Vũ
Huy Hoàng và khối ung thư EVN
Cựu
quan chức công thương Vũ Huy Hoàng là một bộ trưởng đã tồn tại quá lâu dưới thời
một thủ tướng bị quá nhiều dư luận lên án “phá chưa từng có trong lịch sử đảng
Cộng Sản Việt Nam.”
Bộ
Công Thương lại là một ngành chủ quản nắm trong tay số lượng lớn nhất các tập
đoàn và tổng công ty kinh tế. Một cách khiêm tốn nhất, những cái tên “phá chưa
từng có” như Trịnh Xuân Thanh từ Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia, Vũ Đình Duy từ Tập
Đoàn Hóa Chất, và không thể không nói đến Vũ Quang Hải ở Sabeco, con trai của
ông Vũ Huy Hoàng, đã quá đủ để minh chứng về cơ sụp đổ của một hệ thống đảng
viên cao cấp mất sạch “lý tưởng Cộng Sản.”
Thời
thế tạo tiểu nhân, nhưng thời thế cũng diệt tiểu nhân. Lịch sử của những cuộc
thanh trừng triền miên và có tính chu kỳ trong đảng Cộng Sản đang tiến vào nếp
gãy cuối cùng của nó: Vũ Huy Hoàng đang phải đối diện với những nhóm quyền lực
cùng nhóm lợi ích mới. Bất kể vì mục tiêu “chống tham nhũng” hay giành giật phần
của cải và thị phần màu mỡ, tội trạng quá khứ của ông Vũ Huy Hoàng nhiều khả
năng sẽ bị điểm danh.
Một
trong những tội trạng ghê gớm ấy – dù có bị đảng quên phắt ngay từ đầu, nhưng
nhân dân không bao giờ thôi khắc ghi bia tội – là thói dung dưỡng của Bộ Trưởng
Vũ Huy Hoàng đối với Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) – một khối ung thư độc
quyền, tham nhũng và tăng giá điện bất chấp dân sinh, để từ đó EVN đã sinh đẻ
quá nhiều tội ác đối với người dân Việt Nam.
Giờ
đây, hãy nhìn lại và phán xét một trong những tội ác điển hình của EVN: Vụ xả
lũ thảm sát người dân miền Trung vào năm 2013.
Thảm
sát năm tối trời
Được
cơ quan chủ quản là Bộ Công Thương “bảo kê,” hồ sơ “tội ác” của EVN đã dày quá
khổ, không chỉ vì quá nhiều lần tăng giá điện vô lối đánh úp túi tiền cùng kiệt
của dân nghèo, mà hành vi cực kỳ nhẫn tâm còn xảy đến vào mùa mưa bão cuối năm
2013: Tháng Mười Một năm đó, tập đoàn này hoàn toàn vô trách nhiệm khi để 15
nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ lên đầu người dân vùng rốn Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc… khiến gây ra cái chết tang thương của hơn 50 mạng người.
Cái
năm trời tối như mực ấy, cả rẻo đất hình chữ S đã quằn quại trong một thảm cảnh
vô cảm đồng loại chưa từng có!
Không
thể gọi khác hơn, người dân vùng rốn lũ đã bị ép chặt vào một cái đáy không lối
thoát.
“Dưới
đáy” ở Việt Nam cũng là đêm không ngủ. Những nạn nhân chỉ trong phút chốc đã bị
mất toàn bộ tài sản nhỏ nhoi và miếng ăn còn sót lại. Nhưng đã không có một
hành động nào được các “đày tớ” làm sáng tỏ cho những cái chết trong quá khứ để
tránh thoát những cái chết vừa mới xảy ra.
Phú
Yên với liên tiếp những cú xả lũ của thủy điện sông Hinh và thủy điện sông Ba Hạ
những năm trước là một điển hình về sự vô lương tâm chưa hề có đáy. “Vô cảm”
xem ra vẫn là từ ngữ nhẹ nhàng và lịch sự mà báo giới và dư luận dành để mô tả
về quan chức thời nay.
Tất
cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng
trực tiếp của EVN là Bộ Công Thương. Tuy nhiên, sau vụ “giết sống” trên, nhiều
phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.”
Nhân quả là đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải
đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước
lũ xả trắng mênh mông, Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du “ ở
nước ngoài.
Ở
trên cao và trùm lên tất cả, trách nhiệm thuộc về Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng – người
đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thủy điện,
phê duyệt các dự án thủy điện.
