Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Mời đọc 2 ý kiến trái chiều về đại tướng - BTQP Phùng Quang Thanh .

Vâng, xung quanh những ý kiến của đại tướng, Bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh đánh giá chuyến công cán China của ông thu được thắng lợi rực rỡ đã tạo ra phản ứng trái chiều trong công luận. Các cụ Làng ta chê nhiều ( chả biết có ai khen không ?), chưa thấy khen ( Nếu có xin giơ tay phát biểu ) . 
Trong khi chờ đợi mời đọc 2 ý kiến Mõ tôi vừa "vớt" được trên mạng :  

KHEN : Chớ lo, Tướng Thanh bản lĩnh đầy mình !
Một bạn đưa cho mình một trang FB của một lều báo Tuổi Trẻ có nick là sứt hay mẻ gì ấy. Trên trang cá nhân, bạn ấy bày tỏ sự thất vọng về cách trả lời, ứng xử của ông Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng.
Hãy khoan nói về thái độ của bạn ấy. Mình chỉ nói một số quan điểm cá nhân như thế này.
Ông Phùng Quang Thanh tham gia trong Quân đội từ năm 1967, sau 4 năm chiến đấu tại chiến trường miền Nam ông đã giữ chức vụ Đại đội trưởng và được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND, lúc này ông ấy mới có 22 tuổi. Như vậy, đủ hiểu rằng ông ấy là một con người có bản lĩnh, trình độ, sự dũng cảm như thế nào.
Từ 1996 – 2001 ông Thanh giữ chức Tư lệnh Quân khu 1. Giai đoạn này là lúc bạn sứt mẻ nào đấy đang lê lết ở giảng đường Đại học. Nhưng đối với Đảng, Nhà nước, quân và dân các tỉnh biên giới là giai đoạn cực kỳ căng thẳng trong quá trình đàm phán, ký kết và cắm mốc phân giới khu vực biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Là tư lệnh khu vực phía Đông Bắc, tướng Thanh là người trong cuộc đồng thời thừa hiểu những biện pháp đấu tranh cả mềm mỏng và cứng rắn trong trận chiến không có mùi thuốc súng này. Gọi đó "trận chiến không có mùi thuốc súng" thì các bạn sẽ hiểu sự căng thẳng và khốc liệt của nó như thế nào trong việc giành dân, giữ đất khu vực biên giới phía Bắc. Cuộc chiến này là sự đấu tranh kiên quyết, bền bỉ, nhất quán về quan điểm giữ vững chủ quyền mà chỉ những người có tham gia mới có thể hiểu biết được thực tế những gì đã xảy ra. Đó là trí tuệ, là mồ hôi xương máu của biết bao nhiêu con người đã đổ xuống để giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.
Nên nhớ rằng, sau khi ông Phùng Quang Thanh giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì Việt Nam triển khai hàng loạt thương vụ mua bán vũ khí, chú trọng nâng cao phòng thủ hướng biển. Bởi giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra 3 vấn đề tranh chấp lớn về đường biên giới bao gồm: " Đường biên giới trên bộ" "Phân định vịnh Bắc Bộ" và "phân định ranh giới trên biển Đông", trong đó hiện nay còn tồn tại vấn đề "Phân định ranh giới trên biển Đông". Nếu là một người có kiến thức nhất định về vấn đề biên giới, thì với đường biên giới mở của Trung Quốc (đường 9 đoạn đứt quãng), như vậy Trung Quốc sẵn sàng khiêu khích nhằm tạo ra một cuộc chiến tranh biển, qua đó, họ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp; một kiểu: dùng lửa hàn kín đường biên giới biển.
Đánh giá tiềm lực quân sự Việt Nam, đặc biệt là phòng thủ biển so với Trung Quốc để rồi lúc nào cũng đòi lên gân với Trung Quốc thì là cái dũng của kẻ thất phu. Không khác con bò tót lúc nào cũng nhìn thấy cái tấm khăn đỏ mà lao vào. Một cuộc chiến tranh xảy ra là liên quan đến hàng vạn sinh mạng của nhân dân là sự tụt hậu về kinh tế. Và điều ấy, người viết bài này có thể khẳng định là các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội không hề muốn. Việc mềm mỏng trong ngoại giao nhằm hạn chế thấp nhất những khả năng có thể xảy ra xung đột như ông cha ta đã từng nói "Một điều nhịn, chín điều lành". Song song với việc đó là sự chuẩn bị cho chiến tranh để giữ gìn hoà bình: "Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng". Sự mềm mỏng, kiên trì trong đàm phán ngoại giao, đồng thời chuẩn bị tích cực sẵn sàng đấu tranh giữ vững chủ quyền nhằm hạn chế thấp nhất những hậu quả khi có tình huống xấu xảy ra là phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam. Người Việt Nam chỉ cầm súng đứng lên khi bị dồn vào bước đường cùng.
Các bạn lều báo nên nhớ đến những điều trên và khi muốn chê bai bất cứ một chủ trương chính sách nào của Đảng, Nhà nước và Quân đội cho dù trên truyền thông hay cá nhân thì hãy nghĩ đến chính bản thân bạn và gia đình trước khi có chuyện xảy ra. Nên nhớ, sự tàn phá của chiến tranh chính các bạn, người thân và người dân ngoài xã hội mới phải chịu trước, sau đó mới đến các nhà lãnh đạo cao cấp. Thế nên, nếu không hiểu, không biết thì tốt nhất là im lặng. Không ai chê trách khi mình không thể hiện cái sự "nghĩ ngắn" ra ngoài.

 CHÊ : lệch chuẩn " Kim chỉ nam !"
Tôi cho rằng hình như ông Thanh đã "mềm dẻo" vượt quá ngưỡng "nguyên tắc bất di bất dịch" Tức là nguyên tắc "Dĩ bất biến ứng vạn biến" mà chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở làm "kim chỉ nam" cho mọi hoạt động đối nội , đối ngoại .Cụ thể cái "bất biến" ở đây chính là nguyên tắc "chủ quyền biển đảo của VN là không thể mang ra đổi chác ,thỏa thuận  hoặc thay đổi cách nhìn nhận". Thật đáng lo ngại vì sự "mềm dẻo" (?) của ông Thanh_Dù chỉ mới biểu lộ qua phát biểu với báo chí trong nước ngay đầu kỳ họp quan trọng của QH_cũng đã khiến quân và dân VN băn khoăn , phân tâm lo lắng. Tại sao vậy?Tại vì ông Thanh chính là ông đại tướng bộ trưởng bộ QP của chúng ta!
Tôi nghĩ: Dù trong hiện tại chúng ta chưa đủ sức ngăn chặn tức khắc việc TQ xây dựng trái phép các căn cứ tiến công trên lãnh thổ của VN thì ít nhất ông Đại tướng-Bộ trưởng cũng phải lên tiếng phản đối và yêu cầu TQ dừng ngay các hành động đó _Dù cho "bạn" TQ "nồng hậu -trọng thị -hữu nghị" đến đâu chăng nữa trong chuyện họ tiếp đón cũng ...mặc kệ! Rồi, thêm một lần nữa ông cần khẳng định rõ ràng với họ rằng: Chủ quyền của VN đối với Hoàng sa và Trường sa là không thể thay đổi . Mặc cho "bạn" có "trọng thị -hữu nghị" đón tiếp gấp ngàn lần như thế chăng nữa thì ông vẫn cần phải nói rõ điều ấy bằng mọi cách có thể . Ông không được quên, ông là người đại diện cho đất nước "đi sứ" và chỉ duy nhất vì quyền lợi tối thượng của đất nước .Mọi lời nói của ông dù mềm mỏng linh hoạt thế nào cũng phải bộc lộ ý chí nguyện vọng của dân tộc VN đối với sự vẹn toàn của lãnh thổ .Phải không được để "nhục mệnh Dân" (Ngày xưa là ko để "nhục mệnh vua").Ông hãy soi vào cách Bác Hồ hội đàm với giặc PHÁP NGÀY XƯA KHI TA TA Ở THẾ CÔ ĐỘC NON KÉM TOÀN DIỆN  mà  Hồ Chí Minh vẫn không  một lời có tính nhân nhượng mơ hồ vô nguyên tắc với chủ quyền đất nước.Sự "nồng hậu " của TQ(nếu có) thì chỉ là sự cảm ơn , cảm nhận cá nhân của ông đối với họ mà thôi. Điều này ko thể được trở thành ấn tượng cho công việc quốc gia  mà ảnh hưởng đến quan điểm hòa đàm.Rồi sau đó ,khi kết thúc chuyến "thăm" , lúc phát biểu với nhân dân nước nhà . Với vai trò trách nhiệm của bộ trưởng QP. Với ý thức chính trị của một chính khách cao cấp ,ông Thanh cần phải chọn cách nói, ý nói sao cho phù hợp với vai trò của người đang được nhân dân ủy thác dẫn dắt quân đội bảo vệ Tổ quốc trong tình hình rất "nhạy cảm" hiện nay . Ông ko thể nhắm mắt ko nhận ra những "tế nhị nhạy cảm" trong nhân dân đối với quan hệ VN-TQ !Ông không được để cho sự phấn khích cá nhân vì được TQ đón tiếp “trọng thị -hữu nghị”(?) mà có những phát biểu mang nặng dấu ấn cảm tính chủ quan.Làm mờ đi vấn đề chủ quyền và an ninh quốc gia đang bị TQ đe dọa rất nghiêm trọng như ta đã thấy rất rõ qua bài tường thuật cuộc PV ĐÃ ĐĂNG CHI TIẾT TRÊN NHIỀU TỜ BÁO LỚN.
Tôi nghĩ: Dù ông đang ở vị trí rất cao nhưng cao đến đâu ông cũng chỉ là một “công bộc” của nhân dân. Ông ko phải là một ông "thần" dù quá khứ ông có thể là một "công thần" .Khi ông có dấu hiệu “vượt ngưỡng” thì ông rất cần được nhân dân phê phán và  cảnh tỉnh!
-------------------------------------------------------------
Nguồn Blog " Dọc bằng đòn gánh" (23/10/2014)

5 nhận xét:

  1. Chưa nói đến việc đối ngoại, đi Tàu về ngài PQT này chỉ luôn mồm : bạn đón tiếp "trọng thị - hữu nghị " (chắc là cho ăn ngon ,ở đẹp), còn chuỵện QP ngài nói kiểu chơi chơi; ngay trong nước mặc dù đã chức "to" lắm, bộ trưởng & UV bộ CT, nhưng ngài cũng luôn đổi chiều như quả lắc đồng hồ, vừa ủng hộ TT xong lại quay sang phía CT nước (trong việc phong tướng QĐ so với tướng CA, và tướng 3*, 4* với các tướng "địa phương các tỉnh 2* trở xuống !) Chung quy chỉ lo túi tiền và cái ghế !

    Trả lờiXóa
  2. Em không biết các chính khách, dân biểu đã cân nhắc thận trọng những phát ngôn của mình thế nào mà ngay các bà nội trợ tổ dân phố em cũng phải kêu lên: Này, cái ông bộ trưởng QP nói linh tinh cái gì ấy nhỉ?
    Chả lúc nào lòng dân ly tán như lúc này: Bọn trẻ thì kêu quan tham, khó làm ăn. Người già thì thất vọng, các nhà lý luận, văn nghệ sỹ... thì thấy mất tự do dân chủ...
    Riêng em, thấy thơ thẩn bây giờ lạc lõng, chả còn hứng...để góp vui với làng nữa...hu hu!!!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi thấy TQ rất giỏi về cách mua chuộc ,lôi kéo con người trong làm ăn kinh tế lẫn chính trị .Tại sao ta phải cử 13 tướng đầu ngành sang TQ ?Sang đó họ cho mỗi ông ở 1 phòng (có khi mỗi ông một biệt thự) rồi làm mọi cách mua chuộc (tiền ,gái ,tương laisáng lạn chờ thời....) ,làm sao chảng có vài ông cắn câu ...thế rồi VN làm gì trong lĩnh vực quốc phòng TQ cũng biết ....Chỉ có thiếu cảnh giác hoặc tỏ ý thần phục thì mới mang theo đoàn đông tướng lĩnh như vậy .tôi tin rằng việc này do ô P Q Thanh đề xuất .Biết đâu trong ván bài chính trị nội bộ này ,ô P Q T là một quân cở giả như ngô nghê theo hướng này để bất ngờ chuyển một cú hichsang hướng khác. .Ta cầu cho được như vậy ,hoan hô mõ làng đề xuất vấn đề để các cụ làng ta lên tiếng ,quay đi quẩn lại chỉ có mấy cụ thưa thớt cũng buồn .Riêng tôi hoan nghênh em TG lớp 3 rất hăng hái cùng các chị N LỆ ,H PHƯƠNG ,....quan tâm tới vấn đề chính trị .(ý kiến cá nhân thôi nhé)

    Trả lờiXóa
  4. !/ Không có chủ trương, không có hội đàm, đàm phán, gặp gỡ...nào mà VN không "THU ĐƯỢC THẮNG LỢI"
    2/Có câu: nhìn mặt mà đặt hình dong... Nhìn mặt CÁC BỐ hiện nay chả TIN AI. Không thấy TÂM và TRÍ ở trong các NÔ BỘC của ta !

    Trả lờiXóa
  5. Tôi "nhất trí cao" với suy nghĩ và ý kiến của các cụ Cu Lờ.
    Đặc biệt là với Cụ "Ngày xưa Hoàng thị" (tên 1 bài hát của NS Phạm Duy) . Cụ Nhật Lệ nói đúng; không có "cuộc...." nào mà do Đ chủ trương và chỉ đạo lại không THẮNG LỢI cả.
    Vậy chuyến đi của tướng 4 sao PQT cung do Đ bảo đi và chỉ đạo..., thì tất nhiên phải có.... LỢI rồi! (Thắng lợi).( Lợi cho ai?. Cá nhân, nhóm... hay Tổ Quốc và Nhân dân?).
    Tôi không bình luận cụ thể về cái mà "họ"* nói, mà chờ xem "họ"* làm ra sao.
    (*) "họ" là Ta & Tầu.

    Trả lờiXóa