Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

NGƯỜI TRONG NHÀ KỂ CHUYỆN TÌNH LÊ VŨ ANH và GS MASLOV

Tác giả: FB Bình Thanh Hồ
(Cháu ngoại cố TBT Lê Duẩn)

Calathau : Mấy ngày nay cộng đồng mạng “dậy sóng” xung quang chuyện tình đầy ly kỳ, bí hiểm giữa Lê Vũ Anh – con gái cố TBT Lê Duẩn và Nhà khoa học Liên Xô  GS người Nga Maslov do chính ông kể lại trong Hồi ký và được 2 ngừơi VN dịch sang Việt ngữ là Phan Độc Lập và Cao Kim Ánh.
Hôm nọ, các cụ Culo Hội RTC ngoài HN có cuộc gặp mặt ở Cầu Ngà, theo cụ Tú Riềng thông báo nhanh cho mình biết thì chuyện tình của Lê Vũ Anh cụ Phạm Phu rất rành, bởi khi ấy cụ PP cùng học 1 trường , hơn nữa còn giữ chức Bí thư chi bộ nơi có đảng viên Lê Vũ Anh sinh hoạt ! Cụ PP cho rằng Hổi ký của Maslop có hơi …quá lời .
Giờ thấy bài viết của anh Hồ Thanh Bình , có mẹ đẻ là chị ruột của bà Lê Vũ Anh ( Tức cháu ngoại cụ Lê Duẩn và con trai GS Hồ Ngọc Đại), dẫn lời ông Lê Kiên Thành ( con trai cụ Lê Duẩn), cho biết thêm nhiều chi tiết quan trọng . Đặc biệt xung quanh cái chết của bà Lê Vũ Anh thực ra chỉ là bị băng huyết chứ không hề có chuyện âm mưu sát hại ở đây …
 
Anh Hồ Thanh Bình , cháu ngoại cố TBT Lê Duẩn
Mấy ngày qua tôi hay được tag vào bản dịch hồi ký của ông Maslov về mối tình của ông ấy với dì tôi Lê Vũ Anh.
Theo nhận thức của tôi lúc còn bé về sự việc, cũng như những câu chuyện của mẹ với các dì và các cậu trong nhà thì sự kiện này không hề li kỳ như trong bản hồi ký của ông Maslov.
Có điều ly kỳ duy nhất mà mẹ tôi kể nhiều lần về dì Vũ Anh là: Có lần đang đi trên đường ở Moskva, có 1 bà Gipsy tự nhiên nhìn vào dì và phán: “cô sẽ chết trẻ đấy”. Hết!
Còn chuyện tình của bà với ông viện sĩ Nga kia là chuyện tình đẹp và cảm động. Nhưng nó sẽ thật sự là chuyện tình đẹp nếu mọi người biết về sự thật vốn có của nó. Sau đây tôi xin coppy lại bài ghi chép của Thảo Nguyên (báo ANTG) trong cuộc trao đổi với cậu tôi: Lê Kiên Thành:
———————————————————————–
CHUYỆN TÌNH CỦA CON GÁI 
TỔNG BÍ THƯ LÊ DUẨN 
VỚI VIỆN SĨ KHOA HỌC NGA.


TS Toán Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn

1. Khi còn bé, tôi và em trai không bao giờ thực sự hiểu được lý do mình phải xa mẹ. Trong trí óc non nớt của mình, chúng tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng chúng tôi phải sống với ba vì mẹ đi công tác xa. Nhưng chị tôi Lê Vũ Anh thì sớm hiểu hết tât cả những điều đó. Vì nhạy cảm, chị cũng rât dễ tổn thương nếu có ai đó nhắc đến nối đau riêng của mình. Ba tôi yêu chị Vũ Anh bằng một tình yêu rât đặc biệt.
Cố TBT Lê Duẩn và con gái Lê Vũ Anh  ở Moskva .
Ông yêu đứa con gái đã sớm cảm nhận được nối đau gia đình. Trong khi tôi thường bị mắng và đòn roi mỗi khi mắc lỗi thì ba tôi luôn cư xử với chị Vũ Anh rất đối dịu dàng. Khác với tôi, không biết phải nói gì với ba mỗi khi ngồi cũng nhau, chị Vũ Anh có thể ngồi trò chuyện với ba nhiều tiếng đồng hồ không chán. Và ba tôi cũng luôn lắng nghe chị một cách kiên nhẫn và say sưa.

Ba tôi dành rât nhiều kỳ vọng cho chị Vũ Anh. Ông luôn tin chị tôi có thể làm được nhiều điều lớn lao sau này. Chị tôi là học sinh giỏi văn miền Bắc và được kết nạp Đảng từ năm lớp 10. Tôi nhớ mãi một lần, khi đón chị em tôi trở về từ nới sơ tán, phút đầu gặp gỡ ba tôi ôm chầm lấy chị Vũ Anh đầy trìu mến và thốt lên: “Chào người đồng chí của tôi”. Nhưng sau khi học xong chị VŨ Anh lại xin phép ba tôi vào miền nam chiến đấu. Điều đó khiến ông giận dữ vô cùng. Ông nói: “Chiến trường gian khổ thế nào con biết không? Đường vào chiến trường vất vả thế nào con biết không? Ba chỉ sợ con sẽ làm vướng chân người khác ngày khi bắt đầu hành quân. Con hãy đi học và đem những kiến thức con học được về đây cống hiến cho đât nước này”.

Chị tôi chỉ nặng hơn 30kg khi đó. Và lần đầu tiên trong đời ba tôi từ chối chị Vũ Anh một điều gì đó. Chiều hôm đó, tôi thấy chị Vũ Anh chạy khỏi phòng làm việc của ba trong nước mắt. Đó là lần duy nhất trong đời tôi chứng kiến chị bị ba mắng. Và rồi chị sang Liên Xô học, nơi chị gặp, yêu và kết hôn với Victor Maslov, trong câu chuyện đầy bi kịch sau này.

2. Maslov hơn chị tôi 20 tuổi, là một nhà khoa học thiên tài với trí tuệ siêu việt nhưng cũng hết sức lập dị. Từ nhiều năm trước, khi Liên Xô còn là một cường quốc khiến nhiều quốc gia phương Tây nể sợ, Maslov đã dùng những thuật toán về bất cân bằng để chứng minh với tôi, rồi xã hội này sẽ khủng hoảng và sụp đổ trong nay mai. Phải sau này, khi chứng kiến dòng chảy lịch sử xảy ra đúng như thế, tôi mới hiểu Maslov là một thiên tài. Còn khi đó, tôi chỉ nghĩ ông ta là một kẻ phản động.

Maslov cũng là một trong những nhà khoa học hiếm hoi ở Nga được thằng từ tiến sĩ lên viện sĩ (bỏ quan chức danh viên sĩ thông tấn). Nhưng Maslov cũng rất “điên” Maslov có cách nghĩ và hành vi rât khác với người thường. Thay vì cho con cái của mình đến trường để chúng thích nghi với xã hội và có điều kiện giao tiếp, ông ta chỉ để con quanh quẩn ở khu nhà ngoại ô và mời các gia sư về dạy. Maslov cũng luôn bị ám ảnh một điều: Luôn có âm mưu nào đó từ Việt Nam đe dọa sự an nguy của ông ta và các con. Nên có lần, khi chúng tôi đến thăm các cháu, Maslov đã dùng máy dò phóng xã để kiểm tra chúng tôi , đề phòng bị hãm hại.

Nhưng có lẽ, chính cái vẻ vừa thiên tài, vừa lập dị đó của Maslov đã lôi cuốn chị Vũ Anh và khiến chị mê đắm. Chị Vũ Anh cũng là người mà trong sâu thẳm, luôn cất giấu sự nổi loạn ngấm ngầm. Chị tôi hiểu hoàn canh của mình, hiểu xuất thân của mình, nên đã tìm mọi cách để cưỡng lại tình yêu đó, thậm chí kể cả việc kêt hôn với người bạn học mà chị không yêu. Nhưng cuối cùng chị tôi đi theo tiếng gọi của trái tim. Chị li dị với người chồng đầu tiên một cách bí mật, bí mật có con, bí mật đăng ký kết hôn với Maslov rồi mới báo tin cho ba tôi biết.

Tât nhiên ba tôi giận dữ và phản đối cuộc hôn nhân đó. Thực ra, khác với với nhiều gia đình lãnh đạo khác ở Hà Nội, ba tôi chưa bao giờ yêu cầu hay chỉ định con cái mình phải kết hôn với người này, người kia. Ông cũng chưa bao giờ đặt nặng chuyện môn đăng hộ đối. … Khi chị Muội (Lê Thị Muội) kết hôn với với một người mà gia đình xuất thân là quan lại triều Nguyễn, cơ quan nơi chị công tác đã phản đối cuộc hôn nhân đó, lại là ba tôi đã phải gặp rât nhiều người để xin cho chị được kết hôn với người mình yêu.

NHưng cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh là chuyện hoàn toàn khác. Ba tôi chưa từng hình dung sẽ có một người con rể nước ngoài, và sẽ có những đứa cháu có dòng máu chỉ có một nửa Việt Nam. Tôi nhớ có lần, nhìn con tôi và con chị VŨ ANh chơi với nhau, tôi chợt nghe ông nói một mình: “Người Việt Nam đẹp thật”. Tôi hiểu ông, và thấy nhói đau một tình yêu với ông và cả với chị mình. Nhưng ông cũng không vì thế mà dung quyền lực của mình để ngáng trở tình yêu của chị tôi. Điều duy nhất ông làm là chấp nhận sự lựa chọn của con gái mình.

Và sau này, mỗi khi ông sang Moskva, ông vẫn rât vui vẻ và hạnh phúc mỗi lần được gặp chị tôi và các cháu. Tôi vẫn nhớ năm 1977, tôi gặp ba khi ở trở về từ Moskva sau khi chị VŨ ANh thông báo kết hôn, ông chỉ nói: “Có lẽ phải 5-10 năm nữa, người ta mới chấp nhận cuộc hôn nhân của chị con”. Đó cũng là năm mà quan hệ Việt Nam –Trung Quốc trở nên căng thẳng. Mỗi khi gặp ba, tôi luôn cảm nhận được những gánh nặng khủng khiếp đang đè nặng lên vai ông.

Và cuộc hôn nhân của chị Vũ Anh với Maslov, vào đúng thời điểm đó, cũng gây cho ba tôi nhiều khó khăn và áp lực. Một số người có suy nghĩ không tốt đã nói rằng: Ông Lê Duẩn vì muốn kết thân với Liên Xô đã bán con gái mình…

Thú thật, tôi đã từng rât giận chị Vũ Anh mỗi khi nhìn ba. Tôi luôn tự hỏi: Tại sao chị tôi làm thế, tại sao lại là đúng lúc này, khi ba tôi phải đối diện với ngần đó khó khăn? Nhưng ba tôi quá mạnh mẽ và vững vàng để ai đó có thể gây áp lực hay khiến ông suy sụp chỉ vì cuộc hôn nhân của chị tôi. Cho nên, sẽ thật phi lý nếu ai đó nghĩ rằng chị tôi đã chết vì một âm mưu chính trị nào đó. Sẽ thật nực cười và ngu ngốc khi có ai đó nghĩ rằng, ba tôi hi sinh tính mạng của con gái mình vì lợi ích chính trị của ông. Sẽ thật bất công nếu ai đó nghĩ rằng một người cha có thể làm điều gì ảnh hưởng đến sự an nguy của con mình, dù là vì lý do gì chăng nữa

 Sự thật rât đỗi đơn giản: Chị tôi đã qua đời vì băng huyết, ngay khi sinh người con thứ 3 Anton. Chị tôi qua đời, vì không một bác sĩ nào ở bệnh viện khi đó dám mạo hiểm quyết định việc phẫu thuật cho chị, bởi họ biết chị tôi là con gái của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam. Lúc đó chị tôi rơi vào tình trạng hiểm nghèo, người ta đã gọi các bác sĩ đầu ngành đến bệnh viện nơi chị tôi đang nằm cấp cứu sau sinh để hội chẩn. Nhưng chị Vũ Anh đã qua đời trươc khi họ kịp đến. Chị tôi qua đời vì sự cẩn trọng thái quá của những người biết chị tôi là ai, chứ không phải vì bất cứ âm mưu chính trị nào đằng sau đó.

3. Sau khi chị Vũ Anh mất, Maslov một mình nuôi ba đứa con nhỏ. Anton đứa con út của chị, chỉ vừa mới lọt lòng đã mồ côi mẹ. Mẹ tôi sang Moskva đưa bình tro của chị Vũ Anh về Việt Nam. Bà đến thăm Maslov cũng các cháu ngoại và gần như khóc nghẹn khi chứng kiến Maslov nuôi ba đứa cháu ngoại của bà. Bà không thể có niềm tin vào việc một người đàn ông làm khoa học, sống cẩu thả và có phần điên rồ có thể nuôi được 3 đứa trẻ mà đứa lớn thứ nhất chưa đầy 4 tuổi. Và bà đã tha thiết được nuôi đứa cháu nhỏ nhất cho đến khi nó cứng cáp. Đó là lý do Anton được mẹ tôi đưa về Việt Nam nuôi.

Tôi không biết vì sao Maslov viết trong hồi ký rằng ông đã bị cướp mất đứa con của mình và đã phải tính đến đến chuyện tạo ra cả scandal chính trị để giành lại Anton. Trong khi sự thật là mối quan hệ của chúng tôi vẫn bình thường và tốt đẹp hơn nhiều so với những gì mà nhiều ngừơi đọc được. Sau khi Anton về sống với chúng tôi ở Việt Nam, có lần tôi qua lại Moskva và đến thăm Maslov, ông ta đã nói với tôi rằng: “ Thành, có lẽ cũng là may mắn khi mẹ giúp chúng tôi nuôi Anton. Vì quả thật tôi không biết phải xoay sở thế nào với 3 đứa trẻ”.

Cũng như bao nhiêu người khác luôn thương nhớ con mình, Maslov thường hỏi: “Bao giờ mẹ sẽ đưa Anton quay lại với chúng tôi?”. Và khi về Việt Nam tôi đã nói với mẹ: “Mẹ sẽ già đi và mẹ không thể giữ đứa bé mãi, nó phải sống bên cạnh cha và các chị nó, những người ruột thịt nhất của nó”. Bà yêu Anton vô cùng và không rời cháu ngoại của mình nửa bước từ khi bà đón thằng bé về Việt Nam. Và vào năm Anton 4 tuổi, bà đồng ý đưa Anton sang Liên Xô với Maslov chỉ với một điều kiện mà bà bắt Maslov phải tuân thủ: Anton nhất định phải được đưa đi nhà trẻ, chứ không sống cô lập trong ngôi nhà ngoại ô. Mẹ tôi, đã cùng Maslov và Anton chụp chung 01 bức ảnh mà đến giờ bà vẫn còn giữ. Họ thực sự không hề ghét bỏ nhau.

Dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, thì số phận đã sắp đặt chúng tôi là một gia đình, và người gắn kết không ai khác chính là chị tôi Lê Vũ Anh. Vì tình yêu với chị Vũ Anh, chúng tôi vẫn phải yêu thương nhau và cùng nhau dành những gì tốt đẹp nhất cho những đứa trẻ.

Đoạn hồi ký trên mạng lưu truyền trong những ngày qua đã chạm vào nỗi buồn sâu thẳm của gia đình tôi. Nhưng tôi coi đây cũng là dịp để một lần duy nhất chúng tôi nói về những điều riêng tư mà chúng tôi chưa từng nói.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Về Clip bài hát GỬI SÔNG LY (Bản gốc)




List của Clip Gửi sông Ly  :
-          Dạo nhạc bản Gửi sông Ly ( Công Kỳ chơi Organ )
-          Tác giả Vũ Quang Trung ( Vũ Hồng Quang) giời thiệu và tự trình bày ca khúc ( Không nhạc đệm)
-          Khoa Phi thổi sáo trúc bản Gửi sông Ly
-          Đồng ca Gửi sông Ly của nhóm Đoàn 10 tại tư gia vợ chồng bạn Nguyễn Mộng Sinh ( Tp. Đà Lạt) – Ghép với tiếng đàn đệm của Công Kỳ .
-          Lời bài hát chạy theo hình minh họa để cùng tập hát theo tiếng đàn Công Kỳ đệm
-          Bản nhạc Công Kỳ chơi Organ bài Gửi sông Ly để các bạn hát theo
-          Công Kỳ chơi đàn 2 ca khúc thời Quế Lâm ( Chào Quế LâmKhỏe luôn luôn) để cùng hát tập thể .

LỜI BÀI HÁT GỬI SÔNG LY

Lời I:
Ta đã hẹn nhau về thăm trường
Dạt dào yêu thương, dạt dào nhớ
Ngàn vạn núi cao, ngàn vạn sông sâu
Và thời gian như mặt trời xuống núi
Đã mang theo tuổi thơ ta

Lời II:
Nhưng vẫn còn đây hình bóng trường
Mặt hồ gương soi hàng hàng liễu
Bạn bè mến thân học hành vui chơi
Và thầy cô như mẹ hiền sớm tối
Đã nuôi ta làm sao quên

Điệp khúc:
Ơi! Dòng Ly Giang…dòng sông hiền…
Ơi! Đào Hoa Giang …mùa Xuân nào…
Người chảy từ đâu? Từ đâu tới …
Từ đâu tới ?....
Như sông kia đầu nguồn
Như trăng non đầu núi
Như trái thơm đầu mùa
Ta trái tim dại khờ….
Một tình yêu
( Nhắc lại : Ta trái tim dại khờ
 Một tình yêu ....

Lời trần tình của tác giả
Đã hơn nửa thế kỷ nay, chúng ta- những cựu HS trường TNVN (LSQL) quen thuộc với những bài hát thuộc loại"Trường ca" do các thày Thanh Phúc, Mộng Lân, Nguyễn văn Nhân, Huy Khôi sáng tác như Khỏe luôn luôn, Chào Quế Lâm, Trường của em, Đập ruồi v.v...Lần nào cũng vậy, không cần  phải quản ca, "cầm càng", hễ 1 bạn xướng lên câu đầu là tất cả có thể cùng hát theo cùng vỗ tay đúng lời đúng nhịp. Hát những bản " Trường ca" quả thật đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong những buổi hội nhóm, hội Lớp, hội Khối và kể cả hội Trường ! Tất nhiên những ca khúc ấy đã đánh thức những kỷ niệm thời thơ ấu trong trẻo và đầy hoài bão của mỗi chúng ta- những đứa trẻ sống xa gia đình xa Tổ quốc. 
Thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ. Những đứa trẻ thơ ngây, những nam nữ học sinh cấp 1 cấp 2 ngày ấy, giờ đây đã trở thành những ông những bà nội ngoại.  Những thăng trầm đã qua đi nhường cho kỷ niệm sống lại. Những dại khờ ngày nào giờ đã thành sẹo lên da....Ttôi chợt nghĩ: phải có một ca khúc chúng ta hát về chúng ta ở thì hiện tại ! Và thế là nẩy nở ý tưởng rồi "thai nghén" đứa con tinh thần mang tên "GỬI SÔNG LY". Phải mất 3 năm với 1 ông lão ngoài 70 gần như mù nhạc lý và số không về kỹ thuật sáng tác ca khúc, "đứa con" ấy mới ra đời và được một nhóm các bạn Đoàn 10 đón nhận hồ hởi trong cuộc du ngoạn từ Bảo Lộc ( nhà bạn Ngô Hà K3), lên Tp.Đà Lạt ( Nhà vợ chồng bạn Nguyễn Mộng Sinh K6). Chính là các bạn Đoàn 10 đã tạo cảm hứng cho tôi "bứt phá" để kết thúc quá trình sáng tác ca khúc này. Rồi sau đó  bạn Khoa Phi còn đem Gửi sông Ly ra HN để phổ biến và bạn Ngô Hà thì mang sang Úc để hàng ngày mở ra nghe lại và hát theo mỗi khi " bà cố" nhớ nhà ! Với tác giả, đó là những phần thưởng vô giá !

Xin được nhắc lại, tôi và người cộng sự quan trọng với tôi là bạn Công Kỳ đã hoàn thành Clip này đều là những người yêu thích nghệ thuật nhưng Vỡ lòng về Âm nhạc và về trình độ Vi tính. Do đó người nghe sẽ có thể chưa hài lòng về chất lượng sản phẩm - Cả phần tiếng lẫn phần hình, nhưng với 2 chúng tôi thì đây đã là 1 sự cố gắng vượt qua cả khả năng vốn có rất hạn hẹp. 
Mong được các bạn thông cảm và động viên chúng tôi tiếp tục học hỏi để hoàn thiện hơn sản phẩm này.
Tại đây tôi cũng xin giới thiệu 1 Clip do các cháu gái Nhóm ca nữ mang tên "Áo tràm Đông Bắc" ( Tp.Tuyên Quang) dàn dựng và trình bày " Gửi sông Ly" theo cảm hứng riêng của lớp trẻ để chúng ta cùng tham khảo.


Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Formosa đang luyện thép hay... tuyển vàng?

Petro Times  (9/8/2016)
Bộ Tài nguyên Môi trường vừa công bố kết quả phân tích mẫu bùn thải của Formosa Hà Tĩnh chôn lấp trái phép tại thị xã Kỳ Anh, điều đặc biệt là chỉ số xyanua vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần.

Chính hàm lượng xyanua cao gấp nhiều lần mức cho phép đã khiến dư luận thắc mắc và đặt ra câu hỏi: Formosa đang làm gì ở Vũng Áng, luyện thép hay tuyển vàng có trong quặng thép? Sở dĩ dư luận thắc mắc, vì từ xưa đến nay, nhắc đến xyanua là người ta nghĩ tới tuyển vàng. 
Vậy, xyanua có tác dụng gì trong quá trình tuyển vàng. Từ những tài liệu chúng tôi thu thập, có thể tóm tắt quá trình tuyển vàng như sau: xyanua là chất mà hàng nghìn năm nay các cụ nhà ta đã liệt nó vào chất kịch độc. Chính vì độc tính cao nên cha ông ta có câu “nhất nhân ngôn nhì thạch tín”. Nhân ngôn là xyanua, còn thạch tín là asen. Cho đến bây giờ, xyanua vẫn được xếp vào hàng kịch độc. Một cơ thể người có trọng lượng 50kg, nếu ăn 50 miligam là tử vong.
Thế nhưng, xyanua nó là tác nhân phục vụ khai thác, chế biến kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim… không thể thiếu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chất nào thay thế xyanua trong quá trình lấy vàng ra từ đất.
Trong tự nhiên, vàng chủ yếu gặp ở dạng tự sinh. Vàng có mặt ở dạng bao thể, xâm nhiễm mịn trong các quặng sunfua Fe, Cu, As, Ag, Sb và hiếm khi có trong galenit và sphalerit. Những khoáng vật chủ yếu chứa vàng là vàng tự sinh. Cho đến nay, công nghệ hòa tách xyanua là công nghệ chủ đạo, nếu như không muốn nói rằng là công nghệ duy nhất để thu hồi vàng từ các loại quặng và quặng tinh vàng gốc.
Cách đây hơn nửa thế kỷ khi nói đến công nghệ thu hồi vàng bằng hòa tách xyanua, chúng ta có thể hiểu ngay đó là quá trình chuyển vàng trong quặng sang dạng phức chất xyanua và sau đó thu hồi vàng từ dung dịch bằng quá trình kết tủa bằng kẽm kim loại.
 Bùn thải Formosa chứa chất độc xyanua được chôn lấp không đúng quy định.

Trên thế giới, ngoài những hạt vàng nhìn thấy người ta tuyển bằng trọng lượng qua máng lọc, thì vàng nhỏ đến mức không thể lắng, dính vào đất, đá, không chìm được thì buộc phải dùng xyanua để tuyển. Xyanua trong môi trường phù hợp thì chỉ hòa tan vàng chứ không hòa tan các chất khác. Nói một cách dễ hiểu là vàng gốc lẫn trong đất đá người ta nghiền nhỏ rồi đổ vào bể cho xyanua vào để phân tách. Sau khi hòa tan thì người ta đưa kẽm vào thì nó giải phóng xyanua. Vàng lắng đọng người ta phân kim, rửa sạch là ra vàng nguyên chất.
Từ thực tế trên, dư luận đặt ra câu hỏi hoài nghi rằng: Formosa đang vừa luyện thép, nhưng đồng thời tuyển vàng trong quặng thép ấy hay không? Đây là câu hỏi rất khó có câu trả lời, cần sự vào cuộc nghiên cứu một cách khoa học, công phu của các cơ quan chức năng (!?)
Tuy nhiên, trước khi có câu trả lời chính thức từ phía cơ quan chức năng, Báo điện tử PetroTimes đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hồng Côn - Giảng viên Hóa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trước vấn đề dư luận hoài nghi, Formosa Hà Tĩnh thải ra lượng lớn bùn có chất xyanua vượt ngưỡng cho phép, có thể nhà máy này trá hình luyện thép để tuyển vàng. PGS. TS Trần Hồng Côn nhận định: “Không thể nhận định như vậy được mà phải bắt tận tay day tận mặt mới quy kết”.

Sơ đồ tuyển vàng bằng xyanua.

PGS. TS Trần Hồng Côn cho rằng, việc Formosa thải bùn có lượng xyanua vượt ngưỡng cho phép chất thải nguy hại là điều rất dễ hiểu. Quan trọng, thông số xyanua trong bùn thải vượt ngưỡng mà không xử lý lại đưa đi chôn lấp là không thể chấp nhận được. Xyanua tan trong nước, nếu không xử lý đúng quy định sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Giải thích về bùn thải của Formosa có xyanua, PGS. TS Trần Hồng Côn nói: “Trước khi luyện thép, người ta phải luyện cốc (than đá) để gia nhiệt. Than đá là nhiên liệu chính phục vụ quá trình luyện thép, thế nhưng gốc tích của than đá lại là thực vật”.
Than đá là một loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy nơi xác thực vật được nước và bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi sinh vật, cả ở những cánh rừng bị cháy được vùi lấp. Thành phần chính của than đá là cacbon, ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh.
“Do than đá có nguồn gốc là thực vật nên có rất nhiều tạp chất, vì thế khi người ta dùng nó làm nhiên luyện luyện thép phải loại bỏ những thành phần dễ bay hơi, dễ cháy. Và sản phẩm cuối cùng là than đá. Quá trình luyện cốc nó thải ra xyanua, sulfu và cả bùn đất…” - PGS. TS Trần Hồng Côn nói.

Nhà máy Formosa Hà Tĩnh

Nói rõ hơn về chất xyanua, PGS.TS Trần Hồng Côn cho hay, xyanua hay Cyanide là tên gọi các hóa chất cực độc có ion, gồm một nguyên tử cacbon và một nguyên tử nitơ. Đây là chất kịch độc, nhưng nó lại là nhân tố cực kỳ quan trọng trong quá trình tuyển kim loại quý hiếm, như Vàng, bạc, bạch kim.
Xyanua được tìm thấy trong những hợp chất là những chất được hình thành từ hai hay nhiều hoá chất. Xyanua có thể phản ứng với kim loại và những hợp chất hữu cơ khác. Xyanua có thể được sản sinh ra bởi vi khuẩn, nấm và được tìm thấy trong một số thức ăn và thực vật.
Trong cơ thể của con người, xyanua có thể kết hợp với một loại hóa chất như hydroxocobalamin để hình thành vitamin B12. Trong những loại thức ăn được chế biến từ thực vật như quả hạnh, hạt chồi của cây kê, cây đậu, đậu tương, đậu nành, rau chân vịt, măng tre, rễ cây sắn, bột sắn hột tapioca đều có chứa xyanua.
Phần lớn lượng xyanua có trong nước và đất xuất phát từ những quá trình công nghiệp. Nguồn thải chính của xyanua vào trong nước là nguồn thải từ quá trình khai thác mỏ, công nghiệp hoá chất hữu cơ, những công việc liên quan đến sắt, thép. Đặc biệt trong công nghiệp luyện thép, xyanua là độc chất chính gây ô nhiễm nguồn nước.
Những nguồn xyanua khác xuất phát từ xe cộ, từ những ngành công nghiệp hoá học, chất đốt từ những nhà dân trong thành phố và thuốc trừ sâu có chứa xyanua.

Thiên Minh

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Miễn, hoàn thuế 10 ngàn tỷ đồng cho Formosa?

Việc Formosa Hà Tĩnh được miễn và hoàn thuế hơn 10 ngàn tỷ đồng, theo đề xuất của Tổng cục Thuế, là con số gây "giật mình" và có thể "gây phản ứng không tốt trong xã hội", theo một kinh tế gia từ Hà Nội.

Đây là một phần nội dung dự thảo về Một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại trong đợt bạo động hồi tháng Năm 2014 liên quan tới vụ Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông, các báo Việt Nam đồng loạt đưa tin hôm 10/8.
"Đọc con số đó, tôi thấy giật mình, bởi nó tương đương với gần 500 triệu đôla, gần như bằng với số tiền mà Formosa chấp nhận bồi thường ban đầu cho sự cố môi trường mà họ gây ra," kinh tế gia Phạm Chi Lan nói với BBC Tiếng Việt.
"Điều này có thể gây ra phản ứng ngay lập tức, khiến người ta sẽ đặt câu hỏi 'không lẽ Formosa đặt vấn đề bồi thường ngần này về môi trường, và Việt Nam nay lại chấp nhận bồi thường thuế cho họ bằng một con số tương đương?' Điều này sẽ gây ra phản ứng không tốt trong xã hội," bà Chi Lan nói thêm.

Hoàn thuế
Theo trang Zing, sau vụ bạo động tháng Năm 2014, Formosa Hà Tĩnh khai báo chịu thiệt hại lên đến 5.533 tỷ đồng.
Nhưng kết luận của phía Việt Nam là thiệt hại của Formosa là 4,77 tỷ đồng, các nhà thầu làm cho Formosa là 68,32 tỷ đồng.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cho biết để hỗ trợ, Formosa được Bộ Tài chính miễn giảm, miễn phạt và hoàn lại số tiền thuế mà Formosa đã bị truy thu và phạt trước khi xảy ra sự kiện 13/5/2014, trị giá 71,6 tỷ đồng.
Sau vụ bạo loạn ở Vũng Áng, đã có 14 người bị ra tòa hồi tháng 11/2014

Ngoài ra, Bộ Tài chính "không truy thu thuế nhà thầu đối với hàng hóa, thiết bị nhập khẩu kèm theo bảo hành số tiền 176,3 tỷ đồng, đồng thời không truy thu số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 32,88 tỷ đồng, cùng miễn phạt vi phạm chính về thuế số tiền 1,26 tỷ đồng," theo tờ báo.
Đặc biệt, theo báo Dân Trí, "Hà Tĩnh đã hoàn cho Formosa kể từ kỳ hoàn thuế tháng 4/2014 cho đến nay số tiền 10.173 tỷ đồng, trong đó 1.185 tỷ đồng là thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu thực hiện cơ chế ghi thu ghi chi."
Đây là lần đầu tiên số liệu về các khoản hoàn thuế cho Formosa được công khai trên truyền thông nhà nước.
"Nếu tôi là Tổng cục Thuế, tôi sẽ ngay lập tức đưa ra bài viết nói rõ cách tính toán của họ như thế nào, trong những trường hợp như thế nào, và lập luận của họ tại sao Formosa lại có thể được bồi thường, hỗ trợ như vậy," bà Phạm Chi Lan bình luận với BBC Tiếng Việt
"Cần phải làm rõ ngay thông tin, phải minh bạch hóa việc đó. Cần phải có giải trình cho dân biết chứ không thể để người dân chỉ dựa vào những thông tin chỉ do báo chí đưa," bà nói thêm.

'Thời điểm không hợp lý'
Nhận xét về việc đưa đề xuất bồi thường cho Formosa, bà Phạm Chi Lan cho rằng lúc này là thời điểm không thích hợp.
"Tôi thấy thời điểm đưa ra [đề xuất của Tổng cục Thuế] vào lúc này là không hợp lý, không phù hợp," bà nói, bởi việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị thiệt hại "phải được tách ra khỏi việc Formosa đã có một loạt các vi phạm về thuế mà các cơ quan thuế đã nêu ra trước đó".
"Nếu là thiệt hại phát sinh từ thời điểm do xô xát, bạo loạn liên quan tới vụ giàn khoan hồi năm 2014, thì việc đó lẽ ra phải giải quyết từ thời gian đó rồi, khi Chính phủ có quyết định về việc sẽ có bồi thường cho các công ty bị thiệt hại trong thời gian đó. Vậy tại sao lúc đó không thực hiện ngay mà lại để đến bây giờ?"
"Việc bồi thường có thể được thực hiện như chính phủ đã thực hiện đối với một số doanh nghiệp ở Bình Dương hoặc ở những nơi khác. Nhưng việc đó phải được tách riêng chứ không thể đem gắn chung vào việc miễn hoàn thuế."

Làn sóng bạo động liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải Dương 981 trên Biển Đông đã khiến một số doanh nghiệp tại Bình Dương, Hà Tĩnh và một số nơi khác bị đốt phá
"Formosa có rất nhiều vấn đề về thuế. Việc ghi chung như thế này sẽ gây nhiễu về các con số. Bản thân cơ quan thuế đã có lần đưa lên báo chí là qua kiểm tra giám sát đã phát hiện Formosa có những trường hợp khai không đúng, phải bị phạt về thuế. Thông tin đó xảy ra gần như đồng thời với lúc Formosa gây ra thảm họa môi trường."
"Tại sao nay chưa thấy nói về việc trừng phạt đối với hành vi gian lận thuế mà đã nói tới việc bồi hoàn thuế cho Formosa? Điều này gây nhiễu thông tin và khiến người dân thấy khó hiểu về cách hành xử của các cơ quan nhà nước."
"Các khoản miễn, không truy thu khác, được đưa ra vào lúc này, phải được gắn với việc Formosa vẫn còn đang nợ trong khoản tiền 500 triệu đôla họ cam kết bồi thường sau sự cố môi trường."
"Theo thông tin báo chí nêu ra, họ mới bồi thường 250 triệu đôla, tức là họ vẫn đang còn nợ 250 triệu đôla nữa."
"Khi họ còn nợ tiền đền bù mà phía Việt Nam lại đem đền bù ngay cho họ hoặc miễn trừ thuế ngay cho họ là điều theo tôi là không hợp lý."
Cuối tháng Sáu, Việt Nam loan báo vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy Formosa Hà Tĩnh đã làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế trong tháng Tư.

Formosa cam kết sẽ bồi thường tổng số tiền trên 11.500 tỷ đồng (tương đương 500 triệu USD).
-----------------------------------------
Sưu tầm trên mạng xã hội

Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi!

(Bạn đọc) - Họ Vũ ở Bộ Công không chỉ có chuyện lạ của cha con ông Vũ Huy Hoàng mà còn có Vũ Đình Duy. Tin ấy kì nhưng không lạ như Tòa nhà hành chính Đà Nẵng 2000 tỷ mới xong 2014 nay đã rục rịch di dời và Phó tổng bị ông Đinh La Thăng cách chức đã quay về vị trí cũ!

Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi!
1. Họ Vũ ở Bộ Công
Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi! - Ảnh 1.
Ông Vũ Đình Duy.
Làm ăn thua lỗ 2000 tỷ gần như mất trắng, lãnh đạo sẽ ra sao? Xứ nào tôi không biết nhưng với ông Vũ Đình Duy ở Bộ Công thì vẫn tiếp tục thăng tiến thôi.
Sau khi “tháo chạy” an toàn khỏi dự án Nhà máy Xơ sợi polyester Đình Vũ và góp phần lớn hô biến gần 2000 tỷ, ông Duy lần lượt làm Phó Giám đốc Sở Công thương Hải Phòng rồi Cục Phó An toàn kỹ thuật và Môi trường công nghiệp và bây giờ là Ủy viên HĐTV Tập đoàn Hóa chất. Tất cả vỏn vẹn trong hai năm.
Lãnh đạo Cục An toàn Kỹ thuật nói thẳng “vì sao bổ nhiệm thì phải hỏi nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Việc đưa Duy về là không đúng quy trình.
Chúng tôi cũng phản đối nhưng sau ông Hoàng vẫn quyết nên ở dưới cũng không biết làm sao”. Riêng chuyện ông Duy về Tập đoàn hóa chất thì bổ nhiệm ngay hôm cuối cùng ông Hoàng ngồi ghế Bộ trưởng!
Chuyện trên có kì nhưng không lạ bởi Bộ Công thời ấy đã có Trịnh Xuân Thanh, Vũ Quang Hải và…
Giờ chỉ còn thắc mắc họ đi bằng con đường nào, cách gì mà hanh thông, vượt mọi bất chấp thế? Có lẽ chỉ có bác Hoàng cùng bộ sậu mới hiểu rõ ngóc ngách và biết “đồng chí ấy là con đồng chí nào?”.
2. “Trái bắp” nóng 2000 tỷ
Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi! - Ảnh 4.
Tòa thị chính Đà Nẵng xây gần 2000 tỷ ngồi chưa ấm chỗ họ đã tính di dời đi chỗ khác rồi các bác ạ! “Trái bắp” mới xong năm 2014 từng được xem là biểu tượng và niềm tự hào của Đà Nẵng bị ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chê “Trung tâm hành chính còn có chuyện như không khí chưa sạch, nóng quá.
Hiện UBND thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý tòa nhà phải bơm khí tươi và đảm bảo điều kiện làm việc cho anh em”.
Tôi tin rằng, ai đó sẽ bảo “trái bắp” nóng ấy sẽ dùng vào việc khác như cho thuê, bán hoặc abcd gì gì đó.
Nhưng ngay cả những người góp phần sinh nó ra, làm việc trong ấy bao nhiêu lâu mà còn bảo rằng không khí chưa sạch, giao thông ùn tắc, nóng quá, không đảm bảo sức khỏe… thì còn ai đủ dũng khí thay thế.
Ngày ấy khen đủ điều bây giờ chê đủ cách, mà mới hai năm thôi chứ mấy. Thôi thì lý của họ, họ sẽ chịu tôi chỉ xin nhắc lại: 2000 tỷ đấy chứ chẳng phải vài trăm triệu. Mà tiền cũng chẳng phải trên trời rơi xuống đâu.
3. Chịu đựng tham nhũng tốt
Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi! - Ảnh 6.
Trong vô vàn cái xuống, vẫn có cái lên. Hôm qua Tuổi trẻ giật tít “Mức độ chịu đựng tham nhũng của dân Việt Nam ngày càng tăng”.
Nói có sách mách có chứng với kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP).
UNDP cho hay “nếu như năm 2011 ở TP.HCM mức tiền hối lộ dẫn tới việc người dân tố cáo hành vi đòi hối lộ trung bình là 5,8 triệu đồng, thì năm 2015 người dân chỉ tố cáo khi mức tiền đòi hối lộ trung bình lên tới 34,8 triệu đồng”.
Còn ở Hà Nội, tỉ lệ người tố cáo tham nhũng hầu như không có: Chiếm 0% năm 2015 và 0,2% năm 2011!
Những con số lạnh lùng nhưng hơi nhức. Chẳng lẽ chỉ số cao về hạnh phúc có phần từ đây, nhũng nhiễu càng cao người dân càng chịu đưng tốt.
Tham nhũng ổn định chắc không loại trừ lý do này bởi thôi thì tặc lưỡi cho xong. Trời chẳng chịu đất thì đất phải chịu trời thôi.
Tôi cũng chẳng có giải pháp nào, chỉ xin trích một đoạn phát biểu của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến “Ví dụ như kêu gọi chống tham nhũng, tiêu cực thì người dân phải kiên quyết không chung chi.
Chứ mình cũng đi đút tiền, rồi còn tư vấn cho người khác đút tiền thì làm sao chấm dứt được?”. Tôi nghĩ ông ấy nói thật vì cán bộ bản chất là trong sạch, chỉ hư hỏng khi bị tiền của dân làm mờ mắt thôi quý vị ạ!
4. Vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi!
Tin khó tin: Họ Vũ ở Bộ Công, “trái bắp” nóng 2000 tỷ ở Đà Nẵng và vẫn như cũ rồi Bí thư Thăng ơi! - Ảnh 7.
Ông Phạm Tuấn Anh (trái) lúc nhận quyết định bổ nhiệm vào tháng 2.2014.
Hôm qua đọc xong dòng tin người bị ông Đinh La Thăng cách chức Phó Tổng Giám đốc lại quay về vị trí cũ sau đúng 1 năm tôi không ngạc nhiên.
Lạ gì khi ông Phạm Tuấn Anh – Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Bảo đảm Hàng hải miền Nam là con trai ông Phạm Đình Vận, nguyên Tổng Giám đốc Cty này. Còn đương kim Tổng Giám đốc là chú ruột ông ấy.
Ngày ấy ông Anh bị bãi chức vì Tổng Cty có 4 Phó Tổng nay ông quay lại thì vẫn là Phó Tổng thứ 4! Vũ Như Cẩn các bạn ạ! Một cuộc lánh nạn và trở về ngoạn mục.
Trước đây ông ấy lên không đúng quy trình còn ngày về ra sao có lẽ nên hỏi cha, chú ông ấy. Còn chúng ta thì vẫn phải tặc lưỡi rồi đâu lại vào đấy.
Chiêu “ve sầu thoát sác, nín thở qua sông” này rất cũ nhưng vẫn hiệu nghiệm quá!
(Theo Lao Động)

ĐÀ NẴNG CHỌC GIẬN NGƯỜI DÂN: DỜI TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH HƠN 2000 TỶ SAU 2 NĂM ĐƯA VÀO SỬ DỤNG !

Lồng kính làm quan khó thở, 
phí 2.000 tỷ như không…

Thứ sáu, 12/08/2016, 09:50 (GMT+7)

 TP Đà Nẵng đang có kế hoạch di dời cán bộ khỏi khu trung tâm hành chính 34 tầng vì lý do thiếu ô xy, thiếu không khí tươi và sạch.


 Tòa nhà Trung tâm hành chính của TP Đà Nẵng tọa lạc bên sông Hàn
Từng được khoe là biểu tượng của Tp đáng sống nhất VN !

Ngày 11/8, Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng họp và một tin tức gây chấn động dư luận vừa được đưa ra, đó là khu trung tâm hành chính 34 tầng bên sông Hàn sau 2 năm đưa vào sử dụng đã bộc lộ nhiều nhược điểm khiến TP này đang có chủ trương chuyển các sở, ngành đến trụ sở làm việc mới.
Tòa nhà Trung tâm hành chính Đà Nẵng khánh thành tháng 9/2014, được thiết kế theo biểu tượng ngọn hải đăng, cao 37 tầng, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, là nơi làm việc của 1.600 cán bộ thuộc nhiều sở, ban ngành của TP. Tuy nhiên, hiện nay tòa nhà này bị than phiền là  vị trí không phù hợp, ảnh hưởng đến giao thông trong giờ cao điểm, hệ thống thông gió không được đảm bảo, thiếu không khí, thiếu oxy ảnh hưởng đến sức khỏe của cán bộ, công chức.
Chao ôi, một tòa nhà được xây từ hơn 2.000 tỷ đồng tiền thuế của dân, thế mà mới sử dụng chưa đến 2 năm đã bộc lộ bao nhiêu khiếm khuyết đến nỗi ảnh hưởng cả sức khỏe của cán bộ, công chức. Vậy chẳng lẽ trước khi khởi công một công trình bề thế như thế, người ta không tính đến các yếu tố vị trí không phù hợp, không biết là nó sẽ gây thiếu ô xy, thiếu không khí sạch?
Xin nhấn mạnh rằng, hơn 2.000 tỷ đồng đó không phải là lá đa hay vỏ hến mà đầu tư một cách vô trách nhiệm vào một công trình đầy sai sót như thế. Một thành phố miền Trung, không khí khô và nóng, thế mà lại cho xây dựng một công trình bít kín toàn kính là kính để hấp thụ nhiệt và ánh nắng mặt trời, không ngột ngạt và thiếu không khí mới lạ.
Hiện nay, Ban quản lý tòa nhà đang bơm khí tươi vào để giúp tòa nhà có không khí sạch, nhưng giải pháp này vẫn chưa đủ, vì thế UBND TP đang tính tới chuyện di dời toàn bộ các sở ngành ra khỏi tòa nhà trung tâm này. Và theo ông Đặng Việt Dũng- Phó Chủ tịch UBND TP thì dự kiến, việc di chuyển này sẽ được đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Một vị trong hội đồng nhân dân, là ông Trần Văn Trường -Bí thư Huyện ủy Hoà Vang lên tiếng chất vấn: “Tại sao trước đây khi xây tòa nhà trung tâm hành chính- biểu tượng thành phố thì có lấy ý kiến nhân dân đâu, bây giờ di dời lại phải hỏi ý kiến nhân dân làm gì?”
Vị đại biểu này thật là biết một mà chẳng biết hai, trước xây tòa nhà này, không hỏi ý kiến nhân dân nên đến giờ cái sai mới lè ra đấy. Bây giờ chính quyền rút kinh nghiệm, nhờ dân góp ý, mai này có vấn đề gì sai sót thì là do dân chịu, vì dân đã được góp ý rồi.
Ngẫm mà thấy buồn, thấy chua chát. Người dân chỉ cần xây một hàng gạch nhỏ trên đất chuồng gà nhà mình như ông Hoàng Quảng Uyên ở Cao Bằng thì cũng cần phải có bản vẽ thiết kế chuồng gà, phải xin ý kiến 4 cơ quan chức năng. Rồi ông Nguyễn Văn Bỉ ở Bình Chánh (TP HCM) chỉ vì xây chòi vịt trên đất nhà mình cũng đã bị khởi tố hình sự, may có báo chí vào cuộc mới cứu ông khỏi bị tống vào tù.
Ấy vậy mà ở đây, công trình hơn 2.000 tỷ đồng tiền thuế của dân, người ta xem chả khác gì cái chòi vịt, xây cho cao cho oai, đến lúc đưa vào sử dụng mới phát hiện là thiếu oxy, thiếu không khí khiến ảnh hưởng sức khỏe của cán bộ. Không dùng được thì chuyển đi, xây dựng một khu khác tốt hơn, dễ như trở bàn tay…
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm vì cú đầu tư sai lầm trị giá hơn 2.000 tỷ đồng này? Tòa nhà này sau khi chuyển hết các cán bộ sở ban ngành ra thì sẽ dùng vào việc gì? Những tốn kém trong chi phí xây dựng tòa nhà cũ và cả khu mới, nếu không phải ngân sách oằn lưng mà gánh tiếp thì lấy ở đâu ra?
Thành thực mà nói, đọc những tin tức này, người dân chúng ta mới là những kẻ thấy thiếu ô xy, thiếu không khí đến mức ngạt thở! Nhưng ai thèm quan tâm…

Nga đã công nhận phán quyết Biển Đông?

nguyentandung.org Thứ năm, 11/08/2016, 15:11 (GMT+7)

 Theo nhà chính trị học của Nga, GS Dmitry Mosyakov, thực chất Nga đã công nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) hôm 12/7.

Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, GS Dmitry Mosyakov phản bác lại ý kiến cho rằng, thông qua việc tập trận chung với Trung Quốc, Nga thể hiện sự ủng hộ đối với lập trường của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Ông cho biết: “Khác với Trung Quốc, trên thực tế, Nga đã công nhận phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng tài La Haye và đã thay đổi lập trường trước đây.

Chính quyền Nga giữ lập trường trung lập trong tranh chấp tại Biển Đông

Tại Diễn đàn Nga-ASEAN ở Sochi hồi tháng 5/2016, có ý kiến nói rằng các bên xung đột nên tự giải quyết vấn đề của mình. Ngày 12/7 xuất hiện phán quyết (về vụ kiện Biển Đông) của Tòa Trọng tài La Haye và sang ngày 13/7, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố Nga chống lại sự can thiệp từ bên ngoài vào cuộc xung đột, nhưng tán thành giải quyết tranh chấp trên cơ sở pháp lý quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển.
Đó là thay đổi rất quan trọng và rõ ràng trong lập trường của Liên bang Nga”.
Giáo sư Mosyakov nói rằng cuộc tập trận hải quân chung mà Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức ở Biển Đông vào tháng 9 không có liên quan gì và không ràng buộc với tình hình tại khu vực này.
Những cuộc thao diễn quân sự tương tự ở khu vực Biển Đông đã từng được tiến hành và cuộc tập trận sắp tới cũng đã được lên kế hoạch từ trước khá lâu và tuyệt nhiên không phải là một tín hiệu hay dấu hiệu nào đó. Dù sao đi chăng nữa, nó cũng gây bức xúc trong khu vực.
Trên đây là quan điểm của học giả Nga về phản ứng của Nga đối với phán quyết của PCA về Biển Đông.
Thực tế, hôm 14/7, hai ngày sau khi PCA ra phán quyết, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga – bà Maria Zakharova cho biết, nước này không có ý định tham gia và đứng về phía nào trong tranh chấp ở Biển Đông.
“Quan điểm nhất quán và không thay đổi của Nga: chúng tôi vui mừng khi thấy các quốc gia liên quan trong vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển tuân thủ nghiêm ngặt việc không sử dụng vũ lực và tiếp tục hướng tới giải pháp chính trị – ngoại giao trên cơ sở luật quốc tế, trước hết là Công ước LHQ về Luật biển 1982”, bà Zakharova khẳng định.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Moskva ủng hộ nỗ lực của các quốc gia ASEAN và Trung Quốc về việc lập ra quy tắc ứng xử ở biển Đông.
“Nga không tham gia vào vụ tranh chấp lãnh thổ này và cũng sẽ không bị kéo vào hay đứng về phía nào. Chúng tôi tin rằng các bên liên quan phải tổ chức tham vấn và đàm phán theo cách họ tự xác định”, bà Zarakhova nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, bà Zarakhova cũng đánh giá cao vai trò của Công ước (Liên Hiệp Quốc về luật biển) trong việc đảm bảo quyền tối cao của pháp luật trong vấn đề biển đảo.
“Điều quan trọng là các quy định của điều ước quốc tế này phải được áp dụng nhất quán”, bà Zakharova nói thêm.
Như vậy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga không đề cập gì đến phán quyết của PCA về Biển Đông. Điều đó cho thấy Moscow muốn đứng trung lập trong vấn đề Biển Đông.
Một số chuyên gia cho rằng, tuyên bố trung lập của Nga làm Trung Quốc cảm thấy “thất vọng” khi bị chính “đối tác chiến lược” của mình không lên tiếng ủng hộ.
Lý giải cho quan điểm trung lập của Nga, trước khi PCA ra phán quyết, tờ Philnews dẫn bài viết của phóng viên Mu Chunshan – làm việc cho tạp chí The Diplomat – nêu một số lí do.
Theo đó, khác với mối quan hệ Philippines-Mỹ, Trung Quốc và Nga vốn không phải là quan hệ đồng minh. Không có bản hiệp ước cam kết nào giữa hai nước giống như Mỹ – Philippines, hay Mỹ – Nhật Bản mà buộc một bên phải hỗ trợ quân sự, chính trị cho bên còn lại. Nói tóm lại, giữa Trung Quốc và Nga chỉ là quan hệ đối tác chiến lược và không có bất cứ sự ràng buộc nào.
Thứ hai, Nga muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với những quốc gia tiếp giáp với Biển Đông. Không thể chỉ vì công khai lên tiếng ủng hộ một mình Trung Quốc mà Nga trở thành kẻ thù của những nước Đông Nam Á.
Cuối cùng, chính tham vọng bành trướng của Trung Quốc cũng khiến Nga lo ngại. Người Nga luôn e ngại với tham vọng và tốc độ phát triển của Trung Quốc như hiện nay, sẽ có lúc khu vực Viễn Đông nước Nga cũng bị người Trung Quốc “nhòm ngó”, đem theo phần lãnh thổ cùng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho Trung Quốc.

(Theo Đất Việt)