Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

THÀY TRÒ GẶP NHAU TRONG QUÁN NHẬU



Mõ làm báo hình từ thời còn Ban Vô tuyến truyền hình trực thuộc đài TNVN của cụ Trần Lâm, đóng đô đầu tiên tại 58 Quán Sứ Hà Nội sau 75 mới ra Giảng Võ. Sau này Mõ vào Sài Gòn, có khỏang 10 năm vừa làm chuyên môn vừa tham gia giàng dậy nghiệp vụ . Chuyện kể sau đây mới xảy ra ở quán Cây Dừa ...

Một tối, đạo diễn truyền hình Trần Cương cùng mấy người bạn cũ ở VTV rủ đi nậu nhà hàng . Đang vui chuyện thì có 3,4 anh chàng trung niên ăn mặc chỉnh tề từ bàn nhậu phía xa lục tục tiến đến bàn mình. Chàng nào cũng mặt đỏ phừng phừng, trên tay còn cầm ly bia đầy, sủi bọt . Chợt nghĩ bụng, lại có chuyện gì rắc rối đây ! Một chàng áo trắng bỏ thùng, đeo kính trắng tiến thẳng đến mình, lễ phép :
-    Em chào thày ! Thày còn nhớ bọn em không ạ !
Mình bất ngờ và ấp úng thú nhận ,
-     Không, tôi không nhớ đã gặp các bạn ở đâu, lúc nào ?
Chàng trai rất tự nhiên :
-    Thầy là người chở đò, bọn em là khách qua sông, chỉ có chúng em là mãi mãi nhớ đến thày thôi ! Xin tự giới thiệu với thầy, bọn em cùng Lớp  Đại học Báo chí học thày môn Truyền hình, lấy văn bằng 2 trường  KHXH-Nhân văn Tp.HCM .
Tôi à lên, nhớ rồi , nhớ rồi, 6,7 năm trước ! Các anh chị hầu hết đã có 1 bằng đại học, bỏ tiền học lấy thêm một bằng nữa để đơn vị “ cơ cấu” đúng không ?
-    Dạ đúng , có mấy anh đang là phóng viên mấy tờ báo lớn cũng là học trò của thày !
Đến đây thì tôi nhớ rành rẽ hơn. Lớp này không phải sinh viên từ phổ thông thi vào, mà là những người đang hoạt động trong một số lĩnh vực, như kinh doanh ( có cả giám đốc, phó giám đốc công ty) , cán bộ biên chế trong cơ quan nhà nước . Họ học hành khá tự do và vị nào cũng nghĩ  học cho đủ mấy chục học phần , tìm cách lọt qua các đợt thi cử kiếm thêm cái bằng cử nhân báo chí làm “ Bùa hộ mệnh” tạo đà tiến thân . Lại có 3 chàng đang là phóng viên ,  đi học để lấy bằng cử nhân báo chí .Số này có vẻ chủ quan, nghĩ “biết rồi khổ lắm nói mãi”.  Sau 1 tuần lễ lên lớp, theo lịch của Khoa, mình  cho kiểm tra viết . Kết quả : gần nửa sĩ số dưới điểm trung bình. Số này phải kiểm tra lần 2 !  Họ có vẻ bị choáng, nhất là mấy chàng “nhà báo” đi học . Lạ nhất trong đời đi dậy chưa bao giờ mình gặp trường hợp không thể đọc được bài kiểm tra của sinh viên ! Trường hợp này rơi đúng vào 2 “Sinh viên nhà báo” ! Một chàng thì chữ cực “ngoáy và xấu”, chàng kia thì viết chữ quốc ngữ theo kiểu thư pháp, vừa đọc lại vừa đoán . Tuy vậy có cố đọc thật chậm thật kỹ, cũng chỉ hiểu được lõm bõm ! Trong các câu hỏi, có câu hỏi “mở” sinh viên phải cho biết thành phần và nhiệm vụ từng vị trí trong  ekip thực hiện buổi truyền hình trực tiếp.  Có nhiều sinh viên chỉ kể được mỗi cô MC phải đẹp, tươi, ăn nói lưu loát thế nào , mà quên biên tập, quay phim, đạo điễn, kỹ thuật viên v.v…!!! Có người lẫn lộn thể loại Truyền hình và Điện ảnh . Tất cả câu hỏi đều nằm trong phần giảng trên lớp của giảng viên. Hóa ra các “sinh viên cụ” này không chịu tiêu hóa bài giảng của thày ! Bây giờ phải kiểm tra lần 2, họ mới chịu học nghiêm túc !  Cuối cùng mọi chuyện cũng qua, nhưng vài bạn vẫn phải nhận điểm kém ! 1 trong số bị điểm kém chính là anh chàng lớn tiếng nhất trong bàn tiệc. Chàng  nói khéo :
-    Chúng em công nhận thày giảng hay. Nghe mê quá quên ghi chép ! Cả loạt bị điểm dưới trung bình là đúng rồi ! Nhưng thày biết  không, chúng em vẫn được Khoa cho đậu hết !  Đậu tuốt !
-    Vậy các bạn có “oán” tôi không ?
-    Ngay lúc ấy thì nghĩ thày khắt khe , Chúng em học Truyền hình có phải để ra làm truyền hình đâu ! Có bạn còn trách , hay tại lớp trưởng không thuyết phục được thày nhận "quà" của học trò nên mới bị “liệt” nhiều thế. Nhưng nghĩ lại thày cho điểm như thế mới là chính xác ! Chúng em học lơ tơ mơ lắm . Cốt lấy cái bằng 2 thôi mà ! Bọn em nhớ thày cũng là vì thày không giống các thày thỉnh giảng khác ! Bây giờ chúng em xin được nâng ly chúc thày mạnh khỏe hạnh phúc. Mình thở phào nhẹ nhõm nâng ly bia cùng uống cạn với các cử nhân Báo chí , nhưng có lẽ không có ai theo nghề làm báo như  thày  ! 

12 nhận xét:

  1. XIN CHÚC MỪNG THÀY " không giống các thày thỉnh giảng khác" NHÂN NGÀY 20-11 Ạ!

    Còn em thì có học sinh, là bạn mình ( vì đây là lớp học bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ quân đội ), bị em cho điểm kém và thực ra không biết là bạn mình. Nhưng gặp ở đâu, trước mặt mọi người vẫn khoe là học sinh của em. Trong lúc khác có cậu học sinh bằng 2, được điểm 9, về sau lên tổng giám đốc một tổng công ty của quân đội...gặp lại chỉ len lén chả dám nhận cô...
    Hi...đúng là mỗi người một vẻ anh nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn em thức khuya đi lang thang trong Làng rẽ vào nhà anh đọc bài viết nhỏ này. Anh đã viết chi tiết sau đây, nhưng lại bỏ : Có lần anh đi dậy Đại học Bến Tre, sinh viên đón thày , quan tâm đến thày hỏi : thày ơi, thày có mất Điện thoại di động không thày ? Thày nói : Không, thày cẩn thận lắm, chưa bao giờ mất ! Sao các em hỏi thế ? Trò : Tại vì các thày cô từ HN vào tới đây rất nhiều người kêu "mất ĐTDĐ" trên đường đi thầy ạ !
      Sau này quen nhau và biết tính thày, trò mới nói thật , các thày cô nói mất điên thoại di động là muốn nhắc bọn em mua biều thầy cô đấy ! (Ôi chao ! xấu hổ quá !)
      Anh nhớ lần ấy các SV chạy ra tận xe nhất định dúi vào xe thày gói khô cá lóc, năn nỉ, thày mang về lúc nhậu nhớ chúng em, nhớ Dáng đứng Bến Tre thôi mà thày ! Trò , lại là trò gái nói thế Thày từ chối sao đặng, em nhỉ ? hihihi

      Xóa
  2. CHÚC MỪNG CỤ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VN. Cụ có cuộc gặp mặt và những kỷ niệm thật thú vị và vui quá với các cựu học sinh "Biết rồi khổ lắm nói mãi". Chúc cụ khỏe vui để viết báo nhiều nữa, nhất là báo "Làng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng giống như anh giáo làng thôi cụ à. Nhưng thỉnh thoảng được đứng trên bục giảng càng trân trọng nghề Nhà giáo . Tôi chỉ là giảng viên thỉnh giảng và tham gia giảng dậy chuyên môn cho các đồng nghiệp trẻ trong ngành, không gắn bó nhiều năm như giáo viên cơ hữu trong các trường chính quy, các bạn sinh viên quên thày cũng nhanh. Trường hợp mấy anh bạn tôi kể trên đây củng tình cờ gặp lại. Thày giáo như người chở đò cho hành khách sang sông. Họ đi rất xa, còn mình ở lại với con đò dòng sông cũ !
      Cảm ơn cụ !

      Xóa
  3. Chú sức khỏe thầy Calathau nhâp ngày NGVN 20-11.
    Hẹn thầy 10,30 ngày mai 22-11 chia tay HH nhé !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suốt ngày ôm "phỏm" rồi măm
      Mai sang nước Úc lại nằm chỏng queo !
      ( 2 câu này nhờ cụ chuyển cho cụ Hà Ngô không sắc nhá nhá !)

      Xóa
  4. Trả lời
    1. Thôi thôi , "thày" chỉ cần 1 điều như ý thôi, chứ mọi điều thì quá nhiều, để dành cho người khác nữa chứ !
      Cảm ơn cô giáo Thanh Mai ! Em chúc cô " Chân cứng- Đá mềm " ạ !

      Xóa
  5. Nếu có "em" học trò nào bất ngờ " em chào Thay ạ" thì Thày chắc không quên cô học trò nhỏ đó, mình cũng có vài kỷ niệm đẹp như của Bạn, HÃY NHƠ MÃI NHƯNG KỶ NIỆM TÌNH tHÀY-TRÒ ẤY.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rủi không nhớ thì cũng phải làm bộ , à à chào em ! Dạo này em trẻ và đẹp hơn trước nhỉ ! ( Thầy có ngờ đâu trò này học thày từ cách đây 10 năm rồi !)

      Xóa
  6. thày làm chính ngạch BÁO HÌNH
    chuyển sang báo LOG (B),dân ĐÌNH rất mê!
    ngày nào cũng phải ghé qua
    thấy có tin mới là MOI(MOA) ngấu nghiền!
    chúc THẦY THỈNH GIẢNG(chắc là thỉnh thoảng đi giảng?) luôn vui khỏe trẻ mài ko già!

    Trả lờiXóa
  7. Mấy câu "thơ" viết muộn, xin gửi tặng Q.Trung -Calathau nhân Ngày NGVN
    Ngày xưa Thày (Cala) mới là THÀY
    Nay Thày (Cala) là... MÕ, "mần" ngày, "mần" đêm.
    Nhưng Thày thấy sướng như ... Tiên!.
    Được Làng (Cu Lờ) yêu mến, Chị Em **... quây quần.

    * Thày Cala nay là MÕ trưởng Blog Làng LSQL. ...Cụ rất nhiệt tình, bỏ nhiều công sức ngày đêm làm (mần) Blog, nên BLog Làng ta mới được như ngày nay.
    ** Chi EM : Là các bà lão Quế Lâm.Kể cả K5, ngoài K5 và không ngại trừ các Em xinh đẹp "ngoài xóm" (trong Nam ngoài Bắc, kể cả các cô gái Miền Tây, rồi ở Bun, Cu ba, Nga. Căm pu chia.... những nơi thời trai trẻ cụ từng... "lăn lộn" (thời còn làm báo nói, báo hình)..

    Trả lờiXóa