Bất
chấp những lời dẫn dụ đầy ngụy biện của giới quan chức chính phủ và bộ ngành, tất
cả đều đã quá chậm. Bất chấp vài trăm dự án thủy điện cuối cùng cũng buộc phải
gạt ra khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án thủy điện còn lại đã quét đi hơn 50,000
hecta rừng, hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến dân
chúng phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề& khốn đốn trong sinh hoạt. Nhiều
người dân trắng tay và cũng trắng xóa lòng tin vào chế độ.
Với
nhiều người dân và cả những công chức vẫn thê thiết trong thói quen cam chịu,
đó cũng là bi kịch của một đất nước quá tệ hại về dân chủ. Dân chủ càng tụt hậu,
đạo đức càng lụn bại thì càng khó có chuyện chịu trách nhiệm hành chính về những
hậu quả đã quá đủ để kết tội hình sự.
Ở
Việt Nam, người ta vẫn trầm uẩn lòng nhẫn nhịn không thể hiểu nổi chưa hồi kết.
Tâm thế trầm cảm trùm mền không thể diễn tả ấy lại vẫn lắng đọng nơi hoàng cung
quốc hội, bên lề báo giới và trong vô số hiện tồn ngổn ngang vẫn ngày đêm hành
hạ lương tâm của những người còn rơi rớt lương tâm.
Xót
xa thực chất phải cộng hưởng với cùng khổ không lối thoát. Không thể nói khác
hơn, tội ác của EVN và ngành thủy điện đang đẩy trách nhiệm của giới quan chức
xuống một cái đáy chưa phải tận cùng, đồng thời thúc tình cảm phẫn nộ của các nạn
nhân lên đến cận đỉnh điểm.
Đáy
trách nhiệm quan chức luôn là đỉnh phẫn uất của nhân dân.
Phải
truy tố EVN và Vũ Huy Hoàng!
Tán
tận lương tâm chắc chắn là từ ngữ hiển thị đầy đủ nhất tâm địa của các doanh
nghiệp độc quyền và những quan chức “tận Trung” trong những năm suy thoái kinh
tế qua. Kinh tế càng xuống dốc, đời sống người dân càng túng quẫn, thái độ sống
chết mặc bay càng lên ngôi, chủ nghĩa thực dụng, lợi nhuận và vong quốc càng
“hiển thánh.” Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ngành công thương đã làm nên một kỳ
tích: Mức nhập siêu của kinh tế Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn 100 lần.
Trong
số các doanh nghiệp có tác động đến dân sinh có thể làm dân chúng nổi loạn, EVN
nằm trong nhóm có nguy cơ cao nhất. Từ hàng chục năm qua, EVN đã nhập cảng điện
từ Trung Quốc với giá gấp ba lần giá điện sản xuất trong nước, bất chấp công suất
sản xuất điện trong nước bị thừa thãi.
Sau
chiến dịch đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và bảo hiểm mà đã tạo nên núi lỗ
đến hơn 30,000 tỷ đồng, EVN lại luôn được Bộ Công Thương tán đồng và cổ vũ cho
các chiến dịch tăng giá điện theo phương châm “bù lỗ vào dân.”
Xả
lũ cực kỳ vô trách nhiệm lên đầu dân các tỉnh miền Trung vào năm 2013 mà đã giết
sống hơn 50 mạng người, EVN vẫn được Bộ Công Thương đề nghị nhà nước phong tặng
các loại huân chương cao quý!
Nhưng
từ Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng trở xuống, đã không một kẻ nào phải ra trước vành
móng ngựa để trả lời cho những cái chết trên. Mọi việc vẫn treo nguyên vẹn ở
đó, hệt như dòng lũ trắng luôn treo lơ lửng trên đầu người dân vùng rốn lũ, từ
năm 2013 đến tận giờ này.
Mưa
lũ vẫn đang và vẫn sẽ tiếp diễn, ập xuống từ trên trời nhưng cũng sẽ dội lên từ
lòng đất. Sẽ còn những cái chết, nhiều sinh mạng bị đánh cắp và đánh cướp.
Muộn
còn hơn không, vụ xả lũ thủy điện mang tính thảm sát của EVN ở các tỉnh miền
Trung năm 2013 phải bị truy tố ra tòa với trách nhiệm đầu tiên thuộc về những
doanh nghiệp thủy điện, EVN và trách nhiệm điều hành của giới cựu lãnh đạo Bộ
Công Thương như Vũ Huy Hoàng.
Phạm
Chí Dũng
(Người
Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét