên phim, tên bài hát điệu múa, thậm chí "chảo than hồng", múa ương ca ...là những "đặc sản" mà chỉ cần nhắc đến tên đã khiến ký ức tuổi thơ của chúng ta hiện về, lung linh và sống động . Khổ thơ cuối chính là gói gém tất cả điều tác giả muốn gửi gắm các bạn. Nó vừa mang cái tình riêng lại mang ý nghĩa có tính"thời đại" rộng lớn hơn. Chắc các bạn đồng cảm. Nhưng có bạn còn thích câu
Xóa" Em tuổi mười ba, anh mười lăm
Táo đã thôi xanh, trăng cũng rằm
Trang đời hé mở sau trang sách/
Em cũng đẹp dần trong mắt anh".
Chuyện này là có thực ở các lớp lớn như K6 và K5 ( Nữ thập tam, nam thập lục mà ST !). Cảm ơn em !
Đến nay đã bạc tỏc-râu.
Trả lờiXóaHãy giữ yêu thương ,đừng dại khờ !
Dệt cho cuộc sống hơn thơ,
Thời gian trôi mãi chẳng chờ đợi ai ! ...
Nếu Hội ta chia ra 2 phái : Bảo thủ và Cấp tiến thì chắc chắn DH sẽ là thủ lĩnh của phái "Cấp tiến" ! Hoan hô bạn !
XóaTôi chỉ mới đọc bài thơ này mấy tháng trước đây thôi,mà không hề biết tác giả đã viết ra nó từ 10 năm trước. Câu thơ cuối bài :"Thôi cứ để yên trong lồng ngực/Mãi một yêu thương,một dại khờ" lay động lòng tôi mãi và cho đến giờ đọc lại vẫn thấy xao xuyến . Vì nghề nghiệp tôi nó khô khan những con số , nên những giây phút đồng cảm với thi ca thật là hiếm hoi . Chữ "dại khờ" nhà thơ đặt cuối câu thật đa nghĩa và xin nói thêm từ này khá nổi tiếng trong văn đàn thế giới , được nhắc đến trong bài diễn văn bất hủ năm 2005 của Steve Jobs , nhà sáng tạo lừng danh ,cha đẻ của Apple, Iphone, IPaid. Nhớ rằng Calathau viết những dòng thơ này 2003 , hai năm trước khi từ " dại khờ- Foolish" trở nên nổi tiếng với dư âm không chỉ trong thơ văn. Kết thúc của diễn văn lễ tốt nghiệp ngày 12 tháng 6 năm 2005 tại trường đại học Stanford, California, Steve Jobs nói "Giữ lòng thèm khát, và một cái tâm khờ khạo. Tôi luôn tự chúc mình như vậy. Giờ đây, khi các bạn sắp tốt nghiệp để bắt đầu một đời sống mới, tôi cũng chúc các bạn
Trả lờiXóaHãy luôn khao khát . Hãy luôn dại khờ .- Stay Hungry. Stay Foolish.”
Ôi, hai chữ "dại khờ-Foolish", sao mà nó diễn tả sự đáng thương, đáng trách và đáng tha thứ của đời người tuyệt vời đến vậy ! Nhà thơ đã đặt hai chữ đó vào điểm kết, làm nó thấm mãi vào lòng người !
Đúng là nhà khoa học bình thơ ! XH chẳng những rung cảm với tác giả như một người yêu thơ , bạn còn phát hiện sự trùng hợp giữa Calathau và Steve Jobs bởi hai chữ "dại khờ-Foolish". Hóa ra "dại khờ" cũng nên có, thậm chí trong cuộc sống ngoài khao khát "hãy luôn dại khờ "! Lời nhận xét ủa XH rất sâu sắc. Xin cảm ơn bạn !
XóaPhải là người rất yêu TRƯỜNG CỦA CHUNG TA và phải có một mối tình vấn vương ,thơ mộng thì mới có bài thơ đặc sắc ,hay như vậy. Các nha thơ , các nhạc sĩ có tiếng ,mỗi tác phẩm của họ thường gắn với một bóng hồng. Hiện tại QT còn dấu, tuy vậy chúng ta đạ thấy thấp thoáng các nàng .Cám ơn các nàng -nguồn cảm hung để chúng ta có bài thơ hay về trường ta.
Trả lờiXóaMình rất đồng tình với nhận xét của DK.. Đúng là "Chính uỷ vẫn còn nấp trong đống rơm", tuy vây. đã thấy THẤP THOÁNG... nên mình đã viết: ..".Áo em xanh thắm dòng Nhật Lệ / Thấp thoáng trong anh.đến bạc đầu" /chỉ có điều liệu có tiếng "lốp cốp" như trong chuyện DK tường thuật hay không mà thôi.
XóaXìn cảm phiền Cụ Nhật Lệ ở gần cụ Calathau điều tra một cách "quyết liệt" cái vụ này và cho thông báo rông rãi kết quả trên Blog và truyền miệng để dân Làng biết.
Xin cảm ơn trước.
Thưa cụ DK và cụ 3B ! Thực ra khi sáng tác bài thơ này, cái gọi là "bóng hồng" hết sức mờ nhạt trong lòng tác giả. Xin 2 cụ hiểu cho, đưa hình ảnh em/anh vào bài thơ chỉ là một thủ pháp. "Trường chúng mình" không phải là một bài thơ tình, cốt lõi đây là một bài thơ "chính luận" . Tác giả đã nói đến một thứ chủ nghĩa Quốc tế vô sản không có thực. Một giấc mơ rất viển vông :Với 4 phương vô sản "giai huynh đệ", chung một sắc cờ ( Búa liềm) và một Thế giới đại đồng ( Ngược Vôn-ga, xuôi Dương Tử ). Tác giả đã nói đến thực trang đất nước còn chia cắt và CCRĐ (Đất nước thôi bom đạn/Súng vẫn nổ sau lũy tre làng) Và " Mẹ VN hai dòng lệ ứa...Áo mỏng vai gày ).Rồi sự đổi thay của lòng người ( Trúc đào sắc đỏ không còn thắm ....sông chẳng còn xanh, núi bạc đầu ...). Và cuối cùng là khổ thơ 4 câu để kết : Một yêu thương, một dại khờ . Dẫu sao vẫn lấp lánh trôi trên dòng sông ký ức tuổi thơ của chúng ta. Tôi xin phép được thay mặt các bạn nói lên tâm sự ấy. Cảm ơn 2 cụ đã dành tình cảm yêu mến bài thơ "Trương chúng mình "và tác giả .của nó .
XóaTôi đã có bài viết " Tình thơ" chính là để minh họa ý trong bài thơ trên của Hông Quang , " em tuổi mười ba ,anh mười lăm, táo đã thôi xanh, trăng cũng rằm" đó chẳng phải "tình thơ " la f gì, chỉ e trong thực tế kiểu tình thơ ấy còn đến sớm hơn khji táo vẫn còn xanh, và trăng thì cũng chưa rằm. Nhân chuyện về sự "dại khờ " tặng tác giả mấy câu trong bài hát " Một dại khờ một tôi " của Phú Quang mà tôi rất thích : " Chia cho em một đời thơ, Một đam mê ,một dại khờ , một tôi. " Thực sự tôi vẫn chưa biết Hông quan đã chia cho ai cái sự "dại khờ " của mình nữa .
Trả lờiXóaMình nghĩ, chúng ta đã sống qua cái tuổi "táo đã thôi xanh" ( chưa chín nhé !) và Trăng đã Rằm ( Có cụ góp ý nên là trăng sắp Rằm, chính xác hơn) ở Trường TNVN LSQL. Sự chuyển biến về tâm sinh lý là có thật và nó chỉ khiến chúng ta đẹp hơn và trong sáng hơn mà thôi. " Trang đời hé mở sau trang sách " là vừa có nghĩa bóng và nghĩa đen ( Chẳng đã có vài bạn viết thư cho bạn gái phải lén bỏ vào hộc bàn đó sao !). " Em cũng đẹp dần trong mắt anh" , cái này chính là chỉ dấu cho cho biết cậu thiếu niên quàng khăn đỏ đã trở thành một chàng trai thực thụ rồi ! Về chữ "dại khờ", đúng là trước đó tôi đã có biết bài hát của Phú Quang " Một dại khờ, một tôi". Trong bài hát Phú Quang đã đưa ra 3 khái niệm cùng tồn tại : Đam mê-Dại khờ-và Tôi mỗi thứ chỉ có 1. Tôi thì chỉ có Yêu thương và Dại khờ. Cái khác biệt cơ bản là bài hát của Phú Quang là một bản " NẪU TÌNH CA", còn bài thơ của tôi không phải là một bài thơ tình. Tôi chỉ thích Phú Quang ở một vài ca khúc, chứ không thích tất cả. Âm nhạc PQ hơi đơn điệu, khác với Thanh Tùng hay Trần Tiến, thua xa Trịnh Công Sơn. Tôi nghĩ thế nhưng PQ cũng có rất nhiều fan. Cảm ơn cụ đã chia sẻ.
XóaTôi cũng đã được đọc bài thơ này nhiều lần. Càng đọc càng thấy hay, thấm thía và cảm động. Bằng những câu thơ chân thực, đầy thơ mộng và lãng mạn tác giả đã cho chúng ta nhớ lại rất rõ nét mái trường QL đẹp đẽ thân yêu và cuộc sống vui tươi hạnh phúc thời thơ ấu ấy. Tôi tin là chỉ có dân QL chúng ta mới cảm nhận
Xóađược đầy đủ những tâm tư tình cảm của tác giả bài thơ vì chính đó cũng là của chúng ta! Cảm ơn và chúc mừng bạn Quang Trung đã sáng tác ra một bài thơ quả thật là rất hay, súc tích, đầy chất thơ và nếu đã là THƠ thì bài thơ này đã và sẽ còn làm "rung động lòng người" (nhất là dân QL chúng ra).
Bài thơ đúng là chỉ dành tặng cho các bạn cựu HS LSQLKHXNN mà thôi. Ngoài chúng ta ra không ai có thể hiểu và cảm thông được khi đọc bài thơ này. Mình cũng hy vọng thời gian còn lại sẽ có bạn viết được cái gì đó ( văn xuôi, thơ , họa, nhạc v.v...) về "Một thời đáng nhớ" này. Tất cả sẽ vĩnh viễn theo chúng ta ...ra đi về thế giới bên kia .
XóaBạn VH ờ xa nhưng trái tim luôn cùng nhịp đập với chúng tôi ở quê hương Việt Nam. Riêng điều này đã khiến bao bạn QL xúc động rồi ! Khỏe vui nhé VH !
Cảm ơn Quang Trung, mình cũng chúc QT luôn khỏe, luôn vui tươi yêu đời để còn cho “ra lò” nhiều bài thơ cũng sẽ hay không kém bài này và nhiều bài khác của Hồng Quang. Vào cuối các tuần nhớ đến nhà các cụ LTH, Công Kỳ và các cụ khác trong Làng để cười, để “chữa rứt điểm bệnh viêm họng” nhé!
Xóa